Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 103
VIII
XIỀNG XÍCH
Trong hai người, Giăng Vangiăng khổ hơn cả. Tuổi trẻ ngay những lúc buồn, cũng có một thứ ánh rạng rỡ riêng của nó.
Đau khổ có cái đặc điểm làm cho khía cạnh trẻ con ở con người sống trở lại. Giăng Vangiăng có những lúc đau khổ quá đỗi cũng hóa ra ngây thơ. Ông cảm thấy một cách mãnh liệt Côdét đang xa rời ông. Ông những muốn kháng cự, giữ nàng lại, làm cho nàng phấn khởi bằng cái gì thật rực rỡ, thật hình thức. Những ý nghĩ ngây thơ và cũng là ý nghĩ già nua ấy, như chúng tôi vừa nói, chính nó trẻ con nên lại giúp ông có một ý niệm khá chính xác về ảnh hưởng của các thứ huy hoàng diêm dúa đối với trí tưởng tượng bọn thiếu nữ. Một lần ông thấy một vị đại tướng nhung phục đại lễ cưỡi ngựa đi qua ngoài phố; đó là bá tước Cuta, tư lệnh Pari. Ông sinh lòng thèm muốn như con người đỏ ối vàng ấy và nghĩ bụng giá được toàn bộ nhung phục như thế thì sướng biết chừng nào! Bộ nhung phục thế kia thì ai phủ nhận được, Côdét mà nhìn thấy là phải lóa mắt ngay, rồi khi ông khoác tay Côdét đi qua trước điện Tuylơri, thấy binh lính bồng súng chào, thì nhất định bấy nhiêu đó đủ làm Côdét vừa lòng rồi, không còn muốn ngó bọn trai trẻ làm gì nữa.
Một rung chuyển bất ngờ thình lình đến xen vào những ý nghĩ buồn rầu ấy.
Từ ngày đến ở phố Pơluymê, trong cuộc sống cô độc của họ, họ có một thói quen. Thỉnh thoảng hai bố con có cái thú dắt nhau đi xem mặt trời mọc. Kể cũng là một thú vui nhẹ nhàng vừa hợp cho kẻ mới vào đời vừa hợp cho người sắp từ giã cuộc sống.
Ai thích cô tịch, thì đi dạo buổi sớm tinh sương cũng như đi dạo ban đêm, chỉ khác là nó thêm quang cảnh vui tươi của tạo vật. Đường xá vắng tanh, chim chóc ca hát. Côdét cũng là một con chim, nàng rất vui lòng dậy sớm. Hôm nào đi chơi như thế thì hôm trước đã sắp đặt sẵn. Ông đề nghị và nàng nhận lời. Công việc thu xếp như là một cuộc âm mưu chính trị. Trời còn mờ mờ, hai bố con đã ra khỏi nhà. Bao nhiêu việc xảy ra đều là bấy nhiêu mối vui nho nhỏ của Côdét. Những trò là lạ vô hại ấy vẫn làm tuổi trẻ thích thú.
Bạn đọc biết đấy, cái thiên hướng của Giăng Vangiăng là tìm đến những nơi vắng người, những chỗ cô tịch, những chốn lãng quên. Gần các cửa ô Pari bấy giờ có những vùng đất cằn, nửa tỉnh, nửa quê. Mùa hè lúa xấu, sang thu, mùa màng thu hoạch xong, ruộng đồng không có vẻ gì được gặt hái mà như là bị vặt lông. Giăng Vangiăng đặc biệt thích những nơi đó. Mà Côdét cũng chả lấy thế làm buồn.
Đến đây ông được tĩnh mịch, còn nàng thì được tự do. Nàng thấy mình bé trở lại, nàng chạy nhảy, gần như đùa nghịch, bỏ mũ ra đặt trên đầu gối bố, đi hái hoa bó lại thành bó. Nàng nhìn bướm vờn hoa, nhưng không bắt: ái tình nảy nở thì đồng thời tính dịu dàng, lòng độ lượng cũng phát sinh. Cô thiếu nữ đang ấp ủ một lý tưởng lung linh, mỏng manh, đem lòng thương hại những cánh bướm non. Nàng lấy hoa mào gà tết thành dải quấn lên đầu. Mặt trời thấm vào, xuyên qua vành hoa, màu đỏ càng rực lên như ánh lửa chói lòa, làm cho khuôn mặt hồng tươi của nàng ửng đỏ lên như có một vành than lửa bao quanh.
Cái thói quen dạo chơi buổi sáng ấy ngay khi họ đã có những nỗi buồn bã, hai bố con vẫn giữ như cũ.
Một buổi sáng tháng mười năm 1831, tiết thu trong suốt như khêu gợi, hai bố con lại ra đi. Mờ mờ sáng đã đến gần cửa Ô Men. Trời chưa rạng đông chỉ mới tang tảng, giờ phút nghiêm trang và thật thanh thú. Trên nền trời xanh nhạt và sâu thẳm còn lác đác một vài chòm sao, mặt đất tối om, trên cao sáng trắng, cỏ run rẩy cựa mình, nơi nơi đều như đang rung động, cái rung động huyền bí của bình minh. Một con sơn ca ở đâu trên cao xa tít như lẫn lộn vào các vì sao, cất tiếng hót véo von. Lời ca ngợi của chú chim gửi cho vô cùng ấy, người ta có cảm tưởng là nó làm cho không gian vô tận lắng dịu đi. Về phía đông, nhà thờ Vađơgơrát in hình lên chân trời đang rạng màu thép, thành một khối đen mờ. Sao mai rực rỡ hiện lên phía sau chóp nhà thờ, tựa hồ một linh hồn đang thoát khỏi chốn lâu đài tối tăm.
Yên tĩnh và vắng lặng. Trên đường không một bóng người. Bên này bên kia, ở các ngõ trũng, thấp thoáng vài bóng thợ thuyền đi làm việc về.
Giăng Vangiăng ngồi trên đống gỗ ở lối đi trước cửa một công trường. Ông quay mặt ra đường, xây lưng về phía ánh sáng, ông quên mặt trời mọc, ông đang suy nghĩ trầm ngâm. Trí óc những lúc trầm ngâm như thế hết sức tập trung, làm cho con mắt cũng bị giam hãm như giữa bốn bức tường. Có những phút trầm tư có thể nói là trượt thẳng; khi đã ở tận đáy thì phải có thời gian mới trở lại mặt đất được. Giăng Vangiăng đang ở vào những phút trầm tư như thế. Ông nghĩ đến Côdét, đến cái hạnh phúc ông có thể hưởng được nếu không có gì xen vào giữa ông và nàng. Ông nghĩ đến cái ánh sáng từ nàng tỏa trùm lên đời ông, ánh sáng ấy là hơi thở của tâm hồn ông. Và ông thấy trong lòng gần như vui sướng. Côdét đứng bên cạnh, đưa mắt nhìn các đám mây đang dần dần ửng hồng.
Bỗng Côdét kêu lên: - Này bố, hình như có người đến từ đàng kia kìa.
Giăng Vangiăng ngước mắt lên nhìn.
Côdét nói đúng.
Phố Xevrơ kéo dài cho đến cửa ô Menơ cũ và cắt vuông góc một đại lộ nội thành. Từ chỗ hai con đường gặp nhau đó phát ra một thứ tiếng ồn ào khó đoán được vào giờ này và lờ mờ như có đám đông dồn lại. Một cái gì không có hình thù đang từ đại lộ kéo vào phố Xevrơ.
Vật đó lớn dần, có vẻ như di chuyển có trật tự, nhưng vẫn có cái gì lởm chởm và run rẩy. Hình như là một chiếc xe, nhưng không thấy rõ xe chở gì. Có ngựa, có bánh xe, có tiếng kêu, có tiếng roi vun vút. Dần dần một vài nét trên vật kia được cố định, mặc dù đang còn chìm trong bóng tối. Quả nhiên là một chiếc xe từ đường cái lớn vừa quay mũi về phía đường phố và đang đi về ngõ ô, gần chỗ Giăng Vangiăng ngồi. Một chiếc thứ hai hình thù tương tự đi liền theo sau, rồi một chiếc thứ ba, một chiếc thứ tư, bảy chiếc xe kéo ra liên tiếp, đuôi xe trước sát vào đầu ngựa xe sau. Trên xe có bóng người cử động. Nhiều tia lửa lấp lánh trong bóng bình minh tựa hồ như có gươm tuốt trần, có tiếng loảng xoảng của xích xiềng khua động. Cả đoàn tiến lên, tiếng người rõ dần, nhìn rõ ra là cảnh tượng đáng ghê sợ như vừa thoát ra từ hang hố cõi chiêm bao.
Vật ấy đến gần thì hình thù hiện mập mờ sau hàng cây, nhợt nhạt như bóng ma. Cái khối ấy trắng dần ra. Ánh sáng mặt trời đang lên dần soi nhờ nhờ cái đám lúc nhúc nửa như chết nửa như sống đó, khiến cho những cái đầu trên các bóng mờ hiện thành những mặt người chết. Cảnh tượng nhìn thấy như thế này.
Bảy chiếc xe nối nhau trên đường phố. Sáu chiếc đi đầu có một cấu tạo kỳ dị. Nó giống cái xe ba gác của thợ đóng thùng; có vẻ là những cái thang dài đặt trên hai bánh, đầu trước dùng làm càng xe. Mỗi xe ba gác, nói đúng hơn, mỗi cái thang như thế có bốn con ngựa thắng thành hàng một, con trước nối con sau. Từng chùm người lạ lùng được chở đi trên những cái thang ấy. Ánh sáng nhờ nhờ không trông thấy họ rõ, nhưng đoán được. Mỗi xe hai mươi bốn người, mỗi bên mười hai, dựa lưng vào nhau, quay mặt ra đường, chân buông thõng. Cứ thế xe mang họ đi. Sau lưng họ lại có cái gì loảng xoảng: đó là cái dây xích; trên cổ họ có cái gì loang loáng, đó là cái gông cổ. Gông cổ thì mỗi người mỗi cái nhưng dây xích thì chung tất cả. Như thế, nếu phải xuống xe đi bộ, thì hai mươi bốn người kia đều bị dính chặt vào nhau thành một khối khắc nghiệt, đi quanh co trên mặt đất, với hai dây xích làm xương sống gần như là con cuốn chiếu. Hai người mang súng đứng đằng trước và đằng sau, mỗi chân dận lên đầu mối của cái dây xích. Gông cổ đều hình vuông. Chiếc xe thứ bảy, một thứ xe chở hàng, có thành, nhưng không mui, bốn bánh và ngựa kéo, thì chở một đống loảng xoảng nào xúp de sắt, nào nồi gang, nào hỏa lò, nào dây xích, lẫn lộn với mấy người bị trói, đặt nằm ngang, tuồng như đang ốm. Thành xe bằng phên liếp đã gãy nát, trống hở cả bốn bề, các tấm liếp này hình như được dùng để phạt nhục hình các tội nhân ngày xưa.
Đoàn xe đi ở giữa đường. Mỗi bên có hai hàng rào lính coi ngục đi kèm, dáng người như lũ trời đánh, nhem nhuốc, thủng rách, tồi tàn! Chúng đội mũ ba góc như lính thời đốc chính, đánh bộ áo thương binh, cái quần âm công màu nửa xám nửa xanh và gần như tơi tả. Thêm vào những thứ ấy còn có cầu vai đỏ, dây đeo súng vàng, kiếm, súng, gậy. Rõ là một lũ lính tráng thô bỉ. Trông vào những tên cảnh lính ấy như thấy cái hèn hạ của kẻ ăn mày trộn lẫn với cái uy quyền của tên đao phủ. Cái tên có vẻ là sếp trong bọn lăm le trên tay một cái roi dài. Tất cả các chi tiết ấy ban đầu còn lờ mờ trong bình minh, dần dần hiện rõ trong ánh sáng mỗi lúc một tỏ thêm. Mấy tên sen đầm dáng nghiêm trang, gươm tuốt sẵn, cưỡi ngựa đi đầu và cuối đoàn.
Đoàn xe dài đến nỗi xe đầu đã đến cửa ô mà xe cuối mới vừa ra khỏi đại lộ.
Như thường thấy ở Pari, một đám đông người không biết từ đâu ra, tập hợp lại trong nháy mắt, chen nhau đứng chật hai bên đường, trố mắt nhìn. Ở các ngõ hẻm gần đấy lại nghe tiếng người gọi nhau, tiếng guốc của hàng rau đổ ra xem.
Bọn người chồng chất trên xe làm thinh mặc cho xe lắc lư, xộc xạch. Buổi sớm lạnh, cả bọn mặt mày xám ngắt. Họ đều bận quần vải, chân không tất, đi guốc. Còn áo mũ thì mang cái vẻ kỳ khôi của nghèo hèn, gặp gì vơ nấy, vừa gớm ghiếc vừa lủng củng. Mũ dạ thủng, mũ lưỡi trai sơn hắc ín, mũ nồi bằng len tồi tàn, bên cạnh cái bơ-lu bằng vải là cái áo len rách khuỷu; nhiều người đội cả mũ đàn bà; có kẻ lại đội cái thúng; nhiều kẻ để hở ngực, lông lá xồm xoàm, quần áo rách để lòi ra những nét trở chàm, nào là đền thờ ái tình, nào là quả tim bốc lửa, nào là thần tình ái. Có cả những vết ghẻ lở, những mụn đỏ khả nghi. Đôi ba người có cuộn dây rơm cột vào thành xe, bỏ lòng thòng xuống dưới như những chân đâng[182] để họ đặt chân lên đấy. Một người trong bọn họ càm đưa lên miệng gặm một cái gì có vẻ như là một hòn đá màu đen, té ra anh ta ăn bánh mì. Mắt họ đều khô khan lờ đờ hoặc ngầu lên một ánh sáng không trong sạch. Toán lính hộ vệ càu nhàu, bọn người bị xiềng im ắng. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng gậy đánh bốp vào cả vai, vào đầu. Một đôi người ngáp dài, quần áo xác xơ trông ghê sợ; chân bỏ thõng, vai lắc lư; đầu họ va vào nhau, dây xích dây xiềng kêu loảng xoảng, mắt sáng quắc một cách dữ tợn, bàn tay nắm lại, hoặc mở ra, cứng đờ như bàn tay người chết. Một đám trẻ con theo sau phá lên cười.
[182] Chân đâng: (từ cổ) cái bàn đạp ngựa.
Cái đoàn ấy dù là đoàn gì trông cũng thê thảm. Hiển nhiên là ngày mai, hoặc chốc nữa, trời có thể đổ cơn mưa rào, cơn này tiếp cơn khác, rồi cơn khác nữa. Quần áo rách rưới kia sẽ ướt đầm và đã ướt, đã lạnh cóng, thì những con người kia chắc không còn bao giờ khô nữa, không còn bao giờ sưởi ấm lại được nữa. Thứ quần vải kia sẽ dính nát vào xương, guốc kia sẽ đầy nước mưa. Roi vọt vun vút cũng không sao làm cho hai hàm răng họ không va vào nhau cầm cập. Dây xích thì cứ luôn luôn giữ lấy cổ họ. Chân họ sẽ luôn luôn cứ phải bỏ thõng. Và khi thấy những con người ấy bị xiềng xích, chỉ một bề ngửa cổ mà chịu với trời thu lạnh giá, phó mặc cho mưa, cho gió, cho sấm, cho sét như loài cỏ, loài đá, thì thực lòng nào mà làm ngơ cho đành.
Ngay những kẻ ốm đau trói nằm không nhúc nhích trên cỗ xe thứ bảy chẳng khác gì những bao tải chứa đầy khốn khổ người ta vứt trên đó, cây gậy trên tay bọn lính cũng không chịu tha.
Bỗng nhiên, mặt trời lộ ra. Ánh sáng từ phương đông phụt lên, lan tràn mênh mông. Có cảm tưởng như nó vừa châm lửa vào những cái đầu hung tợn kia. Bây giờ họ mới mở mồm. Tiếng cười khảy, tiếng chửi rủa, tiếng hát đột nhiên nổ ra như một đám cháy. Ánh sáng chiếu ngang cắt đoàn người làm hai: đầu người, thân người thì sáng rực lên; nhưng chân người và bánh xe thì hãy còn trong bóng tối. Nét mặt mọi người bỗng có tinh thần. Thật là một phút đáng sợ; những tên quỷ cứ hiện nguyên hình, những linh hồn hung tợn trần truồng vừa hiện ra. Có ánh sáng soi rõ mà dám người ấy vẫn tăm tối. Một đôi người tinh nghịch, miệng ngậm cái ống lông chim, nhằm mấy ả đàn bà trong đám người xem đứng dưới đường mà thổi phụt vào họ những chấy cùng rận. Ánh sáng mai hồng, bóng tối đen thẫm, hai cái chọi nhau làm nổi bật những hình thù thảm hại kia. Không một người nào không thành dị hình dị tướng bởi quá ư khổ sở. Thật là quái lạ đến nỗi có cảm tưởng là họ đã biến đổi ánh sáng mặt trời ra ánh lóe của tia chớp. Bọn người trong xe đi đầu cất tiếng hát nghêu ngao, vang lừng một khúc hát có tiếng thời bấy giờ; giọng hát vừa tươi vui vừa ngớ ngẩn; cây cối rùng mình thê thiết; trong các ngõ gần, mấy anh thị dân lắng nghe khúc hát khôi hài từ cửa miệng bóng ma, vẻ mặt khoái trá một cách đần độn.
Mọi thứ cùng khốn đều lộn tùng phèo trong đám người này. Ở đây có đủ góc mặt của thú vật, có ông già, có thiếu niên, có những trán hói, những chòm râu nửa trắng nửa đen. Ở đây có những cái quái dị chó đểu, những cái nén lòng hậm hực, những cái nhếch mép man rợ, những cử chỉ vô ý thức, những loại đầu thiếu nữ tóc xoắn khu ốc hai bên thái dương, những nét mặt trẻ con, do đó càng ghê tởm, những bộ mặt gầy gò như mặt bộ xương có điều là chưa chết. Trên xe đi đầu có một người da đen, có lẽ trước là nô lệ, người ấy có thể so sánh hai thứ dây xiềng. Cái mức đáng sợ dưới đáy tâm hồn, là sự hổ thẹn, đã đi qua trên các vầng trán ấy; sa đọa đến mức đó thì trong con người họ có chỗ nào sâu kín nhất mà không bị biến chất một cách xấu xa nhất! Và sự dốt nát biến thành ngớ ngẩn cũng sánh được với cái thông minh biến thành thất vọng. Giữa những người mà ai nhìn vào cũng phải công nhận là cô đúc của bùn lầy, thì còn biết thế nào mà lựa chọn? Hiển nhiên là cái tên nào đó sắp đặt cho cuộc diễu hành bẩn thỉu này, đã không sắp xếp thứ tự cho những người ấy. Họ bị xích vào dây, người này cặp đôi với người kia, có lẽ theo cái lộn xộn của thứ tự a, b và bị chất bừa bãi lên xe. Tuy nhiên, một mớ ghê tởm góp lại bao giờ cũng tạo ra một kết lực gì; cộng nhiều kẻ khốn khó lại cũng thành một tổng số. Do đó mà mỗi sợi dây xích đều có một linh hồn chung và mỗi xe người lại có một bộ mặt riêng. Bên cạnh cái xe ca hát lại có cái xe khác gầm thét, cái thứ ba ngửa tay ăn mày; có cái nghiến răng, có cái đe dọa người qua đường, có cái thì gọi Trời mà nguyền rủa, cái sau cùng im lìm như ngôi mộ. Nhìn vào đấy chắc văn hào Đăngtơ sẽ tưởng thấy bảy vòng địa ngục đang kéo đi.
Một tên lính cầm cây gậy đầu có móc, chốc chốc lại ra dáng đảo trộn các đống rác người ấy. Một bà cụ già trong đám người đứng xem giơ tay trỏ những người trong xe cho một thằng bé lên năm, bảo: ranh con, nhìn kia kìa, có sáng mắt ra không! Trong khi đó tiếng hát, tiếng chửi rủa ngày càng to. Cái tên có vẻ là chỉ huy vút mạnh roi một cái ra hiệu, tức là gậy gộc vụt ào ào bất sá bất kể, tựa hồ như mưa đá trút xuống bảy xe người. Nhiều kẻ gầm lên, giận dữ. Lũ trẻ chạy đến xem thấy thế càng vui gấp bội, chẳng khác gì một đàn ruồi bám vào các mụn lở.
Hai mắt Giăng Vangiăng trở nên dữ tợn. Không còn là cặp mắt thường nữa, những hạt nhãn nữa; nó đã thành thứ kính sâu thẳm thay thế cho cái nhìn ở một số người khốn khó, nó có vẻ như không còn nhìn nhận ra được thực tế nữa, mà lại phản chiếu sáng ngời bao nhiêu là khủng khiếp, bao nhiêu là tai họa. Cặp mắt ấy không nhìn một cảnh tượng thực tế, nó bị lôi cuốn theo một ảo ảnh. Giăng Vangiăng muốn đứng dậy, bỏ chạy trốn đi, nhưng chân không nhúc nhích nổi. Nhiều khi những điều ta trông thấy làm ta xúc động và như tóm lấy ta. Ông ngồi im như đóng đanh, như hóa thành đá, ngơ ngác. Trong lòng ông như đang có một cơn hãi hùng mơ hồ, khó tả. Qua nỗi hãi hùng ông tự hỏi cái cảnh trừng phạt của âm ty kia là nghĩa lý gì, từ đâu lại hiện ra cái hình ảnh ma quỷ ấy nó đeo đuổi ông như thế? Thình lình ông đưa tay lên trán, cử chỉ quen thuộc của người ta khi đột nhiên nhớ lại điều gì. Ông nhớ lại đích cái hành trình ấy, đích cái khúc ngoặt lệ thường phải rẽ qua để tránh việc có thể gặp xa giá nhà vua trên con đường Phôngtênơbơlô; đúng là ba mươi lăm năm về trước, ông đã đi qua cửa ô này.
Côdét thì hoảng hốt một cách khác nhưng không thua gì bố! Nàng không hiểu gì cả, nàng cảm thấy như ngạt thở, những điều nàng thấy nàng cho là không thể nào lại có được. Cuối cùng nàng kêu lên:
- Bố ơi! Cái gì trong cái xe ấy bố?
Giăng Vangiăng đáp:
- Tù khổ sai.
- Họ đi đâu thế?
- Đi phục dịch chiến thuyền.
Lúc ấy, gậy gộc ở hàng trăm cánh tay giáng xuống càng hăng, bản gươm lại bồi thêm vào, thành một trận roi vọt điên cuồng. Bọn tù khổ sai cúi đầu, một sự khuất phục gớm ghiếc như toát ra từ trận nhục hình. Cả bọn âm thầm với con mắt của lũ chó sói bị xiềng xích. Côdét chân tay run lẩy bẩy, hỏi tiếp:
- Bố ơi, họ có còn là người không bố?
Con người khốn khổ trả lời:
- Cũng đôi khi.
Quả thật đó là đoàn tù ra đi từ Bixét lúc trời chưa sáng, đang đi theo con đường đến Măngxơ để khỏi phải qua Phôngtênơbơlô, nơi vua ở. Đi vòng quanh như thế làm cho cuộc hành trình ghê rợn ấy kéo dài thêm ba hay bốn hôm; nhưng để cho nhà vua khỏi phải lấy một cảnh nhục hình, người ta có thể kéo dài cái nhục hình ấy lắm chứ!
Giăng Vangiăng trở về nhà trong người mệt lử. Những cuộc gặp gỡ như thế là những vố thình lình và cái kỷ niệm nó còn để lại giống như một rung chuyển tận gốc.
Tuy vậy, trên đường về phố Babilôn, Giăng Vangiăng nhận thấy Côdét không hỏi ông câu nào nữa về cái cảnh hai bố con vừa mới thấy xong. Có lẽ vì ông bận về niềm riêng nặng trĩu tâm hồn, nên không nghe được lời nàng để trả lời chăng. Duy buổi tối, khi Côdét rời ông để đi ngủ, ông nghe thấy nàng lẩm bẩm như nói một mình:- Ta có cảm tưởng là nếu gặp một người như thế trên đường đi thì chỉ nhìn gần là đủ đến chết mất rồi.
May đâu, hôm sau cái hôm bi đát ấy, tình cờ lại gặp dịp lễ lạc gì của Nhà nước, người ta có tổ chức hội hè ở Pari, duyệt binh ở quảng trường Săngđơmác, đấu côn trên thuyền ở sông Xen, hát xướng ở Săngêliđê, bắn pháo hoa ở quảng trường Êtoalơ, treo đèn khắp nơi. Vượt các thói quen của mình, Giăng Vangiăng đưa Côdét đi xem các trò vui ấy để nàng xao lãng cái kỷ niệm hôm trước và lấy sự ồn ào vui nhộn của Pari xóa mờ cái cảnh tượng ghê tởm đã diễu qua trước mắt nàng hôm nọ. Cuộc duyệt binh làm cho ngày lễ thêm màu mè, là dịp cho các thứ quân phục đi lại một cách tự nhiên. Giăng Vangiăng khoác bộ binh phục quốc dân quân, trong lòng vẫn có cái ý nghĩ mơ hồ của con người muốn lẩn trốn. Dù sao, cuộc dạo chơi chừng như đã đạt được mục đích. Côdét đã đặt cho mình cái nhiệm vụ phải chiều lòng bố, lại vốn thấy cảnh gì cũng cho là mới nên đã nhận lời đi giải trí cùng bố với cái vui vẻ dễ dãi và nhẹ nhàng của tuổi thiếu niên, chứ không bĩu môi một cách quá ư khinh khỉnh trước cái món vui mà người ta gọi là ngày hội công cộng. Giăng Vangiăng nghĩ là đã thành công, cái hình ảnh ghê tởm hôm trước không còn dấu vết nào trong óc nàng nữa.
Ít hôm sau, một buổi sáng, trời nắng tốt, hai bố con đều ở trước thềm, chỗ bước ra vườn. Đó cũng là một vi phạm khác đối với các nguyên tắc là đã đặt ra cho mình. Cũng là ngược lại cái thói quen ở lì trong phòng mà Côdét vì buồn đã tập thành. Hôm ấy Côdét mặc cái áo choàng nhẹ; thứ áo bận vào giờ tinh khôi trong ngày, sao mà nó bao bọc thân hình các cô thiếu nữ một cách đáng yêu như vậy, có vẻ như là mây lấp mặt trăng. Côdét đêm qua ngủ ngon, sáng nay nét mặt hồng hào; ánh sáng bao trùm đầu cổ nàng, nàng thong thả rứt từng cánh hoa bạch cúc. Ông già Giăng Vangiăng cảm động nhìn nàng với con mắt âu yếm. Côdét không hề biết cái huyền thoại bói hoa nên thơ: Ta yêu em, yêu chút ít, yêu say đắm…; có ai bảo cho nàng đâu? Nàng rứt đóa hoa hồn nhiên, ngây thơ, có ngờ đâu rằng rứt một cánh hoa bạch cúc là bóc trần một quả tim. Nếu có nàng Tiên Duyên dáng tên là Man Mác thì Côdét trong lúc tươi cười hẳn là nàng tiên ấy… Trong cái rạng rỡ từ người nàng tỏa ra, ông quên tất cả, mê mẩn đứng ngắm mấy ngón tay xinh xắn mân mê đóa hoa. Một con chim đỏ ức nỉ non trong bụi cây gần. Nhiều đám mây trắng lướt ngang trời hớn hở như vừa được trả lại tự do. Côdét cứ vẫn chăm chú ngắt đóa hoa; nàng có vẻ như đang suy nghĩ chuyện gì; và cái đó chắc là dễ thương lắm. Bỗng dưng nàng ngoái cổ lại, thong thả, thanh tao như cử chỉ một con thiên nga. Nàng nói với Giăng Vangiăng: bố ạ, phục dịch chiến thuyền là gì hả bố?
XIỀNG XÍCH
Trong hai người, Giăng Vangiăng khổ hơn cả. Tuổi trẻ ngay những lúc buồn, cũng có một thứ ánh rạng rỡ riêng của nó.
Đau khổ có cái đặc điểm làm cho khía cạnh trẻ con ở con người sống trở lại. Giăng Vangiăng có những lúc đau khổ quá đỗi cũng hóa ra ngây thơ. Ông cảm thấy một cách mãnh liệt Côdét đang xa rời ông. Ông những muốn kháng cự, giữ nàng lại, làm cho nàng phấn khởi bằng cái gì thật rực rỡ, thật hình thức. Những ý nghĩ ngây thơ và cũng là ý nghĩ già nua ấy, như chúng tôi vừa nói, chính nó trẻ con nên lại giúp ông có một ý niệm khá chính xác về ảnh hưởng của các thứ huy hoàng diêm dúa đối với trí tưởng tượng bọn thiếu nữ. Một lần ông thấy một vị đại tướng nhung phục đại lễ cưỡi ngựa đi qua ngoài phố; đó là bá tước Cuta, tư lệnh Pari. Ông sinh lòng thèm muốn như con người đỏ ối vàng ấy và nghĩ bụng giá được toàn bộ nhung phục như thế thì sướng biết chừng nào! Bộ nhung phục thế kia thì ai phủ nhận được, Côdét mà nhìn thấy là phải lóa mắt ngay, rồi khi ông khoác tay Côdét đi qua trước điện Tuylơri, thấy binh lính bồng súng chào, thì nhất định bấy nhiêu đó đủ làm Côdét vừa lòng rồi, không còn muốn ngó bọn trai trẻ làm gì nữa.
Một rung chuyển bất ngờ thình lình đến xen vào những ý nghĩ buồn rầu ấy.
Từ ngày đến ở phố Pơluymê, trong cuộc sống cô độc của họ, họ có một thói quen. Thỉnh thoảng hai bố con có cái thú dắt nhau đi xem mặt trời mọc. Kể cũng là một thú vui nhẹ nhàng vừa hợp cho kẻ mới vào đời vừa hợp cho người sắp từ giã cuộc sống.
Ai thích cô tịch, thì đi dạo buổi sớm tinh sương cũng như đi dạo ban đêm, chỉ khác là nó thêm quang cảnh vui tươi của tạo vật. Đường xá vắng tanh, chim chóc ca hát. Côdét cũng là một con chim, nàng rất vui lòng dậy sớm. Hôm nào đi chơi như thế thì hôm trước đã sắp đặt sẵn. Ông đề nghị và nàng nhận lời. Công việc thu xếp như là một cuộc âm mưu chính trị. Trời còn mờ mờ, hai bố con đã ra khỏi nhà. Bao nhiêu việc xảy ra đều là bấy nhiêu mối vui nho nhỏ của Côdét. Những trò là lạ vô hại ấy vẫn làm tuổi trẻ thích thú.
Bạn đọc biết đấy, cái thiên hướng của Giăng Vangiăng là tìm đến những nơi vắng người, những chỗ cô tịch, những chốn lãng quên. Gần các cửa ô Pari bấy giờ có những vùng đất cằn, nửa tỉnh, nửa quê. Mùa hè lúa xấu, sang thu, mùa màng thu hoạch xong, ruộng đồng không có vẻ gì được gặt hái mà như là bị vặt lông. Giăng Vangiăng đặc biệt thích những nơi đó. Mà Côdét cũng chả lấy thế làm buồn.
Đến đây ông được tĩnh mịch, còn nàng thì được tự do. Nàng thấy mình bé trở lại, nàng chạy nhảy, gần như đùa nghịch, bỏ mũ ra đặt trên đầu gối bố, đi hái hoa bó lại thành bó. Nàng nhìn bướm vờn hoa, nhưng không bắt: ái tình nảy nở thì đồng thời tính dịu dàng, lòng độ lượng cũng phát sinh. Cô thiếu nữ đang ấp ủ một lý tưởng lung linh, mỏng manh, đem lòng thương hại những cánh bướm non. Nàng lấy hoa mào gà tết thành dải quấn lên đầu. Mặt trời thấm vào, xuyên qua vành hoa, màu đỏ càng rực lên như ánh lửa chói lòa, làm cho khuôn mặt hồng tươi của nàng ửng đỏ lên như có một vành than lửa bao quanh.
Cái thói quen dạo chơi buổi sáng ấy ngay khi họ đã có những nỗi buồn bã, hai bố con vẫn giữ như cũ.
Một buổi sáng tháng mười năm 1831, tiết thu trong suốt như khêu gợi, hai bố con lại ra đi. Mờ mờ sáng đã đến gần cửa Ô Men. Trời chưa rạng đông chỉ mới tang tảng, giờ phút nghiêm trang và thật thanh thú. Trên nền trời xanh nhạt và sâu thẳm còn lác đác một vài chòm sao, mặt đất tối om, trên cao sáng trắng, cỏ run rẩy cựa mình, nơi nơi đều như đang rung động, cái rung động huyền bí của bình minh. Một con sơn ca ở đâu trên cao xa tít như lẫn lộn vào các vì sao, cất tiếng hót véo von. Lời ca ngợi của chú chim gửi cho vô cùng ấy, người ta có cảm tưởng là nó làm cho không gian vô tận lắng dịu đi. Về phía đông, nhà thờ Vađơgơrát in hình lên chân trời đang rạng màu thép, thành một khối đen mờ. Sao mai rực rỡ hiện lên phía sau chóp nhà thờ, tựa hồ một linh hồn đang thoát khỏi chốn lâu đài tối tăm.
Yên tĩnh và vắng lặng. Trên đường không một bóng người. Bên này bên kia, ở các ngõ trũng, thấp thoáng vài bóng thợ thuyền đi làm việc về.
Giăng Vangiăng ngồi trên đống gỗ ở lối đi trước cửa một công trường. Ông quay mặt ra đường, xây lưng về phía ánh sáng, ông quên mặt trời mọc, ông đang suy nghĩ trầm ngâm. Trí óc những lúc trầm ngâm như thế hết sức tập trung, làm cho con mắt cũng bị giam hãm như giữa bốn bức tường. Có những phút trầm tư có thể nói là trượt thẳng; khi đã ở tận đáy thì phải có thời gian mới trở lại mặt đất được. Giăng Vangiăng đang ở vào những phút trầm tư như thế. Ông nghĩ đến Côdét, đến cái hạnh phúc ông có thể hưởng được nếu không có gì xen vào giữa ông và nàng. Ông nghĩ đến cái ánh sáng từ nàng tỏa trùm lên đời ông, ánh sáng ấy là hơi thở của tâm hồn ông. Và ông thấy trong lòng gần như vui sướng. Côdét đứng bên cạnh, đưa mắt nhìn các đám mây đang dần dần ửng hồng.
Bỗng Côdét kêu lên: - Này bố, hình như có người đến từ đàng kia kìa.
Giăng Vangiăng ngước mắt lên nhìn.
Côdét nói đúng.
Phố Xevrơ kéo dài cho đến cửa ô Menơ cũ và cắt vuông góc một đại lộ nội thành. Từ chỗ hai con đường gặp nhau đó phát ra một thứ tiếng ồn ào khó đoán được vào giờ này và lờ mờ như có đám đông dồn lại. Một cái gì không có hình thù đang từ đại lộ kéo vào phố Xevrơ.
Vật đó lớn dần, có vẻ như di chuyển có trật tự, nhưng vẫn có cái gì lởm chởm và run rẩy. Hình như là một chiếc xe, nhưng không thấy rõ xe chở gì. Có ngựa, có bánh xe, có tiếng kêu, có tiếng roi vun vút. Dần dần một vài nét trên vật kia được cố định, mặc dù đang còn chìm trong bóng tối. Quả nhiên là một chiếc xe từ đường cái lớn vừa quay mũi về phía đường phố và đang đi về ngõ ô, gần chỗ Giăng Vangiăng ngồi. Một chiếc thứ hai hình thù tương tự đi liền theo sau, rồi một chiếc thứ ba, một chiếc thứ tư, bảy chiếc xe kéo ra liên tiếp, đuôi xe trước sát vào đầu ngựa xe sau. Trên xe có bóng người cử động. Nhiều tia lửa lấp lánh trong bóng bình minh tựa hồ như có gươm tuốt trần, có tiếng loảng xoảng của xích xiềng khua động. Cả đoàn tiến lên, tiếng người rõ dần, nhìn rõ ra là cảnh tượng đáng ghê sợ như vừa thoát ra từ hang hố cõi chiêm bao.
Vật ấy đến gần thì hình thù hiện mập mờ sau hàng cây, nhợt nhạt như bóng ma. Cái khối ấy trắng dần ra. Ánh sáng mặt trời đang lên dần soi nhờ nhờ cái đám lúc nhúc nửa như chết nửa như sống đó, khiến cho những cái đầu trên các bóng mờ hiện thành những mặt người chết. Cảnh tượng nhìn thấy như thế này.
Bảy chiếc xe nối nhau trên đường phố. Sáu chiếc đi đầu có một cấu tạo kỳ dị. Nó giống cái xe ba gác của thợ đóng thùng; có vẻ là những cái thang dài đặt trên hai bánh, đầu trước dùng làm càng xe. Mỗi xe ba gác, nói đúng hơn, mỗi cái thang như thế có bốn con ngựa thắng thành hàng một, con trước nối con sau. Từng chùm người lạ lùng được chở đi trên những cái thang ấy. Ánh sáng nhờ nhờ không trông thấy họ rõ, nhưng đoán được. Mỗi xe hai mươi bốn người, mỗi bên mười hai, dựa lưng vào nhau, quay mặt ra đường, chân buông thõng. Cứ thế xe mang họ đi. Sau lưng họ lại có cái gì loảng xoảng: đó là cái dây xích; trên cổ họ có cái gì loang loáng, đó là cái gông cổ. Gông cổ thì mỗi người mỗi cái nhưng dây xích thì chung tất cả. Như thế, nếu phải xuống xe đi bộ, thì hai mươi bốn người kia đều bị dính chặt vào nhau thành một khối khắc nghiệt, đi quanh co trên mặt đất, với hai dây xích làm xương sống gần như là con cuốn chiếu. Hai người mang súng đứng đằng trước và đằng sau, mỗi chân dận lên đầu mối của cái dây xích. Gông cổ đều hình vuông. Chiếc xe thứ bảy, một thứ xe chở hàng, có thành, nhưng không mui, bốn bánh và ngựa kéo, thì chở một đống loảng xoảng nào xúp de sắt, nào nồi gang, nào hỏa lò, nào dây xích, lẫn lộn với mấy người bị trói, đặt nằm ngang, tuồng như đang ốm. Thành xe bằng phên liếp đã gãy nát, trống hở cả bốn bề, các tấm liếp này hình như được dùng để phạt nhục hình các tội nhân ngày xưa.
Đoàn xe đi ở giữa đường. Mỗi bên có hai hàng rào lính coi ngục đi kèm, dáng người như lũ trời đánh, nhem nhuốc, thủng rách, tồi tàn! Chúng đội mũ ba góc như lính thời đốc chính, đánh bộ áo thương binh, cái quần âm công màu nửa xám nửa xanh và gần như tơi tả. Thêm vào những thứ ấy còn có cầu vai đỏ, dây đeo súng vàng, kiếm, súng, gậy. Rõ là một lũ lính tráng thô bỉ. Trông vào những tên cảnh lính ấy như thấy cái hèn hạ của kẻ ăn mày trộn lẫn với cái uy quyền của tên đao phủ. Cái tên có vẻ là sếp trong bọn lăm le trên tay một cái roi dài. Tất cả các chi tiết ấy ban đầu còn lờ mờ trong bình minh, dần dần hiện rõ trong ánh sáng mỗi lúc một tỏ thêm. Mấy tên sen đầm dáng nghiêm trang, gươm tuốt sẵn, cưỡi ngựa đi đầu và cuối đoàn.
Đoàn xe dài đến nỗi xe đầu đã đến cửa ô mà xe cuối mới vừa ra khỏi đại lộ.
Như thường thấy ở Pari, một đám đông người không biết từ đâu ra, tập hợp lại trong nháy mắt, chen nhau đứng chật hai bên đường, trố mắt nhìn. Ở các ngõ hẻm gần đấy lại nghe tiếng người gọi nhau, tiếng guốc của hàng rau đổ ra xem.
Bọn người chồng chất trên xe làm thinh mặc cho xe lắc lư, xộc xạch. Buổi sớm lạnh, cả bọn mặt mày xám ngắt. Họ đều bận quần vải, chân không tất, đi guốc. Còn áo mũ thì mang cái vẻ kỳ khôi của nghèo hèn, gặp gì vơ nấy, vừa gớm ghiếc vừa lủng củng. Mũ dạ thủng, mũ lưỡi trai sơn hắc ín, mũ nồi bằng len tồi tàn, bên cạnh cái bơ-lu bằng vải là cái áo len rách khuỷu; nhiều người đội cả mũ đàn bà; có kẻ lại đội cái thúng; nhiều kẻ để hở ngực, lông lá xồm xoàm, quần áo rách để lòi ra những nét trở chàm, nào là đền thờ ái tình, nào là quả tim bốc lửa, nào là thần tình ái. Có cả những vết ghẻ lở, những mụn đỏ khả nghi. Đôi ba người có cuộn dây rơm cột vào thành xe, bỏ lòng thòng xuống dưới như những chân đâng[182] để họ đặt chân lên đấy. Một người trong bọn họ càm đưa lên miệng gặm một cái gì có vẻ như là một hòn đá màu đen, té ra anh ta ăn bánh mì. Mắt họ đều khô khan lờ đờ hoặc ngầu lên một ánh sáng không trong sạch. Toán lính hộ vệ càu nhàu, bọn người bị xiềng im ắng. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng gậy đánh bốp vào cả vai, vào đầu. Một đôi người ngáp dài, quần áo xác xơ trông ghê sợ; chân bỏ thõng, vai lắc lư; đầu họ va vào nhau, dây xích dây xiềng kêu loảng xoảng, mắt sáng quắc một cách dữ tợn, bàn tay nắm lại, hoặc mở ra, cứng đờ như bàn tay người chết. Một đám trẻ con theo sau phá lên cười.
[182] Chân đâng: (từ cổ) cái bàn đạp ngựa.
Cái đoàn ấy dù là đoàn gì trông cũng thê thảm. Hiển nhiên là ngày mai, hoặc chốc nữa, trời có thể đổ cơn mưa rào, cơn này tiếp cơn khác, rồi cơn khác nữa. Quần áo rách rưới kia sẽ ướt đầm và đã ướt, đã lạnh cóng, thì những con người kia chắc không còn bao giờ khô nữa, không còn bao giờ sưởi ấm lại được nữa. Thứ quần vải kia sẽ dính nát vào xương, guốc kia sẽ đầy nước mưa. Roi vọt vun vút cũng không sao làm cho hai hàm răng họ không va vào nhau cầm cập. Dây xích thì cứ luôn luôn giữ lấy cổ họ. Chân họ sẽ luôn luôn cứ phải bỏ thõng. Và khi thấy những con người ấy bị xiềng xích, chỉ một bề ngửa cổ mà chịu với trời thu lạnh giá, phó mặc cho mưa, cho gió, cho sấm, cho sét như loài cỏ, loài đá, thì thực lòng nào mà làm ngơ cho đành.
Ngay những kẻ ốm đau trói nằm không nhúc nhích trên cỗ xe thứ bảy chẳng khác gì những bao tải chứa đầy khốn khổ người ta vứt trên đó, cây gậy trên tay bọn lính cũng không chịu tha.
Bỗng nhiên, mặt trời lộ ra. Ánh sáng từ phương đông phụt lên, lan tràn mênh mông. Có cảm tưởng như nó vừa châm lửa vào những cái đầu hung tợn kia. Bây giờ họ mới mở mồm. Tiếng cười khảy, tiếng chửi rủa, tiếng hát đột nhiên nổ ra như một đám cháy. Ánh sáng chiếu ngang cắt đoàn người làm hai: đầu người, thân người thì sáng rực lên; nhưng chân người và bánh xe thì hãy còn trong bóng tối. Nét mặt mọi người bỗng có tinh thần. Thật là một phút đáng sợ; những tên quỷ cứ hiện nguyên hình, những linh hồn hung tợn trần truồng vừa hiện ra. Có ánh sáng soi rõ mà dám người ấy vẫn tăm tối. Một đôi người tinh nghịch, miệng ngậm cái ống lông chim, nhằm mấy ả đàn bà trong đám người xem đứng dưới đường mà thổi phụt vào họ những chấy cùng rận. Ánh sáng mai hồng, bóng tối đen thẫm, hai cái chọi nhau làm nổi bật những hình thù thảm hại kia. Không một người nào không thành dị hình dị tướng bởi quá ư khổ sở. Thật là quái lạ đến nỗi có cảm tưởng là họ đã biến đổi ánh sáng mặt trời ra ánh lóe của tia chớp. Bọn người trong xe đi đầu cất tiếng hát nghêu ngao, vang lừng một khúc hát có tiếng thời bấy giờ; giọng hát vừa tươi vui vừa ngớ ngẩn; cây cối rùng mình thê thiết; trong các ngõ gần, mấy anh thị dân lắng nghe khúc hát khôi hài từ cửa miệng bóng ma, vẻ mặt khoái trá một cách đần độn.
Mọi thứ cùng khốn đều lộn tùng phèo trong đám người này. Ở đây có đủ góc mặt của thú vật, có ông già, có thiếu niên, có những trán hói, những chòm râu nửa trắng nửa đen. Ở đây có những cái quái dị chó đểu, những cái nén lòng hậm hực, những cái nhếch mép man rợ, những cử chỉ vô ý thức, những loại đầu thiếu nữ tóc xoắn khu ốc hai bên thái dương, những nét mặt trẻ con, do đó càng ghê tởm, những bộ mặt gầy gò như mặt bộ xương có điều là chưa chết. Trên xe đi đầu có một người da đen, có lẽ trước là nô lệ, người ấy có thể so sánh hai thứ dây xiềng. Cái mức đáng sợ dưới đáy tâm hồn, là sự hổ thẹn, đã đi qua trên các vầng trán ấy; sa đọa đến mức đó thì trong con người họ có chỗ nào sâu kín nhất mà không bị biến chất một cách xấu xa nhất! Và sự dốt nát biến thành ngớ ngẩn cũng sánh được với cái thông minh biến thành thất vọng. Giữa những người mà ai nhìn vào cũng phải công nhận là cô đúc của bùn lầy, thì còn biết thế nào mà lựa chọn? Hiển nhiên là cái tên nào đó sắp đặt cho cuộc diễu hành bẩn thỉu này, đã không sắp xếp thứ tự cho những người ấy. Họ bị xích vào dây, người này cặp đôi với người kia, có lẽ theo cái lộn xộn của thứ tự a, b và bị chất bừa bãi lên xe. Tuy nhiên, một mớ ghê tởm góp lại bao giờ cũng tạo ra một kết lực gì; cộng nhiều kẻ khốn khó lại cũng thành một tổng số. Do đó mà mỗi sợi dây xích đều có một linh hồn chung và mỗi xe người lại có một bộ mặt riêng. Bên cạnh cái xe ca hát lại có cái xe khác gầm thét, cái thứ ba ngửa tay ăn mày; có cái nghiến răng, có cái đe dọa người qua đường, có cái thì gọi Trời mà nguyền rủa, cái sau cùng im lìm như ngôi mộ. Nhìn vào đấy chắc văn hào Đăngtơ sẽ tưởng thấy bảy vòng địa ngục đang kéo đi.
Một tên lính cầm cây gậy đầu có móc, chốc chốc lại ra dáng đảo trộn các đống rác người ấy. Một bà cụ già trong đám người đứng xem giơ tay trỏ những người trong xe cho một thằng bé lên năm, bảo: ranh con, nhìn kia kìa, có sáng mắt ra không! Trong khi đó tiếng hát, tiếng chửi rủa ngày càng to. Cái tên có vẻ là chỉ huy vút mạnh roi một cái ra hiệu, tức là gậy gộc vụt ào ào bất sá bất kể, tựa hồ như mưa đá trút xuống bảy xe người. Nhiều kẻ gầm lên, giận dữ. Lũ trẻ chạy đến xem thấy thế càng vui gấp bội, chẳng khác gì một đàn ruồi bám vào các mụn lở.
Hai mắt Giăng Vangiăng trở nên dữ tợn. Không còn là cặp mắt thường nữa, những hạt nhãn nữa; nó đã thành thứ kính sâu thẳm thay thế cho cái nhìn ở một số người khốn khó, nó có vẻ như không còn nhìn nhận ra được thực tế nữa, mà lại phản chiếu sáng ngời bao nhiêu là khủng khiếp, bao nhiêu là tai họa. Cặp mắt ấy không nhìn một cảnh tượng thực tế, nó bị lôi cuốn theo một ảo ảnh. Giăng Vangiăng muốn đứng dậy, bỏ chạy trốn đi, nhưng chân không nhúc nhích nổi. Nhiều khi những điều ta trông thấy làm ta xúc động và như tóm lấy ta. Ông ngồi im như đóng đanh, như hóa thành đá, ngơ ngác. Trong lòng ông như đang có một cơn hãi hùng mơ hồ, khó tả. Qua nỗi hãi hùng ông tự hỏi cái cảnh trừng phạt của âm ty kia là nghĩa lý gì, từ đâu lại hiện ra cái hình ảnh ma quỷ ấy nó đeo đuổi ông như thế? Thình lình ông đưa tay lên trán, cử chỉ quen thuộc của người ta khi đột nhiên nhớ lại điều gì. Ông nhớ lại đích cái hành trình ấy, đích cái khúc ngoặt lệ thường phải rẽ qua để tránh việc có thể gặp xa giá nhà vua trên con đường Phôngtênơbơlô; đúng là ba mươi lăm năm về trước, ông đã đi qua cửa ô này.
Côdét thì hoảng hốt một cách khác nhưng không thua gì bố! Nàng không hiểu gì cả, nàng cảm thấy như ngạt thở, những điều nàng thấy nàng cho là không thể nào lại có được. Cuối cùng nàng kêu lên:
- Bố ơi! Cái gì trong cái xe ấy bố?
Giăng Vangiăng đáp:
- Tù khổ sai.
- Họ đi đâu thế?
- Đi phục dịch chiến thuyền.
Lúc ấy, gậy gộc ở hàng trăm cánh tay giáng xuống càng hăng, bản gươm lại bồi thêm vào, thành một trận roi vọt điên cuồng. Bọn tù khổ sai cúi đầu, một sự khuất phục gớm ghiếc như toát ra từ trận nhục hình. Cả bọn âm thầm với con mắt của lũ chó sói bị xiềng xích. Côdét chân tay run lẩy bẩy, hỏi tiếp:
- Bố ơi, họ có còn là người không bố?
Con người khốn khổ trả lời:
- Cũng đôi khi.
Quả thật đó là đoàn tù ra đi từ Bixét lúc trời chưa sáng, đang đi theo con đường đến Măngxơ để khỏi phải qua Phôngtênơbơlô, nơi vua ở. Đi vòng quanh như thế làm cho cuộc hành trình ghê rợn ấy kéo dài thêm ba hay bốn hôm; nhưng để cho nhà vua khỏi phải lấy một cảnh nhục hình, người ta có thể kéo dài cái nhục hình ấy lắm chứ!
Giăng Vangiăng trở về nhà trong người mệt lử. Những cuộc gặp gỡ như thế là những vố thình lình và cái kỷ niệm nó còn để lại giống như một rung chuyển tận gốc.
Tuy vậy, trên đường về phố Babilôn, Giăng Vangiăng nhận thấy Côdét không hỏi ông câu nào nữa về cái cảnh hai bố con vừa mới thấy xong. Có lẽ vì ông bận về niềm riêng nặng trĩu tâm hồn, nên không nghe được lời nàng để trả lời chăng. Duy buổi tối, khi Côdét rời ông để đi ngủ, ông nghe thấy nàng lẩm bẩm như nói một mình:- Ta có cảm tưởng là nếu gặp một người như thế trên đường đi thì chỉ nhìn gần là đủ đến chết mất rồi.
May đâu, hôm sau cái hôm bi đát ấy, tình cờ lại gặp dịp lễ lạc gì của Nhà nước, người ta có tổ chức hội hè ở Pari, duyệt binh ở quảng trường Săngđơmác, đấu côn trên thuyền ở sông Xen, hát xướng ở Săngêliđê, bắn pháo hoa ở quảng trường Êtoalơ, treo đèn khắp nơi. Vượt các thói quen của mình, Giăng Vangiăng đưa Côdét đi xem các trò vui ấy để nàng xao lãng cái kỷ niệm hôm trước và lấy sự ồn ào vui nhộn của Pari xóa mờ cái cảnh tượng ghê tởm đã diễu qua trước mắt nàng hôm nọ. Cuộc duyệt binh làm cho ngày lễ thêm màu mè, là dịp cho các thứ quân phục đi lại một cách tự nhiên. Giăng Vangiăng khoác bộ binh phục quốc dân quân, trong lòng vẫn có cái ý nghĩ mơ hồ của con người muốn lẩn trốn. Dù sao, cuộc dạo chơi chừng như đã đạt được mục đích. Côdét đã đặt cho mình cái nhiệm vụ phải chiều lòng bố, lại vốn thấy cảnh gì cũng cho là mới nên đã nhận lời đi giải trí cùng bố với cái vui vẻ dễ dãi và nhẹ nhàng của tuổi thiếu niên, chứ không bĩu môi một cách quá ư khinh khỉnh trước cái món vui mà người ta gọi là ngày hội công cộng. Giăng Vangiăng nghĩ là đã thành công, cái hình ảnh ghê tởm hôm trước không còn dấu vết nào trong óc nàng nữa.
Ít hôm sau, một buổi sáng, trời nắng tốt, hai bố con đều ở trước thềm, chỗ bước ra vườn. Đó cũng là một vi phạm khác đối với các nguyên tắc là đã đặt ra cho mình. Cũng là ngược lại cái thói quen ở lì trong phòng mà Côdét vì buồn đã tập thành. Hôm ấy Côdét mặc cái áo choàng nhẹ; thứ áo bận vào giờ tinh khôi trong ngày, sao mà nó bao bọc thân hình các cô thiếu nữ một cách đáng yêu như vậy, có vẻ như là mây lấp mặt trăng. Côdét đêm qua ngủ ngon, sáng nay nét mặt hồng hào; ánh sáng bao trùm đầu cổ nàng, nàng thong thả rứt từng cánh hoa bạch cúc. Ông già Giăng Vangiăng cảm động nhìn nàng với con mắt âu yếm. Côdét không hề biết cái huyền thoại bói hoa nên thơ: Ta yêu em, yêu chút ít, yêu say đắm…; có ai bảo cho nàng đâu? Nàng rứt đóa hoa hồn nhiên, ngây thơ, có ngờ đâu rằng rứt một cánh hoa bạch cúc là bóc trần một quả tim. Nếu có nàng Tiên Duyên dáng tên là Man Mác thì Côdét trong lúc tươi cười hẳn là nàng tiên ấy… Trong cái rạng rỡ từ người nàng tỏa ra, ông quên tất cả, mê mẩn đứng ngắm mấy ngón tay xinh xắn mân mê đóa hoa. Một con chim đỏ ức nỉ non trong bụi cây gần. Nhiều đám mây trắng lướt ngang trời hớn hở như vừa được trả lại tự do. Côdét cứ vẫn chăm chú ngắt đóa hoa; nàng có vẻ như đang suy nghĩ chuyện gì; và cái đó chắc là dễ thương lắm. Bỗng dưng nàng ngoái cổ lại, thong thả, thanh tao như cử chỉ một con thiên nga. Nàng nói với Giăng Vangiăng: bố ạ, phục dịch chiến thuyền là gì hả bố?
Bình luận facebook