Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 3
Chương 9
Những thủ tục li dị làm chậm trễ chuyến đi của tôi và bóng đen của một cuộc Thế chiến khác đã phủ lên trái đất khi mà sau một mùa đông buồn chán và viêm phổi ở Bồ Đào Nha, cuối cùng, tôi tới được Hoa Kì. Ở New York, tôi háo hức nhận ngay cái công việc nhàn hạ mà số mệnh mang đến cho tôi: chủ yếu là nghĩ ra ý tưởng và biên tập các quảng cáo nước hoa. Tôi thấy thoải mái với tính chất thất thường và những khía cạnh văn chương rởm của nhiệm vụ này, chỉ bận bịu với nó những khi không có gì hay ho hơn để làm. Mặt khác, một trường đại học thời chiến ở New York thúc tôi hoàn tất bộ lịch sử so sánh văn học Pháp cho sinh viên nói tiếng Anh. Tôi mất hai năm với tập đầu, trong suốt thời gian đó, chẳng mấy ngày làm việc dưới mười lăm tiếng. Nhìn lại thời kì này, tôi thấy nó chia tách bạch ra làm một mảng sáng rộng và một mảng tối hẹp: mảng sáng tương ứng với những giờ thanh thản nghiên cứu trong những thư viện lộng lẫy, mảng tối với những khát khao và mất ngủ đau đớn mà tôi đã nhắc đến khá nhiều. Giờ đây, khi đã biết về tôi, bạn đọc ắt có thể dễ dàng mường tượng ra tôi loay hoay như thế nào trong bụi bặm và nóng bức để cố sao ngó thấy những tiểu nữ thần (than ôi, bao giờ cũng ở đằng xa) đang chơi đùa trong Central Park, cũng như dễ dàng hình dung thấy tôi xiết bao kinh tởm cái hào nhoáng được khử mùi của những cô gái ham tiến thân mà một gã vui tính ở một văn phòng không ngừng dồn dập gán ghép cho tôi. Ta hãy bỏ qua tất cả những cái đó. Một cơn suy sụp kinh khủng khiến tôi phải đi ở nhà an dưỡng hơn một năm; tôi trở về làm việc - để rồi lại được đưa vào bệnh viện.
Cuộc sống lành mạnh ngoài trời dường như hứa hẹn mang lại cho tôi chút nguôi dịu. Một trong những bác sĩ ưa thích của tôi, một con người yếm thế dễ thương với một bộ râu nâu, có một người anh trai và ông này sắp dẫn đầu một đoàn thám hiểm vùng Bắc Cực Canada. Tôi được ghép vào đoàn như một thứ công cụ “ghi nhận những phản ứng tâm thần”. Tôi cùng hai nhà thực vật học trẻ và một bác thợ mộc già thi thoảng chia sẻ (chẳng bao giờ thành công cho lắm) những ân huệ của một nữ chuyên viên dinh dưỡng - một bác sĩ Anita Johnson nào đó - cô này chẳng bao lâu bị trả về bằng đường hàng không, tôi lấy làm hài lòng mà nói thế. Tôi chẳng biết gì mấy về mục tiêu mà đoàn thám hiểm theo đuổi. Bằng vào số lượng đông đảo các nhà khí tượng học trong đoàn mà xét, thì có lẽ chúng tôi đang truy tìm đến tận hang ổ của nó (đâu như ở quanh quất trên đảo Hoàng tử xứ Wales, là tôi hiểu như thế), cái từ trường Bắc Cực lang thang và bất ổn. Một nhóm, kết họp với người Canada, lập một trạm khí tượng trên Pierre Point ở eo Melville [1]. Một nhóm khác, cũng định hướng sai, thu gom phiêu sinh vật. Nhóm thứ ba nghiên cứu bệnh lao phổi ở vùng băng giá quanh năm. Bert, nhà nhiếp ảnh - một người tâm tính thất thường đã phải cùng tôi chia sẻ nhiều công việc vặt vãnh tầm thường trong một thời gian (anh ta cũng có vấn đề về tâm thần) - cả quyết rằng đám tai to mặt lớn của đội chúng tôi, những ông sếp thực thụ mà chúng tôi không thấy mặt bao giờ, chủ yếu chỉ nhằm kiểm tra ảnh hưởng của việc cải thiện khí hậu đối với lông của loài cáo Bắc Cực.
[1] “Pierre Point ở eo Melville”: hai địa danh “bịa”, ám chỉ tiểu thuyết Pierre của nhà văn Mĩ Herman Melville (1819-1891). Pierre, nhân vật chính của tác phẩm này, cũng chết trong tù như Humbert Humbert.
Chúng tôi ở trong những căn nhà lắp ghép bằng gỗ giữa một thế giới granit tiền-Cambri [2]. Chúng tôi có hàng đống các thứ dự trữ - các số tạp chí Reader’s Digest, một máy trộn kem, đồ vệ sinh hóa học, mũ giấy cho mùa Giáng sinh. Sức khỏe của tôi tốt lên một cách đáng ngạc nhiên bất chấp hoặc chính bởi sự trống vắng và buồn chán ghê gớm. Bao quanh bởi những giống cây thiểu não như liễu bụi, địa y; thấm đẫm và tẩy sạch (tôi đồ là thế) bởi gió rít; tọa trên một tảng đá dưới một bầu trời trong vắt (tuy nhiên, chẳng phô ra cái gì quan trọng), tôi cảm thấy xa cách kì lạ với chính bản thân mình. Không có sự cám dỗ nào khiến tôi phát cuồng. Những cô gái Eskimo mũm mĩm, bóng loáng, tanh mùi cá, tóc đen gớm ghiếc như quạ, mặt chuột lang, chẳng gợi cho tôi chút thèm khát gì, thậm chí còn kém cả nữ bác sĩ Johnson. Tiểu nữ thần không có ở các vùng địa cực.
[2] Thời kì địa chất sớm nhất của lịch sử trái đất, kết thúc cách đây 570 triệu năm, trong đó vỏ trái đất bắt đầu hình thành và sự sống bắt đầu xuất hiện ở các vùng biển.
Tôi để cho những người có thẩm quyền hơn phân tích những trầm tích băng hà, những drumlin, gremlin và kremlin [46], và trong một thời gian, tôi cố ghi lại những gì tôi hồn nhiên tưởng là “phản ứng” (chẳng hạn, tôi nhận thấy các giấc mơ dưới mặt trời lúc nửa đêm thường rất phong phú màu sắc và điều này, anh bạn nhiếp ảnh của tôi cũng xác nhận). Tôi cũng có nhiệm vụ hỏi các bạn đồng hành khác nhau của mình về một số vấn đề quan trọng như nỗi hoài nhớ, nỗi sợ những thú vật lạ, ảo giác do đói, mộng tinh, thú tiêu khiển, những chương trình phát thanh ưa thích, thay đổi cách nhìn, vân vân. Ai nấy đều chán ngấy cái trò đó và tôi mau chóng bỏ hẳn dự án ấy, và mãi vào quãng cuối hai mươi tháng khổ sai băng giá (như một trong những nhà thực vật học tếu táo gọi thế), tôi mới xào xáo được một báo cáo hoàn toàn giả trá và cực kì sinh động mà độc giả có thể tìm đọc trên tờ Annals of Adult Psychophysics năm 1945 hay 1946, cũng như trên số Artic Explorations chuyên đề về cuộc thám hiểm này; mà rốt cuộc, thực ra chẳng liên quan gì đến mỏ đồng của đảo Victoria hay bất cứ cái gì tương tự, như sau này tôi được ông bác sĩ tốt bụng của tôi cho biết; vì mục đích thực của nó là “tuyệt mật”, nên tôi chỉ xin bổ sung thế này: bất kể nó là gì, mục tiêu ấy đã được hoàn thành mĩ mãn.
[46] “Drumlin”: khối băng trôi không xếp lớp, tựa như một quả đồi dài hẹp hay bầu dục. Còn “gremlin” và “kremlin” nối vào đó thành một chuỗi điệp vận theo đà trùng âm – như kiểu “ông giẳng ông giăng” – chứ không có tương quan về nghĩa (gremlin: theo một số phi công dị đoan hồi Thế chiến thứ hai, là loài yêu quái vô hình gây trục trặc máy móc; cũng được dùng như một từ đồng nghĩa với “goblin” (yêu tinh); “kremlin” (điện Kremlin ở Matxcơva).
Độc giả hẳn sẽ tiếc khi biết rằng chẳng bao lâu sau khi trở về với thế giới văn minh, tôi lại bị một cơn hóa dại khác (nếu như cái từ độc ác này có thể áp dụng cho sự sầu não và cảm giác tức thở không chịu nổi). Tôi hồi phục hoàn toàn nhờ một điều phát hiện được ở cái an dưỡng đường đặc biệt: rất đắt tiền ấy. Tôi phát hiện ra rằng giỡn mặt các bác sĩ tâm thần là một nguồn bất tận mang lại những thú vui sảng khoái: khéo léo xỏ mũi họ; không bao giờ để họ thấy rằng mình biết mọi ngón nghề của họ; bịa cho họ nghe những giấc mơ thật tinh vi, hoàn toàn thuộc loại kinh điển (khiến họ,những kẻ cưỡng đoạt giấc mơ, cũng phải mơ thấy ác mộng và vùng dậy la hét); lôi cuốn họ bằng những “màn nguyên thủy” giả hiệu; và tuyệt đối không bao giờ hé lộ cho họ thấy thực trạng tính dục của mình. Bằng cách lót tay một nữ y tá, tôi được xem một số hồ sơ và thích thú phát hiện thấy các tờ phiếu gọi tôi là “có khả năng trở nên đồng giới dục tính” và “hoàn toàn bất lực”. Trò chơi thật thú vị và mang lại kết quả mĩ mãn - trong trường họp của tôi - đến nỗi tôi nán lại cả một tháng sau khi đã đỏ da thắm thịt lại, hoàn toàn sung mãn (ăn, ngủ tốt như con gái dậy thì). Thế rồi tôi lại ở thêm một tuần nữa chỉ cốt hưởng cái thú so tài với một tay mới đến rất lợi hại, một danh y bị mất chỗ (và chắc hẳn, mất trí luôn), nổi tiếng về cái tài thuyết phục bệnh nhân tin rằng họ đã chứng kiến sự hoài thai của chính mình.
Chương 10
Vừa xuất viện một cái là tôi liền kiếm một nơi trong vùng quê New England hoặc một thị trấn nhỏ thiu thiu ngủ (hàng cây du du, ngôi nhà thờ trắng) ở đó tôi có thể qua một mùa hè chăm chỉ với nguồn sinh tồn là một hòm đầy những ghi chép tôi đã tích lũy được, và tắm ở một con hồ nào đó gần nhà. Tôi lại bắt đầu quan tâm đến công việc - tôi muốn nói những nghiên cứu học thuật của tôi; còn phần việc kia: tham gia tích cực vào kinh doanh nước hoa do ông chú tôi để lại, thì lúc này đã giảm xuống mức tối thiểu.
Một nhân viên cũ của chú tôi, hậu duệ của một gia đình quyền quí, gợi ý là tôi nên đến ở vài tháng tại nhà người bà con của ông, một ông McCoo đã về hưu; vợ chồng họ, giờ đây khánh kiệt, muốn cho thuê tầng gác trên, nơi một bà cô quá cố từng sống những ngày êm đềm. Ông cho biết họ có hai con gái nhỏ, một còn ẵm ngửa, đứa kia mười hai tuổi, và một khu vườn đẹp cách một con hồ đẹp không xa, và tôi nói như vậy thì hoàn toàn trúng ý tôi.
Tôi trao đổi thư từ với những người đó, bảo đảm với họ rằng tôi rất có ý thức giữ vệ sinh, ngăn nắp trong nhà, và tôi qua một đêm huyền hoặc trên xe lửa, cố tưởng tượng ra trong mọi chi tiết có thể cô bé tiểu nữ thần bí hiểm mà sắp tới tôi sẽ kèm dạy tiếng Pháp và âu yếm vuốt ve theo phong cách Humbert. Không có ai đón tôi ở cái ga nhỏ xíu như đồ chơi, nơi tôi xuống tàu với chiếc túi du lịch mới đắt tiền và cũng chẳng ai trả Lời điện thoại; tuy nhiên, cuối cùng, một ông McCoo nhớn nhác, quần áo ướt sũng, xuất hiện ở khách sạn duy nhất của cái thị trấn Ramsdale xanh xanh hồng hồng, cho hay là nhà ông vừa cháy trụi - có thể là do xảy ra đồng thời với đám cháy lớn hoành hành trong huyết quản tôi suốt đêm qua. Ông nói gia đình ông phải dùng xe ô tô của nhà để lánh nạn tới một trang trại thuộc quyền sở hữu của ông, nhưng bạn của vợ ông, một con người cao thượng, bà Haze ở số nhà 342 phố Lawn Street, đã tình nguyện cho tôi tá túc. Một bà ở trước cửa nhà bà Haze đã cho McCoo mượn chiếc limousine của mình, một chiếc xe mui vuông lỗi mốt hết sẩy do một tài xế da đen vui tính lái. Giờ đây, khi mà lí do duy nhất khiến tôi đến nơi này đã biến mất, sự sắp xếp như trên xem ra thật phi lí. Ờ, ngôi nhà của ông ta sẽ phải xây lại hoàn toàn, thế thì sao? Ông ta có trả bảo hiểm đầy đủ cho nó không? Giận dữ, thất vọng và chán ngán, nhưng là một người châu Âu lịch sự, tôi không thể chối từ và đành để người ta đưa về phố Lawn Street trên chiếc xe nhà đòn ấy, e rằng nếu không, McCoo sẽ nghĩ ra một cách khác tinh vi hơn để rũ bỏ tôi. Tôi thấy ông hớt hải chạy đi và gã tài xế của tôi lắc đầu khẽ cười. En route* (trên đường đi), tôi thề với mình là sẽ không lưu lại ở Ramsdale trong bất kì hoàn cảnh nào, mà sẽ tếch thẳng đến Bermudas hay Bahamas hay thậm chí Địa Ngục, ngay ngày hôm đó. Từ ít lâu nay, triển vọng về những giờ phút êm đềm trên những bãi biển đầy màu sắc rực rỡ đã róc rách suốt dọc sống lưng tôi và người bà con của McCoo, trên thực tế, đã làm lệch dòng suy nghĩ ấy bằng cái đề xuất thiện ý nhưng giờ đây hóa ra hoàn toàn ngu xuẩn của ông ta.
Nói về những bước ngoặt đột ngột: khi rẽ vào phố Lawn Street, xe chúng tôi suýt chẹt phải một chú cẩu rách việc (một trong những con chó ngoại ô chuyên rình xe ô tô [1]). Xa hơn một chút, ngôi nhà bà Haze hiện ra, một khối trắng gớm guốc, cũ kĩ, tồi tàn, xám hơn là trắng - cái loại nhà ở mà ta có thể biết trước là sẽ phải lắp ống cao su vào vòi nước ở bồn tắm thay cho vòi hương sen. Tôi “boà” cho tài xế, hi vọng gã sẽ lái đi luôn để tôi khỏi phải lộ diện mà về thẳng khách sạn lấy hành lí; nhưng gã lại tạt sang bên kia đường, nơi một bà già đang gọi gã từ cổng nhà. Tôi biết làm gì đây? Tôi bấm chuông.
[1] Một thứ điềm báo cái chết của Charlotte do bị xe cán, mà nguyên nhân của tai nạn là do người lái xe cố tránh một con chó (chương 23, Phần Một).
Một hầu gái da màu đưa tôi vào nhà - và để tôi đứng trên tấm thảm chùi chân trong khi chị ta sấp sấp ngửa ngửa chạy bổ về nhà bếp, ở đó có cái gì không được để cho cháy đang cháy.
Tiền sảnh được trang trí bằng những chùm chuông hòa âm, một tượng gỗ mắt trắng chắc mua ở một cửa hàng bán đồ lưu niệm Mexico nào đó và một phiên bản bức L’Arlésienne* (Cô gái vùng Arles) của Van Gogh, thứ vưu vật tầm thường của giới trung lưu sính nghệ thuật. Một cánh cửa hé mở bên phía tay phải cho thấy một phần của một phòng khách với một tủ kính trong góc đầy những đồ tầm tầm Mexico khác và một chiếc sofa kẻ sọc kê dọc theo tường. Có một cầu thang ở cuối hành lang và trong khi tôi đứng lau mồ hôi trán (mãi lúc này, tôi mới nhận ra là ngoài trời nóng đến thế) và trân trân nhìn (chả lẽ không nhìn cái gì) vào một quả bóng tennis cũ rích màu xám lăn lóc trên một cái tủ gỗ sồi, thì từ trên đầu cầu thang vọng xuống giọng nữ trầm du dương của bà Haze, bà vịn vào lan can hỏi: “Có phải ông Humbert đấy không?” Một chút tàn thuốc lá cũng từ trên ấy rót xuống. Lúc này, đích thân nữ chủ nhân - dép xăng đan, quần thụng màu hạt dẻ, áo lụa màu vàng, mặt gần như vuông, lần lượt theo thứ tự đó - bước xuống các bậc cầu thang, ngón trỏ vẫn đập nhẹ trên điếu thuốc.
Tôi nghĩ nên miêu tả bà ngay cho dứt điểm. Phu nhân tội nghiệp của chúng ta khoảng ba mươi lăm tuổi, trán bóng loáng, lông mày tỉa, với những nét bình dị nhưng không thiếu hấp dẫn, thuộc loại có thể định nghĩa như là một dung dịch loãng của Marlene Dietrich [2]. Tay vỗ nhè nhẹ lên búi tóc màu đồng hun, bà dẫn tôi vào phòng khách và chúng tôi chuyện trò một lúc về vụ cháy nhà McCoo và cái lợi của việc cư trú ở Ramsdale. Đôi mắt màu xanh nước biển cách rất xa nhau của bà có một cách nhìn đến là lạ, nó lướt trên khắp người anh, thận trọng tránh luồng mắt của anh. Nụ cười của bà chỉ là một cái nhướn ranh mãnh của một bên lông mày; và vừa nói chuyện vừa soài mình khỏi chiếc sofa, chốc chốc bà lại phóng tay về phía ba cái gạt tàn và tấm chắn lửa bên lò sưởi (ở đó còn lăn lóc cái hột nâu nâu của một quả táo); liền đó, lại ngả người trên sofa, một chân gập lại dưới mình. Hiển nhiên bà thuộc loại phụ nữ mà có lời lẽ trau chuốt thốt ra từ miệng mang hơi hướm một câu lạc bộ đọc sách, hay một câu lạc bộ chơi bài bridge, hay bất kì thứ khuôn sáo kinh khủng nào khác, chứ không bao giờ từ tâm hồn họ; loại phụ nữ tuyệt đối không có đầu óc hài hước; loại phụ nữ mà trong thâm tâm hoàn toàn dửng dưng với khoảng một chục đề tài khả dĩ có thể luận đàm ở phòng khách, nhưng lại rất câu nệ về nghi thức của những cuộc trò chuyện kiểu này, mà qua lớp giấy bóng kính hào nhoáng của những nghi thức ấy, lộ rõ những ngán ngẩm chẳng mấy ngon lành. Tôi biết chắc rằng nếu chẳng may tôi trở thành người thuê nhà của bà, bà sẽ tiến hành từng bước chuyển hóa tôi theo cái cách mà có lẽ xưa nay bà vẫn quan niệm là một người thuê nhà phải trở thành và tôi sẽ lại mắc vào những mắt lưới của một trong những cuộc tình chán phèo mà tôi biết quá rõ.
[2] Nữ minh tinh màn bạc Mĩ gốc Đức (1901-1992), được coi là một mẫu “đàn bà định mệnh”. Những phim nổi tiếng nhất: Thiên thần xanh, Tàu tốc hành Thượng Hải, Nữ hoàng đỏ...
Nhưng đừng hòng tôi ở lại đây. Tôi làm sao có thể sung sướng trong cái loại nhà như thế này, với những tờ họa báo vương vãi khắp các ghế, với cái thứ lai phối gớm ghiếc giữa thể loại hài kịch của cái gọi là “đồ đạc công năng hiện đại” và thể loại bi kịch của những ghế xích đu ọp ẹp cùng những chiếc bàn-đế-đèn lung lay cắm toàn bóng đã cháy tóc. Bà dẫn tôi lên gác và rẽ trái - vào phòng “của tôi”. Tôi xem xét nó qua màn sương của ý định kiên quyết khước từ; tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy bức “Bản Sonata tặng Kreutzer” của René Prinet [3] treo trên đầu giường “của tôi”. Bà ta dám gọi cái căn phòng cho con sen này là “á thư phòng”! Hãy ra khỏi đây ngay tức thì, tôi cương quyết tự nhủ như vậy trong khi giả vờ suy nghĩ về cái giá rẻ đến độ phi lí, ẩn chứa điềm chẳng lành, mà bà chủ nhà âu sầu đề xuất cho cả ăn lẫn ở.
[3] René Franҫois Xavier Prinet (1861-1946), họa sĩ Pháp thuộc trường phái ấn tượng. “Bản Sonata tặng Kreutzer”được vẽ vào năm 1898. Bản Sonata tặng Kreutzer nguyên là Sonata số 9 cung đô trưởng cho violon và piano của L. van Beethoven, được sáng tác năm 1803. Tác phẩm này, Beethoven đề tặng nghệ sĩ vĩ cầm Rodolphe Kreutzer, nhưng ông này chê, không bao giờ chơi cả. Mỉa mai thay, chính vì rẻ rúng tác phẩm của người bạn vĩ đại của mình mà Kreutzer đã trở thành bất tử vì tên ông mãi mãi gắn liền với nó. Lev Tolstoy, đại văn hào Nga, cũng có một tiểu thuyết lấy tên là Bản Sonata tặng Kreutzer.
Tuy nhiên phép lịch sự Âu châu buộc tôi tiếp tục chịu đựng cuộc tra tấn. Bà ta đưa tôi đi qua thềm đầu cầu thang sang cánh phải của ngôi nhà (nơi có “phòng riêng của tôi và Lo” - tôi đoán Lo là cô hầu gái) và người thuê nhà kiêm tình nhân, vốn rất kĩ tính về chuyện vệ sinh, phải khó khăn lắm mới dẹp được một cái rùng mình khi hắn được cho xem trước phòng tắm duy nhất trong nhà, một khoang bé tí hình chữ nhật nằm giữa thềm đầu cầu thang và phòng của “Lo”, với những đồ ướt nhèo phơi lủng liểng bên trên chiếc bồn tắm đáng ngờ (một sợi lông như dấu chấm hỏi nằm trong đó); và như tôi dự đoán, quả là có con rắn cao su cuộn mình cùng đầy đủ phụ tùng - một thứ vỏ bao hồng hồng e ấp phủ lên nắp bồn cầu.
“Tôi thấy là ông không thích lắm,” bà chủ nói, đặt tay lên cổ tay áo tôi một thoáng: cử chỉ này của bà kết hợp sự mạnh dạn trơ trẽn - tôi nghĩ đó là cái mà người ta gọi là “tự tin” thái quá - với tính rụt rè và sầu bi nó khiến cách lựa lời chọn chữ cho có vẻ khách quan của bà đâm ra thiếu tự nhiên như cách uốn giọng của một giáo sư dạy “phát âm”. “Tôi công nhận rằng đây không phải là một nội thất ngăn nắp gọn gàng,” bà chủ thân yêu tội nghiệp của tôi nói tiếp, “nhưng tôi cam đoan với ông (bà nhìn môi tôi) rằng ông sẽ rất thoải mái, vô cùng thoải mái, thật vậy. Để tôi đưa ông đi xem vườn” (câu cuối này nghe tươi vui hơn, với một chút run rẩy mơn trớn trong giọng nói).
Tôi miễn cưỡng theo bà xuống lại dưới nhà; rồi qua căn bếp ở cuối dãy hành lang, phía tay phải của ngôi nhà - phía có cả phòng ăn và phòng khách (bên dưới phòng “của tôi”, về mé tay trái, chỉ có nhà để xe). Trong bếp, chị hầu gái da đen, một phụ nữ mập mạp còn khá trẻ, vừa nhấc chiếc túi xách lớn màu đen bóng loáng khỏi quả đấm của cánh cửa dẫn ra hiên sau vừa nói: “Cháu sẽ đi ngay đây, thưa bà Haze.” “Được, Louise,” bà Haze đáp với một tiếng thở dài, “Thứ Sáu, ta sẽ thanh toán cho chị.” Chúng tôi tiếp tục đi tới một bồn rửa tay nhỏ và vào phòng ăn, song song với phòng khách mà chúng tôi đã chiêm ngưỡng. Tôi nhận thấy trên sàn một chiếc tất trắng. Với một tiếng hừm! bực dọc, bà Haze cúi xuống, vẫn không dừng bước, và ném nó lên một chiếc tủ nhỏ cạnh bồn rửa. Chúng tôi ngó qua một cái bàn gỗ đào với một bình đựng hoa quả đặt ở chính giữa, trong đó chẳng có gì ngoài một cái hột mận còn ướt nhẫy. Tôi rờ rẫm trong túi tìm bảng giờ tàu, lén lôi ra xem có chuyến nào sớm nhất. Tôi còn đang đi theo bà Haze qua khỏi phòng ăn, thì bỗng thấy bừng lên cả một khoảng xanh rờn cây lá - “piazza”[4], người dẫn đường của tôi reo lên, và rồi, bất thình lình, không hề có dấu hiệu nhỏ nào báo trước, một con sóng xanh trào dâng dưới tim tôi và kìa, quì trong một vũng nắng, gần như khỏa thân, xoay mình trên hai đầu gối, người yêu dấu ở bãi biển Riviera của tôi đang dõi mắt nhìn tôi bên trên cặp kính râm.
[4] Hàng hiên rộng.
Vẫn bé gái ấy - đôi vai mảnh màu mật ong ấy, tấm lưng trần mềm mượt như lụa ấy, mái tóc màu hạt dẻ ấy. Một chiếc khăn với những chấm tròn buộc quanh ngực che kín đôi bầu vú thanh tân tôi từng ve vuốt vào một ngày bất tử khỏi đôi mắt khỉ đột đang già đi của tôi, nhưng trí nhớ còn tươi trẻ của tôi vẫn nhìn thấu. Và; như người nhũ mẫu của một công chúa nhỏ trong truyện cổ tích (bị lạc, bị bắt cóc, tìm lại được trong bộ đồ rách rưới của dân Di gan qua đó tấm thân trần mỉm cười với đức vua và bầy chó săn của ngài), tôi nhận ra cái nốt ruồi nâu sẫm nhỏ xíu ở mạn sườn nàng. Vừa sợ vừa sướng (đức vua khóc vì vui mừng, kèn đồng vang dậy, bà nhũ mẫu say mèm), tôi lại nhìn thấy làn bụng yêu kiều của em thót vào ở chỗ cái miệng Nam tiến của tôi thoáng dừng lại; và cặp hông trẻ thơ trên đó tôi đã hôn lên vết lằn do dải nịt quần soọc của em để lại - vào cái ngày cuối điên rồ bất tử ấy, đằng sau những “Roches Roses (Phiến đá hồng)”. Quãng thời gian hai mươi lăm năm tôi đã sống sau đó thu gọn lại thành một chấm nhỏ run rẩy, rồi biến mất.
Tôi thấy cực khó để diễn tả mạnh mẽ đúng mức cái lóe chớp ấy, cái run rẩy ấy, cái chấn động say mê khi tôi nhận ra em. Trong cái khoảnh khắc lóa nắng tôi lướt mắt trên cô bé đang quì (đôi mắt em chớp chớp bên trên cặp kính đen nghiêm khắc - Herr Doktor [5] nhỏ bé, người sẽ chữa cho tôi khỏi mọi bệnh tật đau đớn) trong khi tôi đi qua bên cạnh em, đội lốt người lớn (một gã điển trai cao lớn đầy nam tính từ vương quốc điện ảnh), khoảng trống trong hồn tôi đã có thể hấp thụ mọi chi tiết của sắc đẹp rạng ngời của em, và tôi đối chiếu chúng với những nét của cô dâu đã qua đời của tôi. Ít lâu sau, lẽ dĩ nhiên, em, bé gái nouvelle*(mới) này, Lolita này, Lolita của tôi [6], sẽ che lấp hoàn toàn nguyên mẫu của em. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng việc tôi phát hiện ra em là hệ quả tất yếu của cái “công quốc bên bờ biển” trong quá khứ bị hành hạ của tôi. Tất cả mọi thứ giữa hai sự kiện đó chỉ là một loạt những mò mẫm và lầm lỡ, và những manh nha giả hiệu của niềm vui. Tất cả những gì chúng chia sẻ liên kết chúng làm một.
[5] Tiếng Đức: Ngài Bác sĩ.
[6] Cụm từ “Lolita này, Lolita của tôi”, sẽ còn trở đi trở lại như một điệp khúc ở nhiều đoạn. Xem thêm chú thích ở chương 1, Phần Một.
Tuy nhiên, tôi không hề ảo tưởng. Các quan tòa của tôi sẽ coi đây là một trò diễn của một gã điên có sở thích đồi bại đối với jruit vert* (quả xanh). Au fond, ҫa m’est bien égal* (thực ra, cái đó đối với tôi không quan trọng). Tôi chỉ biết rằng trong khi bà Haze và tôi bước xuống các bậc dẫn vào khu vườn, hổn hển, đầu gối tôi bủn rủn hệt như bóng của chính nó phản chiếu trong làn nước lăn tăn, và môi tôi khô như cát, và...
“Đây là Lo của tôi,” bà nói, “và đây là những bông huệ của tôi.”
“Vâng,” tôi nói, “vâng. Rất đẹp, rất đẹp, rất đẹp!”
Những thủ tục li dị làm chậm trễ chuyến đi của tôi và bóng đen của một cuộc Thế chiến khác đã phủ lên trái đất khi mà sau một mùa đông buồn chán và viêm phổi ở Bồ Đào Nha, cuối cùng, tôi tới được Hoa Kì. Ở New York, tôi háo hức nhận ngay cái công việc nhàn hạ mà số mệnh mang đến cho tôi: chủ yếu là nghĩ ra ý tưởng và biên tập các quảng cáo nước hoa. Tôi thấy thoải mái với tính chất thất thường và những khía cạnh văn chương rởm của nhiệm vụ này, chỉ bận bịu với nó những khi không có gì hay ho hơn để làm. Mặt khác, một trường đại học thời chiến ở New York thúc tôi hoàn tất bộ lịch sử so sánh văn học Pháp cho sinh viên nói tiếng Anh. Tôi mất hai năm với tập đầu, trong suốt thời gian đó, chẳng mấy ngày làm việc dưới mười lăm tiếng. Nhìn lại thời kì này, tôi thấy nó chia tách bạch ra làm một mảng sáng rộng và một mảng tối hẹp: mảng sáng tương ứng với những giờ thanh thản nghiên cứu trong những thư viện lộng lẫy, mảng tối với những khát khao và mất ngủ đau đớn mà tôi đã nhắc đến khá nhiều. Giờ đây, khi đã biết về tôi, bạn đọc ắt có thể dễ dàng mường tượng ra tôi loay hoay như thế nào trong bụi bặm và nóng bức để cố sao ngó thấy những tiểu nữ thần (than ôi, bao giờ cũng ở đằng xa) đang chơi đùa trong Central Park, cũng như dễ dàng hình dung thấy tôi xiết bao kinh tởm cái hào nhoáng được khử mùi của những cô gái ham tiến thân mà một gã vui tính ở một văn phòng không ngừng dồn dập gán ghép cho tôi. Ta hãy bỏ qua tất cả những cái đó. Một cơn suy sụp kinh khủng khiến tôi phải đi ở nhà an dưỡng hơn một năm; tôi trở về làm việc - để rồi lại được đưa vào bệnh viện.
Cuộc sống lành mạnh ngoài trời dường như hứa hẹn mang lại cho tôi chút nguôi dịu. Một trong những bác sĩ ưa thích của tôi, một con người yếm thế dễ thương với một bộ râu nâu, có một người anh trai và ông này sắp dẫn đầu một đoàn thám hiểm vùng Bắc Cực Canada. Tôi được ghép vào đoàn như một thứ công cụ “ghi nhận những phản ứng tâm thần”. Tôi cùng hai nhà thực vật học trẻ và một bác thợ mộc già thi thoảng chia sẻ (chẳng bao giờ thành công cho lắm) những ân huệ của một nữ chuyên viên dinh dưỡng - một bác sĩ Anita Johnson nào đó - cô này chẳng bao lâu bị trả về bằng đường hàng không, tôi lấy làm hài lòng mà nói thế. Tôi chẳng biết gì mấy về mục tiêu mà đoàn thám hiểm theo đuổi. Bằng vào số lượng đông đảo các nhà khí tượng học trong đoàn mà xét, thì có lẽ chúng tôi đang truy tìm đến tận hang ổ của nó (đâu như ở quanh quất trên đảo Hoàng tử xứ Wales, là tôi hiểu như thế), cái từ trường Bắc Cực lang thang và bất ổn. Một nhóm, kết họp với người Canada, lập một trạm khí tượng trên Pierre Point ở eo Melville [1]. Một nhóm khác, cũng định hướng sai, thu gom phiêu sinh vật. Nhóm thứ ba nghiên cứu bệnh lao phổi ở vùng băng giá quanh năm. Bert, nhà nhiếp ảnh - một người tâm tính thất thường đã phải cùng tôi chia sẻ nhiều công việc vặt vãnh tầm thường trong một thời gian (anh ta cũng có vấn đề về tâm thần) - cả quyết rằng đám tai to mặt lớn của đội chúng tôi, những ông sếp thực thụ mà chúng tôi không thấy mặt bao giờ, chủ yếu chỉ nhằm kiểm tra ảnh hưởng của việc cải thiện khí hậu đối với lông của loài cáo Bắc Cực.
[1] “Pierre Point ở eo Melville”: hai địa danh “bịa”, ám chỉ tiểu thuyết Pierre của nhà văn Mĩ Herman Melville (1819-1891). Pierre, nhân vật chính của tác phẩm này, cũng chết trong tù như Humbert Humbert.
Chúng tôi ở trong những căn nhà lắp ghép bằng gỗ giữa một thế giới granit tiền-Cambri [2]. Chúng tôi có hàng đống các thứ dự trữ - các số tạp chí Reader’s Digest, một máy trộn kem, đồ vệ sinh hóa học, mũ giấy cho mùa Giáng sinh. Sức khỏe của tôi tốt lên một cách đáng ngạc nhiên bất chấp hoặc chính bởi sự trống vắng và buồn chán ghê gớm. Bao quanh bởi những giống cây thiểu não như liễu bụi, địa y; thấm đẫm và tẩy sạch (tôi đồ là thế) bởi gió rít; tọa trên một tảng đá dưới một bầu trời trong vắt (tuy nhiên, chẳng phô ra cái gì quan trọng), tôi cảm thấy xa cách kì lạ với chính bản thân mình. Không có sự cám dỗ nào khiến tôi phát cuồng. Những cô gái Eskimo mũm mĩm, bóng loáng, tanh mùi cá, tóc đen gớm ghiếc như quạ, mặt chuột lang, chẳng gợi cho tôi chút thèm khát gì, thậm chí còn kém cả nữ bác sĩ Johnson. Tiểu nữ thần không có ở các vùng địa cực.
[2] Thời kì địa chất sớm nhất của lịch sử trái đất, kết thúc cách đây 570 triệu năm, trong đó vỏ trái đất bắt đầu hình thành và sự sống bắt đầu xuất hiện ở các vùng biển.
Tôi để cho những người có thẩm quyền hơn phân tích những trầm tích băng hà, những drumlin, gremlin và kremlin [46], và trong một thời gian, tôi cố ghi lại những gì tôi hồn nhiên tưởng là “phản ứng” (chẳng hạn, tôi nhận thấy các giấc mơ dưới mặt trời lúc nửa đêm thường rất phong phú màu sắc và điều này, anh bạn nhiếp ảnh của tôi cũng xác nhận). Tôi cũng có nhiệm vụ hỏi các bạn đồng hành khác nhau của mình về một số vấn đề quan trọng như nỗi hoài nhớ, nỗi sợ những thú vật lạ, ảo giác do đói, mộng tinh, thú tiêu khiển, những chương trình phát thanh ưa thích, thay đổi cách nhìn, vân vân. Ai nấy đều chán ngấy cái trò đó và tôi mau chóng bỏ hẳn dự án ấy, và mãi vào quãng cuối hai mươi tháng khổ sai băng giá (như một trong những nhà thực vật học tếu táo gọi thế), tôi mới xào xáo được một báo cáo hoàn toàn giả trá và cực kì sinh động mà độc giả có thể tìm đọc trên tờ Annals of Adult Psychophysics năm 1945 hay 1946, cũng như trên số Artic Explorations chuyên đề về cuộc thám hiểm này; mà rốt cuộc, thực ra chẳng liên quan gì đến mỏ đồng của đảo Victoria hay bất cứ cái gì tương tự, như sau này tôi được ông bác sĩ tốt bụng của tôi cho biết; vì mục đích thực của nó là “tuyệt mật”, nên tôi chỉ xin bổ sung thế này: bất kể nó là gì, mục tiêu ấy đã được hoàn thành mĩ mãn.
[46] “Drumlin”: khối băng trôi không xếp lớp, tựa như một quả đồi dài hẹp hay bầu dục. Còn “gremlin” và “kremlin” nối vào đó thành một chuỗi điệp vận theo đà trùng âm – như kiểu “ông giẳng ông giăng” – chứ không có tương quan về nghĩa (gremlin: theo một số phi công dị đoan hồi Thế chiến thứ hai, là loài yêu quái vô hình gây trục trặc máy móc; cũng được dùng như một từ đồng nghĩa với “goblin” (yêu tinh); “kremlin” (điện Kremlin ở Matxcơva).
Độc giả hẳn sẽ tiếc khi biết rằng chẳng bao lâu sau khi trở về với thế giới văn minh, tôi lại bị một cơn hóa dại khác (nếu như cái từ độc ác này có thể áp dụng cho sự sầu não và cảm giác tức thở không chịu nổi). Tôi hồi phục hoàn toàn nhờ một điều phát hiện được ở cái an dưỡng đường đặc biệt: rất đắt tiền ấy. Tôi phát hiện ra rằng giỡn mặt các bác sĩ tâm thần là một nguồn bất tận mang lại những thú vui sảng khoái: khéo léo xỏ mũi họ; không bao giờ để họ thấy rằng mình biết mọi ngón nghề của họ; bịa cho họ nghe những giấc mơ thật tinh vi, hoàn toàn thuộc loại kinh điển (khiến họ,những kẻ cưỡng đoạt giấc mơ, cũng phải mơ thấy ác mộng và vùng dậy la hét); lôi cuốn họ bằng những “màn nguyên thủy” giả hiệu; và tuyệt đối không bao giờ hé lộ cho họ thấy thực trạng tính dục của mình. Bằng cách lót tay một nữ y tá, tôi được xem một số hồ sơ và thích thú phát hiện thấy các tờ phiếu gọi tôi là “có khả năng trở nên đồng giới dục tính” và “hoàn toàn bất lực”. Trò chơi thật thú vị và mang lại kết quả mĩ mãn - trong trường họp của tôi - đến nỗi tôi nán lại cả một tháng sau khi đã đỏ da thắm thịt lại, hoàn toàn sung mãn (ăn, ngủ tốt như con gái dậy thì). Thế rồi tôi lại ở thêm một tuần nữa chỉ cốt hưởng cái thú so tài với một tay mới đến rất lợi hại, một danh y bị mất chỗ (và chắc hẳn, mất trí luôn), nổi tiếng về cái tài thuyết phục bệnh nhân tin rằng họ đã chứng kiến sự hoài thai của chính mình.
Chương 10
Vừa xuất viện một cái là tôi liền kiếm một nơi trong vùng quê New England hoặc một thị trấn nhỏ thiu thiu ngủ (hàng cây du du, ngôi nhà thờ trắng) ở đó tôi có thể qua một mùa hè chăm chỉ với nguồn sinh tồn là một hòm đầy những ghi chép tôi đã tích lũy được, và tắm ở một con hồ nào đó gần nhà. Tôi lại bắt đầu quan tâm đến công việc - tôi muốn nói những nghiên cứu học thuật của tôi; còn phần việc kia: tham gia tích cực vào kinh doanh nước hoa do ông chú tôi để lại, thì lúc này đã giảm xuống mức tối thiểu.
Một nhân viên cũ của chú tôi, hậu duệ của một gia đình quyền quí, gợi ý là tôi nên đến ở vài tháng tại nhà người bà con của ông, một ông McCoo đã về hưu; vợ chồng họ, giờ đây khánh kiệt, muốn cho thuê tầng gác trên, nơi một bà cô quá cố từng sống những ngày êm đềm. Ông cho biết họ có hai con gái nhỏ, một còn ẵm ngửa, đứa kia mười hai tuổi, và một khu vườn đẹp cách một con hồ đẹp không xa, và tôi nói như vậy thì hoàn toàn trúng ý tôi.
Tôi trao đổi thư từ với những người đó, bảo đảm với họ rằng tôi rất có ý thức giữ vệ sinh, ngăn nắp trong nhà, và tôi qua một đêm huyền hoặc trên xe lửa, cố tưởng tượng ra trong mọi chi tiết có thể cô bé tiểu nữ thần bí hiểm mà sắp tới tôi sẽ kèm dạy tiếng Pháp và âu yếm vuốt ve theo phong cách Humbert. Không có ai đón tôi ở cái ga nhỏ xíu như đồ chơi, nơi tôi xuống tàu với chiếc túi du lịch mới đắt tiền và cũng chẳng ai trả Lời điện thoại; tuy nhiên, cuối cùng, một ông McCoo nhớn nhác, quần áo ướt sũng, xuất hiện ở khách sạn duy nhất của cái thị trấn Ramsdale xanh xanh hồng hồng, cho hay là nhà ông vừa cháy trụi - có thể là do xảy ra đồng thời với đám cháy lớn hoành hành trong huyết quản tôi suốt đêm qua. Ông nói gia đình ông phải dùng xe ô tô của nhà để lánh nạn tới một trang trại thuộc quyền sở hữu của ông, nhưng bạn của vợ ông, một con người cao thượng, bà Haze ở số nhà 342 phố Lawn Street, đã tình nguyện cho tôi tá túc. Một bà ở trước cửa nhà bà Haze đã cho McCoo mượn chiếc limousine của mình, một chiếc xe mui vuông lỗi mốt hết sẩy do một tài xế da đen vui tính lái. Giờ đây, khi mà lí do duy nhất khiến tôi đến nơi này đã biến mất, sự sắp xếp như trên xem ra thật phi lí. Ờ, ngôi nhà của ông ta sẽ phải xây lại hoàn toàn, thế thì sao? Ông ta có trả bảo hiểm đầy đủ cho nó không? Giận dữ, thất vọng và chán ngán, nhưng là một người châu Âu lịch sự, tôi không thể chối từ và đành để người ta đưa về phố Lawn Street trên chiếc xe nhà đòn ấy, e rằng nếu không, McCoo sẽ nghĩ ra một cách khác tinh vi hơn để rũ bỏ tôi. Tôi thấy ông hớt hải chạy đi và gã tài xế của tôi lắc đầu khẽ cười. En route* (trên đường đi), tôi thề với mình là sẽ không lưu lại ở Ramsdale trong bất kì hoàn cảnh nào, mà sẽ tếch thẳng đến Bermudas hay Bahamas hay thậm chí Địa Ngục, ngay ngày hôm đó. Từ ít lâu nay, triển vọng về những giờ phút êm đềm trên những bãi biển đầy màu sắc rực rỡ đã róc rách suốt dọc sống lưng tôi và người bà con của McCoo, trên thực tế, đã làm lệch dòng suy nghĩ ấy bằng cái đề xuất thiện ý nhưng giờ đây hóa ra hoàn toàn ngu xuẩn của ông ta.
Nói về những bước ngoặt đột ngột: khi rẽ vào phố Lawn Street, xe chúng tôi suýt chẹt phải một chú cẩu rách việc (một trong những con chó ngoại ô chuyên rình xe ô tô [1]). Xa hơn một chút, ngôi nhà bà Haze hiện ra, một khối trắng gớm guốc, cũ kĩ, tồi tàn, xám hơn là trắng - cái loại nhà ở mà ta có thể biết trước là sẽ phải lắp ống cao su vào vòi nước ở bồn tắm thay cho vòi hương sen. Tôi “boà” cho tài xế, hi vọng gã sẽ lái đi luôn để tôi khỏi phải lộ diện mà về thẳng khách sạn lấy hành lí; nhưng gã lại tạt sang bên kia đường, nơi một bà già đang gọi gã từ cổng nhà. Tôi biết làm gì đây? Tôi bấm chuông.
[1] Một thứ điềm báo cái chết của Charlotte do bị xe cán, mà nguyên nhân của tai nạn là do người lái xe cố tránh một con chó (chương 23, Phần Một).
Một hầu gái da màu đưa tôi vào nhà - và để tôi đứng trên tấm thảm chùi chân trong khi chị ta sấp sấp ngửa ngửa chạy bổ về nhà bếp, ở đó có cái gì không được để cho cháy đang cháy.
Tiền sảnh được trang trí bằng những chùm chuông hòa âm, một tượng gỗ mắt trắng chắc mua ở một cửa hàng bán đồ lưu niệm Mexico nào đó và một phiên bản bức L’Arlésienne* (Cô gái vùng Arles) của Van Gogh, thứ vưu vật tầm thường của giới trung lưu sính nghệ thuật. Một cánh cửa hé mở bên phía tay phải cho thấy một phần của một phòng khách với một tủ kính trong góc đầy những đồ tầm tầm Mexico khác và một chiếc sofa kẻ sọc kê dọc theo tường. Có một cầu thang ở cuối hành lang và trong khi tôi đứng lau mồ hôi trán (mãi lúc này, tôi mới nhận ra là ngoài trời nóng đến thế) và trân trân nhìn (chả lẽ không nhìn cái gì) vào một quả bóng tennis cũ rích màu xám lăn lóc trên một cái tủ gỗ sồi, thì từ trên đầu cầu thang vọng xuống giọng nữ trầm du dương của bà Haze, bà vịn vào lan can hỏi: “Có phải ông Humbert đấy không?” Một chút tàn thuốc lá cũng từ trên ấy rót xuống. Lúc này, đích thân nữ chủ nhân - dép xăng đan, quần thụng màu hạt dẻ, áo lụa màu vàng, mặt gần như vuông, lần lượt theo thứ tự đó - bước xuống các bậc cầu thang, ngón trỏ vẫn đập nhẹ trên điếu thuốc.
Tôi nghĩ nên miêu tả bà ngay cho dứt điểm. Phu nhân tội nghiệp của chúng ta khoảng ba mươi lăm tuổi, trán bóng loáng, lông mày tỉa, với những nét bình dị nhưng không thiếu hấp dẫn, thuộc loại có thể định nghĩa như là một dung dịch loãng của Marlene Dietrich [2]. Tay vỗ nhè nhẹ lên búi tóc màu đồng hun, bà dẫn tôi vào phòng khách và chúng tôi chuyện trò một lúc về vụ cháy nhà McCoo và cái lợi của việc cư trú ở Ramsdale. Đôi mắt màu xanh nước biển cách rất xa nhau của bà có một cách nhìn đến là lạ, nó lướt trên khắp người anh, thận trọng tránh luồng mắt của anh. Nụ cười của bà chỉ là một cái nhướn ranh mãnh của một bên lông mày; và vừa nói chuyện vừa soài mình khỏi chiếc sofa, chốc chốc bà lại phóng tay về phía ba cái gạt tàn và tấm chắn lửa bên lò sưởi (ở đó còn lăn lóc cái hột nâu nâu của một quả táo); liền đó, lại ngả người trên sofa, một chân gập lại dưới mình. Hiển nhiên bà thuộc loại phụ nữ mà có lời lẽ trau chuốt thốt ra từ miệng mang hơi hướm một câu lạc bộ đọc sách, hay một câu lạc bộ chơi bài bridge, hay bất kì thứ khuôn sáo kinh khủng nào khác, chứ không bao giờ từ tâm hồn họ; loại phụ nữ tuyệt đối không có đầu óc hài hước; loại phụ nữ mà trong thâm tâm hoàn toàn dửng dưng với khoảng một chục đề tài khả dĩ có thể luận đàm ở phòng khách, nhưng lại rất câu nệ về nghi thức của những cuộc trò chuyện kiểu này, mà qua lớp giấy bóng kính hào nhoáng của những nghi thức ấy, lộ rõ những ngán ngẩm chẳng mấy ngon lành. Tôi biết chắc rằng nếu chẳng may tôi trở thành người thuê nhà của bà, bà sẽ tiến hành từng bước chuyển hóa tôi theo cái cách mà có lẽ xưa nay bà vẫn quan niệm là một người thuê nhà phải trở thành và tôi sẽ lại mắc vào những mắt lưới của một trong những cuộc tình chán phèo mà tôi biết quá rõ.
[2] Nữ minh tinh màn bạc Mĩ gốc Đức (1901-1992), được coi là một mẫu “đàn bà định mệnh”. Những phim nổi tiếng nhất: Thiên thần xanh, Tàu tốc hành Thượng Hải, Nữ hoàng đỏ...
Nhưng đừng hòng tôi ở lại đây. Tôi làm sao có thể sung sướng trong cái loại nhà như thế này, với những tờ họa báo vương vãi khắp các ghế, với cái thứ lai phối gớm ghiếc giữa thể loại hài kịch của cái gọi là “đồ đạc công năng hiện đại” và thể loại bi kịch của những ghế xích đu ọp ẹp cùng những chiếc bàn-đế-đèn lung lay cắm toàn bóng đã cháy tóc. Bà dẫn tôi lên gác và rẽ trái - vào phòng “của tôi”. Tôi xem xét nó qua màn sương của ý định kiên quyết khước từ; tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy bức “Bản Sonata tặng Kreutzer” của René Prinet [3] treo trên đầu giường “của tôi”. Bà ta dám gọi cái căn phòng cho con sen này là “á thư phòng”! Hãy ra khỏi đây ngay tức thì, tôi cương quyết tự nhủ như vậy trong khi giả vờ suy nghĩ về cái giá rẻ đến độ phi lí, ẩn chứa điềm chẳng lành, mà bà chủ nhà âu sầu đề xuất cho cả ăn lẫn ở.
[3] René Franҫois Xavier Prinet (1861-1946), họa sĩ Pháp thuộc trường phái ấn tượng. “Bản Sonata tặng Kreutzer”được vẽ vào năm 1898. Bản Sonata tặng Kreutzer nguyên là Sonata số 9 cung đô trưởng cho violon và piano của L. van Beethoven, được sáng tác năm 1803. Tác phẩm này, Beethoven đề tặng nghệ sĩ vĩ cầm Rodolphe Kreutzer, nhưng ông này chê, không bao giờ chơi cả. Mỉa mai thay, chính vì rẻ rúng tác phẩm của người bạn vĩ đại của mình mà Kreutzer đã trở thành bất tử vì tên ông mãi mãi gắn liền với nó. Lev Tolstoy, đại văn hào Nga, cũng có một tiểu thuyết lấy tên là Bản Sonata tặng Kreutzer.
Tuy nhiên phép lịch sự Âu châu buộc tôi tiếp tục chịu đựng cuộc tra tấn. Bà ta đưa tôi đi qua thềm đầu cầu thang sang cánh phải của ngôi nhà (nơi có “phòng riêng của tôi và Lo” - tôi đoán Lo là cô hầu gái) và người thuê nhà kiêm tình nhân, vốn rất kĩ tính về chuyện vệ sinh, phải khó khăn lắm mới dẹp được một cái rùng mình khi hắn được cho xem trước phòng tắm duy nhất trong nhà, một khoang bé tí hình chữ nhật nằm giữa thềm đầu cầu thang và phòng của “Lo”, với những đồ ướt nhèo phơi lủng liểng bên trên chiếc bồn tắm đáng ngờ (một sợi lông như dấu chấm hỏi nằm trong đó); và như tôi dự đoán, quả là có con rắn cao su cuộn mình cùng đầy đủ phụ tùng - một thứ vỏ bao hồng hồng e ấp phủ lên nắp bồn cầu.
“Tôi thấy là ông không thích lắm,” bà chủ nói, đặt tay lên cổ tay áo tôi một thoáng: cử chỉ này của bà kết hợp sự mạnh dạn trơ trẽn - tôi nghĩ đó là cái mà người ta gọi là “tự tin” thái quá - với tính rụt rè và sầu bi nó khiến cách lựa lời chọn chữ cho có vẻ khách quan của bà đâm ra thiếu tự nhiên như cách uốn giọng của một giáo sư dạy “phát âm”. “Tôi công nhận rằng đây không phải là một nội thất ngăn nắp gọn gàng,” bà chủ thân yêu tội nghiệp của tôi nói tiếp, “nhưng tôi cam đoan với ông (bà nhìn môi tôi) rằng ông sẽ rất thoải mái, vô cùng thoải mái, thật vậy. Để tôi đưa ông đi xem vườn” (câu cuối này nghe tươi vui hơn, với một chút run rẩy mơn trớn trong giọng nói).
Tôi miễn cưỡng theo bà xuống lại dưới nhà; rồi qua căn bếp ở cuối dãy hành lang, phía tay phải của ngôi nhà - phía có cả phòng ăn và phòng khách (bên dưới phòng “của tôi”, về mé tay trái, chỉ có nhà để xe). Trong bếp, chị hầu gái da đen, một phụ nữ mập mạp còn khá trẻ, vừa nhấc chiếc túi xách lớn màu đen bóng loáng khỏi quả đấm của cánh cửa dẫn ra hiên sau vừa nói: “Cháu sẽ đi ngay đây, thưa bà Haze.” “Được, Louise,” bà Haze đáp với một tiếng thở dài, “Thứ Sáu, ta sẽ thanh toán cho chị.” Chúng tôi tiếp tục đi tới một bồn rửa tay nhỏ và vào phòng ăn, song song với phòng khách mà chúng tôi đã chiêm ngưỡng. Tôi nhận thấy trên sàn một chiếc tất trắng. Với một tiếng hừm! bực dọc, bà Haze cúi xuống, vẫn không dừng bước, và ném nó lên một chiếc tủ nhỏ cạnh bồn rửa. Chúng tôi ngó qua một cái bàn gỗ đào với một bình đựng hoa quả đặt ở chính giữa, trong đó chẳng có gì ngoài một cái hột mận còn ướt nhẫy. Tôi rờ rẫm trong túi tìm bảng giờ tàu, lén lôi ra xem có chuyến nào sớm nhất. Tôi còn đang đi theo bà Haze qua khỏi phòng ăn, thì bỗng thấy bừng lên cả một khoảng xanh rờn cây lá - “piazza”[4], người dẫn đường của tôi reo lên, và rồi, bất thình lình, không hề có dấu hiệu nhỏ nào báo trước, một con sóng xanh trào dâng dưới tim tôi và kìa, quì trong một vũng nắng, gần như khỏa thân, xoay mình trên hai đầu gối, người yêu dấu ở bãi biển Riviera của tôi đang dõi mắt nhìn tôi bên trên cặp kính râm.
[4] Hàng hiên rộng.
Vẫn bé gái ấy - đôi vai mảnh màu mật ong ấy, tấm lưng trần mềm mượt như lụa ấy, mái tóc màu hạt dẻ ấy. Một chiếc khăn với những chấm tròn buộc quanh ngực che kín đôi bầu vú thanh tân tôi từng ve vuốt vào một ngày bất tử khỏi đôi mắt khỉ đột đang già đi của tôi, nhưng trí nhớ còn tươi trẻ của tôi vẫn nhìn thấu. Và; như người nhũ mẫu của một công chúa nhỏ trong truyện cổ tích (bị lạc, bị bắt cóc, tìm lại được trong bộ đồ rách rưới của dân Di gan qua đó tấm thân trần mỉm cười với đức vua và bầy chó săn của ngài), tôi nhận ra cái nốt ruồi nâu sẫm nhỏ xíu ở mạn sườn nàng. Vừa sợ vừa sướng (đức vua khóc vì vui mừng, kèn đồng vang dậy, bà nhũ mẫu say mèm), tôi lại nhìn thấy làn bụng yêu kiều của em thót vào ở chỗ cái miệng Nam tiến của tôi thoáng dừng lại; và cặp hông trẻ thơ trên đó tôi đã hôn lên vết lằn do dải nịt quần soọc của em để lại - vào cái ngày cuối điên rồ bất tử ấy, đằng sau những “Roches Roses (Phiến đá hồng)”. Quãng thời gian hai mươi lăm năm tôi đã sống sau đó thu gọn lại thành một chấm nhỏ run rẩy, rồi biến mất.
Tôi thấy cực khó để diễn tả mạnh mẽ đúng mức cái lóe chớp ấy, cái run rẩy ấy, cái chấn động say mê khi tôi nhận ra em. Trong cái khoảnh khắc lóa nắng tôi lướt mắt trên cô bé đang quì (đôi mắt em chớp chớp bên trên cặp kính đen nghiêm khắc - Herr Doktor [5] nhỏ bé, người sẽ chữa cho tôi khỏi mọi bệnh tật đau đớn) trong khi tôi đi qua bên cạnh em, đội lốt người lớn (một gã điển trai cao lớn đầy nam tính từ vương quốc điện ảnh), khoảng trống trong hồn tôi đã có thể hấp thụ mọi chi tiết của sắc đẹp rạng ngời của em, và tôi đối chiếu chúng với những nét của cô dâu đã qua đời của tôi. Ít lâu sau, lẽ dĩ nhiên, em, bé gái nouvelle*(mới) này, Lolita này, Lolita của tôi [6], sẽ che lấp hoàn toàn nguyên mẫu của em. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng việc tôi phát hiện ra em là hệ quả tất yếu của cái “công quốc bên bờ biển” trong quá khứ bị hành hạ của tôi. Tất cả mọi thứ giữa hai sự kiện đó chỉ là một loạt những mò mẫm và lầm lỡ, và những manh nha giả hiệu của niềm vui. Tất cả những gì chúng chia sẻ liên kết chúng làm một.
[5] Tiếng Đức: Ngài Bác sĩ.
[6] Cụm từ “Lolita này, Lolita của tôi”, sẽ còn trở đi trở lại như một điệp khúc ở nhiều đoạn. Xem thêm chú thích ở chương 1, Phần Một.
Tuy nhiên, tôi không hề ảo tưởng. Các quan tòa của tôi sẽ coi đây là một trò diễn của một gã điên có sở thích đồi bại đối với jruit vert* (quả xanh). Au fond, ҫa m’est bien égal* (thực ra, cái đó đối với tôi không quan trọng). Tôi chỉ biết rằng trong khi bà Haze và tôi bước xuống các bậc dẫn vào khu vườn, hổn hển, đầu gối tôi bủn rủn hệt như bóng của chính nó phản chiếu trong làn nước lăn tăn, và môi tôi khô như cát, và...
“Đây là Lo của tôi,” bà nói, “và đây là những bông huệ của tôi.”
“Vâng,” tôi nói, “vâng. Rất đẹp, rất đẹp, rất đẹp!”
Bình luận facebook