Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 24
XIII
GIẢI QUYẾT MẤY VẤN ĐỀ CẢNH SÁT THÀNH PHỐ
Giave rẽ đám đông, rảo cẳng đi về phía sở cảnh sát ở đầu phố, kéo người đàn bà khốn nạn lếch thếch theo sau. Chị ta để mặc cho hắn lôi đi như người mất hồn. Cả hai không ai nói một lời. Bọn người đi xem, thích thú cực độ, kéo theo sau, vừa đi vừa pha trò. Cảnh khổ não cùng cực vẫn là cơ hội cho những lời bông đùa tục tĩu.
Buồng giấy sở cảnh sát là một gian nhà thấp có lò sưởi, có bót lính bảo vệ, cửa trông ra đường, kính có song sắt. Giave mở cửa đưa Phăngtin vào trong nhà rồi đóng cửa lại, làm cho bọn tò mò thất vọng. Họ kiễng chân nghển cổ nhìn qua tấm kính mờ chỗ bót gác, để xem cho được. Anh tò mò giống như anh tham ăn. Được xem cũng như được nuốt.
Phăngtin vào đến buồng giấy, ngồi phệt xuống một xó không dám rỉ răng, không cựa quậy, thu bốn vó y như con chó sợ đòn.
Viên đội coi ở đây mang lại một cây nến đặt lên bàn.
Giave ngồi xuống, rút trong túi ra một tờ tín chỉ rồi bắt đầu viết.
Pháp luật chúng ta đã giao những phụ nữ này cho cảnh sát được toàn quyền xử lý. Nó muốn làm thế nào thì làm, muốn phạt thế nào cũng được. Nó tự ý tước đi hai thứ đáng buồn mà họ gọi là nghề nghiệp và tự do của họ. Giave lạnh như tiền. Bộ mặt đĩnh đạc của hắn không biểu lộ chút tình cảm nào hết. Song hắn suy nghĩ chăm chú và nghiêm túc lắm. Đó là lúc hắn thi hành cái quyền lực đặc mệnh đáng sợ của hắn, với mọi sự thận trọng của một lương tâm nghiêm khắc, tuy không có ai kiểm soát. Lúc ấy hắn cảm thấy chiếc ghế đẩu cảnh sát viên của hắn là một công đường. Hắn đang ngồi xử án. Hắn luận án và hắn kết tội. Hắn vận dụng tất cả những kiến thức của hắn để làm cho tròn cái việc nghiêm trọng ấy. Càng xét việc đứa gái đĩ ấy, hắn càng thấy phẫn nộ. Không nghi ngờ gì hết, hắn vừa chứng kiến một tội ác. Thật thế, trước mặt hắn, ngay ngoài phố, một ả vô lại đã lăng mạ xã hội, đã xúc phạm xã hội trong con người một vị nghiệp chủ - cử tri. Một ả gái điếm dám xúc phạm một nhà tư sản. Cảnh ấy, chính mắt hắn, chính Giave, đã nhìn thấy. Hắn yên lặng cắm cúi viết.
Viết xong, hắn ký tên, gấp tờ giấy lại đưa cho viên đội gác mà bảo:
- Lấy ba người giải con này vào nhà giam.
Rồi quay sang phía Phăngtin:
- Mày đi tù sáu tháng.
Phăngtin rụng rời, kêu:
- Sáu tháng! Sáu tháng ở tù! Sáu tháng mỗi ngày chỉ được bảy xu! Thế thì Côdét rồi ra làm sao? Con ơi! Con! Ông thanh tra ơi, tôi còn nợ nhà Tênácđiê những một trăm phơrăng nữa, ông có biết cho không?
Chị ta lết dưới sàn gạch lấm bùn giầy bọn lính, chị chắp tay, cứ quỳ lê đầu gối đi và kêu van:
- Ông Giave ơi, ông sinh phúc cho. Tôi cam đoan với ông rằng không phải lỗi ở tôi. Nếu ông được chứng kiến ngay từ lúc đầu thì ông đã rõ! Tôi xin thề trước mặt Chúa là không phải lỗi ở tôi. Chính cái nhà ông tư sản ấy, nào tôi có quen biết gì đâu, ông ấy bốc tuyết bỏ vào lưng tôi. Khi lũ tôi đi đường không động chạm gì đến ai, thì người ta có quyền gì lấy tuyết nhét vào lưng chúng tôi như thế? Tôi bị cóng lạnh. Tôi lại đang ốm dở, ông xem đấy! Với lại trước đó ông ấy cứ nhạo báng tôi mãi. Nào là: mày xấu lắm! Nào là: mày không có răng! Tôi cũng biết là tôi không có răng thật. Tôi có làm gì đâu. Tôi tự nhủ: vị này bông đùa thôi. Tôi có giở ngón gì với ông ấy đâu. Tôi không nói không rằng. Giữa lúc ấy thì ông ta nhét tuyết vào người tôi. Thưa ông Giave, thưa ông thanh tra phúc đức! Quanh đây lại không có ai làm chứng cho tôi là đã trông thấy đúng như thế ư? Có lẽ tôi cũng có trái vì đã nóng giận. Nhưng ông minh xét cho, trong lúc bất thần như thế, ai mà bình tĩnh được. Ai mà không phát bẳn lên. Vả lại bất thình lình không ngờ có người bỏ một vật lạnh như thế vào trong lưng thì ai mà nín được! Tôi cũng biết làm bẹp cái mũ dạ của ông ấy là trái rồi. Làm sao ông ấy lại bỏ đi ngay không để cho tôi xin lỗi! Trời ơi! Xin lỗi ông ấy thì xin chứ sao. Ông Giave ơi, xin ông tha cho tôi lần này, lần hôm nay thôi. Ông ơi, ông không biết cho rằng ở trong tù mỗi ngày chỉ kiếm được có bảy xu - cái đó hẳn là không phải lỗi ở nhà nước - nhưng chỉ kiếm được có bảy xu mà ông tưởng tượng xem, tôi phải trả nợ những một trăm phơrăng, không có thì họ tống cổ con tôi đi. Ôi trời ơi! Tôi không thể để con tôi ở với tôi được. Cái nghề tôi làm xấu xa lắm! Ôi, Côdét con ơi, con yêu quý của mẹ, rồi con sẽ ra sao, hỡi con chó tội nghiệp của mẹ? Thưa ông, tôi nói bọn nhà Tênácđiê, bọn bán quán, bọn nhà quê, chẳng có nhân nghĩa gì. Chúng nó chỉ biết tiền với tiền. Đừng bỏ tù tôi, ông ơi! Ông biết cho, nếu tôi ở tù thì con bé sẽ bị đuổi ngay ra đường muốn ra sao thì ra, giữa mùa đông tháng giá thế này. Ông thương cháu bé bỏng với, ông Giave phúc đức ơi. Nếu nó nhớn nhau một tí, thì kệ nó tự đi mà kiếm ăn lấy, nhưng nó còn bé dại lắm, chưa biết gì đâu. Tôi vốn không phải là con người hư thân mất nết. Không phải tại tôi siêng ăn nhác làm gì. Sở dĩ tôi phải uống rượu là vì khốn khổ quá. Tôi có ưa rượu đâu, song uống vào cho nó quên lãng đi. Khi tôi còn được sung sướng, ai mở tủ tôi mà xem thì biết rằng tôi không phải là kẻ đỏm dáng bơ thờ gì đâu. Tôi trước có quần áo, nhiều lắm. Ông Giave ơi! Ông rủ lòng thương tôi với, ông!
Người gập lại làm đôi. Phăngtin vừa nói, vừa khóc nức nở, nước mắt ràn rụa, áo xoạc đến ngực, hai tay vặn vào nhau, thỉnh thoảng ho khan từng cơn ngắn; chị nói lắp bắp hổn hển, giọng yếu đuối như người hấp hối. Sự đau khổ cùng cực có khi như một ánh sáng thần diệu và ghê gớm làm đổi nét mặt con người. Phăngtin lúc ấy trở lại đẹp đẽ. Nhiều khi chị dừng nói, ôm lấy gấu áo của Giave mà hôn một cách thiết tha.
Trước cảnh tượng ấy, dầu sắt đá cũng phải chuyển, nhưng quả tim gỗ của tên mật thám không lay chuyển tí nào.
- Thôi, ta đã nghe rồi. Mày đã nói hết chưa? Bây giờ thì đi. Đi tù sáu tháng. Dẫu Chúa cứu thế xuống đây cũng không làm thế nào được!
Phăngtin nghe đến cái câu tận từ: “Dẫu Chúa cứu thế cũng không làm thế nào được!” thì hiểu rằng hắn đã nhất quyết như thế rồi.
Chị ngã sụp xuống, miệng lắp bắp:
- Tha cho tôi!
Giave quay lưng đi.
Bọn lính túm tay chị.
Trước đấy mấy phút có một người vào trong buồng giấy mà không ai để ý. Người ấy đã khép cửa và tựa lưng vào cửa, đứng nghe những lời van xin tuyệt vọng của Phăngtin. Đến khi bọn lính túm lấy chị đàn bà khốn nạn, chị ta không chịu đứng dậy, thì người ấy bước ra khỏi chỗ tối, bảo:
- Khoan đã.
Giave nhìn lên và nhận ra ông Mađơlen. Hắn bỏ mũ chào, dáng lúng túng như có ý bực mình:
- Thưa ông thị trưởng, xin lỗi ngài…
Mấy tiếng “Ông thị trưởng” làm cho Phăngtin như bị điện giật. Chị vươn đứng lên đột ngột như ma từ dưới mồ, lấy tay gạt mấy người lính ra, tiến thẳng đến trước mặt ông Mađơlen, những người chung quanh không giữ kịp. Chị nhìn trừng trừng vào mặt ông, bộ dạng như con dại:
- A! Vậy ra mày là ông thị trưởng!
Chị cười lên khanh khách và nhổ một cái vào mặt ông.
Ông Mađơlen lau mặt, rồi nói:
- Ông thanh tra Giave, ông hãy thả người đàn bà này ra.
Giave tưởng mình sắp hóa điên. Cùng một lúc liền, hắn có những cảm xúc mãnh liệt và dồn dập chưa từng thấy. Mắt trông thấy một đứa gái điếm nhổ vào mặt một ông thị trưởng, đó là một điều quái gở, chỉ nghĩ là việc ấy có thể xảy ra thôi cũng đủ bất kính rồi. Mặt khác, trí óc hắn lờ mờ liên hệ hình ảnh thật của ả gái điếm với hình ảnh ước đoán về ông thị trưởng kia, do đấy hắn kinh hoàng thấy rằng việc đại xúc phạm của Phăngtin vừa rồi cũng không có gì là lạ. Nhưng đến khi hắn thấy ông thị trưởng ấy, ông quan ấy, bình tĩnh chùi mặt và nói: Hãy thả người đàn bà này ra thì hắn choáng váng kinh khủng. Hắn đứng ngây ra không biết nói gì, không biết nghĩ thế nào. Chưa bao giờ kinh ngạc đến như thế, hắn nghẹn mồm như bị câm.
Lời ông Mađơlen làm cho Phăngtin ngạc nhiên không kém. Chị giơ cánh tay trần nắm lấy quả nắm cửa lò sưởi, như người sắp ngã. Và chị ngơ ngác nhìn quanh, miệng lẩm bẩm như nói một mình:
- Thả ra! Thả tôi ra à! Để cho tôi khỏi phải đi tù sáu tháng! Ai nói như vậy đó? Có thật có người nói như thế không? Tôi nghe lầm chăng? Chắc chẳng phải cái thằng thị trưởng trời đánh kia! Ông Giave nhân đức ơi, có phải ông bảo thả tôi ra không? Trời ơi! Ông ơi! Tôi xin nói ông rõ rồi ông để tôi đi nhé! Cái thằng thị trưởng trời đánh này, cái thằng chó đểu giả thị trưởng này, chính nó đã làm tôi trăm phần điêu đứng. Thưa ông Giave, ông nghĩ mà xem! Hắn đã đuổi tôi! Chỉ vì một lũ đàn bà mạt kiếp đã xầm xì trong xưởng. Thế có phải là kinh tởm không? Ai lại đi đuổi một đứa con gái nghèo khổ cần cù làm ăn! Bị đuổi tôi không kiếm đủ tiền nuôi con, cho nên mọi sự bất hạnh xảy đến. Tiện đây có một điều mà các ông sở cảnh sát nên để ý cải thiện, là đừng để bọn thầu khoán trong nhà tù làm hại bọn người nghèo. Ông ơi, tôi trình bày để ông rõ, công may sơ mi đang là mười hai xu thì hạ xuống còn chín xu. Thành ra không thể sống được và phải mặc cho đời ra sao thì ra. Tôi còn con Côdét, túng thì phải tính nên hóa ra người hư. Bây giờ thì ông đã hiểu bao nhiêu tai ách của tôi đều do cái thằng thị trưởng ăn mày này đây ra cả. Tôi có xéo bẹp cái mũ dạ của ông tư sản trước tiệm cà phê sĩ quan. Nhưng ông ta đã ném tuyết làm hỏng cái áo dài của tôi. Nghề chị em chúng tôi, cả bộ cánh chỉ có chiếc áo lụa để diện buổi tối thôi. Ông xem, tôi có cố làm hại ai bao giờ đâu, có phải không thưa ông Giave. Tôi thấy chán vạn đứa hung ác hơn tôi, thế mà chúng nó được sung sướng hơn tôi nhiều. Ông Giave ơi! Có phải ông bảo người ta thả tôi ra không? Đúng thế chứ? Xin ông cứ cho điều tra, ông hỏi chủ nhà tôi mà xem, bây giờ tôi đã trả tiền nhà sòng phẳng, ai cũng sẽ công nhận tôi là người thật thà. Ôi! Trời ơi, xin ông tha lỗi, tôi vô ý cầm phải quả nắm cửa lò sưởi làm khói bay ra ngoài.
Ông Mađơlen chăm chú nghe nàng nói. Vừa nghe, ông vừa cho tay vào túi áo gi-lê lấy ra một cái ví, nhưng mở ra lại là ví không, nên ông lại bỏ vào túi. Ông hỏi Phăngtin:
- Chị nói chị còn nợ bao nhiêu nữa?
Đang hướng về phía Giave, Phăngtin quay lại:
- Tao nói với mày đấy à?
Rồi nàng nói với bọn lính:
- Này các bác, các bác có trông thấy tôi nhổ vào mặt nó thế nào không? À! Tên thị trưởng già khốn nạn kia, mày đến đây để dọa tao đó, có phải không? Nhưng tao thì tao không sợ mày đâu. Tao chỉ sợ ông Giave thôi. Tao kính sợ ông Giave phúc đức thôi.
Nói thế rồi chị quay về phía tên thanh tra mật thám:
- Thưa ông, nói thế thì nói, cũng phải cho công bằng chứ! Ông thanh tra ơi, tôi biết ông là người công minh. Đầu đuôi câu chuyện có gì đâu. Một người đàn ông đùa, bốc một dúm tuyết nhét vào lưng người đàn bà, việc ấy làm cho bọn sĩ quan cười. Đúng! Họ cũng phải đùa giỡn chứ. Mà đám chị em chúng tôi cũng là để mua vui cho thiên hạ. Về phần ông thì ông cũng phải giữ gìn trật tự chứ. Cho nên ông đến ông lôi con mẹ đàn bà có lỗi đi. Nhưng ông vốn là người nhân từ, khi nghĩ lại, ông bảo thả tôi ra. Thế là ông thương đến cháu bé lắm đấy, vì rằng sáu tháng ở tù thì ai nuôi con cho tôi. Thế nhưng chớ có ai dại dột một lần nữa, con khốn! Lạy ông, tôi không dám thế nữa, ông Giave! Từ giờ thì ai muốn làm gì tôi thì làm, tôi không dám cựa quậy nữa. Nhưng ông ạ, hôm nay tôi trót làm toáng lên vì tôi cóng quá. Tôi không dè có cái vốc tuyết của ông ấy ở trong bụng. Tôi đã trình ông rõ là tôi đang ốm, tôi ho, trong dạ dày tôi có cái cục gì nóng như lửa. Ông lang bảo tôi phải chữa ngay đi. Đây này, ông sờ vào mà xem. Ông cứ đưa tay đây, đừng sợ, ở chỗ này này.
Phăngtin không khóc nữa, giọng chị mơn trớn vuốt ve. Chị nắm bàn tay to kệch của Giave áp vào chỗ ngực trắng mịn của chị, vừa nhìn hắn vừa cười.
Bỗng chị nắn lại sống áo lôi thôi, kéo cái gấu váy đã hếch lên tận đầu gối vì chị quỳ bò từ nãy. Rồi tiến ra phía cửa, chị gật đầu thân mật nói nhỏ với bọn lính canh:
- Các chú quyền ạ, ông thanh tra bảo thả cho tôi, tôi đi đây.
Chị đặt tay lên then cửa, chỉ một bước nữa thôi là chị ở ngoài đường.
Cho đến lúc ấy Giave vẫn đứng yên, mắt nhìn xuống đất. Hắn ngây ra như một pho tượng đặt không phải chỗ, ở giữa quang cảnh đó. Nghe tiếng động cửa, hắn vụt tỉnh lại, ngẩng đầu lên với vẻ quyền hành vô thượng. Uy quyền càng ở người địa vị thấp càng đáng sợ. Uy quyền ở loài thú dữ và hung tợn, uy quyền ở người hèn hạ thì không có gì khủng khiếp hơn. Giave thét:
- Đội trưởng! Anh không trông thấy con ấy nó đi ra à! Ai bảo anh để nó đi?
- Tôi bảo - ông Mađơlen.
Phăngtin nghe tiếng Giave thét thì rụng rời buông then cửa, như một tên kẻ cắp bị bắt thả rơi vật đã lấy. Đến khi nghe tiếng ông Mađơlen thì chị quay lại. Từ đấy chị đứng yên lặng, không dám thở mạnh, con mắt hết nhìn Giave lại nhìn ông Mađơlen tùy theo người này hay người kia nói.
Có lẽ Giave đã bị “trật bản lề” nên mới thét mắng viên đội như thế, mặc dầu đã có lời ông thị trưởng truyền thả cho Phăngtin. Có lẽ hắn quên rằng có ông thị trưởng ở đây chăng? Có lẽ bụng bảo dạ rằng không có thể một “nhà cầm quyền” lại ra một cái lệnh như thế, hắn nghĩ chắc ông thị trưởng đã lầm lẫn, muốn thế này lại nói ra thế khác chăng? Hay là đã hơn hai tiếng đồng hồ chứng kiến những sự việc ngược đời quá đỗi, hắn nghĩ cần phạt quyết liệt, người thấp phải nắm lấy quyền cao, người mật thám phải lên làm quan tòa, người cảnh binh phải quan án. Đến nước này thì hắn phải đại diện cho luật pháp, đạo đức, an ninh, đại diện cho nhà nước, đại diện cho tất cả xã hội nói chung.
Dẫu sao, khi ông Mađơlen nói “tôi bảo” thì viên thanh tra mật thám Giave quay lại phía ông thị trưởng. Mặt hắn tái ngắt, môi tím lại, toàn thân rung khe khẽ, vẻ người nghiêm lạnh, con mắt thất vọng và giọng hắn, lạ chửa, rắn rỏi tuy mắt hắn nhìn xuống:
- Thưa ông thị trưởng, không thể thế được.
- Sao vậy?
- Cái con khốn nạn này đã lăng mạ một người sang trọng.
Ông Mađơlen ôn tồn, đấu dịu:
- Ông thanh tra Giave này! Ông là một người chính trực, cho nên tôi sẵn lòng giải thích cử chỉ của tôi. Sự thật là thế này. Khi ông đưa người đàn bà này đi thì tôi cũng vừa đến chỗ đó, hãy còn thấy đám đông đứng bàn tán, Tôi có hỏi đầu đuôi và biết rằng chính anh tư sản có lỗi, lấy lẽ công bình mà nói thì phải bắt anh ta mới đúng.
Giave gượng gạo:
- Con khốn kiếp lại vừa xúc phạm đến ông thị trưởng.
- Đó là chuyện riêng của tôi. Riêng tôi bị nhục, chắc vậy. Thế thì xử trí thế nào cũng tùy tôi thôi.
- Tôi xin ngài thị trưởng tha lỗi cho tôi. Điều nhục ấy không phải thuộc riêng ngài mà là thuộc luật pháp.
- Ông thanh tra Giave, luật pháp cao nhất là lương tâm con người. Tôi đã nghe người đàn bà này nói. Tôi hiểu những việc tôi làm.
- Thưa ông thị trưởng, tôi thì tôi chẳng hiểu gì những việc tôi trông thấy.
- Thế thì ông hãy cứ chấp hành mệnh lệnh.
- Tôi chấp hành nhiệm vụ. Nhiệm vụ của tôi buộc phải giam tù con này sáu tháng.
Ông Mađơlen ngọt ngào:
- Ông nghe đây. Người này sẽ không phải tù một ngày nào.
Thấy lời nói kiên quyết, Giave dám nhìn ngay vào mặt ông thị trưởng, nhưng vẫn giữ giọng hết sức tôn kính mà nói:
- Tôi thật lấy làm khổ tâm vô cùng vì phải cưỡng lại lệnh của ông thị trưởng. Đây cũng là lần thứ nhất trong đời tôi. Xin ngài hạ cố cho phép tôi trình rằng việc này đúng là thuộc quyền hạn chúng tôi. Tôi xin theo ý ngài thị trưởng, chỉ xét việc anh tư sản bị xúc phạm thôi. Tôi có mặt tại đấy. Chính cái con này nó đã nhảy xổ túm lấy ông Bamataboa. Ông Bamataboa là cử tri[64]và là chủ tòa nhà to đẹp có bao lơn ở góc phố, nhà ba tầng gác dựng toàn bằng đá tảng. Ấy! Ở đời có lắm việc như thế! Bẩm ngài thị trưởng, dù sao đi nữa thì việc này cũng chỉ là một vụ vi cảnh ngoài đường, thuộc phạm vi xét xử của chúng tôi. Vì thế tôi phải giam giữ con mụ Phăngtin.
[64] Ở chế độ tư bản ngày xưa phải đóng thuế sản nghiệp đến một mức nào đó hoặc có một chức vị cao trong xã hội mới được đi bầu. Thời điểm tác giả viết tác phẩm này, số cử tri rất là hạn chế.
Tức là ông Mađơlen khoanh tay trước ngực và nói với một giọng nghiêm khắc chưa ai trong thành phố từng nghe thấy:
- Sự việc ông nói đây là một vụ vi phạm luật cảnh sát thành phố. Chiếu theo các điều khoản 9, 11, 15 và 66 trong luật hình sự tố tụng thì quyền thẩm phán vụ ấy là ở tôi. Vậy tôi ra lệnh thả người đàn bà này ra.
Giave cố sức lần cuối:
- Nhưng, thưa ngài…
- Còn về ông thời tôi nhắc lại điều 81 trong đạo luật ngày 13 tháng 12 năm 1799 về việc bắt giam người trái phép.
- Không nói gì cả…
- Nhưng mà…
- Đi ra - ông Mađơlen truyền lệnh.
Giave đứng nhận miệng đòn đánh từ trước mặt, vào giữa ngực, y như một người lính Nga.[65] Hắn cúi rạp xuống tận đất chào ông thị trưởng rồi đi ra.
[65] Người lính Nga dưới chế độ sa hoàng thường bị bắt đứng nghiêm mà nhận đòn.
Phăngtin đứng tránh ra một bên và kinh hoàng nhìn hắn đi qua trước mặt.
Tâm trạng của chị cũng đảo lộn lạ lùng. Chị vừa được thấy có hai thế lực đối kháng giành giật con người chị. Dưới mắt chị, có hai người đương đối chọi nhau, hai người cùng nắm trong tay đời sống của chị, tự do của chị, cả linh hồn của chị và đứa con của chị. Một bên thì muốn xô chị vào chỗ tối tăm, một bên thì muốn kéo chị ra ngoài ánh sáng. Con mắt kinh hoàng của chị như nhìn thấy cuộc đấu phóng đại lên và hai người hiện ra to lớn như hai hộ pháp: một là ông Thiện, một là ông Ác. Ông Thiện đã thắng ông Ác. Cái ý nghĩ đã làm cho chị rung giận từ đầu đến chân là vị thiên thần che chở cho chị lại chính là cái người mà chị hằng ghét cay ghét đắng, cái ông thị trưởng mà chị cho là đã gây ra mọi oan trái, ông Mađơlen. Hơn nữa chị lăng mạ ông ta một cách quá quắt như thế, lại chính là lúc ông ta cứu chị! Chị trông lầm, nghe lầm hay chăng? Từ đây chị phải thay đổi tất cả tâm hồn đi hay sao?… Chị không biết, chị run rẩy. Chị càng nghe càng bối rối, càng nhìn càng kinh hoàng. Mỗi lời nói của ông Mađơlen mỗi lần tiêu dần bóng u ám của sự hằn thù trong lòng chị và nảy nở ra một cái gì đầm ấm, nó vừa là niềm vui mừng, lòng tin tưởng và tình yêu thương.
Khi Giave ra khỏi buồng rồi, ông Mađơlen quay sang phía chị, nói chuyện với chị. Giọng ông chậm rãi khó khăn như cố cầm nước mắt:
- Tôi đã nghe cô nói. Những chuyện xảy ra trước kia, tôi có biết gì đâu. Tôi tin là cô nói thật, tôi cảm thấy là thật. Tôi cũng chẳng biết là cô đã nghỉ việc ở xưởng tôi. Tại sao lúc ấy cô không đến tìm tôi? Thôi, bây giờ thế này: tôi trả nợ cho cô; tôi cho người đi đón con cô về đây, hay là cô đến ở với nó, tùy ý cô. Cô muốn ở lại đây, hay là ở Pari, hay ở đâu nữa cũng được. Tôi sẽ trông nom cho cả hai mẹ con. Cô muốn làm nữa hay nghỉ việc cũng được. Cần bao nhiêu tiền tôi sẽ đưa. Cô sẽ lại sống cuộc đời lương thiện khi cô đã được ấm no sung sướng. Hơn thế, qua những lời cô nói, nếu là thật cả - tôi tin là thật cả - thì cô vẫn là người trinh chính và thanh cao trước Chúa, cô nghe rõ chưa? Tội nghiệp!
Những lời ấy, con người đang khốn khổ như Phăngtin nghe làm sao cho nổi. Được sống với con Côdét! Hết cái kiếp sống nhơ nhuốc này! Được sống tự do, đầy đủ, sung sướng, lương thiện cùng với con Côdét! Giữa cảnh cùng cực, chị nhìn thấy hiện ra tất cả những mộng ước thiên đường! Chị ngây người nhìn ông Mađơlen và chỉ kịp bật lên mấy tiếng khóc nức nở: Hu! Hu! Hu! Hai ống chân khuỵu xuống, chị quỳ trước mặt ông Mađơlen. Ông ta chưa kịp ngăn, chị đã vồ lấy tay ông mà hôn.
Rồi chị ngất đi.
GIẢI QUYẾT MẤY VẤN ĐỀ CẢNH SÁT THÀNH PHỐ
Giave rẽ đám đông, rảo cẳng đi về phía sở cảnh sát ở đầu phố, kéo người đàn bà khốn nạn lếch thếch theo sau. Chị ta để mặc cho hắn lôi đi như người mất hồn. Cả hai không ai nói một lời. Bọn người đi xem, thích thú cực độ, kéo theo sau, vừa đi vừa pha trò. Cảnh khổ não cùng cực vẫn là cơ hội cho những lời bông đùa tục tĩu.
Buồng giấy sở cảnh sát là một gian nhà thấp có lò sưởi, có bót lính bảo vệ, cửa trông ra đường, kính có song sắt. Giave mở cửa đưa Phăngtin vào trong nhà rồi đóng cửa lại, làm cho bọn tò mò thất vọng. Họ kiễng chân nghển cổ nhìn qua tấm kính mờ chỗ bót gác, để xem cho được. Anh tò mò giống như anh tham ăn. Được xem cũng như được nuốt.
Phăngtin vào đến buồng giấy, ngồi phệt xuống một xó không dám rỉ răng, không cựa quậy, thu bốn vó y như con chó sợ đòn.
Viên đội coi ở đây mang lại một cây nến đặt lên bàn.
Giave ngồi xuống, rút trong túi ra một tờ tín chỉ rồi bắt đầu viết.
Pháp luật chúng ta đã giao những phụ nữ này cho cảnh sát được toàn quyền xử lý. Nó muốn làm thế nào thì làm, muốn phạt thế nào cũng được. Nó tự ý tước đi hai thứ đáng buồn mà họ gọi là nghề nghiệp và tự do của họ. Giave lạnh như tiền. Bộ mặt đĩnh đạc của hắn không biểu lộ chút tình cảm nào hết. Song hắn suy nghĩ chăm chú và nghiêm túc lắm. Đó là lúc hắn thi hành cái quyền lực đặc mệnh đáng sợ của hắn, với mọi sự thận trọng của một lương tâm nghiêm khắc, tuy không có ai kiểm soát. Lúc ấy hắn cảm thấy chiếc ghế đẩu cảnh sát viên của hắn là một công đường. Hắn đang ngồi xử án. Hắn luận án và hắn kết tội. Hắn vận dụng tất cả những kiến thức của hắn để làm cho tròn cái việc nghiêm trọng ấy. Càng xét việc đứa gái đĩ ấy, hắn càng thấy phẫn nộ. Không nghi ngờ gì hết, hắn vừa chứng kiến một tội ác. Thật thế, trước mặt hắn, ngay ngoài phố, một ả vô lại đã lăng mạ xã hội, đã xúc phạm xã hội trong con người một vị nghiệp chủ - cử tri. Một ả gái điếm dám xúc phạm một nhà tư sản. Cảnh ấy, chính mắt hắn, chính Giave, đã nhìn thấy. Hắn yên lặng cắm cúi viết.
Viết xong, hắn ký tên, gấp tờ giấy lại đưa cho viên đội gác mà bảo:
- Lấy ba người giải con này vào nhà giam.
Rồi quay sang phía Phăngtin:
- Mày đi tù sáu tháng.
Phăngtin rụng rời, kêu:
- Sáu tháng! Sáu tháng ở tù! Sáu tháng mỗi ngày chỉ được bảy xu! Thế thì Côdét rồi ra làm sao? Con ơi! Con! Ông thanh tra ơi, tôi còn nợ nhà Tênácđiê những một trăm phơrăng nữa, ông có biết cho không?
Chị ta lết dưới sàn gạch lấm bùn giầy bọn lính, chị chắp tay, cứ quỳ lê đầu gối đi và kêu van:
- Ông Giave ơi, ông sinh phúc cho. Tôi cam đoan với ông rằng không phải lỗi ở tôi. Nếu ông được chứng kiến ngay từ lúc đầu thì ông đã rõ! Tôi xin thề trước mặt Chúa là không phải lỗi ở tôi. Chính cái nhà ông tư sản ấy, nào tôi có quen biết gì đâu, ông ấy bốc tuyết bỏ vào lưng tôi. Khi lũ tôi đi đường không động chạm gì đến ai, thì người ta có quyền gì lấy tuyết nhét vào lưng chúng tôi như thế? Tôi bị cóng lạnh. Tôi lại đang ốm dở, ông xem đấy! Với lại trước đó ông ấy cứ nhạo báng tôi mãi. Nào là: mày xấu lắm! Nào là: mày không có răng! Tôi cũng biết là tôi không có răng thật. Tôi có làm gì đâu. Tôi tự nhủ: vị này bông đùa thôi. Tôi có giở ngón gì với ông ấy đâu. Tôi không nói không rằng. Giữa lúc ấy thì ông ta nhét tuyết vào người tôi. Thưa ông Giave, thưa ông thanh tra phúc đức! Quanh đây lại không có ai làm chứng cho tôi là đã trông thấy đúng như thế ư? Có lẽ tôi cũng có trái vì đã nóng giận. Nhưng ông minh xét cho, trong lúc bất thần như thế, ai mà bình tĩnh được. Ai mà không phát bẳn lên. Vả lại bất thình lình không ngờ có người bỏ một vật lạnh như thế vào trong lưng thì ai mà nín được! Tôi cũng biết làm bẹp cái mũ dạ của ông ấy là trái rồi. Làm sao ông ấy lại bỏ đi ngay không để cho tôi xin lỗi! Trời ơi! Xin lỗi ông ấy thì xin chứ sao. Ông Giave ơi, xin ông tha cho tôi lần này, lần hôm nay thôi. Ông ơi, ông không biết cho rằng ở trong tù mỗi ngày chỉ kiếm được có bảy xu - cái đó hẳn là không phải lỗi ở nhà nước - nhưng chỉ kiếm được có bảy xu mà ông tưởng tượng xem, tôi phải trả nợ những một trăm phơrăng, không có thì họ tống cổ con tôi đi. Ôi trời ơi! Tôi không thể để con tôi ở với tôi được. Cái nghề tôi làm xấu xa lắm! Ôi, Côdét con ơi, con yêu quý của mẹ, rồi con sẽ ra sao, hỡi con chó tội nghiệp của mẹ? Thưa ông, tôi nói bọn nhà Tênácđiê, bọn bán quán, bọn nhà quê, chẳng có nhân nghĩa gì. Chúng nó chỉ biết tiền với tiền. Đừng bỏ tù tôi, ông ơi! Ông biết cho, nếu tôi ở tù thì con bé sẽ bị đuổi ngay ra đường muốn ra sao thì ra, giữa mùa đông tháng giá thế này. Ông thương cháu bé bỏng với, ông Giave phúc đức ơi. Nếu nó nhớn nhau một tí, thì kệ nó tự đi mà kiếm ăn lấy, nhưng nó còn bé dại lắm, chưa biết gì đâu. Tôi vốn không phải là con người hư thân mất nết. Không phải tại tôi siêng ăn nhác làm gì. Sở dĩ tôi phải uống rượu là vì khốn khổ quá. Tôi có ưa rượu đâu, song uống vào cho nó quên lãng đi. Khi tôi còn được sung sướng, ai mở tủ tôi mà xem thì biết rằng tôi không phải là kẻ đỏm dáng bơ thờ gì đâu. Tôi trước có quần áo, nhiều lắm. Ông Giave ơi! Ông rủ lòng thương tôi với, ông!
Người gập lại làm đôi. Phăngtin vừa nói, vừa khóc nức nở, nước mắt ràn rụa, áo xoạc đến ngực, hai tay vặn vào nhau, thỉnh thoảng ho khan từng cơn ngắn; chị nói lắp bắp hổn hển, giọng yếu đuối như người hấp hối. Sự đau khổ cùng cực có khi như một ánh sáng thần diệu và ghê gớm làm đổi nét mặt con người. Phăngtin lúc ấy trở lại đẹp đẽ. Nhiều khi chị dừng nói, ôm lấy gấu áo của Giave mà hôn một cách thiết tha.
Trước cảnh tượng ấy, dầu sắt đá cũng phải chuyển, nhưng quả tim gỗ của tên mật thám không lay chuyển tí nào.
- Thôi, ta đã nghe rồi. Mày đã nói hết chưa? Bây giờ thì đi. Đi tù sáu tháng. Dẫu Chúa cứu thế xuống đây cũng không làm thế nào được!
Phăngtin nghe đến cái câu tận từ: “Dẫu Chúa cứu thế cũng không làm thế nào được!” thì hiểu rằng hắn đã nhất quyết như thế rồi.
Chị ngã sụp xuống, miệng lắp bắp:
- Tha cho tôi!
Giave quay lưng đi.
Bọn lính túm tay chị.
Trước đấy mấy phút có một người vào trong buồng giấy mà không ai để ý. Người ấy đã khép cửa và tựa lưng vào cửa, đứng nghe những lời van xin tuyệt vọng của Phăngtin. Đến khi bọn lính túm lấy chị đàn bà khốn nạn, chị ta không chịu đứng dậy, thì người ấy bước ra khỏi chỗ tối, bảo:
- Khoan đã.
Giave nhìn lên và nhận ra ông Mađơlen. Hắn bỏ mũ chào, dáng lúng túng như có ý bực mình:
- Thưa ông thị trưởng, xin lỗi ngài…
Mấy tiếng “Ông thị trưởng” làm cho Phăngtin như bị điện giật. Chị vươn đứng lên đột ngột như ma từ dưới mồ, lấy tay gạt mấy người lính ra, tiến thẳng đến trước mặt ông Mađơlen, những người chung quanh không giữ kịp. Chị nhìn trừng trừng vào mặt ông, bộ dạng như con dại:
- A! Vậy ra mày là ông thị trưởng!
Chị cười lên khanh khách và nhổ một cái vào mặt ông.
Ông Mađơlen lau mặt, rồi nói:
- Ông thanh tra Giave, ông hãy thả người đàn bà này ra.
Giave tưởng mình sắp hóa điên. Cùng một lúc liền, hắn có những cảm xúc mãnh liệt và dồn dập chưa từng thấy. Mắt trông thấy một đứa gái điếm nhổ vào mặt một ông thị trưởng, đó là một điều quái gở, chỉ nghĩ là việc ấy có thể xảy ra thôi cũng đủ bất kính rồi. Mặt khác, trí óc hắn lờ mờ liên hệ hình ảnh thật của ả gái điếm với hình ảnh ước đoán về ông thị trưởng kia, do đấy hắn kinh hoàng thấy rằng việc đại xúc phạm của Phăngtin vừa rồi cũng không có gì là lạ. Nhưng đến khi hắn thấy ông thị trưởng ấy, ông quan ấy, bình tĩnh chùi mặt và nói: Hãy thả người đàn bà này ra thì hắn choáng váng kinh khủng. Hắn đứng ngây ra không biết nói gì, không biết nghĩ thế nào. Chưa bao giờ kinh ngạc đến như thế, hắn nghẹn mồm như bị câm.
Lời ông Mađơlen làm cho Phăngtin ngạc nhiên không kém. Chị giơ cánh tay trần nắm lấy quả nắm cửa lò sưởi, như người sắp ngã. Và chị ngơ ngác nhìn quanh, miệng lẩm bẩm như nói một mình:
- Thả ra! Thả tôi ra à! Để cho tôi khỏi phải đi tù sáu tháng! Ai nói như vậy đó? Có thật có người nói như thế không? Tôi nghe lầm chăng? Chắc chẳng phải cái thằng thị trưởng trời đánh kia! Ông Giave nhân đức ơi, có phải ông bảo thả tôi ra không? Trời ơi! Ông ơi! Tôi xin nói ông rõ rồi ông để tôi đi nhé! Cái thằng thị trưởng trời đánh này, cái thằng chó đểu giả thị trưởng này, chính nó đã làm tôi trăm phần điêu đứng. Thưa ông Giave, ông nghĩ mà xem! Hắn đã đuổi tôi! Chỉ vì một lũ đàn bà mạt kiếp đã xầm xì trong xưởng. Thế có phải là kinh tởm không? Ai lại đi đuổi một đứa con gái nghèo khổ cần cù làm ăn! Bị đuổi tôi không kiếm đủ tiền nuôi con, cho nên mọi sự bất hạnh xảy đến. Tiện đây có một điều mà các ông sở cảnh sát nên để ý cải thiện, là đừng để bọn thầu khoán trong nhà tù làm hại bọn người nghèo. Ông ơi, tôi trình bày để ông rõ, công may sơ mi đang là mười hai xu thì hạ xuống còn chín xu. Thành ra không thể sống được và phải mặc cho đời ra sao thì ra. Tôi còn con Côdét, túng thì phải tính nên hóa ra người hư. Bây giờ thì ông đã hiểu bao nhiêu tai ách của tôi đều do cái thằng thị trưởng ăn mày này đây ra cả. Tôi có xéo bẹp cái mũ dạ của ông tư sản trước tiệm cà phê sĩ quan. Nhưng ông ta đã ném tuyết làm hỏng cái áo dài của tôi. Nghề chị em chúng tôi, cả bộ cánh chỉ có chiếc áo lụa để diện buổi tối thôi. Ông xem, tôi có cố làm hại ai bao giờ đâu, có phải không thưa ông Giave. Tôi thấy chán vạn đứa hung ác hơn tôi, thế mà chúng nó được sung sướng hơn tôi nhiều. Ông Giave ơi! Có phải ông bảo người ta thả tôi ra không? Đúng thế chứ? Xin ông cứ cho điều tra, ông hỏi chủ nhà tôi mà xem, bây giờ tôi đã trả tiền nhà sòng phẳng, ai cũng sẽ công nhận tôi là người thật thà. Ôi! Trời ơi, xin ông tha lỗi, tôi vô ý cầm phải quả nắm cửa lò sưởi làm khói bay ra ngoài.
Ông Mađơlen chăm chú nghe nàng nói. Vừa nghe, ông vừa cho tay vào túi áo gi-lê lấy ra một cái ví, nhưng mở ra lại là ví không, nên ông lại bỏ vào túi. Ông hỏi Phăngtin:
- Chị nói chị còn nợ bao nhiêu nữa?
Đang hướng về phía Giave, Phăngtin quay lại:
- Tao nói với mày đấy à?
Rồi nàng nói với bọn lính:
- Này các bác, các bác có trông thấy tôi nhổ vào mặt nó thế nào không? À! Tên thị trưởng già khốn nạn kia, mày đến đây để dọa tao đó, có phải không? Nhưng tao thì tao không sợ mày đâu. Tao chỉ sợ ông Giave thôi. Tao kính sợ ông Giave phúc đức thôi.
Nói thế rồi chị quay về phía tên thanh tra mật thám:
- Thưa ông, nói thế thì nói, cũng phải cho công bằng chứ! Ông thanh tra ơi, tôi biết ông là người công minh. Đầu đuôi câu chuyện có gì đâu. Một người đàn ông đùa, bốc một dúm tuyết nhét vào lưng người đàn bà, việc ấy làm cho bọn sĩ quan cười. Đúng! Họ cũng phải đùa giỡn chứ. Mà đám chị em chúng tôi cũng là để mua vui cho thiên hạ. Về phần ông thì ông cũng phải giữ gìn trật tự chứ. Cho nên ông đến ông lôi con mẹ đàn bà có lỗi đi. Nhưng ông vốn là người nhân từ, khi nghĩ lại, ông bảo thả tôi ra. Thế là ông thương đến cháu bé lắm đấy, vì rằng sáu tháng ở tù thì ai nuôi con cho tôi. Thế nhưng chớ có ai dại dột một lần nữa, con khốn! Lạy ông, tôi không dám thế nữa, ông Giave! Từ giờ thì ai muốn làm gì tôi thì làm, tôi không dám cựa quậy nữa. Nhưng ông ạ, hôm nay tôi trót làm toáng lên vì tôi cóng quá. Tôi không dè có cái vốc tuyết của ông ấy ở trong bụng. Tôi đã trình ông rõ là tôi đang ốm, tôi ho, trong dạ dày tôi có cái cục gì nóng như lửa. Ông lang bảo tôi phải chữa ngay đi. Đây này, ông sờ vào mà xem. Ông cứ đưa tay đây, đừng sợ, ở chỗ này này.
Phăngtin không khóc nữa, giọng chị mơn trớn vuốt ve. Chị nắm bàn tay to kệch của Giave áp vào chỗ ngực trắng mịn của chị, vừa nhìn hắn vừa cười.
Bỗng chị nắn lại sống áo lôi thôi, kéo cái gấu váy đã hếch lên tận đầu gối vì chị quỳ bò từ nãy. Rồi tiến ra phía cửa, chị gật đầu thân mật nói nhỏ với bọn lính canh:
- Các chú quyền ạ, ông thanh tra bảo thả cho tôi, tôi đi đây.
Chị đặt tay lên then cửa, chỉ một bước nữa thôi là chị ở ngoài đường.
Cho đến lúc ấy Giave vẫn đứng yên, mắt nhìn xuống đất. Hắn ngây ra như một pho tượng đặt không phải chỗ, ở giữa quang cảnh đó. Nghe tiếng động cửa, hắn vụt tỉnh lại, ngẩng đầu lên với vẻ quyền hành vô thượng. Uy quyền càng ở người địa vị thấp càng đáng sợ. Uy quyền ở loài thú dữ và hung tợn, uy quyền ở người hèn hạ thì không có gì khủng khiếp hơn. Giave thét:
- Đội trưởng! Anh không trông thấy con ấy nó đi ra à! Ai bảo anh để nó đi?
- Tôi bảo - ông Mađơlen.
Phăngtin nghe tiếng Giave thét thì rụng rời buông then cửa, như một tên kẻ cắp bị bắt thả rơi vật đã lấy. Đến khi nghe tiếng ông Mađơlen thì chị quay lại. Từ đấy chị đứng yên lặng, không dám thở mạnh, con mắt hết nhìn Giave lại nhìn ông Mađơlen tùy theo người này hay người kia nói.
Có lẽ Giave đã bị “trật bản lề” nên mới thét mắng viên đội như thế, mặc dầu đã có lời ông thị trưởng truyền thả cho Phăngtin. Có lẽ hắn quên rằng có ông thị trưởng ở đây chăng? Có lẽ bụng bảo dạ rằng không có thể một “nhà cầm quyền” lại ra một cái lệnh như thế, hắn nghĩ chắc ông thị trưởng đã lầm lẫn, muốn thế này lại nói ra thế khác chăng? Hay là đã hơn hai tiếng đồng hồ chứng kiến những sự việc ngược đời quá đỗi, hắn nghĩ cần phạt quyết liệt, người thấp phải nắm lấy quyền cao, người mật thám phải lên làm quan tòa, người cảnh binh phải quan án. Đến nước này thì hắn phải đại diện cho luật pháp, đạo đức, an ninh, đại diện cho nhà nước, đại diện cho tất cả xã hội nói chung.
Dẫu sao, khi ông Mađơlen nói “tôi bảo” thì viên thanh tra mật thám Giave quay lại phía ông thị trưởng. Mặt hắn tái ngắt, môi tím lại, toàn thân rung khe khẽ, vẻ người nghiêm lạnh, con mắt thất vọng và giọng hắn, lạ chửa, rắn rỏi tuy mắt hắn nhìn xuống:
- Thưa ông thị trưởng, không thể thế được.
- Sao vậy?
- Cái con khốn nạn này đã lăng mạ một người sang trọng.
Ông Mađơlen ôn tồn, đấu dịu:
- Ông thanh tra Giave này! Ông là một người chính trực, cho nên tôi sẵn lòng giải thích cử chỉ của tôi. Sự thật là thế này. Khi ông đưa người đàn bà này đi thì tôi cũng vừa đến chỗ đó, hãy còn thấy đám đông đứng bàn tán, Tôi có hỏi đầu đuôi và biết rằng chính anh tư sản có lỗi, lấy lẽ công bình mà nói thì phải bắt anh ta mới đúng.
Giave gượng gạo:
- Con khốn kiếp lại vừa xúc phạm đến ông thị trưởng.
- Đó là chuyện riêng của tôi. Riêng tôi bị nhục, chắc vậy. Thế thì xử trí thế nào cũng tùy tôi thôi.
- Tôi xin ngài thị trưởng tha lỗi cho tôi. Điều nhục ấy không phải thuộc riêng ngài mà là thuộc luật pháp.
- Ông thanh tra Giave, luật pháp cao nhất là lương tâm con người. Tôi đã nghe người đàn bà này nói. Tôi hiểu những việc tôi làm.
- Thưa ông thị trưởng, tôi thì tôi chẳng hiểu gì những việc tôi trông thấy.
- Thế thì ông hãy cứ chấp hành mệnh lệnh.
- Tôi chấp hành nhiệm vụ. Nhiệm vụ của tôi buộc phải giam tù con này sáu tháng.
Ông Mađơlen ngọt ngào:
- Ông nghe đây. Người này sẽ không phải tù một ngày nào.
Thấy lời nói kiên quyết, Giave dám nhìn ngay vào mặt ông thị trưởng, nhưng vẫn giữ giọng hết sức tôn kính mà nói:
- Tôi thật lấy làm khổ tâm vô cùng vì phải cưỡng lại lệnh của ông thị trưởng. Đây cũng là lần thứ nhất trong đời tôi. Xin ngài hạ cố cho phép tôi trình rằng việc này đúng là thuộc quyền hạn chúng tôi. Tôi xin theo ý ngài thị trưởng, chỉ xét việc anh tư sản bị xúc phạm thôi. Tôi có mặt tại đấy. Chính cái con này nó đã nhảy xổ túm lấy ông Bamataboa. Ông Bamataboa là cử tri[64]và là chủ tòa nhà to đẹp có bao lơn ở góc phố, nhà ba tầng gác dựng toàn bằng đá tảng. Ấy! Ở đời có lắm việc như thế! Bẩm ngài thị trưởng, dù sao đi nữa thì việc này cũng chỉ là một vụ vi cảnh ngoài đường, thuộc phạm vi xét xử của chúng tôi. Vì thế tôi phải giam giữ con mụ Phăngtin.
[64] Ở chế độ tư bản ngày xưa phải đóng thuế sản nghiệp đến một mức nào đó hoặc có một chức vị cao trong xã hội mới được đi bầu. Thời điểm tác giả viết tác phẩm này, số cử tri rất là hạn chế.
Tức là ông Mađơlen khoanh tay trước ngực và nói với một giọng nghiêm khắc chưa ai trong thành phố từng nghe thấy:
- Sự việc ông nói đây là một vụ vi phạm luật cảnh sát thành phố. Chiếu theo các điều khoản 9, 11, 15 và 66 trong luật hình sự tố tụng thì quyền thẩm phán vụ ấy là ở tôi. Vậy tôi ra lệnh thả người đàn bà này ra.
Giave cố sức lần cuối:
- Nhưng, thưa ngài…
- Còn về ông thời tôi nhắc lại điều 81 trong đạo luật ngày 13 tháng 12 năm 1799 về việc bắt giam người trái phép.
- Không nói gì cả…
- Nhưng mà…
- Đi ra - ông Mađơlen truyền lệnh.
Giave đứng nhận miệng đòn đánh từ trước mặt, vào giữa ngực, y như một người lính Nga.[65] Hắn cúi rạp xuống tận đất chào ông thị trưởng rồi đi ra.
[65] Người lính Nga dưới chế độ sa hoàng thường bị bắt đứng nghiêm mà nhận đòn.
Phăngtin đứng tránh ra một bên và kinh hoàng nhìn hắn đi qua trước mặt.
Tâm trạng của chị cũng đảo lộn lạ lùng. Chị vừa được thấy có hai thế lực đối kháng giành giật con người chị. Dưới mắt chị, có hai người đương đối chọi nhau, hai người cùng nắm trong tay đời sống của chị, tự do của chị, cả linh hồn của chị và đứa con của chị. Một bên thì muốn xô chị vào chỗ tối tăm, một bên thì muốn kéo chị ra ngoài ánh sáng. Con mắt kinh hoàng của chị như nhìn thấy cuộc đấu phóng đại lên và hai người hiện ra to lớn như hai hộ pháp: một là ông Thiện, một là ông Ác. Ông Thiện đã thắng ông Ác. Cái ý nghĩ đã làm cho chị rung giận từ đầu đến chân là vị thiên thần che chở cho chị lại chính là cái người mà chị hằng ghét cay ghét đắng, cái ông thị trưởng mà chị cho là đã gây ra mọi oan trái, ông Mađơlen. Hơn nữa chị lăng mạ ông ta một cách quá quắt như thế, lại chính là lúc ông ta cứu chị! Chị trông lầm, nghe lầm hay chăng? Từ đây chị phải thay đổi tất cả tâm hồn đi hay sao?… Chị không biết, chị run rẩy. Chị càng nghe càng bối rối, càng nhìn càng kinh hoàng. Mỗi lời nói của ông Mađơlen mỗi lần tiêu dần bóng u ám của sự hằn thù trong lòng chị và nảy nở ra một cái gì đầm ấm, nó vừa là niềm vui mừng, lòng tin tưởng và tình yêu thương.
Khi Giave ra khỏi buồng rồi, ông Mađơlen quay sang phía chị, nói chuyện với chị. Giọng ông chậm rãi khó khăn như cố cầm nước mắt:
- Tôi đã nghe cô nói. Những chuyện xảy ra trước kia, tôi có biết gì đâu. Tôi tin là cô nói thật, tôi cảm thấy là thật. Tôi cũng chẳng biết là cô đã nghỉ việc ở xưởng tôi. Tại sao lúc ấy cô không đến tìm tôi? Thôi, bây giờ thế này: tôi trả nợ cho cô; tôi cho người đi đón con cô về đây, hay là cô đến ở với nó, tùy ý cô. Cô muốn ở lại đây, hay là ở Pari, hay ở đâu nữa cũng được. Tôi sẽ trông nom cho cả hai mẹ con. Cô muốn làm nữa hay nghỉ việc cũng được. Cần bao nhiêu tiền tôi sẽ đưa. Cô sẽ lại sống cuộc đời lương thiện khi cô đã được ấm no sung sướng. Hơn thế, qua những lời cô nói, nếu là thật cả - tôi tin là thật cả - thì cô vẫn là người trinh chính và thanh cao trước Chúa, cô nghe rõ chưa? Tội nghiệp!
Những lời ấy, con người đang khốn khổ như Phăngtin nghe làm sao cho nổi. Được sống với con Côdét! Hết cái kiếp sống nhơ nhuốc này! Được sống tự do, đầy đủ, sung sướng, lương thiện cùng với con Côdét! Giữa cảnh cùng cực, chị nhìn thấy hiện ra tất cả những mộng ước thiên đường! Chị ngây người nhìn ông Mađơlen và chỉ kịp bật lên mấy tiếng khóc nức nở: Hu! Hu! Hu! Hai ống chân khuỵu xuống, chị quỳ trước mặt ông Mađơlen. Ông ta chưa kịp ngăn, chị đã vồ lấy tay ông mà hôn.
Rồi chị ngất đi.