• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Kafka bên bờ biển (Kafka on the shore) (3 Viewers)

  • Kafka bên bờ biển - Chương 49-50 (KẾT)

Chương 49

Ngay sau chín giờ sáng hôm sau, tôi nghe thấy tiếng xe hơi tới gần và bước ra ngoài. Đó là một chiếc xe tải nhỏ Datsun 4X4, loại bánh lớn, thùng xe kích cao. Có vẻ như ít nhất là nửa năm nó chưa được rửa. Đằng sau xe có một đôi ván lướt sóng dài, đã dùng nhiều. Chiếc xe phanh kít trước căn nhà gỗ. Khi tiếng động cơ cắt, im lặng trở lại. Cửa xe mở và một thanh niên cao lớn bước ra. Anh ta mặc một chiếc áo phông trắng rộng quá khổ, một chiếc sơ mi No Fear lấm lem dầu mỡ, quần soọc kaki, giày thể thao đã cũ mèm. Vai rộng, tạc ba mươi tuổi, da rám nắng, râu ria lởm chởm khoảng ba ngày chưa cạo, tóc dài che kín tai. Tôi đoán đây chắc hẳn là anh trai Oshima, người có cửa hàng bán đồ lướt sóng ở Kochi.

"Xin chào," anh nói.

"Chào buổi sáng," tôi đáp.

Anh chìa tay và chúng tôi bắt tay nhau trên bậc thềm. Cái riết tay chắc khỏe. Tôi đã đoán đúng: đó là anh trai của Oshima.

"Mọi người đều gọi anh là Sada," anh nói. (Anh có cách nói chậm rãi, chọn lựa từng chữ, ra ý "đi đâu mà vội", như thể anh có tất cả thời gian trên đời.) Em anh gọi điện thoại từ Takamatsu nhờ anh đến đón em về," anh giải thích. "Nghe như có việc gì khẩn cấp."

"Việc khẩn cấp?"

"Phải. Nhưng anh không biết là việc gì."

"Xin lỗi đã làm anh phải vất vả thế," tôi nói.

"Khỏi cần xin lỗi," anh nói. "Em có thể sẵn sàng để đi sớm được không?"

"Anh cho em năm phút."

Trong khi tôi nhét đồ lề vào ba lô, anh giúp tôi thu dọn trong nhà, vừa làm vừa huýt sáo. Anh đóng cửa sổ, kéo rèm, kiểm tra cho chắc là van bình ga đã khóa, thu gom thức ăn còn lại, cọ nhanh bồn rửa. Nhìn cách anh làm những động tác ấy, tôi cảm thấy anh coi căn nhà gỗ này như một bộ phận kéo dài của bản thân anh,

"Có vẻ như em trai anh rất thích em," Sada nói. "Nó thuộc loại khó tính, chả thích mấy ai đâu."

"Anh ấy rất ân cần với em."

Sada gật đầu. "Nó có thể rất dễ chịu khi nó muốn."

Tôi ngồi vào ghế cạnh tay lái và vứt chiếc ba lô xuống dưới chân.

Sada bật công tắc xe, vào số, thò đầu ra ngoài cửa xe nhìn soát lại căn nhà gỗ một lần nữa, rồi dận ga. "Căn nhà gỗ này là một trong số những tài sản ít ỏi mà hai anh em chung với nhau," anh vừa nói vừa khéo léo lái xe xuống con đường núi. "Thỉnh thoảng, khi nào thích, bọn anh vẫn lên đây chơi một mình vài ngày. (Anh nghĩ một lúc về điều vừa ngỏ rồi nói tiếp). Trước đây và hiện nay, nó vẫn luôn luôn là một nơi quan trọng đối với hai anh em anh. Nó như một trạm nạp năng lượng cho bọn anh. Một thứ năng lượng thanh tĩnh. Em hiểu ý anh chứ?"

"Em nghĩ là em hiểu," tôi nói.

"Em trai anh nói là em sẽ hiểu," Sada nói. "Ai đã không hiểu thì sẽ chẳng bao giờ hiểu."

Lớp vải bọc ghế bạc màu đầy lông chó trăng trắng. Mùi chó hòa lẫn với mùi biển, lại thêm mùi xi đánh ván lướt sóng và mùi thuốc lá. Núm bật điều hòa nhiệt độ bị vỡ. Cái gạt tàn đầy đầu mẩu, túi cạnh cửa xe nhét tùm lum những băng cát-xét không có hộp đựng.

"Em đã vào trong rừng vài lần

"Vào sâu không?"

"Sâu," tôi đáp. "Oshima đã cảnh báo em đừng có vào."

"Nhưng em vẫn cứ vào?"

"Vâng."

"Anh cũng đã làm thế một lần. Đâu như vào quãng mười năm trước."

Anh im lặng một lúc, tập trung vào tay lái. Xe quành một khúc cua dài, sỏi bắn tung toé từ dưới những bánh xe to tướng. Chốc chốc lại thấy những con quạ ở ven đường. Chúng không bay đi mà còn giương mắt nhìn đầy vẻ hiếu kỳ khi xe chạy qua.

"Em có gặp mấy anh lính không?" Sada hỏi, thản nhiên như hỏi mấy-giờ-rồi vậy.

"Anh muốn nói hai anh lính, một anh cao kều, một anh to con?"

"Phải," Sada đáp và liếc nhìn tôi. "Em đi đến tận đấy cơ à?"

"Vâng," tôi đáp.

Anh không bình luận gì, tay hơi riết chặt vô lăng nhưng mặt không tỏ vẻ gì rõ nét.

"Anh Sada?" tôi hỏi.

"Gì vậy?"

"Mười năm trước, khi anh gặp hai anh lính ấy, anh đã làm gì?"

"Anh đã làm gì khi gặp hai anh lính ấy ư?" anh nhắc lại.

Tôi gật đầu. Và ờ anh trả lời.

Anh liếc nhìn kính chiếu hậu rồi lại nhìn thẳng phía trước. "Anh chưa bao giờ nói chuyện này với ai," anh nói. "Cả với em trai anh cũng không. Em trai hay em gái, gọi thế nào cũng được, tùy em. Anh thì vẫn quen gọi nó là em trai. Nó không hề biết tí gì về hai anh lính đó."

Tôi lặng lẽ gật đầu.

"Và anh chắc cả sau này nữa, anh cũng sẽ không nói với ai về chuyện đó. Kể cả với em. Và anh nghĩ cả em cũng sẽ không nói chuyện đó với ai. Kể cả với anh. Em hiểu anh định nói gì chứ?"

"Em nghĩ là em hiểu," tôi đáp.

"Thế điều anh định nói là gì nào?"

"Những gì ta nghiệm sinh ở đó không thể diễn đạt bằng lời được. Cho nên không thể dùng lời để trả lời câu hỏi đó."

"Thế đấy," Sada nói. "Chính xác. Nếu đó là điều không thể diễn đạt được bằng lời thì tốt nhất là đừng nói."

"Ngay cả với bản thân mình?" tôi hỏi.

"Phải, ngay cả với bản thân mình," Sada nói. "Tốt nhất là đừng có tìm cách giải thích, ngay cả với bản thân mình."

Anh mời tôi kẹo cao su Cool Mint. Tôi lấy một chiếc và bắt đầu nhai.

"Em đã thử lướt sóng bao giờ chưa?"

"Chưa."

"Nếu có dịp, anh sẽ dạy em," anh nói. "Tất ến là nếu em muốn học. Dọc bờ biển Kochi, sóng ngon lành và cánh lướt song không nhiều lắm. Lướt sóng là một môn thể thao có chiều sâu hơn người ta tưởng khi mới thoạt nhìn. Khi lướt sóng, ta học được điều này: đừng có đấu với sức mạnh của tự nhiên, ngay cả nếu nó trở nên bạo liệt."

Anh rút một điếu thuốc lá từ túi áo phông, cắm vào miệng và châm bằng máy lửa ở bảng điều khiển.

"Đó lại là một điều nữa không thể giải thích được bằng lời. Một trong những điều mà ta không thể trả lời bằng một tiếng có hoặc không. (Anh nheo mắt và thở khói ra ngoài cửa xe). Ở Hawaii có một chỗ gọi là Toilet Bowl (Bồn cầu). Đây là nơi những đợt triều lên và xuống va vào nhau tạo nên những xoáy nước lớn. Nó tựa như khi ta giật nước ở một cái bồn cầu. Nếu rớt vào đấy, anh sẽ bị hút tụt xuống tận đáy và khó mà nổi lên được. Tùy theo độ xảo trá của con sóng, anh có thể không bao giờ ngoi trở lên mặt nước được nữa. Thế là anh kẹt dưới đó, bất lực, đành chịu cho sóng đánh qua đánh lại. Cồ vùng vẫy cũng chẳng đi đến đâu, chỉ tổ cạn kiệt năng lượng. Một nỗi sợ hãi chưa từng thấy xâm chiếm anh. Nhưng nếu anh không vượt qua được nỗi sợ ấy, anh sẽ không bao giờ là một tay lướt sóng giỏi. Anh phải đối mặt với cái chết, thực sự làm quen với nó rồi vượt lên nó. Khi anh bị hút xuống cái xoáy nước đó, anh bắt đầu nghĩ về đủ mọi thứ chuyện. Như thể anh phải làm quen với cái chết, nói chuyện tâm tình với nó."

Ra khỏi cổng, Sada xuống xe, khóa cổng lại, giựt thử dây xích vài lần kiểm tra cho chắc ăn.

Sau đó, chúng tôi không nói chuyện gì nhiều nữa. Anh bật một kênh FM trong khi lái xe, nhưng tôi không chắc là anh có nghe hay không. Mở đài chỉ là một cử chỉ tượng trưng. Ngay cả khi xe đi vào đường hầm, chỉ nghe thấy tiếng nhiễu, anh cũng kệ. Vì máy điều hòa nhiệt độ hỏng, chúng tôi mở các cửa xe khxa lộ.

"Nếu có khi nào em cảm thấy muốn học lướt song, thì cứ ghé qua gặp anh," Sada nói khi Biển Nội Địa hiện ra trước mặt. "Anh có một phòng dành cho bạn bè, em muốn ở bao lâu thì ở."

"Cám ơn anh," tôi nói. "Em sẽ đến, nhưng chưa biết khi nào."

"Em bận bịu lắm à?"

"Em có một số việc phải giải quyết."

"Anh cũng thế," Sada nói.

Chúng tôi im lặng hồi lâu, mỗi người nghĩ về những vấn đề của mình. Anh chăm chú nhìn đường, tay trái đặt trên vành vô lăng, thỉnh thoảng hút một điếu thuốc lá. Khác với Oshima, anh không phóng nhanh. Khuỷu tay tì lên thành cửa, anh cho xe chạy trên xa lộ với một nhịp độ ung dung nhàn nhã. Lần duy nhất anh vượt xe khác là khi thấy họ quá rề rà. Lúc đó anh miễn cưỡng nhấn ga, vòng lên trước rồi lại trở về làn đường của mình ngay.

"Anh lướt sóng được bao lâu rồi?" tôi hỏi.

Anh hừm một tiếng rồi im. Cuối cùng, khi tôi hầu như đã quên câu hỏi, anh mới trả lời.

"Anh lướt song từ dạo còn học trung học. Hồi ấy, chỉ là chơi vui thôi. Mãi đến cách đây khoảng sáu năm, mới thực sự là chuyện nghiêm chỉnh. Hồi ấy, al àm cho một hãng quảng cáo lớn ở Tokyo. Anh chán ngấy công việc ấy nên bỏ về đây và bắt đầu kinh doanh lướt sóng. Anh rút tiền tiết kiệm, vay thêm bố mẹ, mở một cửa hàng lướt sóng. Anh sống độc thân nên tha hồ, thích gì thì làm nấy."

"Có phải vì anh muốn trở về Shikoku

"Một phần vì thế," anh nói. "Anh không biết sao nhưng anh chỉ cảm thấy thoải mái khi ở gần biển và núi. Con người ta phần lớn là sản phẩm của nơi mình sinh ra và lớn lên. Suy nghĩ và tình cảm của con người luôn luôn gắn với địa thế, khí hậu và thậm chí cả gió... Em sinh ở đâu?"

"Tokyo. Nogata, quận Nakano."

"Em có muốn trở lại đó không?"

"Không," tôi lắc đầu.

"Tại sao?"

"Em chẳng có lý do gì để trở lại."

"Ra thế".

"Em chẳng cảm thấy gắn bó với địa thế và khí hậu nơi đó."

"Thế à?"

Chúng tôi lại im lặng. Có vẻ như im lặng không phải là một cái gì đó khó chịu với anh. Với tôi cũng vậy. Tôi ngồi đó, đầu óc trống rỗng, lơ đãng nghe nhạc trên đài. Còn anh đăm đăm nhìn con đường trước mặt. Cuối cùng, chúng tôi ra khỏi xa lộ, rẽ hướng Bắc và đi vào địa giới thành phố Takamatsu.



Khoảng gần một giờ chiều, chúng tôi đến Thư viện Komura. Sada thả tôi xuống, nhưng anh không ra khỏi xe. Động cơ vẫn nổ à anh quay về thẳng Kochi.

"Cám ơn anh," tôi nói.

"Hy vọng chúng ta sẽ còn gặp lại nhau," anh nói, thò tay ra ngoài cửa xe, vẫy chào rồi lao đi trên những chiếc bánh xe đồ sộ. Về với những con sóng lớn của anh, thế giới của anh, về với những vấn đề của anh.

Tôi khoác ba lô lên vai và đi qua cổng. Tôi hít mùi cỏ mới xén trong vườn. Tôi cảm thấy như đã đi xa hàng tháng, vậy mà mới chỉ có bốn ngày.

Oshima đang ở quầy. Anh đeo cà vạt, một điều tôi chưa thấy bao giờ. Sơ mi trắng cài khuy đến cổ, cà vạt kẻ sọc màu vàng mù-tạc và xanh lá cây. Anh không mặc vest và xắn tay áo lên tận khuỷu. Trước mặt anh, như mọi khi, là một tách cà phê và hai cây bút chì vót nhọn.

"Chào," anh nói với nụ cười quen thuộc.

"Chào anh," tôi đáp lại.

"Mình đoán anh trai mình đưa cậu về?"

"Đúng thế."

"Mình cược là anh ấy chẳng nói gì mấy."

"Thật ra, bọn em cũng có trò chuyện một chút."

"Cậu là trường hợp đặc biệt đấy. Cũng tùy người, đôi khi anh ấy chẳng hé răng nói một câu."

"Có chuyện gì xảy ra ở đây?" tôi hỏi. "Anh ấy bảo em là có việc khẩn cấp."

Oshima gật đầu. "Có vài chuyện cậu cần phải Trước hết, Miss Saeki đã qua đời. Bà bị một cơn đau tim. Mình tìm thấy bà gục sấp mặt xuống bàn làm việc trên gác vào chiều thứ Ba. Sự việc xảy ra quá đột ngột. Có vẻ như bà không đau đớn gì."

Tôi đặt ba lô xuống sàn và ngồi vào một chiếc ghế. "Chiều thứ Ba?" tôi hỏi. Hôm nay là thứ Sáu, phải không?"

"Phải. Bà mất ngay sau buổi hướng dẫn tham quan thường kỳ ngày thứ Ba. Đáng ra mình phải liên lạc với cậu sớm hơn, nhưng mình rối trí quá."

Ngả người vào lưng ghế, tôi thấy mình không cử động được. Hai chúng tôi ngồi đó im lặng hồi lâu. Tôi nhìn thấy cầu thang dẫn lên tầng hai, tay vịn màu đen đánh bóng loáng, lớp kính mờ trên chiếu nghỉ. Những bậc cầu thang ấy bao giờ cũng mang một ý nghĩa đặc biệt đối với tôi, vì nó dẫn tới bà, tới Miss Saeki. Nhưng bây giờ nó chỉ là cái cầu thang trống rỗng, không còn ý nghĩa gì nữa. Bà không có ở đó nữa.

"Như bữa nọ mình đã nói, toàn bộ chuyện này là tiền định," Oshima nói. "Mình đã biết thế và bà cũng biết thế. Tuy nhiên, khi nó đến thật thì vẫn thấy đau đớn."

Khi anh ngừng lại, tôi cảm thấy mình phải nói một điều gì đó, nhưng không thốt nên lời.

"Theo di nguyện của bà, sẽ không cử hành tang lễ gì cả. Chỉ lặng lẽ hỏa táng. Bà để lại một bản di chúc trong ngăn kéo bàn giấy trên gác. Bà để lại toàn bộ bất động sản của mình cho tổ chức điều hành Thư viện. Bà để lại cho mình chiếc bút máy Mont Blanc làm vật lưu niệm. Và một bức tranh cho cậu. Bức tranh cậu bé bên bờ biển. Cậu sẽ nhận chứ?"

Tôi gật đầu.

"Mình đã gói sẵn để kia chờ cậu."

"Cám ơn," cuối cùng tôi cũng thốt được nên lời.

"Này, Kafka Tamura," anh cầm một chiếc bút chì lên, xoay xoay trong tay theo thói quen. "Mình hỏi cậu

Tôi gật đầu.

"Mình không cần phải nói với cậu là bà đã mất, phải không? Bởi vì cậu đã biết."

Tôi lại gật đầu. "Em nghĩ là em đã biết."

"Mình cũng nghĩ thế," Oshima nói và thở dài. "Cậu có muốn uống chút nước hay cái gì khác không? Nói thật nhé, nom cậu khô kiệt như một bãi sa mạc vậy."

"Cảm ơn, cho em một chút," tôi nói; quả là tôi rất khát nhưng phải đến lúc anh nhắc, tôi mới nhận ra.

Tôi làm một hơi hết cốc nước anh mang đến, nhanh đến nỗi nhức đầu. Tôi đặt chiếc cốc không xuống bàn.

"Uống thêm tí nữa?"

Tôi lắc đầu.

"Cậu định làm gì bây giờ?" Oshima hỏi.

"Em sẽ trở về Tokyo," tôi đáp.

"Cậu sẽ làm gì ở đó?"

"Đầu tiên là đến cảnh sát, kể cho họ nghe những gì em biết. Nếu không, họ sẽ truy tìm em suốt đời. Sau đó, rất có thể em sẽ trở lại trường. Không phải vì em muốn, nhưng ít nhất em cũng phải học hết trung học. Nếu em trụ được mấy tháng và tốt nghiệp, em sẽ có thể làm bất cứ cái gì em muốn."

"Nghe có lý,Oshima nói và nheo mắt nhìn. "Có vẻ là kế hoạch tối ưu đấy."

"Càng nghĩ em càng thấy đó là cách tốt nhất."

"Cậu có thể chạy trốn nhưng không thể ẩn náu mãi."

"Vâng, em nghĩ thế," tôi nói.

"Cậu đã trưởng thành đấy."

Tôi lắc đầu. Tôi không thể nói thêm gì.

Oshima dỗ nhẹ đầu có tẩy của cây bút chì vào thái dương. Chuông điện thoại réo nhưng anh mặc kệ.

"Mỗi một chúng ta đều mất một cái gì quý giá đối với mình," anh nói sau khi dứt chuông điện thoại. "Mất những cơ hội, mất những khả năng, những tình cảm mà ta không bao giờ có lại. Đó là một phần cuộc sống. Nhưng bên trong đầu chúng ta - ít nhất là theo cảm nghĩ của mình - có một chỗ nho nhỏ để lưu trữ ký ức về những cái đã mất đó. Một chỗ giống như những giá sách ở thư viện này. Và để hiểu cơ cấu vận hành của trái tim ta, phải tiếp tục soạn thêm những phiếu tham khảo mới. Thỉnh thoảng phải hút bụi, thông khí, thay nước các bình hoa. Nói cách khác, phải mãi mãi sống trong thư viện riêng tư của chính mình."

Tôi nhìn trân trân vào cây bút chì trong tay anh. Nhìn nó mà tôi đau lòng, nhưng tôi phải là "trang thiếu niên mười lăm tuổi kiên cường nhất thế giới", ít nhất là trong một khoảng thời gian nữa. Hoặc tỏ ra như thế. Tôi hít một hơi thật sâu đẩy không khí vào đầy phổi và cuối cùng, nuốt được cái cục xúc động ấy.

"Nếu một ngày nào đó em trở lại đây, có được không?" tôi hỏi.

"Tất nhiên là được," Oshima nói và đặt cây bút chì xuống mặt quầy, rồi chắp hai tay sau gáy, nhìn thẳng vào mặt tôi. "Có tin rằng mình sẽ phụ trách thư viện này một thời gian. Và nghĩ mình sẽ cần một trợ lý. Một khi cậu giải quyết xong mọi chuyện: cảnh sát, học hành và các thứ khác - mình rất muốn cậu trở về đây, tất nhiên là nếu cậu muốn. Thành phố này và mình sẽ không đi đâu cả, ít nhất trong thời gian trước mắt. Con người ta cần có chỗ hợp với mình."

"Em cám ơn," tôi nói.

"Không có gì," anh nói.

"Anh trai anh bảo sẽ dạy em lướt sóng."

"Tốt đấy," anh nói. "Anh ấy chả thích mấy ai đâu. Anh ấy hơi khó tính."

Tôi gật đầu và mỉm cười. Hai anh em họ thật giống nhau.

"Kafka ạ," Oshima nói và nhìn sâu vào mắt tôi. "Có thể mình nhầm, nhưng mình nghĩ đây là lần đầu tiên mình thấy cậu mỉm cười."

"Có thể anh nói đúng," tôi nói. Rành là tôi đang mỉm cười. Và đang đỏ mặt.

"Bao giờ cậu về Tokyo?"

"Em nghĩ là ngay bây giờ."

"Cậu có thể chờ đến chiều được không? Mình có thể lái xe đưa cậu ra ga sau khi đóng cửa thư viện."

Tôi nghĩ một chút rồi lắc đầu.

"Cám ơn. Nhưng em nghĩ em đi ngay bây giờ là tốt nhất."

Oshima gật đầu. Anh vào một phòng đằng sau và mang ra bức tranh đã gói ghém gọn gàng. Anh cũng bỏ một đĩa 45 có bài Kafka bên bờ biển vào một cái túi và đưa cho tôi

"Một món quà nhỏ của mình."

"Cám ơn anh," tôi nói. "Em lên nhìn lại phòng của Miss Saeki một lần nữa được không?"

"Cậu cứ lên đi."

"Anh có lên với em không?"

"Tất nhiên."

Chúng tôi cùng lên phòng bà trên gác. Tôi đứng trước bàn làm việc của bà, khẽ chạm vào mặt bàn và nghĩ đến những thứ mà nó đã hấp thụ. Tôi mường tượng bà gục sấp mặt xuống bàn. Tưởng tượng bà ngước lên khi mở cửa mang cà phê vào cho bà. Tưởng tượng bà vẫn mỉm cười với tôi.

"Bà viết gì trong căn phòng này?" tôi hỏi.

"Mình không biết," Oshima đáp. "Điều mình biết chắc là bà đã mang theo rất nhiều bí mật khi rời bỏ thế giới này."

Và rất nhiều giả thuyết chưa kiểm chứng nữa nữa, tôi thầm bổ sung.

Cửa sổ mới, gió tháng Sáu khẽ lay sột soạt những tấm rèn đăng ten trắng. Không khí thoáng mùi biển. Tôi nhớ cái cảm giác xào xạc cát trong lòng bàn tay ngoài bãi biển. Tôi rời khỏi bà, đến ôm ghì lấy Oshima. Thân hình mảnh mai của anh đánh thức bao nhiêu nỗi hoài nhớ.

Anh dịu dàng vuốt tóc tôi. "Kafka Tamura, thế giới là một ẩn dụ," anh nói nhỏ vào tai tôi. "Nhưng đối với mình và cậu, riêng cái thư viện này không phải là một ẩn dụ. Bao giờ nó cũng chỉ là cái thư viện này. Mình muốn chắc chắn là chúng ta hiểu điều đó."

"Tất nhiên

"Nó là một thư viện đặc biệt, duy nhất. Và không gì khác có thể thay thế nó."

Tôi gật đầu.

"Tạm biệt, Kafka," Oshima nói.

"Tạm biệt, Oshima," tôi nói. "Anh biết không, anh đeo cái cà vạt này nom bảnh lắm."

Anh buông tôi ra, nhìn vào mặt tôi và mỉm cười. "Từ nãy đến giờ, mình vẫn chờ cậu nói câu ấy."



Ba lô trên vai, tôi đi bộ ra ga quận, đáp tàu về ga Takamatsu. Tôi đến quầy mua một vé đi Tokyo. Tàu sẽ tới Tokyo vào lúc đêm khuya, vậy trước tiên, tôi phải tìm chỗ trọ qua đêm, rồi ngày hôm sau mới về nhà ở Nogata. Tôi sẽ trơ trọi một mình trong ngôi nhà mênh mông, hoang vắng ấy. Không ai chờ đợi tôi về nhà. Nhưng tôi không có nơi nào khác để về.

Tôi bấm số điện thoại di động của Sakura từ một máy điện thoại công cộng ở ga. Cô đang làm việc, nhưng có thể dành vài phút nói chuyện. Thế cũng tốt rồi, tôi bảo cô.

"Em về Tokyo bây giờ," tôi nói. "Em gọi từ ga Takamatsu chỉ để nói với chị thế."

"Hết muốn trốn nhà nữa hả?"

"Có lẽ thế."

"Dù sao đi nữa, mười lăm tuổi đã bỏ nhà đi thì cũng khí sớm," cô nói. "Nhưng về Tokyo rồi, cậu sẽ làm gì?"

"Trở lại trường học.""Có lẽ đó là một ý hay," cô nói.

"Chị cũng sẽ trở về Tokyo chứ?"

"Ừ, có lẽ vào khoảng tháng Chín. Mình muốn đi chơi một chuyến nữa trong dịp hè này."

"Em có thể gặp chị ở Tokyo không?"

"Dĩ nhiên," cô nói. "Cậu cho mình số điện thoại của cậu đi."

Tôi đọc cho cô ghi số điện thoại của nhà tôi.

"Hôm nọ, mình nằm mơ thấy cậu," cô nói.

"Em cũng nằm mơ thấy chị."

"Mình dám chắc là một giấc mơ tục tĩu, phải không?"

"Có thể," tôi thừa nhận. "Nhưng đó chỉ là một giấc mơ."

"Giấc mơ của mình thì không nhảm nhí. Mình mơ thấy cậu ở trong một ngôi nhà to tướng, như một mê cung. Cậu đi quanh quanh, tìm một căn phòng đặc biệt nào đó, nhưng không thấy. Có một người khác trong nhà, đang tìm cậu. Mình cố hét lên cảnh báo cậu, nhưng cậu không nghe thấy. Một giấc mơ dễ sợ. Khi tỉnh dậy, mình mệt lử vì la hét. Từ bữa đó, mình cứ lo cho cậu hoài."

"Em cám ơn," tôi nói. "Nhưng đó cũng chỉ là một giấc mơ."

"Không có gì xảy đến với cậu chứ?"

"Không, không có gì xấu cả," tôi đáp.

Và đồng thời tự nhủ: có gì xấu xảy đến với mày cả.

"Tạm biệt, Kafka," cô nói. "Mình phải quay về làm việc đây. Nhưng khi nào cậu muốn nói chuyện thì cứ gọi, Ô-kê?"

"Tạm biệt, tôi nói. (Rồi nói thêm). Tạm biệt, chị gái."



Tàu qua cầu lớn bắc ngang biển, và đến ga Okayama, tôi chuyển sang tàu tốc hành. Tôi ngả người lên ghế và nhắm mắt lại. Dần dần, người tôi hòa với nhịp rung của con tàu. Tôi có thể cảm thấy bức tranh Kafka bên bờ biển gói gọn ghẽ dưới chân mình.

"Ta muốn con nhớ ta," Miss Saeki nói và nhìn thẳng vào mắt tôi.

"Nếu con nhớ ta, thì dù tất cả mọi người khác đều quên, ta cũng chẳng bận tâm."



Thời gian đè nặng lên mày như một giấc mơ cũ, lập lờ nước đôi. Mày tiếp tục di chuyển, cố tìm cách lách qua nó. Nhưng dù mày có đi đến cuối đất cùng trời, mày cũng không thể thoát khỏi nó. Tuy nhiên, mày vẫn phải đi đến đó - đến rìa của thế giới. Có một điều mày không cách chi làm được, trừ phi mày đến đó.



Trời bắt đầu đổ mưa khi tàu đi qua Nagoya. Tôi nhìn những giọt mưa chảy thành vệt trên cửa kính tối om. Hôm tôi rời Tokyo, trời cũng mưa. Tôi hình dung mưa ở khắp mọi nơi mọi chốn: trong rừng, trên biển, trên xa lộ, ở thư viện. Mưa rơi ở rìa thế giới.

Tôi nhắm mắt và thư giãn, thả lỏng các cơ bắp căng thẳng. Lắng nghe tiếng ro ro đều đặn của con tàu. Và rồi, bất chợt, một giọt nước mắt ứa ra, chảy dọc má xuống miệng tôi và, sau một lúc, khô hẳn. Không hề gì, tôi tự nhủ. Chỉ là một giọt nước mắt. Thậm chí có khi không phải là nước mắt tôi, mà là nước mưa hắt vào cũng nên.

Tôi đã hành động đúng không?

"Cậu đã hành động đúng," cái thằng tên là Quạ nói. "Cậu đã làm những gì tốt nhất. Không ai khác có thể làm tốt như cậu. Xét cho cùng, cậu đúng là trang thiếu niên mười lăm tuổi kiên cường nhất thế giới này."

"Nhưng tớ đã biết gì về cuộc đời đâu," tôi cãi.

"Hãy nhìn bức tranh," nó nói. "Và hãy nghe gió."

Tôi gật đầu.

"Tao biết mày có thể làm được điều đó."

Tôi lại gật đầu.

"Bây giờ, mày nên ngủ đi một chút," cái thằng tên Quạ nói. "Khi tỉnh dậy, mày sẽ là một bộ phận của thế giới mới toanh."

Cuối cùng, mày ngủ thiếp đi. Và khi tỉnh dậy thì đúng là thế.

Mày đã là một bộ phận của một thế giới mới toanh.





Ghi vụn trong khi dịch Kafka bên bờ biển

Dương Tường

Về những cái tên: Giống như Rừng Na-Uy, nhan đề tiểu thuyết này (có lẽ bắt nguồn từ tấm ảnh "Kafka trên bãi biển" của nhà văn Franz Kafka) là tên một bài hát. Chỉ khác ở chỗ Rừng Na-Uy là một bài hát có thật của ban nhạc huyền thoại The Beatles, còn Kafka bên bờ biển là một ca khúc không có thật. Nhưng nếu Rừng Na-Uy chỉ có những liên quan xa xôi với cốt truyện, thì Kafka bên bờ biển lại đóng một vai trò đặc biệt: nó gắn bó hữu cơ với nội dung chủ yếu của tác phẩm. Ca từ đầy chất trừu tượng-siêu thực của nó hàm chứa những đầu mối qui chiếu đến nhiều bí ẩn - cá nhỏ từ trên trời mưa xuống, bóng của Nha Sư thành lưỡi dao xuyên thủng giấc mơ, phiến đá cửa vào... - và thiết lập tương quan bề sâu giữa hai tuyến truyện kể.

Cậu bé mang tên Kafka, một trong hai nhân vật chính, rõ ràng là một qui chiếu về văn hào người Séc, cả cái "gã thiếu niên tên là Quạ" cũng vậy (trong tiếng Séc, Kafka nghĩa là quạ gáy xám), cái thằng luôn lên giọng "chính ủy" ấy ("Chú mày phải là trang thiếu niên mười lăm tuổi kiên cường nhất thế giới"...), cái thằng mà những lúc khó khăn vấp váp, Kafka thường cậy đến sự động viên thúc đẩy của nó, thực chất là cái tôi khác (alter ego), cái bản ngã thứ hai của cậu.



Về hai tuyến truyện kể: Cuốn tiểu thuyết gồm hai tuyến truyện kể tách biệt chạy song song và đan xen nhau.

Tuyến thứ nhất, những chương số lẻ, kể câu chuyện của Kafka ở ngôi thứ nhất. Vào đúng hôm sinh nhật lần thứ mười lăm của mình, con trai nhà điêu khắc trứ danh Koichi Tamura trốn nhà đi tìm mẹ và chị gái (đã bỏ đi từ lúc cậu bé hầu như chưa có ý thức gì về họ). Đúng ra là trốn chạy lời tiên tri độc địa của ông bố - một lời nguyền khủng khiếp gần như nguyên xi lời nguyền đè nặng lên - dipe xưa: "Một ngày kia, mày sẽ chính tay giết cha mày và ngủ với mẹ mày". Phán quyết bất khả hóa giải của định mệnh. Mùi vị chát chúa của Sophocle và bi kịch Hy Lạp!

Tuyến thứ hai, những chương số chẵn, kể câu chuyện của Nakata ở ngôi thứ ba. Một lão già ngớ ngẩn, thiểu năng trí tuệ do một tai nạn kì bí hồi nhỏ - kì bí như rất nhiều sự việc kì bí khác trong cuốn sách này - nhưng được bù lại bằng khả năng nói chuyện với mèo (do đó trở thành một "chuyên gia" tìm mèo lạc) và đặc biệt là khả năng ngoại cảm. Sau khi bất đắc dĩ phải giết nhân vật quái đản Johnnie Walker-kẻ-diệt-mèo, hoàn toàn ngoài ý muốn của mình, để cứu thoát hai con mèo Goma và Mimi, Nakata buộc phải rời khỏi quận Nakano, lần đầu tiên trong đời lao vào một cuộc hành trình dài đi tìm một thứ mà lão không biết đích xác là cái gì và ở đâu. Tuyến này phong phú màu sắc hơn, giàu tình tiết li kì với những đoạn "treo lửng" hồi hộp (suspense), bước ngoặt bất ngờ.

Cuối cùng con đường của Kafka và Nakata cũng giao nhau trên cả bình diện thực tại lẫn siêu hình.

Người ta có lí khi nhận định rằng H.Murakami là một trong những nhà văn siêu thực nhất của Nhật Bản.



Đối chiếu hai bản dịch: Theo kinh nghiệm bản thân, khi dịch một tác phẩm không trực tiếp từ nguyên bản, nên có hai bản bằng hai ngôn ngữ khác nhau để tham khảo đối chiếu khi gặp những đoạn tối nghĩa. Điều này giúp cho người dịch hạn chế được sai sót. Dịch cuốn này, tôi dựa vào bản Anh văn Kafka on the Shore của Philip Gabriel là chính và dùng bản Pháp văn Kafka sur le rivage của Corinne Atlan để tham khảo. Trong quá trình làm việc theo cách đó, tôi phát hiện thấy giữa hai bản có nhiều chỗ khác hẳn nhau, có nghĩa là ở những chỗ đó, một trong hai dịch giả, Philip Gabriel hay Corinne Atlan, đã lầm lẫn. Một số chỗ, chỉ bằng suy đoán lô gích và dựa vào văn cảnh, cũng có thể phân định được bản nào chính xác hơn. Chẳng hạn ở chương 13, có đo Oshima luận về "hai vùng tối" trong tâm trí con người là cái siêu nhiên và vô thức. Chỗ này, Philip Gabriel đã nhầm khi dùng hai từ grotesque (quái dị) và subconscious (tiềm thức). Người đọc tinh ý, khi thấy nhắc đến Freud và Jung, ắt hiểu ngay đây là tương quan giữa cái siêu nhiên với vô thức, chứ không phải giữa quái dị và tiềm thức. Bản tiếng Pháp của Corinne Atlan đã đúng khi dịch là le surnaturel và l'inconscient. Nhưng có những chỗ cần phải đối chiếu với bản gốc tiếng Nhật mới xác định được. Như ở chương 13, khi Oshima nhắc đến tên một tác phẩm của Schubert, thì bản tiếng Pháp dịch là Xônát cung Fa thứ, trong khi bản tiếng Anh dịch là Xônát cung Rê trưởng. Tôi nhờ cô Suzuki Kotona ở Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội đối chiếu nguyên bản thì thấy bản tiếng Anh đúng. Mới hay Tây dịch cũng sai vô khối, thậm chí có những chỗ sai khá ngờ nghệch!



[1] Ở chỗ này, bản tiếng Anh của Philip Gabriel dịch là Xô nát cung Rê trưởng trong khi bản tiếng Pháp của Corinne Atlan lại dịch là Xô nát cung Fa thứ. Chúng tôi đã nhờ cô Suzuki Kotona kiểm tra, đối chiếu với bản gốc, qua đó xác định bản tiếng Anh là đúng.



[2] Bản tiếng Anh của Philip Gabriel bỏ sót tiết đoạn này. Chúng tôi dịch thêm từ bản tiếng Pháp của Corinne Atlan.



[3] Bản tiếng Pháp của Corinne Atlan dịch là mười triệu.



[4] Chỗ này, trong bản tiếng Anh là hai mươi năm. Đây là một lầm lẫn: đúng ra là hai mươi lăm năm. Chúng tôi sửa là hai mươi lăm năm theo bản tiếng Pháp của Corinne Atlan.



[5] Bản tiếng Pháp của Corinne Atlan dịch là ba mư.



[6] Bản tiếng Pháp của Corinne Atlan bỏ qua câu này.



[7] Lại thêm một chỗ hai bản Anh và Pháp khác hẳn nhau. Bản tiếng Anh của Philip Gabriel dịch là: ở thành phố Musashino, còn bản tiếng Pháp của Corinne Atlan dịch là: ở cạnh nhà. Chúng tôi theo bản tiếng Pháp vì thấy có lí hơn.



[8] Câu này ở bản tiếng Pháp được dịch là: Ici, le temps s'étire ou stagne, selon les circonstances (Ở đây, thời gian kéo dài hay ngưng đọng, tùy theo hoàn cảnh). Chúng tôi thấy như vậy có lí hơn.



[9] Bản tiếng Anh của Philip Gabriel bỏ sót câu này. Chúng tôi lấy lại từ bản tiếng Pháp của Corinne Atlan.



[10] Câu này trong bản tiếng Anh của Philip Gabriel là: An eternal, naive innocene, never to be marred, floats around her like spores in spring (Một vẻ ngây thơ hồn nhiên vĩnh cửu, mãi mãi không tàn úa, bồng bềnh quanh cô như những bào tử mùa xuân). Chúng tôi cảm thấy có vẻ ngược nghĩa vì Miss Saeki, về bản chất, biểu trưng cho một cái gì rất mong manh, không vĩnh cửu. Chúng tôi nhờ cô Suzuki Kotona đối chiếu với bản gốc tiếng Nhật thì quả là Philip Gabriel đã hiểu sai...



[11] Đoạn này, bản tiếng Anh của Philip Gabriel có hai lầm lẫn hiển nhiên: ở đây, Oshima luận về "hai vùng tối" trong tâm trí con người là cái siêu nhiên và vô thức, nhưng Philip Gabriel lại dùng hai từ grotesque (quái dị) và subconscious (tiềm thức). Người đọc tinh ý, khi thấy nhắc đến Freud và Jung, ắt hiểu ngay ra đây là tương quan giữa cái siêu nhiên và vô thức, chứ không phải giữa quái dị và tiềm thức. Bản tiếng Pháp của Corinne Atlan đã đúng khi dịch là le surnaturel và l'inconscient. Chúng tôi đã nhờ cô SuzuKotona đối chiếu với bản gốc tiếng Nhật thì quả là như thế.



[12] Lại một chỗ chênh giữa bản tiếng Anh và bản tiếng Pháp. Trong bản tiếng Pháp của Corinne Atlan, câu trích dẫn lại khác hẳn: "L'homme se constitue pour soi par son activité pratique, parce qu'il est poussé à se trouver lui-même, à se reconnaitre lui-même dans ce qui s'offre à lui extérieurement." (Con người tự tạo mình bằng hoạt động thực tiễn của hắn vì hắn bị thôi thúc phải tự tìm thấy mình, tự nhận ra mình trong những gì phô ra với hắn ở bên ngoài).



[13] Bản tiếng Pháp của Corinne Atlan: mắt mở to.



[14] Chỗ này, hai bản dịch Anh ngữ và Pháp ngữ khác hẳn nhau một cách khó hiểu. Bản tiếng Anh của Philip Gabriel (mà chúng tôi dùng làm bản chính để chuyển ngữ) dịch là: You're a regular Linus (Cậu là một Linus chính cống). Còn ở bản tiếng Pháp của Corinne Atlan thì lại là: Comme Charlie Brown, dans la bande dessinée, qui emporte partout sa couverture? Sau khi nhờ cô Suzuki Kotona đối chiếu nguyên bản tiếng Nhật, chúng tôi quyết định dịch câu này theo bản tiếng Pháp.



[15] Bản tiếng Anh của Philip Gabriel dịch tên phim là The Sound of Music (Tiếng nhạc). Chúng tôi theo cách dịch ở bản tiếng Pháp của Corinne Atlan - La mélodie du bonheur - vì thấy đầu đề ấy hợp tình hợp cảnh hơn.



Lẩu thập cẩm và Scheherazade. Xem ra Kafka bên bờ biển có đủ thứ - siêu thực, hiện thực kì ảo, bi kịch Hi Lạp, uy-mua, suspense, ảo giác, chiêm bao, những leitmotiv về định mệnh, bóng ma của Thế chiến II. Những triết luận về văn học, tâm phân học, âm nhạc học. Mưa cá. Mưa đỉa. Lại cả một cô gái điếm trích dẫn Bergson. Nói bằng thuật ngữ chưởng, thì Murakami tung ra hơi nhiều chiêu thức. Xét theo quan điểm ẩm thực, đây có thể xem như một món lẩu thập cẩm đểiều dư vị hỗn trộn khó phân tích cho thực khách. Với cái tài kể chuyện của một nàng Scheherazade, Murakami đã tạo nên một page turner theo đúng nghĩa một cuốn sách hấp dẫn đến độ đã cầm lên là phải đọc gấp đến trang cuối không rời tay. Được biết sau khi phát hành, website của nhà xuất bản đã nhận được 8.000 câu hỏi của độc giả muốn được giải thích thêm về ý nghĩa của tác phẩm. Murakami đã đích thân trả lời 1.200 câu trong số đó. "Bí quyết để hiểu tác phẩm này," ông nói, "nằm ở chỗ đọc nó nhiều lần." Tôi nghĩ Kafka bên bờ biển cũng bõ đọc lại nhiều lần.





* * *



[1] Automatic teller machine: máy rút tiền tự động đặt ở các đường phố để tiện dụng cho các chủ tài khoản. (Tất cả các chú thích đều của người dịch).



[2] Trong bản tiếng Anh: chín mươi đô-la.



[3] Cũng như trên máy bay, trên xe buýt ở các nước phát triển, phía trên mỗi ghế hành khách đều có bố trí đèn cho những ai cần ánh sáng để đọc.



[4] Cửa hàng ăn tự phục vụ.



[5] Thuộc phong trào văn hóa bác bỏ những giá trị hiện đại phương Tây và đề cao đời sống tinh thần.



[6] Thể loại thơ cổ, tiền thân của hai.

[7] Nhà văn Mỹ chuyên viết chuyện kinh dị, rất ăn khách.

[8] Miss: từ dùng để chỉ người phụ nữ độc thân.



[9] Young Men's Christian Association: Hội Thanh niên Thiên Chúa giáo.

[10] Tiểu thư.

[11] Tiếng Đức: loại tiểu thuyết về quá trình phát triển, vào đời và trưởng thành của lớp trẻ hiện thân ở một nhân vật chính.

[12] Nội dung ghi chú trong dấu [...] xem trong phần "Ghi vụn trong khi dịch Kafka bên bờ biển" ở cuối sách.

[13] Cách diễn tấu rất thoái mái về độ nhanh chậm.

[14] Tiếng Pháp trong nguyên bản: này đây.

[15] Độc giả Việt Nam thường quen với cái tên Pháp hóa Eschyle hơn.

[16] Một trò bắn bi sắt của Nhật Bản chơi bằng my.


[17] Người hoặc tác phẩm thành công, nổi trội, được ưa chuộng


[18]Tiếng Anh trong nguyên bản: Không dám.



[19]Chữ homosexual (hay lesbian với nữ giới) xưa nay ta vẫn quen dịch là: đồng tính luyến ái, theo tôi là không chính xác. Thứ nhất, không phải đồng tính, mà là đồng giới; thứ hai, không phải luyến ái, mà là tình dục. Tôi ưng dùng từ đồng giới tình dục hơn.

[20] Hollow Men, một bài thơ nổi tiếng của Thomas Stearns Elliot (1888-1965), thi hào Anh gốc Mỹ.



[21] Một giáo phái Veda trong đó các thành viên họp thành từng nhóm đồng thanh tụng ca tên thần Krishna, được thành lập ở Hoa Kỳ năm 1966.

[22] Thời kì lịch sử và nghệ thuật của Nhật Bản, khởi đầu từ khi lập kinh đô Jeiankyô (nghĩa là kinh đô hòa bình, nay gọi là Tokyo) vào năm 794 và kéo dài đến năm 1192 kkhi thành phố Kamakura được thành lập. Đặc điểm của thời kỳ này là chính sách hòa bình của những người chấp chính dòng Fujiwara. Đó cũng là thịnh trào của thời kỳ "cổ điển" của văn học - nghệ thuật Nhậ t Bản.

[23] Phương pháp điều trị của Nhật Bản bằng cách day huyệt.



[24] Nệm bông gấp kiểu Nhật bản, thường trải trên sàn để ngủ.



[25] Kentucky Fried Chicken Corporation: hệ thống nhà hàng nổi tiếng thế giới về món gà rán, trụ sở chính ở Louisville, bang Kentucky, Mỹ. Trên những tấm quảng cáo của Kentucky Fried Chicken thường có hình một ông già mặc com-lê trắng bưng một khay thịt gà rán.

[26] Truyện tranh.

[27] Biệt hiệu của William H.Bonney (1859-1881), nhân vật quái kiệt sống ngoài vòng pháp luật, huyền tôi hoại sống của miền Viễn Tây (Mỹ), thậm chí đi vào lịch sử. Năm 1938, Eugene Loring đã xây dựng vở balê Billy the Kid, với tổng phổ nhạc của Aaron Copland.
[28] Món cơm thập cẩm của Tây BanNha có đồ hải sản, thịt gà, rau quả, v.v…
[29] Arnold Schwarzenegger, sinh ngày 30/07/1947 tại Graz, Áo, một nhân vật nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực – lực sĩ thể dục thể hình, doanh nhân, tài tử điện ảnh, chính trị gia. Tập thể dục thể hình từ năm 14 tuổi, Arnoldsang Mỹ được mệnh danh là “Cây sồi nước Áo”. Nhờ thể hình tuyệt vời, Arnold gia nhập làng điện ảnh Hollyword, trở thành minh tinh với những vai trong một loạt phim hành động như Gonan tên Man Rợ, Kẻ Hủy Diệt... Nhập quốc tịchăm 1983. Chuyển sang hoạt động chính trị, ông trở thành vị thống đốc thứ 38 của bang California với biệt danh là Governator ghép hai từ Governor (thống đốc) với Terminator Kẻ Hủy Diệt, bộ phim nổi tiếng do ông thủ vai chính. Vợ ông là Maria Shiver, cháu gái cố tổng thống bị ám sát J.F.Kennedy. Ở đây, Hoshino nhắc đến ông như là lực sĩ thể hình, hay là tài tử điện ảnh của những phim hành động.

30] Arthur Rubinstein (1887-1982), nghệ sĩ piano Mỹ, gốc Ba Lan; Jascha Heifetz (1901-1987), nghệ sĩ violon Mỹ gốc Nga; Emanuel Feuermann (1902-1942), nghệ sĩ cello Mỹ gốc Ukraina. Cả ba đều được xếp vào hàng đầu thế giới.

[31] David Oistrach (1908-1974), nghệ sĩ violon Nga, được xếp vào loại hàng đầu thế giới.
[32] Quái vật King Kong trong một xê-ri phim kinh dị của Nhật Bản do hãng Toho sản xuất hồi 1954.
[33] Truyện cổ tích Đưc,sẽ được Giambattista Basile sáng tạo rồi sau đó đó, anh em Grimm viết lại. Hansel và em gái Gretel là con một gia đình tiều phu nghèo. Vì không nuôi nổi con, hai vợ chồng đem bỏ hai con vào rừng sâu. Giống như trong truyện Chú Bé Tí Hon của Perrault, lần đầu, hai anh em bỏ sỏi vào túi, rc dọc đường làm dấu và do đó, tìm được lối về. Lần sau, không kịp nhặt sỏi, hai anh em đành rắc ruột bánh mì. Chiều đến, hai anh em tìm đường về nhưng ruột bánh đã bị chim ăn hết. Rơi vào tay một mụ phù thủy rắp tâm ăn thịt cả hai, Gretel tương kế tựu kế đẩy được mụ vào trong lò, và hai anh em lấy hết châu báu của mụ, trở về với bố mẹ.
[3] John William Coltrane (Hamlet, Bắc Carolina 1926 - New York 1967), nghệ sĩ saxophone và nhà soạn nhạc jazz. Được coi là một trong những người cách mạng nhất trong nghệ thuật biểu diễn nhạc jazz và có ảnh hưởng nhất.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom