Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 30
Huyệt viên tằng thám tú phòng xuân
Tạc thạch trùng liên động phủ nhân
Ðạo sĩ tặng sàm như hữu ý
Ðộ tha hiếu tử tác tiên nhân
Huyện Tấn Dương, tỉnh Sơn Tây, có quan bình sự họ Vũ, rất mộ đạo Lão, trong nhà có rất nhiều sách Lão Trang. Ông bà bình sự có một gái, tên Thanh Nga, rất mực kiều diễm, thường lén đọc sách của cha và rất hâm mộ Hà Tiên Cô. Năm Thanh Nga 14 tuổi, Vũ ông bỏ nhà sang ở huyện Thuận Thiên tỉnh Hà Bắc, rồi vào núi Thuận Sơn tu tiên. Thanh Nga ở lại Tấn Dương với mẹ, cũng bắt chước cha, lập chí tu tiên. Vì thế, Thanh Nga quyết chẳng lấy chồng. Có đám nào tới hỏi, Thanh Nga cũng từ chối. Vũ bà chiều ý con, chẳng ép duyên.
Ở Tấn Dương lại có quan huyện úy họ Hoắc, quán tại huyện Sơn Hữu. Ông bà huyện úy có một trai, tên Hoàn, tên chữ Khuông Cửu, kém Thanh Nga một tuổi. Năm Khuông Cửu lên 5, Hoắc ông qua đời, để lại cho Hoắc bà một ngôi nhà ở Tấn Dương và một dinh cơ ở Sơn Hữu. Khuông Cửu học giỏi, nổi tiếng thần đồng, năm 11 tuổi đã đậu thủ khoa khóa thi nhập học trường huyện. Vì thương yêu con quá, Hoắc bà chỉ cho con tới trường rồi lại bắt về nhà chứ chẳng cho đi đâu. Vì thế, năm 13 tuổi, Khuông Cửu vẫn chưa biết mặt chú cô cậu dì nội ngoại. Khuông Cửu rất có hiếu với mẹ, song cũng rất hiếu sắc. Tuy còn ít tuổi, song hễ thấy gái đẹp là đã si mê.
Một hôm đi học về, gặp Thanh Nga ở dọc đường, Khuông Cửu bỗng cảm thấy lòng xao xuyến. Dò hỏi mọi người, biết Thanh Nga là con Vũ bà, Khuông Cửu bèn nói với mẹ: “Mẹ nhờ bà mối tới nhà Vũ bà hỏi Thanh Nga cho con đi!” Hoắc bà đáp: “Mẹ nghe nói Thanh Nga đã lập chí tu tiên, quyết chẳng lấy chồng, hỏi làm chi cho phí công vô ích!” Bị phật ý, Khuông Cửu hậm hực, cứ buồn rầu mãi. Thấy con buồn, Hoắc bà bèn nhờ bà mối tới hỏi Thanh Nga cho con. Quả nhiên Thanh Nga từ chối. Khuông Cửu cố nghĩ ra phương kế để gặp Thanh Nga, song nghĩ mãi mà vẫn chưa ra phương kế gì.
Một hôm, Khuông Cửu ra cổng đứng chơi. Thấy một đạo sĩ đi qua, tay cầm chiếc dầm nhỏ, chỉ dài chừng gang tay, Khuông Cửu lấy làm lạ, bèn chạy tới mượn để coi, rồi hỏi: “Dầm này dùng để làm chi?” Ðạo sĩ cười, đáp: “Ðể khoét đá cứng” Hỏi: “Nhỏ thế này thì làm sao mà khoét?” Cười, đáp: “Tuy nhỏ song cứng và sắc lắm!” Khuông Cửu lắc đầu, tỏ vẻ chẳng tin. Ðạo sĩ bèn lấy lại dầm, khoét vào tảng đá ở ngoài cổng. Thấy tảng đá bị lõm vào một lỗ, Khuông Cửu kinh ngạc, lại mượn dầm để ngắm nghía. Ðạo sĩ cười, nói: “Thích thì cho đó!” Khuông Cửu mừng quá, đáp: “Xin chờ một lát!” Rồi cầm dầm chạy vào nhà, lấy một mớ tiền, đem ra trả đạo sĩ. Ðạo sĩ lắc đầu cười, nói: “Cho chứ đâu có bán!” Rồi lững thững bỏ đi. Khuông Cửu bèn đem dầm vào nhà, khoét vào góc tường ở cuối sân thì thấy góc tường cũng bị thủng. Khuông Cửu mừng lắm, định bụng sẽ đem dầm tới nhà Vũ bà, khoét tường để vào gặp Thanh Nga, chẳng biết rằng làm như thế là phạm pháp.
Ðêm ấy, Khuông Cửu giắt dầm vào thắt lưng, lén mẹ trèo tường ra khỏi nhà. Tới nhà Vũ bà, thấy một vòng tường vây kín, Khuông Cửu bèn rút dầm, khoét một lỗ hổng dưới chân tường rồi chui vào. Thấy một vòng tường nữa, Khuông Cửu lại khoét rồi lại chui vào. Thấy ở bên trong có một sân rộng và ở cuối sân có một căn phòng còn đèn sáng, Khuông Cửu bèn chạy tới, áp mắt vào lỗ khóa mà dòm. Thấy Thanh Nga đang cởi bỏ nữ trang rồi tắt đèn đi nghỉ, Khuông Cửu chưa dám có hành động gì, chỉ nép mình ở ngoài hành lang để nghe ngóng.
Lát sau, thấy cảnh vật đã im, Khuông Cửu mới rút dầm khoét tường rồi chui vào. Dón dén bước tới cạnh giường, thấy Thanh Nga đang thở đều đều, Khuông Cửu khẽ cởi giầy, leo lên giường, nằm nép cạnh chiếc chăn gấm, nhắm mắt hưởng hương thơm. Mệt mỏi từ tối, nay thấy thoải mái, Khuông Cửu ngủ thiếp đi.
Lát sau, Thanh Nga thức giấc. Thấy ánh trăng tỏa sáng đầy phòng, Thanh Nga lấy làm lạ, bèn đảo mắt nhìn quanh. Thấy trên tường có một lỗ hổng mới khoét, Thanh Nga kinh hãi quá, vội dón dén ngồi dậy, tới giường tì nữ, lấy tay bịt miệng, nói thầm vào tai: “Khẽ chứ, hãy ra khỏi phòng này ngay!” Hai người cùng dón dén, mở cửa lẻn ra sân, chạy tới phòng bà vú, gõ cửa gọi bà dậy, thuật lại chuyện cho nghe. Bà vú vội thắp đèn, lấy cho mỗi người một cây gậy, bảo theo mình trở lại phòng Thanh Nga. Tới giường, bà vú soi đèn. Thấy một chú bé, mặt mũi non choẹt, tóc kết trái đào, đang nằm ngủ say, bà bèn lay dậy. Chú bé nhỏm dậy, mắt sáng như sao, chẳng sợ hãi chi. Tì nữ nhận ra chú bé là Khuông Cửu, con trai Hoắc bà, thì thấy yên tâm, bèn vờ doạ nạt: “Chắc chú bé này là đạo tặc. Mình hãy bắt trói, đem lên nạp quan” Nghe thấy thế, Khuông Cửu bật khóc, nói: “Chỉ vì thương yêu nương tử đây nên muốn được gần gũi chứ đâu có phải là đạo tặc!” Tì nữ hỏi: “Làm thế nào mà khoét được ba lần tường?” Khuông Cửu liền rút chiếc dầm ở lưng ra, nói: “Dầm này sắc lắm, khoét tường rất dễ!” Tì nữ liền giằng lấy, đem khoét thử vào tảng đá ở đầu hè, thì thấy đúng như lời. Tì nữ kinh hãi, nghĩ chắc chiếc dầm là thần vật của thần ban cho Khuông Cửu. Tì nữ vào phòng, ướm hỏi tiểu chủ: “Tiểu thư ơi! Bây giờ tiện tì đem chiếc dầm này lên trình phu nhân nhé?” Thanh Nga cúi đầu suy nghĩ. Hiểu ý tiểu chủ, tì nữ nói: “Chú bé này nổi tiếng thần đồng, tiểu thư có kết duyên cũng chẳng nhục nhã chi! Bây giờ ta hãy thả cho chú ấy về, bảo nói với mẹ nhờ bà mối tới hỏi lần nữa. Rồi sáng mai tiện tì sẽ trình dối với phu nhân rằng đêm qua nhà mình bị trộm tới khoét tường. Tiểu thư nghĩ sao?” Thanh Nga vẫn lặng im chẳng đáp. Hiểu ý tiểu chủ, tì nữ bèn giục Khuông Cửu: “Thôi, về đi!” Khuông Cửu nói: “Trả lại chiếc dầm đã!” Tì nữ cười, nói: “Ðâu có được! Ngốc nghếch mà cũng biết đòi lại cái vật tội lỗi ấy ư?” Khuông Cửu liền đảo mắt nhìn quanh, cố tìm một vật gì để lấy bù lại chiếc dầm. Chợt thấy một cành thoa vàng nằm bên gối, Khuông Cửu liền lấy cho vào túi áo. Tì nữ nhìn thấy, mách: “Tiểu thư ơi! Chú ấy lấy trộm cành thoa của tiểu thư kìa!” Thanh Nga chẳng nói mà cũng chẳng tỏ vẻ tức giận. Tì nữ cười, nói: “Hãy còn ngốc lắm!” Thấy tì nữ cứ chê chú bé là ngốc, bà vú bèn lên tiếng: “Úi chao! Chẳng ngốc đâu! Khôn lắm đó!” Rồi tới nắm lấy cánh tay Khuông Cửu kéo ra sân, lôi tới lỗ hổng ở chân tường, bảo: “Lúc nãy vào bằng lối nào thì bây giờ phải ra bằng lối ấy!” Khuông Cửu bèn chui qua lỗ hổng mà về. Tới nhà, Khuông Cửu trèo tường vào phòng ngủ.
Sáng sau, Khuông Cửu chẳng dám thuật lại việc lén tới nhà Vũ bà cho mẹ nghe mà chỉ giục: “Mẹ hãy nhờ bà mối tới hỏi Thanh Nga cho con lần nữa đi!” Thấy con si tình, Hoắc bà gật đầu, rồi tới nhà bà mối, nói: “Con tôi nó muốn nhờ bà tới hỏi Thanh Nga cho nó lần nữa! Tôi biết Thanh Nga đã quyết chí tu tiên, chẳng muốn lấy chồng thì có tới hỏi cũng vô ích! Thế nhưng vì tôi chẳng nỡ chối từ con nên phải giả vờ tới đây để nhờ bà. Vậy xin bà làm ơn để ý giùm xem có đám nào đăng đối thì làm mai cho nó một đám!” Bà mối gật đầu, nói: “Xin vâng!”
Hoắc bà về rồi, bà mối liền sang nhà hàng xóm nói chuyện mình sắp làm mai một đám khác cho Khuông Cửu. Chuyện đồn tới tai Thanh Nga. Thanh Nga bèn sai tì nữ tâm phúc tới thưa với Hoắc bà: “Tiểu thư nhà tiện tì đã đổi ý, bằng lòng kết duyên với lệnh công tử, sai tiện tì tới đây trình phu nhân!” Hoắc bà mừng lắm, lại tới nhà bà mối, nói: “Thanh Nga vừa cho tì nữ tới nói với tôi là cô ấy đã đổi ý, bằng lòng kết duyên với con tôi. Vậy nhờ bà cứ tới làm mai giùm cho nó lần nữa!” Bà mối lại gật đầu, nói: “Xin vâng!”
Ở nhà Vũ bà, tì nữ của Thanh Nga bép xép chuyện Khuông Cửu khoét tường cho lũ gia nhân nghe. Có kẻ đem chuyện ấy mách Vũ bà. Nghe chuyện, Vũ bà giận lắm, cho là Khuông Cửu đã làm nhục gia đình mình.
Hôm ấy, bà mối lại tới nhà Vũ bà, nói: “Hoắc bà nhờ tôi tới đây để xin hỏi lệnh tiểu thư cho Hoắc công tử lần nữa!” Nghe thấy thế, Vũ bà nổi giận, cầm một cây gậy chạy ra giữa sân, chỉ trời vạch đất mà thề: “Tôi thề là chẳng bao giờ gả con gái cho cái thằng mất dạy Khuông Cửu ấy! Ðào tường khoét vách, leo lên giường con gái nhà người ta mà nằm, đúng là đồ đạo tặc dâm bôn! Làm mẹ mà chẳng biết dạy con, đúng là mẹ thằng mất dạy!”
Bà mối kinh hãi, chạy về thuật lại cho Hoắc bà nghe. Nghe xong, Hoắc bà cũng nổi giận, nói: “Sao bà ấy lại được ăn nói hỗn hào với tôi như thế! Chuyện thằng con tôi nó làm, tôi đâu có biết mà ngăn? Sao bà ấy chẳng biết dạy gia nhân rằng nếu gặp chúng nó ăn nằm với nhau như thế thì cứ việc bắt cả hai đứa, đem ra mà giết?” Rồi Hoắc bà đi rêu rao khắp chốn. Thanh Nga nghe chuyện, xấu hổ vô cùng, ý muốn tự tử. Vũ bà nghe chuyện, cũng đâm hối hận, sai tì nữ canh chừng con rất sát. Thanh Nga bèn viết một lá thư gửi Hoắc bà, lời lẽ rất bi thiết, thề chẳng lấy ai ngoài Khuông Cửu, rồi sai tì nữ đưa sang. Hoắc bà mở thư ra đọc thì cũng cảm động, nên thôi không đi rêu rao nữa. Tuy nhiên, Hoắc bà vẫn nhất định không chịu hỏi Thanh Nga cho con.
Năm sau, triều đình bổ nhậm tiến sĩ họ Âu, người tỉnh Thiểm Tây, tới làm quan tể huyện Tấn Dương. Âu công vốn ưa thích văn chương, thường hay đọc văn bài của các nho sinh trong huyện. Khi đọc tới văn bài của Khuông Cửu, Âu công thích lắm, sai lính đi gọi Khuông Cửu vào tư dinh đàm luận.
Tháng sau. Một hôm Khuông Cửu đang ngồi đàm luận với Âu công thì bỗng Âu công hỏi: “Ðã hỏi vợ chưa?” Khuông Cửu đáp: “Thưa chưa!” Hỏi: “Mười bốn tuổi rồi, sao chưa hỏi vợ?” Ðáp: “Thực ra, năm ngoái gia mẫu có hỏi con gái quan bình sự họ Vũ trong huyện cho tiểu sinh. Nhưng rồi gia mẫu có chuyện xích mích với Vũ bà nên bỏ luôn việc cầu hôn!” Hỏi: “Thế bây giờ có còn muốn cầu hôn đám đó nữa hay không?” Khuông Cửu đỏ mặt bẽn lẽn. Âu công bèn cười, nói: “Thôi! Ðể ta tác thành cho!”
Hôm sau, Âu công sai quan huyện úy cùng quan giáo dụ đem sính lễ tới nhà Vũ bà, xin hỏi cưới Thanh Nga cho Khuông Cửu. Thấy gia đình mình được Âu công chiếu cố, Vũ bà lấy làm vinh dự, bèn nhận lời ngay. Còn Hoắc bà thì vì nể uy thế của Âu công nên cũng phải vâng lời. Hai bên bèn thỏa thuận gặp nhau để bàn tính chuyện hôn nhân.
Tháng tám năm sau, Hoắc bà đón dâu về cho con. Chú rể 15, cô dâu 16. Tối hôm động phòng hoa chúc, Thanh Nga cầm chiếc dầm ném xuống đất, nói: “Hãy quẳng cái vật đào tường khoét vách này đi!” Khuông Cửu cúi xuống nhặt chiếc dầm, giắt vào thắt lưng, rồi cười, nói: “Ta chẳng thể nào quên được bà mối này!” Từ đó, Khuông Cửu đi đâu cũng giắt theo chiếc dầm ở thắt lưng.
Thanh Nga hiền hậu, ít nói, thờ mẹ chồng rất phải đạo, ngày nào cũng tới thăm hỏi ba lần. Thế nhưng, ngoài việc thăm hỏi ra, Thanh Nga chỉ ngồi trong thư phòng đọc sách, chứ chẳng hề phụ giúp mẹ chồng cai quản gia vụ. Chỉ khi nào Hoắc bà bận việc giao tế, phải đi dự đám tang, đám cưới, Thanh Nga mới chịu đứng ra trông nom. Thế nhưng, khi đã trông nom thì đâu vào đấy, thứ tự, ngăn nắp, khiến gia nhân đều phải kính phục.
Hai năm sau, Thanh Nga sanh trai, đặt tên là Mạnh Tiên. Thanh Nga chẳng hề chăm sóc cho con mà giao cho bà vú chăm sóc thay mình.
Tám năm sau. Một hôm Thanh Nga nói với chồng: “Cái duyên hoan ái của chúng mình đã hết. Nay đã tới lúc phải ly biệt!” Khuông Cửu kinh hãi quá, hỏi: “Sao lại phải ly biệt?” Thanh Nga chỉ im lặng, chẳng đáp. Sáng sau, Thanh Nga ngủ dậy sớm, tắm rửa, trang điểm, lên lạy mẹ chồng ba lạy rồi vào phòng riêng. Khuông Cửu thấy lạ, bèn theo vào thì thấy Thanh Nga lên giường nằm, ngửa mặt nhìn trần nhà. Khuông Cửu hỏi: “Làm chi kỳ thế?” Thanh Nga chẳng đáp. Lát sau, Thanh Nga tắt thở. Khuông Cửu và Hoắc bà cùng khóc lóc thảm thiết. Thế rồi hai mẹ con làm tang lễ rất trọng thể cho Thanh Nga.
Từ đó, ngày nào Hoắc bà cũng bế cháu nội, khóc con dâu. Buồn rầu rồi thành bệnh, Hoắc bà nằm liệt giường. Khuông Cửu bèn rước lương y về trị bệnh cho mẹ. Hoắc bà đỡ dần song vẫn biếng ăn.
Một hôm, Khuông Cửu vào thăm mẹ, hỏi: “Sao mẹ chẳng chịu ăn uống chi cả? Mẹ có thèm ăn món gì đặc biệt không?” Hoắc bà đáp: “Mẹ chỉ thèm ăn canh cá rô thôi!” Ở Tấn Dương, muốn mua cá rô ngon, phải sang Thuận Thiên, xa trên trăm dặm. Gia nhân đều bận việc phải đi xa, Khuông Cửu chẳng chịu chờ chúng về, tự mình sang Thuận Thiên mua cá. Sáng sau, mua được cá ngon, Khuông Cửu ra về. Dọc đường, tới Thuận Sơn, Khuông Cửu thấm mệt, hai chân sưng nhức, cất bước nặng nề. Bỗng có một ông lão, vai đeo bọc, từ phía sau vượt lên, quay đầu hỏi: “Sưng chân đấy ư?” Khuông Cửu đáp: “Thưa vâng!” Ông lão bèn tới kéo Khuông Cửu ngồi xuống vệ đường, mở bọc lấy đá quẹt lửa, đốt thuốc xông cho, rồi nói: “Thử đứng dậy, bước đi coi!” Khuông Cửu làm theo lời thì bỗng thấy chân mình chẳng những đã hết sưng nhức mà còn cứng mạnh hơn trước. Vừa kinh ngạc, vừa cảm động, Khuông Cửu bèn vái tạ ông lão rồi xin cáo biệt. Ông lão hỏi: “Ði đâu mà vội thế?” Khuông Cửu đáp: “Gia mẫu bị bệnh, chẳng thèm ăn chi ngoài canh cá rô. Ở Tấn Dương không có cá rô ngon nên tiểu sinh phải sang Thuận Thiên tìm mua! Bây giờ đã mua được nên phải vội đem về!” Hỏi: “Có vợ chưa?” Ðáp: “Tiểu sinh góa vợ” Hỏi: “Sao chưa lấy vợ kế?” Ðáp: “Vì chưa kiếm được người vừa ý!” Ông lão liền giơ tay chỉ về phía sơn thôn ẩn hiện đằng xa, nói: “Ở sơn thôn đằng kia có một thiếu nữ đẹp lắm. Nếu chịu khó theo lão phu tới đó, lão phu sẽ làm mai cho!” Khuông Cửu từ chối, đáp: “Tiểu sinh chẳng thể đi theo lão trượng được vì gia mẫu đang chờ ở nhà!” Ông lão nói: “Thế thì thôi! Tuy nhiên, nếu mai mốt muốn nhờ lão phu làm mai cho thì cứ việc tới đó, hỏi thăm thôn dân xem nhà lão Vương ở đâu là họ sẽ chỉ cho!” Khuông Cửu đáp: “Xin vâng!” Rồi xin cáo biệt.
Tới nhà, Khuông Cửu tự tay nấu canh cá rô dâng mẹ. Hoắc bà ăn xong, khen ngon rối rít. Tuần sau, Hoắc bà khỏi bệnh. Khuông Cửu bèn thuật lại chuyện mình gặp Vương lão ở Thuận Sơn cho mẹ nghe, rồi nói: “Sang năm, hết tang vợ, con sẽ xin phép mẹ được trở lại Thuận Sơn tìm Vương lão!” Hoắc bà đáp: “Việc ấy tùy con!”
Năm sau. Vào ngày rằm tháng tám, Khuông Cửu sai một gia nhân cưỡi ngựa theo mình đi Thuận Sơn. Tới nơi, hai thày trò cho ngựa chạy vòng quanh chân núi để tìm sơn thôn, song từ sáng tới trưa chỉ thấy toàn động núi. Khuông Cửu bèn bảo gia nhân: “Ta với ngươi, mỗi người đi một ngả để tìm cho nhanh. Hẹn đầu giờ dậu, gặp nhau ở chỗ này!” Gia nhân đáp: “Xin vâng!” Rồi quất ngựa phóng đi. Gia nhân đi tìm từ trưa tới tối cũng chẳng thấy sơn thôn nào, bèn trở lại chỗ hẹn để gặp tiểu chủ. Chờ tới khuya cũng chẳng thấy tiểu chủ đâu, gia nhân kinh hãi quá, đành phóng ngựa ra về.
Tới nhà, gia nhân vội trình việc Khuông Cửu mất tích lên Hoắc bà. Nghe tin, Hoắc bà lo sợ, bật khóc thất thanh. Sáng sau, Hoắc bà sai một toán mười gia nhân cưỡi ngựa đi Thuận Sơn tìm Khuông Cửu. Toán gia nhân sục sạo tìm kiếm suốt hai ngày song cũng chẳng thấy chi, đành quay về trình báo. Hoắc bà càng lo sợ, khóc lóc suốt ngày đêm.
Từ lúc chia tay với gia nhân, Khuông Cửu cưỡi ngựa leo núi. Vì đường dốc, ngựa khó đi, Khuông Cửu bèn thả cho ngựa tìm cỏ ăn, rồi leo núi một mình. Lên tới đỉnh núi, đưa mắt nhìn quanh, chẳng thấy sơn thôn nào, Khuông Cửu bèn quay xuống núi tìm ngựa để trở lại chỗ hẹn. Xuống đến lưng chừng núi thì trời vừa tối. Thấy phong cảnh khác lạ, Khuông Cửu biết là mình bị lạc. Ðột nhiên, Khuông Cửu thấy mình bước tới một bờ vực thẳm. Bàng hoàng hốt hoảng, Khuông Cửu trượt chân, rồi té xuống vực. Ðang thầm nghĩ chắc mình sắp chết thì thấy thân mình rơi trúng một giải đất từ sườn núi nhô ra. Nhờ ánh trăng, nhìn xuống dưới, thấy đen ngòm, Khuông Cửu kinh hãi quá, cứ nằm im, chẳng nhúc nhích. Chợt thấy một hàng cây nhỏ mọc quanh giải đất như một lan can, Khuông Cửu mới đỡ lo. Lát sau hoàn hồn, quay nhìn sau lưng, thấy một cửa động, có một tảng đá chắn ngang, Khuông Cửu mừng quá, vội lấy lưng ẩy tảng đá sang một bên rồi nằm ngửa mà lết lùi vào động. Nằm trong động, Khuông Cửu thấy vững dạ hơn, mong rằng sáng sau sẽ có người qua lại để cho mình tri hô cầu cứu. Ngoài động tuy có ánh trăng song trong động vẫn tối đen như mực. Lát sau, thấy ở phía sâu trong động có một đốm sáng lấp lánh, Khuông Cửu vội đứng dậy, nhắm đốm sáng tiến vào. Ði mãi mà thấy đốm sáng vẫn còn xa, Khuông Cửu bắt đầu nản chí. Vừa toan quay trở lại thì chợt thấy ở bên đường có một khuôn viên với bốn dãy nhà đông tây nam bắc. Khuông Cửu bèn đánh bạo, mở cổng bước vào. Tuy thấy trong sân chẳng có đèn đuốc chi song Khuông Cửu thấy mắt mình vẫn nhìn rõ được mọi vật. Còn đang bỡ ngỡ, bỗng Khuông Cửu thấy một giai nhân từ dãy nhà phía đông bước ra. Giương mắt nhìn, Khuông Cửu thấy chính là vợ mình. Kinh ngạc quá, Khuông Cửu chẳng thốt được lời nào. Thanh Nga cũng kinh ngạc chẳng kém, hỏi: “Làm thế nào mà tới được chốn này?” Khuông Cửu đáp: “Chuyện dài lắm, chẳng thể kể vắn tắt được!” Rồi chạy tới nắm chặt lấy cánh tay vợ mà sụt sùi. Thanh Nga nói: “Ðừng có sụt sùi nữa! Hãy nín đi mà trả lời! Mẹ có khỏe không?” Ðáp: “Khỏe” Hỏi: “Con có khỏe không?” Ðáp: “Khỏe!” Rồi nói tiếp: “Nàng chết đi, ta khổ lắm, mẹ khổ lắm, con khổ lắm!” Thanh Nga thở dài, tỏ vẻ buồn bã. Khuông Cửu hỏi: “Nàng chết đã được hơn một năm nay rồi thì nơi đây có phải là âm phủ không?” Ðáp: “Không!” Hỏi: “Sao vậy?” Ðáp: “Vì thiếp đâu có chết!” Hỏi: “Thế xác chôn trong quan tài là xác của ai?” Ðáp: “Làm gì có xác nào chôn trong quan tài?” Hỏi: “Thế vật chôn trong quan tài là vật gì?” Ðáp: “Là một cây gậy trúc!” Hỏi: “Thế chốn này là chốn nào?” Ðáp: “Là tiên phủ! Chàng đã tới được chốn này tức là đã có duyên với tiên cảnh!” Hỏi: “Bây giờ ta phải làm chi?” Ðáp: “Chẳng phải làm chi cả, chỉ cần lên sảnh đường ra mắt cha thôi!” Khuông Cửu gật đầu.
Thanh Nga bèn dắt chồng lên dãy nhà hướng bắc. Vào sảnh đường, Khuông Cửu thấy một ông lão quắc thước, râu dài tới rốn, đang ngồi trên bục cao, có một tì nữ khoanh tay đứng hầu. Thấy con dắt khách lạ vào sảnh đường, ông lão tỏ vẻ kinh ngạc. Thanh Nga lên tiếng giới thiệu: “Thưa cha, đây là Hoắc lang, chồng con!” Khuông Cửu bèn quỳ xuống đất, lạy ông lão hai lạy. Ông lão đứng dậy, bước xuống khỏi bục, cầm tay Khuông Cửu kéo dậy, nói: “Ðã tới được chốn này thì nên ở lại, đừng về nữa!” Khuông Cửu từ chối, đáp: “Con chẳng thể ở lại đây được vì mẹ con đang mong con về!” Ông lão cười, nói: “Ðúng là chưa dứt được tục lụy trần thế! Muốn về thì cứ việc về, nhưng hãy ở lại đây chơi vài ba ngày đã!” Rồi ông lão quay qua tì nữ, nói: “Hãy đi lấy rượu và thức ăn đem tới dãy nhà hướng tây cho khách rồi dọn cho khách một phòng riêng!” Tì nữ cúi đầu đáp: “Xin tuân lệnh!”
Hai vợ chồng cùng ra khỏi sảnh đường. Tì nữ dẫn Khuông Cửu đi về hướng tây còn Thanh Nga thì đi về hướng đông. Chợt Khuông Cửu vụt chạy ngược lại, níu lấy tay vợ, kéo đi theo mình. Thanh Nga vùng vằng chống cự. Tì nữ bưng miệng cười khúc khích. Ðột nhiên ông lão từ trong sảnh đường, chống gậy bước ra sân, quát: “Tục cốt làm bẩn tiên phủ, hãy cút đi ngay!” Bị bắt quả tang đang níu kéo vợ, Khuông Cửu thẹn quá hóa giận, nói: “Làm người, ai mà tránh khỏi chuyện nam nữ? Tại sao người trên lại đi rình mò chuyện riêng tư của kẻ dưới? Tiểu sinh sẽ ra khỏi chốn này ngay, song lệnh nữ đã là tiện nội thì phải đi theo tiểu sinh!” Ông lão chẳng biết đối đáp ra sao, chỉ giơ tay vẫy con gái đi theo mình. Thanh Nga bèn bước theo cha. Khuông Cửu vội chạy theo vợ. Tới một cửa động, ông lão lấy tay rẽ hai cánh cửa đá sang hai bên rồi quát: “Cút!” Khuông Cửu khẳng khái bước ra ngoài. Ðột nhiên, hai cánh cửa đá lại tự động khép kín.
Quay đầu nhìn quanh, Khuông Cửu chỉ thấy núi non chót vót, lởm chởm như dao, chẳng kẽ len chân. Ngửng đầu nhìn lên, chỉ thấy trăng xế, sao thưa. Bơ vơ giữa rừng núi âm u, chẳng biết lối về mà cũng chẳng biết phải làm gì, Khuông Cửu kinh hãi quá, cứ đứng ủ rũ, vừa thở dài vừa oán hận ông lão. Khuông Cửu bèn quay mặt vào cửa động, lấy hết sức bình sinh mà hét: “Thanh Nga! Thanh Nga!” Song chỉ nghe thấy âm thanh vang vọng của chính mình chứ tuyệt nhiên chẳng thấy có tiếng trả lời. Khuông Cửu càng oán hận ông lão. Chợt nhớ tới chiếc dầm, Khuông Cửu bèn rút ra khoét cánh cửa đá bên phải, vừa khoét vừa la. Trong khoảnh khắc, cánh cửa đá đã bị khoét sâu tới hai tấc. Chợt có tiếng ông lão từ trong động nói vọng ra: “Nghiệt chướng thay! Nghiệt chướng thay!” Khuông Cửu càng ra sức khoét nhanh. Bỗng thấy hai cánh cửa đá mở toang rồi thấy ông lão đẩy Thanh Nga ra ngoài. Hai cánh cửa đá lại tự động khép kín.
Ra ngoài, Thanh Nga nói giọng oán hận: “Vẫn nói là thương yêu vợ mà sao lại đối xử với cha vợ tệ bạc như thế? Chẳng biết cái lão đạo sĩ quỷ quái nào lại đi cho chàng chiếc dầm tội lỗi này?” Khuông Cửu được vợ, thấy toại nguyện rồi, chẳng muốn đôi co, nên cứ lờ đi, quay qua hỏi vợ: “Có biết đường xuống núi không?” Thanh Nga đáp: “Có!” Nói: “Thế thì dẫn đường đi!” Ðáp: “Ði chân thế nào được! Phải cưỡi ngựa!” Hỏi: “Ngựa đâu mà cưỡi?” Thanh Nga chẳng đáp, chỉ lấy tay bẻ hai cành cây cạnh mình, đưa cho chồng một cành, nói: “Cưỡi lên đi!” Khuông Cửu bèn cưỡi. Thanh Nga cũng cưỡi lên cành kia. Ðột nhiên, hai cành biến thành hai ngựa. Thanh Nga phóng trước, Khuông Cửu theo sau.
Ở nhà, Hoắc bà đang lo chẳng biết con mình lạc đi đâu thì bỗng thấy gia nhân chạy vào báo: “Thưa phu nhân, công tử đã về!” Hoắc bà mừng quá, vội chạy ra cổng đón con. Thấy có cả Thanh Nga cùng theo về, Hoắc bà cực kỳ kinh hãi. Khuông Cửu vội chạy tới thì thầm với mẹ, thuật sơ lại chuyện gặp vợ trong núi để mẹ an tâm. Hoắc bà vừa hết sợ lại thêm mừng. Vào nhà, Thanh Nga thưa ngay với Hoắc bà: “Ở Tấn Dương này ai cũng nghĩ rằng con đã chết. Nay thấy con về, họ sẽ dị nghị, cho rằng con là yêu quái. Nhà ta vẫn còn một dinh cơ khác ở Sơn Hữu. Vậy xin mẹ hãy ra lệnh cho cả nhà di cư về quê ngay!” Hoắc bà gật đầu. Ngay đêm ấy, Hoắc bà ra lệnh cho toàn thể gia nhân khuân vác đồ đạc, chất chứa lên xe, dọn về Sơn Hữu. Ở Tấn Dương, chẳng ai hay biết gì về việc Thanh Nga đã trở về.
Hai năm sau, Thanh Nga sanh thêm một gái, đặt tên là Thanh Vân. Lúc đó, Mạnh Tiên đã lên chín.
Mười bốn năm sau. Có nho sinh họ Lý, người cùng huyện, tới hỏi cưới Thanh Vân. Khuông Cửu và Thanh Nga cùng bằng lòng gả. Rồi cho cưới ngay.
Tháng sau, Hoắc bà bị bệnh nặng. Tuần sau, Hoắc bà qua đời. Khuông Cửu làm lễ phát tang cho mẹ. Khi chọn đất mai táng, Thanh Nga nói: “Trong khu ruộng nhà mình có một miếng đất rất đẹp, hình chim trĩ ấp tám trứng, nên an táng mẹ ở đó! Mạnh Tiên đã hăm ba, chàng bảo nó ở lại mà trông coi phần mộ thay chàng!” Khuông Cửu nghe lời, bèn sai gia nhân tới cất một chòi canh cạnh huyệt mộ. Tang lễ xong xuôi, Khuông Cửu bảo Mạnh Tiên: “Con đã lớn, có thể báo hiếu bà nội thay cha. Vậy con hãy ở lại chòi này, trông coi phần mộ của bà, đúng một tháng mới được về thăm nhà” Mạnh Tiên đáp: “Con xin tuân lệnh! Xin song thân cứ hồi gia!”
Trên đường về, Thanh Nga bảo chồng: “Bây giờ đừng về nhà nữa, hãy sang Thuận Thiên cư ngụ!” Khuông Cửu ngạc nhiên, hỏi: “Sao lại sang Thuận Thiên?” Ðáp: “Vì ở gần tiên phủ của cha!” Khuông Cửu gật đầu ưng thuận rồi cùng vợ sang Thuận Thiên. Cuối năm, Thanh Nga lại sanh thêm một trai, đặt tên là Trọng Tiên.
An táng bà nội xong, Mạnh Tiên ở lại trông coi phần mộ đúng một tháng rồi mới về thăm nhà. Không thấy cha mẹ ở nhà, Mạnh Tiên hỏi người lão bộc: “Song thân tôi đâu?” Người lão bộc đáp: “Từ hôm an táng cụ tới giờ, ông bà đã về nhà đâu?” Mạnh Tiên kinh hãi quá, chẳng hiểu là cha mẹ mình đi đâu. Từ hôm đó, Mạnh Tiên chỉ quanh quẩn ở trong nhà đọc sách chứ ít khi đi ra ngoài. Ít lâu sau, Mạnh Tiên nổi tiếng là danh sĩ trong huyện. Văn hay chữ tốt song hễ cứ đi thi là hỏng.
Mười bảy năm sau, Mạnh Tiên bốn mươi tuổi, khăn gói vào kinh đô ứng thí song lại hỏng. Mùa thu năm sau, lại vào kinh đô ứng thí. Thi xong ra về, gặp một nho sinh hào hoa phong nhã trông giống mình như đúc, song trẻ hơn mình nhiều, Mạnh Tiên lấy làm lạ, bèn nảy ý làm quen. Khi tới gần, thấy nho sinh cầm một quyển tập đề mấy chữ: “Hoắc Trọng Tiên, lẫm sinh Thuận Thiên” Mạnh Tiên bèn hỏi: “Xin lỗi túc hạ! Có phải túc hạ họ Hoắc không?” Nho sinh đáp: “Thưa phải! Ðệ họ Hoắc, tên Trọng Tiên, 18 tuổi!” Rồi hỏi lại: “Thế quý tính là chi?” Ðáp: “Bỉ nhân cũng họ Hoắc, tên Mạnh Tiên, 41 tuổi!” Trọng Tiên kinh ngạc, hỏi: “Quý quán ở đâu?” Ðáp: “Ở huyện Sơn Hữu, tỉnh Sơn Tây” Trọng Tiên mừng lắm, nói: “Lúc đệ về đây ứng thí, gia nghiêm có dặn nếu vào trường thi mà gặp ai họ Hoắc ở Sơn Hữu thì đều là bà con bên nội, phải đối xử cho có lễ độ, tôn ti. Nay gặp huynh cũng họ Hoắc ở Sơn Hữu, chẳng biết đệ phải xưng hô với huynh như thế nào?” Mạnh Tiên không đáp mà hỏi lại: “Túc hạ có thể cho biết danh tính của lệnh tôn, lệnh đường chăng?” Ðáp: “Gia nghiêm họ Hoắc, tên Hoàn, tên chữ Khuông Cửu. Gia từ họ Vũ, tên Thanh Nga!” Mạnh Tiên sửng sốt, nói: “Song thân bỉ nhân cũng tên họ như thế!” Trọng Tiên cũng sửng sốt song vẫn còn chút nghi ngờ, nói: “Ðệ mới 18, song thân đệ còn trẻ lắm. Huynh đã 41, lệnh tôn lệnh đường chắc đã cao tuổi hạc! Vì thế, đệ nghĩ huynh với đệ chẳng thể là anh em ruột được!” Mạnh Tiên nói: “Năm nay, gia nghiêm 58, gia từ 59, song vì các người đều là tiên nên trông còn trẻ lắm! Chẳng thể lấy tuổi tác mà suy ra diện mạo được!” Nghe thấy thế, Trọng Tiên càng sửng sốt, nói: “Gia nghiêm cũng 58, gia từ cũng 59!” Hai người bèn thuật lại cho nhau nghe mọi chuyện về cha mẹ mình, rồi nhận ra nhau là anh em ruột.
Mạnh Tiên hỏi: “Song thân vẫn ở với hiền đệ đấy chứ?” Trọng Tiên đáp: “Thưa không! Cách đây hai năm, sau khi cưới vợ cho tiểu đệ, song thân bỏ nhà ra đi, chẳng biết là đi đâu. Các người có dặn tiểu đệ cứ để nguyên phòng của các người để thỉnh thoảng các người ghé về nhà thăm con cháu! Mời đại ca tới Thuận Thiên chơi cho biết nhà tiểu đệ!” Mạnh Tiên nói: “Ngu huynh cũng vừa nảy ý tới thăm đệ tức và coi xem song thân có ghé về nhà thăm con cháu hay không?”
Ngay hôm đó, Trọng Tiên sai gia nhân sắm sửa ngựa xe rồi cùng Mạnh Tiên khởi hành về Thuận Thiên. Tới nhà, Trọng Tiên thấy một đám gia nhân đứng lố nhố ở ngoài cổng, rồi thấy có kẻ chạy tới gần mình, thưa: “Tối qua thái công và phu nhân vừa ghé về thăm nhà!” Trọng Tiên vội hỏi: “Các người còn ở nhà không?” Kẻ gia nhân đáp: “Thưa không! Thái công và phu nhân đã đi rồi!” Nghe thấy thế, cả hai anh em Mạnh Tiên cùng tỏ vẻ buồn bã.
Trọng Tiên vào nhà gọi vợ ra chào anh. Trọng Tiên hỏi vợ: “Song thân về lúc nào, đi lúc nào?” Vợ Trọng Tiên đáp: “Các người về tối qua. Thiếp sửa soạn cơm nước bưng lên mời các người thì các người bảo thiếp cùng ngồi. Mẫu thân nói rằng người vẫn lo cho vợ chồng mình còn trẻ quá, chưa từng trải việc đời, chẳng có ai chỉ bảo. Song người lại nói rằng hôm nay thế nào đại ca cũng về đây nhận anh em với vợ chồng mình và sẽ chỉ bảo cho vợ chồng mình, nên người cũng đỡ lo. Sáng nay, thiếp vào vấn an các người thì thấy căn phòng đã trống vắng. Các người ra đi lúc nào thiếp cũng chẳng hay!” Hai anh em cứ dậm chân tiếc rẻ.
Trọng Tiên nói: “Xin đại ca cho tiểu đệ được đi tìm song thân!” Mạnh Tiên gạt đi, nói: “Song thân chúng ta là tiên chứ có phải là người thường đâu mà hiền đệ đòi đi tìm? Có đi thì cũng chỉ phí công vô ích mà thôi!” Nghe thấy thế, Trọng Tiên bèn nói: “Nếu thế thì thôi! Tuy nhiên, xin đại ca hãy lưu lại đây chơi với vợ chồng tiểu đệ để chờ kết quả thi cử. Dù đậu hay hỏng, tiểu đệ cũng sẽ xin dọn nhà, theo đại ca về quê cư ngụ!” Mạnh Tiên đáp: “Thế cũng được!” Rồi lưu lại nhà em.
Tháng sau, trường thi yết bảng, Mạnh Tiên lại hỏng, còn Trọng Tiên thì đậu cử nhân. Trọng Tiên bèn bán nhà, theo anh về Sơn Hữu, mua nhà ở cạnh nhà anh.
Mạnh Tiên nghĩ song thân đã ở nơi tiên cảnh nhưng Trọng Tiên lại nghĩ song thân vẫn còn ở chốn nhân gian. Vì thế, Trọng Tiên thường lén anh đi thăm dò tin tức song thân, nhưng tuyệt nhiên chẳng thăm dò được tin tức gì.
Tạc thạch trùng liên động phủ nhân
Ðạo sĩ tặng sàm như hữu ý
Ðộ tha hiếu tử tác tiên nhân
Huyện Tấn Dương, tỉnh Sơn Tây, có quan bình sự họ Vũ, rất mộ đạo Lão, trong nhà có rất nhiều sách Lão Trang. Ông bà bình sự có một gái, tên Thanh Nga, rất mực kiều diễm, thường lén đọc sách của cha và rất hâm mộ Hà Tiên Cô. Năm Thanh Nga 14 tuổi, Vũ ông bỏ nhà sang ở huyện Thuận Thiên tỉnh Hà Bắc, rồi vào núi Thuận Sơn tu tiên. Thanh Nga ở lại Tấn Dương với mẹ, cũng bắt chước cha, lập chí tu tiên. Vì thế, Thanh Nga quyết chẳng lấy chồng. Có đám nào tới hỏi, Thanh Nga cũng từ chối. Vũ bà chiều ý con, chẳng ép duyên.
Ở Tấn Dương lại có quan huyện úy họ Hoắc, quán tại huyện Sơn Hữu. Ông bà huyện úy có một trai, tên Hoàn, tên chữ Khuông Cửu, kém Thanh Nga một tuổi. Năm Khuông Cửu lên 5, Hoắc ông qua đời, để lại cho Hoắc bà một ngôi nhà ở Tấn Dương và một dinh cơ ở Sơn Hữu. Khuông Cửu học giỏi, nổi tiếng thần đồng, năm 11 tuổi đã đậu thủ khoa khóa thi nhập học trường huyện. Vì thương yêu con quá, Hoắc bà chỉ cho con tới trường rồi lại bắt về nhà chứ chẳng cho đi đâu. Vì thế, năm 13 tuổi, Khuông Cửu vẫn chưa biết mặt chú cô cậu dì nội ngoại. Khuông Cửu rất có hiếu với mẹ, song cũng rất hiếu sắc. Tuy còn ít tuổi, song hễ thấy gái đẹp là đã si mê.
Một hôm đi học về, gặp Thanh Nga ở dọc đường, Khuông Cửu bỗng cảm thấy lòng xao xuyến. Dò hỏi mọi người, biết Thanh Nga là con Vũ bà, Khuông Cửu bèn nói với mẹ: “Mẹ nhờ bà mối tới nhà Vũ bà hỏi Thanh Nga cho con đi!” Hoắc bà đáp: “Mẹ nghe nói Thanh Nga đã lập chí tu tiên, quyết chẳng lấy chồng, hỏi làm chi cho phí công vô ích!” Bị phật ý, Khuông Cửu hậm hực, cứ buồn rầu mãi. Thấy con buồn, Hoắc bà bèn nhờ bà mối tới hỏi Thanh Nga cho con. Quả nhiên Thanh Nga từ chối. Khuông Cửu cố nghĩ ra phương kế để gặp Thanh Nga, song nghĩ mãi mà vẫn chưa ra phương kế gì.
Một hôm, Khuông Cửu ra cổng đứng chơi. Thấy một đạo sĩ đi qua, tay cầm chiếc dầm nhỏ, chỉ dài chừng gang tay, Khuông Cửu lấy làm lạ, bèn chạy tới mượn để coi, rồi hỏi: “Dầm này dùng để làm chi?” Ðạo sĩ cười, đáp: “Ðể khoét đá cứng” Hỏi: “Nhỏ thế này thì làm sao mà khoét?” Cười, đáp: “Tuy nhỏ song cứng và sắc lắm!” Khuông Cửu lắc đầu, tỏ vẻ chẳng tin. Ðạo sĩ bèn lấy lại dầm, khoét vào tảng đá ở ngoài cổng. Thấy tảng đá bị lõm vào một lỗ, Khuông Cửu kinh ngạc, lại mượn dầm để ngắm nghía. Ðạo sĩ cười, nói: “Thích thì cho đó!” Khuông Cửu mừng quá, đáp: “Xin chờ một lát!” Rồi cầm dầm chạy vào nhà, lấy một mớ tiền, đem ra trả đạo sĩ. Ðạo sĩ lắc đầu cười, nói: “Cho chứ đâu có bán!” Rồi lững thững bỏ đi. Khuông Cửu bèn đem dầm vào nhà, khoét vào góc tường ở cuối sân thì thấy góc tường cũng bị thủng. Khuông Cửu mừng lắm, định bụng sẽ đem dầm tới nhà Vũ bà, khoét tường để vào gặp Thanh Nga, chẳng biết rằng làm như thế là phạm pháp.
Ðêm ấy, Khuông Cửu giắt dầm vào thắt lưng, lén mẹ trèo tường ra khỏi nhà. Tới nhà Vũ bà, thấy một vòng tường vây kín, Khuông Cửu bèn rút dầm, khoét một lỗ hổng dưới chân tường rồi chui vào. Thấy một vòng tường nữa, Khuông Cửu lại khoét rồi lại chui vào. Thấy ở bên trong có một sân rộng và ở cuối sân có một căn phòng còn đèn sáng, Khuông Cửu bèn chạy tới, áp mắt vào lỗ khóa mà dòm. Thấy Thanh Nga đang cởi bỏ nữ trang rồi tắt đèn đi nghỉ, Khuông Cửu chưa dám có hành động gì, chỉ nép mình ở ngoài hành lang để nghe ngóng.
Lát sau, thấy cảnh vật đã im, Khuông Cửu mới rút dầm khoét tường rồi chui vào. Dón dén bước tới cạnh giường, thấy Thanh Nga đang thở đều đều, Khuông Cửu khẽ cởi giầy, leo lên giường, nằm nép cạnh chiếc chăn gấm, nhắm mắt hưởng hương thơm. Mệt mỏi từ tối, nay thấy thoải mái, Khuông Cửu ngủ thiếp đi.
Lát sau, Thanh Nga thức giấc. Thấy ánh trăng tỏa sáng đầy phòng, Thanh Nga lấy làm lạ, bèn đảo mắt nhìn quanh. Thấy trên tường có một lỗ hổng mới khoét, Thanh Nga kinh hãi quá, vội dón dén ngồi dậy, tới giường tì nữ, lấy tay bịt miệng, nói thầm vào tai: “Khẽ chứ, hãy ra khỏi phòng này ngay!” Hai người cùng dón dén, mở cửa lẻn ra sân, chạy tới phòng bà vú, gõ cửa gọi bà dậy, thuật lại chuyện cho nghe. Bà vú vội thắp đèn, lấy cho mỗi người một cây gậy, bảo theo mình trở lại phòng Thanh Nga. Tới giường, bà vú soi đèn. Thấy một chú bé, mặt mũi non choẹt, tóc kết trái đào, đang nằm ngủ say, bà bèn lay dậy. Chú bé nhỏm dậy, mắt sáng như sao, chẳng sợ hãi chi. Tì nữ nhận ra chú bé là Khuông Cửu, con trai Hoắc bà, thì thấy yên tâm, bèn vờ doạ nạt: “Chắc chú bé này là đạo tặc. Mình hãy bắt trói, đem lên nạp quan” Nghe thấy thế, Khuông Cửu bật khóc, nói: “Chỉ vì thương yêu nương tử đây nên muốn được gần gũi chứ đâu có phải là đạo tặc!” Tì nữ hỏi: “Làm thế nào mà khoét được ba lần tường?” Khuông Cửu liền rút chiếc dầm ở lưng ra, nói: “Dầm này sắc lắm, khoét tường rất dễ!” Tì nữ liền giằng lấy, đem khoét thử vào tảng đá ở đầu hè, thì thấy đúng như lời. Tì nữ kinh hãi, nghĩ chắc chiếc dầm là thần vật của thần ban cho Khuông Cửu. Tì nữ vào phòng, ướm hỏi tiểu chủ: “Tiểu thư ơi! Bây giờ tiện tì đem chiếc dầm này lên trình phu nhân nhé?” Thanh Nga cúi đầu suy nghĩ. Hiểu ý tiểu chủ, tì nữ nói: “Chú bé này nổi tiếng thần đồng, tiểu thư có kết duyên cũng chẳng nhục nhã chi! Bây giờ ta hãy thả cho chú ấy về, bảo nói với mẹ nhờ bà mối tới hỏi lần nữa. Rồi sáng mai tiện tì sẽ trình dối với phu nhân rằng đêm qua nhà mình bị trộm tới khoét tường. Tiểu thư nghĩ sao?” Thanh Nga vẫn lặng im chẳng đáp. Hiểu ý tiểu chủ, tì nữ bèn giục Khuông Cửu: “Thôi, về đi!” Khuông Cửu nói: “Trả lại chiếc dầm đã!” Tì nữ cười, nói: “Ðâu có được! Ngốc nghếch mà cũng biết đòi lại cái vật tội lỗi ấy ư?” Khuông Cửu liền đảo mắt nhìn quanh, cố tìm một vật gì để lấy bù lại chiếc dầm. Chợt thấy một cành thoa vàng nằm bên gối, Khuông Cửu liền lấy cho vào túi áo. Tì nữ nhìn thấy, mách: “Tiểu thư ơi! Chú ấy lấy trộm cành thoa của tiểu thư kìa!” Thanh Nga chẳng nói mà cũng chẳng tỏ vẻ tức giận. Tì nữ cười, nói: “Hãy còn ngốc lắm!” Thấy tì nữ cứ chê chú bé là ngốc, bà vú bèn lên tiếng: “Úi chao! Chẳng ngốc đâu! Khôn lắm đó!” Rồi tới nắm lấy cánh tay Khuông Cửu kéo ra sân, lôi tới lỗ hổng ở chân tường, bảo: “Lúc nãy vào bằng lối nào thì bây giờ phải ra bằng lối ấy!” Khuông Cửu bèn chui qua lỗ hổng mà về. Tới nhà, Khuông Cửu trèo tường vào phòng ngủ.
Sáng sau, Khuông Cửu chẳng dám thuật lại việc lén tới nhà Vũ bà cho mẹ nghe mà chỉ giục: “Mẹ hãy nhờ bà mối tới hỏi Thanh Nga cho con lần nữa đi!” Thấy con si tình, Hoắc bà gật đầu, rồi tới nhà bà mối, nói: “Con tôi nó muốn nhờ bà tới hỏi Thanh Nga cho nó lần nữa! Tôi biết Thanh Nga đã quyết chí tu tiên, chẳng muốn lấy chồng thì có tới hỏi cũng vô ích! Thế nhưng vì tôi chẳng nỡ chối từ con nên phải giả vờ tới đây để nhờ bà. Vậy xin bà làm ơn để ý giùm xem có đám nào đăng đối thì làm mai cho nó một đám!” Bà mối gật đầu, nói: “Xin vâng!”
Hoắc bà về rồi, bà mối liền sang nhà hàng xóm nói chuyện mình sắp làm mai một đám khác cho Khuông Cửu. Chuyện đồn tới tai Thanh Nga. Thanh Nga bèn sai tì nữ tâm phúc tới thưa với Hoắc bà: “Tiểu thư nhà tiện tì đã đổi ý, bằng lòng kết duyên với lệnh công tử, sai tiện tì tới đây trình phu nhân!” Hoắc bà mừng lắm, lại tới nhà bà mối, nói: “Thanh Nga vừa cho tì nữ tới nói với tôi là cô ấy đã đổi ý, bằng lòng kết duyên với con tôi. Vậy nhờ bà cứ tới làm mai giùm cho nó lần nữa!” Bà mối lại gật đầu, nói: “Xin vâng!”
Ở nhà Vũ bà, tì nữ của Thanh Nga bép xép chuyện Khuông Cửu khoét tường cho lũ gia nhân nghe. Có kẻ đem chuyện ấy mách Vũ bà. Nghe chuyện, Vũ bà giận lắm, cho là Khuông Cửu đã làm nhục gia đình mình.
Hôm ấy, bà mối lại tới nhà Vũ bà, nói: “Hoắc bà nhờ tôi tới đây để xin hỏi lệnh tiểu thư cho Hoắc công tử lần nữa!” Nghe thấy thế, Vũ bà nổi giận, cầm một cây gậy chạy ra giữa sân, chỉ trời vạch đất mà thề: “Tôi thề là chẳng bao giờ gả con gái cho cái thằng mất dạy Khuông Cửu ấy! Ðào tường khoét vách, leo lên giường con gái nhà người ta mà nằm, đúng là đồ đạo tặc dâm bôn! Làm mẹ mà chẳng biết dạy con, đúng là mẹ thằng mất dạy!”
Bà mối kinh hãi, chạy về thuật lại cho Hoắc bà nghe. Nghe xong, Hoắc bà cũng nổi giận, nói: “Sao bà ấy lại được ăn nói hỗn hào với tôi như thế! Chuyện thằng con tôi nó làm, tôi đâu có biết mà ngăn? Sao bà ấy chẳng biết dạy gia nhân rằng nếu gặp chúng nó ăn nằm với nhau như thế thì cứ việc bắt cả hai đứa, đem ra mà giết?” Rồi Hoắc bà đi rêu rao khắp chốn. Thanh Nga nghe chuyện, xấu hổ vô cùng, ý muốn tự tử. Vũ bà nghe chuyện, cũng đâm hối hận, sai tì nữ canh chừng con rất sát. Thanh Nga bèn viết một lá thư gửi Hoắc bà, lời lẽ rất bi thiết, thề chẳng lấy ai ngoài Khuông Cửu, rồi sai tì nữ đưa sang. Hoắc bà mở thư ra đọc thì cũng cảm động, nên thôi không đi rêu rao nữa. Tuy nhiên, Hoắc bà vẫn nhất định không chịu hỏi Thanh Nga cho con.
Năm sau, triều đình bổ nhậm tiến sĩ họ Âu, người tỉnh Thiểm Tây, tới làm quan tể huyện Tấn Dương. Âu công vốn ưa thích văn chương, thường hay đọc văn bài của các nho sinh trong huyện. Khi đọc tới văn bài của Khuông Cửu, Âu công thích lắm, sai lính đi gọi Khuông Cửu vào tư dinh đàm luận.
Tháng sau. Một hôm Khuông Cửu đang ngồi đàm luận với Âu công thì bỗng Âu công hỏi: “Ðã hỏi vợ chưa?” Khuông Cửu đáp: “Thưa chưa!” Hỏi: “Mười bốn tuổi rồi, sao chưa hỏi vợ?” Ðáp: “Thực ra, năm ngoái gia mẫu có hỏi con gái quan bình sự họ Vũ trong huyện cho tiểu sinh. Nhưng rồi gia mẫu có chuyện xích mích với Vũ bà nên bỏ luôn việc cầu hôn!” Hỏi: “Thế bây giờ có còn muốn cầu hôn đám đó nữa hay không?” Khuông Cửu đỏ mặt bẽn lẽn. Âu công bèn cười, nói: “Thôi! Ðể ta tác thành cho!”
Hôm sau, Âu công sai quan huyện úy cùng quan giáo dụ đem sính lễ tới nhà Vũ bà, xin hỏi cưới Thanh Nga cho Khuông Cửu. Thấy gia đình mình được Âu công chiếu cố, Vũ bà lấy làm vinh dự, bèn nhận lời ngay. Còn Hoắc bà thì vì nể uy thế của Âu công nên cũng phải vâng lời. Hai bên bèn thỏa thuận gặp nhau để bàn tính chuyện hôn nhân.
Tháng tám năm sau, Hoắc bà đón dâu về cho con. Chú rể 15, cô dâu 16. Tối hôm động phòng hoa chúc, Thanh Nga cầm chiếc dầm ném xuống đất, nói: “Hãy quẳng cái vật đào tường khoét vách này đi!” Khuông Cửu cúi xuống nhặt chiếc dầm, giắt vào thắt lưng, rồi cười, nói: “Ta chẳng thể nào quên được bà mối này!” Từ đó, Khuông Cửu đi đâu cũng giắt theo chiếc dầm ở thắt lưng.
Thanh Nga hiền hậu, ít nói, thờ mẹ chồng rất phải đạo, ngày nào cũng tới thăm hỏi ba lần. Thế nhưng, ngoài việc thăm hỏi ra, Thanh Nga chỉ ngồi trong thư phòng đọc sách, chứ chẳng hề phụ giúp mẹ chồng cai quản gia vụ. Chỉ khi nào Hoắc bà bận việc giao tế, phải đi dự đám tang, đám cưới, Thanh Nga mới chịu đứng ra trông nom. Thế nhưng, khi đã trông nom thì đâu vào đấy, thứ tự, ngăn nắp, khiến gia nhân đều phải kính phục.
Hai năm sau, Thanh Nga sanh trai, đặt tên là Mạnh Tiên. Thanh Nga chẳng hề chăm sóc cho con mà giao cho bà vú chăm sóc thay mình.
Tám năm sau. Một hôm Thanh Nga nói với chồng: “Cái duyên hoan ái của chúng mình đã hết. Nay đã tới lúc phải ly biệt!” Khuông Cửu kinh hãi quá, hỏi: “Sao lại phải ly biệt?” Thanh Nga chỉ im lặng, chẳng đáp. Sáng sau, Thanh Nga ngủ dậy sớm, tắm rửa, trang điểm, lên lạy mẹ chồng ba lạy rồi vào phòng riêng. Khuông Cửu thấy lạ, bèn theo vào thì thấy Thanh Nga lên giường nằm, ngửa mặt nhìn trần nhà. Khuông Cửu hỏi: “Làm chi kỳ thế?” Thanh Nga chẳng đáp. Lát sau, Thanh Nga tắt thở. Khuông Cửu và Hoắc bà cùng khóc lóc thảm thiết. Thế rồi hai mẹ con làm tang lễ rất trọng thể cho Thanh Nga.
Từ đó, ngày nào Hoắc bà cũng bế cháu nội, khóc con dâu. Buồn rầu rồi thành bệnh, Hoắc bà nằm liệt giường. Khuông Cửu bèn rước lương y về trị bệnh cho mẹ. Hoắc bà đỡ dần song vẫn biếng ăn.
Một hôm, Khuông Cửu vào thăm mẹ, hỏi: “Sao mẹ chẳng chịu ăn uống chi cả? Mẹ có thèm ăn món gì đặc biệt không?” Hoắc bà đáp: “Mẹ chỉ thèm ăn canh cá rô thôi!” Ở Tấn Dương, muốn mua cá rô ngon, phải sang Thuận Thiên, xa trên trăm dặm. Gia nhân đều bận việc phải đi xa, Khuông Cửu chẳng chịu chờ chúng về, tự mình sang Thuận Thiên mua cá. Sáng sau, mua được cá ngon, Khuông Cửu ra về. Dọc đường, tới Thuận Sơn, Khuông Cửu thấm mệt, hai chân sưng nhức, cất bước nặng nề. Bỗng có một ông lão, vai đeo bọc, từ phía sau vượt lên, quay đầu hỏi: “Sưng chân đấy ư?” Khuông Cửu đáp: “Thưa vâng!” Ông lão bèn tới kéo Khuông Cửu ngồi xuống vệ đường, mở bọc lấy đá quẹt lửa, đốt thuốc xông cho, rồi nói: “Thử đứng dậy, bước đi coi!” Khuông Cửu làm theo lời thì bỗng thấy chân mình chẳng những đã hết sưng nhức mà còn cứng mạnh hơn trước. Vừa kinh ngạc, vừa cảm động, Khuông Cửu bèn vái tạ ông lão rồi xin cáo biệt. Ông lão hỏi: “Ði đâu mà vội thế?” Khuông Cửu đáp: “Gia mẫu bị bệnh, chẳng thèm ăn chi ngoài canh cá rô. Ở Tấn Dương không có cá rô ngon nên tiểu sinh phải sang Thuận Thiên tìm mua! Bây giờ đã mua được nên phải vội đem về!” Hỏi: “Có vợ chưa?” Ðáp: “Tiểu sinh góa vợ” Hỏi: “Sao chưa lấy vợ kế?” Ðáp: “Vì chưa kiếm được người vừa ý!” Ông lão liền giơ tay chỉ về phía sơn thôn ẩn hiện đằng xa, nói: “Ở sơn thôn đằng kia có một thiếu nữ đẹp lắm. Nếu chịu khó theo lão phu tới đó, lão phu sẽ làm mai cho!” Khuông Cửu từ chối, đáp: “Tiểu sinh chẳng thể đi theo lão trượng được vì gia mẫu đang chờ ở nhà!” Ông lão nói: “Thế thì thôi! Tuy nhiên, nếu mai mốt muốn nhờ lão phu làm mai cho thì cứ việc tới đó, hỏi thăm thôn dân xem nhà lão Vương ở đâu là họ sẽ chỉ cho!” Khuông Cửu đáp: “Xin vâng!” Rồi xin cáo biệt.
Tới nhà, Khuông Cửu tự tay nấu canh cá rô dâng mẹ. Hoắc bà ăn xong, khen ngon rối rít. Tuần sau, Hoắc bà khỏi bệnh. Khuông Cửu bèn thuật lại chuyện mình gặp Vương lão ở Thuận Sơn cho mẹ nghe, rồi nói: “Sang năm, hết tang vợ, con sẽ xin phép mẹ được trở lại Thuận Sơn tìm Vương lão!” Hoắc bà đáp: “Việc ấy tùy con!”
Năm sau. Vào ngày rằm tháng tám, Khuông Cửu sai một gia nhân cưỡi ngựa theo mình đi Thuận Sơn. Tới nơi, hai thày trò cho ngựa chạy vòng quanh chân núi để tìm sơn thôn, song từ sáng tới trưa chỉ thấy toàn động núi. Khuông Cửu bèn bảo gia nhân: “Ta với ngươi, mỗi người đi một ngả để tìm cho nhanh. Hẹn đầu giờ dậu, gặp nhau ở chỗ này!” Gia nhân đáp: “Xin vâng!” Rồi quất ngựa phóng đi. Gia nhân đi tìm từ trưa tới tối cũng chẳng thấy sơn thôn nào, bèn trở lại chỗ hẹn để gặp tiểu chủ. Chờ tới khuya cũng chẳng thấy tiểu chủ đâu, gia nhân kinh hãi quá, đành phóng ngựa ra về.
Tới nhà, gia nhân vội trình việc Khuông Cửu mất tích lên Hoắc bà. Nghe tin, Hoắc bà lo sợ, bật khóc thất thanh. Sáng sau, Hoắc bà sai một toán mười gia nhân cưỡi ngựa đi Thuận Sơn tìm Khuông Cửu. Toán gia nhân sục sạo tìm kiếm suốt hai ngày song cũng chẳng thấy chi, đành quay về trình báo. Hoắc bà càng lo sợ, khóc lóc suốt ngày đêm.
Từ lúc chia tay với gia nhân, Khuông Cửu cưỡi ngựa leo núi. Vì đường dốc, ngựa khó đi, Khuông Cửu bèn thả cho ngựa tìm cỏ ăn, rồi leo núi một mình. Lên tới đỉnh núi, đưa mắt nhìn quanh, chẳng thấy sơn thôn nào, Khuông Cửu bèn quay xuống núi tìm ngựa để trở lại chỗ hẹn. Xuống đến lưng chừng núi thì trời vừa tối. Thấy phong cảnh khác lạ, Khuông Cửu biết là mình bị lạc. Ðột nhiên, Khuông Cửu thấy mình bước tới một bờ vực thẳm. Bàng hoàng hốt hoảng, Khuông Cửu trượt chân, rồi té xuống vực. Ðang thầm nghĩ chắc mình sắp chết thì thấy thân mình rơi trúng một giải đất từ sườn núi nhô ra. Nhờ ánh trăng, nhìn xuống dưới, thấy đen ngòm, Khuông Cửu kinh hãi quá, cứ nằm im, chẳng nhúc nhích. Chợt thấy một hàng cây nhỏ mọc quanh giải đất như một lan can, Khuông Cửu mới đỡ lo. Lát sau hoàn hồn, quay nhìn sau lưng, thấy một cửa động, có một tảng đá chắn ngang, Khuông Cửu mừng quá, vội lấy lưng ẩy tảng đá sang một bên rồi nằm ngửa mà lết lùi vào động. Nằm trong động, Khuông Cửu thấy vững dạ hơn, mong rằng sáng sau sẽ có người qua lại để cho mình tri hô cầu cứu. Ngoài động tuy có ánh trăng song trong động vẫn tối đen như mực. Lát sau, thấy ở phía sâu trong động có một đốm sáng lấp lánh, Khuông Cửu vội đứng dậy, nhắm đốm sáng tiến vào. Ði mãi mà thấy đốm sáng vẫn còn xa, Khuông Cửu bắt đầu nản chí. Vừa toan quay trở lại thì chợt thấy ở bên đường có một khuôn viên với bốn dãy nhà đông tây nam bắc. Khuông Cửu bèn đánh bạo, mở cổng bước vào. Tuy thấy trong sân chẳng có đèn đuốc chi song Khuông Cửu thấy mắt mình vẫn nhìn rõ được mọi vật. Còn đang bỡ ngỡ, bỗng Khuông Cửu thấy một giai nhân từ dãy nhà phía đông bước ra. Giương mắt nhìn, Khuông Cửu thấy chính là vợ mình. Kinh ngạc quá, Khuông Cửu chẳng thốt được lời nào. Thanh Nga cũng kinh ngạc chẳng kém, hỏi: “Làm thế nào mà tới được chốn này?” Khuông Cửu đáp: “Chuyện dài lắm, chẳng thể kể vắn tắt được!” Rồi chạy tới nắm chặt lấy cánh tay vợ mà sụt sùi. Thanh Nga nói: “Ðừng có sụt sùi nữa! Hãy nín đi mà trả lời! Mẹ có khỏe không?” Ðáp: “Khỏe” Hỏi: “Con có khỏe không?” Ðáp: “Khỏe!” Rồi nói tiếp: “Nàng chết đi, ta khổ lắm, mẹ khổ lắm, con khổ lắm!” Thanh Nga thở dài, tỏ vẻ buồn bã. Khuông Cửu hỏi: “Nàng chết đã được hơn một năm nay rồi thì nơi đây có phải là âm phủ không?” Ðáp: “Không!” Hỏi: “Sao vậy?” Ðáp: “Vì thiếp đâu có chết!” Hỏi: “Thế xác chôn trong quan tài là xác của ai?” Ðáp: “Làm gì có xác nào chôn trong quan tài?” Hỏi: “Thế vật chôn trong quan tài là vật gì?” Ðáp: “Là một cây gậy trúc!” Hỏi: “Thế chốn này là chốn nào?” Ðáp: “Là tiên phủ! Chàng đã tới được chốn này tức là đã có duyên với tiên cảnh!” Hỏi: “Bây giờ ta phải làm chi?” Ðáp: “Chẳng phải làm chi cả, chỉ cần lên sảnh đường ra mắt cha thôi!” Khuông Cửu gật đầu.
Thanh Nga bèn dắt chồng lên dãy nhà hướng bắc. Vào sảnh đường, Khuông Cửu thấy một ông lão quắc thước, râu dài tới rốn, đang ngồi trên bục cao, có một tì nữ khoanh tay đứng hầu. Thấy con dắt khách lạ vào sảnh đường, ông lão tỏ vẻ kinh ngạc. Thanh Nga lên tiếng giới thiệu: “Thưa cha, đây là Hoắc lang, chồng con!” Khuông Cửu bèn quỳ xuống đất, lạy ông lão hai lạy. Ông lão đứng dậy, bước xuống khỏi bục, cầm tay Khuông Cửu kéo dậy, nói: “Ðã tới được chốn này thì nên ở lại, đừng về nữa!” Khuông Cửu từ chối, đáp: “Con chẳng thể ở lại đây được vì mẹ con đang mong con về!” Ông lão cười, nói: “Ðúng là chưa dứt được tục lụy trần thế! Muốn về thì cứ việc về, nhưng hãy ở lại đây chơi vài ba ngày đã!” Rồi ông lão quay qua tì nữ, nói: “Hãy đi lấy rượu và thức ăn đem tới dãy nhà hướng tây cho khách rồi dọn cho khách một phòng riêng!” Tì nữ cúi đầu đáp: “Xin tuân lệnh!”
Hai vợ chồng cùng ra khỏi sảnh đường. Tì nữ dẫn Khuông Cửu đi về hướng tây còn Thanh Nga thì đi về hướng đông. Chợt Khuông Cửu vụt chạy ngược lại, níu lấy tay vợ, kéo đi theo mình. Thanh Nga vùng vằng chống cự. Tì nữ bưng miệng cười khúc khích. Ðột nhiên ông lão từ trong sảnh đường, chống gậy bước ra sân, quát: “Tục cốt làm bẩn tiên phủ, hãy cút đi ngay!” Bị bắt quả tang đang níu kéo vợ, Khuông Cửu thẹn quá hóa giận, nói: “Làm người, ai mà tránh khỏi chuyện nam nữ? Tại sao người trên lại đi rình mò chuyện riêng tư của kẻ dưới? Tiểu sinh sẽ ra khỏi chốn này ngay, song lệnh nữ đã là tiện nội thì phải đi theo tiểu sinh!” Ông lão chẳng biết đối đáp ra sao, chỉ giơ tay vẫy con gái đi theo mình. Thanh Nga bèn bước theo cha. Khuông Cửu vội chạy theo vợ. Tới một cửa động, ông lão lấy tay rẽ hai cánh cửa đá sang hai bên rồi quát: “Cút!” Khuông Cửu khẳng khái bước ra ngoài. Ðột nhiên, hai cánh cửa đá lại tự động khép kín.
Quay đầu nhìn quanh, Khuông Cửu chỉ thấy núi non chót vót, lởm chởm như dao, chẳng kẽ len chân. Ngửng đầu nhìn lên, chỉ thấy trăng xế, sao thưa. Bơ vơ giữa rừng núi âm u, chẳng biết lối về mà cũng chẳng biết phải làm gì, Khuông Cửu kinh hãi quá, cứ đứng ủ rũ, vừa thở dài vừa oán hận ông lão. Khuông Cửu bèn quay mặt vào cửa động, lấy hết sức bình sinh mà hét: “Thanh Nga! Thanh Nga!” Song chỉ nghe thấy âm thanh vang vọng của chính mình chứ tuyệt nhiên chẳng thấy có tiếng trả lời. Khuông Cửu càng oán hận ông lão. Chợt nhớ tới chiếc dầm, Khuông Cửu bèn rút ra khoét cánh cửa đá bên phải, vừa khoét vừa la. Trong khoảnh khắc, cánh cửa đá đã bị khoét sâu tới hai tấc. Chợt có tiếng ông lão từ trong động nói vọng ra: “Nghiệt chướng thay! Nghiệt chướng thay!” Khuông Cửu càng ra sức khoét nhanh. Bỗng thấy hai cánh cửa đá mở toang rồi thấy ông lão đẩy Thanh Nga ra ngoài. Hai cánh cửa đá lại tự động khép kín.
Ra ngoài, Thanh Nga nói giọng oán hận: “Vẫn nói là thương yêu vợ mà sao lại đối xử với cha vợ tệ bạc như thế? Chẳng biết cái lão đạo sĩ quỷ quái nào lại đi cho chàng chiếc dầm tội lỗi này?” Khuông Cửu được vợ, thấy toại nguyện rồi, chẳng muốn đôi co, nên cứ lờ đi, quay qua hỏi vợ: “Có biết đường xuống núi không?” Thanh Nga đáp: “Có!” Nói: “Thế thì dẫn đường đi!” Ðáp: “Ði chân thế nào được! Phải cưỡi ngựa!” Hỏi: “Ngựa đâu mà cưỡi?” Thanh Nga chẳng đáp, chỉ lấy tay bẻ hai cành cây cạnh mình, đưa cho chồng một cành, nói: “Cưỡi lên đi!” Khuông Cửu bèn cưỡi. Thanh Nga cũng cưỡi lên cành kia. Ðột nhiên, hai cành biến thành hai ngựa. Thanh Nga phóng trước, Khuông Cửu theo sau.
Ở nhà, Hoắc bà đang lo chẳng biết con mình lạc đi đâu thì bỗng thấy gia nhân chạy vào báo: “Thưa phu nhân, công tử đã về!” Hoắc bà mừng quá, vội chạy ra cổng đón con. Thấy có cả Thanh Nga cùng theo về, Hoắc bà cực kỳ kinh hãi. Khuông Cửu vội chạy tới thì thầm với mẹ, thuật sơ lại chuyện gặp vợ trong núi để mẹ an tâm. Hoắc bà vừa hết sợ lại thêm mừng. Vào nhà, Thanh Nga thưa ngay với Hoắc bà: “Ở Tấn Dương này ai cũng nghĩ rằng con đã chết. Nay thấy con về, họ sẽ dị nghị, cho rằng con là yêu quái. Nhà ta vẫn còn một dinh cơ khác ở Sơn Hữu. Vậy xin mẹ hãy ra lệnh cho cả nhà di cư về quê ngay!” Hoắc bà gật đầu. Ngay đêm ấy, Hoắc bà ra lệnh cho toàn thể gia nhân khuân vác đồ đạc, chất chứa lên xe, dọn về Sơn Hữu. Ở Tấn Dương, chẳng ai hay biết gì về việc Thanh Nga đã trở về.
Hai năm sau, Thanh Nga sanh thêm một gái, đặt tên là Thanh Vân. Lúc đó, Mạnh Tiên đã lên chín.
Mười bốn năm sau. Có nho sinh họ Lý, người cùng huyện, tới hỏi cưới Thanh Vân. Khuông Cửu và Thanh Nga cùng bằng lòng gả. Rồi cho cưới ngay.
Tháng sau, Hoắc bà bị bệnh nặng. Tuần sau, Hoắc bà qua đời. Khuông Cửu làm lễ phát tang cho mẹ. Khi chọn đất mai táng, Thanh Nga nói: “Trong khu ruộng nhà mình có một miếng đất rất đẹp, hình chim trĩ ấp tám trứng, nên an táng mẹ ở đó! Mạnh Tiên đã hăm ba, chàng bảo nó ở lại mà trông coi phần mộ thay chàng!” Khuông Cửu nghe lời, bèn sai gia nhân tới cất một chòi canh cạnh huyệt mộ. Tang lễ xong xuôi, Khuông Cửu bảo Mạnh Tiên: “Con đã lớn, có thể báo hiếu bà nội thay cha. Vậy con hãy ở lại chòi này, trông coi phần mộ của bà, đúng một tháng mới được về thăm nhà” Mạnh Tiên đáp: “Con xin tuân lệnh! Xin song thân cứ hồi gia!”
Trên đường về, Thanh Nga bảo chồng: “Bây giờ đừng về nhà nữa, hãy sang Thuận Thiên cư ngụ!” Khuông Cửu ngạc nhiên, hỏi: “Sao lại sang Thuận Thiên?” Ðáp: “Vì ở gần tiên phủ của cha!” Khuông Cửu gật đầu ưng thuận rồi cùng vợ sang Thuận Thiên. Cuối năm, Thanh Nga lại sanh thêm một trai, đặt tên là Trọng Tiên.
An táng bà nội xong, Mạnh Tiên ở lại trông coi phần mộ đúng một tháng rồi mới về thăm nhà. Không thấy cha mẹ ở nhà, Mạnh Tiên hỏi người lão bộc: “Song thân tôi đâu?” Người lão bộc đáp: “Từ hôm an táng cụ tới giờ, ông bà đã về nhà đâu?” Mạnh Tiên kinh hãi quá, chẳng hiểu là cha mẹ mình đi đâu. Từ hôm đó, Mạnh Tiên chỉ quanh quẩn ở trong nhà đọc sách chứ ít khi đi ra ngoài. Ít lâu sau, Mạnh Tiên nổi tiếng là danh sĩ trong huyện. Văn hay chữ tốt song hễ cứ đi thi là hỏng.
Mười bảy năm sau, Mạnh Tiên bốn mươi tuổi, khăn gói vào kinh đô ứng thí song lại hỏng. Mùa thu năm sau, lại vào kinh đô ứng thí. Thi xong ra về, gặp một nho sinh hào hoa phong nhã trông giống mình như đúc, song trẻ hơn mình nhiều, Mạnh Tiên lấy làm lạ, bèn nảy ý làm quen. Khi tới gần, thấy nho sinh cầm một quyển tập đề mấy chữ: “Hoắc Trọng Tiên, lẫm sinh Thuận Thiên” Mạnh Tiên bèn hỏi: “Xin lỗi túc hạ! Có phải túc hạ họ Hoắc không?” Nho sinh đáp: “Thưa phải! Ðệ họ Hoắc, tên Trọng Tiên, 18 tuổi!” Rồi hỏi lại: “Thế quý tính là chi?” Ðáp: “Bỉ nhân cũng họ Hoắc, tên Mạnh Tiên, 41 tuổi!” Trọng Tiên kinh ngạc, hỏi: “Quý quán ở đâu?” Ðáp: “Ở huyện Sơn Hữu, tỉnh Sơn Tây” Trọng Tiên mừng lắm, nói: “Lúc đệ về đây ứng thí, gia nghiêm có dặn nếu vào trường thi mà gặp ai họ Hoắc ở Sơn Hữu thì đều là bà con bên nội, phải đối xử cho có lễ độ, tôn ti. Nay gặp huynh cũng họ Hoắc ở Sơn Hữu, chẳng biết đệ phải xưng hô với huynh như thế nào?” Mạnh Tiên không đáp mà hỏi lại: “Túc hạ có thể cho biết danh tính của lệnh tôn, lệnh đường chăng?” Ðáp: “Gia nghiêm họ Hoắc, tên Hoàn, tên chữ Khuông Cửu. Gia từ họ Vũ, tên Thanh Nga!” Mạnh Tiên sửng sốt, nói: “Song thân bỉ nhân cũng tên họ như thế!” Trọng Tiên cũng sửng sốt song vẫn còn chút nghi ngờ, nói: “Ðệ mới 18, song thân đệ còn trẻ lắm. Huynh đã 41, lệnh tôn lệnh đường chắc đã cao tuổi hạc! Vì thế, đệ nghĩ huynh với đệ chẳng thể là anh em ruột được!” Mạnh Tiên nói: “Năm nay, gia nghiêm 58, gia từ 59, song vì các người đều là tiên nên trông còn trẻ lắm! Chẳng thể lấy tuổi tác mà suy ra diện mạo được!” Nghe thấy thế, Trọng Tiên càng sửng sốt, nói: “Gia nghiêm cũng 58, gia từ cũng 59!” Hai người bèn thuật lại cho nhau nghe mọi chuyện về cha mẹ mình, rồi nhận ra nhau là anh em ruột.
Mạnh Tiên hỏi: “Song thân vẫn ở với hiền đệ đấy chứ?” Trọng Tiên đáp: “Thưa không! Cách đây hai năm, sau khi cưới vợ cho tiểu đệ, song thân bỏ nhà ra đi, chẳng biết là đi đâu. Các người có dặn tiểu đệ cứ để nguyên phòng của các người để thỉnh thoảng các người ghé về nhà thăm con cháu! Mời đại ca tới Thuận Thiên chơi cho biết nhà tiểu đệ!” Mạnh Tiên nói: “Ngu huynh cũng vừa nảy ý tới thăm đệ tức và coi xem song thân có ghé về nhà thăm con cháu hay không?”
Ngay hôm đó, Trọng Tiên sai gia nhân sắm sửa ngựa xe rồi cùng Mạnh Tiên khởi hành về Thuận Thiên. Tới nhà, Trọng Tiên thấy một đám gia nhân đứng lố nhố ở ngoài cổng, rồi thấy có kẻ chạy tới gần mình, thưa: “Tối qua thái công và phu nhân vừa ghé về thăm nhà!” Trọng Tiên vội hỏi: “Các người còn ở nhà không?” Kẻ gia nhân đáp: “Thưa không! Thái công và phu nhân đã đi rồi!” Nghe thấy thế, cả hai anh em Mạnh Tiên cùng tỏ vẻ buồn bã.
Trọng Tiên vào nhà gọi vợ ra chào anh. Trọng Tiên hỏi vợ: “Song thân về lúc nào, đi lúc nào?” Vợ Trọng Tiên đáp: “Các người về tối qua. Thiếp sửa soạn cơm nước bưng lên mời các người thì các người bảo thiếp cùng ngồi. Mẫu thân nói rằng người vẫn lo cho vợ chồng mình còn trẻ quá, chưa từng trải việc đời, chẳng có ai chỉ bảo. Song người lại nói rằng hôm nay thế nào đại ca cũng về đây nhận anh em với vợ chồng mình và sẽ chỉ bảo cho vợ chồng mình, nên người cũng đỡ lo. Sáng nay, thiếp vào vấn an các người thì thấy căn phòng đã trống vắng. Các người ra đi lúc nào thiếp cũng chẳng hay!” Hai anh em cứ dậm chân tiếc rẻ.
Trọng Tiên nói: “Xin đại ca cho tiểu đệ được đi tìm song thân!” Mạnh Tiên gạt đi, nói: “Song thân chúng ta là tiên chứ có phải là người thường đâu mà hiền đệ đòi đi tìm? Có đi thì cũng chỉ phí công vô ích mà thôi!” Nghe thấy thế, Trọng Tiên bèn nói: “Nếu thế thì thôi! Tuy nhiên, xin đại ca hãy lưu lại đây chơi với vợ chồng tiểu đệ để chờ kết quả thi cử. Dù đậu hay hỏng, tiểu đệ cũng sẽ xin dọn nhà, theo đại ca về quê cư ngụ!” Mạnh Tiên đáp: “Thế cũng được!” Rồi lưu lại nhà em.
Tháng sau, trường thi yết bảng, Mạnh Tiên lại hỏng, còn Trọng Tiên thì đậu cử nhân. Trọng Tiên bèn bán nhà, theo anh về Sơn Hữu, mua nhà ở cạnh nhà anh.
Mạnh Tiên nghĩ song thân đã ở nơi tiên cảnh nhưng Trọng Tiên lại nghĩ song thân vẫn còn ở chốn nhân gian. Vì thế, Trọng Tiên thường lén anh đi thăm dò tin tức song thân, nhưng tuyệt nhiên chẳng thăm dò được tin tức gì.