Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Kafka bên bờ biển - Chương 25-26
Chương 25
Tôi ngủ thiếp đi một lúc, tỉnh dậy, rồi lại ngủ tiếp, cứ thế mấy lần. Tôi không muốn bỏ lỡ cái lúc cô xuất hiện. Thế nhưng tôi đã bỏ lỡ thật - khi tôi ngước lên thì cô đã ngồi ở bàn giấy y như đêm hôm trước. Chiếc đồng hồ cạnh giường tôi chỉ hơn ba giờ một chút. Rõ ràng trước khi đi nằm, tôi đã kéo rèm, vậy mà giờ đây nó lại mở toang. đêm nay không có trăng - đó là điểm khác biệt duy nhất. Trời đầy mây và có thể bên ngoài đang mưa bụi. Bên trong phòng, tối hơn đêm qua nhiều, những ngọn đèn thưa thớt ngoài vườn chỉ hắt vào một ánh sáng yếu ớt qua lá cây. Phải mất một lúc mắt tôi mới quen được với bóng tối.
Cô gái ngồi ở bàn, tì má vào lòng bàn tay, nhìn bức tranh treo trên tường. Cô vẫn mặc bộ đồ như hôm qua. Lần này, mặc dù căng mắt ra nhìn, tôi vẫn không thấy rõ được nét mặt cô vì tối quá. Nhưng kỳ lạ thay, đường nét thân hình cô lại nổi bật lên bồng bềnh trong bóng tối. Không nghi ngờ gì nữa, đây đúng là Miss Saeki hồi trẻ.
Cô có vẻ như đang trầm ngâm suy nghĩ. Hoặc đang đắm mình trong một giấc mơ dài. Dù thế nào, tôi vẫn cố thở thật nhẹ để khỏi khuấy động cảnh tượng trước mắt tôi đây. Tôi không động đậy một ly, chỉ thỉnh thoảng đưa mắt nhìn đồng hồ xem giờ. Thời gian đều đặn, chậm chạp trôi.
Bất chợt, tim tôi bắt đầu rộn lên. Và cái âm thanh giống như tiếng gõ cửa ấy vang lên trong đêm khuya tịch lặng của căn phòng làm tôi ật mình đến nỗi suýt nhảy ra khỏi giường.
Cái bóng đen của cô gái thoáng động đậy. Cô ngước lên và lắng tai nghe. Cô nghe thấy tiếng tim tôi đập. Cô hơi nghiêng đầu, kiểu như một con thú trong rừng tập trung chú ý vào một tiếng động bất thường. Rồi cô quay về phía giường tôi đang nằm. Nhưng tôi biết hình ảnh của tôi không được ghi nhận trong mắt cô: tôi không ở trong giấc mơ của cô. Cô và tôi thuộc về hai thế giới khác nhau, ngăn cách bởi một ranh giới vô hình.
Hồi trống trong ngực tôi lắng xuống cũng nhanh chóng như khi nó bắt đầu. Cả nhịp thở của tôi cũng vậy. Tôi lại thôi không hiện hữu và cô không lắng tai nghe nữa. Cô lại hướng mắt về bức tranh Kafka bên bờ biển, trong tư thế tay chống cằm như cũ. Một lần nữa, trái tim cô lại bị hút về cậu thiếu niên trong cái quang cảnh mùa hè ấy.
Cô ngồi đó khoảng hai mươi phút rồi đi khỏi. Y như đêm trước, cô đứng dậy, đôi chân trần lướt đi không một tiếng động về phía cửa và không cần mở, cứ thế biến ra ngoài. Tôi tiếp tục nằm yên một lúc, rồi cuối cùng trở dậy. Vẫn để đèn tắt, tôi đi trong bóng tối, tới ngồi vào chỗ cô vừa bỏ đi. Tôi đặt cả hai tay lên bàn và cố hấp thụ chút gì còn lại từ sự hiện diện của cô. Tôi nhắm mắt lại, níu đón nhịp tin run rẩy của cô cho nó thẩm thấu vào tim tôi.
Tôi phát hiện ra một điểm chung giữa cô gái và tôi: cả hai chúng tôi đều yêu một người không còn ở trên đời này nữa.
Lát sau, tôi chìm vào một giấc ngủ bất an. Tôi chao đảo như quả lắc đồng hồ một bên là cơ thể cần được nghỉ ngơi và bên kia là tâm trí không thuận theo. Thế rồi sau đó - thậm chi tôi cũng không biết chắc là đã sáng hay chưa - chim hót rộn lên ngoài vườn, làm tôi thức giấc hoàn toàn.
Tôi xỏ chân vào chiếc quần jeans, mặc sơ mi dài tay ra ngoài áo phông, và ra ngoài. Mới hơn năm giờ sáng, chưa có ai khác ra đường. Tôi bỏ lại sau lưng dãy nhà ngoại ô cũ kỹ, đi qua khu rừng thông được trồng để chắn gió, qua con đê chắn sóng và ra tới bãi biển. Một làn gió thoảng mơn man da tôi. Bầu trời giăng một lớp mây xám, nhưng không có vẻ gì là sắp mưa. Một buổi sáng tĩnh lặng, yên bình. Như một lớp cách âm, những đám mây hút kiệt mọi âm thanh từ mặt đất vọng lên.
Tôi dạo bước trên một con đường nhỏ dọc biển, hình dung chàng trai trong bức tranh, tay xách chiếc ghế vải dạo bước cũng trên con đường này, rồi ngồi bên bờ biển. Tuy nhiên, tôi không dám chắc bức tranh mô tả cụ thể quãng nào của bờ biển. Trên tranh, ta chỉ thấy bãi biển, chân trời, bầu trời và mây. Và một hòn đảo. Mà dọc bờ biển thì có nhiều đảo và tôi không nhớ rõ hình thù hòn đảo được thể hiện trong tranh. Tôi ngồi xuống bãi cát, nhìn ra biển và khum tay thành một thứ khung tranh. Tôi hình dung chàng trai đang ngồi đó. Một con hải âu đơn lẻ vật vờ bay ngang bầu trời lặng gió. Những con sóng nhỏ xô bờ, đều đặn từng đợt, để lại trên cát một đường lượn mềm mại li ti những chấm bọt.
Đột nhiên tôi hiểu ra là mình ghen với gã thiếu niên trong tranh.
"Cậu ghen với chàng trai trong tranh," thằng cu tên là Quạ thì thầm vào tai tôi.
Cậu ghen với gã trai hai mươi tuổi tội nghiệp bị tưởng nhầm là một kẻ khác, do đó bị giết uổng vào thời kỳ... ba mươi năm trước đây, phải không nhỉ? Ghen điên cuồng đến phát đau. Đây là lần đầu tiên trong đời, cậu ghen. Giờ thì cậu biết thế nào là một cơn ghen. Nó như một đám cháy rừng thiêu đốt tim ta.
Cả đời, cậu chưa bao giờ ghen tị ai hoặc muốn được như ai - nhưng giờ đây thì cậu thèm muốn địa vị của gã trai ấy hơn hết thảy. Thậm chí, dù biết là năm hai mươi tuổi, gã đã bị nện vào đầu bằng một cái ống sắt rồi đánh đến chết, cậu vẫn sẵn sàng đánh đổi số phận với gã. Cậu bằng lòng làm vậy để có thể yêu Saeki trong năm năm còn lại của đời mình. Và được nàng yêu với tất cả tấm lòng. Được tha hồ ôm nàng trong tay bao lâu tùy thích, làm tình với nàng hết ngày này sang ngày khác. Được vuốt ve mọi bộ phận trên cơ thể nàng và để nàng cũng làm như thế đối với cậu. Và để sau khi cậu chết, mối tình ấy sẽ trở thành một câu chuyện được khắc ghi mãi mãi trong tim nàng. Từng đêm, từng đêm, nàng sẽ yêu cậu trong kỷ niệm.
Phải, cậu đang ở trong một tình huống kỳ lạ. Cậu yêu một cô gái không còn tồn tại và ghen với một chàng trai đã vĩnh viễn ra đi. Mặc dù thế, niềm xúc cảm đang xâm chiếm con tim cậu lại thực hơn, đau đớn hơn bất cứ những gì cậu từng trải nghiệm trước đây. Và không có một lối thoát nào. Không có cơ may nào tìm được đường ra. Cậu đã lạc vào một mê cung của thời gian và điều rắc rối nhất là cậu tuyệt nhiên không mong muốn ra khỏi đó. Có đúng thế không?
Oshima đến muộn hơn hôm qua một chút. Trước khi anh tới, tôi đã kịp hút bụi cả tầng trên lẫn tầng dưới, lau chùi tất cả bàn ghế, mở và lau các cửa sổ, cọ rửa nhà vệ sinh, đổ rác, thay nước các bình hoa. Rồi tôi bật tất cả các đền và hiển thị danh mục trên các máy vi tính. Chỉ còn việc mở cửa nữa thôi.
Oshima kiểm tra công việc của tôi và gật đầu hài lòng. "Em học nhanh đấy, không để phí thời gian."
Tôi đun nước, pha cà phê cho anh. Còn tôi làm một táchy trà Earl Grey như hôm qua. Bên ngoài trời bắt đầu mưa khá nặng hạt. Có tiếng sấm ở đằng xa. Chưa trưa mà đã tối sầm như xế chiều.
"Oshima, em muốn nhờ anh một việc."
"Việc gì?"
"Anh có kiếm đâu được tổng phổ của Kafka bên bờ biển không?"
Oshima nghĩ một thoáng."Nếu có trên trang mạng của một nhà xuất bản âm nhạc nào đó, mình nghĩ cậu có thể trả phí để tải xuống. Để mình kiểm tra rồi sẽ báo cho cậu."
"Cám ơn anh."
Anh ngồi xuống ở một góc quầy, bỏ một viên đường nhỏ xíu vào tách cà phê và lấy thìa khuấy. "Vậy là cậu thích bài hát ấy?"
"Vâng, rất thích."
"Mình cũng mê luôn. Một giai điệu đẹp, độc nhất vô nhị. Đơn giản mà sâu lắng. Nó nói lên nhiều điều về con người đã sáng tác ra nó."
"Tuy nhiên, ca từ lại quá tượng trưng," tôi đánh bạo nhận xét.
"Từ xửa từ xưa, tính tượng trưng và thơ vốn không thể tách rời nhau. Như hải tặc với rượu rhum vậy."
"Theo anh Miss Saeki có hiểu hết ý nghĩa của ca từ không?"
Oshima ngước lên, lắng nghe tiếng sấm như thể đang ước tính xem nó ở bao xa. Rồi quay về phía tôi và lắc đầu. "Không nhất thiết. Tính tượng trưng và ý nghĩa là hai điều riêng rẽ. Mình nghĩ bà tìm ra những từ thật đắt bằn cách vượt qua ý nghĩa và lô gích. Bà "bắt" chữ trong một giấc mơ, như kiểu người ta rón tay túm nhẹ đôi cánh một con bướm dập dờn quanh mình. Nghệ sĩ là những kẻ có khả năng tránh được thói dài dòng văn tự."
"Vậy theo anh, có thể Miss Saeki đã tìm thấy những từ đó ở một không gian khác như trong mơ?
"Đa phần những bài thơ lớn đều như vậy. Nếu những con chữ không tạo nổi một sấm truyền liên thông tới người đọc qua một thứ đường hầm, thì toàn bài không còn là thơ nữa."
"Nhưng khối bài thơ đều chỉ làm ra vẻ thế."
"Đúng vậy. Đó là một thứ thủ thuật và một khi biết cách, thì chẳng có gì là khó. Chỉ cần dùng một số từ nghe có vẻ tượng trưng là toàn bộ mang dáng dấp một bài thơ rồi."
"Em cảm thấy trong Kafka bên bờ biển có một cái gì khẩn cấp và nghiêm trọng."
"Mình cũng thế," Oshima nói. "Lời ca không chỉ là một cái gì hời hợt trên bề mặt. Nhưng trong tâm trí mình, lời ca và giai điệu không tách rời nhau, mình không thể xem xét lời ca như là thơ thuần túy và quyết định là tự thân nó có sức thuyết phục đến mức nào. (Anh khẽ lắc đầu). "Dù sao đi nữa, rành là bà có tài trời phú và khả năng âm nhạc đích thực. Bà cũng có đầu óc khá thực tế để nắm bắt thời cơ. Nếu cái sự kiện khủng k hiếp kia không khiến bà rút khỏi thế sự, mình dám chắc bà đã phát triển tài năng tiến xa hơn nữa. Thật đáng tiếc..."
"Vậy tài năng đó đi đâu mất rồi?"
Oshima nhìn tôi. "Cậu hỏi tài năng của Miss Saeki biến đi đâu sau khi bạn trai của bà chết?"
Tôi gật đầu. "Nếu tài năng là một năng lượng tự nhiên thì nó phải tự thể hiện ra bằng cách này hay cách khác chứ?"
"Mình không biết," anh đáp. "Không ai có thể tiên đoán hướng đi của tài năng. Có khi nó biến mất hẳn. Hoặc giả nó lặn sâu xuống như một dòng nước ngầm và chảy đi đâu có trời biết."
"Có thể Miss Saeki tập trung tài năng của mình vào một lĩnh vực khác ngoài âm nhạc chăng?" tôi đoán.
"Vào một lĩnh vực khác?" Oshima nhíu mày, quan tâm ra mặt. "Cụ thể là thế nào?"
Tôi không tìm ra lời để diễn đạt. "Em không biết... Em chỉ cảm thấy là có thể như thế thôi. Có thể là vào một cái gì đó vô hình."
"Vô hình?"
"Một cái gì người khác không nhìn thấy, một thứ gì đó mà người ta theo đuổi cho riêng mình. Một quá trình nội tâm."
Oshima vuốt lại mớ tóc xõa xuống trán, những sợi mềm như chảy giữa những ngón tay thanh mảnh. "Đó là một ý hay. Sau khi trở lại thành phố, có thể Miss Saeki đã dùng tài năng của mình vào một điều gì đó mà ta không biết, hay để dùng chữ của cậu, vào một cái gì đó vô hình. Nhưng xin nhớ là bà đã biến mất khoảng hai mươi lăm năm, cho nên không cách nào biết chắc được trừ phi ta trực tiếp hỏi bà."
Tôi lưỡng lự một chút rồi quyết định cứ hỏi. "Em có thể hỏi anh một điều thật sự ngớ ngẩn được không?"
"Thật sự ngớ ngẩn ư?"
Tôi đỏ mặt. "Hoàn toàn phi lý."
"Không sao. Mình không nhất thiết phản đối những gì ngớ ngẩn hay phi lý."
"Em thậm chí không thể tin là mình dám mở miệng nói điều này với ai."
Oshima hơi nghiêng đầu, đợi tôi nói tiếp.
"Liệu có khả năng Miss Saeki là... là mẹ em được không?"
Oshima ngả người dựa vào quầy, ngẫm nghĩ tìm lời chữ cho chính xác. Chiếc đồng hồ trên tường trên tường tích tắc đếm từng giây trong khi tôi chờ đợi.
Cuối cùng, anh lên tiếng. "Vậy điều cậu muốn nói là thế này: năm Miss Saeki hai mươi tuổi, tuyệt vọng, rời khỏi Takamatsu đến sống một mình ở một nơi nào đó, bà tình cờ gặp cha cậu, ông Koichi Tamura, và hai người lấy nhau, đẻ ra cậu. Rồi bốn năm sau, xảy ra chuyện gì đó khiến bà bỏ nhà đi, để cậu lại. Sau đó là một khoảng trống mù mịt cho đến khi bà xuất hiện trở lại ở Shikoku. Mình hiểu như thế có đúng không?"
"Vâng."
"Điều đó không phải là bất khả. Mình muốn nói: cho đến giờ, không có bằng cứ nào để bác bỏ giả thuyết của cậu. Quá nhiều điều trong cuộc đời bà vẫn còn là một bí mật hoàn toàn. Người ta đồn là bà đã từng sống ở Tokyo. Hơn nữa, bà lại trạc tuổi cha cậu. Tuy nhiên, khi trở về Takamatsu, bà chỉ có một mình. Cậu nói chị gái cậu bao nhiêu tuổi?"
"Hăm mốt."
"Bằng tuổi mình," Oshima nói. "Nhưng mình không phải là chị cậu, cái đó thì mình biết chắc. Mình có cha mẹ và anh trai - tất cả cùng máu mủ ruột rà. Một gia cảnh quá tốt đối với mình." Anh khoanh tay lại và nhìn tôi một lúc. "Mình cũng có một điều muốn hỏi cậu. Cậu có bao giờ xem giấy khai sinh của mình không? Nếu có, ắt cậu phải biết tên tuổi của mẹ cậu chứ?"
"Dĩ nhiên là em có xem."
"Vậy trong đó ghi tên mẹ cậu là gì?"
"Người ta không ghi tên mẹ em
Oshima có vẻ kinh ngạc. "Không ghi? Sao lại có thể thế được?"
"Không có tên mẹ em. Không đùa đâu. Em không hiểu tại sao lại thế. Theo giấy khai sinh thì em không có mẹ. Cũng chẳng có chị gái. Chỉ có tên cha em và tên em trong giấy khai sinh. Về phương diện pháp lý, em là một đứa con hoang. Một đứa con ngoài giá thú."
"Nhưng thực tế, cậu đã từng có một người mẹ và một chị gái mà."
Tôi gật đầu. "Đúng vậy, cho đến năm em lên bốn. Một gia đình bốn người chung sống, đó không phải chỉ là tưởng tượng. Em còn nhớ rất rõ mà. Ít lâu sau khi em tròn bốn tuổi, mẹ em bỏ đi mang theo chị em."
Tôi rút ví, đưa cho Oshima xem tấm ảnh hai chị em tôi chơi trên bãi biển. Anh ngắm một lúc, mỉm cười rồi trả lại tôi.
"Kafka bên bờ biển," anh nói.
Tôi gật đầu và cất ấm ảnh trở vào ví. Bên ngoài, gió xoáy lộn, táp mưa vào cửa kính lộp độp. Ngọn đèn trần hắt bóng tôi và Oshima trên sàn nhà, khiến chúng tôi nom giống như hai kẻ đang bàn bạc một âm mưu tăm tối nào đó ở một thế giới nghịch đảo.
"Em không nhớ mặt mẹ mình ư?" Oshima hỏi. "Em sống với mẹ đến năm lên bốn, chắc phải nhớ mang máng dáng nét của bà chứ?"
Tôi lắc đầu. "Em hoàn toàn không nhớ nổi. Em không biết tại sao, nhưng trong bộ nhớ của em, cái chỗ đáng lẽ phải lưu giữ gương mặt mẹ lại là một vệt tối đen, một khoảng trống."
Oshima ngẫm nghĩ một lúc. "Hãy nói thêm cho anh nghe tại sao em lại nghĩ Miss Saeki có thể là
"Thôi, chừng nấy là đủ rồi," tôi nói. "Ta hãy quên chuyện đó đi. Em đã tưởng tượng quá nhiều, thế thôi."
"Không sao, em cứ nói tiếp tất cả những gì em nghĩ trong đầu đi," anh nói. "Rồi hai anh em mình sẽ có thể xác định đó có phải tại em tưởng tượng quá nhiều hay không?"
Cái bóng của Oshima trên sàn chuyển động theo những cử chỉ của anh, tuy có hơi phóng đại lên một tí.
"Có rất nhiều sự trùng hợp giữa em và Miss Saeki," tôi nói. "Y như những miếng trong trò chơi ghép hình chắp vừa khít vào nhau vậy. Em hiểu ra điều đó khi nghe bài Kafka bên bờ biển. Trước hết là việc em ị hút đến cái thư viện này như thể do số phận đưa đẩy. Thẳng một mạch từ Nakano đến Takamatsu. Ngẫm ra thì rất kỳ lạ."
"Như tình tiết của một bi kịch Hy Lạp vậy."
"Thế rồi, em đâm yêu," tôi nói thêm.
"Yêu Miss Saeki?"
"Vâng, có lẽ thế."
"Có lẽ?" Oshima cau mày nhắc lại. "Cậu muốn nói có lẽ cậu đang yêu? Hay có lẽ cậu yêu Miss Saeki?"
Tôi đỏ mặt. "Em thực sự không thể giải thích được rõ ràng," tôi đáp. "Thật phức tạp và có nhiều điều chính em cũng không hiểu."
"Nhưng cậu nghĩ có lẽ cậu đang yêu, có lẽ cậu yêu Miss Saeki?"
"Đúng," tôi nói. "Rất yê
"Có lẽ, mà lại là rất yêu."
Tôi gật đầu.
"Đồng thời lại cũng có thể Miss Saeki là mẹ cậu?"
Lại một cái gật đầu đặc trưng của tôi.
"Với một thiếu niên mười lăm tuổi thậm chí chưa cần đến dao cạo râu, hành trang cậu mang theo quả là nặng nề," Oshima nhấp một ngụm cà phê và thận trọng đặt tách lên đĩa. "Mình không nói thế là dở, mà chỉ nhận xét rằng cái gì cũng có giới hạn của nó."
Tôi không nói gì.
Oshima đưa tay lên bóp thái dương và trầm ngâm. Rồi chắp tay trước ngực, nói "Mình sẽ cố tìm bản tổng phổ ấy trong thời gian sớm nhất có thể. Những việc còn lại ở đây, mình có thể tự làm nốt, vậy cậu về phòng nghỉ đi."
Đến giờ ăn trưa, tôi ra thay Oshima ở quầy trước. Hôm nay ít khách hơn mọi khi, có lẽ vì mưa liên tục. Khi trở lại sau giờ nghỉ, Oshima đưa cho tôi một chiếc phong bì lớn đựng bản tổng phổ của Kafka bên bờ biển in ra từ máy vi tính.
"Chúng ta đang sống trong một thế giới tiện lợi thật," anh nói.
"Cám ơn anh," tôi nói.
"Nếu không phiền, cậu có thể pha một tách cà phê mang lên gác được không? Đen, không kem, không đường. Cậu pha cà phê ngon lắm."
Tôi pha một tách mới, đặt vào khay, mang lên tầng hai. Như mọi khi, phòng Miss Saeki để mở và bà đang ngồi bên bàn làm việc. Khi tôi đặt cà phê lên bàn, bà ngước mắt nhìn tôi, mỉm cười, rồi đậy nắp chiếc bút máy lại, đặt lên chồng giấy.
"Thế nào, cháu đã quen với mọi thứ ở đây chưa?"
"Dần dần ạ," tôi trả lời.
"Giờ cháu có rảnh không?"
"Thưa có ạ," tôi nói.
"Vậy thì cháu ngồi xuống đi," Miss Saeki chỉ chiếc ghế gỗ cạnh bàn. "Chúng ta nói chuyện một lúc."
Trời lại bắt đầu nổi sấm ở đằng xa, rồi mỗi lúc một gần lại. Tôi làm theo lời bà và ngồi xuống ghế.
"Nhắc lại xem, cháu bao nhiêu tuổi? Mười sáu?"
"Mười lăm. Cháu vừa tròn mười lăm."
"Cháu bỏ nhà đi, phải không?"
"Vâng."
"Có lý do gì khiến cháu phải làm thế không?"
Tôi lắc đầu. Tôi biết nói gì đây?
Miss Saeki nhấc tách cà phê lên, nhấp một ngụm trong khi chờ tôi trả lời.
"Cháu cảm thấy nếu ở lại đó, cháu sẽ hỏng không cách chi cứu chữa nổi."
"Hỏng ư?" Miss Saeki nheo mắt, nói.
"Vâng," tôi nói.
Ngừng một lát, Miss Saeki lại nói. "Một cậu bé ở tuổi của cháu mà dùng cái từ hỏng, nghe cũng kỳ lạ. Có phải nói là cháu làm cô tò mò đấy. Chính xác ra, cháu nỏi hỏng theo nghĩa nào?"
Tôi tìm chữ để diễn giải cho đúng. Trước hết, tôi tìm gã thanh niên tên là Quạ, nhưng chẳng thấy gã đâu. Thành thử tôi phải tự túc lựa chọn chữ lựa lời và như vậy phải mất thời gian. Nhưng Miss Saeki vẫn kiên nhẫn chờ. Ngoài trời, chớp lóe lên và lát sau, sấm vang rền ở đằng xa.
"Cháu muốn nói là cháu sẽ có nguy cơ biến chất thành một thứ mà cháu không muốn là thế."
Miss Saeki nhìn tôi với vẻ quan tâm đặc biệt. "Với thời gian, rốt cuộc, tất cả mọi người đều sẽ hỏng, sẽ biến thành một cái gì khác. Sớm muộn, điều đó tất sẽ xảy ra thôi."
"Nhưng ngay cả nếu điều đó xảy ra, người ta vẫn cần có một chốn để quay về."
"Một chốn để quay về?"
"Một chốn đáng để quay về."
Miss Saeki nhìn thẳng vào mặt tôi.
Tôi đỏ mặt, rồi lấy hết can đảm ngước lên nhìn lại bà. Bà mặc một chiếc áo liền váy ngắn tay màu xanh nước biển. Chắc bà phải có cả một tủ đầy những áo váy màu xanh với những sắc độ khác nhau. Ngoài trang phục chính, bà chỉ đeo thêm một vòng cổ mảnh bằng bạc và một đồng hồ tay nhỏ xíu với dây da màu đen. Tôi tìm cô gái mười lăm tuổi ở nơi bà và thấy ngay lập tức. Cô đang thiêm thiếp náu mình trong khu rừng của hình ảnh trong phim nổi. Nhưng nhìn thật kỹ là phát hiện được thôi. Tim tôi lại bắt đầu đập rộn lên như có ai đóng cái đinh dài vào thành ngực bao quanh nó.
"So với tuổi mười lăm, cháu quả là rất biết lẽ đúng sai."
Tôi không biết trả lời ra sao.
"Hồi cô mười lăm," Miss Saeki nói với một nụ cười, "cô chỉ muốn đi biệt đến một thế giới khác, đến một nơi ngoài tầm của tất cả mọi người. Một nơi ngoài dòng chảy của thời gian."
"Nhưng làm gì có nơi nào như thế."
"Đúng. Vì thế mà cô đành sống ở đây, trong cái thế gian này, nơi mà mọi thứ cứ liên tục hỏng đi, lòng người luôn thay đổi và thời gian thì cứ trôi chảy không ngừng." Bà im lặng một lát như để ám chỉ sự trôi chảy của thời gian. "Nhưng cháu biết đấy," bà nói tiếp, "khi cô mười lăm tuổi, cô nghĩ là hẳn phải có một nơi như vậy trên thế gian này. Cô tin chắc ở đâu đó, mình sẽ tìm thấy cửa vào cái thế giới kia."
"Hồi mười lăm tuổi, cô có cảm thấy cô đơn không?"
"Có, theo một nghĩa nào đó. Cô không trơ trọi một mình, nhưng cô cảm thấy cô đơn ghê gớm. Bởi vì cô biết mình sẽ không bao giờ hạnh phúc hơn lúc đó. Cô biết chắc thế. Vì vậy nên cô mới muốn đi đến một nơi nào đó không có thời gian để có thể mãi mãi giữ nguyên trạng thái hạnh phúc đó."
"Cháu thì lại muốn lớn lên nhanh thôi."
Miss Saeki ngả người ra sau để nhìn cho kỹ sắc diện của tôi. "Cháu hẳn là mạnh mẽ và độc lập hơn cô hồi ấy. Ở tuổi cháu, cô mang đ̐ tưởng rằng mình có thể trốn thoát thực tại, còn cháu thì đứng thẳng đối mặt với thực tại, đương đầu với nó. Thật khác xa nhau."
Mạnh mẽ và độc lập ư? Cả hai phẩm chất ấy, tôi đều không có. Tôi chỉ bị thực tại xô đẩy về phía trước, dù tôi muốn hay không. Nhưng tôi không nói gì.
"Cháu biết không, cháu là cô nhớ đến một thiếu niên mười lăm tuổi cô quen hồi xưa."
"Cậu ấy nom có giống cháu không?" tôi hỏi.
"Cháu cao hơn và lực lưỡng hơn cậu ấy, nhưng có một nét giống. Cậu ấy không thích trò chuyện với đám trẻ cùng tuổi - không đồng cảm mà - cho nên phần lớn thời gian, cậu ta cứ ru rú trong phòng đọc sách hoặc nghe nhạc. Khi gặp những đề tài khó, cậu ta cũng cau mày, y hệt cháu. Cháu cũng ham đọc, đúng không?"
Tôi gật đầu.
Miss Saeki liếc nhìn đồng hồ. "Cám ơn cháu về tách cà phê."
Hiểu ý bà muốn bảo tôi lui, tôi đứng dậy và đi ra cửa. Miss Saeki cầm chiếc bút máy lên, chậm rãi xoáy nắp ra và lại cắm cúi viết. Lại một tia chớp lóe bên ngoài, nhuộm đẫm căn phòng một màu kỳ lạ trong thoáng chốc. Tiếng sấm đến sau một lát, lần này nghe gần hơn.
"Kafka," Miss Saeki gọi.
Tôi dừng bước ở cửa và quay lại.
"Cô chợt nhớ có lần cô đã viết một cuốn sách về sét."
Tôi không nói gì. Một cuốn sách về sét"Cô đã đi khắp nước phỏng vấn những người sống sót sau khi bị sét đánh. Cô bỏ mấy năm để làm việc ấy. Hầu hết các cuộc phỏng vấn đều rất lý thú. Một nhà xuất bản nhỏ đã ấn hành, nhưng chả bán được mấy. Cuốn sách không đưa ra một kết luận nào và không ai muốn đọc một cuốn sách không kết luận. Tuy nhiên, cô nghĩ, không có kết luận là chuyện hoàn toàn bình thường."
Trong đầu tôi, một cái búa nhỏ xíu gõ vào một ngăn kéo của bộ nhớ, riết róng. Tôi cố nhớ lại một điều gì đó, một điều rất quan trọng, nhưng tôi không biết đó là gì. Lúc này, Miss Saeki đã trở lại với bài viết của mình và tôi quay về phòng riêng.
Cơn mưa giông tiếp tục khủng bố chúng tôi khoảng một giờ nữa. Sấm dồn dập liên hồi đến nỗi tôi sợ các cửa kính của thư viện đến vỡ tan tành mất. Mỗi lần một tia sét rạch ngang bầu trời, cửa sổ kính mờ ở chiếu nghỉ cầu thang lại phóng chiếu lên bức tường trắng đối diện một hình ảnh tựa như bóng ma của quá khứ. Khoảng hai giờ chiều, cơn giông ngớt và ánh sáng vàng vọt bắt đầu lách mây rọi xuống, như thể cuối cùng, đất trời đã đi đến hòa giải. Nước mưa vẫn tí tách nhỏ xuống trong nắng nhạt.
Xế chiều, tôi bắt đầu đóng cửa thư viện. Miss Saeki chào tạm biệt tôi và Oshima rồi lên xe về nhà. Tôi nghe thấy tiếng động cơ chiếc Golf của bà và hình dung bà ngồi sau tay lái, vặn chìa khóa khởi động máy. Tôi bảo Oshima là tôi có thể khóa nốt các cửa một mình. Anh vào phòng vệ sinh, vừa rửa ráy vừa huýt sáo một aria trong ca kịch rồi ra về. Tôi lắng nghe chiếc Mazda Miata nổ máy lao đi, tiếng động cơ tắt dần ở đằng xa. Giờ thì thư viện hoàn toàn thuộc về tôi. Không gian lại tĩnh mịch hơn bao giờ hết.
Tôi về phòng, nghiên cứu bản tổng phổ của Kafka bên bờ biển. Như tôi đoán, phần lớn các hợp âm đều đơn giản. Tuy nhiên, đoạn điệp khúc có một ố hợp âm hắc búa. Tôi ra phòng đọc và thử chơi trên chiếc piano đứng. Ngón bấm quả là rất khó, tôi tập đi tập lại, cố luyện tay cho thuần và cuối cùng, cũng đánh được tàm tạm. Thoạt đầu, các hợp âm nghe rất "phô", tôi tưởng là do lỗi nhà in hoặc đàn sai dây. Nhưng rồi càng nghe kỹ hai hợp âm đó nối tiếp nhau cộng hưởng như thế nào, tôi càng vỡ lẽ ra: toàn bộ bài hát dựa trên hai hợp âm đó. Chúng giữ cho Kafka bên bờ biển khỏi xuống cấp thành một ca khúc pop tầm thường, đem lại cho nó một chiều sâu và tố chất đặc biệt. Nhưng làm thế nào Miss Saeki tìm ra được những hợp kỳ diệu đó?
Tôi trở về phòng, đun nước trong chiếc siêu điện, pha trà. Tôi lấy ra những chiếc đĩa cũ lấy ở buồng kho và lần lượt đặt lên máy quay đĩa: Blonde on Blonde của Bob Dylan, White Album của nhóm Beatles, Dock of the Bay của Otis Redding, Getz/Gilberto của Stan Getz, tất cả đều là những album nổi bật của hồi cuối những năm 1960. Chàng trai dạo xưa (cùng với Miss Saeki kề bên) hẳn cũng đã làm như tôi bây giờ: đặt đĩa lên máy, hạ cần kim xuống, lắng nghe nhạc phát ra từ bộ loa nhỏ này. Tiếng nhạc như đưa tôi và cả gian phòng tới một thời nào khác, tới một thế giới trước khi tôi ra đời. Trong khi thưởng thức âm nhạc, tôi ôn lại cuộc trò chuyện chiều nay, cố nhớ chính xác từng lời từng chữ.
"Khi cô mười lăm tuổi, cô nghĩ là hẳn phải có một nơi như vậy trên thế gian này. Cô tin chắc ở đâu đó, mình sẽ tìm thấy cửa vào cái thế giới kia."
Tôi có thể nghe thấy tiếng bà ngay bên cạnh. Trong tim tôi, có cái gì đang gõ vào một cánh cửa, một tiếng gõ nặng nề, riết róng.
Một cửa vào.
Tôi nhấc kim lên khỏi đĩa album của Stan Getz, lấy đĩa Kafka bên bờ biển ra khỏi bao, đặt lên máy, hạ kim xuống. Và lăng nghe tiếng hát của Miss Saeki.
Cô gái chết đuối huơ tay tìm
Phiến đá cửa vào
Nâng gấu váy màu thiên thanh
Và đăm đăm nhìn
Kafka bên bờ biển
Rất có thể là cô gái mấy đêm nay đến phòng tôi đã tìm ra phiến đá cửa vào. Cô vẫn ở một thế giới khác, cũng như lúc cô còn tuổi mười lăm và hằng đêm cô tới thăm căn phòng này. Trong chiếc áo váy màu thiên thanh, cô đến đăm đăm nhìn Kafka bên bờ biển.
Đột nhiên, không biết do đâu, tôi bỗng nhớ là cha tôi từng kể rằng ông đã có lần bị sét đánh. Không phải ông trực tiếp kể cho tôi nghe mà là tôi đọc được trong một bài phỏng vấn ông trên một tạp chí. Hồi còn là sinh viên trường mỹ thuật, ông đi làm nửa thời gian ở một sân golf, mang gậy cho các đấu thủ. Một hôm, đang mang gậy cho người khách chơi trên sân, trời bỗng tối sầm lại và nổi cơn giông lớn. Họ vừa nấp vào dưới một cây to thì cây đó bị sét đánh nứt đôi. Tay chơi golf chết ngay, nhưng cha tôi, nhờ một linh tính nào đó, đã kịp thời nhảy ra khỏi cây. Ông chỉ bị cháy sém tóc và vài vết bỏng nhẹ, đồng thời hơi sét đã hất ông văng vào một tảng đá. Đầu bị va mạnh, ông ngất đi, nhưng qua khỏi cơn nguy biến với chỉ một vết sẹo trên trán. Đó chính là điều tôi đã cố nhớ lại hồi chiều lúc đứng ở khung cửa phòng Miss Saeki, lắng nghe tiếng sấm dồn. Chính sau khi bình phục khỏi những vết thương, cha tôi mới nghiêm túc chuyên tâm vào sự nghiệp điêu khắc của mình.
Có lẽ trong khi đi khắp n phỏng vấn những người bị sét đánh để hoàn thành cuốn sách của mình, Miss Saeki đã gặp cha tôi. Đó là điều hoàn toàn có thể. Những người sống sót sau khi bị sét đánh chắc hẳn không nhiều lắm.
Tôi thở rất nhẹ nhàng, chờ bình minh. Ánh trăng rẽ mây rọi xuống đám cây trong vườn. Có quá nhiều sự trùng hợp. Dường như tất cả đang tăng tốc, đồng quy tới một nơi duy nhất.
Chương 26
Đã xế chiều và họ phải tìm chỗ nghỉ lại qua đêm. Hoshino đến phòng thông tin du lịch ở ga Takamatsu và đặt được một phòng ở một quán trọ xuồng xĩnh, nhưng được cái gần ga, có thể đi bộ tới. Cả Hoshino lẫn Nakata đều bất cần, miễn sao có cái futon[24] trải ra để ngủ là tốt rồi. Cũng như ở quán trọ trước, điểm tâm được phục vụ miễn phí, nhưng các bữa chính phải tự túc. Điều này hoàn toàn phù hợp với Nakata, bởi lão có thể lăn ra ngủ bất cứ lúc nào.
Một khi về phòng, Nakata liền bảo Hoshino nằm sấp trên futon, rồi ngồi xổm lên và ấn cả hai ngón tay cái dọc theo phần lưng, kiểm tra cẩn thận tình trạng các cơ và đốt sống. Lần này, lão nhẹ tay hơn nhiều, chỉ lần theo sống lưng và kiểm tra xem các cơ căng đến mức nào.
“Có gì trục trặc không?” Hoshino hỏi.
“Không, tất cả đều ổn. Hiện Nakata này không thấy có gì trục trặc với cậu cả. Xương sống cậu ngon rồi.”
“Nghe mà nhẹ cả người,” Hoshino nói. “Cháu không muốn bị một chầu tra tấn cực hình nữa.
“Lão biết. Nakata này thực tình xin lỗi. Cơ mà cậu đã bảo là cậu không sợ đau cho nên lão mới làm tới và ra sức bấm cật lực.”
“Phải, cháu biết là cháu đã nói thế. Cơ mà ông nội này, cái gì cũng có giới hạn. Đôi khi ông phải biết điều chứ. Nhưng thiết nghĩ cháu cũng không nên phàn nàn: ông đã nắn lại lưng cho cháu. Cơ mà, chu cha, cả đời cháu chưa bao giờ cảm thấy cái gì như thế - đau không thể tưởng tượng nổi! Cứ như là bị xé toạc ra, chết đi sống lại!”
“Nakata này đã từng chết ba tuần liền.”
“Không đùa đấy chứ,” Hoshino nói. Vẫn nằm sấp mặt, gã tợp một ngụm trà và nhai mấy chiếc bánh quy giòn mua ở một cửa hàng bán 24/24. “Vậy là ông đã chết thật à?”
“Lão đã từng.”
“Suốt thời gian ấy, ông ở đâu?”
“Nakata này chẳng nhớ. Dường như lão ở một nơi nào đó, làm một việc gì khác. Nhưng đầu lão cứ bồng bà bồng bềnh và lão chẳng nhớ được điều gì sất. Thế rồi lão lại trở về với thế gian này và thấy mình thành ngơ ngẩn, không biết đọc biết viết nữa.”
“Chắc ông bỏ lại khả năng biết đọc biết viết ở bên kia.”
“Có thể.”
Hai ông con im lặng một lúc. Hoshino quyết định tốt nhất là cứ nên tin những gì ông lão kể, cho dù câu chuyện nghe thật quái dị. Đồng thời gã cũng cảm thấy ngại ngùng, e rằng tiếp tục đi sâu vào cái ý niệm “chết ba tuần liền” sẽ khiến gã rơi vào một tình huống hỗn mang ngoài tầm kiểm soát. Tốt hơn là lái cuộc trò chuyện những vấn đề thiết thực hơn. “Ông Nakata, bây giờ ta đã ở Takamatsu, vậy ông định đi đâu nào?”
“Lão không biết,” Nakata đáp. “Lão chưa biết lão phải đi đâu.”
“Thế cái phiến đá cửa vào ấy thì sao?”
“À phải! Nakata này quên bẵng đi mất. Chúng ta phải tìm thấy cái phiến đá ấy. Cơ mà lão chẳng có manh mối nào để dò tìm cả. Đầu óc lão cứ bồng bà bồng bềnh trong một đám sương mù không chịu tan đi. Lão vốn đã chẳng sáng dạ gì, lại thêm những thứ này lại càng rắc rối.”
“Vậy là chúng ta hơi bị bế tắc đấy, phải không?”
“Phải, lão đồ là thế.”
“Mà ngồi trơ mắt nhìn nhau thì chẳng hay ho gì. Như thế sẽ chẳng giúp ta đi đến đâu.”
“Cậu nói chí phải.”
“Cháu nghĩ ta phải đi loanh quanh hỏi mọi người, nếu quả phiến đá ấy ở đâu đó trong vùng này.”
“Nếu cậu bảo thế thì Nakata này sẵn sàng làm thế. Gì chứ lân la hỏi mọi người thì lão khá thạo vì lão vốn tối dạ mà.”
“Ông nội cháu thường nói: hỏi một lần thì bối rối một lúc, không hỏi thì bối rối cả đời.”
“Chí lý. Chết là hết, mọi thứ hiểu biết đều biến mất.”
“Ồ, ý ông nội cháu không hẳn là thế,” Hoshino gãi đầu nói. “Dù sao đi nữa, ông có mường tượng cái phiến đá ấy ra sao không? Đó là loại đá gì, to chừng nào, hình thù, màu sắc thế nào? Dùng để làm gì? Nếu ta không có một số chi tiết thì rất khó hỏi. Sẽ chẳng ai biết mô tê gì nếu chúng ta chỉ nói: Quanh đây có một phiến đá cửa vào nào không? Họ sẽ nghĩ chúng ta điên. Ông hiểu ý cháu chứ?”
“Vâng, lão hiểu. Lão có thể là đần độn, nhưng không điên.”
“Đúng.”
“Phiến đá Nakata này đang tìm rất đặc biệt. Nó không to lắm. Màu trắng, không có mùi gì cả. Lão không biết nó dùng để làm gì. Nó tròn, tựa như cái bánh đa.” Lão giơ hai tay lên phác một hình bằng cỡ một đĩa hát 33 vòng/phút.
“Hmm. Vậy nếu thấy nó, liệu ông có thể nhận ra được không? Kiểu như... A đây rồi!”
“Nakata này có thể nhận ra ngay lập tức.”
“Chắc đằng sau nó phải có một câu chuyện hoặc một giai thoại nào đó chứ. Có thể nó rất nổi tiếng và đã được trưng bày tại một miếu thờ hay một nơi nào đó chăng?”
“Lão đồ là có thể thế.”
“Hoặc có thể nó chỉ đơn giản ở trong một ngôi nhà nào đó và người ta dùng nó để nén dưa muối chẳng hạn.”
“Không, không thể như thế được.”
“Tại sao không?”
“Vì không ai có thể vần phiến đá ấy đi được.”
“Không ai khác trừ ông, ông định nói thế chứ gì?”
“Phải, lão nghĩ Nakata này có thể vần được
“Cứ cho là ông di chuyển được nó, sau đó thì sao?”
Nakata làm một điều khác thường: suy nghĩ hồi lâu. Ít nhất thì coi bộ lão cũng có vẻ đang suy nghĩ, bằng vào cách lão cứ vò miết mái tóc muối tiêu cắt ngắn.
“Cái đó thì thực sự lão không biết,” cuối cùng lão nói. “Lão chỉ biết lã đã đến lúc phải có ai đó vần nó đi.”
Đến lượt Hoshino ngẫm nghĩ. “Và ai đó chính là ông, phải không? Ít nhất là vào lúc này.”
“Phải,” Nakata đáp, “đúng thế.”
“Và phiến đá đó chỉ có thể tìm thấy ở Takamatsu?”
“Không nhất thiết. Thực ra, nó ở đâu không thành vấn đề. Có điều, đúng lúc này đây, nó đang ở Takamatsu. Giá nó ở quận Nakano thì dễ dàng hơn biết mấy.”
“Nhưng di chuyển một phiến đá đặc biệt như thế chắc hẳn là nguy hiểm.”
“Phải. Lẽ ra Nakata này không nên nói ra, nhưng quả là rất nguy hiểm.”
“Chà,” Hoshino chậm rãi lắc đầu. Gã đội chiếc mũ Chunichi Dragons lên đầu, để thòi mái tóc đuôi ngựa ra sau lưng. “Bắt đầu giống một bộ phim Indiana Jones rồi đây.”
Sáng hôm sau, họ đi ra trạm thông tin du lịch ở ga để hỏi xem có phiến đá nổi tiếng nào ở Takamatsu hoặc vùng lân cận không.
“Phiến đá ư?” cô gái đứng sau quầy hỏi lại, hơi cau mày. Cô đã được đào tạo để giới thiệu tất cả những điểm du lịch thông thường, ngoài ra không có gì khác và câu hỏi này rõ ràng làm cô bối rối. “Các vị tìm loại đá gì ạ?”
“Một phiến đá hình tròn, to bằng thế này này,” Hoshino vừa nói vừa khum tay thành một hình tròn bằng chiếc đĩa hát 33 vòng/phút như Nakata đã mô tả cho gã. “Người ta gọi nó là phiến đá cửa vào.”
“Phiến đá cửa vào.”
“Phải. Tên nó là thế. Tôi nghĩ là nó rất nổi tiếng.”
“Nhưng cửa vào cái gì?”
“Nếu tôi biết là vào cái gì thì tôi đã chẳng phải mất công đi hỏi han lôi thôi như thế này.”
Cô gái nghĩ một lúc. Trong khi đó, Hoshino nhìn chằm chằm vào mặt cô. Cũng khá xinh đấy, gã nhận định, tuy nhiên hai con mắt cách nhau hơi xa khiến cô có cái vẻ của một con bò cảnh giác đề phòng. Cô gọi mấy cú điện thoại, nhưng xem ra chẳng đi đến đâu.
“Rất tiếc,” cuối cùng cô nói. “Không ai từng nghe nói về một phiến đá có cái tên như thế.”
“Thế ư?”
Cô lắc đầu. “Xin lỗi, cho tôi hỏi, hai vị đến đây chỉ cốt để tìm phiến đá ấy?”
“À, chỉ cốt hay không thì tôi không rõ. Dù sao đi nữa, tôi đến từ Nagoya, còn ông già này từ quận Nakano, Tokyo.”
“Vâng, Nakata này ở quận Nakano,” Nakata phụ họa. “Lão đã quá giang nhiều xe tải và thậm chí có lần còn được đãi món lươn nữa kia... Lão đi suốt chặng đường xa như thế mà chưa tiêu đến một xu nào từ tiền túi của mình.
“Cháu...” cô gái nói.
“Không sao. Nếu không ai nghe nói về phiến đá ấy thì đâu phải lỗi tại cô. Nhưng có thể người ta gọi nó bằng một cái tên khác chăng. Liệu có một phiến đá nào khác cũng nổi tiếng ở quanh đây không? Có thể là một cái gì gắn liền với một truyền thuyết dân gian? Hay là một hòn đá thiêng mà bà con đến cầu khấn? Bất cứ cái gì từa tựa như thế?”
Cô gái rụt rè nhìn Hoshino bằng đôi mắt hơi cách xa nhau, quan sát từ chiếc mũ Chunichi Dragons, mái tóc kiểu đuôi ngựa, chiếc kính râm mắt xanh cho đến đôi khuyên tai và chiếc sơ mi Hawai. “Tôi rất vui lòng chỉ đường cho các vị tới thư viện công cộng của thành phố, các vị có thể tìm thông tin về phiến đá tại đó. Rất tiếc, tôi không biết gì mấy về đá.”
Tuy nhiên, thư viện cũng chẳng giúp ích được gì: ở đây không có cuốn sách nào chuyên khảo về đá ở Takamatsu hoặc quanh đó. Cô thủ thư đặt phịch xuống trước mặt họ một chồng sách gồm Truyền thuyết của tỉnh Kagawa, Truyện cổ tích của Kobo Daishi, Lịch sử Takamatsu cùng nhiều cuốn đại loại như thế và nói họ có thể tìm trong đó xem có đoạn nào liên quan không. Thở dài đánh thượt, Hoshino bắt đầu lật giở các trang sách. Còn Nakata thì chọn một tập ảnh nhan đề Những phiến đá trứ danh của Nhật Bản, xem thật kỹ từng trang.
“Lão không biết đọc,” lão nói, “nên đây là lần đầu tiên lão đặt chân vào một thư viện.”
“Cháu chả lấy gì làm hãnh diện,” Hoshino nói, “tuy cháu biết đọc, nhưng đây cũng là lần đầu đối với cháu.”
“Bây giờ vào đây, mới thấy là khá thú vị.”
“Nghe ông nói vậy là cháu vui rồi.”
“Ở quận Nakano cũng có một thư viện. Lão nghĩ sau này trở về, lão sẽ năng ghé vào đó. Cái ưu điểm nhất là vào cửa tự do. Trước đây, Nakata này đâu có biết là cả những người không biết đọc cũng được vào.”
“Cháu có một người em họ mù bẩm sinh mà vẫn thường xuyên đi xem phim,” Hoshino nói. “Thế thì còn thú cái nỗi gì?”
“Lão sáng mắt, nhưng lão chưa bao giờ bước chân vào một rạp chiếu bóng.”
“Ông nói đùa! Thế thì bữa nào cháu phải đưa ông đi mới được.”
Cô thủ thư đến nhắc họ hạ bớt giọng, nên họ ngừng nói chuyện và quay trở về với chồng sách. Xem xong Những phiến đá trứ danh của Nhật Bản, Nakata đặt trả về trên giá và bắt đầu giở đến cuốn Các giống mèo trên thế giới.
Mặc dù không ngừng làu bàu trong miệng, Hoshino cũng lật giở được hết lượt chồng sách đặt cạnh gã. Ngán thay, gã chẳng tìm thấy có gì phù hợp trong bất cứ cuốn nào. Có mấy chỗ nói đến những bức tường đá của Lâu đài Takamatsu, nhưng các phiến đá ở những bức tường ấy to tổ bố, sức mấy Nakata vần nổi. Cũng có một truyền thuyết khả dĩ có thể xem xét về Kobo Daishi, vị đại sư trứ danh thời Heian Jidai. Tương truyền rằng khi ngài nậy một phiến đá giữa một vùng hoang địa lên, một dòng suối đã trào ra, biến nơi này thành một đồng lúa phì nhiêu. Nhưng đến đó là hết chuyện. Hoshino cũng đọc thấy một đoạn nói về một miếu thờ có một cọc đá được gọi là “Nguồn sinh con đẻ cái” nhưng nó cao hơn một mét và hình thù giống như dương vật. Chắc chắn không thể là phiến đá mà Nakata tìm kiếm.
Hai ông con bỏ cuộc, rời thư viện đến một nhà hàng gần đó dùng bữa tối. ả hai đều ăn mì với bánh tempura, Hoshino gọi thêm một bát nước dùng.
“Lão khoái cái thư viện ấy,” Nakata nói. “Lão không ngờ trên thế giới lại có nhiều giống mèo đến thế.”
“Chuyện phiến đá chưa ngã ngũ, nhưng không sao,” Hoshino nói. “Ta mới chỉ bắt đầu. Đêm nay hãy đánh một giấc ngon lành đã, để xem rồi ngày mai sẽ đem lại những gì.”
Sáng hôm sau, họ trở lại thư viện. Như hôm trước, Hoshino đọc lướt một chồng sách tướng, hết cuốn này đến cuốn khác. Cả đời gã chưa bao giờ đọc nhiều sách đến thế. Giờ đây, gã đã khá thông thạo lịch sử Shikoku và biết được là từ bao thế kỷ, người ta đã thờ nhiều loại đá khác nhau. Nhưng cái mà gã muốn tìm – một phiến đá cửa vào – thì chẳng thấy đâu. Đến chiều thì gã bắt đầu thấy nhức đầu, nên họ rời thư viện và đến nằm dài trên bãi cỏ một công viên hồi lâu, nhìn mây trôi ngang trời. Hoshino hút thuốc lá, còn Nakata nhấp từng ngụm trà nóng từ chiếc phích lão mang theo.
“Mai lại có sấm đấy,” Nakata nói.
“Có nghĩa là ông sẽ gọi sấm?”
“Không, Nakata này đâu có làm thế được. Sấm tự đến thôi.”
“Thế thì cháu yên tâm,” Hoshino nói.
Họ về nhà trọ, tắm táp rồi Nakata đi nằm và chẳng mấy chốc đã ngủ say sưa. Hoshino mở tivi xem một trận bóng chày, vặn nhỏ âm lượng, nhưng vì đội Giants quần cho đội Hiroshima tơi bời nên gã ngán ngẩm tắt đi không xem tiếp. Gã chưa buồn ngủ và cảm thấy khát, nên ra ngoài kiếm một tiệm bia và gọi một vại bia hơi cùng một đĩa hành ty phi. Gã tính bắt chuyện với một cô gái ngồi gần đó, nhưng rồi nghĩ đây không phải lúc, cũng không phải chỗ để cưa kéo. Sáng mai lại phải trở về với công việc tìm kiếm cái phiến đá biến ảo như ma ấy rồi.
Gã uống nốt bia, đội cái mũ Chunichi lên, rời tiệm và chỉ tha thẩn quanh đó. Đây không phải là một thành phố hấp dẫn lắm, gã nhận định, nhưng dù sao đi la cà ở một nơi trước đây mình chưa từng đến cũng thú vị. Với lại, bao giờ gã cũng khoái thả bộ. Ngậm một điếu Marlboro trên môi, hai tay đút túi, gã lang thang hết phố này sang phố khác, ngõ này sang ngõ khác. Khi nào thôi hút thuốc, gã lại huýt sáo. Chỗ thì tấp nập, đông đúc, nơi khác lại vắng vẻ, tịch lặng. Đến đâu gã cũng giữ đều một nhịp bước. Gã đang tuổi thanh xuân, khỏe mạnh, vô tư lự, chẳng có gì phải sợ.
Gã đang đi dọc một ngõ hẹp đầy những quán bar karaoke và câu lạc bộ (dường như những quán này cứ sáu tháng lại đổi chủ đổi tên mấy lần) và vừa tới một chỗ vắng, tối om, thì chợt đằng sau có người lớn tiếng gọi: “Hoshino! Hoshino!”
Thoạt đầu, gã không tin. Ở Takamatsu này, làm gì có ai biết gã – chắc là một Hoshino nào khác. Đây không phải là một cái tên phổ biến lắm, nhưng cũng không hiếm người mang tên ấy. Gã không quay lại mà cứ đi tiếp. Nhưng người kia vẫn theo sau, gọi tên gã hoài.
Rốt cuộc, Hoshino dừng bước và ngoảnh lại. Đó là một ông già thấp bé mặc một bộ đồ trắng. Tóc bạc, ria bạc, râu cằm bạc, cặp kính đạo mạo, sơ mi trắng, cà vạt dây, mặt thì có vẻ Nhật nhưng toàn bộ trang phục lại khiến ông ta giống một trang chủ nông thôn ở miền Nam nước Mỹ. Ông ta cao không quá một mét rưỡi nhưng nom không giống một người lùn, mà tựa như một mẫu người thu nhỏ lại. Ông ta chìa cả hai tay ra trước mặt như thể đang bưng một chiếc khay.
“Cậu Hoshino,” ông già nói, giọng rõ ràng, the thé và họ trẹ.
Hoshino nhìn ông trân trân, hết sức kinh ngạc.
“Nhận ra chứ? Ta là Đại tá Sanders.”
“Nom bác giống hệt ông ta,” Hoshino nói, vẻ thán phục.
“Ta không chỉ giống thôi. Ta là Đại tá Sanders.”
“Của tập đoàn Kentucky Fried Chicken[25]?”
Ông già trịnh trọng gật đầu. “Chính xác.”
“Thôi được, nhưng sao bác biết tên tôi?”
“Tất cả những cổ động viên của Chunichi, ta đều gọi là Hoshino. Cách gọi đó đã thành hệ thống. Các fan của đội Giants được gọi là Nagashima, vậy thì các fan của Dragons là Hoshino, đúng không nào?”
“Vâng, nhưng thật ngẫu nhiên, Hoshino lại là tên thật của tôi.”
“Chỉ là trùng hợp thôi,” ông già nói oang oang. “Ta đâu có biết.”
“Vậy bác muốn gì?”
“Ta có một em tươi mát cho cậu đấy!”
“À, tôi hiểu rồi,” Hoshino nói. “Bác là tay dắt gái. Vì thế cho nên bác ăn mặc như thế.”
“Cậu Hoshino, không biết ta phải nhắc lại bao nhiêu lần điều này: không phải ta cải trang cho giống ai, mà ta chính là Đại tá Sanders. Đừng có lẫn lộn nữa, nghe không?”
“Thôi đượcếu bác là đại tá Sanders thật thì việc quái gì bác phải làm cái chân dắt gái trong cái ngõ hẻm tối tăm này của Takamatsu? Bác nổi tiếng thế, ắt chỉ trông vào bản quyền cũng đủ hốt bạc. Đáng ra bác phải đang an nhàn bên một bể bơi đâu đó tại nước Mỹ, tận hưởng những năm tháng về hưu chứ. Thế đầu đuôi câu chuyện ra sao?”
“Thế giới luôn có một độ cong vênh.”
“Cong vênh?”
“Có lẽ cậu không rõ điều này, nhưng có độ cong vênh ấy thế giới chúng ta mới thành ba chiều. Nếu cậu muốn mọi thứ lúc nào cũng ngay ngắn thẳng thớm, thì hãy tìm đến sống trong một thế giới kẻ bằng thước góc.”
“Bác cũng khá kỳ quặc đấy,” Hoshino nói. “Nhưng hình như cái số tôi những ngày này là phải đeo với những ông già kỳ quặc vậy. Cứ tiếp tục thế này rồi đến nước tôi sẽ không còn biết đâu là tay phải đâu là tay trái nữa.”
“Cũng có thể đấy, cậu Hoshino, nhưng còn chuyện kia thì sao? Một em xinh đẹp ấy?”
“Ý bác là vào tiệm mát-xa chăng?”
“Tiệm mát-xa? Đó là cái gì?”
“Bác lạ gì, ở đấy nó không để cho mình tấn, nhưng có thể thổi kèn hoặc xúc lọ cho mình. Làm cho mình xuất bằng cách đó, nhưng không được đút vào phích-phoọc phích-phoọc.”
“Không, không,” Đại tá Sanders bực bội lắc đầu, nói. “Hoàn toàn không phải thế. Các em của ta làm tuốt tuột – xúc lọ bằng tay, thổi kèn, bất kỳ cái gì cậu muốn, kể cả đút vào phích-phoọc.”
“À, tức là tắm hơi kiểu Thổ Nhĩ Kỳ chứ gì?”
“Kiểu thổ tả?”
“Thôi đừng giỡn nữa, được không? Tôi đi cùng với một người và sáng mai, chúng tôi phải lên đường sớm. Cho nên tôi chẳng có thì giờ đú đởn tối nay.”
“Vậy là cậu không cần gái?”
“Không gái, không gà rán. Tôi phải về ngủ một chút.”
“Nhưng cậu tưởng mình sẽ dễ ngủ ư?” Đại tá Sanders tinh quái nói. “Khi người ta bỏ công tìm cái gì mà không thấy, giấc ngủ thường không đến dễ dàng đâu.”
Hoshino đứng ngây, mồm há hốc, nhìn ông ta chằm chằm. “Tìm cái gì? Sao bác biết tôi đang tìm cái gì?”
“Điều đó in rành rành trên mặt cậu. Về bản chất, cậu là người thật thà. Mọi thứ cậu đang nghĩ đều hiển hiện lên nét mặt. Giống như con cá khô bửa đôi ra – tất cả những gì trong đầu cậu phơi ra rõ mồm một, ai cũng thấy.”
Bất giác, Hoshino đưa tay lên xoa má. Rồi xòe tay ra, nhìn trân trân nhưng chẳng thấy gì. In rành trên mặt mình?
“Vậy,” Đại tá Senders nói, giơ một ngón tay lên ra ý nhấn mạnh, “có phải vật cậu đang tìm có hình tròn và rất rắn, là ta nói hú họa thế?”
Hoshino cau mày nói, “Này, ông già, ông là ai vậy? Làm sao ông biết được điều đó?”
“Ta đã nói với cậu – điều đó in rành trên mặt cậu. Cậu không hiểu, phải không?” Đại tá Senders nói, lắc lư ngón tay. “Ta đã hành nghề này bao năm, đâu phải chuyện chơi. Vậy cậu thật sự không cần gái
“Tôi đang tìm một phiến đá gọi là phiến đá cửa vào.”
“Ta biết hết về nó.”
“Thật không?”
“Ta không bốc phét, cũng chẳng nói giỡn. Ta là người thẳng thắn, không tào lao.”
“Bác có biết phiến đá ấy ở đâu không?”
“Ta biết đích xác nó ở chỗ nào.”
“Vậy bác có thể... nói cho tôi biết chỗ của nó không?”
Đại tá Senders sờ chiếc mục kỉnh gọng đen và hắng giọng. “Cậu có chắc cậu không cần gái không?”
“Nếu bác nói cho tôi biết phiến đá ở đâu, tôi sẽ nghĩ về chuyện đó,” Hoshino nói, giọng đượm vẻ hoài
nghi.
“Tuyệt. Đi với ta.” Không đợi trả lời, ông ta thoăn thoắt đi dọc theo ngõ hẻm.
Hoshino lật đật theo cho kịp. “Này, Đại tá... Tôi chỉ mang theo có hăm nhăm nghìn yen thôi.”
Đại tá Sanders vừa rảo bước vừa tặc lưỡi. “Ngần nấy là nhiều rồi. Với giá ấy, cậu sẽ có một em mười chín tuổi xinh tươi, với đủ các tiết mục: xúc lọ, thổi kèn, nhong nhong ếp ếp, muốn gì được nấy. Và sau đó, ta sẽ tặng thêm cho cậu miễn phí toàn bộ câu chuyện về phiến đá.”
“Chu cha!” Hoshino ngỡ ngàng reo lên.
Tôi ngủ thiếp đi một lúc, tỉnh dậy, rồi lại ngủ tiếp, cứ thế mấy lần. Tôi không muốn bỏ lỡ cái lúc cô xuất hiện. Thế nhưng tôi đã bỏ lỡ thật - khi tôi ngước lên thì cô đã ngồi ở bàn giấy y như đêm hôm trước. Chiếc đồng hồ cạnh giường tôi chỉ hơn ba giờ một chút. Rõ ràng trước khi đi nằm, tôi đã kéo rèm, vậy mà giờ đây nó lại mở toang. đêm nay không có trăng - đó là điểm khác biệt duy nhất. Trời đầy mây và có thể bên ngoài đang mưa bụi. Bên trong phòng, tối hơn đêm qua nhiều, những ngọn đèn thưa thớt ngoài vườn chỉ hắt vào một ánh sáng yếu ớt qua lá cây. Phải mất một lúc mắt tôi mới quen được với bóng tối.
Cô gái ngồi ở bàn, tì má vào lòng bàn tay, nhìn bức tranh treo trên tường. Cô vẫn mặc bộ đồ như hôm qua. Lần này, mặc dù căng mắt ra nhìn, tôi vẫn không thấy rõ được nét mặt cô vì tối quá. Nhưng kỳ lạ thay, đường nét thân hình cô lại nổi bật lên bồng bềnh trong bóng tối. Không nghi ngờ gì nữa, đây đúng là Miss Saeki hồi trẻ.
Cô có vẻ như đang trầm ngâm suy nghĩ. Hoặc đang đắm mình trong một giấc mơ dài. Dù thế nào, tôi vẫn cố thở thật nhẹ để khỏi khuấy động cảnh tượng trước mắt tôi đây. Tôi không động đậy một ly, chỉ thỉnh thoảng đưa mắt nhìn đồng hồ xem giờ. Thời gian đều đặn, chậm chạp trôi.
Bất chợt, tim tôi bắt đầu rộn lên. Và cái âm thanh giống như tiếng gõ cửa ấy vang lên trong đêm khuya tịch lặng của căn phòng làm tôi ật mình đến nỗi suýt nhảy ra khỏi giường.
Cái bóng đen của cô gái thoáng động đậy. Cô ngước lên và lắng tai nghe. Cô nghe thấy tiếng tim tôi đập. Cô hơi nghiêng đầu, kiểu như một con thú trong rừng tập trung chú ý vào một tiếng động bất thường. Rồi cô quay về phía giường tôi đang nằm. Nhưng tôi biết hình ảnh của tôi không được ghi nhận trong mắt cô: tôi không ở trong giấc mơ của cô. Cô và tôi thuộc về hai thế giới khác nhau, ngăn cách bởi một ranh giới vô hình.
Hồi trống trong ngực tôi lắng xuống cũng nhanh chóng như khi nó bắt đầu. Cả nhịp thở của tôi cũng vậy. Tôi lại thôi không hiện hữu và cô không lắng tai nghe nữa. Cô lại hướng mắt về bức tranh Kafka bên bờ biển, trong tư thế tay chống cằm như cũ. Một lần nữa, trái tim cô lại bị hút về cậu thiếu niên trong cái quang cảnh mùa hè ấy.
Cô ngồi đó khoảng hai mươi phút rồi đi khỏi. Y như đêm trước, cô đứng dậy, đôi chân trần lướt đi không một tiếng động về phía cửa và không cần mở, cứ thế biến ra ngoài. Tôi tiếp tục nằm yên một lúc, rồi cuối cùng trở dậy. Vẫn để đèn tắt, tôi đi trong bóng tối, tới ngồi vào chỗ cô vừa bỏ đi. Tôi đặt cả hai tay lên bàn và cố hấp thụ chút gì còn lại từ sự hiện diện của cô. Tôi nhắm mắt lại, níu đón nhịp tin run rẩy của cô cho nó thẩm thấu vào tim tôi.
Tôi phát hiện ra một điểm chung giữa cô gái và tôi: cả hai chúng tôi đều yêu một người không còn ở trên đời này nữa.
Lát sau, tôi chìm vào một giấc ngủ bất an. Tôi chao đảo như quả lắc đồng hồ một bên là cơ thể cần được nghỉ ngơi và bên kia là tâm trí không thuận theo. Thế rồi sau đó - thậm chi tôi cũng không biết chắc là đã sáng hay chưa - chim hót rộn lên ngoài vườn, làm tôi thức giấc hoàn toàn.
Tôi xỏ chân vào chiếc quần jeans, mặc sơ mi dài tay ra ngoài áo phông, và ra ngoài. Mới hơn năm giờ sáng, chưa có ai khác ra đường. Tôi bỏ lại sau lưng dãy nhà ngoại ô cũ kỹ, đi qua khu rừng thông được trồng để chắn gió, qua con đê chắn sóng và ra tới bãi biển. Một làn gió thoảng mơn man da tôi. Bầu trời giăng một lớp mây xám, nhưng không có vẻ gì là sắp mưa. Một buổi sáng tĩnh lặng, yên bình. Như một lớp cách âm, những đám mây hút kiệt mọi âm thanh từ mặt đất vọng lên.
Tôi dạo bước trên một con đường nhỏ dọc biển, hình dung chàng trai trong bức tranh, tay xách chiếc ghế vải dạo bước cũng trên con đường này, rồi ngồi bên bờ biển. Tuy nhiên, tôi không dám chắc bức tranh mô tả cụ thể quãng nào của bờ biển. Trên tranh, ta chỉ thấy bãi biển, chân trời, bầu trời và mây. Và một hòn đảo. Mà dọc bờ biển thì có nhiều đảo và tôi không nhớ rõ hình thù hòn đảo được thể hiện trong tranh. Tôi ngồi xuống bãi cát, nhìn ra biển và khum tay thành một thứ khung tranh. Tôi hình dung chàng trai đang ngồi đó. Một con hải âu đơn lẻ vật vờ bay ngang bầu trời lặng gió. Những con sóng nhỏ xô bờ, đều đặn từng đợt, để lại trên cát một đường lượn mềm mại li ti những chấm bọt.
Đột nhiên tôi hiểu ra là mình ghen với gã thiếu niên trong tranh.
"Cậu ghen với chàng trai trong tranh," thằng cu tên là Quạ thì thầm vào tai tôi.
Cậu ghen với gã trai hai mươi tuổi tội nghiệp bị tưởng nhầm là một kẻ khác, do đó bị giết uổng vào thời kỳ... ba mươi năm trước đây, phải không nhỉ? Ghen điên cuồng đến phát đau. Đây là lần đầu tiên trong đời, cậu ghen. Giờ thì cậu biết thế nào là một cơn ghen. Nó như một đám cháy rừng thiêu đốt tim ta.
Cả đời, cậu chưa bao giờ ghen tị ai hoặc muốn được như ai - nhưng giờ đây thì cậu thèm muốn địa vị của gã trai ấy hơn hết thảy. Thậm chí, dù biết là năm hai mươi tuổi, gã đã bị nện vào đầu bằng một cái ống sắt rồi đánh đến chết, cậu vẫn sẵn sàng đánh đổi số phận với gã. Cậu bằng lòng làm vậy để có thể yêu Saeki trong năm năm còn lại của đời mình. Và được nàng yêu với tất cả tấm lòng. Được tha hồ ôm nàng trong tay bao lâu tùy thích, làm tình với nàng hết ngày này sang ngày khác. Được vuốt ve mọi bộ phận trên cơ thể nàng và để nàng cũng làm như thế đối với cậu. Và để sau khi cậu chết, mối tình ấy sẽ trở thành một câu chuyện được khắc ghi mãi mãi trong tim nàng. Từng đêm, từng đêm, nàng sẽ yêu cậu trong kỷ niệm.
Phải, cậu đang ở trong một tình huống kỳ lạ. Cậu yêu một cô gái không còn tồn tại và ghen với một chàng trai đã vĩnh viễn ra đi. Mặc dù thế, niềm xúc cảm đang xâm chiếm con tim cậu lại thực hơn, đau đớn hơn bất cứ những gì cậu từng trải nghiệm trước đây. Và không có một lối thoát nào. Không có cơ may nào tìm được đường ra. Cậu đã lạc vào một mê cung của thời gian và điều rắc rối nhất là cậu tuyệt nhiên không mong muốn ra khỏi đó. Có đúng thế không?
Oshima đến muộn hơn hôm qua một chút. Trước khi anh tới, tôi đã kịp hút bụi cả tầng trên lẫn tầng dưới, lau chùi tất cả bàn ghế, mở và lau các cửa sổ, cọ rửa nhà vệ sinh, đổ rác, thay nước các bình hoa. Rồi tôi bật tất cả các đền và hiển thị danh mục trên các máy vi tính. Chỉ còn việc mở cửa nữa thôi.
Oshima kiểm tra công việc của tôi và gật đầu hài lòng. "Em học nhanh đấy, không để phí thời gian."
Tôi đun nước, pha cà phê cho anh. Còn tôi làm một táchy trà Earl Grey như hôm qua. Bên ngoài trời bắt đầu mưa khá nặng hạt. Có tiếng sấm ở đằng xa. Chưa trưa mà đã tối sầm như xế chiều.
"Oshima, em muốn nhờ anh một việc."
"Việc gì?"
"Anh có kiếm đâu được tổng phổ của Kafka bên bờ biển không?"
Oshima nghĩ một thoáng."Nếu có trên trang mạng của một nhà xuất bản âm nhạc nào đó, mình nghĩ cậu có thể trả phí để tải xuống. Để mình kiểm tra rồi sẽ báo cho cậu."
"Cám ơn anh."
Anh ngồi xuống ở một góc quầy, bỏ một viên đường nhỏ xíu vào tách cà phê và lấy thìa khuấy. "Vậy là cậu thích bài hát ấy?"
"Vâng, rất thích."
"Mình cũng mê luôn. Một giai điệu đẹp, độc nhất vô nhị. Đơn giản mà sâu lắng. Nó nói lên nhiều điều về con người đã sáng tác ra nó."
"Tuy nhiên, ca từ lại quá tượng trưng," tôi đánh bạo nhận xét.
"Từ xửa từ xưa, tính tượng trưng và thơ vốn không thể tách rời nhau. Như hải tặc với rượu rhum vậy."
"Theo anh Miss Saeki có hiểu hết ý nghĩa của ca từ không?"
Oshima ngước lên, lắng nghe tiếng sấm như thể đang ước tính xem nó ở bao xa. Rồi quay về phía tôi và lắc đầu. "Không nhất thiết. Tính tượng trưng và ý nghĩa là hai điều riêng rẽ. Mình nghĩ bà tìm ra những từ thật đắt bằn cách vượt qua ý nghĩa và lô gích. Bà "bắt" chữ trong một giấc mơ, như kiểu người ta rón tay túm nhẹ đôi cánh một con bướm dập dờn quanh mình. Nghệ sĩ là những kẻ có khả năng tránh được thói dài dòng văn tự."
"Vậy theo anh, có thể Miss Saeki đã tìm thấy những từ đó ở một không gian khác như trong mơ?
"Đa phần những bài thơ lớn đều như vậy. Nếu những con chữ không tạo nổi một sấm truyền liên thông tới người đọc qua một thứ đường hầm, thì toàn bài không còn là thơ nữa."
"Nhưng khối bài thơ đều chỉ làm ra vẻ thế."
"Đúng vậy. Đó là một thứ thủ thuật và một khi biết cách, thì chẳng có gì là khó. Chỉ cần dùng một số từ nghe có vẻ tượng trưng là toàn bộ mang dáng dấp một bài thơ rồi."
"Em cảm thấy trong Kafka bên bờ biển có một cái gì khẩn cấp và nghiêm trọng."
"Mình cũng thế," Oshima nói. "Lời ca không chỉ là một cái gì hời hợt trên bề mặt. Nhưng trong tâm trí mình, lời ca và giai điệu không tách rời nhau, mình không thể xem xét lời ca như là thơ thuần túy và quyết định là tự thân nó có sức thuyết phục đến mức nào. (Anh khẽ lắc đầu). "Dù sao đi nữa, rành là bà có tài trời phú và khả năng âm nhạc đích thực. Bà cũng có đầu óc khá thực tế để nắm bắt thời cơ. Nếu cái sự kiện khủng k hiếp kia không khiến bà rút khỏi thế sự, mình dám chắc bà đã phát triển tài năng tiến xa hơn nữa. Thật đáng tiếc..."
"Vậy tài năng đó đi đâu mất rồi?"
Oshima nhìn tôi. "Cậu hỏi tài năng của Miss Saeki biến đi đâu sau khi bạn trai của bà chết?"
Tôi gật đầu. "Nếu tài năng là một năng lượng tự nhiên thì nó phải tự thể hiện ra bằng cách này hay cách khác chứ?"
"Mình không biết," anh đáp. "Không ai có thể tiên đoán hướng đi của tài năng. Có khi nó biến mất hẳn. Hoặc giả nó lặn sâu xuống như một dòng nước ngầm và chảy đi đâu có trời biết."
"Có thể Miss Saeki tập trung tài năng của mình vào một lĩnh vực khác ngoài âm nhạc chăng?" tôi đoán.
"Vào một lĩnh vực khác?" Oshima nhíu mày, quan tâm ra mặt. "Cụ thể là thế nào?"
Tôi không tìm ra lời để diễn đạt. "Em không biết... Em chỉ cảm thấy là có thể như thế thôi. Có thể là vào một cái gì đó vô hình."
"Vô hình?"
"Một cái gì người khác không nhìn thấy, một thứ gì đó mà người ta theo đuổi cho riêng mình. Một quá trình nội tâm."
Oshima vuốt lại mớ tóc xõa xuống trán, những sợi mềm như chảy giữa những ngón tay thanh mảnh. "Đó là một ý hay. Sau khi trở lại thành phố, có thể Miss Saeki đã dùng tài năng của mình vào một điều gì đó mà ta không biết, hay để dùng chữ của cậu, vào một cái gì đó vô hình. Nhưng xin nhớ là bà đã biến mất khoảng hai mươi lăm năm, cho nên không cách nào biết chắc được trừ phi ta trực tiếp hỏi bà."
Tôi lưỡng lự một chút rồi quyết định cứ hỏi. "Em có thể hỏi anh một điều thật sự ngớ ngẩn được không?"
"Thật sự ngớ ngẩn ư?"
Tôi đỏ mặt. "Hoàn toàn phi lý."
"Không sao. Mình không nhất thiết phản đối những gì ngớ ngẩn hay phi lý."
"Em thậm chí không thể tin là mình dám mở miệng nói điều này với ai."
Oshima hơi nghiêng đầu, đợi tôi nói tiếp.
"Liệu có khả năng Miss Saeki là... là mẹ em được không?"
Oshima ngả người dựa vào quầy, ngẫm nghĩ tìm lời chữ cho chính xác. Chiếc đồng hồ trên tường trên tường tích tắc đếm từng giây trong khi tôi chờ đợi.
Cuối cùng, anh lên tiếng. "Vậy điều cậu muốn nói là thế này: năm Miss Saeki hai mươi tuổi, tuyệt vọng, rời khỏi Takamatsu đến sống một mình ở một nơi nào đó, bà tình cờ gặp cha cậu, ông Koichi Tamura, và hai người lấy nhau, đẻ ra cậu. Rồi bốn năm sau, xảy ra chuyện gì đó khiến bà bỏ nhà đi, để cậu lại. Sau đó là một khoảng trống mù mịt cho đến khi bà xuất hiện trở lại ở Shikoku. Mình hiểu như thế có đúng không?"
"Vâng."
"Điều đó không phải là bất khả. Mình muốn nói: cho đến giờ, không có bằng cứ nào để bác bỏ giả thuyết của cậu. Quá nhiều điều trong cuộc đời bà vẫn còn là một bí mật hoàn toàn. Người ta đồn là bà đã từng sống ở Tokyo. Hơn nữa, bà lại trạc tuổi cha cậu. Tuy nhiên, khi trở về Takamatsu, bà chỉ có một mình. Cậu nói chị gái cậu bao nhiêu tuổi?"
"Hăm mốt."
"Bằng tuổi mình," Oshima nói. "Nhưng mình không phải là chị cậu, cái đó thì mình biết chắc. Mình có cha mẹ và anh trai - tất cả cùng máu mủ ruột rà. Một gia cảnh quá tốt đối với mình." Anh khoanh tay lại và nhìn tôi một lúc. "Mình cũng có một điều muốn hỏi cậu. Cậu có bao giờ xem giấy khai sinh của mình không? Nếu có, ắt cậu phải biết tên tuổi của mẹ cậu chứ?"
"Dĩ nhiên là em có xem."
"Vậy trong đó ghi tên mẹ cậu là gì?"
"Người ta không ghi tên mẹ em
Oshima có vẻ kinh ngạc. "Không ghi? Sao lại có thể thế được?"
"Không có tên mẹ em. Không đùa đâu. Em không hiểu tại sao lại thế. Theo giấy khai sinh thì em không có mẹ. Cũng chẳng có chị gái. Chỉ có tên cha em và tên em trong giấy khai sinh. Về phương diện pháp lý, em là một đứa con hoang. Một đứa con ngoài giá thú."
"Nhưng thực tế, cậu đã từng có một người mẹ và một chị gái mà."
Tôi gật đầu. "Đúng vậy, cho đến năm em lên bốn. Một gia đình bốn người chung sống, đó không phải chỉ là tưởng tượng. Em còn nhớ rất rõ mà. Ít lâu sau khi em tròn bốn tuổi, mẹ em bỏ đi mang theo chị em."
Tôi rút ví, đưa cho Oshima xem tấm ảnh hai chị em tôi chơi trên bãi biển. Anh ngắm một lúc, mỉm cười rồi trả lại tôi.
"Kafka bên bờ biển," anh nói.
Tôi gật đầu và cất ấm ảnh trở vào ví. Bên ngoài, gió xoáy lộn, táp mưa vào cửa kính lộp độp. Ngọn đèn trần hắt bóng tôi và Oshima trên sàn nhà, khiến chúng tôi nom giống như hai kẻ đang bàn bạc một âm mưu tăm tối nào đó ở một thế giới nghịch đảo.
"Em không nhớ mặt mẹ mình ư?" Oshima hỏi. "Em sống với mẹ đến năm lên bốn, chắc phải nhớ mang máng dáng nét của bà chứ?"
Tôi lắc đầu. "Em hoàn toàn không nhớ nổi. Em không biết tại sao, nhưng trong bộ nhớ của em, cái chỗ đáng lẽ phải lưu giữ gương mặt mẹ lại là một vệt tối đen, một khoảng trống."
Oshima ngẫm nghĩ một lúc. "Hãy nói thêm cho anh nghe tại sao em lại nghĩ Miss Saeki có thể là
"Thôi, chừng nấy là đủ rồi," tôi nói. "Ta hãy quên chuyện đó đi. Em đã tưởng tượng quá nhiều, thế thôi."
"Không sao, em cứ nói tiếp tất cả những gì em nghĩ trong đầu đi," anh nói. "Rồi hai anh em mình sẽ có thể xác định đó có phải tại em tưởng tượng quá nhiều hay không?"
Cái bóng của Oshima trên sàn chuyển động theo những cử chỉ của anh, tuy có hơi phóng đại lên một tí.
"Có rất nhiều sự trùng hợp giữa em và Miss Saeki," tôi nói. "Y như những miếng trong trò chơi ghép hình chắp vừa khít vào nhau vậy. Em hiểu ra điều đó khi nghe bài Kafka bên bờ biển. Trước hết là việc em ị hút đến cái thư viện này như thể do số phận đưa đẩy. Thẳng một mạch từ Nakano đến Takamatsu. Ngẫm ra thì rất kỳ lạ."
"Như tình tiết của một bi kịch Hy Lạp vậy."
"Thế rồi, em đâm yêu," tôi nói thêm.
"Yêu Miss Saeki?"
"Vâng, có lẽ thế."
"Có lẽ?" Oshima cau mày nhắc lại. "Cậu muốn nói có lẽ cậu đang yêu? Hay có lẽ cậu yêu Miss Saeki?"
Tôi đỏ mặt. "Em thực sự không thể giải thích được rõ ràng," tôi đáp. "Thật phức tạp và có nhiều điều chính em cũng không hiểu."
"Nhưng cậu nghĩ có lẽ cậu đang yêu, có lẽ cậu yêu Miss Saeki?"
"Đúng," tôi nói. "Rất yê
"Có lẽ, mà lại là rất yêu."
Tôi gật đầu.
"Đồng thời lại cũng có thể Miss Saeki là mẹ cậu?"
Lại một cái gật đầu đặc trưng của tôi.
"Với một thiếu niên mười lăm tuổi thậm chí chưa cần đến dao cạo râu, hành trang cậu mang theo quả là nặng nề," Oshima nhấp một ngụm cà phê và thận trọng đặt tách lên đĩa. "Mình không nói thế là dở, mà chỉ nhận xét rằng cái gì cũng có giới hạn của nó."
Tôi không nói gì.
Oshima đưa tay lên bóp thái dương và trầm ngâm. Rồi chắp tay trước ngực, nói "Mình sẽ cố tìm bản tổng phổ ấy trong thời gian sớm nhất có thể. Những việc còn lại ở đây, mình có thể tự làm nốt, vậy cậu về phòng nghỉ đi."
Đến giờ ăn trưa, tôi ra thay Oshima ở quầy trước. Hôm nay ít khách hơn mọi khi, có lẽ vì mưa liên tục. Khi trở lại sau giờ nghỉ, Oshima đưa cho tôi một chiếc phong bì lớn đựng bản tổng phổ của Kafka bên bờ biển in ra từ máy vi tính.
"Chúng ta đang sống trong một thế giới tiện lợi thật," anh nói.
"Cám ơn anh," tôi nói.
"Nếu không phiền, cậu có thể pha một tách cà phê mang lên gác được không? Đen, không kem, không đường. Cậu pha cà phê ngon lắm."
Tôi pha một tách mới, đặt vào khay, mang lên tầng hai. Như mọi khi, phòng Miss Saeki để mở và bà đang ngồi bên bàn làm việc. Khi tôi đặt cà phê lên bàn, bà ngước mắt nhìn tôi, mỉm cười, rồi đậy nắp chiếc bút máy lại, đặt lên chồng giấy.
"Thế nào, cháu đã quen với mọi thứ ở đây chưa?"
"Dần dần ạ," tôi trả lời.
"Giờ cháu có rảnh không?"
"Thưa có ạ," tôi nói.
"Vậy thì cháu ngồi xuống đi," Miss Saeki chỉ chiếc ghế gỗ cạnh bàn. "Chúng ta nói chuyện một lúc."
Trời lại bắt đầu nổi sấm ở đằng xa, rồi mỗi lúc một gần lại. Tôi làm theo lời bà và ngồi xuống ghế.
"Nhắc lại xem, cháu bao nhiêu tuổi? Mười sáu?"
"Mười lăm. Cháu vừa tròn mười lăm."
"Cháu bỏ nhà đi, phải không?"
"Vâng."
"Có lý do gì khiến cháu phải làm thế không?"
Tôi lắc đầu. Tôi biết nói gì đây?
Miss Saeki nhấc tách cà phê lên, nhấp một ngụm trong khi chờ tôi trả lời.
"Cháu cảm thấy nếu ở lại đó, cháu sẽ hỏng không cách chi cứu chữa nổi."
"Hỏng ư?" Miss Saeki nheo mắt, nói.
"Vâng," tôi nói.
Ngừng một lát, Miss Saeki lại nói. "Một cậu bé ở tuổi của cháu mà dùng cái từ hỏng, nghe cũng kỳ lạ. Có phải nói là cháu làm cô tò mò đấy. Chính xác ra, cháu nỏi hỏng theo nghĩa nào?"
Tôi tìm chữ để diễn giải cho đúng. Trước hết, tôi tìm gã thanh niên tên là Quạ, nhưng chẳng thấy gã đâu. Thành thử tôi phải tự túc lựa chọn chữ lựa lời và như vậy phải mất thời gian. Nhưng Miss Saeki vẫn kiên nhẫn chờ. Ngoài trời, chớp lóe lên và lát sau, sấm vang rền ở đằng xa.
"Cháu muốn nói là cháu sẽ có nguy cơ biến chất thành một thứ mà cháu không muốn là thế."
Miss Saeki nhìn tôi với vẻ quan tâm đặc biệt. "Với thời gian, rốt cuộc, tất cả mọi người đều sẽ hỏng, sẽ biến thành một cái gì khác. Sớm muộn, điều đó tất sẽ xảy ra thôi."
"Nhưng ngay cả nếu điều đó xảy ra, người ta vẫn cần có một chốn để quay về."
"Một chốn để quay về?"
"Một chốn đáng để quay về."
Miss Saeki nhìn thẳng vào mặt tôi.
Tôi đỏ mặt, rồi lấy hết can đảm ngước lên nhìn lại bà. Bà mặc một chiếc áo liền váy ngắn tay màu xanh nước biển. Chắc bà phải có cả một tủ đầy những áo váy màu xanh với những sắc độ khác nhau. Ngoài trang phục chính, bà chỉ đeo thêm một vòng cổ mảnh bằng bạc và một đồng hồ tay nhỏ xíu với dây da màu đen. Tôi tìm cô gái mười lăm tuổi ở nơi bà và thấy ngay lập tức. Cô đang thiêm thiếp náu mình trong khu rừng của hình ảnh trong phim nổi. Nhưng nhìn thật kỹ là phát hiện được thôi. Tim tôi lại bắt đầu đập rộn lên như có ai đóng cái đinh dài vào thành ngực bao quanh nó.
"So với tuổi mười lăm, cháu quả là rất biết lẽ đúng sai."
Tôi không biết trả lời ra sao.
"Hồi cô mười lăm," Miss Saeki nói với một nụ cười, "cô chỉ muốn đi biệt đến một thế giới khác, đến một nơi ngoài tầm của tất cả mọi người. Một nơi ngoài dòng chảy của thời gian."
"Nhưng làm gì có nơi nào như thế."
"Đúng. Vì thế mà cô đành sống ở đây, trong cái thế gian này, nơi mà mọi thứ cứ liên tục hỏng đi, lòng người luôn thay đổi và thời gian thì cứ trôi chảy không ngừng." Bà im lặng một lát như để ám chỉ sự trôi chảy của thời gian. "Nhưng cháu biết đấy," bà nói tiếp, "khi cô mười lăm tuổi, cô nghĩ là hẳn phải có một nơi như vậy trên thế gian này. Cô tin chắc ở đâu đó, mình sẽ tìm thấy cửa vào cái thế giới kia."
"Hồi mười lăm tuổi, cô có cảm thấy cô đơn không?"
"Có, theo một nghĩa nào đó. Cô không trơ trọi một mình, nhưng cô cảm thấy cô đơn ghê gớm. Bởi vì cô biết mình sẽ không bao giờ hạnh phúc hơn lúc đó. Cô biết chắc thế. Vì vậy nên cô mới muốn đi đến một nơi nào đó không có thời gian để có thể mãi mãi giữ nguyên trạng thái hạnh phúc đó."
"Cháu thì lại muốn lớn lên nhanh thôi."
Miss Saeki ngả người ra sau để nhìn cho kỹ sắc diện của tôi. "Cháu hẳn là mạnh mẽ và độc lập hơn cô hồi ấy. Ở tuổi cháu, cô mang đ̐ tưởng rằng mình có thể trốn thoát thực tại, còn cháu thì đứng thẳng đối mặt với thực tại, đương đầu với nó. Thật khác xa nhau."
Mạnh mẽ và độc lập ư? Cả hai phẩm chất ấy, tôi đều không có. Tôi chỉ bị thực tại xô đẩy về phía trước, dù tôi muốn hay không. Nhưng tôi không nói gì.
"Cháu biết không, cháu là cô nhớ đến một thiếu niên mười lăm tuổi cô quen hồi xưa."
"Cậu ấy nom có giống cháu không?" tôi hỏi.
"Cháu cao hơn và lực lưỡng hơn cậu ấy, nhưng có một nét giống. Cậu ấy không thích trò chuyện với đám trẻ cùng tuổi - không đồng cảm mà - cho nên phần lớn thời gian, cậu ta cứ ru rú trong phòng đọc sách hoặc nghe nhạc. Khi gặp những đề tài khó, cậu ta cũng cau mày, y hệt cháu. Cháu cũng ham đọc, đúng không?"
Tôi gật đầu.
Miss Saeki liếc nhìn đồng hồ. "Cám ơn cháu về tách cà phê."
Hiểu ý bà muốn bảo tôi lui, tôi đứng dậy và đi ra cửa. Miss Saeki cầm chiếc bút máy lên, chậm rãi xoáy nắp ra và lại cắm cúi viết. Lại một tia chớp lóe bên ngoài, nhuộm đẫm căn phòng một màu kỳ lạ trong thoáng chốc. Tiếng sấm đến sau một lát, lần này nghe gần hơn.
"Kafka," Miss Saeki gọi.
Tôi dừng bước ở cửa và quay lại.
"Cô chợt nhớ có lần cô đã viết một cuốn sách về sét."
Tôi không nói gì. Một cuốn sách về sét"Cô đã đi khắp nước phỏng vấn những người sống sót sau khi bị sét đánh. Cô bỏ mấy năm để làm việc ấy. Hầu hết các cuộc phỏng vấn đều rất lý thú. Một nhà xuất bản nhỏ đã ấn hành, nhưng chả bán được mấy. Cuốn sách không đưa ra một kết luận nào và không ai muốn đọc một cuốn sách không kết luận. Tuy nhiên, cô nghĩ, không có kết luận là chuyện hoàn toàn bình thường."
Trong đầu tôi, một cái búa nhỏ xíu gõ vào một ngăn kéo của bộ nhớ, riết róng. Tôi cố nhớ lại một điều gì đó, một điều rất quan trọng, nhưng tôi không biết đó là gì. Lúc này, Miss Saeki đã trở lại với bài viết của mình và tôi quay về phòng riêng.
Cơn mưa giông tiếp tục khủng bố chúng tôi khoảng một giờ nữa. Sấm dồn dập liên hồi đến nỗi tôi sợ các cửa kính của thư viện đến vỡ tan tành mất. Mỗi lần một tia sét rạch ngang bầu trời, cửa sổ kính mờ ở chiếu nghỉ cầu thang lại phóng chiếu lên bức tường trắng đối diện một hình ảnh tựa như bóng ma của quá khứ. Khoảng hai giờ chiều, cơn giông ngớt và ánh sáng vàng vọt bắt đầu lách mây rọi xuống, như thể cuối cùng, đất trời đã đi đến hòa giải. Nước mưa vẫn tí tách nhỏ xuống trong nắng nhạt.
Xế chiều, tôi bắt đầu đóng cửa thư viện. Miss Saeki chào tạm biệt tôi và Oshima rồi lên xe về nhà. Tôi nghe thấy tiếng động cơ chiếc Golf của bà và hình dung bà ngồi sau tay lái, vặn chìa khóa khởi động máy. Tôi bảo Oshima là tôi có thể khóa nốt các cửa một mình. Anh vào phòng vệ sinh, vừa rửa ráy vừa huýt sáo một aria trong ca kịch rồi ra về. Tôi lắng nghe chiếc Mazda Miata nổ máy lao đi, tiếng động cơ tắt dần ở đằng xa. Giờ thì thư viện hoàn toàn thuộc về tôi. Không gian lại tĩnh mịch hơn bao giờ hết.
Tôi về phòng, nghiên cứu bản tổng phổ của Kafka bên bờ biển. Như tôi đoán, phần lớn các hợp âm đều đơn giản. Tuy nhiên, đoạn điệp khúc có một ố hợp âm hắc búa. Tôi ra phòng đọc và thử chơi trên chiếc piano đứng. Ngón bấm quả là rất khó, tôi tập đi tập lại, cố luyện tay cho thuần và cuối cùng, cũng đánh được tàm tạm. Thoạt đầu, các hợp âm nghe rất "phô", tôi tưởng là do lỗi nhà in hoặc đàn sai dây. Nhưng rồi càng nghe kỹ hai hợp âm đó nối tiếp nhau cộng hưởng như thế nào, tôi càng vỡ lẽ ra: toàn bộ bài hát dựa trên hai hợp âm đó. Chúng giữ cho Kafka bên bờ biển khỏi xuống cấp thành một ca khúc pop tầm thường, đem lại cho nó một chiều sâu và tố chất đặc biệt. Nhưng làm thế nào Miss Saeki tìm ra được những hợp kỳ diệu đó?
Tôi trở về phòng, đun nước trong chiếc siêu điện, pha trà. Tôi lấy ra những chiếc đĩa cũ lấy ở buồng kho và lần lượt đặt lên máy quay đĩa: Blonde on Blonde của Bob Dylan, White Album của nhóm Beatles, Dock of the Bay của Otis Redding, Getz/Gilberto của Stan Getz, tất cả đều là những album nổi bật của hồi cuối những năm 1960. Chàng trai dạo xưa (cùng với Miss Saeki kề bên) hẳn cũng đã làm như tôi bây giờ: đặt đĩa lên máy, hạ cần kim xuống, lắng nghe nhạc phát ra từ bộ loa nhỏ này. Tiếng nhạc như đưa tôi và cả gian phòng tới một thời nào khác, tới một thế giới trước khi tôi ra đời. Trong khi thưởng thức âm nhạc, tôi ôn lại cuộc trò chuyện chiều nay, cố nhớ chính xác từng lời từng chữ.
"Khi cô mười lăm tuổi, cô nghĩ là hẳn phải có một nơi như vậy trên thế gian này. Cô tin chắc ở đâu đó, mình sẽ tìm thấy cửa vào cái thế giới kia."
Tôi có thể nghe thấy tiếng bà ngay bên cạnh. Trong tim tôi, có cái gì đang gõ vào một cánh cửa, một tiếng gõ nặng nề, riết róng.
Một cửa vào.
Tôi nhấc kim lên khỏi đĩa album của Stan Getz, lấy đĩa Kafka bên bờ biển ra khỏi bao, đặt lên máy, hạ kim xuống. Và lăng nghe tiếng hát của Miss Saeki.
Cô gái chết đuối huơ tay tìm
Phiến đá cửa vào
Nâng gấu váy màu thiên thanh
Và đăm đăm nhìn
Kafka bên bờ biển
Rất có thể là cô gái mấy đêm nay đến phòng tôi đã tìm ra phiến đá cửa vào. Cô vẫn ở một thế giới khác, cũng như lúc cô còn tuổi mười lăm và hằng đêm cô tới thăm căn phòng này. Trong chiếc áo váy màu thiên thanh, cô đến đăm đăm nhìn Kafka bên bờ biển.
Đột nhiên, không biết do đâu, tôi bỗng nhớ là cha tôi từng kể rằng ông đã có lần bị sét đánh. Không phải ông trực tiếp kể cho tôi nghe mà là tôi đọc được trong một bài phỏng vấn ông trên một tạp chí. Hồi còn là sinh viên trường mỹ thuật, ông đi làm nửa thời gian ở một sân golf, mang gậy cho các đấu thủ. Một hôm, đang mang gậy cho người khách chơi trên sân, trời bỗng tối sầm lại và nổi cơn giông lớn. Họ vừa nấp vào dưới một cây to thì cây đó bị sét đánh nứt đôi. Tay chơi golf chết ngay, nhưng cha tôi, nhờ một linh tính nào đó, đã kịp thời nhảy ra khỏi cây. Ông chỉ bị cháy sém tóc và vài vết bỏng nhẹ, đồng thời hơi sét đã hất ông văng vào một tảng đá. Đầu bị va mạnh, ông ngất đi, nhưng qua khỏi cơn nguy biến với chỉ một vết sẹo trên trán. Đó chính là điều tôi đã cố nhớ lại hồi chiều lúc đứng ở khung cửa phòng Miss Saeki, lắng nghe tiếng sấm dồn. Chính sau khi bình phục khỏi những vết thương, cha tôi mới nghiêm túc chuyên tâm vào sự nghiệp điêu khắc của mình.
Có lẽ trong khi đi khắp n phỏng vấn những người bị sét đánh để hoàn thành cuốn sách của mình, Miss Saeki đã gặp cha tôi. Đó là điều hoàn toàn có thể. Những người sống sót sau khi bị sét đánh chắc hẳn không nhiều lắm.
Tôi thở rất nhẹ nhàng, chờ bình minh. Ánh trăng rẽ mây rọi xuống đám cây trong vườn. Có quá nhiều sự trùng hợp. Dường như tất cả đang tăng tốc, đồng quy tới một nơi duy nhất.
Chương 26
Đã xế chiều và họ phải tìm chỗ nghỉ lại qua đêm. Hoshino đến phòng thông tin du lịch ở ga Takamatsu và đặt được một phòng ở một quán trọ xuồng xĩnh, nhưng được cái gần ga, có thể đi bộ tới. Cả Hoshino lẫn Nakata đều bất cần, miễn sao có cái futon[24] trải ra để ngủ là tốt rồi. Cũng như ở quán trọ trước, điểm tâm được phục vụ miễn phí, nhưng các bữa chính phải tự túc. Điều này hoàn toàn phù hợp với Nakata, bởi lão có thể lăn ra ngủ bất cứ lúc nào.
Một khi về phòng, Nakata liền bảo Hoshino nằm sấp trên futon, rồi ngồi xổm lên và ấn cả hai ngón tay cái dọc theo phần lưng, kiểm tra cẩn thận tình trạng các cơ và đốt sống. Lần này, lão nhẹ tay hơn nhiều, chỉ lần theo sống lưng và kiểm tra xem các cơ căng đến mức nào.
“Có gì trục trặc không?” Hoshino hỏi.
“Không, tất cả đều ổn. Hiện Nakata này không thấy có gì trục trặc với cậu cả. Xương sống cậu ngon rồi.”
“Nghe mà nhẹ cả người,” Hoshino nói. “Cháu không muốn bị một chầu tra tấn cực hình nữa.
“Lão biết. Nakata này thực tình xin lỗi. Cơ mà cậu đã bảo là cậu không sợ đau cho nên lão mới làm tới và ra sức bấm cật lực.”
“Phải, cháu biết là cháu đã nói thế. Cơ mà ông nội này, cái gì cũng có giới hạn. Đôi khi ông phải biết điều chứ. Nhưng thiết nghĩ cháu cũng không nên phàn nàn: ông đã nắn lại lưng cho cháu. Cơ mà, chu cha, cả đời cháu chưa bao giờ cảm thấy cái gì như thế - đau không thể tưởng tượng nổi! Cứ như là bị xé toạc ra, chết đi sống lại!”
“Nakata này đã từng chết ba tuần liền.”
“Không đùa đấy chứ,” Hoshino nói. Vẫn nằm sấp mặt, gã tợp một ngụm trà và nhai mấy chiếc bánh quy giòn mua ở một cửa hàng bán 24/24. “Vậy là ông đã chết thật à?”
“Lão đã từng.”
“Suốt thời gian ấy, ông ở đâu?”
“Nakata này chẳng nhớ. Dường như lão ở một nơi nào đó, làm một việc gì khác. Nhưng đầu lão cứ bồng bà bồng bềnh và lão chẳng nhớ được điều gì sất. Thế rồi lão lại trở về với thế gian này và thấy mình thành ngơ ngẩn, không biết đọc biết viết nữa.”
“Chắc ông bỏ lại khả năng biết đọc biết viết ở bên kia.”
“Có thể.”
Hai ông con im lặng một lúc. Hoshino quyết định tốt nhất là cứ nên tin những gì ông lão kể, cho dù câu chuyện nghe thật quái dị. Đồng thời gã cũng cảm thấy ngại ngùng, e rằng tiếp tục đi sâu vào cái ý niệm “chết ba tuần liền” sẽ khiến gã rơi vào một tình huống hỗn mang ngoài tầm kiểm soát. Tốt hơn là lái cuộc trò chuyện những vấn đề thiết thực hơn. “Ông Nakata, bây giờ ta đã ở Takamatsu, vậy ông định đi đâu nào?”
“Lão không biết,” Nakata đáp. “Lão chưa biết lão phải đi đâu.”
“Thế cái phiến đá cửa vào ấy thì sao?”
“À phải! Nakata này quên bẵng đi mất. Chúng ta phải tìm thấy cái phiến đá ấy. Cơ mà lão chẳng có manh mối nào để dò tìm cả. Đầu óc lão cứ bồng bà bồng bềnh trong một đám sương mù không chịu tan đi. Lão vốn đã chẳng sáng dạ gì, lại thêm những thứ này lại càng rắc rối.”
“Vậy là chúng ta hơi bị bế tắc đấy, phải không?”
“Phải, lão đồ là thế.”
“Mà ngồi trơ mắt nhìn nhau thì chẳng hay ho gì. Như thế sẽ chẳng giúp ta đi đến đâu.”
“Cậu nói chí phải.”
“Cháu nghĩ ta phải đi loanh quanh hỏi mọi người, nếu quả phiến đá ấy ở đâu đó trong vùng này.”
“Nếu cậu bảo thế thì Nakata này sẵn sàng làm thế. Gì chứ lân la hỏi mọi người thì lão khá thạo vì lão vốn tối dạ mà.”
“Ông nội cháu thường nói: hỏi một lần thì bối rối một lúc, không hỏi thì bối rối cả đời.”
“Chí lý. Chết là hết, mọi thứ hiểu biết đều biến mất.”
“Ồ, ý ông nội cháu không hẳn là thế,” Hoshino gãi đầu nói. “Dù sao đi nữa, ông có mường tượng cái phiến đá ấy ra sao không? Đó là loại đá gì, to chừng nào, hình thù, màu sắc thế nào? Dùng để làm gì? Nếu ta không có một số chi tiết thì rất khó hỏi. Sẽ chẳng ai biết mô tê gì nếu chúng ta chỉ nói: Quanh đây có một phiến đá cửa vào nào không? Họ sẽ nghĩ chúng ta điên. Ông hiểu ý cháu chứ?”
“Vâng, lão hiểu. Lão có thể là đần độn, nhưng không điên.”
“Đúng.”
“Phiến đá Nakata này đang tìm rất đặc biệt. Nó không to lắm. Màu trắng, không có mùi gì cả. Lão không biết nó dùng để làm gì. Nó tròn, tựa như cái bánh đa.” Lão giơ hai tay lên phác một hình bằng cỡ một đĩa hát 33 vòng/phút.
“Hmm. Vậy nếu thấy nó, liệu ông có thể nhận ra được không? Kiểu như... A đây rồi!”
“Nakata này có thể nhận ra ngay lập tức.”
“Chắc đằng sau nó phải có một câu chuyện hoặc một giai thoại nào đó chứ. Có thể nó rất nổi tiếng và đã được trưng bày tại một miếu thờ hay một nơi nào đó chăng?”
“Lão đồ là có thể thế.”
“Hoặc có thể nó chỉ đơn giản ở trong một ngôi nhà nào đó và người ta dùng nó để nén dưa muối chẳng hạn.”
“Không, không thể như thế được.”
“Tại sao không?”
“Vì không ai có thể vần phiến đá ấy đi được.”
“Không ai khác trừ ông, ông định nói thế chứ gì?”
“Phải, lão nghĩ Nakata này có thể vần được
“Cứ cho là ông di chuyển được nó, sau đó thì sao?”
Nakata làm một điều khác thường: suy nghĩ hồi lâu. Ít nhất thì coi bộ lão cũng có vẻ đang suy nghĩ, bằng vào cách lão cứ vò miết mái tóc muối tiêu cắt ngắn.
“Cái đó thì thực sự lão không biết,” cuối cùng lão nói. “Lão chỉ biết lã đã đến lúc phải có ai đó vần nó đi.”
Đến lượt Hoshino ngẫm nghĩ. “Và ai đó chính là ông, phải không? Ít nhất là vào lúc này.”
“Phải,” Nakata đáp, “đúng thế.”
“Và phiến đá đó chỉ có thể tìm thấy ở Takamatsu?”
“Không nhất thiết. Thực ra, nó ở đâu không thành vấn đề. Có điều, đúng lúc này đây, nó đang ở Takamatsu. Giá nó ở quận Nakano thì dễ dàng hơn biết mấy.”
“Nhưng di chuyển một phiến đá đặc biệt như thế chắc hẳn là nguy hiểm.”
“Phải. Lẽ ra Nakata này không nên nói ra, nhưng quả là rất nguy hiểm.”
“Chà,” Hoshino chậm rãi lắc đầu. Gã đội chiếc mũ Chunichi Dragons lên đầu, để thòi mái tóc đuôi ngựa ra sau lưng. “Bắt đầu giống một bộ phim Indiana Jones rồi đây.”
Sáng hôm sau, họ đi ra trạm thông tin du lịch ở ga để hỏi xem có phiến đá nổi tiếng nào ở Takamatsu hoặc vùng lân cận không.
“Phiến đá ư?” cô gái đứng sau quầy hỏi lại, hơi cau mày. Cô đã được đào tạo để giới thiệu tất cả những điểm du lịch thông thường, ngoài ra không có gì khác và câu hỏi này rõ ràng làm cô bối rối. “Các vị tìm loại đá gì ạ?”
“Một phiến đá hình tròn, to bằng thế này này,” Hoshino vừa nói vừa khum tay thành một hình tròn bằng chiếc đĩa hát 33 vòng/phút như Nakata đã mô tả cho gã. “Người ta gọi nó là phiến đá cửa vào.”
“Phiến đá cửa vào.”
“Phải. Tên nó là thế. Tôi nghĩ là nó rất nổi tiếng.”
“Nhưng cửa vào cái gì?”
“Nếu tôi biết là vào cái gì thì tôi đã chẳng phải mất công đi hỏi han lôi thôi như thế này.”
Cô gái nghĩ một lúc. Trong khi đó, Hoshino nhìn chằm chằm vào mặt cô. Cũng khá xinh đấy, gã nhận định, tuy nhiên hai con mắt cách nhau hơi xa khiến cô có cái vẻ của một con bò cảnh giác đề phòng. Cô gọi mấy cú điện thoại, nhưng xem ra chẳng đi đến đâu.
“Rất tiếc,” cuối cùng cô nói. “Không ai từng nghe nói về một phiến đá có cái tên như thế.”
“Thế ư?”
Cô lắc đầu. “Xin lỗi, cho tôi hỏi, hai vị đến đây chỉ cốt để tìm phiến đá ấy?”
“À, chỉ cốt hay không thì tôi không rõ. Dù sao đi nữa, tôi đến từ Nagoya, còn ông già này từ quận Nakano, Tokyo.”
“Vâng, Nakata này ở quận Nakano,” Nakata phụ họa. “Lão đã quá giang nhiều xe tải và thậm chí có lần còn được đãi món lươn nữa kia... Lão đi suốt chặng đường xa như thế mà chưa tiêu đến một xu nào từ tiền túi của mình.
“Cháu...” cô gái nói.
“Không sao. Nếu không ai nghe nói về phiến đá ấy thì đâu phải lỗi tại cô. Nhưng có thể người ta gọi nó bằng một cái tên khác chăng. Liệu có một phiến đá nào khác cũng nổi tiếng ở quanh đây không? Có thể là một cái gì gắn liền với một truyền thuyết dân gian? Hay là một hòn đá thiêng mà bà con đến cầu khấn? Bất cứ cái gì từa tựa như thế?”
Cô gái rụt rè nhìn Hoshino bằng đôi mắt hơi cách xa nhau, quan sát từ chiếc mũ Chunichi Dragons, mái tóc kiểu đuôi ngựa, chiếc kính râm mắt xanh cho đến đôi khuyên tai và chiếc sơ mi Hawai. “Tôi rất vui lòng chỉ đường cho các vị tới thư viện công cộng của thành phố, các vị có thể tìm thông tin về phiến đá tại đó. Rất tiếc, tôi không biết gì mấy về đá.”
Tuy nhiên, thư viện cũng chẳng giúp ích được gì: ở đây không có cuốn sách nào chuyên khảo về đá ở Takamatsu hoặc quanh đó. Cô thủ thư đặt phịch xuống trước mặt họ một chồng sách gồm Truyền thuyết của tỉnh Kagawa, Truyện cổ tích của Kobo Daishi, Lịch sử Takamatsu cùng nhiều cuốn đại loại như thế và nói họ có thể tìm trong đó xem có đoạn nào liên quan không. Thở dài đánh thượt, Hoshino bắt đầu lật giở các trang sách. Còn Nakata thì chọn một tập ảnh nhan đề Những phiến đá trứ danh của Nhật Bản, xem thật kỹ từng trang.
“Lão không biết đọc,” lão nói, “nên đây là lần đầu tiên lão đặt chân vào một thư viện.”
“Cháu chả lấy gì làm hãnh diện,” Hoshino nói, “tuy cháu biết đọc, nhưng đây cũng là lần đầu đối với cháu.”
“Bây giờ vào đây, mới thấy là khá thú vị.”
“Nghe ông nói vậy là cháu vui rồi.”
“Ở quận Nakano cũng có một thư viện. Lão nghĩ sau này trở về, lão sẽ năng ghé vào đó. Cái ưu điểm nhất là vào cửa tự do. Trước đây, Nakata này đâu có biết là cả những người không biết đọc cũng được vào.”
“Cháu có một người em họ mù bẩm sinh mà vẫn thường xuyên đi xem phim,” Hoshino nói. “Thế thì còn thú cái nỗi gì?”
“Lão sáng mắt, nhưng lão chưa bao giờ bước chân vào một rạp chiếu bóng.”
“Ông nói đùa! Thế thì bữa nào cháu phải đưa ông đi mới được.”
Cô thủ thư đến nhắc họ hạ bớt giọng, nên họ ngừng nói chuyện và quay trở về với chồng sách. Xem xong Những phiến đá trứ danh của Nhật Bản, Nakata đặt trả về trên giá và bắt đầu giở đến cuốn Các giống mèo trên thế giới.
Mặc dù không ngừng làu bàu trong miệng, Hoshino cũng lật giở được hết lượt chồng sách đặt cạnh gã. Ngán thay, gã chẳng tìm thấy có gì phù hợp trong bất cứ cuốn nào. Có mấy chỗ nói đến những bức tường đá của Lâu đài Takamatsu, nhưng các phiến đá ở những bức tường ấy to tổ bố, sức mấy Nakata vần nổi. Cũng có một truyền thuyết khả dĩ có thể xem xét về Kobo Daishi, vị đại sư trứ danh thời Heian Jidai. Tương truyền rằng khi ngài nậy một phiến đá giữa một vùng hoang địa lên, một dòng suối đã trào ra, biến nơi này thành một đồng lúa phì nhiêu. Nhưng đến đó là hết chuyện. Hoshino cũng đọc thấy một đoạn nói về một miếu thờ có một cọc đá được gọi là “Nguồn sinh con đẻ cái” nhưng nó cao hơn một mét và hình thù giống như dương vật. Chắc chắn không thể là phiến đá mà Nakata tìm kiếm.
Hai ông con bỏ cuộc, rời thư viện đến một nhà hàng gần đó dùng bữa tối. ả hai đều ăn mì với bánh tempura, Hoshino gọi thêm một bát nước dùng.
“Lão khoái cái thư viện ấy,” Nakata nói. “Lão không ngờ trên thế giới lại có nhiều giống mèo đến thế.”
“Chuyện phiến đá chưa ngã ngũ, nhưng không sao,” Hoshino nói. “Ta mới chỉ bắt đầu. Đêm nay hãy đánh một giấc ngon lành đã, để xem rồi ngày mai sẽ đem lại những gì.”
Sáng hôm sau, họ trở lại thư viện. Như hôm trước, Hoshino đọc lướt một chồng sách tướng, hết cuốn này đến cuốn khác. Cả đời gã chưa bao giờ đọc nhiều sách đến thế. Giờ đây, gã đã khá thông thạo lịch sử Shikoku và biết được là từ bao thế kỷ, người ta đã thờ nhiều loại đá khác nhau. Nhưng cái mà gã muốn tìm – một phiến đá cửa vào – thì chẳng thấy đâu. Đến chiều thì gã bắt đầu thấy nhức đầu, nên họ rời thư viện và đến nằm dài trên bãi cỏ một công viên hồi lâu, nhìn mây trôi ngang trời. Hoshino hút thuốc lá, còn Nakata nhấp từng ngụm trà nóng từ chiếc phích lão mang theo.
“Mai lại có sấm đấy,” Nakata nói.
“Có nghĩa là ông sẽ gọi sấm?”
“Không, Nakata này đâu có làm thế được. Sấm tự đến thôi.”
“Thế thì cháu yên tâm,” Hoshino nói.
Họ về nhà trọ, tắm táp rồi Nakata đi nằm và chẳng mấy chốc đã ngủ say sưa. Hoshino mở tivi xem một trận bóng chày, vặn nhỏ âm lượng, nhưng vì đội Giants quần cho đội Hiroshima tơi bời nên gã ngán ngẩm tắt đi không xem tiếp. Gã chưa buồn ngủ và cảm thấy khát, nên ra ngoài kiếm một tiệm bia và gọi một vại bia hơi cùng một đĩa hành ty phi. Gã tính bắt chuyện với một cô gái ngồi gần đó, nhưng rồi nghĩ đây không phải lúc, cũng không phải chỗ để cưa kéo. Sáng mai lại phải trở về với công việc tìm kiếm cái phiến đá biến ảo như ma ấy rồi.
Gã uống nốt bia, đội cái mũ Chunichi lên, rời tiệm và chỉ tha thẩn quanh đó. Đây không phải là một thành phố hấp dẫn lắm, gã nhận định, nhưng dù sao đi la cà ở một nơi trước đây mình chưa từng đến cũng thú vị. Với lại, bao giờ gã cũng khoái thả bộ. Ngậm một điếu Marlboro trên môi, hai tay đút túi, gã lang thang hết phố này sang phố khác, ngõ này sang ngõ khác. Khi nào thôi hút thuốc, gã lại huýt sáo. Chỗ thì tấp nập, đông đúc, nơi khác lại vắng vẻ, tịch lặng. Đến đâu gã cũng giữ đều một nhịp bước. Gã đang tuổi thanh xuân, khỏe mạnh, vô tư lự, chẳng có gì phải sợ.
Gã đang đi dọc một ngõ hẹp đầy những quán bar karaoke và câu lạc bộ (dường như những quán này cứ sáu tháng lại đổi chủ đổi tên mấy lần) và vừa tới một chỗ vắng, tối om, thì chợt đằng sau có người lớn tiếng gọi: “Hoshino! Hoshino!”
Thoạt đầu, gã không tin. Ở Takamatsu này, làm gì có ai biết gã – chắc là một Hoshino nào khác. Đây không phải là một cái tên phổ biến lắm, nhưng cũng không hiếm người mang tên ấy. Gã không quay lại mà cứ đi tiếp. Nhưng người kia vẫn theo sau, gọi tên gã hoài.
Rốt cuộc, Hoshino dừng bước và ngoảnh lại. Đó là một ông già thấp bé mặc một bộ đồ trắng. Tóc bạc, ria bạc, râu cằm bạc, cặp kính đạo mạo, sơ mi trắng, cà vạt dây, mặt thì có vẻ Nhật nhưng toàn bộ trang phục lại khiến ông ta giống một trang chủ nông thôn ở miền Nam nước Mỹ. Ông ta cao không quá một mét rưỡi nhưng nom không giống một người lùn, mà tựa như một mẫu người thu nhỏ lại. Ông ta chìa cả hai tay ra trước mặt như thể đang bưng một chiếc khay.
“Cậu Hoshino,” ông già nói, giọng rõ ràng, the thé và họ trẹ.
Hoshino nhìn ông trân trân, hết sức kinh ngạc.
“Nhận ra chứ? Ta là Đại tá Sanders.”
“Nom bác giống hệt ông ta,” Hoshino nói, vẻ thán phục.
“Ta không chỉ giống thôi. Ta là Đại tá Sanders.”
“Của tập đoàn Kentucky Fried Chicken[25]?”
Ông già trịnh trọng gật đầu. “Chính xác.”
“Thôi được, nhưng sao bác biết tên tôi?”
“Tất cả những cổ động viên của Chunichi, ta đều gọi là Hoshino. Cách gọi đó đã thành hệ thống. Các fan của đội Giants được gọi là Nagashima, vậy thì các fan của Dragons là Hoshino, đúng không nào?”
“Vâng, nhưng thật ngẫu nhiên, Hoshino lại là tên thật của tôi.”
“Chỉ là trùng hợp thôi,” ông già nói oang oang. “Ta đâu có biết.”
“Vậy bác muốn gì?”
“Ta có một em tươi mát cho cậu đấy!”
“À, tôi hiểu rồi,” Hoshino nói. “Bác là tay dắt gái. Vì thế cho nên bác ăn mặc như thế.”
“Cậu Hoshino, không biết ta phải nhắc lại bao nhiêu lần điều này: không phải ta cải trang cho giống ai, mà ta chính là Đại tá Sanders. Đừng có lẫn lộn nữa, nghe không?”
“Thôi đượcếu bác là đại tá Sanders thật thì việc quái gì bác phải làm cái chân dắt gái trong cái ngõ hẻm tối tăm này của Takamatsu? Bác nổi tiếng thế, ắt chỉ trông vào bản quyền cũng đủ hốt bạc. Đáng ra bác phải đang an nhàn bên một bể bơi đâu đó tại nước Mỹ, tận hưởng những năm tháng về hưu chứ. Thế đầu đuôi câu chuyện ra sao?”
“Thế giới luôn có một độ cong vênh.”
“Cong vênh?”
“Có lẽ cậu không rõ điều này, nhưng có độ cong vênh ấy thế giới chúng ta mới thành ba chiều. Nếu cậu muốn mọi thứ lúc nào cũng ngay ngắn thẳng thớm, thì hãy tìm đến sống trong một thế giới kẻ bằng thước góc.”
“Bác cũng khá kỳ quặc đấy,” Hoshino nói. “Nhưng hình như cái số tôi những ngày này là phải đeo với những ông già kỳ quặc vậy. Cứ tiếp tục thế này rồi đến nước tôi sẽ không còn biết đâu là tay phải đâu là tay trái nữa.”
“Cũng có thể đấy, cậu Hoshino, nhưng còn chuyện kia thì sao? Một em xinh đẹp ấy?”
“Ý bác là vào tiệm mát-xa chăng?”
“Tiệm mát-xa? Đó là cái gì?”
“Bác lạ gì, ở đấy nó không để cho mình tấn, nhưng có thể thổi kèn hoặc xúc lọ cho mình. Làm cho mình xuất bằng cách đó, nhưng không được đút vào phích-phoọc phích-phoọc.”
“Không, không,” Đại tá Sanders bực bội lắc đầu, nói. “Hoàn toàn không phải thế. Các em của ta làm tuốt tuột – xúc lọ bằng tay, thổi kèn, bất kỳ cái gì cậu muốn, kể cả đút vào phích-phoọc.”
“À, tức là tắm hơi kiểu Thổ Nhĩ Kỳ chứ gì?”
“Kiểu thổ tả?”
“Thôi đừng giỡn nữa, được không? Tôi đi cùng với một người và sáng mai, chúng tôi phải lên đường sớm. Cho nên tôi chẳng có thì giờ đú đởn tối nay.”
“Vậy là cậu không cần gái?”
“Không gái, không gà rán. Tôi phải về ngủ một chút.”
“Nhưng cậu tưởng mình sẽ dễ ngủ ư?” Đại tá Sanders tinh quái nói. “Khi người ta bỏ công tìm cái gì mà không thấy, giấc ngủ thường không đến dễ dàng đâu.”
Hoshino đứng ngây, mồm há hốc, nhìn ông ta chằm chằm. “Tìm cái gì? Sao bác biết tôi đang tìm cái gì?”
“Điều đó in rành rành trên mặt cậu. Về bản chất, cậu là người thật thà. Mọi thứ cậu đang nghĩ đều hiển hiện lên nét mặt. Giống như con cá khô bửa đôi ra – tất cả những gì trong đầu cậu phơi ra rõ mồm một, ai cũng thấy.”
Bất giác, Hoshino đưa tay lên xoa má. Rồi xòe tay ra, nhìn trân trân nhưng chẳng thấy gì. In rành trên mặt mình?
“Vậy,” Đại tá Senders nói, giơ một ngón tay lên ra ý nhấn mạnh, “có phải vật cậu đang tìm có hình tròn và rất rắn, là ta nói hú họa thế?”
Hoshino cau mày nói, “Này, ông già, ông là ai vậy? Làm sao ông biết được điều đó?”
“Ta đã nói với cậu – điều đó in rành trên mặt cậu. Cậu không hiểu, phải không?” Đại tá Senders nói, lắc lư ngón tay. “Ta đã hành nghề này bao năm, đâu phải chuyện chơi. Vậy cậu thật sự không cần gái
“Tôi đang tìm một phiến đá gọi là phiến đá cửa vào.”
“Ta biết hết về nó.”
“Thật không?”
“Ta không bốc phét, cũng chẳng nói giỡn. Ta là người thẳng thắn, không tào lao.”
“Bác có biết phiến đá ấy ở đâu không?”
“Ta biết đích xác nó ở chỗ nào.”
“Vậy bác có thể... nói cho tôi biết chỗ của nó không?”
Đại tá Senders sờ chiếc mục kỉnh gọng đen và hắng giọng. “Cậu có chắc cậu không cần gái không?”
“Nếu bác nói cho tôi biết phiến đá ở đâu, tôi sẽ nghĩ về chuyện đó,” Hoshino nói, giọng đượm vẻ hoài
nghi.
“Tuyệt. Đi với ta.” Không đợi trả lời, ông ta thoăn thoắt đi dọc theo ngõ hẻm.
Hoshino lật đật theo cho kịp. “Này, Đại tá... Tôi chỉ mang theo có hăm nhăm nghìn yen thôi.”
Đại tá Sanders vừa rảo bước vừa tặc lưỡi. “Ngần nấy là nhiều rồi. Với giá ấy, cậu sẽ có một em mười chín tuổi xinh tươi, với đủ các tiết mục: xúc lọ, thổi kèn, nhong nhong ếp ếp, muốn gì được nấy. Và sau đó, ta sẽ tặng thêm cho cậu miễn phí toàn bộ câu chuyện về phiến đá.”
“Chu cha!” Hoshino ngỡ ngàng reo lên.
Bình luận facebook