Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 8
XIII
ÔNG TIN GÌ
Về phương diện tin tưởng chính thống, chúng tôi không phải thăm dò ông giám mục thành Đinhơ. Trước một tâm hồn như vậy, chúng tôi cảm thấy chỉ có một xu hướng là tôn kính. Nói đến lương tâm một bậc chính trực là ta phải tin. Vả lại, đối với một số bản chất nhất định, chúng tôi công nhận rằng tất cả những vẻ đẹp của đạo đức con người đều có khả năng phát triển được trong một lòng tin khác với lòng tin của chúng tôi.
Ông giám mục nghĩ gì về tín điều này hay về bí ẩn nọ? Những điều bí mật trong thâm tâm ấy chỉ có thể biết được ở trong mồ vì khi bước xuống mồ mọi linh hồn đều trần trụi. Điều mà chúng tôi chắc chắn là, với ông, không bao giờ những mắc mứu về đức tin lại biến thành một thái độ giả dối. Đã là kim cương thì không còn có thể nói đến thối nát được. Ông tin được chừng nào thì ông cố gắng tin chừng ấy. Hãy tin ở Chúa Cha[33] là câu ông thường nói ở cửa miệng.
[33] Nguyên văn Latinh: Credo in Patrem
Bởi vì ông đã tìm thấy trong những việc làm phúc đức của mình một sự thỏa mãn đầy đủ cho tâm hồn, nó luôn thì thầm bên tai ông: Chúa Trời ở bên cạnh người.
Điều chúng tôi thấy cần ghi là, ông giám mục có một lòng yêu thương quá mức, có thể nói ngoài đức tin và xa hơn đức tin. Chính từ chỗ ông “đã yêu nhiều”[34] đó mà các “bậc đứng đắn”, các “bậc trang nghiêm”, các “vị biết điều” đều đánh giá ông là có nhược điểm.
[34] Nguyên văn Latinh: Quia multum amavit
Những danh từ trên là cách nói ưa chuộng trong cái xã hội đáng buồn của chúng ta, ở đó lòng vị kỷ lại nói cái giọng của kẻ lên mặt hiểu biết. Thương yêu quá mức ở đây là cái gì? Đó là một sự ân cần trong sáng, tràn qua giới hạn loài người, như chúng tôi đã có lúc nói qua và gặp dịp thì trùm lên cả sự vật. Ông sống dễ dãi. Cái gì là sáng tạo của Chúa, ông đều khoan dung. Trong con người dù là con người rất tốt đi nữa, cũng có một chút khắc nghiệt không tự giác dành cho loài vật. Các nhà tu hành đặc biệt có thứ khắc nghiệt, nhưng ông giám mục thành Đinhơ lại không hề có. Ông không đến nỗi như thầy tu bà-la-môn, nhưng hình như ông có nghiền ngẫm lời này trong sách kinh: “Ai biết linh hồn thú vật sẽ đi về đâu?” Dáng hình xấu xí, bản năng kỳ dị, không làm ông bận tâm, cũng không làm ông phật ý. Nhìn thấy thế ông cảm động, gần như mủi lòng. Có vẻ như ông trầm tư suy nghĩ, bỏ qua cái bề ngoài để tìm đến cái nguyên nhân, cách giải thích hoặc lời thanh minh. Có lúc dường như ông cầu xin Chúa một số đổi thay. Với con mắt của nhà ngôn ngữ lần mò từng nét bản thảo trên da thú thời xưa, ông bình tĩnh xem xét bao nhiêu cái hỗn độn hiện còn trong tạo vật. Cách suy tưởng mơ màng ấy nhiều lúc làm ông bật ra những lời kỳ lạ. Một buổi sáng ông đang ở ngoài vườn; ông tưởng chỉ có một mình, không ngờ có cô em đi sau mà ông không biết; đột nhiên, ông đứng lại và nhìn xuống đất; một con nhện to tướng, đen thui, lông lá xồm xoàm ghê tởm đang nằm trên mặt đất. Cô em nghe rõ ông nói:
- Ồ, con vật đáng thương! Không phải lỗi của nó.
Những cử chỉ từ bi có vẻ là trò trẻ con mà gần như thiêng liêng ấy, tại sao lại không nói đến? Trẻ con, vâng: nhưng thứ trẻ con cao cả ấy chính là của thánh Phơrăngxoa Đatxidơ và của Mác Ôren. Một hôm ông bị sai khớp chân vì không nỡ giẫm lên một con kiến.
Con người chính nhân quân tử ấy sống cuộc đời như thế đó. Thỉnh thoảng ông lại ngủ ngay ngoài vườn và những lúc ấy trông ông không còn gì đáng tôn kính hơn.
Có những lời người ta kể về thời niên thiếu, cả về thời trai tráng của ông thì Đức Cha Biêngvơnuy đã từng là một con người say đắm, có thể là dữ dội nữa. Lòng thương mênh mông ở ông chẳng phải là một bản năng tự nhiên mà là kết quả của một lòng tin vững chắc, cao cả, lọc qua cuộc đời và từng ý nghĩ, đọng lại trong trái tim ông. Bởi vì, trong tính cách một con người cũng như trong một tảng đá, cũng có thể có những lỗ sâu do nước giọt mãi mà tách ra. Thứ hang hốc như thế không bao giờ mất; cách hình thành như vậy không gì tiêu hủy được.
Năm 1815, tưởng như chúng tôi đã nói điều này rồi, ông đã bảy mươi lăm tuổi, nhưng trông ông không quá sáu mươi. Người ông không to, có hơi phát phì một tí và để chống lại ông thường hay đi bộ xa; bước chân hãy còn chắc và lưng chẳng gù mấy tí; điều này chúng tôi chẳng dám kết luận là gì cả, vì Gơrêgoa thứ XVI, tám mươi mà người vẫn đứng thẳng, mặt mày vẫn tươi cười, nhưng cái đó chẳng cấm ông ta là một giám mục tồi. Dân chúng cho là Đức Cha Biêngvơnuy có “cái đầu quí”, nhưng vì nó dễ yêu quá nên người ta quên rằng nó đẹp.
Lúc nói chuyện, tính ông vui như trẻ con, đó là một nét đáng yêu ở ông mà chúng tôi đã nói đến. Và những lúc như vậy người ở gần ông đều thấy dễ chịu, vì từ cả người ông như toát ra một niềm vui. Mặt mày hồng hào và tươi tắn, miệng cười để lộ hàm răng còn nguyên và trắng trẻo, làm cho ông có vẻ cởi mở và dễ gần. Cái vẻ như thế một người đứng tuổi thì người ta bảo: thật là một người dễ thương, còn ở một người già thì người ta lại bảo: thật là một cụ già phúc hậu. Mọi người còn nhớ, Napôlêông lúc gặp ông đã có cảm tưởng ấy. Mới gặp và tiếp xúc lần đầu, người ta cũng chỉ thấy ông là một cụ già phúc hậu mà thôi. Vậy mà ngồi bên ông chừng ít tiếng đồng hồ và chỉ cần thấy ông suy tưởng, thì ông cụ già phúc hậu biến đổi dần dần và có một cái gì hùng vĩ. Vừng trán rộng và nghiêm, có mớ tóc bạc làm thêm vẻ cao cả, càng trở nên cao cả vì sự trầm tư. Vẻ uy nghi toát ra từ sự phúc hậu, mà sự phúc hậu cũng không ngừng ngời sáng. Người ta cảm thấy xúc động như đứng trước một thiên thần tươi cười, vừa thong thả dang to đôi cánh vừa không ngớt mỉm cười. Một niềm kính mến khó tả, từng bước như thấm vào người chúng ta, dâng lên trái tim và chúng ta cảm thấy đứng trước một tâm hồn mãnh liệt, từng trải và bao dung, trong đó tư tưởng vĩ đại đến mức chỉ còn có thể là hiền từ.
Như mọi người đã thấy, cầu kinh, hành lễ, làm phúc, an ủi kẻ đau buồn, trồng trọt một mảnh vườn, lòng bác ái, tính thanh đạm, mến khách, từ chối xa hoa, lòng tin tưởng, học hỏi, làm việc, tất cả những cái đó làm cho ngày nào trong đời ông cũng đầy ắp công việc. Đầy ắp, nói như thế mới đúng, bởi vì quả nhiên, ngày đó tràn đầy những ý nghĩ tốt đẹp, những lời nói tốt đẹp, những hành động tốt đẹp. Tuy nhiên, như vậy cũng chưa là trọn vẹn nếu vì thời tiết lạnh hay trời mưa mà tối đến ông không ra dạo vườn một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ và sau khi hai bà phụ nữ đã về buồng mình. Suy tưởng trầm ngâm trước những cảnh tượng hùng vĩ của bầu trời ban đêm rồi mới ngủ yên, việc đó hình như đã thành một nghi lễ đối với ông. Đôi khi, vào lúc trời đã về khuya, hai bà mà không ngủ được, thì lại nghe bước chân ông chậm rãi trên các lối đi. Ông ở đó một mình với bóng, tĩnh tâm, than thản, thành kính, đem so với cái thanh tĩnh của lòng mình với cái thanh tĩnh của không trung, xúc động trong bóng tối trước mọi huy hoàng trông thấy được của tinh tú và mọi huy hoàng không trông thấy được của Chúa Trời, tâm hồn rộng mở cho mọi tư tưởng rơi xuống từ cõi Không tên. Trong những lúc ấy, đem dâng trái tim mình vào giờ phút các hoa đêm tỏa hương thơm, sáng ngời như ngọn đèn giữa đêm sao, hòa mình say sưa giữa cảnh chói sáng mênh mông của tạo vật, chính ông cũng khó lòng nói được cái đang xảy ra trong tâm trí mình. Ông có cảm tưởng như có gì bay khỏi người mình và cũng có gì giáng hạ vào đó. Đúng là những sự trao đổi thần bí giữ những hố sâu của tâm hồn với những hố sâu của vũ trụ!
Ông nghĩ đến sự vĩ đại và có mặt của Chúa; đến cái vĩnh viễn sắp đến, bí mật kỳ lạ; đến cái vĩnh viễn đã qua, bí mật còn kỳ lạ hơn; đến tất cả những cái vô biên đang chìm sâu trước mắt ông trên khắp hướng và, không tìm hiểu cái không hiểu được, ông chỉ đưa mắt nhìn. Ông không nghiên cứu Chúa Trời, ông tự để cho mình lóa mắt nhìn Chúa. Ông chiêm ngưỡng những sự kết hợp rực rỡ của các nguyên tử, nó đem lại sắc hình cho vật chất, nó phát hiện ra các lực lượng, nó tạo ra các cá tính trong sự thống nhất, các kích thước trong không gian, cái vô số trong vô hạn và do ánh sáng mà làm ra vẻ đẹp. Những sự kết hợp này hợp với tan liên tục; từ đó sinh ra sự sống và cái chết.
Ông ngồi trên một chiếc ghế gỗ kê áp vào cái giàn đã mục, để nhìn trời sao qua hình bóng khẳng khiu, cằn cỗi của cái cây ăn quả. Mấy thước đất trồng trọt quá sơ sài, lổn nhổn những lều lán, rất thân thiết đối với ông và ông lấy thế làm đủ.
Còn có gì cần thêm cho ông già ấy nữa, khi ông đem thì giờ rỗi rãi trong cuộc đời, đã rất ít rỗi rãi của ông, ra chia cho việc làm vườn ban ngày và việc chiêm ngưỡng ban đêm? Khoảng vườn rào kín, chật hẹp này, có trời xanh làm trần trên đầu, há không đủ để ca ngợi Chúa lần lượt trong những công trình đẹp đẽ nhất và những công trình cao cả nhất chăng? Như thế chưa phải là tất cả hay sao? Còn đòi gì hơn nữa? Một mảnh vườn con để dạo chơi và cõi bao la để mộng tưởng. Ở dưới chân là những cái có thể trồng trọt và thu hoạch; trên đầu là những cái có thể nghiên cứu và suy tưởng; một ít hoa dưới đất và tất cả sao trên bầu trời.
XIV
ÔNG NGHĨ GÌ?
Một lời cuối cùng.
Loại chi tiết nói trên, đặc biệt trong thời gian chúng ta đang sống đây, có thể đem đến cho ông giám mục thành Đinhơ một dáng dấp, “phiến thần”, theo cách nói hiện nay đang thịnh hành. Điều đó khiến người ta hoặc chê hoặc khen, nhưng đều nghĩ rằng ông có một trong những thứ triết học, riêng chỉ thời đại chúng ta mới có và thỉnh thoảng thấy nảy mầm trong những bộ óc cô độc, bám rễ vào đó và lớn lên dần đến mức thay thế cho các tôn giáo. Chúng tôi đều nhấn mạnh điều này là không một ai trong số những người có biết Đức Cha Biêngvơnuy lại dám cho rằng mình có thẩm quyền để nghĩ như vậy. Ngọn lửa soi sáng con người này là trái tim. Trái tim đã tuôn ra ánh sáng để làm nên đức độ của ông.
Chẳng có học thuyết nào cả, chỉ có nhiều hành động. Những thuyết lý cao xa, khó hiểu làm cho người ta choáng váng; chẳng có dấu hiệu gì là ông đem trí óc dấn vào những thứ viễn tưởng mù mờ. Người tông đồ có thể bạo phổi, nhưng ông giám mục cần phải dè dặt. Chắc chắn là ông đã tự bảo mình phải thận trọng đừng đi quá sâu vào một số vấn đề có lẽ chỉ dành cho những đầu óc lớn và táo tợn. Dưới cổng tò vò của bí điều có sự ghê sợ linh thông; những cửa ngõ tối om ấy mở toang hoác đấy, nhưng có gì như nói với ta, những kẻ bộ hành trên đời, rằng không nên vào đó. Ai vào đó sẽ gặp tai họa. Trong chỗ cao sâu khôn tả của trừu tượng và thuyết lý đơn thuần, những thiên tài, có thể nói là đứng trên các giáo điều, đề nghị ý mình lên Chúa. Lời cầu Chúa của họ đồng thời là một lời đề nghị táo bạo xin tranh luận. Sự tôn sùng của họ cũng là cách chất vấn. Đó là tín ngưỡng trực tiếp, đầy lo âu và trách nhiệm của những ai muốn thử trèo những đỉnh cao chênh vênh của tôn giáo.
Sự suy nghĩ trầm tư của con người không có giới hạn nào. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về công việc của mình, nó phân tích và đi sâu vào sự bừng sáng của chính mình. Có thể nói rằng, do một thứ phản lực tốt đẹp, nó làm cho cả tạo vật cũng chói lòa; thế giới bí ẩn chung quanh ta hễ nhận cái gì là có trả lại, cho nên có phần chắc là những người chiêm ngưỡng lại được người ta chiêm ngưỡng. Dù sao, trên đời cũng có những con người - phải chăng đó là những con người? - Nhìn thấy rất rõ ở chân trời sâu thẳm của sự mơ màng những đỉnh cao của tuyệt đối và có một hình ảnh dữ dội về quả núi vô biên. Đức Cha Biêngvơnuy chẳng phải là người như thế, ông không phải là một thiên tài. Chừng như ông e sợ cái thứ cao siêu vì từ đó một đôi người, có khi là những người vĩ đại, như Xuơđăngboóc và Pastcan, đã rơi vào điên loạn. Nói cho đúng, những sự suy tưởng mãnh liệt ấy có giá trị đạo đức và bằng những con đường gay go như thế, người ta cũng đến gần sự toàn thiện lý tưởng. Về phần Đức Cha Biêngvơnuy, ông đi theo con đường nhỏ gần hơn: kinh thánh.
Ông không muốn cho áo lễ của mình mang những nếp gấp trên áo khoác của Êli, ông không chiếu một tia sáng tương lai nào lên cảnh nhấp nhô tối tăm của mọi biến cố, ông cũng không tìm cách tập trung lửa trời của sự vật thành đuốc sáng, ông chẳng có tí gì của nhà tiên tri và của nhà hướng đạo. Tâm hồn giản dị ấy yêu thương, thế thôi.
Cho là ông có mở rộng sự cầu nguyện đến một khát vọng siêu phàm, điều ấy có lẽ; nhưng người ta không thể cầu nguyện nhiều quá cũng như không thể yêu thương nhiều quá. Và nếu cầu nguyện quá lời kinh là tà tín thì nữ thánh Têredơ và thánh Giêrôm đã là những người tà đạo rồi.
Ông nghiêng mình xuống những ai rên rỉ và những ai đang chuộc tội. Thế gian hiện ra trước mặt ông như một cõi bệnh tật bao la. Ở đâu cũng cảm thấy có cảm sốt, ở đâu ông cũng chẩn đoán ra sự đau đớn và không tìm cách đoán biết bí ẩn, ông cố gắng băng bó vết thương. Cảnh tượng đáng sợ của mọi vật trời sinh làm cho lòng trìu mến của ông càng phát triển. Chỉ một điều làm ông bận là cố tìm cho mình và gợi ý cho người khác cách tốt nhất để thương xót và đỡ đần. Mọi cái tồn tại trên đời, đối với nhà tu hành hiền từ và hiếm có này, là một duyên cớ thường xuyên để ông buồn và tìm cách an ủi.
Có những người cày cực khai thác vàng; ông thì ông chuyên chú khai thác lòng thương. Nỗi khốn khổ bao la của thế gian là hầm mỏ của ông. Bất kỳ ở đâu, đau khổ cũng chỉ là cơ hội cho từ tâm. Các người hãy thương yêu nhau; ông cho lời nói ấy là đầy đủ, cũng không mong ước gì hơn; và đó là tất cả học thuyết của ông. Một hôm, cái người tự cho mình là “triết gia”, cái ông thượng nghị sĩ ấy, mà trên kia đã nhắc đến, nói với ông giám mục: - Nhưng xin ông nhìn thử cảnh tượng của thế gian; ai cũng đánh nhau giết nhau; kẻ mạnh nhất thì là kẻ tài trí nhất. Cái “các người hãy thương yêu nhau” của ông là một sự nhảm nhí.
- Thế thì - Đức Cha Biêngvơnuy đáp lại một cách ôn tồn - nếu đó là sự nhảm nhí, thì linh hồn cần náu mình trong đó như hạt ngọc trong con trai vậy.
Ông ẩn mình trong đó, sống trong đó và lấy làm thỏa mãn hoàn toàn. Vì ông đã cẩn thận gạt qua một bên những vấn đề to lớn vừa hấp dẫn vừa làm cho người ta hoảng hốt, những chiều xa không tới nổi của trừu tượng, những vực sâu của siêu hình học, tất cả những vấn đề thăm thẳm quy vào một hướng và dẫn kẻ tông đồ đến Chúa Trời cũng như dẫn kẻ vô thần đến hư vô. Đó là Vận mệnh con người, thiện và ác, sinh vật xâu xé nhau, lương tâm con người, bản năng trầm tư ở thú vật; vấn đề chết rồi đi đâu, nằm dưới mồ thì ôn lại kiếp sống ra sao, bao nhiêu mối tình nối tiếp nhau tháo ghép một cách khó hiểu bên cái tôi cố định; vấn đề cái tinh hoa và cái thể chất, sông Nin và sông Ăngxơ, linh hồn và tạo vật, tự do và tất yếu. Toàn những vấn đề chót vót, những tầng tầng đáng sợ; bao nhiêu thiên tài vĩ đại của trí tuệ, con người đã vùi đầu vào đó. Toàn những vực sâu kinh khủng mà Luycơrét, Manu, Thánh Pôn và Đăngtơ từng ngắm với con mắt nảy lửa; nhìn đăm đăm vào cõi vô biên thì hình như lại làm nở ra ở đó những vì sao sáng.
Đức Cha Biêngvơnuy chỉ đơn giản là một con người nhìn các vấn đề bí ẩn từ bên ngoài chứ không soi mói, không lay động tới, cũng không để cho tâm trí mình rối loạn, một con người thâm tâm biết kính trọng bóng tối một cách tôn nghiêm.
ÔNG TIN GÌ
Về phương diện tin tưởng chính thống, chúng tôi không phải thăm dò ông giám mục thành Đinhơ. Trước một tâm hồn như vậy, chúng tôi cảm thấy chỉ có một xu hướng là tôn kính. Nói đến lương tâm một bậc chính trực là ta phải tin. Vả lại, đối với một số bản chất nhất định, chúng tôi công nhận rằng tất cả những vẻ đẹp của đạo đức con người đều có khả năng phát triển được trong một lòng tin khác với lòng tin của chúng tôi.
Ông giám mục nghĩ gì về tín điều này hay về bí ẩn nọ? Những điều bí mật trong thâm tâm ấy chỉ có thể biết được ở trong mồ vì khi bước xuống mồ mọi linh hồn đều trần trụi. Điều mà chúng tôi chắc chắn là, với ông, không bao giờ những mắc mứu về đức tin lại biến thành một thái độ giả dối. Đã là kim cương thì không còn có thể nói đến thối nát được. Ông tin được chừng nào thì ông cố gắng tin chừng ấy. Hãy tin ở Chúa Cha[33] là câu ông thường nói ở cửa miệng.
[33] Nguyên văn Latinh: Credo in Patrem
Bởi vì ông đã tìm thấy trong những việc làm phúc đức của mình một sự thỏa mãn đầy đủ cho tâm hồn, nó luôn thì thầm bên tai ông: Chúa Trời ở bên cạnh người.
Điều chúng tôi thấy cần ghi là, ông giám mục có một lòng yêu thương quá mức, có thể nói ngoài đức tin và xa hơn đức tin. Chính từ chỗ ông “đã yêu nhiều”[34] đó mà các “bậc đứng đắn”, các “bậc trang nghiêm”, các “vị biết điều” đều đánh giá ông là có nhược điểm.
[34] Nguyên văn Latinh: Quia multum amavit
Những danh từ trên là cách nói ưa chuộng trong cái xã hội đáng buồn của chúng ta, ở đó lòng vị kỷ lại nói cái giọng của kẻ lên mặt hiểu biết. Thương yêu quá mức ở đây là cái gì? Đó là một sự ân cần trong sáng, tràn qua giới hạn loài người, như chúng tôi đã có lúc nói qua và gặp dịp thì trùm lên cả sự vật. Ông sống dễ dãi. Cái gì là sáng tạo của Chúa, ông đều khoan dung. Trong con người dù là con người rất tốt đi nữa, cũng có một chút khắc nghiệt không tự giác dành cho loài vật. Các nhà tu hành đặc biệt có thứ khắc nghiệt, nhưng ông giám mục thành Đinhơ lại không hề có. Ông không đến nỗi như thầy tu bà-la-môn, nhưng hình như ông có nghiền ngẫm lời này trong sách kinh: “Ai biết linh hồn thú vật sẽ đi về đâu?” Dáng hình xấu xí, bản năng kỳ dị, không làm ông bận tâm, cũng không làm ông phật ý. Nhìn thấy thế ông cảm động, gần như mủi lòng. Có vẻ như ông trầm tư suy nghĩ, bỏ qua cái bề ngoài để tìm đến cái nguyên nhân, cách giải thích hoặc lời thanh minh. Có lúc dường như ông cầu xin Chúa một số đổi thay. Với con mắt của nhà ngôn ngữ lần mò từng nét bản thảo trên da thú thời xưa, ông bình tĩnh xem xét bao nhiêu cái hỗn độn hiện còn trong tạo vật. Cách suy tưởng mơ màng ấy nhiều lúc làm ông bật ra những lời kỳ lạ. Một buổi sáng ông đang ở ngoài vườn; ông tưởng chỉ có một mình, không ngờ có cô em đi sau mà ông không biết; đột nhiên, ông đứng lại và nhìn xuống đất; một con nhện to tướng, đen thui, lông lá xồm xoàm ghê tởm đang nằm trên mặt đất. Cô em nghe rõ ông nói:
- Ồ, con vật đáng thương! Không phải lỗi của nó.
Những cử chỉ từ bi có vẻ là trò trẻ con mà gần như thiêng liêng ấy, tại sao lại không nói đến? Trẻ con, vâng: nhưng thứ trẻ con cao cả ấy chính là của thánh Phơrăngxoa Đatxidơ và của Mác Ôren. Một hôm ông bị sai khớp chân vì không nỡ giẫm lên một con kiến.
Con người chính nhân quân tử ấy sống cuộc đời như thế đó. Thỉnh thoảng ông lại ngủ ngay ngoài vườn và những lúc ấy trông ông không còn gì đáng tôn kính hơn.
Có những lời người ta kể về thời niên thiếu, cả về thời trai tráng của ông thì Đức Cha Biêngvơnuy đã từng là một con người say đắm, có thể là dữ dội nữa. Lòng thương mênh mông ở ông chẳng phải là một bản năng tự nhiên mà là kết quả của một lòng tin vững chắc, cao cả, lọc qua cuộc đời và từng ý nghĩ, đọng lại trong trái tim ông. Bởi vì, trong tính cách một con người cũng như trong một tảng đá, cũng có thể có những lỗ sâu do nước giọt mãi mà tách ra. Thứ hang hốc như thế không bao giờ mất; cách hình thành như vậy không gì tiêu hủy được.
Năm 1815, tưởng như chúng tôi đã nói điều này rồi, ông đã bảy mươi lăm tuổi, nhưng trông ông không quá sáu mươi. Người ông không to, có hơi phát phì một tí và để chống lại ông thường hay đi bộ xa; bước chân hãy còn chắc và lưng chẳng gù mấy tí; điều này chúng tôi chẳng dám kết luận là gì cả, vì Gơrêgoa thứ XVI, tám mươi mà người vẫn đứng thẳng, mặt mày vẫn tươi cười, nhưng cái đó chẳng cấm ông ta là một giám mục tồi. Dân chúng cho là Đức Cha Biêngvơnuy có “cái đầu quí”, nhưng vì nó dễ yêu quá nên người ta quên rằng nó đẹp.
Lúc nói chuyện, tính ông vui như trẻ con, đó là một nét đáng yêu ở ông mà chúng tôi đã nói đến. Và những lúc như vậy người ở gần ông đều thấy dễ chịu, vì từ cả người ông như toát ra một niềm vui. Mặt mày hồng hào và tươi tắn, miệng cười để lộ hàm răng còn nguyên và trắng trẻo, làm cho ông có vẻ cởi mở và dễ gần. Cái vẻ như thế một người đứng tuổi thì người ta bảo: thật là một người dễ thương, còn ở một người già thì người ta lại bảo: thật là một cụ già phúc hậu. Mọi người còn nhớ, Napôlêông lúc gặp ông đã có cảm tưởng ấy. Mới gặp và tiếp xúc lần đầu, người ta cũng chỉ thấy ông là một cụ già phúc hậu mà thôi. Vậy mà ngồi bên ông chừng ít tiếng đồng hồ và chỉ cần thấy ông suy tưởng, thì ông cụ già phúc hậu biến đổi dần dần và có một cái gì hùng vĩ. Vừng trán rộng và nghiêm, có mớ tóc bạc làm thêm vẻ cao cả, càng trở nên cao cả vì sự trầm tư. Vẻ uy nghi toát ra từ sự phúc hậu, mà sự phúc hậu cũng không ngừng ngời sáng. Người ta cảm thấy xúc động như đứng trước một thiên thần tươi cười, vừa thong thả dang to đôi cánh vừa không ngớt mỉm cười. Một niềm kính mến khó tả, từng bước như thấm vào người chúng ta, dâng lên trái tim và chúng ta cảm thấy đứng trước một tâm hồn mãnh liệt, từng trải và bao dung, trong đó tư tưởng vĩ đại đến mức chỉ còn có thể là hiền từ.
Như mọi người đã thấy, cầu kinh, hành lễ, làm phúc, an ủi kẻ đau buồn, trồng trọt một mảnh vườn, lòng bác ái, tính thanh đạm, mến khách, từ chối xa hoa, lòng tin tưởng, học hỏi, làm việc, tất cả những cái đó làm cho ngày nào trong đời ông cũng đầy ắp công việc. Đầy ắp, nói như thế mới đúng, bởi vì quả nhiên, ngày đó tràn đầy những ý nghĩ tốt đẹp, những lời nói tốt đẹp, những hành động tốt đẹp. Tuy nhiên, như vậy cũng chưa là trọn vẹn nếu vì thời tiết lạnh hay trời mưa mà tối đến ông không ra dạo vườn một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ và sau khi hai bà phụ nữ đã về buồng mình. Suy tưởng trầm ngâm trước những cảnh tượng hùng vĩ của bầu trời ban đêm rồi mới ngủ yên, việc đó hình như đã thành một nghi lễ đối với ông. Đôi khi, vào lúc trời đã về khuya, hai bà mà không ngủ được, thì lại nghe bước chân ông chậm rãi trên các lối đi. Ông ở đó một mình với bóng, tĩnh tâm, than thản, thành kính, đem so với cái thanh tĩnh của lòng mình với cái thanh tĩnh của không trung, xúc động trong bóng tối trước mọi huy hoàng trông thấy được của tinh tú và mọi huy hoàng không trông thấy được của Chúa Trời, tâm hồn rộng mở cho mọi tư tưởng rơi xuống từ cõi Không tên. Trong những lúc ấy, đem dâng trái tim mình vào giờ phút các hoa đêm tỏa hương thơm, sáng ngời như ngọn đèn giữa đêm sao, hòa mình say sưa giữa cảnh chói sáng mênh mông của tạo vật, chính ông cũng khó lòng nói được cái đang xảy ra trong tâm trí mình. Ông có cảm tưởng như có gì bay khỏi người mình và cũng có gì giáng hạ vào đó. Đúng là những sự trao đổi thần bí giữ những hố sâu của tâm hồn với những hố sâu của vũ trụ!
Ông nghĩ đến sự vĩ đại và có mặt của Chúa; đến cái vĩnh viễn sắp đến, bí mật kỳ lạ; đến cái vĩnh viễn đã qua, bí mật còn kỳ lạ hơn; đến tất cả những cái vô biên đang chìm sâu trước mắt ông trên khắp hướng và, không tìm hiểu cái không hiểu được, ông chỉ đưa mắt nhìn. Ông không nghiên cứu Chúa Trời, ông tự để cho mình lóa mắt nhìn Chúa. Ông chiêm ngưỡng những sự kết hợp rực rỡ của các nguyên tử, nó đem lại sắc hình cho vật chất, nó phát hiện ra các lực lượng, nó tạo ra các cá tính trong sự thống nhất, các kích thước trong không gian, cái vô số trong vô hạn và do ánh sáng mà làm ra vẻ đẹp. Những sự kết hợp này hợp với tan liên tục; từ đó sinh ra sự sống và cái chết.
Ông ngồi trên một chiếc ghế gỗ kê áp vào cái giàn đã mục, để nhìn trời sao qua hình bóng khẳng khiu, cằn cỗi của cái cây ăn quả. Mấy thước đất trồng trọt quá sơ sài, lổn nhổn những lều lán, rất thân thiết đối với ông và ông lấy thế làm đủ.
Còn có gì cần thêm cho ông già ấy nữa, khi ông đem thì giờ rỗi rãi trong cuộc đời, đã rất ít rỗi rãi của ông, ra chia cho việc làm vườn ban ngày và việc chiêm ngưỡng ban đêm? Khoảng vườn rào kín, chật hẹp này, có trời xanh làm trần trên đầu, há không đủ để ca ngợi Chúa lần lượt trong những công trình đẹp đẽ nhất và những công trình cao cả nhất chăng? Như thế chưa phải là tất cả hay sao? Còn đòi gì hơn nữa? Một mảnh vườn con để dạo chơi và cõi bao la để mộng tưởng. Ở dưới chân là những cái có thể trồng trọt và thu hoạch; trên đầu là những cái có thể nghiên cứu và suy tưởng; một ít hoa dưới đất và tất cả sao trên bầu trời.
XIV
ÔNG NGHĨ GÌ?
Một lời cuối cùng.
Loại chi tiết nói trên, đặc biệt trong thời gian chúng ta đang sống đây, có thể đem đến cho ông giám mục thành Đinhơ một dáng dấp, “phiến thần”, theo cách nói hiện nay đang thịnh hành. Điều đó khiến người ta hoặc chê hoặc khen, nhưng đều nghĩ rằng ông có một trong những thứ triết học, riêng chỉ thời đại chúng ta mới có và thỉnh thoảng thấy nảy mầm trong những bộ óc cô độc, bám rễ vào đó và lớn lên dần đến mức thay thế cho các tôn giáo. Chúng tôi đều nhấn mạnh điều này là không một ai trong số những người có biết Đức Cha Biêngvơnuy lại dám cho rằng mình có thẩm quyền để nghĩ như vậy. Ngọn lửa soi sáng con người này là trái tim. Trái tim đã tuôn ra ánh sáng để làm nên đức độ của ông.
Chẳng có học thuyết nào cả, chỉ có nhiều hành động. Những thuyết lý cao xa, khó hiểu làm cho người ta choáng váng; chẳng có dấu hiệu gì là ông đem trí óc dấn vào những thứ viễn tưởng mù mờ. Người tông đồ có thể bạo phổi, nhưng ông giám mục cần phải dè dặt. Chắc chắn là ông đã tự bảo mình phải thận trọng đừng đi quá sâu vào một số vấn đề có lẽ chỉ dành cho những đầu óc lớn và táo tợn. Dưới cổng tò vò của bí điều có sự ghê sợ linh thông; những cửa ngõ tối om ấy mở toang hoác đấy, nhưng có gì như nói với ta, những kẻ bộ hành trên đời, rằng không nên vào đó. Ai vào đó sẽ gặp tai họa. Trong chỗ cao sâu khôn tả của trừu tượng và thuyết lý đơn thuần, những thiên tài, có thể nói là đứng trên các giáo điều, đề nghị ý mình lên Chúa. Lời cầu Chúa của họ đồng thời là một lời đề nghị táo bạo xin tranh luận. Sự tôn sùng của họ cũng là cách chất vấn. Đó là tín ngưỡng trực tiếp, đầy lo âu và trách nhiệm của những ai muốn thử trèo những đỉnh cao chênh vênh của tôn giáo.
Sự suy nghĩ trầm tư của con người không có giới hạn nào. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về công việc của mình, nó phân tích và đi sâu vào sự bừng sáng của chính mình. Có thể nói rằng, do một thứ phản lực tốt đẹp, nó làm cho cả tạo vật cũng chói lòa; thế giới bí ẩn chung quanh ta hễ nhận cái gì là có trả lại, cho nên có phần chắc là những người chiêm ngưỡng lại được người ta chiêm ngưỡng. Dù sao, trên đời cũng có những con người - phải chăng đó là những con người? - Nhìn thấy rất rõ ở chân trời sâu thẳm của sự mơ màng những đỉnh cao của tuyệt đối và có một hình ảnh dữ dội về quả núi vô biên. Đức Cha Biêngvơnuy chẳng phải là người như thế, ông không phải là một thiên tài. Chừng như ông e sợ cái thứ cao siêu vì từ đó một đôi người, có khi là những người vĩ đại, như Xuơđăngboóc và Pastcan, đã rơi vào điên loạn. Nói cho đúng, những sự suy tưởng mãnh liệt ấy có giá trị đạo đức và bằng những con đường gay go như thế, người ta cũng đến gần sự toàn thiện lý tưởng. Về phần Đức Cha Biêngvơnuy, ông đi theo con đường nhỏ gần hơn: kinh thánh.
Ông không muốn cho áo lễ của mình mang những nếp gấp trên áo khoác của Êli, ông không chiếu một tia sáng tương lai nào lên cảnh nhấp nhô tối tăm của mọi biến cố, ông cũng không tìm cách tập trung lửa trời của sự vật thành đuốc sáng, ông chẳng có tí gì của nhà tiên tri và của nhà hướng đạo. Tâm hồn giản dị ấy yêu thương, thế thôi.
Cho là ông có mở rộng sự cầu nguyện đến một khát vọng siêu phàm, điều ấy có lẽ; nhưng người ta không thể cầu nguyện nhiều quá cũng như không thể yêu thương nhiều quá. Và nếu cầu nguyện quá lời kinh là tà tín thì nữ thánh Têredơ và thánh Giêrôm đã là những người tà đạo rồi.
Ông nghiêng mình xuống những ai rên rỉ và những ai đang chuộc tội. Thế gian hiện ra trước mặt ông như một cõi bệnh tật bao la. Ở đâu cũng cảm thấy có cảm sốt, ở đâu ông cũng chẩn đoán ra sự đau đớn và không tìm cách đoán biết bí ẩn, ông cố gắng băng bó vết thương. Cảnh tượng đáng sợ của mọi vật trời sinh làm cho lòng trìu mến của ông càng phát triển. Chỉ một điều làm ông bận là cố tìm cho mình và gợi ý cho người khác cách tốt nhất để thương xót và đỡ đần. Mọi cái tồn tại trên đời, đối với nhà tu hành hiền từ và hiếm có này, là một duyên cớ thường xuyên để ông buồn và tìm cách an ủi.
Có những người cày cực khai thác vàng; ông thì ông chuyên chú khai thác lòng thương. Nỗi khốn khổ bao la của thế gian là hầm mỏ của ông. Bất kỳ ở đâu, đau khổ cũng chỉ là cơ hội cho từ tâm. Các người hãy thương yêu nhau; ông cho lời nói ấy là đầy đủ, cũng không mong ước gì hơn; và đó là tất cả học thuyết của ông. Một hôm, cái người tự cho mình là “triết gia”, cái ông thượng nghị sĩ ấy, mà trên kia đã nhắc đến, nói với ông giám mục: - Nhưng xin ông nhìn thử cảnh tượng của thế gian; ai cũng đánh nhau giết nhau; kẻ mạnh nhất thì là kẻ tài trí nhất. Cái “các người hãy thương yêu nhau” của ông là một sự nhảm nhí.
- Thế thì - Đức Cha Biêngvơnuy đáp lại một cách ôn tồn - nếu đó là sự nhảm nhí, thì linh hồn cần náu mình trong đó như hạt ngọc trong con trai vậy.
Ông ẩn mình trong đó, sống trong đó và lấy làm thỏa mãn hoàn toàn. Vì ông đã cẩn thận gạt qua một bên những vấn đề to lớn vừa hấp dẫn vừa làm cho người ta hoảng hốt, những chiều xa không tới nổi của trừu tượng, những vực sâu của siêu hình học, tất cả những vấn đề thăm thẳm quy vào một hướng và dẫn kẻ tông đồ đến Chúa Trời cũng như dẫn kẻ vô thần đến hư vô. Đó là Vận mệnh con người, thiện và ác, sinh vật xâu xé nhau, lương tâm con người, bản năng trầm tư ở thú vật; vấn đề chết rồi đi đâu, nằm dưới mồ thì ôn lại kiếp sống ra sao, bao nhiêu mối tình nối tiếp nhau tháo ghép một cách khó hiểu bên cái tôi cố định; vấn đề cái tinh hoa và cái thể chất, sông Nin và sông Ăngxơ, linh hồn và tạo vật, tự do và tất yếu. Toàn những vấn đề chót vót, những tầng tầng đáng sợ; bao nhiêu thiên tài vĩ đại của trí tuệ, con người đã vùi đầu vào đó. Toàn những vực sâu kinh khủng mà Luycơrét, Manu, Thánh Pôn và Đăngtơ từng ngắm với con mắt nảy lửa; nhìn đăm đăm vào cõi vô biên thì hình như lại làm nở ra ở đó những vì sao sáng.
Đức Cha Biêngvơnuy chỉ đơn giản là một con người nhìn các vấn đề bí ẩn từ bên ngoài chứ không soi mói, không lay động tới, cũng không để cho tâm trí mình rối loạn, một con người thâm tâm biết kính trọng bóng tối một cách tôn nghiêm.
Bình luận facebook