Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 112
II
CỘI RỄ
Tiếng lóng, là ngôn ngữ của những người ngu tối.
Tư tưởng xúc động trong cõi sâu xa thăm thẳm, triết học xã hội, trầm tư đau xót đứng trước cái thổ ngữ bí ẩn này, cái thổ ngữ vừa điếm nhục vừa phẫn nộ này. Ở đó, hình phạt hiện rõ. Mỗi âm có vẻ như bị đóng dấu lửa. Những từ của ngôn ngữ thông thường, xuất hiện ở đâu nhăn nhúm và thành chai, dưới con dấu sắt nóng của tên đao phủ. Một số từ còn như đang bốc khói. Câu này giống như bả vai bị đóng dấu hoa huệ của một tên trộm, đột nhiên hở trần ra. Ý tưởng gần như từ chối không để cho những danh từ đã bị kết án đó diễn đạt. Ẩn dụ của nó đôi khi quá trâng tráo đến nỗi ta có cảm giác nó đeo gông.
Vả lại, mặc dầu tất cả những thứ đó và chính nguyên nhân lại do đó, cái thổ ngữ kỳ lạ ấy vẫn có ngăn của nó trong cái tủ ngăn lớn vô tư, trong đó có chỗ cho đồng xu gỉ cũng như cho cái huy chương vàng cái ngăn mà người ta gọi là văn học. Nói lóng có ngữ pháp và nền thơ của nó, dù người ta thừa nhận hay không. Đó là một ngôn ngữ. Nếu do chỗ xú dang của một vài danh từ, người ta nhận đó của Măngđranh, thì do cái huy hoàng của mấy hoán dụ, người ta lại cảm thấy như chính Vilông đã nói.
Câu thơ kỳ thú và nổi tiếng:
“Đâu rồi những tuyết năm xưa?”
(Mais où sont les neiges d’antan?)
Là một câu thơ nói lóng. Antan - ante annum (năm trước: tiếng Latinh) - là một từ nói lóng của bọn nhà trộm. Nó nghĩa là năm ngoái và, rộng ra là ngày xưa. Cách đấy ba mươi lăm năm, vào chuyến phát vãng tù khổ sai lớn năm 1827, người ta còn đọc được trong một ngục tối ở Bixôtrơ câu châm ngôn do một tên đại hợm khắc bằng đanh trên tường như sau:
“Lé dobs d’antan trimaient siempre pour lapierre du Coesre” có nghĩa là: Các nhà vua thời xưa khi nào cũng đi lễ đăng quan. Trong tư tưởng “nhà vua” đó, đăng quan là đi tù khổ sai.
Danh từ đécarade (dêcarađơ), diễn tả sự khởi hành của một chiếc xe ngựa chở nặng, phóng nước đại, đã được gán cho Villon và xứng đáng với nhà thơ. Cái từ ấy như súng nổ ở cả bốn âm, chung đúc lại, trong một từ tượng thanh oai hùng, cả một câu thơ rất đẹp của La Phôngten:
Six forls chevaux tiraient un coche
(Sáu ngựa khỏe kéo xe một cỗ)
Về phương diện thuần túy văn học, nghiên cứu tiếng lóng có thể là kỳ thú hơn nhiều khoa khác. Đó là cả một ngôn ngữ trong ngôn ngữ, một thứ u tật bệnh, một tiếp ghép nguy hiểm. Nó đã sản sinh ra một thực vật, một tầm gửi có rễ trong cái thân gôloa (thuộc về xứ Gaule, tức là đất Pháp ngày xưa) mà lá độc lại bò ban trên cả một cạnh của ngôn ngữ. Cái này có thể gọi là phương diện thứ nhất, phương diện thông thường của tiếng lóng. Nhưng, đối với những người nghiên cứu ngôn ngữ đứng đắn, nghĩa là cũng như các nhà địa chất học nghiên cứu đất, tiếng lóng xuất hiện như một thứ phù sa. Tùy người ta khơi sâu nhiều ít, người ta thấy, trong tiếng lóng, bên dưới tiếng Pháp cổ bình dân, tiếng Pơrôvăngxan, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đông phương tức là ngôn ngữ của những cảng Địa Trung Hải, tiếng Anh và tiếng Đức, tiếng Rômân (ngôn ngữ bình dân ở một xứ do người La Mã xưa chinh phục, gồm có ngôn ngữ địa phương ghép với tiếng Latinh), với ba thứ: rô-mân Pháp, rô-mân Ý, rô-mân tiếng Latinh và sau hết, tiếng Bátxcơ (basque) và tiếng Xentơ (celte). Cấu tạo sâu sắc và kỳ lạ. Một tòa nhà ngầm dưới đất, do tất cả những kẻ khốn khổ xây dựng. Mỗi một giống loại bị nguyền rủa đã đặt ở đó tầng lớp của mình: nỗi đau khổ đã để rơi vào đó hòn đá của mình; mỗi trái tim góp hòn cuội của mình. Một đám đông những tâm hồn xấu xa, hèn thấp hoặc bực tức, đã trải qua cuộc sống và đã biến vào trong vĩnh cửu, đều hiện diện ở đó hầu như nguyên vẹn, và có thể nhìn thấy dưới hình thái một từ quái đản.
Người ta muốn tiếng chăng? Tiếng lóng cổ thời gô tích đầy rẫy - Đây boffelte, ống bễ do bofeton mà ra; vanlane cửa sổ (sau thành vanterne) do vantana; gat, con mèo, do gato; acite, dầu, do aceyte.
Người ta muốn tiếng Ý chăng? Đây spade, thanh gươm do spada; carvel, tàu thủy, do caravella.
Người ta muốn tiếng Anh? Đây bichot, giám mục, do bishop; raille, gián điệp, do rascal, rascalion, coquin; pillner, túi đựng, do pilcher, bao vỏ.
Người ta muốn tiếng Đức? Đây caleur, đứa con trai, kellner; le hers, ông chủ, do chữ herzog (quận công).
Người ta muốn tiếng Latinh? Đây frangir, bẻ gãy, frangere; affurer, ăn cắp, fur; cadene, xiềng xích, catena.
Có một tiếng xuất hiện trong mọi ngôn ngữ của lục địa, với một thế lực và quyền lợi huyền bí, đó là từ magnus. Xứ Ecốtxơ chế tạo ra tiếng Mác, chỉ người chủ bộ lạc, như Mác Farlane, Mác-Callummore (Tuy nhiên, phải thấy Mác trong tiếng Xentơ lại có nghĩa là con trai - chú thích của tác giả) là Phác-lan (Farlane) vĩ đại, Ca-luy-mo (Callummore) vĩ đại, Magnus đã tạo ra từ meck, và ít lâu sau, từ meg, nghĩa là Thượng đế.
Người ta muốn tiếng Bátxcơ? Đây gahisto, quỷ sứ, do gaiztoa, xấu; sorgabon, chào ban đêm, do gabon, chào buổi chiều.
Người ta muốn tiếng Xen-tơ? Đây blavin, khăn tay, do blavet, nước bọt ra; ménesse, đàn bà (nghĩa xấu), do meinec, tức là đầy đá; barabt, suối, do baranton, giếng nước; gofeur, thợ khóa, do goff, thợ rèn; guétdouze, cái chết, do guenndu trắng đen.
Cuối cùng, bạn muốn lịch sử chăng? Tiếng lóng gọi đồng tiền ê-kuy là moltaise, vì người khổ sai nhớ lại đồng tiền trên những chiếc thuyền mà họ phải chèo ở xứ Man-tơ.
Ngoài những nguồn gốc ngôn ngữ học vừa nêu, nói lóng còn có những cội rễ khác, tự nhiên hơn nữa, có thể nói, xuất phát từ lý trí con người.
Thứ nhất sự sáng tạo trực tiếp ra từ. Đó là điều huyền bí của các ngôn ngữ. Diễn tả bằng những từ có hình ảnh. Những hình ảnh đó, chẳng biết bằng cách nào và tại sao các từ lại có được. Đó là cái vốn sơ khai của mọi ngôn ngữ nhân loại, cái mà người ta có thể gọi là đá hoa cương. Tiếng lóng đầy rẫy những từ loại đó, những từ trực tiếp, hoàn toàn sáng tạo, chẳng biết ở đâu, do ai, không từ nguyên, không loại suy, không dẫn xuất, những từ trơ trọi, man rợ, đôi khi xấu xí. Chúng nó có một khả năng diễn đạt kỳ lạ và sống mãi. Như đao phủ, le taule; - rừng, sabri; - sợ, chạy trốn, taf: - đầy tớ, larbin; - tướng quân, quận trưởng, thượng thư, pharos; quỷ sứ, rabouin.
Những từ đó lạ hơn vì cả: vừa che giấu, vừa chỉ rõ. Có những từ, như rabouin chẳng hạn, vừa kỳ cục, vừa ghê gớm và giống như cái nhăn mặt của các khổng lồ một mắt.
Thứ hai, phép ẩn dụ, đặc tính của một ngôn ngữ muốn nói hết mà lại giấu hết, là rất phong phú về hình ảnh. Ẩn dụ là một bí quyết trong đó ẩn nấp anh kẻ trộm đang âm mưu một chuyến, anh tù đang tính cách vượt ngục. Không một thổ ngữ nào nhiều ẩn dụ hơn tiếng lóng. - Dévisser le coco (vặn ốc quả dừa) là vặn cổ: - torliller (xoắn) là ăn; - être gerbé (bị bó lúa) là bị xử án; un rat (con chuột) là tên ăn cắp bánh mì; - in langsquine (trời vác giáo) trời mưa, một hình ảnh cổ đập vào mắt và như mang cả niên kỷ trên nó, đồng hóa những vệt dài xiên chéo của mưa với những ngọn giáo dày đặc và nghiêng nghiêng của bộ binh Đức ngày trước; từ ấy thâu tóm hoán dụ của nhân dân; il pleut des hal’bardes (thương kích như mưa). Đôi khi, khi mà tiếng lóng tiến từ thời kỳ thứ nhất sang thời kỳ thứ hai, các từ cũng qua tình trạng man rợ và sơ khai, sang ý nghĩa của hình ảnh. Con quỷ sứ thôi không là rabouin nữa mà thành anh boulanger (thợ làm bánh mì), tức người cho tuốt vào lò nướng. Có tài hoa hơn, nhưng kém vĩ đại: một cái gì như Raxin sau Cornây, như Ơripít, sau Etsinlơ. Một đôi câu tiếng lóng lại đứng ở cả hai thời kỳ và vừa có tính chất man rợ, vừa có tính chất ẩn dụ, giống như ảo giác. Les sorgueurs vonts sollicer des gails à la lune (các chú mò đêm chờ tối là ăn trộm ngựa). Cái đó kéo qua trong trí, như một toán bóng ma. Người ta không biết đã nhìn thấy những gì.
Thứ ba, mưu thuật. Tiếng lóng sống trên ngôn ngữ. Nó dùng ngôn ngữ tùy thích, lấy ở ngôn ngữ tùy ngẫu nhiên, nó thường giới hạn ở chỗ thay đổi ngôn ngữ đi một cách sơ sài và thô thiển. Đôi khi, với những từ thông dụng, làm lệch lạc đi như vậy và phức tạp hóa thêm bằng những tiếng lóng thuần túy, nó cấu tạo ra những từ ngữ rất gợi hình, trong đó người ta thấy trà trộn hai yếu tố trên là sáng tạo trực tiếp và hoán dụ. - Le cab jaspine, je marronne que la roulotte de Pantin trime dán le sabri (con chó cắn, tôi nghĩ rằng chuyến xe hàng từ Pari đang qua rừng). - Le dab est, la dabuge ét merloussière, la féc est bative (lão tư sản ngu, mụ tư sản láu, con bé tư sản đẹp). Thường khi, để đánh lạc hướng những người nghe tiếng lóng chỉ thêm vào ở tất cả mọi từ của ngôn ngữ thường một cái đuôi ti tiện, một vĩ âm atlle, orgue, iergue hoặc uche. Như: Vousiergue trouvaille bonorgue ce gigotmuche? Anh thấy đùi cừu này ngon à? Đó là câu mà Cáctút nói với một người giữ cửa ngục để biết số tiền mình đưa có đủ để hắn cho mình chuồn không - Vĩ am mar, mãi gần đây mới được thêm vào.
Tiếng lóng, là thổ ngữ của thối nát, nên cũng chóng thoái hóa. Ngoài ra, vì ngôn ngữ đó luôn luôn tìm cách lẩn trốn, cho nên khi vừa thấy người ta hiểu thì nó biến dạng đi. Trái lại với mọi thứ thực vật khác, mỗi tia sáng rọi vào đâu giết chết ở đó ngay. Vậy nên tiếng lóng không ngừng tan rã và không ngừng cấu tạo: một công trình âm thầm và cấp tốc, không bao giờ ngừng lại. Trong khoảng mười năm, nó đi những bước dài hơn ngôn ngữ trong mười thế kỷ. Như larton (bánh mì) trở thành lartif; gail (con ngựa) thành gaye fertanche (rơm) thành ferlile, momignard thành moMác que; siques (áo rách) thành frusques; chique (nhà thờ) thành égrugeor; colabre (cái cổ) thành colas. Quỷ sứ, đầu tiên gọi là gahislo, sau là rabouin, sau nữa thành boulanger, giám mục gọi là ratichon, sau gọi sanglier (lợn rừng) con dao găm là vingt-deux (hai mươi hai) sau là surin, rồi lingre; những nhân viên cảnh sát gọi là railles, sau là roussins, sau là rousse, sau nữa là bọn bán dây dải, rồi coquers, rồi cognes (cớm); đao phủ thủ gọi taule, sau là charlot, rồi aligeur, rồi đến beequllard. Ở thế kỷ 17, đánh nhau gọi là cho nhau hút thuốc lá. Ở thế kỷ 19, gọi là nhai mõm nhau. Giữa hai từ ngữ ở hai đầu đó, có hai mươi từ khác kế chân nhau. Nếu Cáctút nói với Laxơne, Laxơne sẽ cho là Cáctút nói tiếng Êbrơ (tên xưa chỉ người Do Thái, thành ngữ: nói một thứ tiếng mà người ta không hiểu, hoặc nói gì quá khó hiểu). Tất cả những từ của cái ngôn ngữ này luôn luôn lẩn trốn như những người sử dụng của nó. Tuy nhiên, đôi khi lại chính do chuyển động này mà tiếng lóng cũ lại tái xuất và trở thành mới - Nó có những thị trấn của nó, ở đó nó được duy trì. Nhà ngục Tăngpơlơ còn giữ tiếng lóng của thế kỷ XVII. Viện Bixêtrơ khi còn là nhà tù, giữ tiếng lóng của phường trộm. Ở đấy, người ta nghe được vĩ âm anche của những dân trộm cũ - Bơyanchestu? (Mày uống không?) Il eroyonche (nó tin). Tuy nhiên sự biến động không ngừng vẫn là quy luật.
Nếu nhà triết học có thể cố định lại một thời khắc để quan sát cái ngôn ngữ luôn bốc hơi đó, thì ông ta sẽ thấy mình mắc vào những trầm tư đau lòng nhưng bổ ích. Không một khoa nghiên cứu nào lại có tác dụng giáo dục và phong phú về tính chất giáo dục hơn. Không một hoán dụ, không một từ nguyên nào của tiếng lóng mà chẳng chứa đựng một bài học. Giữa những con người ấy danh nghĩa là giả vờ, người ta đánh một bệnh. Xảo trá là sức mạnh của họ.
Đối với họ, cái ý niệm con người không rời khỏi ý niệm bóng đen. Đêm, gọi là sorgue, người gọi là orgue. Con người là một thuộc phẩm của đêm đó.
Họ đã có cái thói quen xã hội là một môi trường làm chết họ, một sức mạnh tàn nhẫn. Và họ nói đến tự do của họ như người ta nói đến sức khỏe của mình. Một người bị bắt là một người ốm, một người bị kết án là một người chết.
Đối với một tù nhân giữa bốn bức tường đá chôn vùi mình, không có gì kinh khủng cho bằng một sự tiết giới lạnh lùng như băng giá, họ gọi ngục tối là castus (nơi tuyệt dục). Trong chốn sầu thảm đó, đời sống bên ngoài hiện ra luôn luôn với vẻ tươi tắn nhất của nó. Người tù mang xích sắt ở chân; có lẽ anh tưởng họ nghĩ đến đôi chân để đi chăng? Không. Họ nghĩ đến đôi chân để nhảy múa. Vì vậy, khi mà họ cưa được những xích sắt đó, ý nghĩ đầu tiên của họ là bây giờ họ có thể nhảy múa và họ gọi cái cưa là một bastringue (điệu vũ ở tửu quán). Một cái tên gọi là một trung tâm, thật là một đồng hóa sâu sắc. Tên kẻ cướp có hai cái đầu: một cái đầu suy nghĩ về những hành động của hắn, cái này điều khiển nó suốt đời, một cái đầu khác ở trên vai nó ngày chết; hắn gọi cái đầu khuyên bảo nó phạm tội là la sorbonne (tên một trường đại học nổi tiếng ở Pari) và cái đầu đền tội là la tronche.
Khi một người chỉ còn những tã rách trên thân thể và những thói xấu trong trái tim, khi người đó đã tới chỗ sa đọa cả về vật chất lẫn tinh thần, hai thứ mà tiếng gueux bao hàm trong hai nghĩa của nó, thì người đó đã chín mùi để phạm tội. Người đó như con dao đã mài sắc. Con dao đó có hai lưỡi là quẫn bách và độc ác. Vì vậy mà tiếng lóng không nói “một thằng gueux” mà nói một thằng re guisé (mài lại). Thế nào là một nhà lao? Một lò than hồng để hỏa thiêu, một địa ngục. Cho nên người bị tội khổ sai được gọi là fagot (bó củi). Sau hết, những kẻ gian ác đã cho nhà tù cái tên nào? Tên trường học. Cả một lý thuyết về tổ chức cải hối có thể do cái từ này gợi ra.
Người ăn trộm cũng có “thịt cho đại bác” của mình có cái chất có thể lấy trộm, nghĩa là anh, tôi, bất cứ ai đi qua; đó là pantre (Pan: cả mọi người).
Bạn có muốn biết do đâu mà nảy nở những bài hát ở nhà tù, những điệp khúc mà từ vựng chuyên môn gọi là lirlinfa; Hãy nghe sau đây:
Ở ngục Satơlê của thành phố Pari có một cái hầm dài. Hầm đó xây sâu dưới đất ngót ba mét, dưới mực nước sông Xen. Hầm không có cửa sổ, cửa thông hơi, lỗ hở duy nhất là cái cửa ra vào. Con người có thể vào trong đó, còn không khí thì không. Trần hầm là một cái vòm bằng đá và sàn là ngót ba mươi phân bùn. Trước kia, có lát gạch. Nhưng nước rỉ đã làm gạch thối và nứt nẻ. Cách mặt đất hai mét rưỡi, một chiếc rầm gỗ dài, đồ sộ, bắc xuyên qua cái hầm ngầm đó, suốt chiều ngang. Từ trên chiếc rầm đó từng quãng, rủ xuống những dây xích dài khoảng trên một mét, ở các đầu xích có những chiếc gông cổ. Người ta cho vào hầm ấy những người bị kết tội khổ sai, chờ ngày cho đi Tulông. Người ta đẩy họ vào dưới cái rầm, ở đó xiềng và gông sắt đu đưa trong bóng tối chờ họ. Xiềng xích như cánh tay buông thõng và gông cổ như bàn tay mở xòe tóm lấy cổ họ. Người ta tán đinh các xiềng gông rồi để họ tại đó. Cái xích ngắn quá, họ không thể nằm. Họ không cựa được trong hầm ấy, trong đêm tối ấy dưới cái rầm nhà ấy; họ gần như bị treo cổ; họ phải cố gắng không tưởng tượng mới với nổi chiếc bánh hay vò nước; vòm đá trên đầu, bùn đến lưng chân, cứt đái của mình chảy ròng xuống khuỷu chân, xác rời rã vì mệt nhọc, hông và đầu gối khuỵu xuống, tay bám vào xiềng xích để nghỉ ngơi, ngủ thì chỉ ngủ đứng và mỗi lúc lại phải thức dậy vì gông làm ngẹt cổ. Một số người không bao giờ thức dậy nữa. Để ăn họ lấy gót chân đưa miếng bánh lần theo xương ống chân lên tới tay họ, cái miếng bánh người ta vứt xuống bùn cho họ. Họ phải ở như vậy trong một thời gian bao nhiêu lâu? Một tháng, hai tháng, đôi khi sáu tháng có người ở đến một năm. Đó là phòng chờ để xuống tàu khổ sai. Bắt trộm một con thỏ rừng của nhà vua cũng đủ để bị nhốt vào đó. Trong cái địa ngục nhà mồ đó, họ đã làm gì? Cái có thể làm trong một phần mộ, là nuối chết, và cái có thể làm trong một địa ngục là ca hát, bởi vì ở đâu không còn hy vọng thì vẫn còn tiếng hát. Ở vùng biển gần đảo Mantơ, khi một tàu khổ sai tới gần, người ta nghe thấy tiếng hát trước tiếng mái chèo. Người săn bắn trộm đáng thương Xuyavanhxăng đã từng ở nhà tù hầm Satơlê, nói: chính những vần thơ đã nâng đỡ tôi. Thơ vô ích. Vấn đề làm gì? Chính từ cái hầm đó đã xuất hiện hầu hết các bài hát tiếng lóng. Chính cái ngục Grăng Satơlê ở Pari đã đẻ ra cái điệp khúc não ruột trên chiến thuyền khổ sai Mônggômêri Timalun denơ. Timulamidông. Phần lớn những bài hát đó thê thảm: có một số bài vui; một bài tình tứ.
Ixicay (nơi đây) là sân khấu
Của chú bé bắn cung
Anh làm gì thì làm, cũng không tiêu diệt được cái vĩnh viễn còn lại trong trái tim con người là tình yêu.
Trong cái thế giới của những hành động mờ ám này, người ta giữ bí mật cho nhau. Bí mật là của tất cả mọi người, bí mật với những người khốn khổ này, là cái thống nhất dùng làm cơ sở đoàn kết. Làm mất bí mật, là rứt mỗi thành viên của cái đoàn thể hung dữ này khỏi một cái gì của bản thân nó. Cáo giác, trong ngôn ngữ mạnh mẽ của tiếng lóng, gọi là: ăn miếng. Có ý nói người cáo giác đã kéo về mình một chút chất của toàn thể và tự nuôi dưỡng bằng một miếng thịt của mỗi người.
Bị một cái tát là gì? Ẩn dụ sáo cũ là: C’est voir trente six chandelles (nhìn thấy ba mươi sáu ngọn nến). Ở đây nói lóng đã can thiệp và chữa lại: Chandelle, camoufle (nến, mõm) và từ đó, ngôn ngữ thông dụng tạo một từ đồng nghĩa cho “cái tát” là camouflet (mõm nhỏ). Như vậy, bằng một lối thâm nhập từ dưới lên trên qua ẩn dụ, tiếng lóng đã leo từ hang hốc lên đến viện hàn lâm; và Pulayê khi nói J’allume ma camoufle (tôi thắp cái mõm của tôi) đã làm cho Vônte viết ra câu “Langleviel La Beaumel’e mé rite cent camouflets” (Lănglơvien La Bômenlơ đáng một trăm cái tát).
Mỗi bước đào bới trong tiếng lóng là một khám phá mới; nghiên cứu và khai thác sâu thổ âm kỳ lạ ấy dẫn đến giao điểm huyền bí giữa cái xã hội chính thức và cái xã hội bị nguyền rủa.
Tiếng lóng là lời nói đã trở thành tội phạm khổ sai.
Cái nguyên lý tư duy của con người mà bị dồn xuống thấp đến thế, mà bị kéo lê và trói buộc bởi những bức bách tối tăm của định mệnh, mà bị ràng buộc chẳng biết bởi những sợi dây nào vào cái vực thẳm ấy, điều đó khiến cho người ta sửng sốt.
Ôi! Cái tư duy đáng thương của những người khốn hổ!
Than ôi, có ai đến chăng để cứu giúp linh hồn của con người trong bóng tối ấy? Số phận của nó có phải là ở đấy mãi chờ đợi thiên thần đến giải phóng, người kỵ mã vĩ đại của bao nhiêu trảo mã và dực mã, người chiến sĩ màu bình minh từ trời xanh bay xuống giữa đôi cánh, người hiệp sĩ huy hoàng của tương lai?
Linh hồn ấy có phải luôn hoài công cầu cứu ngọn thương ánh sáng của lý tưởng? Linh hồn ấy, có bị buộc phải luôn nghe và thấy cái ác đi tới một cách kinh khủng, giữa cái dày đặc của vực thẳm và thấy thấp thoáng, ngày càng gần thêm với mình, dưới làn nước ghê tởm, cái đầu dữ tợn, cái mõm đang sùi bọt và cái cồn cồn uốn khúc của móng vuốt, của đốm khoanh? Có phải linh hồn cứ ở mãi đó, không một ánh sáng mập mờ, không hy vọng, kế cận con quái vật đã đánh hơi thấy mình, một sự kế cận ghê gớm, qua đó linh hồn giống như một nàng Ăngdômét, run rẩy, dựng ngược tóc, vặn vẹo tay, vĩnh viễn bị cột vào hòn đá của đêm tối, Ăngdômét âm thầm, trắng nuốt, khỏa thân trong bóng tối!
CỘI RỄ
Tiếng lóng, là ngôn ngữ của những người ngu tối.
Tư tưởng xúc động trong cõi sâu xa thăm thẳm, triết học xã hội, trầm tư đau xót đứng trước cái thổ ngữ bí ẩn này, cái thổ ngữ vừa điếm nhục vừa phẫn nộ này. Ở đó, hình phạt hiện rõ. Mỗi âm có vẻ như bị đóng dấu lửa. Những từ của ngôn ngữ thông thường, xuất hiện ở đâu nhăn nhúm và thành chai, dưới con dấu sắt nóng của tên đao phủ. Một số từ còn như đang bốc khói. Câu này giống như bả vai bị đóng dấu hoa huệ của một tên trộm, đột nhiên hở trần ra. Ý tưởng gần như từ chối không để cho những danh từ đã bị kết án đó diễn đạt. Ẩn dụ của nó đôi khi quá trâng tráo đến nỗi ta có cảm giác nó đeo gông.
Vả lại, mặc dầu tất cả những thứ đó và chính nguyên nhân lại do đó, cái thổ ngữ kỳ lạ ấy vẫn có ngăn của nó trong cái tủ ngăn lớn vô tư, trong đó có chỗ cho đồng xu gỉ cũng như cho cái huy chương vàng cái ngăn mà người ta gọi là văn học. Nói lóng có ngữ pháp và nền thơ của nó, dù người ta thừa nhận hay không. Đó là một ngôn ngữ. Nếu do chỗ xú dang của một vài danh từ, người ta nhận đó của Măngđranh, thì do cái huy hoàng của mấy hoán dụ, người ta lại cảm thấy như chính Vilông đã nói.
Câu thơ kỳ thú và nổi tiếng:
“Đâu rồi những tuyết năm xưa?”
(Mais où sont les neiges d’antan?)
Là một câu thơ nói lóng. Antan - ante annum (năm trước: tiếng Latinh) - là một từ nói lóng của bọn nhà trộm. Nó nghĩa là năm ngoái và, rộng ra là ngày xưa. Cách đấy ba mươi lăm năm, vào chuyến phát vãng tù khổ sai lớn năm 1827, người ta còn đọc được trong một ngục tối ở Bixôtrơ câu châm ngôn do một tên đại hợm khắc bằng đanh trên tường như sau:
“Lé dobs d’antan trimaient siempre pour lapierre du Coesre” có nghĩa là: Các nhà vua thời xưa khi nào cũng đi lễ đăng quan. Trong tư tưởng “nhà vua” đó, đăng quan là đi tù khổ sai.
Danh từ đécarade (dêcarađơ), diễn tả sự khởi hành của một chiếc xe ngựa chở nặng, phóng nước đại, đã được gán cho Villon và xứng đáng với nhà thơ. Cái từ ấy như súng nổ ở cả bốn âm, chung đúc lại, trong một từ tượng thanh oai hùng, cả một câu thơ rất đẹp của La Phôngten:
Six forls chevaux tiraient un coche
(Sáu ngựa khỏe kéo xe một cỗ)
Về phương diện thuần túy văn học, nghiên cứu tiếng lóng có thể là kỳ thú hơn nhiều khoa khác. Đó là cả một ngôn ngữ trong ngôn ngữ, một thứ u tật bệnh, một tiếp ghép nguy hiểm. Nó đã sản sinh ra một thực vật, một tầm gửi có rễ trong cái thân gôloa (thuộc về xứ Gaule, tức là đất Pháp ngày xưa) mà lá độc lại bò ban trên cả một cạnh của ngôn ngữ. Cái này có thể gọi là phương diện thứ nhất, phương diện thông thường của tiếng lóng. Nhưng, đối với những người nghiên cứu ngôn ngữ đứng đắn, nghĩa là cũng như các nhà địa chất học nghiên cứu đất, tiếng lóng xuất hiện như một thứ phù sa. Tùy người ta khơi sâu nhiều ít, người ta thấy, trong tiếng lóng, bên dưới tiếng Pháp cổ bình dân, tiếng Pơrôvăngxan, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đông phương tức là ngôn ngữ của những cảng Địa Trung Hải, tiếng Anh và tiếng Đức, tiếng Rômân (ngôn ngữ bình dân ở một xứ do người La Mã xưa chinh phục, gồm có ngôn ngữ địa phương ghép với tiếng Latinh), với ba thứ: rô-mân Pháp, rô-mân Ý, rô-mân tiếng Latinh và sau hết, tiếng Bátxcơ (basque) và tiếng Xentơ (celte). Cấu tạo sâu sắc và kỳ lạ. Một tòa nhà ngầm dưới đất, do tất cả những kẻ khốn khổ xây dựng. Mỗi một giống loại bị nguyền rủa đã đặt ở đó tầng lớp của mình: nỗi đau khổ đã để rơi vào đó hòn đá của mình; mỗi trái tim góp hòn cuội của mình. Một đám đông những tâm hồn xấu xa, hèn thấp hoặc bực tức, đã trải qua cuộc sống và đã biến vào trong vĩnh cửu, đều hiện diện ở đó hầu như nguyên vẹn, và có thể nhìn thấy dưới hình thái một từ quái đản.
Người ta muốn tiếng chăng? Tiếng lóng cổ thời gô tích đầy rẫy - Đây boffelte, ống bễ do bofeton mà ra; vanlane cửa sổ (sau thành vanterne) do vantana; gat, con mèo, do gato; acite, dầu, do aceyte.
Người ta muốn tiếng Ý chăng? Đây spade, thanh gươm do spada; carvel, tàu thủy, do caravella.
Người ta muốn tiếng Anh? Đây bichot, giám mục, do bishop; raille, gián điệp, do rascal, rascalion, coquin; pillner, túi đựng, do pilcher, bao vỏ.
Người ta muốn tiếng Đức? Đây caleur, đứa con trai, kellner; le hers, ông chủ, do chữ herzog (quận công).
Người ta muốn tiếng Latinh? Đây frangir, bẻ gãy, frangere; affurer, ăn cắp, fur; cadene, xiềng xích, catena.
Có một tiếng xuất hiện trong mọi ngôn ngữ của lục địa, với một thế lực và quyền lợi huyền bí, đó là từ magnus. Xứ Ecốtxơ chế tạo ra tiếng Mác, chỉ người chủ bộ lạc, như Mác Farlane, Mác-Callummore (Tuy nhiên, phải thấy Mác trong tiếng Xentơ lại có nghĩa là con trai - chú thích của tác giả) là Phác-lan (Farlane) vĩ đại, Ca-luy-mo (Callummore) vĩ đại, Magnus đã tạo ra từ meck, và ít lâu sau, từ meg, nghĩa là Thượng đế.
Người ta muốn tiếng Bátxcơ? Đây gahisto, quỷ sứ, do gaiztoa, xấu; sorgabon, chào ban đêm, do gabon, chào buổi chiều.
Người ta muốn tiếng Xen-tơ? Đây blavin, khăn tay, do blavet, nước bọt ra; ménesse, đàn bà (nghĩa xấu), do meinec, tức là đầy đá; barabt, suối, do baranton, giếng nước; gofeur, thợ khóa, do goff, thợ rèn; guétdouze, cái chết, do guenndu trắng đen.
Cuối cùng, bạn muốn lịch sử chăng? Tiếng lóng gọi đồng tiền ê-kuy là moltaise, vì người khổ sai nhớ lại đồng tiền trên những chiếc thuyền mà họ phải chèo ở xứ Man-tơ.
Ngoài những nguồn gốc ngôn ngữ học vừa nêu, nói lóng còn có những cội rễ khác, tự nhiên hơn nữa, có thể nói, xuất phát từ lý trí con người.
Thứ nhất sự sáng tạo trực tiếp ra từ. Đó là điều huyền bí của các ngôn ngữ. Diễn tả bằng những từ có hình ảnh. Những hình ảnh đó, chẳng biết bằng cách nào và tại sao các từ lại có được. Đó là cái vốn sơ khai của mọi ngôn ngữ nhân loại, cái mà người ta có thể gọi là đá hoa cương. Tiếng lóng đầy rẫy những từ loại đó, những từ trực tiếp, hoàn toàn sáng tạo, chẳng biết ở đâu, do ai, không từ nguyên, không loại suy, không dẫn xuất, những từ trơ trọi, man rợ, đôi khi xấu xí. Chúng nó có một khả năng diễn đạt kỳ lạ và sống mãi. Như đao phủ, le taule; - rừng, sabri; - sợ, chạy trốn, taf: - đầy tớ, larbin; - tướng quân, quận trưởng, thượng thư, pharos; quỷ sứ, rabouin.
Những từ đó lạ hơn vì cả: vừa che giấu, vừa chỉ rõ. Có những từ, như rabouin chẳng hạn, vừa kỳ cục, vừa ghê gớm và giống như cái nhăn mặt của các khổng lồ một mắt.
Thứ hai, phép ẩn dụ, đặc tính của một ngôn ngữ muốn nói hết mà lại giấu hết, là rất phong phú về hình ảnh. Ẩn dụ là một bí quyết trong đó ẩn nấp anh kẻ trộm đang âm mưu một chuyến, anh tù đang tính cách vượt ngục. Không một thổ ngữ nào nhiều ẩn dụ hơn tiếng lóng. - Dévisser le coco (vặn ốc quả dừa) là vặn cổ: - torliller (xoắn) là ăn; - être gerbé (bị bó lúa) là bị xử án; un rat (con chuột) là tên ăn cắp bánh mì; - in langsquine (trời vác giáo) trời mưa, một hình ảnh cổ đập vào mắt và như mang cả niên kỷ trên nó, đồng hóa những vệt dài xiên chéo của mưa với những ngọn giáo dày đặc và nghiêng nghiêng của bộ binh Đức ngày trước; từ ấy thâu tóm hoán dụ của nhân dân; il pleut des hal’bardes (thương kích như mưa). Đôi khi, khi mà tiếng lóng tiến từ thời kỳ thứ nhất sang thời kỳ thứ hai, các từ cũng qua tình trạng man rợ và sơ khai, sang ý nghĩa của hình ảnh. Con quỷ sứ thôi không là rabouin nữa mà thành anh boulanger (thợ làm bánh mì), tức người cho tuốt vào lò nướng. Có tài hoa hơn, nhưng kém vĩ đại: một cái gì như Raxin sau Cornây, như Ơripít, sau Etsinlơ. Một đôi câu tiếng lóng lại đứng ở cả hai thời kỳ và vừa có tính chất man rợ, vừa có tính chất ẩn dụ, giống như ảo giác. Les sorgueurs vonts sollicer des gails à la lune (các chú mò đêm chờ tối là ăn trộm ngựa). Cái đó kéo qua trong trí, như một toán bóng ma. Người ta không biết đã nhìn thấy những gì.
Thứ ba, mưu thuật. Tiếng lóng sống trên ngôn ngữ. Nó dùng ngôn ngữ tùy thích, lấy ở ngôn ngữ tùy ngẫu nhiên, nó thường giới hạn ở chỗ thay đổi ngôn ngữ đi một cách sơ sài và thô thiển. Đôi khi, với những từ thông dụng, làm lệch lạc đi như vậy và phức tạp hóa thêm bằng những tiếng lóng thuần túy, nó cấu tạo ra những từ ngữ rất gợi hình, trong đó người ta thấy trà trộn hai yếu tố trên là sáng tạo trực tiếp và hoán dụ. - Le cab jaspine, je marronne que la roulotte de Pantin trime dán le sabri (con chó cắn, tôi nghĩ rằng chuyến xe hàng từ Pari đang qua rừng). - Le dab est, la dabuge ét merloussière, la féc est bative (lão tư sản ngu, mụ tư sản láu, con bé tư sản đẹp). Thường khi, để đánh lạc hướng những người nghe tiếng lóng chỉ thêm vào ở tất cả mọi từ của ngôn ngữ thường một cái đuôi ti tiện, một vĩ âm atlle, orgue, iergue hoặc uche. Như: Vousiergue trouvaille bonorgue ce gigotmuche? Anh thấy đùi cừu này ngon à? Đó là câu mà Cáctút nói với một người giữ cửa ngục để biết số tiền mình đưa có đủ để hắn cho mình chuồn không - Vĩ am mar, mãi gần đây mới được thêm vào.
Tiếng lóng, là thổ ngữ của thối nát, nên cũng chóng thoái hóa. Ngoài ra, vì ngôn ngữ đó luôn luôn tìm cách lẩn trốn, cho nên khi vừa thấy người ta hiểu thì nó biến dạng đi. Trái lại với mọi thứ thực vật khác, mỗi tia sáng rọi vào đâu giết chết ở đó ngay. Vậy nên tiếng lóng không ngừng tan rã và không ngừng cấu tạo: một công trình âm thầm và cấp tốc, không bao giờ ngừng lại. Trong khoảng mười năm, nó đi những bước dài hơn ngôn ngữ trong mười thế kỷ. Như larton (bánh mì) trở thành lartif; gail (con ngựa) thành gaye fertanche (rơm) thành ferlile, momignard thành moMác que; siques (áo rách) thành frusques; chique (nhà thờ) thành égrugeor; colabre (cái cổ) thành colas. Quỷ sứ, đầu tiên gọi là gahislo, sau là rabouin, sau nữa thành boulanger, giám mục gọi là ratichon, sau gọi sanglier (lợn rừng) con dao găm là vingt-deux (hai mươi hai) sau là surin, rồi lingre; những nhân viên cảnh sát gọi là railles, sau là roussins, sau là rousse, sau nữa là bọn bán dây dải, rồi coquers, rồi cognes (cớm); đao phủ thủ gọi taule, sau là charlot, rồi aligeur, rồi đến beequllard. Ở thế kỷ 17, đánh nhau gọi là cho nhau hút thuốc lá. Ở thế kỷ 19, gọi là nhai mõm nhau. Giữa hai từ ngữ ở hai đầu đó, có hai mươi từ khác kế chân nhau. Nếu Cáctút nói với Laxơne, Laxơne sẽ cho là Cáctút nói tiếng Êbrơ (tên xưa chỉ người Do Thái, thành ngữ: nói một thứ tiếng mà người ta không hiểu, hoặc nói gì quá khó hiểu). Tất cả những từ của cái ngôn ngữ này luôn luôn lẩn trốn như những người sử dụng của nó. Tuy nhiên, đôi khi lại chính do chuyển động này mà tiếng lóng cũ lại tái xuất và trở thành mới - Nó có những thị trấn của nó, ở đó nó được duy trì. Nhà ngục Tăngpơlơ còn giữ tiếng lóng của thế kỷ XVII. Viện Bixêtrơ khi còn là nhà tù, giữ tiếng lóng của phường trộm. Ở đấy, người ta nghe được vĩ âm anche của những dân trộm cũ - Bơyanchestu? (Mày uống không?) Il eroyonche (nó tin). Tuy nhiên sự biến động không ngừng vẫn là quy luật.
Nếu nhà triết học có thể cố định lại một thời khắc để quan sát cái ngôn ngữ luôn bốc hơi đó, thì ông ta sẽ thấy mình mắc vào những trầm tư đau lòng nhưng bổ ích. Không một khoa nghiên cứu nào lại có tác dụng giáo dục và phong phú về tính chất giáo dục hơn. Không một hoán dụ, không một từ nguyên nào của tiếng lóng mà chẳng chứa đựng một bài học. Giữa những con người ấy danh nghĩa là giả vờ, người ta đánh một bệnh. Xảo trá là sức mạnh của họ.
Đối với họ, cái ý niệm con người không rời khỏi ý niệm bóng đen. Đêm, gọi là sorgue, người gọi là orgue. Con người là một thuộc phẩm của đêm đó.
Họ đã có cái thói quen xã hội là một môi trường làm chết họ, một sức mạnh tàn nhẫn. Và họ nói đến tự do của họ như người ta nói đến sức khỏe của mình. Một người bị bắt là một người ốm, một người bị kết án là một người chết.
Đối với một tù nhân giữa bốn bức tường đá chôn vùi mình, không có gì kinh khủng cho bằng một sự tiết giới lạnh lùng như băng giá, họ gọi ngục tối là castus (nơi tuyệt dục). Trong chốn sầu thảm đó, đời sống bên ngoài hiện ra luôn luôn với vẻ tươi tắn nhất của nó. Người tù mang xích sắt ở chân; có lẽ anh tưởng họ nghĩ đến đôi chân để đi chăng? Không. Họ nghĩ đến đôi chân để nhảy múa. Vì vậy, khi mà họ cưa được những xích sắt đó, ý nghĩ đầu tiên của họ là bây giờ họ có thể nhảy múa và họ gọi cái cưa là một bastringue (điệu vũ ở tửu quán). Một cái tên gọi là một trung tâm, thật là một đồng hóa sâu sắc. Tên kẻ cướp có hai cái đầu: một cái đầu suy nghĩ về những hành động của hắn, cái này điều khiển nó suốt đời, một cái đầu khác ở trên vai nó ngày chết; hắn gọi cái đầu khuyên bảo nó phạm tội là la sorbonne (tên một trường đại học nổi tiếng ở Pari) và cái đầu đền tội là la tronche.
Khi một người chỉ còn những tã rách trên thân thể và những thói xấu trong trái tim, khi người đó đã tới chỗ sa đọa cả về vật chất lẫn tinh thần, hai thứ mà tiếng gueux bao hàm trong hai nghĩa của nó, thì người đó đã chín mùi để phạm tội. Người đó như con dao đã mài sắc. Con dao đó có hai lưỡi là quẫn bách và độc ác. Vì vậy mà tiếng lóng không nói “một thằng gueux” mà nói một thằng re guisé (mài lại). Thế nào là một nhà lao? Một lò than hồng để hỏa thiêu, một địa ngục. Cho nên người bị tội khổ sai được gọi là fagot (bó củi). Sau hết, những kẻ gian ác đã cho nhà tù cái tên nào? Tên trường học. Cả một lý thuyết về tổ chức cải hối có thể do cái từ này gợi ra.
Người ăn trộm cũng có “thịt cho đại bác” của mình có cái chất có thể lấy trộm, nghĩa là anh, tôi, bất cứ ai đi qua; đó là pantre (Pan: cả mọi người).
Bạn có muốn biết do đâu mà nảy nở những bài hát ở nhà tù, những điệp khúc mà từ vựng chuyên môn gọi là lirlinfa; Hãy nghe sau đây:
Ở ngục Satơlê của thành phố Pari có một cái hầm dài. Hầm đó xây sâu dưới đất ngót ba mét, dưới mực nước sông Xen. Hầm không có cửa sổ, cửa thông hơi, lỗ hở duy nhất là cái cửa ra vào. Con người có thể vào trong đó, còn không khí thì không. Trần hầm là một cái vòm bằng đá và sàn là ngót ba mươi phân bùn. Trước kia, có lát gạch. Nhưng nước rỉ đã làm gạch thối và nứt nẻ. Cách mặt đất hai mét rưỡi, một chiếc rầm gỗ dài, đồ sộ, bắc xuyên qua cái hầm ngầm đó, suốt chiều ngang. Từ trên chiếc rầm đó từng quãng, rủ xuống những dây xích dài khoảng trên một mét, ở các đầu xích có những chiếc gông cổ. Người ta cho vào hầm ấy những người bị kết tội khổ sai, chờ ngày cho đi Tulông. Người ta đẩy họ vào dưới cái rầm, ở đó xiềng và gông sắt đu đưa trong bóng tối chờ họ. Xiềng xích như cánh tay buông thõng và gông cổ như bàn tay mở xòe tóm lấy cổ họ. Người ta tán đinh các xiềng gông rồi để họ tại đó. Cái xích ngắn quá, họ không thể nằm. Họ không cựa được trong hầm ấy, trong đêm tối ấy dưới cái rầm nhà ấy; họ gần như bị treo cổ; họ phải cố gắng không tưởng tượng mới với nổi chiếc bánh hay vò nước; vòm đá trên đầu, bùn đến lưng chân, cứt đái của mình chảy ròng xuống khuỷu chân, xác rời rã vì mệt nhọc, hông và đầu gối khuỵu xuống, tay bám vào xiềng xích để nghỉ ngơi, ngủ thì chỉ ngủ đứng và mỗi lúc lại phải thức dậy vì gông làm ngẹt cổ. Một số người không bao giờ thức dậy nữa. Để ăn họ lấy gót chân đưa miếng bánh lần theo xương ống chân lên tới tay họ, cái miếng bánh người ta vứt xuống bùn cho họ. Họ phải ở như vậy trong một thời gian bao nhiêu lâu? Một tháng, hai tháng, đôi khi sáu tháng có người ở đến một năm. Đó là phòng chờ để xuống tàu khổ sai. Bắt trộm một con thỏ rừng của nhà vua cũng đủ để bị nhốt vào đó. Trong cái địa ngục nhà mồ đó, họ đã làm gì? Cái có thể làm trong một phần mộ, là nuối chết, và cái có thể làm trong một địa ngục là ca hát, bởi vì ở đâu không còn hy vọng thì vẫn còn tiếng hát. Ở vùng biển gần đảo Mantơ, khi một tàu khổ sai tới gần, người ta nghe thấy tiếng hát trước tiếng mái chèo. Người săn bắn trộm đáng thương Xuyavanhxăng đã từng ở nhà tù hầm Satơlê, nói: chính những vần thơ đã nâng đỡ tôi. Thơ vô ích. Vấn đề làm gì? Chính từ cái hầm đó đã xuất hiện hầu hết các bài hát tiếng lóng. Chính cái ngục Grăng Satơlê ở Pari đã đẻ ra cái điệp khúc não ruột trên chiến thuyền khổ sai Mônggômêri Timalun denơ. Timulamidông. Phần lớn những bài hát đó thê thảm: có một số bài vui; một bài tình tứ.
Ixicay (nơi đây) là sân khấu
Của chú bé bắn cung
Anh làm gì thì làm, cũng không tiêu diệt được cái vĩnh viễn còn lại trong trái tim con người là tình yêu.
Trong cái thế giới của những hành động mờ ám này, người ta giữ bí mật cho nhau. Bí mật là của tất cả mọi người, bí mật với những người khốn khổ này, là cái thống nhất dùng làm cơ sở đoàn kết. Làm mất bí mật, là rứt mỗi thành viên của cái đoàn thể hung dữ này khỏi một cái gì của bản thân nó. Cáo giác, trong ngôn ngữ mạnh mẽ của tiếng lóng, gọi là: ăn miếng. Có ý nói người cáo giác đã kéo về mình một chút chất của toàn thể và tự nuôi dưỡng bằng một miếng thịt của mỗi người.
Bị một cái tát là gì? Ẩn dụ sáo cũ là: C’est voir trente six chandelles (nhìn thấy ba mươi sáu ngọn nến). Ở đây nói lóng đã can thiệp và chữa lại: Chandelle, camoufle (nến, mõm) và từ đó, ngôn ngữ thông dụng tạo một từ đồng nghĩa cho “cái tát” là camouflet (mõm nhỏ). Như vậy, bằng một lối thâm nhập từ dưới lên trên qua ẩn dụ, tiếng lóng đã leo từ hang hốc lên đến viện hàn lâm; và Pulayê khi nói J’allume ma camoufle (tôi thắp cái mõm của tôi) đã làm cho Vônte viết ra câu “Langleviel La Beaumel’e mé rite cent camouflets” (Lănglơvien La Bômenlơ đáng một trăm cái tát).
Mỗi bước đào bới trong tiếng lóng là một khám phá mới; nghiên cứu và khai thác sâu thổ âm kỳ lạ ấy dẫn đến giao điểm huyền bí giữa cái xã hội chính thức và cái xã hội bị nguyền rủa.
Tiếng lóng là lời nói đã trở thành tội phạm khổ sai.
Cái nguyên lý tư duy của con người mà bị dồn xuống thấp đến thế, mà bị kéo lê và trói buộc bởi những bức bách tối tăm của định mệnh, mà bị ràng buộc chẳng biết bởi những sợi dây nào vào cái vực thẳm ấy, điều đó khiến cho người ta sửng sốt.
Ôi! Cái tư duy đáng thương của những người khốn hổ!
Than ôi, có ai đến chăng để cứu giúp linh hồn của con người trong bóng tối ấy? Số phận của nó có phải là ở đấy mãi chờ đợi thiên thần đến giải phóng, người kỵ mã vĩ đại của bao nhiêu trảo mã và dực mã, người chiến sĩ màu bình minh từ trời xanh bay xuống giữa đôi cánh, người hiệp sĩ huy hoàng của tương lai?
Linh hồn ấy có phải luôn hoài công cầu cứu ngọn thương ánh sáng của lý tưởng? Linh hồn ấy, có bị buộc phải luôn nghe và thấy cái ác đi tới một cách kinh khủng, giữa cái dày đặc của vực thẳm và thấy thấp thoáng, ngày càng gần thêm với mình, dưới làn nước ghê tởm, cái đầu dữ tợn, cái mõm đang sùi bọt và cái cồn cồn uốn khúc của móng vuốt, của đốm khoanh? Có phải linh hồn cứ ở mãi đó, không một ánh sáng mập mờ, không hy vọng, kế cận con quái vật đã đánh hơi thấy mình, một sự kế cận ghê gớm, qua đó linh hồn giống như một nàng Ăngdômét, run rẩy, dựng ngược tóc, vặn vẹo tay, vĩnh viễn bị cột vào hòn đá của đêm tối, Ăngdômét âm thầm, trắng nuốt, khỏa thân trong bóng tối!
Bình luận facebook