Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 100
QUYỂN III: NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ
I
NGÔI NHÀ CÓ BÍ MẬT
Vào khoảng giữa thế kỷ trước, một ông chánh án tòa án Pari có một người nhân tình nhưng lại muốn giấu thiên hạ - bấy giờ chỉ các nhà đại quý tộc mới khoe nhân tình của mình, còn các anh tư sản thì lại giấu đi - nên cho xây một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Xanh Giécmanh, trong một phố vắng vẻ là phố Bơlômê ngày nay gọi là phố Pơluymê, gần nơi gọi là Quần Thú.
Ngôi nhà ấy có gác, dưới nhà có hai phòng, một cái bếp, trên gác có hai buồng, một phòng khác nhỏ, sát mái là một gác xép. Trước nhà, một khoảng vườn độ một sào có cánh cổng lớn song sắt trông ra đường phố. Người đi qua ngoài phố trông thấy chỉ có bấy nhiêu. Nhưng phía sau ngôi nhà chính, có một mảnh sân hẹp và cuối sân có một cái nhà xép hai gian, lúc cần có thể để một đứa bé con và một bà vú ở đấy.
Chiếc nhà này, phía sau, có một cái cửa che kín, mở đóng rất bí mật, ăn thông với một hành lang hẹp, trên để lộ thiên, dưới lát đá, chạy quanh co giữa hai bức tường cao. Cái hành lang ấy cứ men theo sát dãy hàng rào, hàng giậu từ vườn này sang vườn khác, từ đám đất này sang đám đất khác, có lúc đi vòng quanh, có lúc gấp thành góc theo hình cái thửa vườn và các đám đất và cuối cùng dẫn đến một cái cửa bí mật, cách đấy độ một phần tám dặm, gần một khu phố khác, ở tận đầu mút của cái phố Babilôn hiu quạnh.
Ông chánh án đến ở đấy. Ngôi nhà bố trí khéo đến nỗi, người nào có chú ý theo dõi và nhận thấy ông ta ngày nào cũng đi đâu bí mật, cũng không ngờ rằng hễ đi ra phố Babilôn tức là đi ra phố Bơlômê. Nhờ khéo xếp đặt mua được đất nên ông có thể thuê người làm con đường bí mật ấy ở trên đất mình không ai kiểm soát được. Về sau ông đem bán lại chỗ đất dọc hành lang ấy từng miếng một để người ta làm vườn và trồng trọt.
Các người chủ mới ở hai bên hành lang, cũng tưởng trước mắt mình là một bức tường ngăn, chứ không ngờ có con đường lát đá dài như dải khăn quanh co giữa hai bức tường, đi dọc theo hết luống rau này đến vườn cây khác của họ. Chỉ có chim chóc là nhìn thấy cái vật là lạ ấy. Và các lũ sáo ngà, sáo sậu của thế kỷ trước chắc là đã bàn tán với nhau nhiều về cái ông chánh án ấy.
Ngôi nhà xây bằng đá theo kiểu Măngxa, bọc tường và trang trí bàn ghế theo kiểu Váttô, bên trong dạng động phủ, bên ngoài dáng mềm mại, khuất sau ba lớp rào hoa. Nó có một cái vẻ gì vừa kín đáo, vừa đỏm dáng, vừa long trọng, đúng sở thích của một quan tòa si ái.
Cái nhà ấy và hành lang ấy ngày nay đã mất, nhưng trước đây mười lăm năm vẫn hãy còn. Năm 93, một người chuyên đúc nồi đã mua ngôi nhà để hủy phá, nhưng không thanh toán được cho nên bị xử vỡ nợ. Hóa ra ngôi nhà đã phá hủy ông chủ. Từ đấy, ngôi nhà bị bỏ hoang và dần dần đổ nát như tất cả những nhà cửa không người ở đó, do đó không được truyền sức sống cho. Bàn ghế ngày xưa vẫn nằm nguyên trong đó. Một tấm bảng vàng, chữ hết đọc được, treo ở rào sắt từ năm 1810 khiến cho con số mười, mười hai người mỗi khi đi qua phố Pơluymê biết rằng ngôi nhà sẵn sàng để bán hoặc cho thuê.
Vào cuối thời Quân chủ phục hưng, những khách qua đường đó nhận thấy tấm bảng đã biến mất, hơn thế nữa, những cửa sổ ở tầng một đã mở. Thật vậy, ngôi nhà đã có người ở. Các cửa sổ có những “màn che nhỏ”, đó là dấu hiệu trong nhà có phụ nữ.
Tháng 10 năm 1829, một người đàn ông đứng tuổi đến thuê ngôi nhà ấy, cố nhiên là gồm cả gian nhà xép phía sau và cái hành lang ăn thông đến phố Babilôn. Ông cho đặt lại hai cái cửa bí mật ở đầu hành lang. Trong nhà hãy còn gần nguyên các thứ bàn ghế cũ thời ông chánh án ở, người chủ mới chỉ cho sửa sang lại một ít, chỗ nào thiếu cái gì thì thêm vào cho đủ, lát cái sân đá, cái nền gạch đã loang lổ, chữa lại cái cầu thang, sàn gỗ, thêm kính vào các ô cửa sổ. Xong đâu đấy ông mới cùng một thiếu nữ và một u già dọn đến, lặng lẽ như một người lạ lẻn vào nhà, chứ không phải như người ta vào ngôi nhà của mình. Láng giềng cũng chẳng bàn tán gì bởi cái lẽ không có ai là láng giềng cả.
Người đến thuê nhà âm thầm, ít gây chú ý ấy là Giăng Vangiăng, thiếu nữ là Côdét. U già là một người đàn bà tên là Tútxanh, vừa già, vừa quê, vừa ngọng. Giăng Vangiăng đã cứu bà ta ra khỏi bệnh viện làm phúc và khỏi cảnh khốn cùng, rồi quyết định đem bà ta về ở với mình vì bà có ba đặc điểm trên kia. Ông đã lấy tên là ông Phôsơlơvăng, nhà thực lợi,[177] để thuê nhà. Qua những điều nói trên, chắc bạn đọc đã nhanh chóng nhận ra Giăng Vangiăng còn nhanh hơn lão Tênácđiê nữa.
[177] Người sống về lợi tức.
Tại sao Giăng Vangiăng đã rời bỏ nhà tu Pơti Píchpuyt? Chuyện gì đã xảy ra?
Không có chuyện gì lạ cả.
Bạn đọc còn nhớ, ở nhà tu, Giăng Vangiăng rất sung sướng, sung sướng đến nỗi có lúc lương tâm phải lo ngại. Ngày nào ông cũng được gặp Côdét; mối tình phụ tử hiện ra và mỗi nảy nở. Ông thương yêu ấp ủ con bé trong tâm hồn. Ông tự bảo: nó là của ông, không có gì có thể cướp đi được; tình trạng này sẽ cứ mãi mãi như thế; chắc chắn nó sẽ làm bà xơ đúng theo con đường hàng ngày người ta muốn mở ra cho nó và như thế, nhà tu sẽ là vũ trụ của nó và của ông; ông sẽ già ở đây, nó sẽ lớn lên ở đây, rồi nó sẽ già ở đây và ông sẽ chết ở đây, thật là thỏa ước mơ, không còn nói cha con chia lìa, chia rẽ gì được nữa. Nghĩ đến đấy, bỗng dưng ông sinh lo âu. Ông tự chất vấn. Ông tự hỏi có phải thật tất cả hạnh phúc của người khác, của con bé kia? Ông già mà tước đoạt hạnh phúc của nó giấu làm của riêng cho mình sao? Như thế có phải là trộm cắp không? Ông tự nhủ con bé có quyền được biết cuộc sống trước khi bỏ đời đi tu. Ngay từ bây giờ mà gần như không hỏi ý kiến nó, lấy cớ để tránh cho nó mọi thứ đau khổ, lợi dụng nó khờ dại, cô đơn mà ép nó phải đi tu, thì có khác gì làm hư hỏng bản chất tự nhiên của một con người và dối trá với Chúa? Lại biết đâu, một ngày kia, Côdét mà biết rõ đầu đuôi, biết nó phải làm bà xơ một cách miễn cưỡng, nó sẽ không sinh thù hằn cả việc này? Ý nghĩ cuối cùng này, hơi ích kỷ và ít dũng khí hơn những ý nghĩ khác, nhưng nghĩ như thế ông không sao chịu được. Ông quyết định rời bỏ nhà tu.
Ông quyết định như thế. Ông buồn rầu mà nhận ra rằng việc phải như thế. Còn về những trở ngại thì chẳng có gì. Năm năm sống biệt tăm biệt tích trong bốn bức tường này, đến bây giờ ra ngoài thì còn sợ gì nữa. Ông có thể yên tâm trở lại sống giữa mọi người. Ông đã già đi và cái gì cũng đã thay đổi. Ai còn nhìn ra được ông bây giờ. Với lại cứ cho là chẳng may đi nữa, thì có gì nguy hiểm thì là nguy hiểm cho bản thân ông chứ có quyền gì mà bắt buộc Côdét vào nhà tu kín, bởi lẽ xưa kia ông bị vào nhà tù khổ sai? Vả lại, trước nhiệm vụ thì nguy hiểm có đáng gì? Mà, có ai cấm ông cứ thận trọng và tìm mọi cách đề phòng?
Còn việc giáo dục của Côdét thì đã gần xong và trọn vẹn rồi.
Quyết định xong, ông chờ cơ hội. Cơ hội không bao lâu đến: ông già Phôsơlơvăng từ trần.
Giăng Vangiăng xin gặp bà xơ bề trên, trình bày với bà rằng anh ông chết đi để lại cho ông một cái gia tài nho nhỏ đủ sống khỏi phải làm lụng gì, nên ông xin thôi việc ở nhà tu và xin dắt con gái đi. Ông cũng trình bày luôn rằng Côdét chưa làm lễ thụ phép làm người tu hành thì không lẽ gì tu viện lại nuôi không nó những năm năm như thế, nên ông khẩn khoản xin thế nào bà bề trên cũng vui lòng để ông cúng cho quỹ nhà tu một món tiền là năm nghìn phơrăng, xem như là đền bù vào khoản Côdét ăn ở lâu nay.
Thế là Giăng Vangiăng ra khỏi nhà tu.
Ở nhà tu ra đi, ông cắp lấy chiếc va li nhỏ chứ không nhờ ai vác hộ, chìa khóa thì ông giữ trong mình. Chiếc va li bay một mùi thơm ngát làm cho Côdét phải chú ý.
Nói ngay rằng từ đó chiếc va li ấy không bao giờ rời ông ra nữa. Luôn luôn ông để nó trong phòng ông. Nó là vật đầu tiên có khi là vật duy nhất ông mang đi trong những lúc dọn nhà. Thấy thế Côdét phải bật cười và gọi chiếc va li là “người bạn không rời nhau” của ông rồi nói: con phát ghen với nó.
Tuy vậy, việc trở lại với không khí tự do ngoài đời không khỏi làm cho Giăng Vangiăng lo lắng khá nhiều.
Ông tìm ra được ngôi nhà phố Pơluymê và chui vào đó. Từ đấy ông vẫn giữ tên là Uyntim Phôsơlơvăng.
Đồng thời ông thuê luôn hai căn phòng khác ở Pari. Chủ tâm là để thay đổi, khỏi ở luôn một khu phố, cho người ta bớt để ý và khi trong lòng thấy có gì đáng lo ngại thì có thể vắng mặt một thời gian, cũng như là để có đường xoay sở chứ không bị bất chợt vô kế khả thi như cái đêm ông thoát khỏi tay Giave một cách quá ư may mắn trước đây. Hai căn phòng ấy là hai gian nhà bé nhỏ nghèo nàn ở hai khu phố cách nhau rất xa, một ở phố Uét, một ở phố Lomácmê.
Thỉnh thoảng ông đến nơi này hoặc nơi kia ở một tháng hay năm sáu tuần có Côdét đi theo, còn bà Tútxanh thì để ở nhà. Cơm nước hay sai bảo thì đã có mấy người gác cổng, mà ông bảo cho biết ông là một nhà thực lợi ở ngoại ô lấy nơi ấy là chỗ tạm trú mỗi khi vào thành. Con người đạo đức cao siêu ấy thế mà phải có đến ba chỗ ở giữa Pari để tránh lưới cảnh sát.
II
GIĂNG VANGIĂNG QUỐC DÂN QUÂN[178]
[178] Quốc dân quân gồm những người tư sản được chính quyền Quân chủ phục hưng tín nhiệm
Tuy vậy, ông nói đúng, Giăng Vangiăng vẫn sống ở phố Pơluymê và ông đã xếp đặt đời sống của mình như sau:
Côdét và người bõ già ở nhà trên gian buồng ngủ tường có vẽ hoa, phòng khuê nhỏ với những đường chạm trong sơn vàng, phòng khách lót thảm có những chiếc ghế bành to tướng là phần của Côdét; cái vườn cũng thuộc phần nàng. Giăng Vangiăng đã cho đặt thêm trong buồng Côdét một chiếc giường có diềm màn bằng gấm Đamát nhiều màu và một tấm thảm Ba-tư cũ còn đẹp mua mãi ở cửa hiệu mụ Gôse phố Phighiê Xanh Pôn. Để giảm bớt vẻ nghiêm nghị của những thứ đồ cổ sang trọng ấy, ông xen lẫn vào các thứ linh tinh ấy tất cả những vật dụng xinh xắn, duyên dáng của các cô thiếu nữ: cái kệ, cái tủ sách, các quyển sách có gáy vàng, chiếc hộp giấy, cái bàn giấy thấm, cái bàn may khảm xà cừ, cái hộp may bằng bạc mạ vàng, bộ đồ rửa mặt bằng xứ Nhật. Các cửa sổ trên gác đều treo màn dài bằng gấm Đamát nhiều màu như ở diềm màn. Các cửa tầng dưới lại treo màn vải rua. Mùa đông, trong nhà Côdét ở, gác trên phòng dưới đều đốt lò sưởi. Riêng ông, ông ở trên nhà xép cuối sân trong, trong phòng chỉ một chiếc đệm rải trên cái giường căng dây thép, một cái bàn gỗ tạp, hai cái ghế rơm, một lọ sứ đựng nước, mấy quyển sách bỏ trên một tấm ván, chiếc vali yêu quý trong một góc và chẳng bao giờ có củi lửa gì cả. Ông ăn với Côdét nhưng trên bàn lại có một cái bánh mì đen phần riêng ông. Ông bảo bà Tútxanh:
- Cô đây là chủ nhà này, bà nhớ nhé.
- Thưa ông, còn ông? Bà Tútxanh kinh ngạc hỏi lại.
- Tôi, tôi còn hơn là ông chủ, tôi là ông cha.
Hồi ở nhà tu, Côdét có được học tập việc nội trợ nên việc chi tiêu ít ỏi trong nhà đều do nàng tính toán. Hằng ngày, Giăng Vangiăng khoác tay Côdét, đưa nàng đi dạo chơi. Ông đưa nàng vào vườn Luychxămbua, tìm đến con đường nào vắng vẻ nhất và chủ nhật nào ông cũng dắt nàng đi lễ nhà thờ Xanh Giắc vì nhà thờ ấy ở khá xa. Khu phố ông ở rất nghèo nên ông bố thí nhiều, vì thế các người khốn khó đều đến vây quanh ông trong nhà thờ. Chính vì vậy mà Tênácđiê gửi cho ông một bức thư với địa chỉ: kính gửi nhà từ thiện ở nhà thờ Xanh Giắc. Ông cũng hay dắt Côdét đi thăm các người nghèo khổ và các người ốm đau.
Chưa một người lạ nào từng bước chân vào ngôi nhà phố Pơluymê. Bà Tútxanh đi mua thức ăn và Giăng Vangiăng tự tay đi lấy nước ở máy nước gần nhà. Củi và rượu thì cất trong cái hầm vách đá nửa ngầm bên cạnh cái cửa mở ra phố Babilôn. Hầm ấy ngày xưa dùng làm động cho quan chánh án vì ở cái đời si ái ấy, không có tình yêu nào là không nấp trong hang động.
Ở phía cửa ấy, còn có một cái thùng, có kẽ để đựng thư từ, báo chí, song ba nhân khẩu của ngôi nhà phố Pơluymê chẳng tiếp nhận thư từ báo chí gì, nên cái thùng ngày xưa là nơi mới lái đi về cho những cặp nhân tình nhân ngãi, thì ngày nay tất cả công dụng chỉ còn là để bỏ các giấy báo nộp thuế và các giấy báo của phòng dân quân. Vì ông Phôsơlơvăng, nhà thực lợi, cũng là quốc dân quân. Ông không thoát khỏi lưới kiểm tra chặt chẽ hồi 1831. Hồi ấy nhà chức trách đã truy cứu lý lịch của Giăng Vangiăng ngược lên đến giai đoạn ông ở nhà tu kín. Và cũng nhờ ẩn mình trong cái đám mây mù dày kín và tinh khiết là nhà tu kín ấy mà khi thoát ra, Giăng Vangiăng trở thành một người đáng kính đối với thị sảnh của mình, và do đó xứng đáng làm người bảo vệ cho thị sảnh.
Mỗi năm ba hay bốn lần Giăng Vangiăng khoác quân phục và đi canh gác. Công việc ấy có phần làm cho ông bằng lòng là khác. Vì ông coi đó là một cách cải trang chính đáng khiến cho ông có thể lẫn vào đám đông mà vẫn giữ mình cô độc. Giăng Vangiăng vừa được sáu mươi, đúng tuổi miễn quân dịch; nhưng trông người ông lại không đến năm mươi. Vả lại, ông cũng không có ý muốn lánh mặt viên đội nhất của mình, cũng không kêu kiện bá tước Đơ Lôbô. Ông không có lý lịch, ông giấu tên, giấu tuổi, giấu tung tích, giấu tất cả; và như chúng ta vừa nói, ông là một quốc dân rất hăng hái. Làm sao cho giống bất kỳ một người nào khác sòng phẳng trong mọi bổn phận đóng góp, đó là tất cả tham vọng của ông. Lý tưởng của ông là làm sao cho ở bên trong thì xứng đáng là một thiên thần, còn bên ngoài thì là một thị dân.
Tuy vậy, có một điều cần phải ghi. Khi Giăng Vangiăng đi chơi với Côdét, ông ăn mặc như ta đã thấy và ra vẻ là một sĩ quan về hưu. Lúc ông đi một mình và thường là vào buổi tối, ông lại bận một cái áo vét và một cái quần công nhân, đầu đội mũ lưỡi trai che lấp cả mặt. Đề phòng hay là khiêm tốn? Có lẽ cả hai. Côdét đã quen với khía cạnh bí ẩn của đời mình nên chẳng để ý đến những cử chỉ lạ lùng của bố là mấy. Còn bà Tútxanh, thì bà sùng bái Giăng Vangiăng và cho rằng ông ta làm cái gì cũng tốt cả. Một hôm, anh hàng thịt thoáng nhìn Giăng Vangiăng và bảo: Cái xác ông này hay nhỉ! - Bà đáp: một vị… vị thánh đấy!
Giăng Vangiăng, Côdét và Tútxanh, cả ba đều vào bằng độc cái cửa ở phố Babilôn. Giá không thấy bóng họ thấp thoáng sau hàng rào ở cổng trước thì khó mà đoán họ ở phố Pơluymê. Cổng trước luôn luôn đóng kín. Giăng Vangiăng đã bỏ hoang khu vườn không trồng trọt gì để người ngoài khỏi chú ý đến.
Nhưng có lẽ ông ta đã lầm.
III
CÀNH LÁ RƯỜM RÀ[179]
[179] Nguyên văn Latinh: Foliisac frondibus.
Cái vườn bỏ hoang hơn nửa thế kỷ như vậy đã trở nên kỳ lạ đẹp mê hồn. Bốn mươi năm trước đây, người qua đường dừng lại ngắm vườn mà không ngờ đến những bí mật ẩn giấu dưới lớp lá xanh tươi kia. Nhiều anh mơ mộng thời ấy đã bao lần để cho đôi mắt và tâm trí mình tọc mạch len vào giữa các chấn song cái cửa có khóa, vặn vẹo lung lay vít chặt vào hai trụ vôi bám đầy rêu xanh, phía trên có cái viên trang tí hoa văn kỳ dị, khó hiểu.
Trong vườn, có chiếc ghế dài ở một góc, một vài pho tượng mốc meo, mấy tấm mắt võng đóng vào tường để cho cây leo, nhưng đã long đinh và đang mục nát. Ngoài ra không còn đường lối, không còn thảm cỏ. Ở đâu cũng chỉ cỏ gà. Tay người đã vắng thì tay tạo lại về. Cỏ dại mọc đầy, điều rất đáng khâm phục đối với một mảnh đất tí tẹo. Đây là nơi hội hè huy hoàng của hoa đinh hương. Không có gì ở mảnh vườn này làm trở ngại sức vươn lên thiêng liêng của cây cỏ. Ở đây là thế giới của sự sinh trưởng tôn nghiêm. Cây to cúi xuống gai dại, gai dại trườn lên cây to, cỏ mọn leo lên, cành cả nghiêng xuống. Cái vốn bò dưới mặt đất cất cao đầu tìm cái nảy nở trên không, cái phất phơ trước gió tìm xuống với những gì vương vất trong rêu. Thân cây, chạc bé, lá, dây, chùm, tay, nhánh, gai quấn quít với nhau, hòa hợp nhau khăng khít để thực hiện và ngợi ca tình bác ái thần bí, tượng trưng cho chủ nghĩa bác ái ở loài người. Vườn này không còn là vườn nữa, mà là một lùm cây khổng lồ, nghĩa là một cái gì rậm rạp như một khu rừng, đông đúc như một thành phố, run rẩy như một tổ chim, mập mờ như một thánh đường, ngát hương như một bó hoa, cô quạnh như một nấm mộ, sống động như một phiên chợ.
Vào tháng Hoa, cái bụi to lớn sống tự do giữa bốn bức tường sau hàng chấn song ấy bước vào trạng thái động tình chung của vạn vật. Nó rùng mình trước vầng thái dương đang mọc, chẳng khác gì con vật hít thở những vận khí yêu đương trong không gian và cảm thấy nhựa xuân dâng lên sôi trào trong mạc máu. Nó vung mớ tóc xanh tươi tốt trước gió, nó gieo trên đất ẩm, trên tượng sờn, trên bậc thềm nứt nẻ, cả trên nền đường vắng, những hoa hình sao, những giọt sương như ngọc và sự mỡ màng, sự tươi đẹp, hương thơm, sức sống, niềm vui. Vào trưa, hàng nghìn con bướm trắng tụ tập tại đó và khi nhìn những hoa trắng kia vèo bay trong bóng mát làm nên một cơn mưa tuyết sống giữa trưa hè thì ai cũng phải cho là mình được xem một cảnh thần tiên. Trong râm tối của lá xanh vô vàn những tiếng thơ ngay đang thỏ thẻ với tâm hồn ta và cái gì tiếng chim không nói thì đã có tiếng ong dế bổ sung. Vào chiều tối thì một thoáng mơ mộng toát ra từ cánh vườn và bao phủ lấy nó; một bức màn sương nhẹ, một niềm u hoài mênh mông êm ả trùm lên vạn vật; mùi thơm say người của hoa tâm hương và hoa bìm bố ra từ khắp nơi như một chất độc ngọt ngào và thấm thía; lúc ấy chim gõ kiến kêu chiều và chim bạc má buông những tiếng ríu rít cuối cùng hầu như trong giấc ngủ; người ta cảm thấy niềm thân mật thiêng liêng giữa chim chóc và cây cỏ: ban ngày cánh lông làm vui cành lá, ban đêm cành lá che chở cho cánh lông.
Mùa đông lùm cây đen lại, ướt đi và trơ cành run rẩy cho nên người ta nhìn thấy ngôi nhà chút ít. Không thấy hoa nở trên cành và sương đọng trong hoa, trái lại có những đường bằng bạc của các chú sên đã bò qua trên thảm lá vàng dầy, lạnh. Tuy nhiên dù thế nào, với diện mạo nào, vào mùa nào xuân hạ thu đông, cái khoảnh vườn bé nhỏ ấy cũng đượm vẻ u hoài suy tưởng, cũng hiu quạnh, hoang vu, thiếu dấu vết người mà có sự hiện diện của tạo hóa và cái cổng cũ kỹ gỉ han có vẻ như nói: Cái vườn này là của ta.
Đường đá Pari chạy quanh đấy, mặc! Những lâu đài cổ điển nguy nga ở phố Varen ở cách hai bước, mặc! Vòm cuốn tòa Anhvaliđơ kề bên, mặc! Hạ viên không xa, không sao! Xe tứ mã sang trong phố Buốcgônhơ và phố Xanh Đôminic rầm rập gần kia, xe buýt vàng, nâu, trắng, đỏ gặp nhau rộn rịp ở gần ngã tư gần nhất, chẳng cần gì! Ở phố Pơluymê vẫn là sa Mác. Những người chủ cũ chết, một cơn lốc cách mạng kéo qua những gia thế nghìn xưa sụp đổ, sự xa cách, sự lãng quên, bốn mươi năm hoang phế góa chủ, tất cả những cái đó đủ để gọi về nơi cảnh tiên ấy, những phượng vĩ, những cây ngôn, những cây rẻ quạt, những cỏ voi, những cây vằn lá to màu dạ nhạt, những con tắc kè, bọ rùa, những côn trùng nhanh nhẹn và sợ sệt; đủ để lôi từ lòng đất lên và cho hiện ra bốn bức tường ấy một cảnh tượng hùng vĩ và hoang dại; đủ để cho thiên nhiên bừng nở ở một rẻo vườn khổ của Pari với vẻ cằn cộc và lẫm liệt không kém một khu rừng hoang Tân thế giới, cái thiên nhiên cứ phá ngang những thu xếp ti tiện của người đời và hễ tràn đến chỗ nào thì cũng tràn trọn vẹn, dù trên mình con kiến hay con đại bàng.
Quả vậy, không có gì là nhỏ bé cả, ai là đối tượng thâm nhập của thiên nhiên đều biết. Mặc dù triết học không cho ta sự thỏa mãn tuyệt đối nào, không cho bao quát nguyên nhân cũng không cho hạn chế kết quả, bởi những phân hủy năng lực dẫn đến thuần nhất. Tất cả hoạt động vì tất cả.
Toán đại số ứng dụng cho mây mù; tinh tú phát quang có lợi cho hoa hồng; không có nhà tư tưởng nào dám khẳng định là hương hoa tầm xuân chẳng có ích gì cho các quần tinh trên ấy. Ai tính được hành trình của một phần tử? Chúng ta có thể nói chắc rằng không có những cuộc sáng thế xảy ra do những hạt cát rơi đổ hay không? Ai mà biết những triều lên xuống qua lại của cái cực đại và cái cực tiểu và những cuộc sụt lở của sáng tạo? Con kiến riêng cũng quan trọng; cái nhỏ vẫn lớn, cái lớn vẫn nhỏ; tất cả đều thăng bằng trong cần thiết; một cảnh tượng hãi hùng đối với trí tuệ. Giữa sinh vật và sự việc có những quan hệ kỳ diệu. Trong cái chung vô tận, mặt nhật cũng không coi thường bọ rầy. Cái này cái nọ cần nhau.
Ánh sáng không mang lên trời xanh những hương thơm của quả đất nếu không biết dùng nó làm gì; đêm tối phân phối tính chất của tinh tú cho các loài hoa thiêm thiếp ngủ. Mỗi con chim bay đều có sợi chỉ của vô tận buộc ở chân. Có nảy mầm thì có một thiên tượng kèm theo, đồng thời với việc con chim én mổ vỡ tung vỏ trứng; sự nảy mầm đó làm cho con giun đất sinh ra cũng như cụ Xôcrát xuất hiện. Ở đâu thiên lý kính hết hiệu lực thì kính hiển vi bắt đầu có tác dụng. Kính nào trong hai loại đó có tầm nhìn lớn hơn nhỉ? Chọn thử xem. Một ít mốc mọc lên thì đó là cả một cánh đồng hoa nở rộ; một tinh vân là cả một tổ kiến tinh cầu. Cũng một cảnh hỗn hợp như vậy mà còn lạ kỳ hơn giữa những vật của tinh thần và những điều của vật chất. Cấu tố và nguyên lý trộn lẫn nhau, hòa hợp nhau, cưới nhau, nhân lẫn nhau đến mức đưa thế giới vật chất cùng với thế giới tinh thần đi tới cùng chung một ánh sáng. Hiện tượng luôn luôn tự quay trở vào chúng.
Trong sự trao đổi vũ trụ rộng lớn như vậy, sự sống chuyển vận bằng những lượng không thể biết, cuốn tất cả trong những luồng vận khí bí ẩn vô hình, sử dụng tất cả, không để mất một chút mơ mộng nào, gieo ở đây một con vật bé bỏng, rắc ở đó một vì sao, lắc lư, quanh lượn, đem ánh sáng làm thành năng lượng và tư tưởng làm thành cấu tố; sự sống phân tán và không thể chia cắt hòa tan tất cả, trừ các tâm điểm hình học và cái tôi. Sự sống kéo tất cả về linh hồn - nguyên tử làm nảy nở tất cả trong Chúa; sự sống trộn lẫn tất cả những hoạt động từ cao đẳng đến sơ đẳng trong một guồng máy quay cuồng khó lòng nhận thấy, liên kết đường bay của một con bọ với quỹ đạo tuần hoàn của quả đất, có thể là con đường bay ấy phụ thuộc quỹ đạo này, biết đâu? Sự phụ thuộc ấy cũng có thể là chỉ ở sự đồng nhất về quy luật, ví như sự di chuyển của sao chổi trong vũ trụ giống sự di chuyển của con thủy tức trong giọt nước cũng là phụ thuộc thôi. Máy đấy nhưng máy làm bằng trí tuệ. Một guồng máy khổng lồ mà động cơ thứ nhất là con bọ con và bánh xe cuối cùng là hệ Ngân hà.
I
NGÔI NHÀ CÓ BÍ MẬT
Vào khoảng giữa thế kỷ trước, một ông chánh án tòa án Pari có một người nhân tình nhưng lại muốn giấu thiên hạ - bấy giờ chỉ các nhà đại quý tộc mới khoe nhân tình của mình, còn các anh tư sản thì lại giấu đi - nên cho xây một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Xanh Giécmanh, trong một phố vắng vẻ là phố Bơlômê ngày nay gọi là phố Pơluymê, gần nơi gọi là Quần Thú.
Ngôi nhà ấy có gác, dưới nhà có hai phòng, một cái bếp, trên gác có hai buồng, một phòng khác nhỏ, sát mái là một gác xép. Trước nhà, một khoảng vườn độ một sào có cánh cổng lớn song sắt trông ra đường phố. Người đi qua ngoài phố trông thấy chỉ có bấy nhiêu. Nhưng phía sau ngôi nhà chính, có một mảnh sân hẹp và cuối sân có một cái nhà xép hai gian, lúc cần có thể để một đứa bé con và một bà vú ở đấy.
Chiếc nhà này, phía sau, có một cái cửa che kín, mở đóng rất bí mật, ăn thông với một hành lang hẹp, trên để lộ thiên, dưới lát đá, chạy quanh co giữa hai bức tường cao. Cái hành lang ấy cứ men theo sát dãy hàng rào, hàng giậu từ vườn này sang vườn khác, từ đám đất này sang đám đất khác, có lúc đi vòng quanh, có lúc gấp thành góc theo hình cái thửa vườn và các đám đất và cuối cùng dẫn đến một cái cửa bí mật, cách đấy độ một phần tám dặm, gần một khu phố khác, ở tận đầu mút của cái phố Babilôn hiu quạnh.
Ông chánh án đến ở đấy. Ngôi nhà bố trí khéo đến nỗi, người nào có chú ý theo dõi và nhận thấy ông ta ngày nào cũng đi đâu bí mật, cũng không ngờ rằng hễ đi ra phố Babilôn tức là đi ra phố Bơlômê. Nhờ khéo xếp đặt mua được đất nên ông có thể thuê người làm con đường bí mật ấy ở trên đất mình không ai kiểm soát được. Về sau ông đem bán lại chỗ đất dọc hành lang ấy từng miếng một để người ta làm vườn và trồng trọt.
Các người chủ mới ở hai bên hành lang, cũng tưởng trước mắt mình là một bức tường ngăn, chứ không ngờ có con đường lát đá dài như dải khăn quanh co giữa hai bức tường, đi dọc theo hết luống rau này đến vườn cây khác của họ. Chỉ có chim chóc là nhìn thấy cái vật là lạ ấy. Và các lũ sáo ngà, sáo sậu của thế kỷ trước chắc là đã bàn tán với nhau nhiều về cái ông chánh án ấy.
Ngôi nhà xây bằng đá theo kiểu Măngxa, bọc tường và trang trí bàn ghế theo kiểu Váttô, bên trong dạng động phủ, bên ngoài dáng mềm mại, khuất sau ba lớp rào hoa. Nó có một cái vẻ gì vừa kín đáo, vừa đỏm dáng, vừa long trọng, đúng sở thích của một quan tòa si ái.
Cái nhà ấy và hành lang ấy ngày nay đã mất, nhưng trước đây mười lăm năm vẫn hãy còn. Năm 93, một người chuyên đúc nồi đã mua ngôi nhà để hủy phá, nhưng không thanh toán được cho nên bị xử vỡ nợ. Hóa ra ngôi nhà đã phá hủy ông chủ. Từ đấy, ngôi nhà bị bỏ hoang và dần dần đổ nát như tất cả những nhà cửa không người ở đó, do đó không được truyền sức sống cho. Bàn ghế ngày xưa vẫn nằm nguyên trong đó. Một tấm bảng vàng, chữ hết đọc được, treo ở rào sắt từ năm 1810 khiến cho con số mười, mười hai người mỗi khi đi qua phố Pơluymê biết rằng ngôi nhà sẵn sàng để bán hoặc cho thuê.
Vào cuối thời Quân chủ phục hưng, những khách qua đường đó nhận thấy tấm bảng đã biến mất, hơn thế nữa, những cửa sổ ở tầng một đã mở. Thật vậy, ngôi nhà đã có người ở. Các cửa sổ có những “màn che nhỏ”, đó là dấu hiệu trong nhà có phụ nữ.
Tháng 10 năm 1829, một người đàn ông đứng tuổi đến thuê ngôi nhà ấy, cố nhiên là gồm cả gian nhà xép phía sau và cái hành lang ăn thông đến phố Babilôn. Ông cho đặt lại hai cái cửa bí mật ở đầu hành lang. Trong nhà hãy còn gần nguyên các thứ bàn ghế cũ thời ông chánh án ở, người chủ mới chỉ cho sửa sang lại một ít, chỗ nào thiếu cái gì thì thêm vào cho đủ, lát cái sân đá, cái nền gạch đã loang lổ, chữa lại cái cầu thang, sàn gỗ, thêm kính vào các ô cửa sổ. Xong đâu đấy ông mới cùng một thiếu nữ và một u già dọn đến, lặng lẽ như một người lạ lẻn vào nhà, chứ không phải như người ta vào ngôi nhà của mình. Láng giềng cũng chẳng bàn tán gì bởi cái lẽ không có ai là láng giềng cả.
Người đến thuê nhà âm thầm, ít gây chú ý ấy là Giăng Vangiăng, thiếu nữ là Côdét. U già là một người đàn bà tên là Tútxanh, vừa già, vừa quê, vừa ngọng. Giăng Vangiăng đã cứu bà ta ra khỏi bệnh viện làm phúc và khỏi cảnh khốn cùng, rồi quyết định đem bà ta về ở với mình vì bà có ba đặc điểm trên kia. Ông đã lấy tên là ông Phôsơlơvăng, nhà thực lợi,[177] để thuê nhà. Qua những điều nói trên, chắc bạn đọc đã nhanh chóng nhận ra Giăng Vangiăng còn nhanh hơn lão Tênácđiê nữa.
[177] Người sống về lợi tức.
Tại sao Giăng Vangiăng đã rời bỏ nhà tu Pơti Píchpuyt? Chuyện gì đã xảy ra?
Không có chuyện gì lạ cả.
Bạn đọc còn nhớ, ở nhà tu, Giăng Vangiăng rất sung sướng, sung sướng đến nỗi có lúc lương tâm phải lo ngại. Ngày nào ông cũng được gặp Côdét; mối tình phụ tử hiện ra và mỗi nảy nở. Ông thương yêu ấp ủ con bé trong tâm hồn. Ông tự bảo: nó là của ông, không có gì có thể cướp đi được; tình trạng này sẽ cứ mãi mãi như thế; chắc chắn nó sẽ làm bà xơ đúng theo con đường hàng ngày người ta muốn mở ra cho nó và như thế, nhà tu sẽ là vũ trụ của nó và của ông; ông sẽ già ở đây, nó sẽ lớn lên ở đây, rồi nó sẽ già ở đây và ông sẽ chết ở đây, thật là thỏa ước mơ, không còn nói cha con chia lìa, chia rẽ gì được nữa. Nghĩ đến đấy, bỗng dưng ông sinh lo âu. Ông tự chất vấn. Ông tự hỏi có phải thật tất cả hạnh phúc của người khác, của con bé kia? Ông già mà tước đoạt hạnh phúc của nó giấu làm của riêng cho mình sao? Như thế có phải là trộm cắp không? Ông tự nhủ con bé có quyền được biết cuộc sống trước khi bỏ đời đi tu. Ngay từ bây giờ mà gần như không hỏi ý kiến nó, lấy cớ để tránh cho nó mọi thứ đau khổ, lợi dụng nó khờ dại, cô đơn mà ép nó phải đi tu, thì có khác gì làm hư hỏng bản chất tự nhiên của một con người và dối trá với Chúa? Lại biết đâu, một ngày kia, Côdét mà biết rõ đầu đuôi, biết nó phải làm bà xơ một cách miễn cưỡng, nó sẽ không sinh thù hằn cả việc này? Ý nghĩ cuối cùng này, hơi ích kỷ và ít dũng khí hơn những ý nghĩ khác, nhưng nghĩ như thế ông không sao chịu được. Ông quyết định rời bỏ nhà tu.
Ông quyết định như thế. Ông buồn rầu mà nhận ra rằng việc phải như thế. Còn về những trở ngại thì chẳng có gì. Năm năm sống biệt tăm biệt tích trong bốn bức tường này, đến bây giờ ra ngoài thì còn sợ gì nữa. Ông có thể yên tâm trở lại sống giữa mọi người. Ông đã già đi và cái gì cũng đã thay đổi. Ai còn nhìn ra được ông bây giờ. Với lại cứ cho là chẳng may đi nữa, thì có gì nguy hiểm thì là nguy hiểm cho bản thân ông chứ có quyền gì mà bắt buộc Côdét vào nhà tu kín, bởi lẽ xưa kia ông bị vào nhà tù khổ sai? Vả lại, trước nhiệm vụ thì nguy hiểm có đáng gì? Mà, có ai cấm ông cứ thận trọng và tìm mọi cách đề phòng?
Còn việc giáo dục của Côdét thì đã gần xong và trọn vẹn rồi.
Quyết định xong, ông chờ cơ hội. Cơ hội không bao lâu đến: ông già Phôsơlơvăng từ trần.
Giăng Vangiăng xin gặp bà xơ bề trên, trình bày với bà rằng anh ông chết đi để lại cho ông một cái gia tài nho nhỏ đủ sống khỏi phải làm lụng gì, nên ông xin thôi việc ở nhà tu và xin dắt con gái đi. Ông cũng trình bày luôn rằng Côdét chưa làm lễ thụ phép làm người tu hành thì không lẽ gì tu viện lại nuôi không nó những năm năm như thế, nên ông khẩn khoản xin thế nào bà bề trên cũng vui lòng để ông cúng cho quỹ nhà tu một món tiền là năm nghìn phơrăng, xem như là đền bù vào khoản Côdét ăn ở lâu nay.
Thế là Giăng Vangiăng ra khỏi nhà tu.
Ở nhà tu ra đi, ông cắp lấy chiếc va li nhỏ chứ không nhờ ai vác hộ, chìa khóa thì ông giữ trong mình. Chiếc va li bay một mùi thơm ngát làm cho Côdét phải chú ý.
Nói ngay rằng từ đó chiếc va li ấy không bao giờ rời ông ra nữa. Luôn luôn ông để nó trong phòng ông. Nó là vật đầu tiên có khi là vật duy nhất ông mang đi trong những lúc dọn nhà. Thấy thế Côdét phải bật cười và gọi chiếc va li là “người bạn không rời nhau” của ông rồi nói: con phát ghen với nó.
Tuy vậy, việc trở lại với không khí tự do ngoài đời không khỏi làm cho Giăng Vangiăng lo lắng khá nhiều.
Ông tìm ra được ngôi nhà phố Pơluymê và chui vào đó. Từ đấy ông vẫn giữ tên là Uyntim Phôsơlơvăng.
Đồng thời ông thuê luôn hai căn phòng khác ở Pari. Chủ tâm là để thay đổi, khỏi ở luôn một khu phố, cho người ta bớt để ý và khi trong lòng thấy có gì đáng lo ngại thì có thể vắng mặt một thời gian, cũng như là để có đường xoay sở chứ không bị bất chợt vô kế khả thi như cái đêm ông thoát khỏi tay Giave một cách quá ư may mắn trước đây. Hai căn phòng ấy là hai gian nhà bé nhỏ nghèo nàn ở hai khu phố cách nhau rất xa, một ở phố Uét, một ở phố Lomácmê.
Thỉnh thoảng ông đến nơi này hoặc nơi kia ở một tháng hay năm sáu tuần có Côdét đi theo, còn bà Tútxanh thì để ở nhà. Cơm nước hay sai bảo thì đã có mấy người gác cổng, mà ông bảo cho biết ông là một nhà thực lợi ở ngoại ô lấy nơi ấy là chỗ tạm trú mỗi khi vào thành. Con người đạo đức cao siêu ấy thế mà phải có đến ba chỗ ở giữa Pari để tránh lưới cảnh sát.
II
GIĂNG VANGIĂNG QUỐC DÂN QUÂN[178]
[178] Quốc dân quân gồm những người tư sản được chính quyền Quân chủ phục hưng tín nhiệm
Tuy vậy, ông nói đúng, Giăng Vangiăng vẫn sống ở phố Pơluymê và ông đã xếp đặt đời sống của mình như sau:
Côdét và người bõ già ở nhà trên gian buồng ngủ tường có vẽ hoa, phòng khuê nhỏ với những đường chạm trong sơn vàng, phòng khách lót thảm có những chiếc ghế bành to tướng là phần của Côdét; cái vườn cũng thuộc phần nàng. Giăng Vangiăng đã cho đặt thêm trong buồng Côdét một chiếc giường có diềm màn bằng gấm Đamát nhiều màu và một tấm thảm Ba-tư cũ còn đẹp mua mãi ở cửa hiệu mụ Gôse phố Phighiê Xanh Pôn. Để giảm bớt vẻ nghiêm nghị của những thứ đồ cổ sang trọng ấy, ông xen lẫn vào các thứ linh tinh ấy tất cả những vật dụng xinh xắn, duyên dáng của các cô thiếu nữ: cái kệ, cái tủ sách, các quyển sách có gáy vàng, chiếc hộp giấy, cái bàn giấy thấm, cái bàn may khảm xà cừ, cái hộp may bằng bạc mạ vàng, bộ đồ rửa mặt bằng xứ Nhật. Các cửa sổ trên gác đều treo màn dài bằng gấm Đamát nhiều màu như ở diềm màn. Các cửa tầng dưới lại treo màn vải rua. Mùa đông, trong nhà Côdét ở, gác trên phòng dưới đều đốt lò sưởi. Riêng ông, ông ở trên nhà xép cuối sân trong, trong phòng chỉ một chiếc đệm rải trên cái giường căng dây thép, một cái bàn gỗ tạp, hai cái ghế rơm, một lọ sứ đựng nước, mấy quyển sách bỏ trên một tấm ván, chiếc vali yêu quý trong một góc và chẳng bao giờ có củi lửa gì cả. Ông ăn với Côdét nhưng trên bàn lại có một cái bánh mì đen phần riêng ông. Ông bảo bà Tútxanh:
- Cô đây là chủ nhà này, bà nhớ nhé.
- Thưa ông, còn ông? Bà Tútxanh kinh ngạc hỏi lại.
- Tôi, tôi còn hơn là ông chủ, tôi là ông cha.
Hồi ở nhà tu, Côdét có được học tập việc nội trợ nên việc chi tiêu ít ỏi trong nhà đều do nàng tính toán. Hằng ngày, Giăng Vangiăng khoác tay Côdét, đưa nàng đi dạo chơi. Ông đưa nàng vào vườn Luychxămbua, tìm đến con đường nào vắng vẻ nhất và chủ nhật nào ông cũng dắt nàng đi lễ nhà thờ Xanh Giắc vì nhà thờ ấy ở khá xa. Khu phố ông ở rất nghèo nên ông bố thí nhiều, vì thế các người khốn khó đều đến vây quanh ông trong nhà thờ. Chính vì vậy mà Tênácđiê gửi cho ông một bức thư với địa chỉ: kính gửi nhà từ thiện ở nhà thờ Xanh Giắc. Ông cũng hay dắt Côdét đi thăm các người nghèo khổ và các người ốm đau.
Chưa một người lạ nào từng bước chân vào ngôi nhà phố Pơluymê. Bà Tútxanh đi mua thức ăn và Giăng Vangiăng tự tay đi lấy nước ở máy nước gần nhà. Củi và rượu thì cất trong cái hầm vách đá nửa ngầm bên cạnh cái cửa mở ra phố Babilôn. Hầm ấy ngày xưa dùng làm động cho quan chánh án vì ở cái đời si ái ấy, không có tình yêu nào là không nấp trong hang động.
Ở phía cửa ấy, còn có một cái thùng, có kẽ để đựng thư từ, báo chí, song ba nhân khẩu của ngôi nhà phố Pơluymê chẳng tiếp nhận thư từ báo chí gì, nên cái thùng ngày xưa là nơi mới lái đi về cho những cặp nhân tình nhân ngãi, thì ngày nay tất cả công dụng chỉ còn là để bỏ các giấy báo nộp thuế và các giấy báo của phòng dân quân. Vì ông Phôsơlơvăng, nhà thực lợi, cũng là quốc dân quân. Ông không thoát khỏi lưới kiểm tra chặt chẽ hồi 1831. Hồi ấy nhà chức trách đã truy cứu lý lịch của Giăng Vangiăng ngược lên đến giai đoạn ông ở nhà tu kín. Và cũng nhờ ẩn mình trong cái đám mây mù dày kín và tinh khiết là nhà tu kín ấy mà khi thoát ra, Giăng Vangiăng trở thành một người đáng kính đối với thị sảnh của mình, và do đó xứng đáng làm người bảo vệ cho thị sảnh.
Mỗi năm ba hay bốn lần Giăng Vangiăng khoác quân phục và đi canh gác. Công việc ấy có phần làm cho ông bằng lòng là khác. Vì ông coi đó là một cách cải trang chính đáng khiến cho ông có thể lẫn vào đám đông mà vẫn giữ mình cô độc. Giăng Vangiăng vừa được sáu mươi, đúng tuổi miễn quân dịch; nhưng trông người ông lại không đến năm mươi. Vả lại, ông cũng không có ý muốn lánh mặt viên đội nhất của mình, cũng không kêu kiện bá tước Đơ Lôbô. Ông không có lý lịch, ông giấu tên, giấu tuổi, giấu tung tích, giấu tất cả; và như chúng ta vừa nói, ông là một quốc dân rất hăng hái. Làm sao cho giống bất kỳ một người nào khác sòng phẳng trong mọi bổn phận đóng góp, đó là tất cả tham vọng của ông. Lý tưởng của ông là làm sao cho ở bên trong thì xứng đáng là một thiên thần, còn bên ngoài thì là một thị dân.
Tuy vậy, có một điều cần phải ghi. Khi Giăng Vangiăng đi chơi với Côdét, ông ăn mặc như ta đã thấy và ra vẻ là một sĩ quan về hưu. Lúc ông đi một mình và thường là vào buổi tối, ông lại bận một cái áo vét và một cái quần công nhân, đầu đội mũ lưỡi trai che lấp cả mặt. Đề phòng hay là khiêm tốn? Có lẽ cả hai. Côdét đã quen với khía cạnh bí ẩn của đời mình nên chẳng để ý đến những cử chỉ lạ lùng của bố là mấy. Còn bà Tútxanh, thì bà sùng bái Giăng Vangiăng và cho rằng ông ta làm cái gì cũng tốt cả. Một hôm, anh hàng thịt thoáng nhìn Giăng Vangiăng và bảo: Cái xác ông này hay nhỉ! - Bà đáp: một vị… vị thánh đấy!
Giăng Vangiăng, Côdét và Tútxanh, cả ba đều vào bằng độc cái cửa ở phố Babilôn. Giá không thấy bóng họ thấp thoáng sau hàng rào ở cổng trước thì khó mà đoán họ ở phố Pơluymê. Cổng trước luôn luôn đóng kín. Giăng Vangiăng đã bỏ hoang khu vườn không trồng trọt gì để người ngoài khỏi chú ý đến.
Nhưng có lẽ ông ta đã lầm.
III
CÀNH LÁ RƯỜM RÀ[179]
[179] Nguyên văn Latinh: Foliisac frondibus.
Cái vườn bỏ hoang hơn nửa thế kỷ như vậy đã trở nên kỳ lạ đẹp mê hồn. Bốn mươi năm trước đây, người qua đường dừng lại ngắm vườn mà không ngờ đến những bí mật ẩn giấu dưới lớp lá xanh tươi kia. Nhiều anh mơ mộng thời ấy đã bao lần để cho đôi mắt và tâm trí mình tọc mạch len vào giữa các chấn song cái cửa có khóa, vặn vẹo lung lay vít chặt vào hai trụ vôi bám đầy rêu xanh, phía trên có cái viên trang tí hoa văn kỳ dị, khó hiểu.
Trong vườn, có chiếc ghế dài ở một góc, một vài pho tượng mốc meo, mấy tấm mắt võng đóng vào tường để cho cây leo, nhưng đã long đinh và đang mục nát. Ngoài ra không còn đường lối, không còn thảm cỏ. Ở đâu cũng chỉ cỏ gà. Tay người đã vắng thì tay tạo lại về. Cỏ dại mọc đầy, điều rất đáng khâm phục đối với một mảnh đất tí tẹo. Đây là nơi hội hè huy hoàng của hoa đinh hương. Không có gì ở mảnh vườn này làm trở ngại sức vươn lên thiêng liêng của cây cỏ. Ở đây là thế giới của sự sinh trưởng tôn nghiêm. Cây to cúi xuống gai dại, gai dại trườn lên cây to, cỏ mọn leo lên, cành cả nghiêng xuống. Cái vốn bò dưới mặt đất cất cao đầu tìm cái nảy nở trên không, cái phất phơ trước gió tìm xuống với những gì vương vất trong rêu. Thân cây, chạc bé, lá, dây, chùm, tay, nhánh, gai quấn quít với nhau, hòa hợp nhau khăng khít để thực hiện và ngợi ca tình bác ái thần bí, tượng trưng cho chủ nghĩa bác ái ở loài người. Vườn này không còn là vườn nữa, mà là một lùm cây khổng lồ, nghĩa là một cái gì rậm rạp như một khu rừng, đông đúc như một thành phố, run rẩy như một tổ chim, mập mờ như một thánh đường, ngát hương như một bó hoa, cô quạnh như một nấm mộ, sống động như một phiên chợ.
Vào tháng Hoa, cái bụi to lớn sống tự do giữa bốn bức tường sau hàng chấn song ấy bước vào trạng thái động tình chung của vạn vật. Nó rùng mình trước vầng thái dương đang mọc, chẳng khác gì con vật hít thở những vận khí yêu đương trong không gian và cảm thấy nhựa xuân dâng lên sôi trào trong mạc máu. Nó vung mớ tóc xanh tươi tốt trước gió, nó gieo trên đất ẩm, trên tượng sờn, trên bậc thềm nứt nẻ, cả trên nền đường vắng, những hoa hình sao, những giọt sương như ngọc và sự mỡ màng, sự tươi đẹp, hương thơm, sức sống, niềm vui. Vào trưa, hàng nghìn con bướm trắng tụ tập tại đó và khi nhìn những hoa trắng kia vèo bay trong bóng mát làm nên một cơn mưa tuyết sống giữa trưa hè thì ai cũng phải cho là mình được xem một cảnh thần tiên. Trong râm tối của lá xanh vô vàn những tiếng thơ ngay đang thỏ thẻ với tâm hồn ta và cái gì tiếng chim không nói thì đã có tiếng ong dế bổ sung. Vào chiều tối thì một thoáng mơ mộng toát ra từ cánh vườn và bao phủ lấy nó; một bức màn sương nhẹ, một niềm u hoài mênh mông êm ả trùm lên vạn vật; mùi thơm say người của hoa tâm hương và hoa bìm bố ra từ khắp nơi như một chất độc ngọt ngào và thấm thía; lúc ấy chim gõ kiến kêu chiều và chim bạc má buông những tiếng ríu rít cuối cùng hầu như trong giấc ngủ; người ta cảm thấy niềm thân mật thiêng liêng giữa chim chóc và cây cỏ: ban ngày cánh lông làm vui cành lá, ban đêm cành lá che chở cho cánh lông.
Mùa đông lùm cây đen lại, ướt đi và trơ cành run rẩy cho nên người ta nhìn thấy ngôi nhà chút ít. Không thấy hoa nở trên cành và sương đọng trong hoa, trái lại có những đường bằng bạc của các chú sên đã bò qua trên thảm lá vàng dầy, lạnh. Tuy nhiên dù thế nào, với diện mạo nào, vào mùa nào xuân hạ thu đông, cái khoảnh vườn bé nhỏ ấy cũng đượm vẻ u hoài suy tưởng, cũng hiu quạnh, hoang vu, thiếu dấu vết người mà có sự hiện diện của tạo hóa và cái cổng cũ kỹ gỉ han có vẻ như nói: Cái vườn này là của ta.
Đường đá Pari chạy quanh đấy, mặc! Những lâu đài cổ điển nguy nga ở phố Varen ở cách hai bước, mặc! Vòm cuốn tòa Anhvaliđơ kề bên, mặc! Hạ viên không xa, không sao! Xe tứ mã sang trong phố Buốcgônhơ và phố Xanh Đôminic rầm rập gần kia, xe buýt vàng, nâu, trắng, đỏ gặp nhau rộn rịp ở gần ngã tư gần nhất, chẳng cần gì! Ở phố Pơluymê vẫn là sa Mác. Những người chủ cũ chết, một cơn lốc cách mạng kéo qua những gia thế nghìn xưa sụp đổ, sự xa cách, sự lãng quên, bốn mươi năm hoang phế góa chủ, tất cả những cái đó đủ để gọi về nơi cảnh tiên ấy, những phượng vĩ, những cây ngôn, những cây rẻ quạt, những cỏ voi, những cây vằn lá to màu dạ nhạt, những con tắc kè, bọ rùa, những côn trùng nhanh nhẹn và sợ sệt; đủ để lôi từ lòng đất lên và cho hiện ra bốn bức tường ấy một cảnh tượng hùng vĩ và hoang dại; đủ để cho thiên nhiên bừng nở ở một rẻo vườn khổ của Pari với vẻ cằn cộc và lẫm liệt không kém một khu rừng hoang Tân thế giới, cái thiên nhiên cứ phá ngang những thu xếp ti tiện của người đời và hễ tràn đến chỗ nào thì cũng tràn trọn vẹn, dù trên mình con kiến hay con đại bàng.
Quả vậy, không có gì là nhỏ bé cả, ai là đối tượng thâm nhập của thiên nhiên đều biết. Mặc dù triết học không cho ta sự thỏa mãn tuyệt đối nào, không cho bao quát nguyên nhân cũng không cho hạn chế kết quả, bởi những phân hủy năng lực dẫn đến thuần nhất. Tất cả hoạt động vì tất cả.
Toán đại số ứng dụng cho mây mù; tinh tú phát quang có lợi cho hoa hồng; không có nhà tư tưởng nào dám khẳng định là hương hoa tầm xuân chẳng có ích gì cho các quần tinh trên ấy. Ai tính được hành trình của một phần tử? Chúng ta có thể nói chắc rằng không có những cuộc sáng thế xảy ra do những hạt cát rơi đổ hay không? Ai mà biết những triều lên xuống qua lại của cái cực đại và cái cực tiểu và những cuộc sụt lở của sáng tạo? Con kiến riêng cũng quan trọng; cái nhỏ vẫn lớn, cái lớn vẫn nhỏ; tất cả đều thăng bằng trong cần thiết; một cảnh tượng hãi hùng đối với trí tuệ. Giữa sinh vật và sự việc có những quan hệ kỳ diệu. Trong cái chung vô tận, mặt nhật cũng không coi thường bọ rầy. Cái này cái nọ cần nhau.
Ánh sáng không mang lên trời xanh những hương thơm của quả đất nếu không biết dùng nó làm gì; đêm tối phân phối tính chất của tinh tú cho các loài hoa thiêm thiếp ngủ. Mỗi con chim bay đều có sợi chỉ của vô tận buộc ở chân. Có nảy mầm thì có một thiên tượng kèm theo, đồng thời với việc con chim én mổ vỡ tung vỏ trứng; sự nảy mầm đó làm cho con giun đất sinh ra cũng như cụ Xôcrát xuất hiện. Ở đâu thiên lý kính hết hiệu lực thì kính hiển vi bắt đầu có tác dụng. Kính nào trong hai loại đó có tầm nhìn lớn hơn nhỉ? Chọn thử xem. Một ít mốc mọc lên thì đó là cả một cánh đồng hoa nở rộ; một tinh vân là cả một tổ kiến tinh cầu. Cũng một cảnh hỗn hợp như vậy mà còn lạ kỳ hơn giữa những vật của tinh thần và những điều của vật chất. Cấu tố và nguyên lý trộn lẫn nhau, hòa hợp nhau, cưới nhau, nhân lẫn nhau đến mức đưa thế giới vật chất cùng với thế giới tinh thần đi tới cùng chung một ánh sáng. Hiện tượng luôn luôn tự quay trở vào chúng.
Trong sự trao đổi vũ trụ rộng lớn như vậy, sự sống chuyển vận bằng những lượng không thể biết, cuốn tất cả trong những luồng vận khí bí ẩn vô hình, sử dụng tất cả, không để mất một chút mơ mộng nào, gieo ở đây một con vật bé bỏng, rắc ở đó một vì sao, lắc lư, quanh lượn, đem ánh sáng làm thành năng lượng và tư tưởng làm thành cấu tố; sự sống phân tán và không thể chia cắt hòa tan tất cả, trừ các tâm điểm hình học và cái tôi. Sự sống kéo tất cả về linh hồn - nguyên tử làm nảy nở tất cả trong Chúa; sự sống trộn lẫn tất cả những hoạt động từ cao đẳng đến sơ đẳng trong một guồng máy quay cuồng khó lòng nhận thấy, liên kết đường bay của một con bọ với quỹ đạo tuần hoàn của quả đất, có thể là con đường bay ấy phụ thuộc quỹ đạo này, biết đâu? Sự phụ thuộc ấy cũng có thể là chỉ ở sự đồng nhất về quy luật, ví như sự di chuyển của sao chổi trong vũ trụ giống sự di chuyển của con thủy tức trong giọt nước cũng là phụ thuộc thôi. Máy đấy nhưng máy làm bằng trí tuệ. Một guồng máy khổng lồ mà động cơ thứ nhất là con bọ con và bánh xe cuối cùng là hệ Ngân hà.
Bình luận facebook