• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full MỢ HAI NHÀ HỌ DƯƠNG (2 Viewers)

  • Chương 21

Ngày mùng 10 tháng 2, nhà họ Dương chính thức ghi tên Phan Ngọc An Lâm vào gia phả Dương gia dòng chính, tuyên bố kể từ nay về sau, tôi sẽ là người của Dương gia, họ Phan chỉ còn là họ đặt trên danh nghĩa.



– Phan thị An Lâm bắt đầu từ giờ phút này trở đi chính thức trở thành con cháu của Dương gia, sống là người của Dương gia, khi chết đi cũng là ma của Dương gia…



Ông Nội đọc rất dài cứ như một tràng tấu sớ cổ xưa vậy, có chỗ tôi nghe hiểu, có chỗ càng nghe càng thấy mù mờ. Đọc xong, Ông đưa xuống cho tôi một bảng giấy màu trắng ngà rồi nghiêm nghị cất giọng:



– Trích máu đầu ngón trỏ rồi ấn xuống đây, đây xem như là lời thề của con với tổ tiên Dương gia. Kể từ nay trở đi, phải đem hết sức mình để bảo vệ cho sự phát triển của Dương gia, tuyệt đối không làm những chuyện tổn hại đến Dương gia. Nếu phạm vào những điều tối kỵ sẽ bị gạch tên vĩnh viễn khỏi gia phả, đời đời về sau, người họ Phan không bao giờ được ghi tên vào gia phả Dương gia nữa… con hiểu hết chưa?

Tôi gật đầu, tim đập thình thịch vì sự long trọng và uy nghi của nghi thức sáng nay. Ban đầu tôi cứ nghĩ chỉ đơn giản là ghi tên mình trên gia phả rồi bái lạy tổ tiên thôi chứ tôi đâu nghĩ là phải làm qua 7,7,49 loại lễ như thế này. Giờ còn trích máu lập lời thề… mà lời thề này… tôi có nên thề hay không đây?



Thấy tôi cứ do dự chưa chịu trích máu, Ông Nội khẽ vỗ vai tôi, ông cất giọng nghiêm nghị:



– Con suy nghĩ kỹ chưa, nếu có khuất tất gì thì nên về suy nghĩ lại, chuyện này… không phải chuyện đùa…



Tôi nhìn ông, tôi biết là ông đang khuyên thật lòng, đúng là chuyện này không phải đùa, đã trích máu ghi lời thề thì không phải chuyện đơn giản nữa. Các vị bô lão thấy tôi có vẻ do dự, các vị bắt đầu chau mày xì xầm, ba chồng tôi ngồi một bên cũng dần thấy mất kiên nhẫn, chỉ có duy nhất ông nội là vẫn nhẫn nại chờ đợi câu trả lời cuối cùng của tôi.

Đúng là tôi do dự, tôi thật sự rất do dự, tôi sợ lỡ mai này đây, tôi làm chuyện gì đó trái với lương tâm mình, làm chuyện phạm vào đại kỵ của Dương gia thì cả đời về sau, tôi mãi mãi sẽ không thể quay đầu nhìn về Dương gia được nữa. Bản thân tôi không phải người nhát gan nhưng đây là chuyện hệ trọng, đi sai một bước cũng đủ biến tôi trở thành tội nhân thiên cổ vạn kiếp bị người người nguyền rủa. Thà là tôi không phải người của Dương gia, chứ một khi đã nhập gia phả rồi thì tội lỗi của tôi là không có cách nào xóa bỏ được nữa. Chuyện này…



– Mợ Hai… mợ suy nghĩ kỹ chưa? Bọn tôi ngồi đây là chờ mợ đó.



Một vị chờ không được lên tiếng, ba chồng tôi thấy vậy cũng cất giọng khàn khàn:



– An Lâm, mau lập lời thề đi chứ con.



Tôi hết nhìn ba chồng mình rồi lại quay sang nhìn ông nội, thấy ông vẫn trước sau như một đợi câu trả lời của tôi, tôi mới hít vào một hơi rồi thở ra thật nhẹ nhàng thoang thái, trong lòng như có quyết định cuối cùng. Cầm cây kim bạc trên tay, tôi trích một lỗ tròn nhỏ xí trên đầu ngón trỏ, nặn cho máu ứa ra, tôi mới ấn thật mạnh xuống tờ giấy trắng ngà chi chít chữ kia. Hoàn thành xong xuôi, bác Thuận liền cầm bảng giấy đó đưa cho ông nội, đợi ông tiến hành cách nghi thức sau.

Ông nội nhận giấy lập lời thề của tôi, ông nhìn sơ qua một lượt rồi mới nhàn nhạt nói với tôi:



– Con đứng dậy, theo ông vào phòng gia phả nhập tên nhập họ.



Tôi được bác Thuận đỡ lên, vì từ nãy giờ quỳ hơi lâu nên chân có hơi run run đứng không vững. Định hình mất mấy giây, tôi mới đi theo ông nội vào trong, phải qua mấy lớp cửa mới đến trước cửa phòng gia phả. Dừng trước cánh cửa gỗ trạm rồng thật to thật uy nghi, ông nội bảo tôi đứng bên ngoài đợi, đợi khi nào ông ghi tên xong mới được tiến vào làm nghi thức nhận tổ tiên. Tôi đứng bên ngoài, ngó nghiêng xung quanh, ở đây giống như một mật thất vậy, từ gian phòng khi nãy vào trong đây phải đi qua ba bốn cánh cửa sắt thật to, mà cửa nào cũng được khóa bằng mật mã, nhìn vào lại vô cùng kiên cố… không biết chị gái tôi vào được trong đây bằng cách nào nhỉ? Một người bề ngoài mỏng manh yếu đuối như chị lại không có người dẫn vào… chị rốt cuộc làm sao vào trong đây được?

Thật là khó hiểu!



Tôi đứng bên ngoài đợi khoảng chừng 30 phút, như đã đủ lâu, bác Thuận mới mở cửa cho tôi bước vào. Trước khi vào trong, bác Thuận đeo lên cổ tay tôi một chiếc vòng ngọc màu đỏ, sau đó bác nắm tay tôi dẫn vào. Trước khi đi, bác có căn dặn:



– Mợ đi đừng nhìn ngó quanh, bước chân bước thẳng, ngẩng cao đầu, đường đường chính chính mà bước vào, mợ hiểu chưa?



Tôi gật gật, tim đập thình thịch vì lo lắng, thấy tôi run run, bác Thuận mới trấn an:



– Mợ yên tâm đi, đây là nghi thức bề trên đặt ra, mình con cháu phải làm theo như vậy, chứ đã là người của Dương gia rồi thì tổ tiên sẽ rộng lượng mà bỏ qua mấy chi tiết nhỏ này mà. Ngày trước tôi được nhập gia phả tôi cũng như mợ nhưng riết rồi cũng quen.



Tôi gật gù, biết là như vậy nhưng trong lòng vẫn vô thức lo lắng không thôi. Bác Thuận nắm tay tôi dắt tôi vào trong, vừa bước vào phòng, một cỗ không khí lạnh phả thẳng vào người tôi, nhiệt độ ở trong này với nhiệt độ ở ngoài kia đúng là khác nhau một trời một vực. Ở đây thì là mùa đông, mà ở ngoài kia lại chính xác là mùa hè, lạ thật.

Ở hai bên đường đi chính là những tượng người được đúc khắc rất tinh xảo, có tượng người cầm sách, người cầm tấu chương, người lại chau mày khó chịu. Xung quanh trạm rồng bay phượng múa, khổng tước xoè đuôi… ôi mẹ ơi, hình như các tượng người cùng với hình rồng hình phượng… tất cả đều được đúc bằng vàng thì phải… không thể tin được… không thể tin được mà…



Tôi bị doạ đến loà cả mắt, mặt mày ngơ ngác bước theo sau bác Thuận. Đi được một đoạn đến nơi cao nhất, tôi lúc này vừa lạnh vừa run, run một phần cũng vì sự tráng lệ và uy nghiêm của nơi đầy sự danh giá này. Đến bây giờ tôi mới hiểu, vì sao người bên ngoài lại luôn muốn ghi tên mình vào gia phả nhà họ Dương. Thật sự… không có lời lẽ nào có thể diễn tả hết cảm xúc của tôi lúc này được… tráng lệ lộng lẫy cứ như nơi ở của vua vậy.

Thấy tôi cứ ngơ ngẩn, ông nội mới khẽ gọi tên tôi, ông nghiêm giọng nói to:



– Phan thị An Lâm bước lên bái lạy nhận tổ quy tiên.



Tôi theo hướng tay của bác Thuận mà bước lên bục cao nhất, cả người quỳ thẳng trên đệm đỏ nhung, từng lạy từng lạy thật trang trọng. Ở trước mặt tôi lúc này là bảng gia phả bằng gỗ quý không biết tên nhưng rất thơm, nét bút của bậc trưởng bối thật sự quá đẹp, đẹp đến mức tôi nhìn mà hoa cả mắt. Lại nhìn xuống bảng gỗ phía dưới, ở đây chính là chỗ ghi tên nhập phả, tên tôi vừa được ghi vào, nét mực của ông nội viết vẫn chưa kịp khô. Tôi nhìn thấy có tên anh cả Dương Chính Uy, chú Ba Dương Chính Vũ, ở giữa lại có một ô chưa có tên. Tên tôi được nằm gọn giữa tên của anh Cả và chú Ba, chỉ là kế bên… tên chồng tôi vẫn chưa có.

– Con đã nhìn thấy tên mình chưa?



Nghe ông nội hỏi, tôi vội gật đầu trả lời:



– Dạ… con thấy rồi.



Ông nội lại từ tốn nói:



– Chồng con chưa có tên trong bảng gia phả nên con sẽ không thấy tên nó… được rồi… nghi thức nhập phả đã xong, con theo bác Thuận về lại nhà trước đi, ông còn có chuyện cần bàn với các ông ở đây.



Tôi cúi đầu cung kính:



– Dạ.



Tôi đứng dậy, mắt cũng tranh thủ tìm kiếm xung quanh, chỉ là nhìn mãi vẫn không thấy viên ngọc xanh lưu ly như lời thầy Lang nói. À khoan, kia… cái lồng kính nhỏ được trùm khăn nhung đỏ có phải là nơi đặt viên ngọc xanh không vậy? Có phải không?



– Mợ Hai… đi theo tôi.



Bác Thuận dắt tay tôi, tôi buộc lòng phải đi theo bác ấy, mắt cũng không dám nhìn lâu vào lồng kính trên cao kia. Đi được một đoạn ra khỏi cửa phòng gia phả, bác Thuận mới buông tay tôi ra, bác ấy cúi đầu, vui mừng lên tiếng:

– Chúc mừng mợ Hai, kể từ giờ vị trí của mợ ở Dương gia này là không có ai có thể đạp đổ được nữa rồi. Tôi chúc mừng mợ lần nữa, xin chúc phúc khí của mợ, chúc mợ với cậu sớm sinh được quý tử.



Tôi có chút miễn cưỡng trước lời chúc mừng này nhưng dù sao cũng là ý tốt của bác Thuận, phải nhận, phải nhận chứ. Đêm hôm qua, vú Hiền đã chuẩn bị cho tôi một sấp bao lì xì đỏ để sẵn, giờ chỉ cần lấy ra thưởng cho người dưới nữa là được. Tôi lấy ra bao lì xì to nhất, đưa đến cho bác Thuận, tôi cười nói:



– Cái này là chút quà mừng của con, mong sau này bác Thuận giúp đỡ con nhiều hơn.



Bác Thuận vui vẻ nhận lấy, cái này cũng không phải là hối lộ, đơn giản chỉ là quà mừng của chủ dành cho người làm. Chuyện tôi được nhập tên vào gia phả là chuyện tốt, đáng được chúc mừng tặng thưởng. Với lại, hình như đây cũng là tục lệ từ trước tới giờ của nhà họ Dương, ngẫm nghĩ thì lại giống các nương nương thời xưa mỗi khi được thăng phân vị thường thưởng hầu bao cho tôi tớ trong cung. Xem ra, những gì ba tôi nói là đúng, nhà họ Dương quả thật vẫn chưa thoát được những tục lệ và nếp sống theo thời phong kiến của vua chúa.

– Cảm ơn mợ Hai.



Thấy không khí có phần vui vẻ, tôi mới khẽ dò hỏi:



– À bác Thuận, nãy con thấy phía trên bục cao nhất có tủ kính trùm khăn đỏ… không biết là cái gì hả bác? Tộc mình thờ phụng cái gì ạ?



Bác Thuận nhìn tôi, môi vẫn nở nụ cười chuẩn mực:



– Cái tủ kính đó… đựng viên ngọc xanh lưu ly bảo hộ cho dòng tộc đó mợ.



Tôi gật gật, vậy là những gì thầy Lang nói về viên ngọc xanh lưu ly là có thật. Chỉ là… viên ngọc bị che lại, tôi thiệt là không nhìn thấy được lá bùa được dán bên trong, nghĩ nghĩ, tôi lại hỏi:



– Nghe lạ quá, có chuyện ngọc bảo hộ nữa hả bác?



Bác Thuận gật đầu, bác ấy từ tốn kể:



– Tích xưa của dòng tộc kể lại, ngọc xanh lưu ly này là vật được Long Vương tặng cho tổ tiên Dương gia vì có công cứu mạng thái tử của Long Vương. Viên ngọc có công dụng cải lão hoàn đồng, cứu sống người đã chết hoặc cũng có thể làm cho người đang sống sờ sờ chết ngay tại chỗ… Nhưng cũng là tích xưa kể lại như vậy thôi, thực hư thế nào thì tôi không biết. Tôi sống ở đây từ nhỏ đến giờ cũng không nghe ông chủ nhắc đến ngọc xanh lưu ly kia, chỉ là đọc được những thứ này ở trong sách ghi chép các đời của Dương gia mà thôi mợ.

– Ra là vậy… thật là khó tin hả bác.



Bác Thuận cười trả lời:



– Mà tôi cũng tin là có chuyện đó thật, viên ngọc xanh lưu ly được thờ qua từng đời, nếu không quý hiếm thì đã không được thờ phụng như vậy.



Tôi gật gù ra vẻ hiểu ý:



– Chắc là vậy thật…. mà con vẫn tò mò không biết viên ngọc hình dáng ra sao…



Bác Thuận nhắc nhở:



– Mợ đừng tò mò làm gì, ông chủ không cho ai thấy đâu, đấy là vật gia bảo mà mợ.



– Dạ…



Thấy tôi có ý không hỏi nữa, bác Thuận mới khẽ cúi chào:



– Vậy mợ vào trong trước, tôi còn có việc ở chỗ ông chủ, một lần nữa chúc mừng mợ.



– Dạ con cảm ơn bác Thuận.



Đợi bác Thuận đi vào trong, tôi mới từ từ đi ra ngoài, gian nhà gia phả này nằm ở sau gian thờ tự, nó cứ giống như mật thất nằm sâu dưới lòng đất vậy. Bởi thế nên khi nãy lúc bước vào phòng gia phả, cảm giác gió lạnh ùa tới khiến tôi vừa lạnh vừa ngạc nhiên. Khoảng cách từ phòng trước đến phòng gia phả có xa đâu, vậy mà nhiệt độ lại khác xa nhau đến như vậy. Hay là vì có viên ngọc xanh lưu ly kia nên nhiệt độ mới giảm xuống như vậy nhỉ?

Vừa đi vừa nghĩ, tôi tới chỗ của vú Hiền lúc nào chẳng hay. Vừa thấy tôi, vú Hiền đã đứng dậy đợi sẵn, bà ấy vội hỏi:



– Mợ Hai, sao rồi mợ?



Tôi gật đầu cười nói:



– Xong hết rồi vú, ổn rồi.



Vú Hiền gật gù:



– Vậy là ổn thỏa rồi, lát nữa mợ gửi bao lì xì cho người làm trong nhà nữa là được. Ban nãy mợ có gửi cho ông Thuận chưa?



– Con gửi rồi, bác Thuận cũng nhận luôn rồi.



– Vậy được, thôi, chắc mợ mệt rồi, mợ mau vào trong nhà nghỉ đi, chuyện khác để tôi lo cho.



Nghe vú Hiền nói tôi mới cảm thấy bản thân cũng có chút mệt, từ hôm qua đến giờ biết bao nhiêu là nghi thức, đợi đến tối ngủ được một ít thì sáng đã phải dậy sớm chuẩn bị. Tôi chưa từng nghĩ chuyện ghi tên vào gia phả lại phức tạp đến như vậy Giờ xong hết mọi chuyện rồi, cảm giác bản thân rã rời cũng đã đến. Thôi, đi nghỉ trước đã, những chuyện khác tính sau vậy.

Tôi ngủ quên ngày quên đêm, đến khi tỉnh dậy đã là tối khuya. Tầm này Chính Quân không ngủ lại phòng, chắc là anh ta bận ở bên cạnh Trâm. Mà cũng phải thôi, người ta là vợ chồng sắp cưới, tôi với Chính Quân lại đang chiến tranh lạnh, dễ gì anh ta chịu về đây gặp tôi. Đang loay hoay xuống giường tìm dép để vào phòng tắm thì cửa phòng đột nhiên mở ra, người vừa mở cửa chính là chồng tôi, Chính Quân. Thấy tôi ngồi trên giường nhìn ra cửa, anh ta có vẻ ngạc nhiên, hành động cũng khựng lại, bốn mắt bọn tôi nhìn nhau chăm chăm, nhất thời không biết nên nói gì. Cuối cùng vẫn là Chính Quân lên tiếng trước, giọng anh ta nhàn nhạt nhưng nghe qua thì có vẻ mất tự nhiên:



– Em… chưa ngủ à?



Tôi cũng thấy là lạ, mắt cũng ngại ngùng không dám nhìn thẳng vào anh ta:



– Tôi… mới vừa ngủ dậy…

– Sáng giờ chắc mệt lắm phải không?



Tôi gật gật:



– Cũng mệt… anh… về đây giờ này bộ quên đồ gì à?



Chính Quân đi tới sô pha ngồi xuống, anh ta nhàn nhạt nói:



– Tôi về từ tối, thấy em ngủ nên tôi không kêu. Đêm nay tôi ngủ ở đây… em không phiền chứ?



Tôi lắc lắc đầu, trả lời:



– Không… đây là phòng của anh, anh muốn ngủ ở đâu thì ngủ… có gì mà phiền với không phiền.



– Vậy được, em làm gì làm đi, tôi ngủ.



Không gian bỗng dưng im ắng, thấy anh ta đã nhắm mắt, tôi mới bước xuống giường đi vào phòng tắm. Phải hơn nửa tiếng sau, lúc tôi ra ngoài, tôi cứ nghĩ là Chính Quân đã ngủ rồi thì anh ta đột nhiên lên tiếng, giọng trầm khàn, chữ phát ra nghe qua rất nặng:



– An Lâm… tôi phải làm sao với em đây?



Tôi thoáng sững người rồi dừng bước, hai mắt nhìn về phía Chính Quân chăm chú. Một phút, hai phút rồi ba phút trôi qua, Chính Quân vẫn nhắm chặt mắt, tựa hồ như chưa từng nói ra câu đó vậy. Hóa ra là nói mớ… đến ngủ mà cũng nghĩ về tôi sao?

Tôi bước từng bước đến gần chỗ anh ta, nhìn vào gương mặt căng thẳng kia của Chính Quân, bất giác, lòng tôi có hơi buồn bã khó hiểu. Vú Hiền có nói với tôi, tuổi thơ của Chính Quân chưa từng có giây phút nào là vui vẻ. Anh ta cưới tôi là một phút ngẫu hứng nhưng tình cảm vợ chồng anh ta dành cho tôi… dường như là thật. Nếu là người khác nói thì tôi sẽ không tin nhưng đó là vú Hiền… là vú nuôi từ nhỏ của Chính Quân… tôi… tôi thật không biết phải làm thế nào đây nữa?



Chính Quân… con người tôi đã khó hiểu, mà anh… sao anh lại càng khó hiểu hơn tôi vậy? Rốt cuộc anh đang làm gì, anh đang trả thù những ai?!
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom