Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 140
XXI
NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG
Bỗng nhiên tiếng trống xung trận vang lên.
Cuộc tấn công diễn ra như một trận cuồng phong. Đêm qua, trong bóng tối, quân địch như một con trăn lặng lẽ nhích đến gần chiến lũy. Bây giờ giữa ban ngày, trên đường phố rộng mở, không thể lén lút đánh bất ngờ được, vả lại đại bác đã bắt đầu gầm thét, lực lượng vũ trang hùng hậu của họ đã phơi trần. Bây giờ đây quân sĩ ồ ạt tiến đến chiến lũy. Cuồng bạo là chiến thuật, cả một binh đoàn bộ binh mạnh mẽ, xen từng đoạn quốc dân quân và cảnh vệ thành phố và dựa vào sức yểm hộ của những đội quân đông đảo mà chúng ta nghe tiếng động chứ không trông thấy! Trống vang, kèn giục, lưỡi lê chĩa ra đằng trước, binh đoàn ấy chạy rầm rập xông vào đường phố, đội công binh dẫn đầu. Đạn trong chiến lũy bắn ra không làm cho họ chùn bước, họ lao vào chiến lũy như một dầm thép nện vào một bức tường.
Tuy vậy tường không núng.
Nghĩa quân bắn như bão táp. Quân tấn công leo lên chiến lũy, nghĩa quân bắn chặn họ, nóc chiến lũy như một cái bờm tia chớp. Cuộc xung phong cuồng mạnh quá đến nỗi trong giây phút, chiến lũy tràn ngập cả lính xung kích nhưng chiến lũy rảy chúng ta, hất chúng xuống như một con sư tử vung rảy đàn chó bám vào mình. Và chiến lũy phủ kín xung kích như ghềnh đá phủ đầy mình bọt nước ở bờ biển, phủ kín một lúc để rồi lát sau lại nhô ra sừng sững, đen sì, dữ dội.
Binh đoàn bắt buộc phải thoái lui, nhưng vẫn tập trung trong phố: trống trải mà dữ tợn, họ bắn trả chiến lũy những loạt súng kinh hồn. Ai đã xem bắn pháo hoa đều nhớ những bó tia sáng làm bằng những loạt pháo bắn châu vào nhau, và nổ trên không, gọi là những “chùm hoa pháo”. Bây giờ xin các vị hãy tưởng tượng những bó chớp ấy không phải từ trên trời sa xuống, mà lại bay tạt ngang, mỗi tia mang ở mũi một viên đạn ghém hay một viên đạn chiến và nổ như từng loạt sấm, gieo rắc chết chóc khắp nơi. Chiến lũy phố Săngvrơri ở dưới những bó sấm chớp ấy.
Cả hai bên đều kiên quyết không kém nhau, ở đây lòng dũng cảm gần như dã man, và pha thêm tính chất hung tợn oanh liệt bắt đầu bằng sự xả thân. Thời này quốc dân quân chiến đấu như những người lính Duáp.[307] Quân đội muốn kết liễu cuộc bạo động, nghĩa quân muốn chống cự. Đương trong tuổi xuân tràn đầy sức sống mà đành lòng hy sinh, thì dũng cảm phải thể hiện thành cuồng chiến. Giữa cảnh xô xát, mỗi người lớn lên với cái sức lớn của giờ tối hậu. Đường phố chồng chất xác người.
[307] Duap: những phiên âm bình dân của từ Zouave là tên mà người Pháp gọi những người lính Pháp đi đánh ở châu Phi.
Ănggiônrátx và Mariuytx trấn giữ ở hai đầu chiến lũy. Ănggiônrátx còn thì chiến lũy còn, nên chàng ẩn nấp giữ mình. Dưới đầu tường chàng đứng, ba tên lính địch đã ngã quay mà không hề trông thấy chàng. Mariuytx thì chiến đấu một cách trống trải. Chàng đem mình làm cái đích cho đối phương. Quá nửa thân hình chàng nhô lên khỏi chiến lũy. Không ai phung phí bằng anh keo bẩn bị kích mà nổi cáu, không ai dữ dội khi chịu hoạt động bằng người mơ màng. Mariuytx dũng mãnh và tư lự. Chàng chiến đấu như trong một giấc mơ. Có thể nói đó là một bóng ma đương bắn súng.
Đạn của nghĩa quân hết dần mà lời trêu cợt của họ không cạn. Trong cơn bão táp ở nghĩa địa ấy, họ vẫn cười giòn.
Thấy Cuốcphêrắc đầu trần, Bốtxuyê hỏi:
- Cậu vứt cái mũ cậu xó nào.
- Chúng đã dùng trọng pháo thổi veo rồi.
Hoặc là họ nói những lời cao đạo. Phơidi chua chát kêu:
- Hiểu sao được tâm địa bọn ấy! - (Phơidi kể tên nhiều người, nhiều người có tên tuổi, có tiếng tăm nữa, một vài người là cựu quân nhân thời cách mạng và đế chế). - Bọn chúng đã hứa sẽ nhập với chúng ta, đã thề sẽ giúp đỡ chúng ta, đã đem danh dự mà giao ước, bọn chúng là tướng lĩnh của chúng ta, thế mà bây giờ bỏ ta!
Côngbơphe nghiêm nghị mỉm cười và chỉ nói một câu:
- Có những người họ coi luật danh dự như người ta coi sao trên trời, kính nhi viễn chi.
Bên trong chiến lũy, vỏ đạn rơi vãi nhiều như là có mưa tuyết.
Quân tấn công có số đông, quân phòng thủ có thế. Quân tấn công vướng chân vào những xác chết, những người bị thương, lúng túng trên sườn lũy dốc ngược nên bị nghĩa quân trên chóp lũy bắn ngã quay. Cái chiến lũy đã được xây dựng theo kiểu ấy, lại còn có những chỗ dựa rất tốt, cho nên đã tạo ra một địa thế thuận lợi, làm cho một nắm người có thể đánh lui một binh đoàn. Tuy nhiên hàng ngũ tấn công luôn luôn được bổ sung quân số, càng lâu càng đông mặc dù bị bắn như mưa xối. Họ nhích lên không cách gì cản nổi, nhích dần từng bước nhưng chắc chắn và xoắn vào chiến lũy như chiếc trục ốc ấn xuống bàn ép.
Các đợt tấn công kế tiếp diễn ra. Cuộc xung đột càng rùng rợn.
Trên đống đá ở phố Săngvrơri đã diễn ra một cuộc chiến đấu oai hùng không kém cuộc chiến đấu ở thành Tơroa.[308]Những con người hốc hác, kiệt quệ, tơi tả, đã một ngày đêm không ăn không ngủ, những con người chỉ còn được bắn mấy phát, sờ túi không còn viên đạn nào, những con người hầu hết đều mang thương tích, đầu và tay băng những miếng giẻ đen sì, hoen ố, những con người máu trào ra từ những lỗ thủng trên quần áo, những con người chỉ có gươm cùn và súng xấu, những con người ấy giờ phút này đã biến thành những người khổng lồ. Chiến lũy mười lần bị tấn công, bị xâm phạm, bị vượt lên, chiến lũy vẫn không mất.
[308] Troy: thành phố thời cổ Hy Lạp ở bán đảo Tiểu Á. Thiên hùng ca Iliát đã thuật lại cuộc chiến đấu dữ dội ở thành Tơroa giữa quân Hy Lạp và quân Troy.
Nếu có thể tưởng tượng được có một mớ dũng khí bị châm lửa và bùng cháy và chúng ta được xem cảnh cháy đó thì chúng ta cũng có một ý niệm về trận đánh. Không, không phải là một trận đánh. Đây là cảnh tượng trong lò lửa, mồm thở ra lửa, mặt mũi phi thường, nhân dạng cũng mất, người chiến sĩ cháy rực lên và biến thành những con quái vật kỵ lửa đi lại ngang nhiên trong cảnh hỗn chiến. Cảnh tượng thật là hùng vĩ.
Chúng tôi không thuật lại những biến thiên đồng thời hay kế tiếp diễn ra trong cuộc xung sát vĩ đại. Chỉ có hùng ca là có quyền dùng một vạn hai nghìn câu thơ để mô tả một trận chiến đấu.
Người ta tưởng đây là địa ngục của Hồi giáo, cái ghê gớm nhất trong số mười bảy vực thẳm mà kinh Vêđa gọi là Rừng gươm.
Nghĩa quân vật nhau với quân địch, họ quần địch từng bước, họ đánh bằng súng lục, bằng kiếm, bằng quả đấm, đánh gần, đánh xa, đánh từ trên xuống, đánh từ dưới lên, đánh từ mái nhà, từ cửa quán, từ lỗ thông hơi các nhà hầm, mà một vài người đã chui vào, đánh từ khắp mọi chỗ. Một địch với sáu mươi. Mặt trước quán Côranh hầu như đổ sụp trông rất dị hình. Cửa sổ lỗ chỗ vết đạn đã mất cả kính lẫn khung và biến thành một cái lỗ không hình dạng. Nghĩa quân đương ồn ào khuân đá lấp nó lại.
Bốtxuyê bị giết; Phơidi bị giết; Cuốcphêrắc bị giết; kế đến Giôli bị giết. Côngbơphe đương đỡ một người lính chính phủ bị thương lên thì bị đâm ba nhát lưỡi lê xuyên qua ngực; chàng chỉ kịp nhìn lên trời mà tắt thở.
Mariuytx vẫn chiến đấu. Người chàng mang vô số vết thương nhất là ở đầu, cho nên mặt mày đầm đìa những máu, trông như có một chiếc khăn đỏ phủ lên.
Một mình Ănggiônrátx thân thể nguyên lành. Khi chàng không còn vũ khí thì chàng chìa tay qua bên phải, bên trái, tức thời một nghĩa quân đặt vào tay chàng một thứ khí giới nào đó. Chàng đã dùng đến chiếc gươm thứ tư mà bây giờ nó cũng chỉ còn một đoạn. Dùng bốn chiếc gươm, thế là hơn Phrăngxoa đệ nhất[309] ở Marinbăng một chiếc.
[309] Francois Ier, vua nước Pháp thế kỷ XVI can đảm và thượng võ, đã chiến thắng quân Thụy Sĩ ở Marinhăng.
Hôme[310] nói: “Điômét cắt cổ Axin, con của Tơtranít quê ở đất Arítba hạnh phúc; Ơrian, con của Mêxitê, kết liễu Đrêdôt, và Ophêchiôt thì giết Êdếp cùng với Hôđaduýt là kết quả cuộc tình duyên giữa nữ thủy thần Abácbarê và chàng Bucôliông ngay thẳng; Uylít quật ngã Piđit quê ở Péccô; Ăngtilôc hạ Able; Pôlipete hạ Axtyan; Poliđama hạ Otôxơ người xứ Xylen, và Toxe thì hạ Arêtaon. Mêgăngchiôt chết dưới mũi giáo của Ơripylơ. Agamemnông, vua của các dũng tướng, đánh ngã Êlatốt, sinh ở thành phố hiểm trở có con sông Xanôixơ róc rách”.
[310] Theo truyền thuyết, Hôme là một nhà thơ Hy Lạp cổ đã soạn thiên hùng ca Iliát.
Trong các thiên hùng ca Trung thế kỷ của ta, tráng sĩ Explăngđiăng sử ngọn hỏa mâu hai mũi dồn đánh hầu tước Xuantibo khổng lồ, hầu tước nhổ đền, tháp lên ném lại. Tranh bích họa cổ vẽ hai công tước xứ Brơtan và xứ Buốcbông mang phù hiệu, biển tên, xách búa đánh nhau, cả hai đều đeo mặt nạ sắt, giầy sắt, găng sắt, công tước Brơtan ngựa phủ da cáo trắng, công tước Buốcbông khoác áo màu thiên thanh. Công tước Brơtan mang gia huy sư tử giữa hai cánh mũ, công tước Buốcbông đội một cái mũ có lưỡi trai rất lớn hình hoa huệ. Tuy nhiên, muốn lẫm liệt, không cần phải đội mũ công tước như Ivông, không cần phải sử cây hỏa mâu như Explăngđiăng, cũng không cần phải mang một bộ vũ khí tặng phẩm của vua Ơphetơ từ Êphin về, như Phylexơ bố của Pôlyđama. Chỉ cần hiến dâng đời mình cho một niềm tin, cho sự trung thực cũng đủ rực rỡ uy phong. Anh lính trẻ thật thà, hôm qua là nông dân xứ Bôxơ hay xứ Limudanh, cắp gươm la cà bên mấy chị em vú vườn Luýchxămbua, anh sinh viên trắng trẻo cúi gằm trên sách vở, trên mẫu giải phẫu, thường cắt râu bằng kéo mổ, hãy đem hai người ấy đến, thổi vào người họ một luồng ý thức nhiệm vụ, đặt họ đối diện nhau ở ngã tư Busơra hay ở ngách phố Mibơray, rồi bảo họ chiến đấu, một người vì lá cờ, một người vì lý tưởng, và cứ tưởng như đang chiến đấu cho tổ quốc; lúc ấy trận chiến đấu sẽ là một trận chiến đấu của những người khổng lồ, và trên chiến trường hùng vĩ kia, bóng người binh nhì và người sinh viên y dược sẽ mênh mông như bóng của Mêgariông vua xứ Lixi đầy cọp dữ, vật nhau với tướng Agiắc cao như núi, tài sức địch thần linh.
XXII
TỪNG TẤC ĐẤT
Trong số chỉ huy, chỉ còn Ănggiônrátx và Mariuytx sống sót ở hai đầu chiến lũy. Khu trung tâm trước đây nhờ Cuốcphêrắc, Giôli, Bốtxuyê, Phơidi làm nòng cốt, bây giờ núng thế. Đại bác tuy không mở được đột phá khẩu song cũng làm sứt mẻ một khoảng khá rộng ở khu giữa. Chóp chiến lũy ở đấy bị đạn đại bác bắn sập các thức vặt vụn đổ ra hai bên lần hồi vun thành đống làm nên hai cái bệ, một trong, một ngoài. Bệ ngoài thoai thoải, có thể do đó mà leo lên.
Quân địch mở một đợt tấn công tối hậu vào đấy và đợt này có kết quả. Đoàn xung kích tua tủa lưỡi lê chạy xầm xập và lao tới không sức nào cản nổi. Hàng ngũ dày đặc của họ xuất hiện trên khoảng mẻ, giữa một đám khói mù. Lần này thì không cách gì cứu vãn. Nhóm nghĩa quân chống giữ chỗ ấy thối lui lộn xộn.
Lúc ấy ở một vài người, bản năng sinh tồn nhoi dậy. Đứng trước cái rừng súng chĩa vào họ, họ đâm ra không muốn chết nữa. Giây phút ấy, con thú tái hiện dưới hình người và rú thét lên. Họ bị dồn đến trước ngôi nhà sáu tầng ở tận cùng khu chiến lũy. Ngôi nhà ấy có thể là con đường sống thoát. Cửa ngôi nhà ấy đã bị chắn từ trên chí dưới, trông như bít kín mít. Trước khi quân tấn công vào tới bên trong khu chiến lũy thì một cánh cửa chợt mở ra rồi khép lại trong nháy mắt. Cánh cửa chợt mở ra rồi tức khắc đóng ấy là con đường sống cho những người tuyệt vọng kia. Bởi vì ở ngả sau ngôi nhà ấy, có đường phố, có nghĩa là có lối rút chạy, có không gian. Cho nên họ trở báng súng đập cửa, họ lấy chân đạp, họ kêu, họ gọi, họ chắp tay lại van xin. Chẳng ai mở cả. Chỉ có cái đầu lâu ở cửa thông hơi tầng gác thứ ba nhìn xuống họ mà thôi.
Nhưng Ănggiônrátx và Mariuytx đã tập hợp được bảy tám nghĩa quân lao đến che chở cho họ. Ănggiônrátx thét bảo quân chính phủ đừng xông lên. Một sĩ quan không nghe, cứ xông tới, Ănggiônrátx giết ngay viên sĩ quan. Bây giờ anh đứng ở sân trong khu chiến lũy, tựa lưng vào quán rượu Côranh. Một tay cầm gươm, một tay cầm súng, anh giữ cho cánh cửa mở rộng và ngăn đón bọn tấn công, anh kêu bảo mấy người nghĩa quân tuyệt vọng:
- Chỉ có một cái cửa mở, là cửa này.
Cầm cự cả một tiểu đoàn, Ănggiônrátx đem thân mình che chở cho họ để cho họ lòn ra phía sau chàng. Họ lao vào cửa. Bây giờ chàng sử dụng cây cácbin như một cây gậy. Chàng vung cácbin sáng loáng theo thế “che hoa”, như những người đánh gậy thường gọi, đánh rạt những ngọn lưỡi lê tua tủa trước mặt và hai bên, rồi lách vào cửa sau khi tất cả mọi người đã vào trong quán.
Giây phút thật là rùng rợn. Lính thì muốn xông vào, nghĩa quân thì muốn đóng cửa lại. Cánh cửa đóng sầm, mạnh đến nỗi làm đứt lìa năm ngón tay của một anh lính cố bám lấy nó, những ngón tay bị tiện ấy dính vào khung cửa.
Mariuytx không vào được. Một phát súng đã làm chàng gãy xương vai. Chàng biết mình đang ngất đi và ngã xuống. Mắt đã nhắm rồi, chàng cảm thấy như có một bàn tay vạm vỡ chạm vào da thịt chàng và nắm lấy chàng. Trước khi bất tỉnh, chàng chỉ còn kịp nghĩ đến Côdét một lần cuối cùng, đồng thời tự nhủ:
- Mình bị bắt làm tù binh, mình sẽ bị bắn.
Ănggiônrátx không trông thấy Mariuytx trong số người vào quán cũng có ý nghĩ là Mariuytx đã bị bắt và sẽ bị bắn. Nhưng họ đã ở vào cái giờ phút mà mỗi người chỉ có thể nghĩ đến cái chết của mình. Ănggiônrátx cài then, đẩy chốt, khóa ổ khóa và bóp ống khóa, trong khi ở ngoài, quân chính phủ đập phá ầm ầm: Bộ binh trở báng súng đập, công binh lấy búa bửa. Đoàn tấn công đã xô dồn đến trước cửa. Cuộc tấn công quán rượu bắt đầu.
Phải nói rằng quân tấn công rất phẫn nộ.
Cái chết của viên đội trung sĩ đã làm cho họ căm giận. Nhưng còn điều này ác hại hơn nữa là trước cuộc tấn công vài giờ, có tin truyền đi rằng quân khởi nghĩa chặt xẻ tù binh, và ở trong quán Côranh có một cái xác quân chính phủ không có đầu. Những tin đồn nguy hại xảy ra như thế trong các cuộc nội chiến là thường, và chính một tin phao đồn như thế đã gây ra tai họa phố Trăngxnônanh sau này.
Khi cửa quán đã được chặn kỹ, Ănggiônrátx nói với anh em:
- Bây giờ thì phải bắt chúng trả giá thật đắt cái chết của chúng ta.
Anh đến bên cạnh bàn đặt thi hài cụ Mabớp và chú bé Gavrốt. Hai thân hình thẳng và cứng, một dài, một ngắn, cùng với hai khuôn mặt lờ mờ hiện dưới những nếp lạnh của tấm vải liệm. Một bàn tay chòi ra ngoài và buông thõng xuống đất, bàn tay của ông cụ.
Ănggiônrátx nghiêng mình hôn bàn tay đáng kính ấy, cũng như hôm qua anh đã hôn vừng trán.
Hai cái hôn này là hai cái hôn duy nhất trong đời anh.
Hãy rút ngắn câu chuyện. Chiến lũy đã chống cự như một cửa thành Tépbơ,[311] giờ đây, quán rượu chiến đấu như một căn nhà thành Xaragốt.[312] Những cuộc kháng cự như thế tất phải cục cằn. Không khoan tha. Không thể có điều đình. Miễn giết được nhiều là chết thỏa. Khi Xuysê bảo: - Đầu hàng đi. - Thì Palaphốt đáp: “Hết đạn đại bác thì đã có dao!”
[311] Thèbes: Thành phố cổ Ai-cập có một trăm cổng, nổi tiếng trong một cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
[312] Saragosse: thành phố Tây Ban Nha, đã chống cự quân Napôlêông vây thành một cách rất anh dũng (1809), Suchet là một tướng đánh thành. Palafox là tướng giữ thành, mới 29 tuổi.
Trong trận đánh chiếm quán rượu Huysơlu, có đủ cả những việc xảy ra trong một trận đánh thành. Có đá tảng từ mái nhà, từ cửa gác giáng như mưa xuống đầu quân tấn công; các tảng đá ấy chẹt chết nhiều binh lính một cách thảm khốc làm cho bọn khác điên tiết lên; có đạn vèo ra từ cửa thông hơi trên gác, từ hầm nhà; có tấn công điên cuồng, có phòng ngự say máu. Có cả sự tàn sát như điên, như dại khi đã phá được cửa xông vào.
Quân tấn công bị vướng chân trong các cánh cửa bị chọc thủng và xô đổ xuống đất, nên khi nhào được vào trong quán thì không tìm thấy bóng một nghĩa quân nào. Nghĩa quân cũng đã dùng búa chặt cái thang trôn ốc rơi xuống giữa phòng. Một vài người bị thương sắp chết nằm lại đấy, còn tất cả những người sống sót đều lên tầng gác. Từ miệng thang gác, hỏa lực giáng xuống kinh khủng.
Đó là những viên đạn cuối cùng. Khi bắn hết, khi những người hấp hối khủng khiếp ấy không còn thuốc, không còn đạn, thì mỗi người cầm hai chai thứ nước mà Ănggiônrátx đã dự trữ. Họ dùng loại quả chùy mỏng mảnh một cách dễ sợ ấy để đối địch với lũ người đương leo lên. Đó là những chai a-xít. Cuộc tàn sát có những chuyện rùng rợn như thế nào, chúng tôi cứ thuật ra như thế ấy. Người bị vây, than ôi! Có cái gì thì cầm cái ấy làm vũ khí, Ácsimét[313] bắn lửa chịu nước đốt tàu, tuy vậy không vì thế mà người ta bớt kính nể Ácsimét. Nhựa thông sôi cũng không làm giảm vinh quang của Baia.[314] Chiến tranh gồm toàn những sự khủng khiếp, đã chiến tranh thì còn lựa chọn cái gì?
[313] Archimède: nhà toán học bất hủ của thành Xiraquyso cổ đại. Acsimét đã mang hết kiến thức ra chống đánh quân xâm lược vây hãm thành ông. Tương truyền ông đã chế ra một thứ lửa chịu nước bắn lên mặt nước đốt trọn đoàn tàu địch cả người lẫn vật.
[314] Bayard: danh tướng nước Pháp thế kỷ XVI, dùng nhựa thông nấu sôi đánh quân vây thành.
Mặc dù vướng víu và phải bắn từ dưới lên, những tràng súng của quân tấn công cũng rất ác liệt. Miệng thang không mấy chốc mà đã viền những đầu người chết, máu chảy xuống từng dòng nóng hổi và đỏ ngòm. Sự náo động tưởng không bút nào tả xiết. Khói nóng lùng bùng trong nhà làm cho gian phòng tối om. Sự rùng rợn thật đã lên tột độ, không có chữ nghĩa nào mô tả được. Trong cuộc xung sát địa ngục này, không phải là con người đánh nhau. Cũng không còn là chuyện khổng lồ quần nhau với hộ pháp. Chuyện của Mintơn[315] và của Đăngtơ[316] hơn là chuyện Hôme. Đây là một cảnh chiến tranh giữa quỷ và ma.
Thật là một sự anh dũng quỷ quái.
[315] Milton: thi hào Anh thế kỷ XVII, tác giả “Thiên đường đã mất”.
[316] Dante: thi hào Ý thế kỷ XIII, XIV, tác giả “Thần khúc”.
NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG
Bỗng nhiên tiếng trống xung trận vang lên.
Cuộc tấn công diễn ra như một trận cuồng phong. Đêm qua, trong bóng tối, quân địch như một con trăn lặng lẽ nhích đến gần chiến lũy. Bây giờ giữa ban ngày, trên đường phố rộng mở, không thể lén lút đánh bất ngờ được, vả lại đại bác đã bắt đầu gầm thét, lực lượng vũ trang hùng hậu của họ đã phơi trần. Bây giờ đây quân sĩ ồ ạt tiến đến chiến lũy. Cuồng bạo là chiến thuật, cả một binh đoàn bộ binh mạnh mẽ, xen từng đoạn quốc dân quân và cảnh vệ thành phố và dựa vào sức yểm hộ của những đội quân đông đảo mà chúng ta nghe tiếng động chứ không trông thấy! Trống vang, kèn giục, lưỡi lê chĩa ra đằng trước, binh đoàn ấy chạy rầm rập xông vào đường phố, đội công binh dẫn đầu. Đạn trong chiến lũy bắn ra không làm cho họ chùn bước, họ lao vào chiến lũy như một dầm thép nện vào một bức tường.
Tuy vậy tường không núng.
Nghĩa quân bắn như bão táp. Quân tấn công leo lên chiến lũy, nghĩa quân bắn chặn họ, nóc chiến lũy như một cái bờm tia chớp. Cuộc xung phong cuồng mạnh quá đến nỗi trong giây phút, chiến lũy tràn ngập cả lính xung kích nhưng chiến lũy rảy chúng ta, hất chúng xuống như một con sư tử vung rảy đàn chó bám vào mình. Và chiến lũy phủ kín xung kích như ghềnh đá phủ đầy mình bọt nước ở bờ biển, phủ kín một lúc để rồi lát sau lại nhô ra sừng sững, đen sì, dữ dội.
Binh đoàn bắt buộc phải thoái lui, nhưng vẫn tập trung trong phố: trống trải mà dữ tợn, họ bắn trả chiến lũy những loạt súng kinh hồn. Ai đã xem bắn pháo hoa đều nhớ những bó tia sáng làm bằng những loạt pháo bắn châu vào nhau, và nổ trên không, gọi là những “chùm hoa pháo”. Bây giờ xin các vị hãy tưởng tượng những bó chớp ấy không phải từ trên trời sa xuống, mà lại bay tạt ngang, mỗi tia mang ở mũi một viên đạn ghém hay một viên đạn chiến và nổ như từng loạt sấm, gieo rắc chết chóc khắp nơi. Chiến lũy phố Săngvrơri ở dưới những bó sấm chớp ấy.
Cả hai bên đều kiên quyết không kém nhau, ở đây lòng dũng cảm gần như dã man, và pha thêm tính chất hung tợn oanh liệt bắt đầu bằng sự xả thân. Thời này quốc dân quân chiến đấu như những người lính Duáp.[307] Quân đội muốn kết liễu cuộc bạo động, nghĩa quân muốn chống cự. Đương trong tuổi xuân tràn đầy sức sống mà đành lòng hy sinh, thì dũng cảm phải thể hiện thành cuồng chiến. Giữa cảnh xô xát, mỗi người lớn lên với cái sức lớn của giờ tối hậu. Đường phố chồng chất xác người.
[307] Duap: những phiên âm bình dân của từ Zouave là tên mà người Pháp gọi những người lính Pháp đi đánh ở châu Phi.
Ănggiônrátx và Mariuytx trấn giữ ở hai đầu chiến lũy. Ănggiônrátx còn thì chiến lũy còn, nên chàng ẩn nấp giữ mình. Dưới đầu tường chàng đứng, ba tên lính địch đã ngã quay mà không hề trông thấy chàng. Mariuytx thì chiến đấu một cách trống trải. Chàng đem mình làm cái đích cho đối phương. Quá nửa thân hình chàng nhô lên khỏi chiến lũy. Không ai phung phí bằng anh keo bẩn bị kích mà nổi cáu, không ai dữ dội khi chịu hoạt động bằng người mơ màng. Mariuytx dũng mãnh và tư lự. Chàng chiến đấu như trong một giấc mơ. Có thể nói đó là một bóng ma đương bắn súng.
Đạn của nghĩa quân hết dần mà lời trêu cợt của họ không cạn. Trong cơn bão táp ở nghĩa địa ấy, họ vẫn cười giòn.
Thấy Cuốcphêrắc đầu trần, Bốtxuyê hỏi:
- Cậu vứt cái mũ cậu xó nào.
- Chúng đã dùng trọng pháo thổi veo rồi.
Hoặc là họ nói những lời cao đạo. Phơidi chua chát kêu:
- Hiểu sao được tâm địa bọn ấy! - (Phơidi kể tên nhiều người, nhiều người có tên tuổi, có tiếng tăm nữa, một vài người là cựu quân nhân thời cách mạng và đế chế). - Bọn chúng đã hứa sẽ nhập với chúng ta, đã thề sẽ giúp đỡ chúng ta, đã đem danh dự mà giao ước, bọn chúng là tướng lĩnh của chúng ta, thế mà bây giờ bỏ ta!
Côngbơphe nghiêm nghị mỉm cười và chỉ nói một câu:
- Có những người họ coi luật danh dự như người ta coi sao trên trời, kính nhi viễn chi.
Bên trong chiến lũy, vỏ đạn rơi vãi nhiều như là có mưa tuyết.
Quân tấn công có số đông, quân phòng thủ có thế. Quân tấn công vướng chân vào những xác chết, những người bị thương, lúng túng trên sườn lũy dốc ngược nên bị nghĩa quân trên chóp lũy bắn ngã quay. Cái chiến lũy đã được xây dựng theo kiểu ấy, lại còn có những chỗ dựa rất tốt, cho nên đã tạo ra một địa thế thuận lợi, làm cho một nắm người có thể đánh lui một binh đoàn. Tuy nhiên hàng ngũ tấn công luôn luôn được bổ sung quân số, càng lâu càng đông mặc dù bị bắn như mưa xối. Họ nhích lên không cách gì cản nổi, nhích dần từng bước nhưng chắc chắn và xoắn vào chiến lũy như chiếc trục ốc ấn xuống bàn ép.
Các đợt tấn công kế tiếp diễn ra. Cuộc xung đột càng rùng rợn.
Trên đống đá ở phố Săngvrơri đã diễn ra một cuộc chiến đấu oai hùng không kém cuộc chiến đấu ở thành Tơroa.[308]Những con người hốc hác, kiệt quệ, tơi tả, đã một ngày đêm không ăn không ngủ, những con người chỉ còn được bắn mấy phát, sờ túi không còn viên đạn nào, những con người hầu hết đều mang thương tích, đầu và tay băng những miếng giẻ đen sì, hoen ố, những con người máu trào ra từ những lỗ thủng trên quần áo, những con người chỉ có gươm cùn và súng xấu, những con người ấy giờ phút này đã biến thành những người khổng lồ. Chiến lũy mười lần bị tấn công, bị xâm phạm, bị vượt lên, chiến lũy vẫn không mất.
[308] Troy: thành phố thời cổ Hy Lạp ở bán đảo Tiểu Á. Thiên hùng ca Iliát đã thuật lại cuộc chiến đấu dữ dội ở thành Tơroa giữa quân Hy Lạp và quân Troy.
Nếu có thể tưởng tượng được có một mớ dũng khí bị châm lửa và bùng cháy và chúng ta được xem cảnh cháy đó thì chúng ta cũng có một ý niệm về trận đánh. Không, không phải là một trận đánh. Đây là cảnh tượng trong lò lửa, mồm thở ra lửa, mặt mũi phi thường, nhân dạng cũng mất, người chiến sĩ cháy rực lên và biến thành những con quái vật kỵ lửa đi lại ngang nhiên trong cảnh hỗn chiến. Cảnh tượng thật là hùng vĩ.
Chúng tôi không thuật lại những biến thiên đồng thời hay kế tiếp diễn ra trong cuộc xung sát vĩ đại. Chỉ có hùng ca là có quyền dùng một vạn hai nghìn câu thơ để mô tả một trận chiến đấu.
Người ta tưởng đây là địa ngục của Hồi giáo, cái ghê gớm nhất trong số mười bảy vực thẳm mà kinh Vêđa gọi là Rừng gươm.
Nghĩa quân vật nhau với quân địch, họ quần địch từng bước, họ đánh bằng súng lục, bằng kiếm, bằng quả đấm, đánh gần, đánh xa, đánh từ trên xuống, đánh từ dưới lên, đánh từ mái nhà, từ cửa quán, từ lỗ thông hơi các nhà hầm, mà một vài người đã chui vào, đánh từ khắp mọi chỗ. Một địch với sáu mươi. Mặt trước quán Côranh hầu như đổ sụp trông rất dị hình. Cửa sổ lỗ chỗ vết đạn đã mất cả kính lẫn khung và biến thành một cái lỗ không hình dạng. Nghĩa quân đương ồn ào khuân đá lấp nó lại.
Bốtxuyê bị giết; Phơidi bị giết; Cuốcphêrắc bị giết; kế đến Giôli bị giết. Côngbơphe đương đỡ một người lính chính phủ bị thương lên thì bị đâm ba nhát lưỡi lê xuyên qua ngực; chàng chỉ kịp nhìn lên trời mà tắt thở.
Mariuytx vẫn chiến đấu. Người chàng mang vô số vết thương nhất là ở đầu, cho nên mặt mày đầm đìa những máu, trông như có một chiếc khăn đỏ phủ lên.
Một mình Ănggiônrátx thân thể nguyên lành. Khi chàng không còn vũ khí thì chàng chìa tay qua bên phải, bên trái, tức thời một nghĩa quân đặt vào tay chàng một thứ khí giới nào đó. Chàng đã dùng đến chiếc gươm thứ tư mà bây giờ nó cũng chỉ còn một đoạn. Dùng bốn chiếc gươm, thế là hơn Phrăngxoa đệ nhất[309] ở Marinbăng một chiếc.
[309] Francois Ier, vua nước Pháp thế kỷ XVI can đảm và thượng võ, đã chiến thắng quân Thụy Sĩ ở Marinhăng.
Hôme[310] nói: “Điômét cắt cổ Axin, con của Tơtranít quê ở đất Arítba hạnh phúc; Ơrian, con của Mêxitê, kết liễu Đrêdôt, và Ophêchiôt thì giết Êdếp cùng với Hôđaduýt là kết quả cuộc tình duyên giữa nữ thủy thần Abácbarê và chàng Bucôliông ngay thẳng; Uylít quật ngã Piđit quê ở Péccô; Ăngtilôc hạ Able; Pôlipete hạ Axtyan; Poliđama hạ Otôxơ người xứ Xylen, và Toxe thì hạ Arêtaon. Mêgăngchiôt chết dưới mũi giáo của Ơripylơ. Agamemnông, vua của các dũng tướng, đánh ngã Êlatốt, sinh ở thành phố hiểm trở có con sông Xanôixơ róc rách”.
[310] Theo truyền thuyết, Hôme là một nhà thơ Hy Lạp cổ đã soạn thiên hùng ca Iliát.
Trong các thiên hùng ca Trung thế kỷ của ta, tráng sĩ Explăngđiăng sử ngọn hỏa mâu hai mũi dồn đánh hầu tước Xuantibo khổng lồ, hầu tước nhổ đền, tháp lên ném lại. Tranh bích họa cổ vẽ hai công tước xứ Brơtan và xứ Buốcbông mang phù hiệu, biển tên, xách búa đánh nhau, cả hai đều đeo mặt nạ sắt, giầy sắt, găng sắt, công tước Brơtan ngựa phủ da cáo trắng, công tước Buốcbông khoác áo màu thiên thanh. Công tước Brơtan mang gia huy sư tử giữa hai cánh mũ, công tước Buốcbông đội một cái mũ có lưỡi trai rất lớn hình hoa huệ. Tuy nhiên, muốn lẫm liệt, không cần phải đội mũ công tước như Ivông, không cần phải sử cây hỏa mâu như Explăngđiăng, cũng không cần phải mang một bộ vũ khí tặng phẩm của vua Ơphetơ từ Êphin về, như Phylexơ bố của Pôlyđama. Chỉ cần hiến dâng đời mình cho một niềm tin, cho sự trung thực cũng đủ rực rỡ uy phong. Anh lính trẻ thật thà, hôm qua là nông dân xứ Bôxơ hay xứ Limudanh, cắp gươm la cà bên mấy chị em vú vườn Luýchxămbua, anh sinh viên trắng trẻo cúi gằm trên sách vở, trên mẫu giải phẫu, thường cắt râu bằng kéo mổ, hãy đem hai người ấy đến, thổi vào người họ một luồng ý thức nhiệm vụ, đặt họ đối diện nhau ở ngã tư Busơra hay ở ngách phố Mibơray, rồi bảo họ chiến đấu, một người vì lá cờ, một người vì lý tưởng, và cứ tưởng như đang chiến đấu cho tổ quốc; lúc ấy trận chiến đấu sẽ là một trận chiến đấu của những người khổng lồ, và trên chiến trường hùng vĩ kia, bóng người binh nhì và người sinh viên y dược sẽ mênh mông như bóng của Mêgariông vua xứ Lixi đầy cọp dữ, vật nhau với tướng Agiắc cao như núi, tài sức địch thần linh.
XXII
TỪNG TẤC ĐẤT
Trong số chỉ huy, chỉ còn Ănggiônrátx và Mariuytx sống sót ở hai đầu chiến lũy. Khu trung tâm trước đây nhờ Cuốcphêrắc, Giôli, Bốtxuyê, Phơidi làm nòng cốt, bây giờ núng thế. Đại bác tuy không mở được đột phá khẩu song cũng làm sứt mẻ một khoảng khá rộng ở khu giữa. Chóp chiến lũy ở đấy bị đạn đại bác bắn sập các thức vặt vụn đổ ra hai bên lần hồi vun thành đống làm nên hai cái bệ, một trong, một ngoài. Bệ ngoài thoai thoải, có thể do đó mà leo lên.
Quân địch mở một đợt tấn công tối hậu vào đấy và đợt này có kết quả. Đoàn xung kích tua tủa lưỡi lê chạy xầm xập và lao tới không sức nào cản nổi. Hàng ngũ dày đặc của họ xuất hiện trên khoảng mẻ, giữa một đám khói mù. Lần này thì không cách gì cứu vãn. Nhóm nghĩa quân chống giữ chỗ ấy thối lui lộn xộn.
Lúc ấy ở một vài người, bản năng sinh tồn nhoi dậy. Đứng trước cái rừng súng chĩa vào họ, họ đâm ra không muốn chết nữa. Giây phút ấy, con thú tái hiện dưới hình người và rú thét lên. Họ bị dồn đến trước ngôi nhà sáu tầng ở tận cùng khu chiến lũy. Ngôi nhà ấy có thể là con đường sống thoát. Cửa ngôi nhà ấy đã bị chắn từ trên chí dưới, trông như bít kín mít. Trước khi quân tấn công vào tới bên trong khu chiến lũy thì một cánh cửa chợt mở ra rồi khép lại trong nháy mắt. Cánh cửa chợt mở ra rồi tức khắc đóng ấy là con đường sống cho những người tuyệt vọng kia. Bởi vì ở ngả sau ngôi nhà ấy, có đường phố, có nghĩa là có lối rút chạy, có không gian. Cho nên họ trở báng súng đập cửa, họ lấy chân đạp, họ kêu, họ gọi, họ chắp tay lại van xin. Chẳng ai mở cả. Chỉ có cái đầu lâu ở cửa thông hơi tầng gác thứ ba nhìn xuống họ mà thôi.
Nhưng Ănggiônrátx và Mariuytx đã tập hợp được bảy tám nghĩa quân lao đến che chở cho họ. Ănggiônrátx thét bảo quân chính phủ đừng xông lên. Một sĩ quan không nghe, cứ xông tới, Ănggiônrátx giết ngay viên sĩ quan. Bây giờ anh đứng ở sân trong khu chiến lũy, tựa lưng vào quán rượu Côranh. Một tay cầm gươm, một tay cầm súng, anh giữ cho cánh cửa mở rộng và ngăn đón bọn tấn công, anh kêu bảo mấy người nghĩa quân tuyệt vọng:
- Chỉ có một cái cửa mở, là cửa này.
Cầm cự cả một tiểu đoàn, Ănggiônrátx đem thân mình che chở cho họ để cho họ lòn ra phía sau chàng. Họ lao vào cửa. Bây giờ chàng sử dụng cây cácbin như một cây gậy. Chàng vung cácbin sáng loáng theo thế “che hoa”, như những người đánh gậy thường gọi, đánh rạt những ngọn lưỡi lê tua tủa trước mặt và hai bên, rồi lách vào cửa sau khi tất cả mọi người đã vào trong quán.
Giây phút thật là rùng rợn. Lính thì muốn xông vào, nghĩa quân thì muốn đóng cửa lại. Cánh cửa đóng sầm, mạnh đến nỗi làm đứt lìa năm ngón tay của một anh lính cố bám lấy nó, những ngón tay bị tiện ấy dính vào khung cửa.
Mariuytx không vào được. Một phát súng đã làm chàng gãy xương vai. Chàng biết mình đang ngất đi và ngã xuống. Mắt đã nhắm rồi, chàng cảm thấy như có một bàn tay vạm vỡ chạm vào da thịt chàng và nắm lấy chàng. Trước khi bất tỉnh, chàng chỉ còn kịp nghĩ đến Côdét một lần cuối cùng, đồng thời tự nhủ:
- Mình bị bắt làm tù binh, mình sẽ bị bắn.
Ănggiônrátx không trông thấy Mariuytx trong số người vào quán cũng có ý nghĩ là Mariuytx đã bị bắt và sẽ bị bắn. Nhưng họ đã ở vào cái giờ phút mà mỗi người chỉ có thể nghĩ đến cái chết của mình. Ănggiônrátx cài then, đẩy chốt, khóa ổ khóa và bóp ống khóa, trong khi ở ngoài, quân chính phủ đập phá ầm ầm: Bộ binh trở báng súng đập, công binh lấy búa bửa. Đoàn tấn công đã xô dồn đến trước cửa. Cuộc tấn công quán rượu bắt đầu.
Phải nói rằng quân tấn công rất phẫn nộ.
Cái chết của viên đội trung sĩ đã làm cho họ căm giận. Nhưng còn điều này ác hại hơn nữa là trước cuộc tấn công vài giờ, có tin truyền đi rằng quân khởi nghĩa chặt xẻ tù binh, và ở trong quán Côranh có một cái xác quân chính phủ không có đầu. Những tin đồn nguy hại xảy ra như thế trong các cuộc nội chiến là thường, và chính một tin phao đồn như thế đã gây ra tai họa phố Trăngxnônanh sau này.
Khi cửa quán đã được chặn kỹ, Ănggiônrátx nói với anh em:
- Bây giờ thì phải bắt chúng trả giá thật đắt cái chết của chúng ta.
Anh đến bên cạnh bàn đặt thi hài cụ Mabớp và chú bé Gavrốt. Hai thân hình thẳng và cứng, một dài, một ngắn, cùng với hai khuôn mặt lờ mờ hiện dưới những nếp lạnh của tấm vải liệm. Một bàn tay chòi ra ngoài và buông thõng xuống đất, bàn tay của ông cụ.
Ănggiônrátx nghiêng mình hôn bàn tay đáng kính ấy, cũng như hôm qua anh đã hôn vừng trán.
Hai cái hôn này là hai cái hôn duy nhất trong đời anh.
Hãy rút ngắn câu chuyện. Chiến lũy đã chống cự như một cửa thành Tépbơ,[311] giờ đây, quán rượu chiến đấu như một căn nhà thành Xaragốt.[312] Những cuộc kháng cự như thế tất phải cục cằn. Không khoan tha. Không thể có điều đình. Miễn giết được nhiều là chết thỏa. Khi Xuysê bảo: - Đầu hàng đi. - Thì Palaphốt đáp: “Hết đạn đại bác thì đã có dao!”
[311] Thèbes: Thành phố cổ Ai-cập có một trăm cổng, nổi tiếng trong một cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
[312] Saragosse: thành phố Tây Ban Nha, đã chống cự quân Napôlêông vây thành một cách rất anh dũng (1809), Suchet là một tướng đánh thành. Palafox là tướng giữ thành, mới 29 tuổi.
Trong trận đánh chiếm quán rượu Huysơlu, có đủ cả những việc xảy ra trong một trận đánh thành. Có đá tảng từ mái nhà, từ cửa gác giáng như mưa xuống đầu quân tấn công; các tảng đá ấy chẹt chết nhiều binh lính một cách thảm khốc làm cho bọn khác điên tiết lên; có đạn vèo ra từ cửa thông hơi trên gác, từ hầm nhà; có tấn công điên cuồng, có phòng ngự say máu. Có cả sự tàn sát như điên, như dại khi đã phá được cửa xông vào.
Quân tấn công bị vướng chân trong các cánh cửa bị chọc thủng và xô đổ xuống đất, nên khi nhào được vào trong quán thì không tìm thấy bóng một nghĩa quân nào. Nghĩa quân cũng đã dùng búa chặt cái thang trôn ốc rơi xuống giữa phòng. Một vài người bị thương sắp chết nằm lại đấy, còn tất cả những người sống sót đều lên tầng gác. Từ miệng thang gác, hỏa lực giáng xuống kinh khủng.
Đó là những viên đạn cuối cùng. Khi bắn hết, khi những người hấp hối khủng khiếp ấy không còn thuốc, không còn đạn, thì mỗi người cầm hai chai thứ nước mà Ănggiônrátx đã dự trữ. Họ dùng loại quả chùy mỏng mảnh một cách dễ sợ ấy để đối địch với lũ người đương leo lên. Đó là những chai a-xít. Cuộc tàn sát có những chuyện rùng rợn như thế nào, chúng tôi cứ thuật ra như thế ấy. Người bị vây, than ôi! Có cái gì thì cầm cái ấy làm vũ khí, Ácsimét[313] bắn lửa chịu nước đốt tàu, tuy vậy không vì thế mà người ta bớt kính nể Ácsimét. Nhựa thông sôi cũng không làm giảm vinh quang của Baia.[314] Chiến tranh gồm toàn những sự khủng khiếp, đã chiến tranh thì còn lựa chọn cái gì?
[313] Archimède: nhà toán học bất hủ của thành Xiraquyso cổ đại. Acsimét đã mang hết kiến thức ra chống đánh quân xâm lược vây hãm thành ông. Tương truyền ông đã chế ra một thứ lửa chịu nước bắn lên mặt nước đốt trọn đoàn tàu địch cả người lẫn vật.
[314] Bayard: danh tướng nước Pháp thế kỷ XVI, dùng nhựa thông nấu sôi đánh quân vây thành.
Mặc dù vướng víu và phải bắn từ dưới lên, những tràng súng của quân tấn công cũng rất ác liệt. Miệng thang không mấy chốc mà đã viền những đầu người chết, máu chảy xuống từng dòng nóng hổi và đỏ ngòm. Sự náo động tưởng không bút nào tả xiết. Khói nóng lùng bùng trong nhà làm cho gian phòng tối om. Sự rùng rợn thật đã lên tột độ, không có chữ nghĩa nào mô tả được. Trong cuộc xung sát địa ngục này, không phải là con người đánh nhau. Cũng không còn là chuyện khổng lồ quần nhau với hộ pháp. Chuyện của Mintơn[315] và của Đăngtơ[316] hơn là chuyện Hôme. Đây là một cảnh chiến tranh giữa quỷ và ma.
Thật là một sự anh dũng quỷ quái.
[315] Milton: thi hào Anh thế kỷ XVII, tác giả “Thiên đường đã mất”.
[316] Dante: thi hào Ý thế kỷ XIII, XIV, tác giả “Thần khúc”.
Bình luận facebook