-
Ánh đèn
Lạnh. Tôi dậy khá xớm, nhìn đồng hồ trên tay mới 5h hơn. Không vùi đầu như mọi khi, tôi xuống nhà soạn đồ đạc rồi bắc cơm.
Đoạn ra sau nhà, đốt một đống lữa nhỏ, ngồi co ro nhìn lập lòe những ánh lữa vàng, bụi lữa bay lên nhẹ nhàng theo hướng khói rồi chấm tắt một đốm nhỏ. Mơ màng, một lúc sau cảm giác ngọn lữa phà thẳng vào mặt, nóng sần lên lớp da. Tôi lùi ra, vừa kịp thấy xung quanh bóng tối cũng rối dần, bầu trời màu xanh đen hừng lên chút ánh hừng đông.
Tôi vào nhà làm vài việc vặt rồi xách cặp lên thưa ba mẹ.
***
Năm đứa con trai vác cổng trại, tay xám đi vì bị sơn chưa khô dính vào. Sáng mờ, nhộn nhịp trên phố những cô cậu trọ chạy xuôi ngược. Phụ huynh chở con, anh chở em, bạn bè đèo nhau dựng xe đứng dừng trước cổng trường. Đám chúng tôi cố cũng xen vào với cái cổng lành lặn.
Buổi sáng dựng trại, tiếng cô chủ nhiệm la lớn chỉ bảo đám nam sinh dựng trại phụ , còn cô mượn đâu ra vài chú bác phụ huynh dựng cho cái cổng. Với kiến thức sau 2 buổi học thì tôi cảm thấy cô chú làm sai bết nhè, cơ mà có vẽ cô chủ nhiệm chẳng có ý gì quan tâm, lớp trưởng với thằng Hải cũng vậy. Sau một hồi rãnh rồi, tôi cũng bị cô gọi ngược ra trước cổng trại.
Tầm trưa ban tổ chức đi chấm trại, thầy Bình và thầy Thành thay nhau cầm mic nhận xét cổng trại các lớp theo kiểu nữa thật nữa hài hước. Bước sau hai thầy là đám học sinh ham vui năng nổ bên đoàn níu áo nhau thành hàng rồng rắn, vơi mục tiêu kiếm chác những dĩa trái cây, bánh kẹo cúng trong các trại. Vừa đi vừa hát một bài vè gì đấu mà tôi không nhớ nổi.
Bữa ăn tập thể lớp đầu tiên của tôi chẳng mấy ngon lành. Hình như cơm có vẽ nhão và canh thì chắc chẳng ai động đến. Nhưng vẫn vui và cả lớp vẫn nhau nhau giành đồ ăn.
Buổi chiều là Hoạt động trò chơi. Nhảy bao bố, nấu ăn vừa bị bịt mắt, buộc tay, chuyền chanh, kéo co, đập heo đất… những trò trông có vẽ khá hay ho dù tôi cố khướt từ tham gia khi cô giáo tìm đến.
Chiều 5h30 trường cho học sinh về 1 tiếng để vệ sinh và ăn uống. Trời tối nhanh, thông báo cho phép các trại bật đèn của ban tổ chức được phát đi qua loa. Đồng loạt hai hàng cổng trại đối diện nhau sáng vụt lên.
Những ánh đèn đính lấp lánh trên hai cổng trại cao nhất của khối lớp chín ngay giữa sân, ánh đèn theo hướng cánh buồm leo lên cao tận 5,6 mét. Nhấp nháy đều đều theo một cánh ngẫu nhiên nhưng lặp lại. Vài đoạn ánh đèn bị lệch nhịp đi, có lẽ là khác dây… đại loại vậy.
Tôi đi lang thang, tiếng cười ồn ào vang khắp. Trời se lạnh, luồn cái áo sơ mi mỏng phong phanh. Tôi khoanh tay ôm lấy chút hơi ấm tự mình. Hầu như lớp nào cũng đầu tư cặp loa trong trại, nhạc đủ thể loại phát lên khắp nơi, hòa một không khí nhộn nhịp kiểu gì đấy hào hứng nhưng lộn xộn.
Hình như là tôi thích Hằng, đó là câu chuyện rất lâu rồi. Quay lại đêm căm trại, tôi cảm giác trống rỗng và hụt hẫn. Nhìn theo rồi quay đi lắc đầu. Gạt trong đầu những hi vọng viễn vong vào một ngày nào đó mà tương lai đã chưng minh rằng nó không tồn tại. Hoặc là quá khứ, tôi đang kể về quá khứ mà. Tôi đã rất rất buồn. Đã ghét bản thân vì mình không thể cố lấy điều mình muốn, rất nhiều điều không thể. Nhưng một đứa nhóc thì làm được gì? Tôi hỏi câu vu vơ. Nếu chỉ nghĩ mà làm được thì, tôi đã chẳng như bây giờ.
Thật khó để diễn tả lại cảm xúc buồn của lần đầu khi yêu, vì đôi khi thời gian làm ta chẳng còn như ngày ấy nữa. Tôi đang cố hoàn thành câu chuyện, hay cố nhớ, hoặc cố quên ngốn kỹ niệm này. Vì khi viết ra, người ta nhanh quên hơn những điều đã rõ ấy. Tôi thật chẳng biết dùng cảm xúc gì để nói về Aut bây giờ, vì có lẽ tôi đã viết về em đủ nhiều để mãi lặp đi lặp lại một điều duy nhất này.
Đêm ấy lấp lánh, tôi cô đơn. Nghịch cảnh thương nhớ chẳng phải một câu chuyện tình đơn phương lãn mạn đáng mong đợi. Bởi tôi rõ kết thúc của nó nhạt như thế nào. Sau ngần ấy chuyện, sau ngần ấy những cảm xúc đã trãi qua. Thời gian làm người ta quên đi những nỗi đau đã từng thật. Và quen dần với những điều đáng ra phải chấp nhận từ lâu. Tôi vốn ngốc nên cần lâu hơn người khác một chút, một chút nữa thôi.
***
6h00p tối, cô chủ nhiệm gọi các thành viên có ở trại đi ăn. Một quán phở gần đấy, khá quen. Tôi vài lần được ăn ở quan ấy, trong một dịp nào đấy.
Năm đó cũng là năm đầu tiên của chương trình văn nghệ “Mái trường mến yêu” được tổ chức.
Những tiếc mục múa hát của đám trò tài giỏi. Tôi hình như cũng chỉ dám ngước nhìn ngưỡng mộ. Tôi hát không hay lắm, thật…lúc ấy tôi không phải một hình mẫu tốt để có thể tự tin khẳng định mình. Tôi còn chẳng chọc cười nổi ai ngoài việc trở thành trò cười của người khác.
Tôi đã từng rất ganh tỵ với ngoại hình, sự tự tin, giọng hát của những người bước lên sân khấu. Và tự ti về mình thật nhiều. Cảm giác rất tệ, như rằng mình phải là mình kiểu “mình” mà mình ghét đắng.
Lớp tôi tham dự bằng một tiết mục múa của đám con gái. Nhìn bọn ấy cũng dễ thương lắm khi mặc váy ngắn. Cơ hồ nhen trong long tôi một cảm giác kì lạ.
Tôi đa tình? Tôi luôn tự hỏi thế, đôi khi tôi luôn có cảm giác mến một người con gái đẹp. Cảm giác không vui khi ái khác. Cảm giác luôn muốn người đó nghĩ tốt về mình. Thích một cách vừa phải để không vướn bận lâu. Tôi chẳng hiểu mình nữa. Mà dù vậy, tôi chẳng đào hoa tý nào, vậy là tốt hay xấu nhỉ?
***
Chương trình kết thúc lúc 10h, thầy cô gom học sinh vào những phòng học. Đêm ấy tôi chợp mắt được một thoáng vì cái lạnh cắt da cùng tiếng ồn ào của đám học sinh không ngủ. Sột xoạt suốt đêm đám học sinh cười nói khẻ trong phòng, tiếng cọt kẹt vài đừa luồn qua cửa sổ chuồng ra nhà vệ sinh phía sau hút thuốc.
4 giờ sáng, tiếng thầy cô la lối ngoài hành lan, nạt học sinh về phòng mà chẳng mấy có tác dụng. Tôi nằm thế, nghe bọn con trai kể chuyện ma.
5h, thầy cô gọi học sinh dậy chuẩn bị chơi trò chơi lớn.
5h30 tôi từ quán ăn chạy vội về trước trụ cờ để ghi lại mật thư phát bằng mousphere.
Giải mật thư xong, cả lớp lại nháu nhàu đi lộn xộn trong khi tôi chẳng hiểu mình có giải được không vì thằng trưởng đã nói luôn đáp án chôm lỏm từ lớp khác. Quần một buổi sáng, chạy vong vòng ít nhất 4km rồi lại quanh ra nghĩa địa. Khu nghĩa địa vậy mà lại đông vui.
Học sinh ngồi trên thành mộ bị thầy cô đuổi xuống hàng, bên đường người dân tụ ra dòm ngó. Lớp tôi chẳng về nhất lần nào, nhưng công bằng một cái dù đúng hay sai tất cả học hinh đều bị nhận hình thức phạt hoặc thử thách giống nhau. Gần trưa ai cũng lấm lem đất cát, mặt kín lọ nghẹ, mủi cay cay vì bị hình phạt nước mắm pha dầu phật linh bôi lên dưới mũi, khó chịu mà bị cấm chùi. Rồi cắn hạt tiêu, bò trên đất. Chắc là vui …nhưng mà nhọc quá.
Trời nắng cháy da, thầy Nhờ chạy ra chạy vào con đường đất đỏ để chở học sinh của mình từ nghĩa địa về. Tôi cũng chạy không mệt mỏi trên đường về, ngây thơ tin lời ông thầy nói về việc cộng điểm cho lớp nào về nhất.
Chiều hôm ấy thầy Trí tổ chức thêm vài trò rồi ra thông bào dỡ cổng trại.
Ngày vui kết thúc, lớp tôi thân nhau hơn.
Vài tháng sau thi học kì, tôi không đứng thứ 3 trường nữa, những vẫn là HS giỏi với 5 cuốn vỡ và một cái bằng khen chưa ép plastic. Tôi cũng không được chon trọng đội hình chính đi thi máy tính casio. Hơi buồn nhưng dù sao tôi cũng không hi vọng lắm, những thứ kiến thức nhọc nhằn khó trôi ấy tôi chẳng cố nhét vào đầu.
Học kì hai năm lớp 8 kết thúc, và tôi nghĩ là có lẽ có nhiều chuyện xảy ra mà tôi không còn cảm thấy nhớ nữa….khốn thật.
Đoạn ra sau nhà, đốt một đống lữa nhỏ, ngồi co ro nhìn lập lòe những ánh lữa vàng, bụi lữa bay lên nhẹ nhàng theo hướng khói rồi chấm tắt một đốm nhỏ. Mơ màng, một lúc sau cảm giác ngọn lữa phà thẳng vào mặt, nóng sần lên lớp da. Tôi lùi ra, vừa kịp thấy xung quanh bóng tối cũng rối dần, bầu trời màu xanh đen hừng lên chút ánh hừng đông.
Tôi vào nhà làm vài việc vặt rồi xách cặp lên thưa ba mẹ.
- “Cắm trại nhớ cận thận coi chừng mất đồ nha Huy”- mẹ tôi dặn dò trước khi tôi đi.
- “Dạ, con biết rồi”- vâng một tiếng, tôi xách cặp ra xe.
***
Năm đứa con trai vác cổng trại, tay xám đi vì bị sơn chưa khô dính vào. Sáng mờ, nhộn nhịp trên phố những cô cậu trọ chạy xuôi ngược. Phụ huynh chở con, anh chở em, bạn bè đèo nhau dựng xe đứng dừng trước cổng trường. Đám chúng tôi cố cũng xen vào với cái cổng lành lặn.
Buổi sáng dựng trại, tiếng cô chủ nhiệm la lớn chỉ bảo đám nam sinh dựng trại phụ , còn cô mượn đâu ra vài chú bác phụ huynh dựng cho cái cổng. Với kiến thức sau 2 buổi học thì tôi cảm thấy cô chú làm sai bết nhè, cơ mà có vẽ cô chủ nhiệm chẳng có ý gì quan tâm, lớp trưởng với thằng Hải cũng vậy. Sau một hồi rãnh rồi, tôi cũng bị cô gọi ngược ra trước cổng trại.
- Huy ra đây cô bảo. Em đào cho cô cái hố nhỏ bên này – vừa nói cô vừa chỉ tay sang.
- Bạc này em đem lên cho lớp mượn có sao không em? Nhà em có đang cần không?
- Dạ…không sao! (Thật ra là có đó cô, mẹ em dặn không biết bao nhiêu lần, còn bảo em tốt nhất đừng đi đâu hết, cứ canh tấm bạc đừng để hư).
- Uhm, bé Nhung cũng nói vậy!
- ….
- Lợi, bỏ lại coi – con bé Nhung lớp trưởng nạt
- Của bà hả - Lợi cười
- Ừ! nói rồi nó dựt phăng trên tay của thằng Lợi rồi bỏ lại trên dĩa trái cây
- Ai mà lấy mất trái nào là tui mét cô á, bé Nhung nhìn đám con trai nạt.
Tầm trưa ban tổ chức đi chấm trại, thầy Bình và thầy Thành thay nhau cầm mic nhận xét cổng trại các lớp theo kiểu nữa thật nữa hài hước. Bước sau hai thầy là đám học sinh ham vui năng nổ bên đoàn níu áo nhau thành hàng rồng rắn, vơi mục tiêu kiếm chác những dĩa trái cây, bánh kẹo cúng trong các trại. Vừa đi vừa hát một bài vè gì đấu mà tôi không nhớ nổi.
Bữa ăn tập thể lớp đầu tiên của tôi chẳng mấy ngon lành. Hình như cơm có vẽ nhão và canh thì chắc chẳng ai động đến. Nhưng vẫn vui và cả lớp vẫn nhau nhau giành đồ ăn.
Buổi chiều là Hoạt động trò chơi. Nhảy bao bố, nấu ăn vừa bị bịt mắt, buộc tay, chuyền chanh, kéo co, đập heo đất… những trò trông có vẽ khá hay ho dù tôi cố khướt từ tham gia khi cô giáo tìm đến.
Chiều 5h30 trường cho học sinh về 1 tiếng để vệ sinh và ăn uống. Trời tối nhanh, thông báo cho phép các trại bật đèn của ban tổ chức được phát đi qua loa. Đồng loạt hai hàng cổng trại đối diện nhau sáng vụt lên.
Những ánh đèn đính lấp lánh trên hai cổng trại cao nhất của khối lớp chín ngay giữa sân, ánh đèn theo hướng cánh buồm leo lên cao tận 5,6 mét. Nhấp nháy đều đều theo một cánh ngẫu nhiên nhưng lặp lại. Vài đoạn ánh đèn bị lệch nhịp đi, có lẽ là khác dây… đại loại vậy.
Tôi đi lang thang, tiếng cười ồn ào vang khắp. Trời se lạnh, luồn cái áo sơ mi mỏng phong phanh. Tôi khoanh tay ôm lấy chút hơi ấm tự mình. Hầu như lớp nào cũng đầu tư cặp loa trong trại, nhạc đủ thể loại phát lên khắp nơi, hòa một không khí nhộn nhịp kiểu gì đấy hào hứng nhưng lộn xộn.
- Ông đi đâu á! Thằng thông bạn thân cũ gọi, nó ở lại một năm sau tôi.
- À, đi chơi chơi thôi! Lớp ông có dàn amply luôn, ghê vậy!
- Ừ, nó gải đầu, vô lớp tui chơi không? Nói rồi nó cố níu tôi vào.
- Thôi thôi, tha cho tau, tau có quen ai đâu…đoạn rồi nó cũng bỏ ra cho tôi được thoát nạn khỏi đám bạn lầy của nó.
Hình như là tôi thích Hằng, đó là câu chuyện rất lâu rồi. Quay lại đêm căm trại, tôi cảm giác trống rỗng và hụt hẫn. Nhìn theo rồi quay đi lắc đầu. Gạt trong đầu những hi vọng viễn vong vào một ngày nào đó mà tương lai đã chưng minh rằng nó không tồn tại. Hoặc là quá khứ, tôi đang kể về quá khứ mà. Tôi đã rất rất buồn. Đã ghét bản thân vì mình không thể cố lấy điều mình muốn, rất nhiều điều không thể. Nhưng một đứa nhóc thì làm được gì? Tôi hỏi câu vu vơ. Nếu chỉ nghĩ mà làm được thì, tôi đã chẳng như bây giờ.
Thật khó để diễn tả lại cảm xúc buồn của lần đầu khi yêu, vì đôi khi thời gian làm ta chẳng còn như ngày ấy nữa. Tôi đang cố hoàn thành câu chuyện, hay cố nhớ, hoặc cố quên ngốn kỹ niệm này. Vì khi viết ra, người ta nhanh quên hơn những điều đã rõ ấy. Tôi thật chẳng biết dùng cảm xúc gì để nói về Aut bây giờ, vì có lẽ tôi đã viết về em đủ nhiều để mãi lặp đi lặp lại một điều duy nhất này.
Đêm ấy lấp lánh, tôi cô đơn. Nghịch cảnh thương nhớ chẳng phải một câu chuyện tình đơn phương lãn mạn đáng mong đợi. Bởi tôi rõ kết thúc của nó nhạt như thế nào. Sau ngần ấy chuyện, sau ngần ấy những cảm xúc đã trãi qua. Thời gian làm người ta quên đi những nỗi đau đã từng thật. Và quen dần với những điều đáng ra phải chấp nhận từ lâu. Tôi vốn ngốc nên cần lâu hơn người khác một chút, một chút nữa thôi.
***
6h00p tối, cô chủ nhiệm gọi các thành viên có ở trại đi ăn. Một quán phở gần đấy, khá quen. Tôi vài lần được ăn ở quan ấy, trong một dịp nào đấy.
Năm đó cũng là năm đầu tiên của chương trình văn nghệ “Mái trường mến yêu” được tổ chức.
Những tiếc mục múa hát của đám trò tài giỏi. Tôi hình như cũng chỉ dám ngước nhìn ngưỡng mộ. Tôi hát không hay lắm, thật…lúc ấy tôi không phải một hình mẫu tốt để có thể tự tin khẳng định mình. Tôi còn chẳng chọc cười nổi ai ngoài việc trở thành trò cười của người khác.
Tôi đã từng rất ganh tỵ với ngoại hình, sự tự tin, giọng hát của những người bước lên sân khấu. Và tự ti về mình thật nhiều. Cảm giác rất tệ, như rằng mình phải là mình kiểu “mình” mà mình ghét đắng.
Lớp tôi tham dự bằng một tiết mục múa của đám con gái. Nhìn bọn ấy cũng dễ thương lắm khi mặc váy ngắn. Cơ hồ nhen trong long tôi một cảm giác kì lạ.
Tôi đa tình? Tôi luôn tự hỏi thế, đôi khi tôi luôn có cảm giác mến một người con gái đẹp. Cảm giác không vui khi ái khác. Cảm giác luôn muốn người đó nghĩ tốt về mình. Thích một cách vừa phải để không vướn bận lâu. Tôi chẳng hiểu mình nữa. Mà dù vậy, tôi chẳng đào hoa tý nào, vậy là tốt hay xấu nhỉ?
***
Chương trình kết thúc lúc 10h, thầy cô gom học sinh vào những phòng học. Đêm ấy tôi chợp mắt được một thoáng vì cái lạnh cắt da cùng tiếng ồn ào của đám học sinh không ngủ. Sột xoạt suốt đêm đám học sinh cười nói khẻ trong phòng, tiếng cọt kẹt vài đừa luồn qua cửa sổ chuồng ra nhà vệ sinh phía sau hút thuốc.
4 giờ sáng, tiếng thầy cô la lối ngoài hành lan, nạt học sinh về phòng mà chẳng mấy có tác dụng. Tôi nằm thế, nghe bọn con trai kể chuyện ma.
5h, thầy cô gọi học sinh dậy chuẩn bị chơi trò chơi lớn.
5h30 tôi từ quán ăn chạy vội về trước trụ cờ để ghi lại mật thư phát bằng mousphere.
Giải mật thư xong, cả lớp lại nháu nhàu đi lộn xộn trong khi tôi chẳng hiểu mình có giải được không vì thằng trưởng đã nói luôn đáp án chôm lỏm từ lớp khác. Quần một buổi sáng, chạy vong vòng ít nhất 4km rồi lại quanh ra nghĩa địa. Khu nghĩa địa vậy mà lại đông vui.
Học sinh ngồi trên thành mộ bị thầy cô đuổi xuống hàng, bên đường người dân tụ ra dòm ngó. Lớp tôi chẳng về nhất lần nào, nhưng công bằng một cái dù đúng hay sai tất cả học hinh đều bị nhận hình thức phạt hoặc thử thách giống nhau. Gần trưa ai cũng lấm lem đất cát, mặt kín lọ nghẹ, mủi cay cay vì bị hình phạt nước mắm pha dầu phật linh bôi lên dưới mũi, khó chịu mà bị cấm chùi. Rồi cắn hạt tiêu, bò trên đất. Chắc là vui …nhưng mà nhọc quá.
Trời nắng cháy da, thầy Nhờ chạy ra chạy vào con đường đất đỏ để chở học sinh của mình từ nghĩa địa về. Tôi cũng chạy không mệt mỏi trên đường về, ngây thơ tin lời ông thầy nói về việc cộng điểm cho lớp nào về nhất.
Chiều hôm ấy thầy Trí tổ chức thêm vài trò rồi ra thông bào dỡ cổng trại.
Ngày vui kết thúc, lớp tôi thân nhau hơn.
Vài tháng sau thi học kì, tôi không đứng thứ 3 trường nữa, những vẫn là HS giỏi với 5 cuốn vỡ và một cái bằng khen chưa ép plastic. Tôi cũng không được chon trọng đội hình chính đi thi máy tính casio. Hơi buồn nhưng dù sao tôi cũng không hi vọng lắm, những thứ kiến thức nhọc nhằn khó trôi ấy tôi chẳng cố nhét vào đầu.
Học kì hai năm lớp 8 kết thúc, và tôi nghĩ là có lẽ có nhiều chuyện xảy ra mà tôi không còn cảm thấy nhớ nữa….khốn thật.
Last edited: