Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 3
Chương 6
Lúc này Langdon cảm thấy có bàn tay rắn chắc nâng anh dậy… lay anh tỉnh cơn mê rồi giúp anh ra khỏi taxi. Anh cảm thấy vỉa hè lạnh ngắt bên dưới hai bàn chân trần.
Được thân hình mảnh mai của bác sĩ Brooks dìu đỡ, Langdon bước lảo đảo dọc theo lối đi vắng vẻ giữa hai tòa nhà. Không khí buổi sớm mai làm chiếc áo bệnh nhân của anh căng phồng, và Langdon thấy lạnh ở những chỗ anh biết lẽ ra không cảm nhận được.
Thuốc an thần anh uống khi còn ở bệnh viện khiến cho cả suy nghĩ lẫn thị lực của anh đều nhạt nhòa, mờ mịt. Langdon cảm thấy như đang ở dưới nước, cố gắng quờ quạng tìm lối thoát trong một thế giới lờ mờ, nhớp nháp. Bác sĩ Sienna Brooks vẫn sốc anh đi tới, dìu anh bằng một sức mạnh kinh ngạc.
“Cầu thang”, cô nói, và Langdon nhận ra họ đã tới lối vào bên hông một tòa nhà.
Langdon bám lấy tay vịn và cố lê bước leo lên trong trạng thái chóng mặt, mỗi bước phải mất một lúc khá lâu. Cơ thể anh nặng trịch. Giờ thì bác sĩ Brooks phải đẩy anh. Khi họ lên được chiếu nghỉ, cô bấm vài con số trên một phím khóa cũ gỉ sét và cánh cửa xé xè mở ra.
Không khí bên trong không ấm hơn là bao, nhưng so với vỉa hè gồ ghề bên ngoài, nền gạch lát dưới lòng bàn chân anh lúc này giống như tấm thảm mềm. Bác sĩ Brooks dẫn Langdon tới một thang máy nhỏ và giật mạnh cửa sập, kéo anh vào trong buồng thang chỉ bằng cỡ một quầy điện thoại. Không khí bên trong có mùi thuốc là MS – một mùi hương ngòn ngọt pha chút đắng thường gặp ở Ý, không khác gì mùi vị cà phê espresso. Thứ mùi đó giúp đầu óc Langdon tỉnh táo chút ít. Bác sĩ Brooks nhấn nút, và đâu đó phía trên đầu họ, một loạt bánh răng rệu rạo bắt đầu uể oải vận hành.
Dịch chuyển lên trên…
Buồng thang máy lắc lư và rung bần bật khi kẽo kẹt chạy lên trên. Vì bốn vách chỉ toàn những tấm kim loại nên Langdon nhìn rõ không gian bên trong đường ống thang máy lướt đều đều trước mắt. Cho dù vẫn đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, cảm giác sợ hãi muôn thuở của Langdon đối với những không gian khép kín vẫn nguyên vẹn và rõ rệt.
Đừng nhìn!
Anh dựa vào vách, cố gắng lấy lại nhịp thở. Trán anh đau nhói, và khi nhìn xuống dưới, anh thấy ống tay áo Harris Tweed của mình được buộc vội vàng quanh cánh tay giống như một dỉa băng. Phần còn lại của áo khoác kéo lê phía sau anh, ngay trên mặt đất, te tua và bẩn thỉu.
Anh nhắm mắt lại để cố chống chọi với cơn đau như búa bổ ở đầu, nhưng bóng tối lại nhấn chìm anh lần nữa.
Một hình ảnh quen thuộc hiện ra – người phụ nữ che mạng đẹp như tượng với chiếc búa và mái tóc bạch kim tết thành từng lọn quăn. Như lần trước, bà ấy đứng trên bờ sông máu với những xác người quằn quại vây quanh. Bà nói với Langdon, giọng nài nỉ. Hãy tìm kiếm và sẽ thấy!
Langdon cảm thấy rất rõ rằng anh phải cứu bà ấy… cứu tất cả bọn họ. Những đôi chân chổng ngược lên trời, đã bị vùi lấp một nửa cứ lần lượt theo nhau… mềm oặt xuống.
Bà là ai!? Anh cố gọi trong lặng câm. Bà muốn điều gì?!
Mái tóc bạch kim bắt đầu lòa xòa bay trong cơn gió nóng nực. Thời gian của chúng ta đang cạn dần, bà ấy thì thào, tay chạm vào chiếc vòng cổ có gắn bùa. Rồi đột ngột bà ấy nổ tung thành một cột lửa chói lòa, lan nhanh qua dòng sông, bao bọc lấy bọn họ.
Langdon hét lên, mở choàng mắt ra.
Bác sĩ Brooks nhìn anh lo lắng. “Sao vậy?”
“Tôi cứ bị ảo giác!”, Langdon kêu lên. “Vẫn là cảnh tượng ấy.”
“Người phụ nữ tóc bạc ư? Và toàn những xác chết phải không?”
Langdon gật đầu, mồ hôi đọng thành giọt trên trán anh.
“Anh sẽ ổn thôi”, cô trấn an anh, mặc dù chính giọng cô cũng run run. “Những hình ảnh xuất hiện đi xuất hiện lại là điều thường thấy với chứng mất trí. Chức năng não bộ giúp sắp xếp và phân loại ký ức của anh nhất thời bị chấn động, và vì thế nó biến mọi thứ thành một hình ảnh duy nhất.”
“Không phải là hình ảnh đạp đẽ cho lắm”, anh nói.
“Tôi biết, nhưng cho tới khi anh lành bệnh, trí nhớ của anh sẽ lộn xộn và không được sắp xếp – quá khứ, hiện tại và khả năng tưởng tượng sẽ lẫn lộn với nhau. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong các giấc mơ.”
Buồng thang máy lắc lư rồi dừng lại, và bác sĩ Brooks kéo cánh cửa xếp ra. Họ lại đi bộ, lần này dọc một hành lang hẹp, tối om. Họ đi qua một ô cửa sổ, phía bên ngoài bóng, các nóc nhà tối thẫm ở Florence bắt đầu hiện rõ trong ánh sáng lúc sắp rạng đông. Ở đầu kia hành lang, bác sĩ Brooks quỳ rạp xuống, tìm chìa khóa bên dưới một chậu cây trong có vẻ thiếu nước và mở một cánh cửa.
Căn hộ rất nhỏ, không khí bên trong rõ ràng có sự tương phản giữa mùi nến hương vanilla và mùi thảm cũ. Đồ đạc và các tác phẩm nghệ thuật để trang trí đều giản tiện ở mức tối đa – cứ như thể được bài trí cho một buổi bán đồ cũ vậy. Bác sĩ Brooks điều chỉnh bộ ổn nhiệt, và các lò sưởi bắt đầu hoạt động.
Cô đứng im một lúc và nhắm mắt lại, thở mạnh ra, như để trấn tĩnh. Sau đó cô quay lại và giúp Langdon vào gian bếp nhỏ giản dị, nơi có chiếc bàn formica và hai ghế tựa mỏng manh.
Langdon cố nhích về phía chiếc ghế với hy vọng ngồi xuống đó, nhưng bác sĩ Brooks nắm lấy cánh tay anh và dùng tay kia mở một ngăn kéo tủ. Tủ gần như trống không… bánh quy giòn, vài gói mỳ ống, một lon Coke, và một chai NoDoz.
Cô lấy cái chai và đổ sáu viên thuốc vào lòng bàn tay Langdon. “Chất caffeine”, cô nói. “Dành cho những lúc tôi phải làm ca đêm giống như tối nay.”
Langdon bỏ thuốc vào miệng và liếc nhìn quanh để tìm nước uống.
“Cứ nhai cả đi”, cô nói. “Thuốc sẽ có tác dụng nhanh hơn và giúp khắc chế thuốc an thần.”
Langdon bắt đầu nhai và ngay lập tức phải nhăn mặt. Thuốc đắng nghét, rõ ràng là nên nuốt tất tần tật. Bác sĩ Brooks mở tủ lạnh và đưa cho Langdon chai San Pellegrino còn một nửa. Anh uống luôn một hơi dài đầy biết ơn.
Lúc này cô bác sĩ tóc đuôi ngựa mới nắm lấy cánh tay phải của Langdon và gỡ bỏ đoạn băng gạc buộc tạm bằng áo khoác rồi đặt lên bàn bếp. Sau đó cô cẩn thận kiểm tra vết thương. Lúc này cô nắm lấy cánh tay trần của anh, Langdon cảm nhận rõ hai bàn tay mảnh mai của cô run run.
“Anh sẽ sống”, cô tuyên bố.
Langdon hy vọng cô không sao. Anh có thể hiểu được những gì cả hai người vừa phải chịu đựng. “Bác sĩ Brooks”, anh nói, “Chúng ta cần gọi cho ai đó. Lãnh sự… cảnh sát. Bất cứ ai”.
Cô gật đầu nhất trí. “Mà này, anh có thể thôi gọi tôi là bác sĩ Brooks được rồi – tên tôi là Sienna.”
Langdon gật đầu. “Cảm ơn. Tên tôi là Robert.” Dường như mối quan hệ họ vừa xây đắp được trong quá trình trốn chạy để giữ mạng sống đã giúp họ bảo đảm cho việc tiết lộ tên thật của nhau. “Cô nói cô là người Anh.”
“Xét về dòng máu thì đúng.”
“Tôi không hề nhận ra tí âm sắc nào.”
“Vâng”, cô đáp. “Tôi đã phải cố gắng làm mất giọng.”
Langdon định thắc mắc tại sao nhưng Sienna đã ra hiệu cho anh đi theo. Cô dẫn anh theo một hành lang hẹp tới buồng tắm nhỏ, tối lờ mờ. Nhờ tấm gương phía trên bồn rửa mặt, Langdon thoáng nhìn được hình ảnh mình, lần đầu tiên kể từ lúc anh thấy nó trong ô cửa sổ phòng bệnh.
Tệ quá. Mái tóc đen rậm của Langdon bết lại, còn đôi mắt thì đỏ ngầu và mệt mỏi. Đám râu ria lởm chởm che kín cả cắm anh.
Sienna vặn vòi nước và hướng dẫn Langdon đưa cánh tay bị thương vào làn nước lạnh như đá. Đau buốt, nhưng anh nhăn mặt cố giữ nguyên tay ở đó.
Sienna lấy một cái khăn rửa mặt còn mới và thấm ít xà phòng sát khuẩn. “Có lẽ anh nên quay mặt đi.”
“Không sao đâu. Tôi không ngại chuyện…”
Sienna bắt đầu chà xát rất mạnh, và cơn đau ghê gớm làm cánh tay Langdon tê dại. Anh nghiến chặt răng để cố không hét lên phản kháng.
“Anh không cần tiêm thuốc”, cô nói, chà xát mạnh tay hơn. “Thêm nữa, nếu anh định gọi cho chính quyền, anh sẽ cần cảnh giác hơn lúc này đấy. Không có gì sản sinh ra adrenalin nhiều bằng cơn đau đâu.”
Langdon cố gắng chịu đựng chà xát trong khoảng mười giây thì buộc phải giật mạnh tay ra. Đủ rồi! Phải thừa nhận, anh cảm thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn, cơn đau ở cánh tay anh lúc này hoàn toàn lấn át cơn đau đầu.
“Tốt rồi”, cô nói, tắt vòi nước và thấm khô cánh tay anh bằng một chiếc khăn sạch. Sau đó Sienna dán một miếng gạc lên tay anh, nhưng khi cô làm việc đó, Langdon phát hiện ra một chi tiết khiến anh sao nhãng – một điều khiến anh rất không vui.
Trong suốt gần bốn mươi năm, Langdon luôn đeo chiếc đồng hồ Chuột Mickey cổ lỗ sĩ chỉ dân sưu tầm đồ cổ mới mua, một món quà của ba mẹ anh. Gương mặt mỉm cười và đôi tay vẫy lia lịa của Mickey luôn là thứ hằng ngày nhắc nhở anh thường xuyên cười và đón nhận cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
“Đồng hồ… của tôi”, Langdon lắp bắp, “Mất rồi!”. Không có nó, anh bỗng thấy thiếu vắng. “Lúc đến bệnh viện tôi có đeo nó không?”
Sienna ném về phía anh cái nhìn ngờ vực, rõ ràng thắc mắc vì sao anh lại có thể lo lắng về một thứ tầm thường như vậy. “Tôi không nhớ anh có cái đồng hồ nào cả. Anh lau sạch người đi. Tôi sẽ quay lại sau mấy phút và chúng ta sẽ nghĩ cách tìm kiếm trợ giúp cho anh.” Cô quay đi, nhưng dừng lại ở ngưỡng cửa, nhìn thẳng vào mắt anh trong gương. “Và trong lúc tôi đi, tôi khuyên anh nên suy nghĩ kỹ xem tại sao lại có người muốn giết anh. Tôi đoán đó sẽ là câu hỏi đầu tiên chính quyền đặt ra.”
“Đợi đã, cô định đi đâu?”
“Anh không thể cứ cởi trần như thế mà nói chuyện với cảnh sát được. Tôi sẽ đi tìm mua ít quần áo cho anh. Hàng xóm của tôi cũng bằng cỡ anh. Ông ấy đi vắng, và tôi cho mèo của ông ấy ăn. Ông ấy nợ tôi.”
Nói xong, Sienna bỏ đi.
Robert Langdon quay lại tấm gương nhỏ phía trên bồn rửa mặt và nhận ra ngay người đang đăm đăm nhìn lại mình. Có ai đó muốn mình phải chết. Anh lại nghe thấy những tiếng lầm bầm lúc mê sảng của mình vang lên trong tâm trí.
Rất xin lỗi. Rất xin lỗi.
Anh soát lại ký ức để nhớ lại chút gì đó… bất kỳ điều gì, song chỉ thấy trống rỗng. Tất cả những gì Langdon biết là anh đang ở Florence và bị một vết đạn ở đầu do đạn bắn.
Lúc đăm đăm nhìn vào đôi mắt mệt mỏi của chính mình, Langdon lờ mờ tự hỏi liệu có khi nào anh choàng tỉnh trên chiếc ghế đọc sách ở nhà, chộp lấy một ly martini đã cạn và quyển Những linh hồn chết, chỉ để nhắc mình nhớ rằng không bao giờ nên trộn lẫn rượu Bombay Sapphire với Gogol.
Chương 7
Langdon lột bỏ chiếc áo choàng bệnh viện loang máu và quấn khăn tắm quanh hông. Sau khi vã nước lên mặt, anh cẩn thận sờ những mũi khâu ở phía sau đầu. Phần da rất đau, nhưng anh vuốt phần tóc bết lại che lên chỗ đó, vết thương gần như biến mất. Mấy viên caffeine đang phát huy tác dụng, và cuối cùng anh cảm thấy màn sương bắt đầu tan.
Nghĩ xem, Robert. Hãy cố nhớ xem!
Buồng tắm không có cửa sổ đột nhiên giống như một buồng giam kín, Langdon bước ra hành lang, theo bản năng lần về phía cột sáng tự nhiên phát ra qua một cánh cửa mở hé mé bên kia. Căn phòng giống như một nơi ngồi học tạm bợ, với cái bàn rẻ tiền, cái ghế quay đã cũ, những quyển sách được phân loại vứt trên sàn, và thật mừng… có cả một ô cửa sổ.
Langdon tiến về phía có ánh sáng ban ngày.
Ở phía xa, vầng mặt trời xứ Tuscany nhô lên chỉ vừa bắt đầu chạm đến những ngọn tháp cao nhất của thành phố đang tỉnh giấc – lầu chuông, tháp Tư viện Badia, tháp Bảo tàng Bargello. Langdon tì trán lên ô kính mát lạnh. Không khí tháng Ba hanh và lạnh, càng làm ánh nắng mặt trời lúc này đã len lỏi đến các sướng đồi thêm mạnh mẽ.
Ánh sáng của người họa sĩ, người ta gọi nó như vậy.
Ở trung tâm đường chân trời, một mái vòm khổng lồ lợp ngói đỏ vuông lên sừng sững, trên đỉnh trang trí một quả cầu bằng đồng mạ vàng lóa sáng như đèn hiệu. Vương cung Thánh đường. Brunelleschi (7) đã tạo nên lịch sử kiến trúc bằng việc kiến tạo mái vòm khổng lồ của Thánh đường, và giờ đây, hơn năm trăm năm sau, công trình cao hơn một trăm mười bốn mét ấy vẫn đứng vững, một công trình khổng lồ bất di bất dịch trên nền Quảng trường Nhà thờ lớn – Quảng trường Duomo.
(7) Filippo Brunelleschi (1377 – 1446) là một trong những kiến trúc sư và kỹ sư hàng đầu của thời Phục Hưng Ý. Ông nổi tiếng nhất với việc phát hiện ra luật xa gần (phối cảnh) cũng như kiến tạo mái vòm Vương cung Thánh đường Florence. Ông cũng có nhiều thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, toán học và cả thiết kế tàu.
Tại sao mình lại ở Florence?
Với Langdon, một người suốt đời đam mê nghệ thuật Ý, Florence đã trở thành một trong những điểm đến yêu thích của anh ở châu Âu. Đây là thành phố nơi Michelangelo từng chơi đùa trên đường phố lúc còn nhỏ, và nơi trào lưu Phục Hưng Ý được khởi xướng trong những xưởng nghệ thuật. Đây là Florence, với những phòng trưng bày thu hút hàng triệu du khách đến để chiêm ngưỡng bức Thần Vệ nữ chào đời của Botticelli, Lễ Truyền tin của Leonardo, và niềm tự hào của thành phố - bức tượng David.
Langdon đã bị bức tượng David của Michenlangelo hút hồn ngay lần đầu tiên nhìn thấy tác phẩm lúc còn niên thiếu… khi bước vào Học viện Mỹ thuật (Accademia delle Belle Arti)… chầm chậm đi qua phòng trưng bày Prigioni (8) tối mờ còn nguyên sơ của Michelangelo… Và sau đó cảm thấy ánh mắt mình bị kéo lên trên, không cưỡng được, về phía kiệt tác cao hơn năm mét. Vóc dáng hoàn hảo và hệ cơ bắp tuyệt vời của David khiến hầu hết du khách lần đầu tới thăm đều giật mình, nhưng với Langdon, chính tư thế của David mới là điều khiến anh thấy hấp dẫn nhất. Michelangelo đã phát huy truyền thống tương phản kinh điển để tạo ra ảo giác rằng David đang nghiêng về bên phải, chân trái gần như không chịu lực, trong khi thực tế chân trái của tượng lại chống đỡ hàng tấn đá cẩm thạch.
(8) Prigioni (Tù nhân) là tên gọi giàn trưng bày bốn tác phẩm điêu khắc (Quattro Prigioni) của Michelangelo, vốn ban đầu được làm cho mộ của Giáo hàng Julius II. Sở dĩ có tên gọi này vì những nhân vật trong các tác phẩm như đang cố gắng thoát ra khỏi khối đá cẩm thạch tạc họ. Michelangelo mất khi chưa kịp hoàn thành chúng. Ở đây còn có tượng Thánh Matthew cũng của Michelangelo và các bức vẽ của những họa sĩ cùng thời với Michelangelo, như Ghirlandaio và Andrea del Sarto.
Tượng David đã thắp lên trong Lagndon nhận thức đầu tiên về sức mạnh của nghệ thuật điêu khắc. Lúc này, Langdon băn khoăn liệu mình có tới thăm kiệt tác này trong mấy ngày qua, nhưng ký ức duy nhất anh có thể nhớ được là tỉnh dậy trong bệnh viện và nhìn thấy vị bác sĩ vô tội bị sát hại ngay trước mắt mình. Rất xin lỗi. Rất xin lỗi.
Cảm giác tội lỗi khiến anh thấy buồn nôn. Mình đã làm gì?
Lúc đứng bên cửa sổ, tầm nhìn ngoại biên của anh vẫn nhận ra hình dáng một máy tính xách tay để trên bàn bên cạnh mình. Langdon đột nhiên nhận ra rằng, bất kỳ chuyện gì xảy ra với anh tối qua cũng đều có thể được đưa tin.
Nếu có thể truy cập Internet, mình sẽ tìm ra câu trả lời.
Langdon ngoảnh về phía cửa và gọi to: “Sienna!”.
Im lặng. Cô ấy vẫn ở bên căn hộ của ông hàng xóm và tìm kiếm quần áo.
Tin chắc Sienna sẽ thông cảm cho hành vi xâm nhập máy tính, Langdon mở máy và bấm nút nguồn.
Màn hình nền của Sienna nhấp nháy – vẫn là nền “mây xanh dương” căn bản của Windows. Langdon lập tức vào trang tìm kiếm Google phiên bản Ý và gõ dòng chữ Robert Langdon.
Giá mà sinh viên của mình có thể nhìn thấy mình lúc này, anh nghĩ trong lúc bắt đầu tìm kiếm. Langdon thường xuyên phê bình sinh viên về việc Google chính bản thân họ - một trò rỗi hơi kỳ quặc mới cho thấy nỗi ám ảnh về danh tiếng cá nhân hiện có vẻ thịnh hành trong giới trẻ Mỹ.
Một trang kết quả tìm kiếm xuất hiện – hàng trăm đầu mục có liên quan đến Langdon, sách và các bài giảng của anh. Không phải thứ mình tìm kiếm.
Langdon thu hẹp phạm vi tìm kiếm bằng cách chọn nút thời sự.
Một trang mới xuất hiện: Kết quả tin tức cho “Robert Langdon”.
Ký tặng sách: Robert Langdon sẽ xuất hiện…
Diễn văn tốt nghiệp của Robert Langdon…
Robert Langdon xuất bản sách nhập môn về Biểu tượng cho…
Bản danh sách dài vài trang, và Lanfdon chẳng thấy gì gần đây – chắc chắn không có gì giúp giải thích tình huống khó chịu hiện nay của anh. Chuyện gì xảy ra tối qua? Langdon tiếp tục truy cập vào trang web The Florentine, một tờ báo tiếng Anh xuất bản tại Florence. Anh lướt qua các nhan đề, các mục tin nóng, và chuyên trang của cảnh sát, chỉ tìm thấy những bài viết về một vụ cháy chung cư, một vụ thụt két chính phủ, và những vụ phạm tội vặt đã được sàng lọc.
Chẳng có gì sao?!
Anh dừng lại ở đoạn tin nóng về một quan chức thành phố chết vì đột quỵ đêm qua tại quảng trường bên ngoài nhà thờ lớn. Tên của vị quan chức chưa được công bố, nhưng cũng chưa có hành động tội ác nào bị tình nghi.
Cuối cùng, chẳng biết làm gì khác, Langdon đặng nhập vào tài khoản thư điện tử trường Harvard và kiểm tra tin nhắn, băn khoăn liệu mình có thể tìm được câu trả lời ở đó hay không. Tất cả những gì anh tìm được là cả chuỗi thư từ các đồng nghiệp, sinh viên, và bạn bè, rất nhiều thư trong số đó đề cập những cuộc hẹn gặp trong tuần tới.
Có vẻ như chẳng có ai biết mình biến mất.
Langdon tắt máy tính và đóng màn hình lại, tâm trạng càng lúc càng không chắc chắn. Anh định rời đi thì một thứ đập vào mắt. Ở góc bàn của Sienna, trên chồng tạp chí và tài liệu y khoa cũ, có một bức ảnh chụp lấy ngay. Bức ảnh ghi lại hình ảnh Sienna Brooks và vị bác sĩ đồng nghiệp có râu của cô đang cười với nhau trong một hành lang bệnh viện.
Bác sĩ Marconi, Langdon nghĩ, lòng cảm thấy có lỗi khi anh nhặt tấm anh lên xem.
Lúc đặt tấm ảnh trở lại chồng sách, anh ngạc nhiên nhận ra cuốn sách nhỏ màu vàng trên cùng – một quyển Chương trình biểu diễn đã cũ của Nhà hát London Globe. Theo tờ bìa, đây là tác phẩm Giấc mộng đêm hè của Shakespeare… được dàn dựng gần hai mươi lăm năm trước.
Trên quyển Chương trình là một lời nhắn viết tay nguệch ngoạc bằng bút viết bảng Magic Marker. Em yêu, đừng bao giờ quên em là một phép màu.
Langdon nhặt quyển Chương trình lên, và một tập bài báo đã được cắt rời rơi xuống mặt bàn. Anh vội vàng sắp xếp lại, nhưng khi mở đến trang kẹp tập bài báo, anh sững lại.
Anh đăm đăm nhìn bức ảnh chụp diễn viên nhí đóng vai nhân vật tiêu yêu Puck ranh mãnh của Shakespeare. Bức ảnh có hình một bé gái chưa tới năm tuổi, với mái tóc vàng óng buộc kiểu đuôi ngựa quen thuộc.
Dòng chữ bên dưới bức ảnh ghi: Một minh tinh ra đời.
Nội dung bài viết nói về một thần đồng sân khấu – Sienna Brooks – với chỉ số IQ ngoại hạng, có khả năng ghi nhớ lời thoại của tất cả nhân vật chỉ trong một đêm và trong những buổi diễn tập đầu tiên, đã thường xuyên nhắc vở cho các diễn viên khác. Sở thích của cô bé năm tuổi này là đàn vĩ cầm, cờ vua, sinh học và hóa học. Là con của một cặp vợ chồng giàu có sống ở vùng ngoại ô Blackheath của London, cô gái đã nổi danh trong giới khoa học. Lên bốn tuổi, cô đã đánh bại một đại kiện tướng cờ vua và còn có khả năng đọc thạo bằng ba thứ tiếng.
Chúa ơi, Langdon nghĩ. Sienna. Chuyện này giải thích được vài điều đây.
Langdon nhớ lại một trong những sinh viên đã tốt nghiệp nổi tiếng của Harvard từng là thần đồng có tên Saul Kripke, lúc lên sáu tuổi đã tự học tiếng Do thái và đọc được tất cả sách của Descartes khi mới mười hai tuổi. Gần đây hơn, Langdon nhớ có đọc về một hiện tượng thần đồng khác có tên Moshe Kai Cavalin, người có bằng đại học với điểm trung bình 4.0, giành danh hiệu quốc gia về võ thuật khi mới mười một tuổi và xuất bản một cuốn sách nhan đề Chúng ta có thể làm được lúc mười bốn tuổi.
Langdon nhặt một bài viết khác lên, bài báo có bức ảnh Sienna lúc bảy tuổi: TIỂU THIÊN TÀI CÓ IQ 208.
Langdon không hề biết rằng chỉ số IQ thậm chí có thể lên cao đến mức đó. Theo bài viết, Sienna Brooks là một cây vĩ cầm bậc thầy, có thể thành thạo một ngôn ngữ chỉ trong một tháng, và đang tự dạy mình giải phẫu học và sinh lý học.
Anh xem một bài viết khác cắt ra từ một tạp chí y học: TƯƠNG LAI CỦA TƯ DUY: KHÔNG PHẢI MỌI BỘ ÓC ĐỀU ĐƯỢC TẠO RA GIỐNG NHƯ NHAU.
Bài viết này có ảnh của Sienna, lúc này có lẽ đã mười tuổi, vẫn là một cô bé tóc vàng, đứng bên cạnh một cỗ máy y tế lớn. Bài viết có cả đoạn phỏng vấn một bác sĩ, người giải thích rằng các ảnh chụp PET tiểu não của Sienna cho thấy cơ quan này có cấu tạo khác hẳn những tiểu não khác, trong trường hợp của cô thì đây là một cơ quan lớn hơn, thon gọn hơn, có khả năng xử lý nội dung hình ảnh – không gian theo những cách thức hầu hết người khác không thể thực hiện được. Vị bác sĩ cho rằng ưu thế sinh lý học của Sienna là nhờ mức tăng tế bào thần kinh cao vọt một cách khác thường ở não, giống như một ổ ung thư, chỉ khác ở chỗ nó làm tăng các mô não có ích chứ không phải những tế bào ung thư nguy hiểm.
Langdon lại tìm được một bài báo từ một tờ báo của thị trấn.
LỜI NGUYỀN CỦA SỰ KIỆT XUẤT.
Lần này không có bức ảnh nào, nhưng bài viết nói đến một thiên tài nhỏ tuổi, Sienna Brooks, người đã cố gắng theo học ở các trường bình thường nhưng luôn bị những học sinh khác dè bỉu vì cô không thể thích ứng. Bài viết nói về tình trạng cô lập mà những thanh niên có tài nhưng các kỹ năng xã hội không tương xứng với trí thông minh của họ và thường xuyên cảm thấy bị tẩy chay.
Sienna, theo bài viết này, đã bỏ trốn khỏi nhà năm lên tám tuổi, và đủ thông minh để tự sống mà không hề bị phát hiện suốt mười ngày. Người ta tìm thấy cô bé trong một khách sạn hạng sang ở London, nơi cô giả vờ là con gái của một vị khách, đánh cắp được chìa khóa, và đặt phòng bằng tài khoản của người khác. Rõ ràng cô đã có cả tuần đọc toàn bộ một nghìn sáu trăm trang cuốn Giải phẫu học của Gray. Khi giới chức hỏi tại sao cô lại đọc những tài liệu y khoa đó, cô bảo họ rằng cô muốn tìm hiểu xem có chuyện gì không ổn với bộ óc của mình.
Trong lòng Langdon rất có cảm tình với cô gái nhỏ. Anh không thể hình dung nổi một đứa trẻ cảm thấy cô độc như thế nào vì quá khác biệt như vậy. Anh gấp những bài báo, dừng lại ngắm bức ảnh Sienna lúc năm tuổi đóng vai Puck. Nghĩ đến cuộc gặp gỡ siêu thực sáng nay của anh với Sienna, Langdon phải thừa nhận rằng đường như cô phù hợp một cách kỳ lạ với vai một tiểu yêu ranh mãnh trong mơ. Langdon chỉ mong rằng anh, giống như các nhân vật trong vở kịch, lúc này có thể tỉnh lại và vờ coi như những trải nghiệm gần đây nhất của mình chỉ là một giấc mơ.
Langdon cẩn thận sắp xếp tất cả bài báo về đúng chỗ và gập quyển Chương trình biểu diễn lại, lòng chợt cảm thấy buồn khi nhìn thấy dòng chữ trên bìa lần nữa: Em yêu, đừng bao giờ quên em là một phép màu.
Anh nhìn xuống biểu tượng quen thuộc trên trang bìa của tập tài liệu. Đó chính là đồ hình Hy Lạp vẫn thường trang trí ở hầu hết các cuốn Chương trình biểu diện trên khắp thế giới – một biểu tượng đã hai nghìn năm trăm tuổi, đồng nghĩa với sân khấu lịch.
Cặp đôi mặt nạ bi hài.
Langdon nhìn hai gương mặt biểu tượng cho Hài kịch và Bi lịch đang đăm đăm nhìn mình, và độ nhiên anh nghe thấy tiếng vo ve rất lạ trong tai – cứ như thể có một đường dây dẫn đang từ từ kéo căng trong óc anh vậy. Một cơn đau chợt bùng lên trong đầu. Hình ảnh một chiếc mặt nạ bồng bềnh ngay trước mắt anh. Langdon thở hổn hển, giơ tay lên, ngồi xuống chiếc ghế tựa và nhắm nghiền mắt lại, tay ôm chặt lấy đầu.
Trong vùng tối của anh, những hình ảnh kì quái lại quay cuồng trở lại… dữ dội và sống động.
Người phụ nữ tóc bạc với chiếc búa đang gọi anh từ phía bên kia dòng sông máu. Tiếng kêu tuyệt vọng của bà xuyên qua bầu tử khí, át hẳn tiếng kêu của những kẻ bị hành hạ và đang hấp hối, những kẻ mà mắt anh có thể thấy rõ đang cố quẫy đạp trong đau đớn. Langdon lại nhìn thấy đôi chân chổng lên trời có vẽ chữ R, cái xác bị chân vùi một nửa với đôi chân quẫy đạp điên cuồng tuyệt vọng trong không khí.
Hãy tìm và sẽ thấy! Người phụ nữ nói về phía Langdon. Thời gian đang cạn dần!
Langdon lại cảm nhận được nhu cầu khẩn thiết phải giúp đỡ bà ấy… giúp tất cả. Anh cuống cuồng gọi to về phía người phụ nữ ở bên kia dòng sông máu. Bà là ai?!
Một lần nữa, người phụ nữ giơ tay vén mạng che, để lộ gương mặt ấn trượng mà Langdon đã nhìn thấy trước đó.
Ta là sự sống, bà ấy đáp.
Không hề báo trước, một cái bóng khổng lồ xuất hiện trên bầu trời phía trên người phụ nữ - chiếc mặt nạ đáng sợ với cái mũi chim dài và đôi mắt xanh lè dữ dằn nhìn chòng chọc vào Langdon.
Và… ta là cái chết, giọng nói vỡ òa.
Lúc này Langdon cảm thấy có bàn tay rắn chắc nâng anh dậy… lay anh tỉnh cơn mê rồi giúp anh ra khỏi taxi. Anh cảm thấy vỉa hè lạnh ngắt bên dưới hai bàn chân trần.
Được thân hình mảnh mai của bác sĩ Brooks dìu đỡ, Langdon bước lảo đảo dọc theo lối đi vắng vẻ giữa hai tòa nhà. Không khí buổi sớm mai làm chiếc áo bệnh nhân của anh căng phồng, và Langdon thấy lạnh ở những chỗ anh biết lẽ ra không cảm nhận được.
Thuốc an thần anh uống khi còn ở bệnh viện khiến cho cả suy nghĩ lẫn thị lực của anh đều nhạt nhòa, mờ mịt. Langdon cảm thấy như đang ở dưới nước, cố gắng quờ quạng tìm lối thoát trong một thế giới lờ mờ, nhớp nháp. Bác sĩ Sienna Brooks vẫn sốc anh đi tới, dìu anh bằng một sức mạnh kinh ngạc.
“Cầu thang”, cô nói, và Langdon nhận ra họ đã tới lối vào bên hông một tòa nhà.
Langdon bám lấy tay vịn và cố lê bước leo lên trong trạng thái chóng mặt, mỗi bước phải mất một lúc khá lâu. Cơ thể anh nặng trịch. Giờ thì bác sĩ Brooks phải đẩy anh. Khi họ lên được chiếu nghỉ, cô bấm vài con số trên một phím khóa cũ gỉ sét và cánh cửa xé xè mở ra.
Không khí bên trong không ấm hơn là bao, nhưng so với vỉa hè gồ ghề bên ngoài, nền gạch lát dưới lòng bàn chân anh lúc này giống như tấm thảm mềm. Bác sĩ Brooks dẫn Langdon tới một thang máy nhỏ và giật mạnh cửa sập, kéo anh vào trong buồng thang chỉ bằng cỡ một quầy điện thoại. Không khí bên trong có mùi thuốc là MS – một mùi hương ngòn ngọt pha chút đắng thường gặp ở Ý, không khác gì mùi vị cà phê espresso. Thứ mùi đó giúp đầu óc Langdon tỉnh táo chút ít. Bác sĩ Brooks nhấn nút, và đâu đó phía trên đầu họ, một loạt bánh răng rệu rạo bắt đầu uể oải vận hành.
Dịch chuyển lên trên…
Buồng thang máy lắc lư và rung bần bật khi kẽo kẹt chạy lên trên. Vì bốn vách chỉ toàn những tấm kim loại nên Langdon nhìn rõ không gian bên trong đường ống thang máy lướt đều đều trước mắt. Cho dù vẫn đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, cảm giác sợ hãi muôn thuở của Langdon đối với những không gian khép kín vẫn nguyên vẹn và rõ rệt.
Đừng nhìn!
Anh dựa vào vách, cố gắng lấy lại nhịp thở. Trán anh đau nhói, và khi nhìn xuống dưới, anh thấy ống tay áo Harris Tweed của mình được buộc vội vàng quanh cánh tay giống như một dỉa băng. Phần còn lại của áo khoác kéo lê phía sau anh, ngay trên mặt đất, te tua và bẩn thỉu.
Anh nhắm mắt lại để cố chống chọi với cơn đau như búa bổ ở đầu, nhưng bóng tối lại nhấn chìm anh lần nữa.
Một hình ảnh quen thuộc hiện ra – người phụ nữ che mạng đẹp như tượng với chiếc búa và mái tóc bạch kim tết thành từng lọn quăn. Như lần trước, bà ấy đứng trên bờ sông máu với những xác người quằn quại vây quanh. Bà nói với Langdon, giọng nài nỉ. Hãy tìm kiếm và sẽ thấy!
Langdon cảm thấy rất rõ rằng anh phải cứu bà ấy… cứu tất cả bọn họ. Những đôi chân chổng ngược lên trời, đã bị vùi lấp một nửa cứ lần lượt theo nhau… mềm oặt xuống.
Bà là ai!? Anh cố gọi trong lặng câm. Bà muốn điều gì?!
Mái tóc bạch kim bắt đầu lòa xòa bay trong cơn gió nóng nực. Thời gian của chúng ta đang cạn dần, bà ấy thì thào, tay chạm vào chiếc vòng cổ có gắn bùa. Rồi đột ngột bà ấy nổ tung thành một cột lửa chói lòa, lan nhanh qua dòng sông, bao bọc lấy bọn họ.
Langdon hét lên, mở choàng mắt ra.
Bác sĩ Brooks nhìn anh lo lắng. “Sao vậy?”
“Tôi cứ bị ảo giác!”, Langdon kêu lên. “Vẫn là cảnh tượng ấy.”
“Người phụ nữ tóc bạc ư? Và toàn những xác chết phải không?”
Langdon gật đầu, mồ hôi đọng thành giọt trên trán anh.
“Anh sẽ ổn thôi”, cô trấn an anh, mặc dù chính giọng cô cũng run run. “Những hình ảnh xuất hiện đi xuất hiện lại là điều thường thấy với chứng mất trí. Chức năng não bộ giúp sắp xếp và phân loại ký ức của anh nhất thời bị chấn động, và vì thế nó biến mọi thứ thành một hình ảnh duy nhất.”
“Không phải là hình ảnh đạp đẽ cho lắm”, anh nói.
“Tôi biết, nhưng cho tới khi anh lành bệnh, trí nhớ của anh sẽ lộn xộn và không được sắp xếp – quá khứ, hiện tại và khả năng tưởng tượng sẽ lẫn lộn với nhau. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong các giấc mơ.”
Buồng thang máy lắc lư rồi dừng lại, và bác sĩ Brooks kéo cánh cửa xếp ra. Họ lại đi bộ, lần này dọc một hành lang hẹp, tối om. Họ đi qua một ô cửa sổ, phía bên ngoài bóng, các nóc nhà tối thẫm ở Florence bắt đầu hiện rõ trong ánh sáng lúc sắp rạng đông. Ở đầu kia hành lang, bác sĩ Brooks quỳ rạp xuống, tìm chìa khóa bên dưới một chậu cây trong có vẻ thiếu nước và mở một cánh cửa.
Căn hộ rất nhỏ, không khí bên trong rõ ràng có sự tương phản giữa mùi nến hương vanilla và mùi thảm cũ. Đồ đạc và các tác phẩm nghệ thuật để trang trí đều giản tiện ở mức tối đa – cứ như thể được bài trí cho một buổi bán đồ cũ vậy. Bác sĩ Brooks điều chỉnh bộ ổn nhiệt, và các lò sưởi bắt đầu hoạt động.
Cô đứng im một lúc và nhắm mắt lại, thở mạnh ra, như để trấn tĩnh. Sau đó cô quay lại và giúp Langdon vào gian bếp nhỏ giản dị, nơi có chiếc bàn formica và hai ghế tựa mỏng manh.
Langdon cố nhích về phía chiếc ghế với hy vọng ngồi xuống đó, nhưng bác sĩ Brooks nắm lấy cánh tay anh và dùng tay kia mở một ngăn kéo tủ. Tủ gần như trống không… bánh quy giòn, vài gói mỳ ống, một lon Coke, và một chai NoDoz.
Cô lấy cái chai và đổ sáu viên thuốc vào lòng bàn tay Langdon. “Chất caffeine”, cô nói. “Dành cho những lúc tôi phải làm ca đêm giống như tối nay.”
Langdon bỏ thuốc vào miệng và liếc nhìn quanh để tìm nước uống.
“Cứ nhai cả đi”, cô nói. “Thuốc sẽ có tác dụng nhanh hơn và giúp khắc chế thuốc an thần.”
Langdon bắt đầu nhai và ngay lập tức phải nhăn mặt. Thuốc đắng nghét, rõ ràng là nên nuốt tất tần tật. Bác sĩ Brooks mở tủ lạnh và đưa cho Langdon chai San Pellegrino còn một nửa. Anh uống luôn một hơi dài đầy biết ơn.
Lúc này cô bác sĩ tóc đuôi ngựa mới nắm lấy cánh tay phải của Langdon và gỡ bỏ đoạn băng gạc buộc tạm bằng áo khoác rồi đặt lên bàn bếp. Sau đó cô cẩn thận kiểm tra vết thương. Lúc này cô nắm lấy cánh tay trần của anh, Langdon cảm nhận rõ hai bàn tay mảnh mai của cô run run.
“Anh sẽ sống”, cô tuyên bố.
Langdon hy vọng cô không sao. Anh có thể hiểu được những gì cả hai người vừa phải chịu đựng. “Bác sĩ Brooks”, anh nói, “Chúng ta cần gọi cho ai đó. Lãnh sự… cảnh sát. Bất cứ ai”.
Cô gật đầu nhất trí. “Mà này, anh có thể thôi gọi tôi là bác sĩ Brooks được rồi – tên tôi là Sienna.”
Langdon gật đầu. “Cảm ơn. Tên tôi là Robert.” Dường như mối quan hệ họ vừa xây đắp được trong quá trình trốn chạy để giữ mạng sống đã giúp họ bảo đảm cho việc tiết lộ tên thật của nhau. “Cô nói cô là người Anh.”
“Xét về dòng máu thì đúng.”
“Tôi không hề nhận ra tí âm sắc nào.”
“Vâng”, cô đáp. “Tôi đã phải cố gắng làm mất giọng.”
Langdon định thắc mắc tại sao nhưng Sienna đã ra hiệu cho anh đi theo. Cô dẫn anh theo một hành lang hẹp tới buồng tắm nhỏ, tối lờ mờ. Nhờ tấm gương phía trên bồn rửa mặt, Langdon thoáng nhìn được hình ảnh mình, lần đầu tiên kể từ lúc anh thấy nó trong ô cửa sổ phòng bệnh.
Tệ quá. Mái tóc đen rậm của Langdon bết lại, còn đôi mắt thì đỏ ngầu và mệt mỏi. Đám râu ria lởm chởm che kín cả cắm anh.
Sienna vặn vòi nước và hướng dẫn Langdon đưa cánh tay bị thương vào làn nước lạnh như đá. Đau buốt, nhưng anh nhăn mặt cố giữ nguyên tay ở đó.
Sienna lấy một cái khăn rửa mặt còn mới và thấm ít xà phòng sát khuẩn. “Có lẽ anh nên quay mặt đi.”
“Không sao đâu. Tôi không ngại chuyện…”
Sienna bắt đầu chà xát rất mạnh, và cơn đau ghê gớm làm cánh tay Langdon tê dại. Anh nghiến chặt răng để cố không hét lên phản kháng.
“Anh không cần tiêm thuốc”, cô nói, chà xát mạnh tay hơn. “Thêm nữa, nếu anh định gọi cho chính quyền, anh sẽ cần cảnh giác hơn lúc này đấy. Không có gì sản sinh ra adrenalin nhiều bằng cơn đau đâu.”
Langdon cố gắng chịu đựng chà xát trong khoảng mười giây thì buộc phải giật mạnh tay ra. Đủ rồi! Phải thừa nhận, anh cảm thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn, cơn đau ở cánh tay anh lúc này hoàn toàn lấn át cơn đau đầu.
“Tốt rồi”, cô nói, tắt vòi nước và thấm khô cánh tay anh bằng một chiếc khăn sạch. Sau đó Sienna dán một miếng gạc lên tay anh, nhưng khi cô làm việc đó, Langdon phát hiện ra một chi tiết khiến anh sao nhãng – một điều khiến anh rất không vui.
Trong suốt gần bốn mươi năm, Langdon luôn đeo chiếc đồng hồ Chuột Mickey cổ lỗ sĩ chỉ dân sưu tầm đồ cổ mới mua, một món quà của ba mẹ anh. Gương mặt mỉm cười và đôi tay vẫy lia lịa của Mickey luôn là thứ hằng ngày nhắc nhở anh thường xuyên cười và đón nhận cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
“Đồng hồ… của tôi”, Langdon lắp bắp, “Mất rồi!”. Không có nó, anh bỗng thấy thiếu vắng. “Lúc đến bệnh viện tôi có đeo nó không?”
Sienna ném về phía anh cái nhìn ngờ vực, rõ ràng thắc mắc vì sao anh lại có thể lo lắng về một thứ tầm thường như vậy. “Tôi không nhớ anh có cái đồng hồ nào cả. Anh lau sạch người đi. Tôi sẽ quay lại sau mấy phút và chúng ta sẽ nghĩ cách tìm kiếm trợ giúp cho anh.” Cô quay đi, nhưng dừng lại ở ngưỡng cửa, nhìn thẳng vào mắt anh trong gương. “Và trong lúc tôi đi, tôi khuyên anh nên suy nghĩ kỹ xem tại sao lại có người muốn giết anh. Tôi đoán đó sẽ là câu hỏi đầu tiên chính quyền đặt ra.”
“Đợi đã, cô định đi đâu?”
“Anh không thể cứ cởi trần như thế mà nói chuyện với cảnh sát được. Tôi sẽ đi tìm mua ít quần áo cho anh. Hàng xóm của tôi cũng bằng cỡ anh. Ông ấy đi vắng, và tôi cho mèo của ông ấy ăn. Ông ấy nợ tôi.”
Nói xong, Sienna bỏ đi.
Robert Langdon quay lại tấm gương nhỏ phía trên bồn rửa mặt và nhận ra ngay người đang đăm đăm nhìn lại mình. Có ai đó muốn mình phải chết. Anh lại nghe thấy những tiếng lầm bầm lúc mê sảng của mình vang lên trong tâm trí.
Rất xin lỗi. Rất xin lỗi.
Anh soát lại ký ức để nhớ lại chút gì đó… bất kỳ điều gì, song chỉ thấy trống rỗng. Tất cả những gì Langdon biết là anh đang ở Florence và bị một vết đạn ở đầu do đạn bắn.
Lúc đăm đăm nhìn vào đôi mắt mệt mỏi của chính mình, Langdon lờ mờ tự hỏi liệu có khi nào anh choàng tỉnh trên chiếc ghế đọc sách ở nhà, chộp lấy một ly martini đã cạn và quyển Những linh hồn chết, chỉ để nhắc mình nhớ rằng không bao giờ nên trộn lẫn rượu Bombay Sapphire với Gogol.
Chương 7
Langdon lột bỏ chiếc áo choàng bệnh viện loang máu và quấn khăn tắm quanh hông. Sau khi vã nước lên mặt, anh cẩn thận sờ những mũi khâu ở phía sau đầu. Phần da rất đau, nhưng anh vuốt phần tóc bết lại che lên chỗ đó, vết thương gần như biến mất. Mấy viên caffeine đang phát huy tác dụng, và cuối cùng anh cảm thấy màn sương bắt đầu tan.
Nghĩ xem, Robert. Hãy cố nhớ xem!
Buồng tắm không có cửa sổ đột nhiên giống như một buồng giam kín, Langdon bước ra hành lang, theo bản năng lần về phía cột sáng tự nhiên phát ra qua một cánh cửa mở hé mé bên kia. Căn phòng giống như một nơi ngồi học tạm bợ, với cái bàn rẻ tiền, cái ghế quay đã cũ, những quyển sách được phân loại vứt trên sàn, và thật mừng… có cả một ô cửa sổ.
Langdon tiến về phía có ánh sáng ban ngày.
Ở phía xa, vầng mặt trời xứ Tuscany nhô lên chỉ vừa bắt đầu chạm đến những ngọn tháp cao nhất của thành phố đang tỉnh giấc – lầu chuông, tháp Tư viện Badia, tháp Bảo tàng Bargello. Langdon tì trán lên ô kính mát lạnh. Không khí tháng Ba hanh và lạnh, càng làm ánh nắng mặt trời lúc này đã len lỏi đến các sướng đồi thêm mạnh mẽ.
Ánh sáng của người họa sĩ, người ta gọi nó như vậy.
Ở trung tâm đường chân trời, một mái vòm khổng lồ lợp ngói đỏ vuông lên sừng sững, trên đỉnh trang trí một quả cầu bằng đồng mạ vàng lóa sáng như đèn hiệu. Vương cung Thánh đường. Brunelleschi (7) đã tạo nên lịch sử kiến trúc bằng việc kiến tạo mái vòm khổng lồ của Thánh đường, và giờ đây, hơn năm trăm năm sau, công trình cao hơn một trăm mười bốn mét ấy vẫn đứng vững, một công trình khổng lồ bất di bất dịch trên nền Quảng trường Nhà thờ lớn – Quảng trường Duomo.
(7) Filippo Brunelleschi (1377 – 1446) là một trong những kiến trúc sư và kỹ sư hàng đầu của thời Phục Hưng Ý. Ông nổi tiếng nhất với việc phát hiện ra luật xa gần (phối cảnh) cũng như kiến tạo mái vòm Vương cung Thánh đường Florence. Ông cũng có nhiều thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, toán học và cả thiết kế tàu.
Tại sao mình lại ở Florence?
Với Langdon, một người suốt đời đam mê nghệ thuật Ý, Florence đã trở thành một trong những điểm đến yêu thích của anh ở châu Âu. Đây là thành phố nơi Michelangelo từng chơi đùa trên đường phố lúc còn nhỏ, và nơi trào lưu Phục Hưng Ý được khởi xướng trong những xưởng nghệ thuật. Đây là Florence, với những phòng trưng bày thu hút hàng triệu du khách đến để chiêm ngưỡng bức Thần Vệ nữ chào đời của Botticelli, Lễ Truyền tin của Leonardo, và niềm tự hào của thành phố - bức tượng David.
Langdon đã bị bức tượng David của Michenlangelo hút hồn ngay lần đầu tiên nhìn thấy tác phẩm lúc còn niên thiếu… khi bước vào Học viện Mỹ thuật (Accademia delle Belle Arti)… chầm chậm đi qua phòng trưng bày Prigioni (8) tối mờ còn nguyên sơ của Michelangelo… Và sau đó cảm thấy ánh mắt mình bị kéo lên trên, không cưỡng được, về phía kiệt tác cao hơn năm mét. Vóc dáng hoàn hảo và hệ cơ bắp tuyệt vời của David khiến hầu hết du khách lần đầu tới thăm đều giật mình, nhưng với Langdon, chính tư thế của David mới là điều khiến anh thấy hấp dẫn nhất. Michelangelo đã phát huy truyền thống tương phản kinh điển để tạo ra ảo giác rằng David đang nghiêng về bên phải, chân trái gần như không chịu lực, trong khi thực tế chân trái của tượng lại chống đỡ hàng tấn đá cẩm thạch.
(8) Prigioni (Tù nhân) là tên gọi giàn trưng bày bốn tác phẩm điêu khắc (Quattro Prigioni) của Michelangelo, vốn ban đầu được làm cho mộ của Giáo hàng Julius II. Sở dĩ có tên gọi này vì những nhân vật trong các tác phẩm như đang cố gắng thoát ra khỏi khối đá cẩm thạch tạc họ. Michelangelo mất khi chưa kịp hoàn thành chúng. Ở đây còn có tượng Thánh Matthew cũng của Michelangelo và các bức vẽ của những họa sĩ cùng thời với Michelangelo, như Ghirlandaio và Andrea del Sarto.
Tượng David đã thắp lên trong Lagndon nhận thức đầu tiên về sức mạnh của nghệ thuật điêu khắc. Lúc này, Langdon băn khoăn liệu mình có tới thăm kiệt tác này trong mấy ngày qua, nhưng ký ức duy nhất anh có thể nhớ được là tỉnh dậy trong bệnh viện và nhìn thấy vị bác sĩ vô tội bị sát hại ngay trước mắt mình. Rất xin lỗi. Rất xin lỗi.
Cảm giác tội lỗi khiến anh thấy buồn nôn. Mình đã làm gì?
Lúc đứng bên cửa sổ, tầm nhìn ngoại biên của anh vẫn nhận ra hình dáng một máy tính xách tay để trên bàn bên cạnh mình. Langdon đột nhiên nhận ra rằng, bất kỳ chuyện gì xảy ra với anh tối qua cũng đều có thể được đưa tin.
Nếu có thể truy cập Internet, mình sẽ tìm ra câu trả lời.
Langdon ngoảnh về phía cửa và gọi to: “Sienna!”.
Im lặng. Cô ấy vẫn ở bên căn hộ của ông hàng xóm và tìm kiếm quần áo.
Tin chắc Sienna sẽ thông cảm cho hành vi xâm nhập máy tính, Langdon mở máy và bấm nút nguồn.
Màn hình nền của Sienna nhấp nháy – vẫn là nền “mây xanh dương” căn bản của Windows. Langdon lập tức vào trang tìm kiếm Google phiên bản Ý và gõ dòng chữ Robert Langdon.
Giá mà sinh viên của mình có thể nhìn thấy mình lúc này, anh nghĩ trong lúc bắt đầu tìm kiếm. Langdon thường xuyên phê bình sinh viên về việc Google chính bản thân họ - một trò rỗi hơi kỳ quặc mới cho thấy nỗi ám ảnh về danh tiếng cá nhân hiện có vẻ thịnh hành trong giới trẻ Mỹ.
Một trang kết quả tìm kiếm xuất hiện – hàng trăm đầu mục có liên quan đến Langdon, sách và các bài giảng của anh. Không phải thứ mình tìm kiếm.
Langdon thu hẹp phạm vi tìm kiếm bằng cách chọn nút thời sự.
Một trang mới xuất hiện: Kết quả tin tức cho “Robert Langdon”.
Ký tặng sách: Robert Langdon sẽ xuất hiện…
Diễn văn tốt nghiệp của Robert Langdon…
Robert Langdon xuất bản sách nhập môn về Biểu tượng cho…
Bản danh sách dài vài trang, và Lanfdon chẳng thấy gì gần đây – chắc chắn không có gì giúp giải thích tình huống khó chịu hiện nay của anh. Chuyện gì xảy ra tối qua? Langdon tiếp tục truy cập vào trang web The Florentine, một tờ báo tiếng Anh xuất bản tại Florence. Anh lướt qua các nhan đề, các mục tin nóng, và chuyên trang của cảnh sát, chỉ tìm thấy những bài viết về một vụ cháy chung cư, một vụ thụt két chính phủ, và những vụ phạm tội vặt đã được sàng lọc.
Chẳng có gì sao?!
Anh dừng lại ở đoạn tin nóng về một quan chức thành phố chết vì đột quỵ đêm qua tại quảng trường bên ngoài nhà thờ lớn. Tên của vị quan chức chưa được công bố, nhưng cũng chưa có hành động tội ác nào bị tình nghi.
Cuối cùng, chẳng biết làm gì khác, Langdon đặng nhập vào tài khoản thư điện tử trường Harvard và kiểm tra tin nhắn, băn khoăn liệu mình có thể tìm được câu trả lời ở đó hay không. Tất cả những gì anh tìm được là cả chuỗi thư từ các đồng nghiệp, sinh viên, và bạn bè, rất nhiều thư trong số đó đề cập những cuộc hẹn gặp trong tuần tới.
Có vẻ như chẳng có ai biết mình biến mất.
Langdon tắt máy tính và đóng màn hình lại, tâm trạng càng lúc càng không chắc chắn. Anh định rời đi thì một thứ đập vào mắt. Ở góc bàn của Sienna, trên chồng tạp chí và tài liệu y khoa cũ, có một bức ảnh chụp lấy ngay. Bức ảnh ghi lại hình ảnh Sienna Brooks và vị bác sĩ đồng nghiệp có râu của cô đang cười với nhau trong một hành lang bệnh viện.
Bác sĩ Marconi, Langdon nghĩ, lòng cảm thấy có lỗi khi anh nhặt tấm anh lên xem.
Lúc đặt tấm ảnh trở lại chồng sách, anh ngạc nhiên nhận ra cuốn sách nhỏ màu vàng trên cùng – một quyển Chương trình biểu diễn đã cũ của Nhà hát London Globe. Theo tờ bìa, đây là tác phẩm Giấc mộng đêm hè của Shakespeare… được dàn dựng gần hai mươi lăm năm trước.
Trên quyển Chương trình là một lời nhắn viết tay nguệch ngoạc bằng bút viết bảng Magic Marker. Em yêu, đừng bao giờ quên em là một phép màu.
Langdon nhặt quyển Chương trình lên, và một tập bài báo đã được cắt rời rơi xuống mặt bàn. Anh vội vàng sắp xếp lại, nhưng khi mở đến trang kẹp tập bài báo, anh sững lại.
Anh đăm đăm nhìn bức ảnh chụp diễn viên nhí đóng vai nhân vật tiêu yêu Puck ranh mãnh của Shakespeare. Bức ảnh có hình một bé gái chưa tới năm tuổi, với mái tóc vàng óng buộc kiểu đuôi ngựa quen thuộc.
Dòng chữ bên dưới bức ảnh ghi: Một minh tinh ra đời.
Nội dung bài viết nói về một thần đồng sân khấu – Sienna Brooks – với chỉ số IQ ngoại hạng, có khả năng ghi nhớ lời thoại của tất cả nhân vật chỉ trong một đêm và trong những buổi diễn tập đầu tiên, đã thường xuyên nhắc vở cho các diễn viên khác. Sở thích của cô bé năm tuổi này là đàn vĩ cầm, cờ vua, sinh học và hóa học. Là con của một cặp vợ chồng giàu có sống ở vùng ngoại ô Blackheath của London, cô gái đã nổi danh trong giới khoa học. Lên bốn tuổi, cô đã đánh bại một đại kiện tướng cờ vua và còn có khả năng đọc thạo bằng ba thứ tiếng.
Chúa ơi, Langdon nghĩ. Sienna. Chuyện này giải thích được vài điều đây.
Langdon nhớ lại một trong những sinh viên đã tốt nghiệp nổi tiếng của Harvard từng là thần đồng có tên Saul Kripke, lúc lên sáu tuổi đã tự học tiếng Do thái và đọc được tất cả sách của Descartes khi mới mười hai tuổi. Gần đây hơn, Langdon nhớ có đọc về một hiện tượng thần đồng khác có tên Moshe Kai Cavalin, người có bằng đại học với điểm trung bình 4.0, giành danh hiệu quốc gia về võ thuật khi mới mười một tuổi và xuất bản một cuốn sách nhan đề Chúng ta có thể làm được lúc mười bốn tuổi.
Langdon nhặt một bài viết khác lên, bài báo có bức ảnh Sienna lúc bảy tuổi: TIỂU THIÊN TÀI CÓ IQ 208.
Langdon không hề biết rằng chỉ số IQ thậm chí có thể lên cao đến mức đó. Theo bài viết, Sienna Brooks là một cây vĩ cầm bậc thầy, có thể thành thạo một ngôn ngữ chỉ trong một tháng, và đang tự dạy mình giải phẫu học và sinh lý học.
Anh xem một bài viết khác cắt ra từ một tạp chí y học: TƯƠNG LAI CỦA TƯ DUY: KHÔNG PHẢI MỌI BỘ ÓC ĐỀU ĐƯỢC TẠO RA GIỐNG NHƯ NHAU.
Bài viết này có ảnh của Sienna, lúc này có lẽ đã mười tuổi, vẫn là một cô bé tóc vàng, đứng bên cạnh một cỗ máy y tế lớn. Bài viết có cả đoạn phỏng vấn một bác sĩ, người giải thích rằng các ảnh chụp PET tiểu não của Sienna cho thấy cơ quan này có cấu tạo khác hẳn những tiểu não khác, trong trường hợp của cô thì đây là một cơ quan lớn hơn, thon gọn hơn, có khả năng xử lý nội dung hình ảnh – không gian theo những cách thức hầu hết người khác không thể thực hiện được. Vị bác sĩ cho rằng ưu thế sinh lý học của Sienna là nhờ mức tăng tế bào thần kinh cao vọt một cách khác thường ở não, giống như một ổ ung thư, chỉ khác ở chỗ nó làm tăng các mô não có ích chứ không phải những tế bào ung thư nguy hiểm.
Langdon lại tìm được một bài báo từ một tờ báo của thị trấn.
LỜI NGUYỀN CỦA SỰ KIỆT XUẤT.
Lần này không có bức ảnh nào, nhưng bài viết nói đến một thiên tài nhỏ tuổi, Sienna Brooks, người đã cố gắng theo học ở các trường bình thường nhưng luôn bị những học sinh khác dè bỉu vì cô không thể thích ứng. Bài viết nói về tình trạng cô lập mà những thanh niên có tài nhưng các kỹ năng xã hội không tương xứng với trí thông minh của họ và thường xuyên cảm thấy bị tẩy chay.
Sienna, theo bài viết này, đã bỏ trốn khỏi nhà năm lên tám tuổi, và đủ thông minh để tự sống mà không hề bị phát hiện suốt mười ngày. Người ta tìm thấy cô bé trong một khách sạn hạng sang ở London, nơi cô giả vờ là con gái của một vị khách, đánh cắp được chìa khóa, và đặt phòng bằng tài khoản của người khác. Rõ ràng cô đã có cả tuần đọc toàn bộ một nghìn sáu trăm trang cuốn Giải phẫu học của Gray. Khi giới chức hỏi tại sao cô lại đọc những tài liệu y khoa đó, cô bảo họ rằng cô muốn tìm hiểu xem có chuyện gì không ổn với bộ óc của mình.
Trong lòng Langdon rất có cảm tình với cô gái nhỏ. Anh không thể hình dung nổi một đứa trẻ cảm thấy cô độc như thế nào vì quá khác biệt như vậy. Anh gấp những bài báo, dừng lại ngắm bức ảnh Sienna lúc năm tuổi đóng vai Puck. Nghĩ đến cuộc gặp gỡ siêu thực sáng nay của anh với Sienna, Langdon phải thừa nhận rằng đường như cô phù hợp một cách kỳ lạ với vai một tiểu yêu ranh mãnh trong mơ. Langdon chỉ mong rằng anh, giống như các nhân vật trong vở kịch, lúc này có thể tỉnh lại và vờ coi như những trải nghiệm gần đây nhất của mình chỉ là một giấc mơ.
Langdon cẩn thận sắp xếp tất cả bài báo về đúng chỗ và gập quyển Chương trình biểu diễn lại, lòng chợt cảm thấy buồn khi nhìn thấy dòng chữ trên bìa lần nữa: Em yêu, đừng bao giờ quên em là một phép màu.
Anh nhìn xuống biểu tượng quen thuộc trên trang bìa của tập tài liệu. Đó chính là đồ hình Hy Lạp vẫn thường trang trí ở hầu hết các cuốn Chương trình biểu diện trên khắp thế giới – một biểu tượng đã hai nghìn năm trăm tuổi, đồng nghĩa với sân khấu lịch.
Cặp đôi mặt nạ bi hài.
Langdon nhìn hai gương mặt biểu tượng cho Hài kịch và Bi lịch đang đăm đăm nhìn mình, và độ nhiên anh nghe thấy tiếng vo ve rất lạ trong tai – cứ như thể có một đường dây dẫn đang từ từ kéo căng trong óc anh vậy. Một cơn đau chợt bùng lên trong đầu. Hình ảnh một chiếc mặt nạ bồng bềnh ngay trước mắt anh. Langdon thở hổn hển, giơ tay lên, ngồi xuống chiếc ghế tựa và nhắm nghiền mắt lại, tay ôm chặt lấy đầu.
Trong vùng tối của anh, những hình ảnh kì quái lại quay cuồng trở lại… dữ dội và sống động.
Người phụ nữ tóc bạc với chiếc búa đang gọi anh từ phía bên kia dòng sông máu. Tiếng kêu tuyệt vọng của bà xuyên qua bầu tử khí, át hẳn tiếng kêu của những kẻ bị hành hạ và đang hấp hối, những kẻ mà mắt anh có thể thấy rõ đang cố quẫy đạp trong đau đớn. Langdon lại nhìn thấy đôi chân chổng lên trời có vẽ chữ R, cái xác bị chân vùi một nửa với đôi chân quẫy đạp điên cuồng tuyệt vọng trong không khí.
Hãy tìm và sẽ thấy! Người phụ nữ nói về phía Langdon. Thời gian đang cạn dần!
Langdon lại cảm nhận được nhu cầu khẩn thiết phải giúp đỡ bà ấy… giúp tất cả. Anh cuống cuồng gọi to về phía người phụ nữ ở bên kia dòng sông máu. Bà là ai?!
Một lần nữa, người phụ nữ giơ tay vén mạng che, để lộ gương mặt ấn trượng mà Langdon đã nhìn thấy trước đó.
Ta là sự sống, bà ấy đáp.
Không hề báo trước, một cái bóng khổng lồ xuất hiện trên bầu trời phía trên người phụ nữ - chiếc mặt nạ đáng sợ với cái mũi chim dài và đôi mắt xanh lè dữ dằn nhìn chòng chọc vào Langdon.
Và… ta là cái chết, giọng nói vỡ òa.