Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 107
QUYỂN VI: CHÚ BÉ GAVRỐT
I
TRẬN GIÓ TINH QUÁI
Từ năm 1823 trở đi, cửa hàng cơm Tênácđiê ở Môngphécmây suy dần, chìm ngập dần. Không phải chìm ngập trong vực thẳm một cuộc phá sản, mà chìm dần mòn trong cái vũng đọng của những món nợ vặt ỷ eo. Trong lúc ấy, vợ chồng Tênácđiê sinh thêm hai đứa con, đều là trai. Tổng số bây giờ là năm, hai gái, ba trai. Như thế cũng khá gọi là đông.
Hai đứa trẻ sinh sau, mụ Tênácđiê đã rẩy đi với một sự may mắn hiếm có, từ lúc chúng còn rất bé.
Đúng là rẩy đi. Vì người đàn bà ấy chỉ có một phần thiên tính: mụ chỉ làm mẹ đối với con gái thôi. Có hơn một ví dụ về hiện tượng đó. Cũng như bà thống chế Đơ La Môtơ Huđăngcua, mụ chỉ làm mẹ đối với mấy đứa con gái thôi. Mẫu tính của mụ giới hạn ở chỗ đó. Và lòng thù ghét nhân loại ở mụ cũng bắt đầu từ hai đứa con trai. Đối với chúng, sự nanh ác của mụ dóc như một vực thẳm và quả tim mụ bị chặn lại bởi một ghềnh đá ở chỗ này. Bạn đọc đã thấy mụ ghét thằng lớn thế nào, với hai đứa nhỏ, lại càng hơn thế, mụ thù ghê thù tởm chúng. Vì sao? Vì… cái lý do ghê gớm đệ nhất và cũng khó cãi đệ nhất. Vì tôi không cần cả một xâu con như vậy.
Chúng ta hãy xem mụ Tênácđiê làm thế nào để khử bỏ ba đứa con, hơn nữa khử bỏ mà còn được lợi.
Trước đây, tác giả cũng đã nói đến một mụ Manhông tức là con mụ đã bắt lão Gilơnoócmăng chu cấp cho hai đứa con. Mụ ấy ở bờ sông Xalétxtanh, chỗ gặp nhau với đường phố Pơti Muytxcơ, cái đường phố đã dùng cái tên thơm để che tiếng xấu (xạ hương). Ngày nay người ta vẫn còn nhớ cái trận dịch hầu phong lớn đã tàn sát trẻ con trên cái khu phố bờ sông Xen cách đây ba mươi lăm năm. Khoa học đã lợi dụng trận dịch ấy để thể nghiệm đại quy mô hiệu quả của việc thổi phèn chua vào cơ thể, một phương pháp chữa bệnh đã được thay thế bằng cồn iốt bôi ngoài. Qua vụ dịch, mụ Manhông bỏ mất luôn cả hai đứa con, một đứa buổi sớm, một đứa buổi chiều, đương rất bé. Thật là một tai họa. Hai đứa bé ấy quý lắm: mỗi tháng chúng kiếm ra tám mươi phơrăng. Số tiền ấy, tháng tháng mụ lĩnh đều đặn ở nhà ông Bácgiơ là mõ tòa hưu trí, quản lý lợi tức cho lão Gilơnoócmăng ở phố Vua Xixin. Hai đứa bé chết thì món cấp phí của mụ Manhông cũng đi đời nhà ma. Mụ Manhông nghĩ kế: mụ vốn có chân trong đảng kín của những đứa bất lương. Trong đảng ấy người ta biết rất rõ cả mọi việc của nhau nhưng người ta giữ bí mật cho nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Mụ Manhông cần hai đứa trẻ, thì chính mụ Tênácđiê lại có hai đứa. Cùng là trai, cùng một lứa tuổi. Quả là được việc cho mụ này và có lợi cho mụ Manhông. Mụ Manhông rời khỏi phố bờ sông để vào ở phố Cơlốtsơpéc. Ở Pari rời phố này đi chỗ khác, thì lý lịch cũ cũng tự dưng mất.
Sổ hộ tịch không được báo cáo gì về hai đứa bé chết cho nên không đòi hỏi gì cả, và việc đánh tráo thế là xuôi. Duy tên Tênácđiê đòi mỗi tháng mười phơrăng về khoản cho mượn con ấy. Mụ Manhông đồng ý và trả đúng hẹn. Tất nhiên về phần lão Gilơnoócmăng lão vẫn trả tiền đều đặn. Cứ sáu tháng, lão đến thăm hai đứa một lần. Lão không thấy sự đổi chác. Mụ Manhông nói với lão: ông ơi, ông xem, chúng nó giống ông như đúc.
Tên Tênácđiê vốn thạo việc đổi trắng thay đen cho nên cũng lợi dụng cơ hội ấy để đổi tên ra Giôngđơrét. Hai đứa con gái của hắn và Gavrốt cũng chỉ vừa nhận thấy qua là mình có hai đứa em trai. Nghèo khổ đến một mức nào đó thì người ta hóa ra vô tình; khi ấy người ta nhìn đồng loại cũng như nhìn con sâu cái kiến. Cả đến những người thân nhất cũng chỉ là những cái bóng nhạt trên nền nhờ nhờ của cuộc sống, dễ dàng lẩn biến vào thế giới vô hình.
Tối hôm mụ Tênácđiê giao món hàng con cho mụ Manhông, với quyết tâm từ bỏ dứt khoát, mụ có một điều băn khoăn không biết vờ hay thật. Mụ bảo Tênácđiê: làm thế chả hóa ra chúng mình bỏ con! Thằng chồng lấy giọng thông thái và thản nhiên đáp: ngày xưa Rútxô còn làm hơn thế! Câu nói ấy thanh toán ngay niềm băn khoăn của mụ vợ. Nhưng từ băn khoăn, mụ chuyển sang lo ngại. Mụ nói: ngộ cảnh sát họ làm rắc rối thì thế nào? Ông ơi, cái việc chúng ta làm đó, chúng ta có được phép làm không?
- Được phép tuốt, cái gì lại không được phép. Ai người ta biết trời đất gì trong ấy. Vả với cái đồ trẻ con xơ rơ xác rác ấy, ai ích gì mà dí mũi vào?
Mụ Manhông thuộc loại “tội phạm thanh nhã”. Mụ phục sức lịch sử. Đồ đạc trong nhà mụ tồi tàn mà cầu kỳ. Mụ cho một ả người Anh quốc tịch Pháp ở chung nhà. Ả người Anh thành người Pari đó có những bạn bè giàu có và dính dáng mật thiết với vụ mề đay của thư viện và kim cương của cô Mácxơ. Sau này, ả nổi tiếng trong các hồ sơ tư pháp. Người ta gọi ả là Mitxơ (Nguyên văn Mamselle Miss. Mamselle tiếng bình dân có ý khinh bỉ, do tiếng mademoiselle: cô hoặc tiểu thư, gái chưa chồng; Miss tiếng Anh cũng có nghĩa là cô gái chưa chồng. Danh từ Mamselle Miss cấu tạo như danh từ bà đầm, phiên âm tiếng pháp từ dame của ta, gồm một từ quốc ngữ ghép với một từ ngoại ngữ đồng nghĩa).Hai đứa bé về ở với mụ Manhông cũng không đến nỗi nào. Số tiền tám mươi phơrăng hàng tháng khiến mụ cũng có phần nương nhẹ chúng, như người ta nương tất cả những vật dùng để sinh lợi. Mặc cũng lành, ăn cũng ngon, được săn sóc gần như những “cậu ấm”, hai đứa bé ở với bà mẹ giả này hóa ra sướng hơn ở với mẹ ruột. Mụ Manhông lại cố đóng vai bà thượng lưu không nói tục nói lóng trước mặt chúng.
Vài ba năm trôi qua như vậy. Tênácđiê đoán rồi sẽ còn khá hơn. Một lần Manhông đem đưa số tiền tháng mười phơrăng cho hắn, hắn đã nói:
- Rồi đây “ông bố” chúng cũng phải nghĩ đến việc giáo dục chúng mới được. Rủi mà may, hai đứa bé tội nghiệp ấy thế mà được ấm thân. Bỗng đâu một buổi kia chúng lại bị vứt ra giữa cảnh đời để tự mình bắt đầu cuộc sống.
Một vụ bắt bớ hàng loạt nhứng đứa bất lương như vụ bắt ổ bợm Giôngđơrét, có kèm theo nhiều vụ soát nhà và giam cứu, là một tai họa cho xã hội huyền bí kinh tởm ấy, nó sống ẩn ở dưới cái xã hội công khai. Một biến cố như thế gây ra đủ mọi thứ đổ vỡ. Tai họa của Giôngđơrét gây ra tai họa cho mụ Manhông.
Không mấy bữa sau khi mụ Manhông đưa cho Êpônin mảnh giấy về phố Pơluyme, thì một hôm, cảnh sát ập đến con đường Cơlốtsơpéc. Mụ Manhông sa lưới, cùng với “cô Mítxơ” và tất cả dân cư ở cái nhà ấy, vì hành tung của họ khả nghi. Trong khi ấy, hai đứa bé đang chơi ở sân sau không hay biết gì hết. Khi chúng về thì chúng thấy cửa đóng nhà không. Người thợ giầy bên kia đường gọi chúng lại, đưa cho một mẩu giấy “mẹ”chúng gửi. Trên giấy có địa chỉ: Ông Bácgiơ, quản lý lợi tức phố Vua Xixin số 8.
Người thợ giầy bảo:
- Các cháu đừng ở đây nữa. Tìm đến chỗ đó. Gần lắm. Phố đầu tiên mà các cháu bắt gặp về phía tay trái. Đưa miếng giấy này ra mà hỏi thăm đường thì người ta sẽ bảo cho.
Chúng ra đi, thằng lớn một tay dắt em, một tay cầm mẩu giấy. Nó rét quá, ngón tay cóng lạnh kẹp mẩu giấy không được chặt. Đến đầu phố Cơlốtsơpéc, một luồng gió mạnh cuốn tờ giấy đi, mà đêm đã xuống, nó tìm mãi không thấy.
Đứa bé đành đi lang thang thất thểu hết phố này sang phố khác.
I
TRẬN GIÓ TINH QUÁI
Từ năm 1823 trở đi, cửa hàng cơm Tênácđiê ở Môngphécmây suy dần, chìm ngập dần. Không phải chìm ngập trong vực thẳm một cuộc phá sản, mà chìm dần mòn trong cái vũng đọng của những món nợ vặt ỷ eo. Trong lúc ấy, vợ chồng Tênácđiê sinh thêm hai đứa con, đều là trai. Tổng số bây giờ là năm, hai gái, ba trai. Như thế cũng khá gọi là đông.
Hai đứa trẻ sinh sau, mụ Tênácđiê đã rẩy đi với một sự may mắn hiếm có, từ lúc chúng còn rất bé.
Đúng là rẩy đi. Vì người đàn bà ấy chỉ có một phần thiên tính: mụ chỉ làm mẹ đối với con gái thôi. Có hơn một ví dụ về hiện tượng đó. Cũng như bà thống chế Đơ La Môtơ Huđăngcua, mụ chỉ làm mẹ đối với mấy đứa con gái thôi. Mẫu tính của mụ giới hạn ở chỗ đó. Và lòng thù ghét nhân loại ở mụ cũng bắt đầu từ hai đứa con trai. Đối với chúng, sự nanh ác của mụ dóc như một vực thẳm và quả tim mụ bị chặn lại bởi một ghềnh đá ở chỗ này. Bạn đọc đã thấy mụ ghét thằng lớn thế nào, với hai đứa nhỏ, lại càng hơn thế, mụ thù ghê thù tởm chúng. Vì sao? Vì… cái lý do ghê gớm đệ nhất và cũng khó cãi đệ nhất. Vì tôi không cần cả một xâu con như vậy.
Chúng ta hãy xem mụ Tênácđiê làm thế nào để khử bỏ ba đứa con, hơn nữa khử bỏ mà còn được lợi.
Trước đây, tác giả cũng đã nói đến một mụ Manhông tức là con mụ đã bắt lão Gilơnoócmăng chu cấp cho hai đứa con. Mụ ấy ở bờ sông Xalétxtanh, chỗ gặp nhau với đường phố Pơti Muytxcơ, cái đường phố đã dùng cái tên thơm để che tiếng xấu (xạ hương). Ngày nay người ta vẫn còn nhớ cái trận dịch hầu phong lớn đã tàn sát trẻ con trên cái khu phố bờ sông Xen cách đây ba mươi lăm năm. Khoa học đã lợi dụng trận dịch ấy để thể nghiệm đại quy mô hiệu quả của việc thổi phèn chua vào cơ thể, một phương pháp chữa bệnh đã được thay thế bằng cồn iốt bôi ngoài. Qua vụ dịch, mụ Manhông bỏ mất luôn cả hai đứa con, một đứa buổi sớm, một đứa buổi chiều, đương rất bé. Thật là một tai họa. Hai đứa bé ấy quý lắm: mỗi tháng chúng kiếm ra tám mươi phơrăng. Số tiền ấy, tháng tháng mụ lĩnh đều đặn ở nhà ông Bácgiơ là mõ tòa hưu trí, quản lý lợi tức cho lão Gilơnoócmăng ở phố Vua Xixin. Hai đứa bé chết thì món cấp phí của mụ Manhông cũng đi đời nhà ma. Mụ Manhông nghĩ kế: mụ vốn có chân trong đảng kín của những đứa bất lương. Trong đảng ấy người ta biết rất rõ cả mọi việc của nhau nhưng người ta giữ bí mật cho nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Mụ Manhông cần hai đứa trẻ, thì chính mụ Tênácđiê lại có hai đứa. Cùng là trai, cùng một lứa tuổi. Quả là được việc cho mụ này và có lợi cho mụ Manhông. Mụ Manhông rời khỏi phố bờ sông để vào ở phố Cơlốtsơpéc. Ở Pari rời phố này đi chỗ khác, thì lý lịch cũ cũng tự dưng mất.
Sổ hộ tịch không được báo cáo gì về hai đứa bé chết cho nên không đòi hỏi gì cả, và việc đánh tráo thế là xuôi. Duy tên Tênácđiê đòi mỗi tháng mười phơrăng về khoản cho mượn con ấy. Mụ Manhông đồng ý và trả đúng hẹn. Tất nhiên về phần lão Gilơnoócmăng lão vẫn trả tiền đều đặn. Cứ sáu tháng, lão đến thăm hai đứa một lần. Lão không thấy sự đổi chác. Mụ Manhông nói với lão: ông ơi, ông xem, chúng nó giống ông như đúc.
Tên Tênácđiê vốn thạo việc đổi trắng thay đen cho nên cũng lợi dụng cơ hội ấy để đổi tên ra Giôngđơrét. Hai đứa con gái của hắn và Gavrốt cũng chỉ vừa nhận thấy qua là mình có hai đứa em trai. Nghèo khổ đến một mức nào đó thì người ta hóa ra vô tình; khi ấy người ta nhìn đồng loại cũng như nhìn con sâu cái kiến. Cả đến những người thân nhất cũng chỉ là những cái bóng nhạt trên nền nhờ nhờ của cuộc sống, dễ dàng lẩn biến vào thế giới vô hình.
Tối hôm mụ Tênácđiê giao món hàng con cho mụ Manhông, với quyết tâm từ bỏ dứt khoát, mụ có một điều băn khoăn không biết vờ hay thật. Mụ bảo Tênácđiê: làm thế chả hóa ra chúng mình bỏ con! Thằng chồng lấy giọng thông thái và thản nhiên đáp: ngày xưa Rútxô còn làm hơn thế! Câu nói ấy thanh toán ngay niềm băn khoăn của mụ vợ. Nhưng từ băn khoăn, mụ chuyển sang lo ngại. Mụ nói: ngộ cảnh sát họ làm rắc rối thì thế nào? Ông ơi, cái việc chúng ta làm đó, chúng ta có được phép làm không?
- Được phép tuốt, cái gì lại không được phép. Ai người ta biết trời đất gì trong ấy. Vả với cái đồ trẻ con xơ rơ xác rác ấy, ai ích gì mà dí mũi vào?
Mụ Manhông thuộc loại “tội phạm thanh nhã”. Mụ phục sức lịch sử. Đồ đạc trong nhà mụ tồi tàn mà cầu kỳ. Mụ cho một ả người Anh quốc tịch Pháp ở chung nhà. Ả người Anh thành người Pari đó có những bạn bè giàu có và dính dáng mật thiết với vụ mề đay của thư viện và kim cương của cô Mácxơ. Sau này, ả nổi tiếng trong các hồ sơ tư pháp. Người ta gọi ả là Mitxơ (Nguyên văn Mamselle Miss. Mamselle tiếng bình dân có ý khinh bỉ, do tiếng mademoiselle: cô hoặc tiểu thư, gái chưa chồng; Miss tiếng Anh cũng có nghĩa là cô gái chưa chồng. Danh từ Mamselle Miss cấu tạo như danh từ bà đầm, phiên âm tiếng pháp từ dame của ta, gồm một từ quốc ngữ ghép với một từ ngoại ngữ đồng nghĩa).Hai đứa bé về ở với mụ Manhông cũng không đến nỗi nào. Số tiền tám mươi phơrăng hàng tháng khiến mụ cũng có phần nương nhẹ chúng, như người ta nương tất cả những vật dùng để sinh lợi. Mặc cũng lành, ăn cũng ngon, được săn sóc gần như những “cậu ấm”, hai đứa bé ở với bà mẹ giả này hóa ra sướng hơn ở với mẹ ruột. Mụ Manhông lại cố đóng vai bà thượng lưu không nói tục nói lóng trước mặt chúng.
Vài ba năm trôi qua như vậy. Tênácđiê đoán rồi sẽ còn khá hơn. Một lần Manhông đem đưa số tiền tháng mười phơrăng cho hắn, hắn đã nói:
- Rồi đây “ông bố” chúng cũng phải nghĩ đến việc giáo dục chúng mới được. Rủi mà may, hai đứa bé tội nghiệp ấy thế mà được ấm thân. Bỗng đâu một buổi kia chúng lại bị vứt ra giữa cảnh đời để tự mình bắt đầu cuộc sống.
Một vụ bắt bớ hàng loạt nhứng đứa bất lương như vụ bắt ổ bợm Giôngđơrét, có kèm theo nhiều vụ soát nhà và giam cứu, là một tai họa cho xã hội huyền bí kinh tởm ấy, nó sống ẩn ở dưới cái xã hội công khai. Một biến cố như thế gây ra đủ mọi thứ đổ vỡ. Tai họa của Giôngđơrét gây ra tai họa cho mụ Manhông.
Không mấy bữa sau khi mụ Manhông đưa cho Êpônin mảnh giấy về phố Pơluyme, thì một hôm, cảnh sát ập đến con đường Cơlốtsơpéc. Mụ Manhông sa lưới, cùng với “cô Mítxơ” và tất cả dân cư ở cái nhà ấy, vì hành tung của họ khả nghi. Trong khi ấy, hai đứa bé đang chơi ở sân sau không hay biết gì hết. Khi chúng về thì chúng thấy cửa đóng nhà không. Người thợ giầy bên kia đường gọi chúng lại, đưa cho một mẩu giấy “mẹ”chúng gửi. Trên giấy có địa chỉ: Ông Bácgiơ, quản lý lợi tức phố Vua Xixin số 8.
Người thợ giầy bảo:
- Các cháu đừng ở đây nữa. Tìm đến chỗ đó. Gần lắm. Phố đầu tiên mà các cháu bắt gặp về phía tay trái. Đưa miếng giấy này ra mà hỏi thăm đường thì người ta sẽ bảo cho.
Chúng ra đi, thằng lớn một tay dắt em, một tay cầm mẩu giấy. Nó rét quá, ngón tay cóng lạnh kẹp mẩu giấy không được chặt. Đến đầu phố Cơlốtsơpéc, một luồng gió mạnh cuốn tờ giấy đi, mà đêm đã xuống, nó tìm mãi không thấy.
Đứa bé đành đi lang thang thất thểu hết phố này sang phố khác.