Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 20
Châu Nhi được xuất viện về nhà, ngoài gia đình bên mẹ cô ấy đến thăm thì có cả Thuỳ Trâm cũng đến. Nhà họ Dương biết chuyện của Chính Quân và Trâm nên khi thấy cả tôi và Trâm cùng xuất hiện chung một chỗ, ánh mắt mọi người nhìn tôi có vẻ kỳ lạ. Tôi thật ra cũng không để ý lắm đâu vì trước sau gì tôi và cô ta không ở chung một nhà. Cứ bình thường đi, dù sao thì cô ta cũng không phải cướp chồng từ trên tay tôi, không có gì phải căng ở đây cả.
Má Nhỏ thấy tôi không nói gì, bà ấy liền cười đon đả vỗ vỗ vai Trâm, thái độ thân thiết dữ lắm:
– Ây cha, dì đi mới có mấy bữa mà con sắp thành người một nhà rồi đó nha. Sau này nhớ phải nghe lời chị Lâm, hai chị em cùng nhau chăm sóc cho Chính Quân thật tốt nghe chưa con.
Trâm đỏ bừng mặt, đầu cúi thấp bẽn lẽn y hệt như con gái chuẩn bị về nhà chồng. Tôi nghe qua là biết Má Nhỏ muốn chọc tức tôi nên tôi cũng không có biểu cảm gì thái quá, chỉ cười nhẹ rồi nhàn nhạt trả lời:
– Má Nhỏ nói đúng đó, chị em mình nên học hỏi theo Má Nhỏ và Má Lớn nha Trâm. Nếu mà cô có gì không hiểu thì cứ đến tìm Má Nhỏ chỉ dạy cho, Má Nhỏ đi trước… kinh nghiệm đầy mình.
Tôi dứt lời, Má Nhỏ liền nhìn tôi với ánh mắt lửa đạn, cả chị Loan và Châu Nhi đều kinh ngạc nhìn chằm chằm vào tôi. Ngồi trong phòng hôm nay còn có cả sui gia của Má Nhỏ, ai biểu bà ta cái miệng lắm mồm, cứ tưởng mình là chính thất nên muốn nói gì nói. Nói đến ai thì tôi không quản chứ nói đến tôi, tôi lại vả vài phát cho lệch mồm ngay.
Thấy tình hình căng thẳng, sợ là bên nhà Châu Nhi chê cười nên cả tôi và Má Nhỏ đều thức thời mà im lặng không đấu khẩu nữa. Chị Loan hiểu ý liền chuyển đề tài về lại chỗ Châu Nhi, không khí trong phòng lúc này mới đỡ gượng gạo hơn hẳn. Cũng không ở chơi lâu, tôi ngồi thêm lát nữa cũng xin phép về lại phòng, thăm nhiêu đó là đủ rồi, thăm nhiều mất hay.
Tôi bước ra ngoài, mới đi đến trước cửa phòng lại nghe tiếng của Trâm gọi lại. Định bụng là không tiếp chuyện với cô ta nhưng nghe cô ta gọi mấy tiếng, người làm trong nhà cũng để ý đến, giờ không nể mặt cô ta thì cũng kỳ nên tôi mới dừng lại để xem cô ta muốn nói gì. Thấy tôi dừng lại, Trâm liền đi tới trước mặt tôi, cô ta có vẻ ngại ngùng, nói năng cũng từ tốn hơn bình thường rất nhiều:
– Chị Lâm…
Tôi nhìn cô ta, nhàn nhạt cất tiếng:
– Ừ, cô nói đi.
Trâm có vẻ như là đang làm chuyện gì có lỗi, cô ta rũ mắt không dám nhìn thẳng vào tôi, giọng nói thì nhỏ xíu ấp a ấp úng:
– Em… em thật lòng xin lỗi chị… em…
Biết cô ta muốn nói gì, tôi liền cắt ngang:
– Tôi nhận lời xin lỗi của cô… như thế là được rồi đúng không?
Trâm có phần ngạc nhiên, cô ta hỏi lại:
– Dạ?
Tôi thở nhẹ ra một hơi, thật lòng nói:
– Tôi bây giờ không muốn quan tâm đến chuyện của cô và chồng tôi nữa. Nếu hai người đã quyết định ở bên nhau, tôi cũng không ngăn cản. Sau này cô cũng không cần đến tìm tôi rồi xin lỗi hay giải thích gì cho rườm rà, coi như tôi bỏ qua tất cả. Chỉ cần cô nhớ cho tôi một điều, nước sông không phạm nước giếng, thứ nhất là đừng đụng đến tôi, thứ hai là đừng bao giờ đụng đến cu Gin con tôi là được. Ngoài ra… tôi chẳng cần cô phải làm thêm gì khác nữa, cô hiểu chưa?
Thuỳ Trâm nhìn tôi chăm chăm, cô ta lại hỏi:
– Chị Lâm… cu Gin cũng coi như là con của em… chị không cho em đụng đến thằng bé…
Thấy cô ta cứ ngu ngơ như vậy, tôi tự nhiên có hơi khó chịu:
– Cô lại như vậy nữa rồi, tôi không tin là cô không hiểu tôi đang nói gì. Cô muốn chơi đùa với thằng bé, tôi không có ý kiến… nhưng nếu cô có ý đồ khác thì cứ xác định răng không còn đi. Nói thẳng như thế cho cô dễ hiểu, đỡ phải hỏi tới hỏi lui mất thời gian đôi bên.
Thuỳ Trâm hai tay đan vào nhau, giọng cô ta run run rụt rè:
– Chị Lâm, em biết là chị không thích em… nhưng em… em cũng thương cu Gin lắm… và em cũng hứa… em hứa là em sẽ luôn nghe lời chị, sẽ không bao giờ làm cho chị thấy khó chịu. Em chỉ cần được ở bên cạnh anh Quân là được rồi, ngoài ra… em không cần gì hơn nữa đâu.
Tôi khẽ lắc đầu, nụ cười càng lúc càng trở nên cứng nhắc, với những lời này của Trâm, tôi nghe thiệt không lọt vào tai được một chữ nào.
– Cô nói thật không?
Trâm gật gật:
– Dạ thật… thật mà chị.
Tôi cười khẩy:
– Nếu là thật, nếu là chỉ cần được ở bên cạnh Chính Quân… vậy cô về đây làm dâu để làm gì? So với chuyện làm vợ thì làʍ ŧìиɦ nhân không phải là suиɠ sướиɠ hơn sao? Nói là không cần gì… chẳng phải cô cũng cần danh phận rõ ràng đó thôi. Thế nên đừng nói với tôi là không cần gì, nghe nó cứ điêu điêu kiểu gì đấy. Thật.
Trâm lúng túng:
– Em… em…
Thấy cô ta như vậy, tôi cũng không muốn bắt bẻ hay làm khó dễ, dịu giọng, tôi nói:
– Sau này rảnh rỗi thì nên nghĩ cách làm cho chồng tôi vui, hoặc là bám lấy chồng tôi mà tận hưởng chứ đừng dại gì tới tìm tôi nói chuyện. Một là vui vẻ, hai là nghe bắt bẻ, cô muốn chọn cái nào thì tùy cô. Trên đời này chẳng có vợ lớn nào sống yêu thương hòa thuận được với vợ nhỏ của chồng đâu, tôi cũng như thế mà thôi.
Nói rồi tôi quay lưng rời đi, ấy vậy mà vừa quay lưng lại đã gặp ngay Chính Quân bước từ trong phòng bước ra. Thấy anh ta, tôi có hơi giật mình, nhưng rất nhanh đã lấy lại cảm xúc bình thường khi nãy. Chính Quân cũng nhìn tôi chăm chú, hai tay khoanh trước ngực, người dựa vào thành cửa, nụ cười đậm chất đểu giả:
– Vợ lớn của tôi đang giáo huấn vợ nhỏ đấy à? Thanh cao như em mà cũng biết bắt chẹt người khác sao?
Tôi nhìn anh ta, chỉ nhìn thôi chứ không trả lời. Thấy tôi im lặng, anh ta lại nhàn nhã cất tiếng, lời nói thì là nói với Trâm nhưng ánh mắt lại nhìn về tôi chằm chằm:
– Nếu cô ta đã không muốn em đến gặp, sau này em cũng đừng đến chào hỏi làm gì. Cứ sống như cô ta muốn, nước sông không phạm nước giếng… à không, phải là nước sông không phạm nước suối mới đúng. Thanh tao thuần khiết như An Lâm đây thì sao có thể là nước giếng được…
Thuỳ Trâm phía sau dè chừng cất giọng:
– Anh Quân… đừng… đừng nói chị Lâm như vậy…
Thấy vợ bé với chồng cùng nhau song kiếm hợp bích, tôi lại thấy buồn cười, cười phá lên, tôi nói trong vui vẻ:
– Chồng tôi nói không sai đâu Trâm, nước sông đừng nên phạm nước suối. Con người tôi ngay thẳng trong sạch như nước suối vậy… rất không muốn bị người khác làm cho đục nước đi. Phải nói là rất, rất là không thích mới đúng.
Chính Quân bật cười, anh ta vỗ tay vài cái, giọng vui tươi nhưng ánh mắt nhìn tôi lại đanh lại như thép:
– Giờ tôi mới biết miệng lưỡi của em cũng tốt như vậy đó chứ…
Anh ta kề sát tai tôi, khẽ nói:
– Uổng công tôi trước giờ luôn muốn bảo vệ cho em… phí sức quá đi mất.
Tôi nhất thời im lặng, hai tay siết chặt vào nhau, đây rốt cuộc là gì, là lời nói thật hay đơn thuần chỉ muốn nói cho Trâm nghe? Chính Quân… anh rốt cuộc bị làm sao vậy, anh muốn như thế nào nữa đây?
Nói rồi, Chính Quân đưa Trâm rời đi, lúc đi lướt qua tôi, Trâm có gật đầu chào hỏi, thái độ có vẻ sợ sệt lắm. Nói thật, tôi không tin là cô ta đột nhiên lại yếu thế trước tôi như vậy, một cô gái có đủ nhan sắc, tiền tài, địa vị thì dù có làm vợ nhỏ cũng hiên ngang hơn là vợ lớn không có gì như tôi. Chẳng qua, cô ta đang muốn diễn một chút vai “em gái nhỏ hiểu chuyện” mà thôi, đợi thêm một thời gian nữa đi, ai mọc cánh ai mọc nanh là biết ngay liền.
Chỉ có duy nhất Dương Chính Quân, từ thái độ cho tới lời nói của anh ta mới là thứ khiến tôi đau đầu không hiểu được. Sao anh ta cứ mãi mâu thuẫn như vậy nhỉ, sao cứ thích dày vò tôi như thế này? Rốt cuộc anh ta đối với tôi là như thế nào, có một chút tình cảm gì hay không sao trông anh ta cứ như tên đàn ông bị cắm sừng đang ghen lồng ghen lộn lên vậy? Anh ta bảo tôi đừng yêu anh ta, tôi chấp nhận, vậy mà khi thấy tôi làm việc theo lý trí thì lại nổi đóa lên, chỉ thiếu điều khóc lóc kể lể nữa mà thôi. Khó hiểu, cũng may là đàn ông không đến tháng chứ nếu không tôi đã pha nước đường cho anh ta uống rồi. Nghĩ lại, người khó ở nhất chính là chồng tôi, tôi làm cái gì cũng khiến anh ta không vừa ý hết, bực cả mình.
May là bây giờ tôi trưởng thành rồi, chứ phải như thời còn “trẻ trâu” thì tôi đã đấm cho anh ta mấy nhát không trượt phát nào rồi đấy. Cũng may là Chính Quân còn có gương mặt kia cứu vớt, chứ nếu anh ta đã vừa xấu người mà còn thêm xấu nết nữa thì tôi hứa, tôi đem anh ta cho cá sấu nhai xương nuốt sống để kiếp sau đầu thai bớt ba gai lại… hết sức đau đầu mà, chồng với chả con… y như của nợ!
……………………….
Chuyện Châu Nhi bị trượt chân ở cầu thang không ai truy cứu mà ngay cả bản thân Châu Nhi, cô ấy dường như cũng không biết có người cố tình hại mẹ con cô ấy. Vì người bị hại không lên tiếng, tôi cũng không dám nói ra sự thật về mấy hạt ngọc trai trơn bóng kia. Trong lòng chỉ âm thầm ghim lại vấn đề này, để đề phòng tiểu nhân về sau. Mà qua chuyện của Châu Nhi, tôi cũng thầm rút ra một kết luận, có người đang âm thầm hãm hại con cháu của Dương gia. Có thể là “người kia” không muốn Châu Nhi sinh ra cháu nối dõi trước hoặc cũng có thể “người kia” không muốn bất cứ ai sinh ra cháu nối dõi cho nhà họ Dương. Khả năng nào cũng là cao, tạm thời tôi không dám chắc vế nào mới là chính xác thật sự. Coi như là có thêm kinh nghiệm để về sau có thể chiến đấu ở nhà họ Dương đầy âm mưu và thủ đoạn này. Đúng là hào môn, âm trầm thâm sâu như đáy biển!
Ngày hôm qua, tôi nghe thím Điệp nói, ba má chồng tôi có chuyến đi gặp bên nhà Thuỳ Trâm để bàn về chuyện của cô ta và Chính Quân. Theo tôi đoán thì không có đám cưới đâu vì bản thân vợ lớn tôi vẫn còn sống sờ sờ ở đây, giấy ly hôn chưa kí thì không có ông to bà lớn nào dám đứng ra làm đám cưới rình rang cả. Có chăng là Chính Quân làm thủ tục sang đón vợ bé anh ta về sống chung rồi thôi. Bên phía ông nội cũng không có thông báo gì, nghe đâu đi gặp người lớn bên nhà Thuỳ Trâm mà ông cũng không có mặt, có vẻ như ông không hài lòng lắm về cô cháu dâu nhỏ này thì phải. Mà chắc là bên nhà Trâm cũng đồng ý thôi, bởi con gái họ muốn chồng đến mức chịu làm cả vợ bé thì bọn họ cản sao nổi. Chỉ là, không hiểu Trâm và Chính Quân thuyết phục làm sao được ba mẹ của Trâm đồng ý, bởi tôi nghe nói nhà của Trâm nếu xét về độ giàu có thì chỉ có hơn chứ không có kém nhà họ Dương chút nào. Nhưng cái mà nhà họ Đinh không có, đó chính là bề dày lịch sử của gia tộc, nhà họ Dương có từ hơn trăm năm trước, gia phả phải hơn cả trăm trang, các mối quan hệ dày đặc đến không có kẽ hở, nói là muốn hô mưa gọi gió thì cũng không phải là nói quá. Bởi thành ra dù làm kinh tế có giàu hơn thì bên nhà của Trâm cũng mãi không bì kịp. Để nói đến giới thượng lưu thì có nói cả năm cũng chưa hết chuyện, thường dân thì chỉ lo nghĩ ngày mai ăn gì, kiếm tiền ở đâu còn giới thượng lưu một khi đã đủ giàu thì sẽ nghĩ đến chuyện phát triển gia tộc. Một gia tộc bề thế có đủ quyền lực sẽ mạnh hơn gấp ngàn lần so với gia tộc chỉ có kinh tế làm chủ đạo. Tại vì một gia tộc chỉ có kinh tế chống lưng thì rất dễ sụp đổ nếu không kinh doanh giỏi, còn gia tộc đã có đủ quyền lực hiện hữu thì dù kinh tế có suy tàn cũng phải hơn chục năm sau mới có thể đánh gục được. Đó cũng chính là lý do mà nhà họ Dương được gọi là tượng đài hùng vĩ của giới hào môn trâm anh thế phiệt, hay còn gọi là đế đô Dương gia.
Nhưng ba tôi cũng có nói, nhà họ Dương có quyền có thế là vậy nhưng ngày trước đều phát triển theo con đường thư hương thế gia, tức là cả tộc chỉ đi theo một lối mòn duy nhất là thi hương đỗ đạc làm quan. Mãi về sau khi đất nước hòa bình thống nhất, chế độ phong kiến kết thúc, họ Dương mới bắt đầu ngấp nghé tập làm kinh doanh. Nhưng dù cho có làm kinh doanh, có hiện đại hóa thế nào thì tư tưởng vẫn còn nằm trong chuẩn mực của “quan văn” mà mãi vẫn không thoát ra được. Trong khi đó, kinh doanh lại không thể cứ mãi cần kiệm liêm chính, bởi vậy, một thời gian dài, Dương gia cứ mãi loay hoay trong chuyện phát triển kinh tế. Về sau này, nhờ các tư tưởng thoải mái hơn, tiến bộ hơn, Dương gia mới chọn song song cả hai con đường vừa làm quan vừa làm kinh tế để phát triển mạnh gia tộc. Và đến đời bây giờ, Dương gia chọn phát triển kinh tế làm chủ đạo, cả ông cố, ông nội lẫn ba chồng tôi đều hướng con cái theo kinh doanh chứ không phải làm quan như trước kia. Còn về nhà họ Đinh của Thuỳ Trâm thì lại là chuyện khác, bên đấy mạnh về kinh tế, công ty mẹ công ty con rải rác rất nhiều. Nếu so với Đinh gia, Dương gia công nhận là không bằng kịp. Bởi vậy tôi mới nghĩ đến chuyện, cuộc hôn nhân này của Chính Quân, nó cứ như liên hôn thương mại, hai bên bù trừ cho nhau, một bên cho tiền, một bên cho quyền, cả đôi cùng phát triển. Chứ nếu không, một người cao lãnh như ba chồng tôi, dễ gì lại quan tâm đến chuyện hôn nhân đại sự của con trai mình như vậy. Đến cả chuyện tôi muốn ghi tên mình vào gia phả trước cả chị Loan mà ông cũng thuyết phục được ông nội đồng ý, xem ra là ông rất quan tâm đến chuyện của chồng tôi và Trâm. Ông là không muốn tôi phá đám, muốn tôi an phận để Trâm về đây làm dâu… tôi đoán chắc là như vậy.
Mà đúng như tôi dự đoán, Trâm và Chính Quân cưới nhau nhưng không có đám cưới, ngày rước dâu, Chính Quân đem lễ sang nhà Trâm rồi rước dâu về thôi. Sau đó có bái lạy gia tiên gì hay không thì tôi không biết, tôi không quan tâm nên cũng không hỏi tới. Mà cũng đúng thôi, tôi vẫn còn sờ sờ ở đây, ba tôi dù gì vẫn thuộc giới thượng lưu, không nhiều thì ít ông ấy cũng đủ làm cho cả Dương gia và Đinh gia chao đảo một phen nếu cố tình xem ông ấy không ra gì. Bởi vậy, nếu Trâm đã muốn chen ngang vào hạnh phúc vợ chồng tôi thì cô ta phải chịu thiệt thòi, quy luật rõ ràng rồi, không ai chối cải được.
Tối hôm đó, bác Thuận lên gõ cửa phòng tìm tôi, thấy tôi, bác ấy liền cười nói:
– Mợ Hai lớn, Ông sai tôi đến nói với Mợ… lễ nhập gia phả là ngày 10 tháng này, trước một ngày, ông sẽ cho người đến giúp mợ chuẩn bị.
Tôi tính nhẩm trong đầu:
– Ngày 10… ngày 10…
Bác Thuận nhanh nhảu đáp:
– Ngày 10 là nhầm thứ sáu tuần này, trước đám của mợ Hai nhỏ 2 ngày.
Tôi có chút bỡ ngỡ:
– Dạ? À… con cũng không để ý lắm, con đang tính xem ngày 10 là thứ mấy… cảm ơn bác Thuận, con nhớ rồi.
Bác Thuận gật đầu cười đáp:
– Tôi mới phải là người cảm ơn mợ, cảm ơn mợ chuyện bảng kê khai lần trước… mợ xử lý rất khôn khéo, rất tốt. Sau này nếu có cơ hội, tôi nhất định sẽ giúp mợ hết lòng.
– Dạ… không có gì đâu bác, là chuyện con nên làm mà.
– Vậy… tôi chào mợ tôi xuống nhà, ngày 9 sẽ có người đến giúp mợ… mợ đừng lo gì hết.
– Dạ.
Bác Thuận đi rồi, tôi lại thầm thở ra một hơi trong lòng, như vậy, ngày ghi tên vào gia phả cũng đã định… một bước để cứu mạng chị Như, tôi cuối cùng cũng làm được rồi!
Má Nhỏ thấy tôi không nói gì, bà ấy liền cười đon đả vỗ vỗ vai Trâm, thái độ thân thiết dữ lắm:
– Ây cha, dì đi mới có mấy bữa mà con sắp thành người một nhà rồi đó nha. Sau này nhớ phải nghe lời chị Lâm, hai chị em cùng nhau chăm sóc cho Chính Quân thật tốt nghe chưa con.
Trâm đỏ bừng mặt, đầu cúi thấp bẽn lẽn y hệt như con gái chuẩn bị về nhà chồng. Tôi nghe qua là biết Má Nhỏ muốn chọc tức tôi nên tôi cũng không có biểu cảm gì thái quá, chỉ cười nhẹ rồi nhàn nhạt trả lời:
– Má Nhỏ nói đúng đó, chị em mình nên học hỏi theo Má Nhỏ và Má Lớn nha Trâm. Nếu mà cô có gì không hiểu thì cứ đến tìm Má Nhỏ chỉ dạy cho, Má Nhỏ đi trước… kinh nghiệm đầy mình.
Tôi dứt lời, Má Nhỏ liền nhìn tôi với ánh mắt lửa đạn, cả chị Loan và Châu Nhi đều kinh ngạc nhìn chằm chằm vào tôi. Ngồi trong phòng hôm nay còn có cả sui gia của Má Nhỏ, ai biểu bà ta cái miệng lắm mồm, cứ tưởng mình là chính thất nên muốn nói gì nói. Nói đến ai thì tôi không quản chứ nói đến tôi, tôi lại vả vài phát cho lệch mồm ngay.
Thấy tình hình căng thẳng, sợ là bên nhà Châu Nhi chê cười nên cả tôi và Má Nhỏ đều thức thời mà im lặng không đấu khẩu nữa. Chị Loan hiểu ý liền chuyển đề tài về lại chỗ Châu Nhi, không khí trong phòng lúc này mới đỡ gượng gạo hơn hẳn. Cũng không ở chơi lâu, tôi ngồi thêm lát nữa cũng xin phép về lại phòng, thăm nhiêu đó là đủ rồi, thăm nhiều mất hay.
Tôi bước ra ngoài, mới đi đến trước cửa phòng lại nghe tiếng của Trâm gọi lại. Định bụng là không tiếp chuyện với cô ta nhưng nghe cô ta gọi mấy tiếng, người làm trong nhà cũng để ý đến, giờ không nể mặt cô ta thì cũng kỳ nên tôi mới dừng lại để xem cô ta muốn nói gì. Thấy tôi dừng lại, Trâm liền đi tới trước mặt tôi, cô ta có vẻ ngại ngùng, nói năng cũng từ tốn hơn bình thường rất nhiều:
– Chị Lâm…
Tôi nhìn cô ta, nhàn nhạt cất tiếng:
– Ừ, cô nói đi.
Trâm có vẻ như là đang làm chuyện gì có lỗi, cô ta rũ mắt không dám nhìn thẳng vào tôi, giọng nói thì nhỏ xíu ấp a ấp úng:
– Em… em thật lòng xin lỗi chị… em…
Biết cô ta muốn nói gì, tôi liền cắt ngang:
– Tôi nhận lời xin lỗi của cô… như thế là được rồi đúng không?
Trâm có phần ngạc nhiên, cô ta hỏi lại:
– Dạ?
Tôi thở nhẹ ra một hơi, thật lòng nói:
– Tôi bây giờ không muốn quan tâm đến chuyện của cô và chồng tôi nữa. Nếu hai người đã quyết định ở bên nhau, tôi cũng không ngăn cản. Sau này cô cũng không cần đến tìm tôi rồi xin lỗi hay giải thích gì cho rườm rà, coi như tôi bỏ qua tất cả. Chỉ cần cô nhớ cho tôi một điều, nước sông không phạm nước giếng, thứ nhất là đừng đụng đến tôi, thứ hai là đừng bao giờ đụng đến cu Gin con tôi là được. Ngoài ra… tôi chẳng cần cô phải làm thêm gì khác nữa, cô hiểu chưa?
Thuỳ Trâm nhìn tôi chăm chăm, cô ta lại hỏi:
– Chị Lâm… cu Gin cũng coi như là con của em… chị không cho em đụng đến thằng bé…
Thấy cô ta cứ ngu ngơ như vậy, tôi tự nhiên có hơi khó chịu:
– Cô lại như vậy nữa rồi, tôi không tin là cô không hiểu tôi đang nói gì. Cô muốn chơi đùa với thằng bé, tôi không có ý kiến… nhưng nếu cô có ý đồ khác thì cứ xác định răng không còn đi. Nói thẳng như thế cho cô dễ hiểu, đỡ phải hỏi tới hỏi lui mất thời gian đôi bên.
Thuỳ Trâm hai tay đan vào nhau, giọng cô ta run run rụt rè:
– Chị Lâm, em biết là chị không thích em… nhưng em… em cũng thương cu Gin lắm… và em cũng hứa… em hứa là em sẽ luôn nghe lời chị, sẽ không bao giờ làm cho chị thấy khó chịu. Em chỉ cần được ở bên cạnh anh Quân là được rồi, ngoài ra… em không cần gì hơn nữa đâu.
Tôi khẽ lắc đầu, nụ cười càng lúc càng trở nên cứng nhắc, với những lời này của Trâm, tôi nghe thiệt không lọt vào tai được một chữ nào.
– Cô nói thật không?
Trâm gật gật:
– Dạ thật… thật mà chị.
Tôi cười khẩy:
– Nếu là thật, nếu là chỉ cần được ở bên cạnh Chính Quân… vậy cô về đây làm dâu để làm gì? So với chuyện làm vợ thì làʍ ŧìиɦ nhân không phải là suиɠ sướиɠ hơn sao? Nói là không cần gì… chẳng phải cô cũng cần danh phận rõ ràng đó thôi. Thế nên đừng nói với tôi là không cần gì, nghe nó cứ điêu điêu kiểu gì đấy. Thật.
Trâm lúng túng:
– Em… em…
Thấy cô ta như vậy, tôi cũng không muốn bắt bẻ hay làm khó dễ, dịu giọng, tôi nói:
– Sau này rảnh rỗi thì nên nghĩ cách làm cho chồng tôi vui, hoặc là bám lấy chồng tôi mà tận hưởng chứ đừng dại gì tới tìm tôi nói chuyện. Một là vui vẻ, hai là nghe bắt bẻ, cô muốn chọn cái nào thì tùy cô. Trên đời này chẳng có vợ lớn nào sống yêu thương hòa thuận được với vợ nhỏ của chồng đâu, tôi cũng như thế mà thôi.
Nói rồi tôi quay lưng rời đi, ấy vậy mà vừa quay lưng lại đã gặp ngay Chính Quân bước từ trong phòng bước ra. Thấy anh ta, tôi có hơi giật mình, nhưng rất nhanh đã lấy lại cảm xúc bình thường khi nãy. Chính Quân cũng nhìn tôi chăm chú, hai tay khoanh trước ngực, người dựa vào thành cửa, nụ cười đậm chất đểu giả:
– Vợ lớn của tôi đang giáo huấn vợ nhỏ đấy à? Thanh cao như em mà cũng biết bắt chẹt người khác sao?
Tôi nhìn anh ta, chỉ nhìn thôi chứ không trả lời. Thấy tôi im lặng, anh ta lại nhàn nhã cất tiếng, lời nói thì là nói với Trâm nhưng ánh mắt lại nhìn về tôi chằm chằm:
– Nếu cô ta đã không muốn em đến gặp, sau này em cũng đừng đến chào hỏi làm gì. Cứ sống như cô ta muốn, nước sông không phạm nước giếng… à không, phải là nước sông không phạm nước suối mới đúng. Thanh tao thuần khiết như An Lâm đây thì sao có thể là nước giếng được…
Thuỳ Trâm phía sau dè chừng cất giọng:
– Anh Quân… đừng… đừng nói chị Lâm như vậy…
Thấy vợ bé với chồng cùng nhau song kiếm hợp bích, tôi lại thấy buồn cười, cười phá lên, tôi nói trong vui vẻ:
– Chồng tôi nói không sai đâu Trâm, nước sông đừng nên phạm nước suối. Con người tôi ngay thẳng trong sạch như nước suối vậy… rất không muốn bị người khác làm cho đục nước đi. Phải nói là rất, rất là không thích mới đúng.
Chính Quân bật cười, anh ta vỗ tay vài cái, giọng vui tươi nhưng ánh mắt nhìn tôi lại đanh lại như thép:
– Giờ tôi mới biết miệng lưỡi của em cũng tốt như vậy đó chứ…
Anh ta kề sát tai tôi, khẽ nói:
– Uổng công tôi trước giờ luôn muốn bảo vệ cho em… phí sức quá đi mất.
Tôi nhất thời im lặng, hai tay siết chặt vào nhau, đây rốt cuộc là gì, là lời nói thật hay đơn thuần chỉ muốn nói cho Trâm nghe? Chính Quân… anh rốt cuộc bị làm sao vậy, anh muốn như thế nào nữa đây?
Nói rồi, Chính Quân đưa Trâm rời đi, lúc đi lướt qua tôi, Trâm có gật đầu chào hỏi, thái độ có vẻ sợ sệt lắm. Nói thật, tôi không tin là cô ta đột nhiên lại yếu thế trước tôi như vậy, một cô gái có đủ nhan sắc, tiền tài, địa vị thì dù có làm vợ nhỏ cũng hiên ngang hơn là vợ lớn không có gì như tôi. Chẳng qua, cô ta đang muốn diễn một chút vai “em gái nhỏ hiểu chuyện” mà thôi, đợi thêm một thời gian nữa đi, ai mọc cánh ai mọc nanh là biết ngay liền.
Chỉ có duy nhất Dương Chính Quân, từ thái độ cho tới lời nói của anh ta mới là thứ khiến tôi đau đầu không hiểu được. Sao anh ta cứ mãi mâu thuẫn như vậy nhỉ, sao cứ thích dày vò tôi như thế này? Rốt cuộc anh ta đối với tôi là như thế nào, có một chút tình cảm gì hay không sao trông anh ta cứ như tên đàn ông bị cắm sừng đang ghen lồng ghen lộn lên vậy? Anh ta bảo tôi đừng yêu anh ta, tôi chấp nhận, vậy mà khi thấy tôi làm việc theo lý trí thì lại nổi đóa lên, chỉ thiếu điều khóc lóc kể lể nữa mà thôi. Khó hiểu, cũng may là đàn ông không đến tháng chứ nếu không tôi đã pha nước đường cho anh ta uống rồi. Nghĩ lại, người khó ở nhất chính là chồng tôi, tôi làm cái gì cũng khiến anh ta không vừa ý hết, bực cả mình.
May là bây giờ tôi trưởng thành rồi, chứ phải như thời còn “trẻ trâu” thì tôi đã đấm cho anh ta mấy nhát không trượt phát nào rồi đấy. Cũng may là Chính Quân còn có gương mặt kia cứu vớt, chứ nếu anh ta đã vừa xấu người mà còn thêm xấu nết nữa thì tôi hứa, tôi đem anh ta cho cá sấu nhai xương nuốt sống để kiếp sau đầu thai bớt ba gai lại… hết sức đau đầu mà, chồng với chả con… y như của nợ!
……………………….
Chuyện Châu Nhi bị trượt chân ở cầu thang không ai truy cứu mà ngay cả bản thân Châu Nhi, cô ấy dường như cũng không biết có người cố tình hại mẹ con cô ấy. Vì người bị hại không lên tiếng, tôi cũng không dám nói ra sự thật về mấy hạt ngọc trai trơn bóng kia. Trong lòng chỉ âm thầm ghim lại vấn đề này, để đề phòng tiểu nhân về sau. Mà qua chuyện của Châu Nhi, tôi cũng thầm rút ra một kết luận, có người đang âm thầm hãm hại con cháu của Dương gia. Có thể là “người kia” không muốn Châu Nhi sinh ra cháu nối dõi trước hoặc cũng có thể “người kia” không muốn bất cứ ai sinh ra cháu nối dõi cho nhà họ Dương. Khả năng nào cũng là cao, tạm thời tôi không dám chắc vế nào mới là chính xác thật sự. Coi như là có thêm kinh nghiệm để về sau có thể chiến đấu ở nhà họ Dương đầy âm mưu và thủ đoạn này. Đúng là hào môn, âm trầm thâm sâu như đáy biển!
Ngày hôm qua, tôi nghe thím Điệp nói, ba má chồng tôi có chuyến đi gặp bên nhà Thuỳ Trâm để bàn về chuyện của cô ta và Chính Quân. Theo tôi đoán thì không có đám cưới đâu vì bản thân vợ lớn tôi vẫn còn sống sờ sờ ở đây, giấy ly hôn chưa kí thì không có ông to bà lớn nào dám đứng ra làm đám cưới rình rang cả. Có chăng là Chính Quân làm thủ tục sang đón vợ bé anh ta về sống chung rồi thôi. Bên phía ông nội cũng không có thông báo gì, nghe đâu đi gặp người lớn bên nhà Thuỳ Trâm mà ông cũng không có mặt, có vẻ như ông không hài lòng lắm về cô cháu dâu nhỏ này thì phải. Mà chắc là bên nhà Trâm cũng đồng ý thôi, bởi con gái họ muốn chồng đến mức chịu làm cả vợ bé thì bọn họ cản sao nổi. Chỉ là, không hiểu Trâm và Chính Quân thuyết phục làm sao được ba mẹ của Trâm đồng ý, bởi tôi nghe nói nhà của Trâm nếu xét về độ giàu có thì chỉ có hơn chứ không có kém nhà họ Dương chút nào. Nhưng cái mà nhà họ Đinh không có, đó chính là bề dày lịch sử của gia tộc, nhà họ Dương có từ hơn trăm năm trước, gia phả phải hơn cả trăm trang, các mối quan hệ dày đặc đến không có kẽ hở, nói là muốn hô mưa gọi gió thì cũng không phải là nói quá. Bởi thành ra dù làm kinh tế có giàu hơn thì bên nhà của Trâm cũng mãi không bì kịp. Để nói đến giới thượng lưu thì có nói cả năm cũng chưa hết chuyện, thường dân thì chỉ lo nghĩ ngày mai ăn gì, kiếm tiền ở đâu còn giới thượng lưu một khi đã đủ giàu thì sẽ nghĩ đến chuyện phát triển gia tộc. Một gia tộc bề thế có đủ quyền lực sẽ mạnh hơn gấp ngàn lần so với gia tộc chỉ có kinh tế làm chủ đạo. Tại vì một gia tộc chỉ có kinh tế chống lưng thì rất dễ sụp đổ nếu không kinh doanh giỏi, còn gia tộc đã có đủ quyền lực hiện hữu thì dù kinh tế có suy tàn cũng phải hơn chục năm sau mới có thể đánh gục được. Đó cũng chính là lý do mà nhà họ Dương được gọi là tượng đài hùng vĩ của giới hào môn trâm anh thế phiệt, hay còn gọi là đế đô Dương gia.
Nhưng ba tôi cũng có nói, nhà họ Dương có quyền có thế là vậy nhưng ngày trước đều phát triển theo con đường thư hương thế gia, tức là cả tộc chỉ đi theo một lối mòn duy nhất là thi hương đỗ đạc làm quan. Mãi về sau khi đất nước hòa bình thống nhất, chế độ phong kiến kết thúc, họ Dương mới bắt đầu ngấp nghé tập làm kinh doanh. Nhưng dù cho có làm kinh doanh, có hiện đại hóa thế nào thì tư tưởng vẫn còn nằm trong chuẩn mực của “quan văn” mà mãi vẫn không thoát ra được. Trong khi đó, kinh doanh lại không thể cứ mãi cần kiệm liêm chính, bởi vậy, một thời gian dài, Dương gia cứ mãi loay hoay trong chuyện phát triển kinh tế. Về sau này, nhờ các tư tưởng thoải mái hơn, tiến bộ hơn, Dương gia mới chọn song song cả hai con đường vừa làm quan vừa làm kinh tế để phát triển mạnh gia tộc. Và đến đời bây giờ, Dương gia chọn phát triển kinh tế làm chủ đạo, cả ông cố, ông nội lẫn ba chồng tôi đều hướng con cái theo kinh doanh chứ không phải làm quan như trước kia. Còn về nhà họ Đinh của Thuỳ Trâm thì lại là chuyện khác, bên đấy mạnh về kinh tế, công ty mẹ công ty con rải rác rất nhiều. Nếu so với Đinh gia, Dương gia công nhận là không bằng kịp. Bởi vậy tôi mới nghĩ đến chuyện, cuộc hôn nhân này của Chính Quân, nó cứ như liên hôn thương mại, hai bên bù trừ cho nhau, một bên cho tiền, một bên cho quyền, cả đôi cùng phát triển. Chứ nếu không, một người cao lãnh như ba chồng tôi, dễ gì lại quan tâm đến chuyện hôn nhân đại sự của con trai mình như vậy. Đến cả chuyện tôi muốn ghi tên mình vào gia phả trước cả chị Loan mà ông cũng thuyết phục được ông nội đồng ý, xem ra là ông rất quan tâm đến chuyện của chồng tôi và Trâm. Ông là không muốn tôi phá đám, muốn tôi an phận để Trâm về đây làm dâu… tôi đoán chắc là như vậy.
Mà đúng như tôi dự đoán, Trâm và Chính Quân cưới nhau nhưng không có đám cưới, ngày rước dâu, Chính Quân đem lễ sang nhà Trâm rồi rước dâu về thôi. Sau đó có bái lạy gia tiên gì hay không thì tôi không biết, tôi không quan tâm nên cũng không hỏi tới. Mà cũng đúng thôi, tôi vẫn còn sờ sờ ở đây, ba tôi dù gì vẫn thuộc giới thượng lưu, không nhiều thì ít ông ấy cũng đủ làm cho cả Dương gia và Đinh gia chao đảo một phen nếu cố tình xem ông ấy không ra gì. Bởi vậy, nếu Trâm đã muốn chen ngang vào hạnh phúc vợ chồng tôi thì cô ta phải chịu thiệt thòi, quy luật rõ ràng rồi, không ai chối cải được.
Tối hôm đó, bác Thuận lên gõ cửa phòng tìm tôi, thấy tôi, bác ấy liền cười nói:
– Mợ Hai lớn, Ông sai tôi đến nói với Mợ… lễ nhập gia phả là ngày 10 tháng này, trước một ngày, ông sẽ cho người đến giúp mợ chuẩn bị.
Tôi tính nhẩm trong đầu:
– Ngày 10… ngày 10…
Bác Thuận nhanh nhảu đáp:
– Ngày 10 là nhầm thứ sáu tuần này, trước đám của mợ Hai nhỏ 2 ngày.
Tôi có chút bỡ ngỡ:
– Dạ? À… con cũng không để ý lắm, con đang tính xem ngày 10 là thứ mấy… cảm ơn bác Thuận, con nhớ rồi.
Bác Thuận gật đầu cười đáp:
– Tôi mới phải là người cảm ơn mợ, cảm ơn mợ chuyện bảng kê khai lần trước… mợ xử lý rất khôn khéo, rất tốt. Sau này nếu có cơ hội, tôi nhất định sẽ giúp mợ hết lòng.
– Dạ… không có gì đâu bác, là chuyện con nên làm mà.
– Vậy… tôi chào mợ tôi xuống nhà, ngày 9 sẽ có người đến giúp mợ… mợ đừng lo gì hết.
– Dạ.
Bác Thuận đi rồi, tôi lại thầm thở ra một hơi trong lòng, như vậy, ngày ghi tên vào gia phả cũng đã định… một bước để cứu mạng chị Như, tôi cuối cùng cũng làm được rồi!