• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full MỢ HAI NHÀ HỌ DƯƠNG (1 Viewer)

  • Chương 24

Chính Quân ở lại bệnh viện hai ngày, lễ rước dâu bị hủy bỏ, bên phía Thuỳ Trâm cũng không có nói gì, coi như là ngầm chấp nhận. Nghĩ cũng thấy thiệt tình, nếu tôi là Thuỳ Trâm, tôi sẽ không bao giờ đồng ý chuyện không được rước dâu như thế đâu. Đã chấp thuận chuyện làm vợ bé người ta mà lại còn chịu thiệt thòi đủ đường, đến rước dâu đơn giản còn không có, công nhận là sức chịu đựng của Trâm hay thật. Cũng không biết ân oán của Chính Quân với Trâm là gì mà khiến anh ta quyết định hủy hoại cuộc đời của Trâm như vậy, càng nghĩ càng thấy uẩn khuất.



Sáng nay Chính Quân được xuất viện về nhà, tôi với cu Gin không đi đón, chỉ có Trâm theo anh ta về mà thôi. Hai bữa nay đều là Trâm ở lại bệnh viện chăm sóc cho Chính Quân, tôi chỉ có nhiệm vụ đưa cu Gin lên thăm ba nó rồi lại đưa thằng bé về. Mà Chính Quân cũng không cho tôi ở lại, anh ta bảo tôi cứ ở nhà, ở bệnh viện không có Trâm thì cũng có trợ lý Minh, ở càng đông thì càng tù túng chứ cũng không có ích lợi gì. Mà Trâm nghe Chính Quân bảo tôi đừng ở lại, cô ấy vui ra mặt, lại còn tiễn hai mẹ con tôi ra đến cửa nữa chứ. Nghĩ cũng tội mà thôi cũng kệ đi, chuyện riêng của hai người bọn họ, suy cho cùng cũng chẳng liên quan gì tới tôi.

Sáng nay Chính Quân được xuất viện về nhà, tôi với cu Gin không đi đón, chỉ có Trâm là theo anh ta từ bệnh viện về nhà thôi. Nghe vú Hiền báo xe vào đến cổng, tôi với cu Gin mới ra trước cửa đón, cu Gin thấy ba về mừng đến cười toe toét, hai cha con gặp nhau cười đùa suốt cả buổi, trong nhà lúc này mới có lại tiếng cười đùa vui vẻ. Mọi người biết tin anh về liền xuống thăm, chỉ thiếu có ba chồng tôi với chú Ba Vũ mà thôi. Anh Cả bữa nay cũng không đến công ty, nghe nói lát nữa anh ấy đưa chị Loan đi đâu đấy.



– Sức khỏe em ổn chưa?



Nghe anh Cả hỏi, Chính Quân nhàn nhã gật đầu:



– Ổn rồi, cảm ơn anh.



Tôi khẽ liếc nhìn sang anh Cả rồi lại nhìn về phía Chính Quân, anh em nhà này giao tiếp với nhau cứ gượng gạo thế nào ấy, người thì hỏi ngắn gọn, người lại trả lời dứt khoát, một chữ cũng không có thừa, nghe qua thiếu tình cảm thật sự. Trước kia tôi với chị Như cũng đâu có như vậy, mặc dù hai chị em lâu ngày mới gặp nhau nhưng nói chuyện cũng đâu đến mức như thế này…

– Nẹp cổ cũng tháo xuống rồi, chỉ còn lại vết thương ở sau đầu thôi anh Cả.



Nghe Thuỳ Trâm giải thích thêm, anh Cả mới giãn cơ mặt được chút ít, giọng anh ấy dịu xuống:



– Như vậy là tốt rồi…



Không khí lại bắt đầu có chút gượng gạo, tôi với chị Loan nhìn nhau, bất giác lại cùng nhau tự an ủi đối phương. Anh em nhà này vốn dĩ đã không hợp nhau từ trước, bọn tôi cũng không giúp gì được.



Vú Hiền đứng một bên, thấy anh tài xế kéo va li của Chính Quân vào trong, vú liền cất giọng:



– Cậu đem vali của cậu Hai lên phòng mợ Hai lớn, tối nay cậu ngủ lại phòng mợ.



Vú vừa dứt lời, Má Nhỏ liền vừa cười vừa nói:



– Vú này, dù gì thì Thuỳ Trâm cũng vừa về làm dâu, mấy bữa trước đã phải ở bệnh viện rồi còn gì… vú không tâm lý gì hết à.



Vú Hiền như chợt nhớ ra chuyện đó, bà ấy hết nhìn sang Má Nhỏ rồi lại nhìn về phía tôi, giọng có chút lúng túng:

– Nhưng mà hôm nay là thứ năm… thứ năm đến chủ nhật là ngày của mợ Hai lớn…



Má Nhỏ lại nói:



– Thì đồng ý trên lịch là như vậy nhưng vú cũng phải tâm lý chút chứ, con người ta vừa về đây làm dâu, còn chưa được động phòng đã phải ở bệnh viện…



Ngừng vài giây, Má Nhỏ vừa quay sang nhìn tôi vừa cười đon đả:



– An Lâm là đứa hiểu chuyện, con bé không bao giờ so đo xét nét với em mình đâu… vú cứ yên tâm đi.



Vú Hiền lại nhìn tôi, bà ấy dịu giọng hỏi:



– Mợ Hai lớn… mợ thấy sao?



Tôi cười nhẹ:



– Theo ý Má Nhỏ cũng được, coi như là bù đắp cho mợ Hai nhỏ đi.



Vú Hiền liền gật gù:



– Tôi hiểu rồi mợ.



Vú Hiền còn chưa kịp kêu tài xế đem va li lên phòng thì Má Lớn lại cất tiếng nghiệm nghị:



– Má thấy chuyện này nên làm đúng quy tắc đi, để tránh sau này mấy đứa cảm thấy thiệt thòi.

Má Nhỏ bắt đầu phản pháo lại:



– Chị Hai, em thấy có gì đâu mà thiệt thòi, An Lâm dù sao cũng ở bên cạnh Chính Quân lâu rồi, Thuỳ Trâm vừa mới về… phải nhường nhịn con bé hơn chút chứ.



Má Lớn cười nói:



– Nhường nhịn chuyện gì cũng được nhưng riêng chuyện này thì chị nghĩ là không nên, quốc có quốc pháp, gia có gia quy, đã đặt ra thì nên tuân thủ chứ em.



– Em vẫn thấy thiệt thòi cho Thuỳ Trâm, từ bữa về đây làm dâu đến giờ, con bé đã phải ở bệnh viện chăm chồng, giờ lại bắt làm theo quy định… vậy không thiệt thòi cho Thuỳ Trâm thì là gì. An Lâm là vợ lớn, cái gì cũng được phần tốt hơn, giờ có chuyện này mà cũng không nhượng được… nghĩ đã thấy tội cho Thuỳ Trâm.



Má Lớn lộ rõ vẻ không vui:



– Vậy chứ vợ nhỏ thì phải được mọi người nuông chiều à, thế nếu hôm nay là ngày của vợ nhỏ, vợ nhỏ có đồng ý để cho vợ lớn được lấy thêm ngày hay không?

Má Nhỏ cau có:



– Chị Hai… cái này là chị đang muốn gây chuyện với em thì có, người ngoài nhìn vào cũng thấy rõ là Thuỳ Trâm có phần thiệt thòi hơn. Sao chị cứ bênh chằm chặp An Lâm vậy… vợ lớn thì vợ lớn chứ, biết đã được yêu thương bằng vợ nhỏ hay không mà ganh tị?



Má Lớn đột nhiên quát to:



– Ôn Nhàn… cô nói cái gì, nói lại tôi nghe xem?



Má Nhỏ bị quát, bà ấy giật mình, thái độ kênh kiệu cũng giảm xuống một nửa, chỉ là đang ở trước mặt mọi người lại có thêm Châu Nhi đang ngồi ở đây, dù sợ hay là không sợ, bà ấy vẫn cố giữ lại chút tôn nghiêm cho mình:



– Thì em… em đang nói ví dụ như vậy thôi…



Má Lớn nhìn bà ấy bằng ánh mắt khó chịu ra mặt, giọng điệu vô cùng sắc bén:



– Vợ lớn có quyền của vợ lớn, trên danh nghĩa và pháp luật đều được nhà nước và tổ tiên công nhận… các cô là được cả vợ lớn và chồng cưng chiều chứ không riêng một mình người chồng không… phải nhớ cho kỹ điều đó. Một khi đã đặt ra quy tắt thì nên làm theo, còn nếu đã không muốn làm theo thì đừng đặt ra như vậy. Bây giờ phải rõ ràng mọi chuyện tránh cho sau này người khác dùng thủ đoạn tranh giành…

Nói đến đây, Má Lớn lại nhìn sang tôi, bà nghiêm giọng:



– Cả con cũng vậy, yêu thương em mình cũng có nhiều cách để thể hiện chứ không phải cứ nhường nhịn là yêu thương. Mọi chuyện nên rạch ròi phân rõ trước sau, con nghe hiểu chưa?



Tôi gật gật đầu, tự dưng nằm không cũng trúng đạn, bị Má Lớn chửi lây. Lại nhìn sang Thuỳ Trâm, mặt mày cô ấy méo xệch, mi mắt cũng đỏ hoen, coi như là sắp khóc luôn rồi. Ngước gương mặt đỏ ửng lên, giọng cô ấy gượng gạo lí nhí:



– Má Lớn… con không dám làm trái quy tắc… má thương con bỏ qua cho con chuyện này nha.



Úi chà, nhận sai trong khi mình không làm gì sai luôn á… nhẫn nhịn hay thật!



Má Lớn thấy Trâm như vậy, biểu cảm bực dọc cũng giảm đi phân nửa, giọng bà ấy dịu xuống hẳn:



– Má không trách gì con hết, chỉ muốn con tuân thủ theo quy tắc đã định ra là được. Biết là con thiệt thòi nhưng trước nhất vẫn phải tôn trọng người làm chị là An Lâm, có như thế thì chị em mới sống thuận hòa được.

Thuỳ Trâm nhẹ nhàng gật đầu:



– Dạ, con hiểu rồi.



Má Lớn đoan trang chỉ dạy, Má Nhỏ mặt mày lại trông khó coi vô cùng, xem ra Má Nhỏ cũng không phải ngang ngược như lời đồn, ít ra bà ấy vẫn biết chữ sợ được viết ra làm sao. Mà cũng đúng thôi, Má Lớn trông ít nói vậy chứ quyền lực thì có thừa, chẳng qua bà ấy muốn giữ hình tượng với con cháu, không muốn gây nhau với Má Nhỏ mà thôi. Chứ nếu không, một người miệng lưỡi thủ đoạn như Má Nhỏ, dễ gì mà chịu thiệt thòi mãi cho đến tận bây giờ, nghĩ nghĩ lại thấy Má Lớn quả là cao tay.



Chính Quân im lặng nãy giờ, giờ mới chịu lên tiếng:



– Má Lớn dạy bảo là đúng, chỉ có điều… bữa nay con mà qua phòng An Lâm ngủ thì có hơi tội nghiệp cho Trâm…



Má Lớn một lần nữa lại chau mày, bà ấy nhìn về phía Thuỳ Trâm, nhất nhất xem thái độ của cô ấy thế nào. Mà Thuỳ Trâm coi như cũng hiểu chuyện, cô ấy thấy Má Lớn nhìn mình, liền vội vàng từ chối:

– Má Lớn dạy đúng đó anh, em mới về nhà mình… phải biết tôn trọng chị Lâm. Tối nay cứ đúng theo lịch, đừng để mọi người chê cười mình.



Chính Quân nheo mắt, ý quan tâm có thừa:



– Nhưng mà em…



Thuỳ Trâm cười thật tươi, hai mắt sáng long lanh:



– Anh đừng lo cho em, em ổn mà.



Hai chữ “em ổn” nói trong sự nghẹn ngào khiến người nghe cảm thấy xót xót, tôi nhất thời cũng thấy Trâm khá là đáng thương. Cái biểu cảm này quả thật không phải là diễn đâu, có vẻ như cô ấy đang đau lòng thật đó.



Ngoài Má Lớn với anh Cả ra, ai cũng đều dùng ánh mắt thương xót dành cho Thuỳ Trâm, nhất là Má Nhỏ, bà ấy không ngại mà thở dài buồn bã một hơi. Chính Quân im lặng nhìn cô ấy một lát, vài giây sau, anh ta khẽ cất giọng khàn khàn:



– Không sao, anh sẽ bù đắp cho em cái khác… ngoan.

Tôi thoáng giật mình, nhất thời trong lòng sinh ra chút cảm giác kỳ lạ, câu an ủi kia của Chính Quân dành cho Thuỳ Trâm… đúng là làm cho tôi cảm thấy không thoải mái.



Thuỳ Trâm thì khác với tôi, cô ấy nhìn về phía Chính Quân gật gật đầu, nụ cười sáng rực rỡ, ánh mắt cô ấy nhìn chồng tôi chỉ toàn là yêu thương. Mà Chính Quân, anh ta cũng cười nhìn về cô ấy, một trong những phút giây hiếm hoi mà anh ta nở nụ cười. Ngay khoảnh khắc này, tôi vô tình phát hiện ra, những thứ đến trước chưa chắc đã được trân trọng hết lòng…



Ây, nếu đây là sự thật chắc tôi sẽ đau lòng lắm đây!



……………………….



Buổi trưa, sau khi cho cu Gin ngủ, tôi mới dặn dò lại A Mỹ trông chừng cu Gin, tôi đi về nhà ba một chuyến. Lúc sáng sau khi ở dưới nhà lên, Chính Quân đến phòng làm việc rồi nghỉ ngơi luôn ở đấy, lại có Trâm chăm sóc cho anh ta nên tôi cũng không cần bận tâm đến nhiều. Tôi với Chính Quân vẫn như trước kia, có gặp mặt nhau cũng không nói chuyện nhiều với nhau, tựa hồ như không hợp nhau vậy. Ngược lại với tôi, Trâm thì líu ríu suốt ngày, tên kia cũng không quá kiệm lời với cô ấy giống như khi ở bên cạnh tôi. Người không hiểu chuyện nhìn vào cũng đoán được là giữa tôi và Trâm, ai mới là người được Chính Quân yêu thương nhiều hơn. Nhưng mà thôi kệ đi, tôi cũng không quá để ý nhiều đến mấy chuyện này, được chồng nói chuyện nhiều hay không thì cũng không ảnh hưởng đến tôi lắm, phủi đi cho dễ thở.

Tôi về lại nhà thăm chị Như, hôm trước định về thì Chính Quân có chuyện nên không về được, bữa nay phải về để báo cho thầy Lang biết một số chuyện. Tôi ngồi cạnh bên giường, dùng khăn ấm lau tay rồi lau mặt cho chị, chốc chốc lại cứ đưa tay lên mũi kiểm tra xem chị có còn thở hay không. Biết là làm như vậy là không tốt nhưng tôi lại không còn cách nào khác vì chỉ khi làm như vậy, tôi mới thấy yên tâm hơn phần nào.



– An Lâm… thầy Lang tới.



Nghe tiếng dì Nhu gọi, tôi mới buông tay chị Như ra, lại kéo chăn đắp ngang bụng cho chị, tôi khẽ nỉ non:



– Chị cố lên, cố đừng bỏ cuộc… cố lên!



Nói rồi, tôi đi vội ra ngoài, vừa bước ra đến cửa đã thấy dì Nhu sụt sùi lau nước mắt. Dì ấy dạo này có vẻ ốm đi, gương mặt cũng không còn hồng hào như lúc trước, thoáng chốc, tôi lại mủi lòng thương mà an ủi:

– Dì cố giữ sức mà chăm sóc cho chị Như… đừng nên đau buồn quá.



Dì Nhu gật đầu, nước mắt cũng vô thức chảy dài. Tôi nhìn thấy dì ấy như vậy, nhất thời trong lòng cũng cảm thấy buồn man mác. Đúng là có những việc xảy ra không lường trước được, cũng chẳng ai nghĩ là chị Như có một ngày lại nằm yên một chỗ… giống như người thực vật như thế này.



Tôi quay đầu không nhìn nữa, sợ càng nhìn sẽ càng đau lòng không chịu được. Bước thật nhanh xuống dưới nhà, thầy Lang đã chờ sẵn từ lúc nào, thấy tôi đi xuống, thầy ấy khẽ gật đầu, tôi cũng gật đầu chào lại:



– Thầy mới tới!



Thầy Lang cười hiền nhìn tôi, thầy nâng tách trà hớp một hơi rồi dịu giọng:



– Thầy mới đi cúng tang cho gia đình gần đây, nghe ba con gọi, thầy sẵn tiện ghé xem tình hình của An Như. Con bé sao rồi, con có thấy con bé xuống sắc không?

Tôi lắc đầu:



– Dạ chị con vẫn tốt, chỉ có điều… chị ấy càng lúc càng ốm đi.



Thầy Lang khẽ thở dài:



– Ốm đi cũng là phải, con người không ăn không uống gì thì làm sao mà hồng hào được…



Nói rồi, thầy lại quay sang nhìn ba tôi, thầy căn dặn:



– Lát nữa chú cho người đi theo thầy, thầy đưa nhân sâm mà sư phụ thầy cho rồi đem về bẻ nhỏ cho vào miệng con bé. Sâm này rất tốt, lại được đích thân sư phụ thầy cất giữ, chắc chắn sẽ có ích cho con bé. Trước mắt phải giữ cho cơ thể con bé khỏe mạnh được đến ngày An Lâm có cách… người nhà phải chăm sóc kỹ, đừng để có chuyện gì không hay xảy ra.



Dừng một lát, thầy lại quay sang tôi, hỏi:



– Chuyện bên phía con thế nào rồi, có ổn hay không con?



Tôi gật đầu, khẽ đáp:



– Dạ ổn, con vào được phòng gia phả rồi nhưng vẫn chưa nhìn thấy được ngọc lưu ly.

– Ngọc lưu ly là báu vật của nhà họ Dương, lại là vật được bảo hộ… không dễ gì nhìn thấy được đâu con. Nhưng mới đây mà con tìm cách vào đó được là hay rồi… là lão gia bên đó cho con vào gia phả hay sao?



Tôi gật gật:



– Con được ông nội nhập tên vào gia phả mới được vào trong đó. Nhưng mà… để vào được phòng gia phả cũng không phải dễ, đi từ ngoài vào phải qua ba bốn cánh cửa sắt kiên cố… con thật không hiểu chị Như rốt cuộc vào được trong đó bằng cách nào nữa?



Thầy Lang thoáng trầm tư, ông ấy khẽ gật:



– Con nói thầy mới bắt đầu để ý đến chuyện này… nếu đúng như lời con nói… vậy… An Như vào được đó bằng cách nào?



Cả tôi và thầy Lang đều cảm thấy khó hiểu, rõ ràng phòng gia phả không phải là nơi mà ai cũng có thể vào, đã vậy còn phải qua ba bốn lớp cửa sắt… một người tay yếu chân mềm như chị Như thì làm sao có thể mở được những cánh cửa nặng trịch đó? Mà quan trọng một điều nữa là… tại sao chị Như lại phải vào đó? Nếu nói là đi lạc… chắc chắn không có khả năng.

Thầy Lang trầm mặc:



– Thầy là từng nghe ba thầy kể lại chứ thực hư căn phòng gia phả nhà họ Dương rộng lớn ra làm sao, quả thực là thầy không biết. Để thầy nhớ lại xem… ba thầy còn kể thêm chuyện gì nữa hay không…



Thầy Lang im lặng, tôi cũng im lặng theo, trong chuyện này dường như vẫn còn uẩn khuất gì đó mà tôi và thầy vẫn chưa nhìn ra được. Nếu trước kia không biết phòng gia phả tròn méo ra làm sao thì có thể đoán mò được, còn như bây giờ, chắc chắn là không có chuyện chị tôi vô tình đi được vào trong đó. Phòng gia phả là nơi tôn nghiêm nhất ở nhà họ Dương, đến cả chồng tôi còn chưa vào được thì nói gì là người ngoài như chị Như. Với lại, muốn vào được tầng hầm để xuống được phòng gia phả thì phải có lệnh của ông nội mới được mở cửa, còn ngoài ra dù là người được nhập tên trong gia phả cũng không có cái quyền ra ra vào vào. Mà đã nghiêm ngặt như vậy thì đừng nói là phòng gia phả đến cả cửa phòng gia phả màu xanh hay đỏ, chị Như cũng chưa chắc thấy được. Theo tôi đoán, chắc chắn là có người đưa chị ấy xuống được đó… hoặc là có cánh cửa khác có thể dẫn xuống dưới đó được…

Đang miên man suy nghĩ thì thầy Lang đột nhiên reo lên:



– Nếu thầy nhớ không nhầm thì có một con đường khác có thể đi xuống căn phòng ấy được…



Tôi mừng rỡ hỏi gấp:



– Là con đường nào hả thầy? Đi bằng cách nào?



Thầy Lang lại một lần nữa trầm mặc:



– Chuyện này… chỉ còn cách hỏi ba thầy…



– Vậy… ba thầy ở đâu? Ông ấy đâu?



Thầy Lang lại lắc đầu, giọng trầm thấp:



– Ông ấy… mất rồi…



Tôi sững sờ, trong lòng hết sức hụt hẫng:



– Vậy… vậy… con phải làm sao đây?



Thầy Lang im lặng nhìn tôi rất lâu, thầy ấy trầm mặc như đang suy nghĩ chuyện gì đó rất nghiêm trọng. Khoảng hơn phút sau, thầy mới lại cất giọng, lời nói kiên định:



– Chỉ còn một cách này nữa thôi.. thầy sẽ trực tiếp gặp hỏi ba thầy…



– Nhưng làm sao được hả thầy? Ba thầy đã chết, bác ấy có còn sống đâu?

– Thầy có cách…



– Là cách gì?



Thầy Lang gương mặt sắc lại, giọng nặng nề hơn bao giờ hết, hai từ thầy phát ra khiến tôi ớn lạnh rùng mình:



– Gọi hồn!
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom