Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 23
Chương 50
Mặt trời buổi sáng giờ đã lên cao, tạo thành những cái bóng đổ dài trên những con hẻm hẹp len lỏi qua các toà nhà của Florence cổ kính. Các chủ cửa hàng đã bắt đầu kéo mở lưới sắt bảo vệ cửa hàng và quầy rượu của mình, không khí đã đẫm mùi thơm của cà phê espresso buổi sáng cùng món bánh sừng bò mới nướng.
Mặc dù đói cồn cào, Langdon vẫn tiếp tục đi. Mình phải tìm ra cái chiếc mặt nạ và xem đằng sau giấu cái gì.
Khi Langdon dẫn Sienna lên phía bắc dọc theo phố Via dei Leoni, anh vẫn cảm thấy không dễ quen với hình ảnh chiếc đầu trọc lóc của cô. Diện mạo thay đổi hoàn toàn của cô nhắc nhở rằng anh chỉ biết qua loa về cô. Giờ họ đang di chuyển về phía Quảng trường Duomo – khu quảng trường nơi người ta thấy xác của Ignazio Busoni sau khi thực hiện cuộc điện đàm cuối cùng.
Robert, Ignazio đã cố gắng nói, dù không thở được. Những gì anh tìm thấy đã được cất giấu an toàn. Cổng đã mở cho anh, nhưng anh phải nhanh lên. Thiên đường Hai mươi lăm. Chúc may mắn.
Thiên đường Hai mươi lăm, Langdon nhắc lại, vẫn cảm thấy khó hiểu vì trong lúc vội vàng không kịp suy nghĩ, Ignazio Busoni vẫn nhớ ra tác phẩm của Dante để nhắc đến một khổ thơ cụ thể. Rõ ràng khổ thơ đó có điều gì đó khiến Busoni nhớ. Cho dù là gì, Langdon biết mình sẽ phải tìm ra thật nhanh, ngay khi có trong tay một bản trường ca, việc anh có thể dễ dàng làm được ở rất nhiều địa điểm phía trước.
Mái tóc giả dài đến vai của anh giờ bắt đầu gây ngứa ngáy, và mặc dù cảm thấy có gì đó kỳ cục trong cách hóa trang của mình, nhưng anh phải thừa nhận rằng khả năng hóa trang ngẫu hứng của Sienna quả là một cách đánh lừa hiệu quả. Không ai nhìn họ lần thứ hai, ngay cả lực lượng cảnh sát tăng cường vừa hối hả đi qua họ về phía Cung điện Vecchio.
Sienna vẫn hoàn toàn im lặng đi bên cạnh anh mấy phút liền, Langdon phải liếc mắt nhìn lại để bảo đảm rằng cô vẫn ổn. Dường như cô ở cách xa mấy dặm, có lẽ đang cố chấp nhận thực tế rằng cô vừa giết người phụ nữ truy đuổi họ.
“Em nói gì đi chứ!”, anh đánh bạo, hy vọng kéo tâm trí cô thoát khỏi hình ảnh ả đàn bà đầu đinh nằm chết trên sàn cung điện.
Sienna từ từ ra khỏi trạng thái trầm tư. “Em đang nghĩ đến Zobrist”, cô chậm rãi nói. “Cố gắng nhớ lại bất kỳ điều gì khác mà em biết về ông ta.”
“Và?”
Cô nhún vai. “Hầu hết những gì em biết đều đến từ một bài viết gây tranh cãi mà ông ta viết cách đây vài năm. Nó thật sự khiến em ấn tượng. Trong cộng đồng y khoa, bài viết đó lập tức lan nhanh như virus.” Cô cau mày. “Xin lỗi, em không nên dùng từ đó.”
Langdon cười khan. “Em cứ nói tiếp đi.”
“Bài viết của ông ta cơ bản nói rằng loài người đang trên bờ vực tuyệt chủng, và trừ phi trải qua một thảm họa làm giảm mạnh tăng trưởng dân số toàn cầu, nếu không loài người chúng ta sẽ không thể sống nổi một trăm năm nữa.”
Langdon ngoảnh lại và nhìn sững cô. “Chỉ một thế kỷ thôi sao?”
“Đó là một luận điểm khá nghiệt ngã. Khung thời gian được dự báo ngắn hơn rất nhiều so với những dự báo trước đó, nhưng nó lại được củng cố bằng một số dữ liệu khoa học rất thuyết phục. Ông ta có thêm nhiều kẻ thù do tuyên bố rằng tất cả bác sĩ cần ngừng công việc chuyên môn, bởi vì việc làm tăng tuổi thọ của loài người chỉ càng làm vấn đề dân số trầm trọng thêm.”
Giờ Langdon đã hiểu tại sao bài viết lại lan truyền nhanh trong cộng đồng y học.
“Không có gì lạ”, Sienna tiếp tục. “Zobrist lập tức bị tấn công từ mọi phía – các chính trị gia, giới tăng lữ, Tổ chức Y tế Thế giới – tất cả đều xem ông ta là một gã điên tiên liệu về ngày tận thế và đang cố tìm cách gây hoảng loạn. Họ rất phật ý trước tuyên bố của ông ta rằng giới trẻ ngày nay, nếu họ lựa chọn việc sinh đẻ, sẽ khiến con cái mình chứng kiến sự cáo chung của loài người. Zobrist chứng minh quan điểm của mình bằng một ‘Đồng hồ Ngày tận thế,’ thể hiện rằng nếu toàn bộ thời gian tồn tại của loài người trên trái đất này được nén lại thành một giờ… thì giờ đây chúng ta đang ở những giây cuối cùng.”
“Thực tế anh đã nhìn thấy đồng hồ đó trên mạng”, Langdon nói.
“Vâng, chính là của ông ta, và nó cũng gây phẫn nộ. Tuy nhiên, phản ứng mạnh mẽ nhất chống lại Zobrist lại nảy sinh khi ông ta tuyên bố rằng những tiến triển của ông ta trong lĩnh vực điều khiển gene sẽ rất hữu dụng cho nhân loại nếu chúng được sử dụng không phải để chữa bệnh mà để tạo ra bệnh tật.”
“Cái gì cơ?”
“Vâng, ông ta cho rằng công nghệ của mình cần được sử dụng để hạn chế tăng trưởng dân số bằng cách tạo ra những loại bệnh lai tạo mà nền y học hiện đại chúng ta không thể cứu chữa được.”
Langdon cảm thấy càng lúc càng kinh hãi khi hình dung ra hình ảnh “các loại virus tự tạo” lai ghép lạ lùng mà một khi được tung ra, sẽ hoàn toàn không thể ngăn chặn được.
“Chỉ trong vài năm ngắn ngủi”, Sienna nói, “Zobrist đã từ chỗ là niềm tự hào của thế giới y học biến thành một kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Một kẻ bị nguyền rủa”. Cô dừng lại, nét mặt thoáng chút thương cảm. “Thật sự không có gì lạ khi ông ta phản ứng và tự sát. Thậm chí còn buồn hơn nữa vì luận điểm của ông ta có thể lại đúng.”
Langdon suýt ngã. “Xin lỗi! Em nghĩ ông ấy đúng ư?!”
Sienna trịnh trọng nhún vai. “Robert, nếu nói từ góc độ khoa học thuần túy – hoàn toàn logic, không hề cảm tính – em có thể nói với anh không chút nghi ngại rằng nếu không có một sự thay đổi mạnh mẽ nào đó, loài người chúng ta sẽ diệt vong. Và kết cục đó sẽ đến rất nhanh. Đó sẽ không phải là lửa, lưu huỳnh, khải huyền, hay chiến tranh hạt nhân… mà là sự sụp đổ hoàn toàn do hành tinh này quá tải dân số. Số liệu toán học là không thể tranh cãi.”
Langdon cứng người.
“Em đã nghiên cứu nhiều về sinh học”, cô nói, “và một giống loài đi đến tuyệt chủng chỉ đơn giản là do tình trạng quá đông đúc trong môi trường của nó là điều hoàn toàn bình thường. Anh hãy hình dung một quần thể tảo mặt nước sống trong một cái hồ nhỏ trong rừng, tận hưởng sự cân bằng dưỡng chất hoàn hảo của hồ nước. Nếu không được kiểm soát, chúng sinh sản tràn lan và sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh toàn bộ mặt hồ, che kín mặt trời và ngăn cản quá trình gia tăng dưỡng chất trong hồ. Khi tiêu diệt sạch mọi thứ trong môi trường của mình, tảo nhanh chóng chết và biến mất không để lại dấu vết”. Cô thở dài não nề. “Loài người cũng rất dễ gặp số phận tương tự. Sẽ sớm hơn và nhanh hơn bất kỳ ai trong chúng ta có thể hình dung.”
Langdon cảm thấy vô cùng bồn chồn. “Nhưng… dường như điều đó là không thể.”
“Không có gì là không thể, Robert, chỉ là không tưởng tượng nổi. Tâm trí con người có một cơ chế phòng vệ bản ngã nguyên thủy phủ nhận tất cả những thực tế tạo ra quá nhiều áp lực mà não phải xử lý. Cơ chế đó gọi là phủ nhận.”
“Anh đã nghe nói đến ‘phủ nhận’”, Langdon chua chát, “nhưng anh không nghĩ nó tồn tại”.
Sienna đảo mắt. “Nghe thì hay ho, nhưng tin em đi, điều đó rất thật. Phủ nhận là một phần quan trọng trong cơ chế ứng phó của con người. Không có nó, mỗi buổi sáng tất cả chúng ta đều tỉnh giấc trong tâm trạng hoảng hốt về cách chúng ta từ giã cõi đời. Có nó, tâm trí của chúng ta ngăn chặn những nổi sợ hãi hiện sinh bằng cách tập trung vào những căng thẳng mà chúng ta có thể giải quyết, chẳng hạn đi làm đúng giờ hoặc đóng tiền thuế. Nếu có những nỗi lo sợ hiện sinh lớn hơn, chúng ta vứt bỏ chúng rất nhanh, tập trung trở lại các nhiệm vụ đơn giản và những điều tầm thường hằng ngày.”
Langdon nhớ lại một nghiên cứu về dấu vết trên mạng gần đây của sinh viên một số trường đại học trong nhóm Ivy League (22) cho thấy ngay cả những người có hiểu biết cao cũng thể hiện khuynh hướng phủ nhận mang tính bản năng. Theo nghiên cứu ấy, đa phần sinh viên đại học, sau khi bấm chọn một bản tin ảm đạm về tình trạng băng vùng cực tan hay tuyệt chủng giống loài, sẽ nhanh chóng thoát khỏi trang tin đó để chọn tin gì đó giúp tâm trí họ thoát khỏi nổi sợ hãi. Những đề tài thường được lựa chọn gồm những tin thể thao nổi bật, video hài, và tin đồn thổi về những người nổi tiếng.
(22) Ivy League là nhóm tám trường đại học danh tiếng tại Hoa Kỳ, gồm Đại học Brown, Đại học Columbia, Đại học Cornell, Cao đẳng Dartmouth, Đại học Harvard, Đại học Princeton, Đại học Pennsylvania và Đại học Yale.
“Theo thần thoại cổ”, Langdon nói, “một người anh hùng mang sự phủ nhận chính là biểu hiện cao nhất của thái độ ngạo mạn và tự phụ. Không người nào tự phụ hơn kẻ tin rằng bản thân mình hoàn toàn vô hại trước những hiểm nguy của thế giới. Rõ ràng Dante cũng đồng ý như vậy, xem thói tự phụ là tội lỗi xấu xa nhất trong số bảy trọng tội… và trừng phạt những kẻ tự phụ ở tầng sâu nhất của địa ngục”.
Sienna ngẫm nghĩ một lúc rồi tiếp tục. “Bài viết của Zobrist kết tội nhiều nhà lãnh đạo của thế giới đang có thái độ cực kỳ phủ nhận… chỉ biết rúc đầu vào cát. Ông ta đặc biệt lên án Tổ chức Y tế Thế giới.”
“Anh cá rằng chuyện đó cũng không tệ.”
“Họ phản ứng bằng việc xem ông ta như một kẻ cuồng tín tôn giáo đứng ở góc phố giơ cao tấm biển ghi rằng “Tận thế đang đến gần.”
“Quảng trường Harvard có một vài kẻ như vậy.”
“Vâng, và tất cả chúng ta đều chẳng để tâm đến họ bởi vì không ai trong chúng ta có thể hình dung ra điều đó sẽ đến. Nhưng hãy tin em, chỉ vì tâm trí con người không thể hình dung ra điều gì đó đang xảy đến… như thế không có nghĩa là nó sẽ không đến.”
“Em nói như thể mình là một người hâm mộ Zobrist.”
“Em là người hâm mộ chân lý”, cô quyết liệt đáp lại, “ngay cả khi phải chấp nhận chân lý đau lòng”.
Langdon im lặng, một lần nữa cảm thấy có khoảng cách rất kỳ lạ với Sienna vào lúc này, và cố gắng hiểu sự kết hợp rất lạ thường giữa niềm say mê với suy xét độc lập của cô.
Sienna ngước nhìn anh, nét mặt cô dịu lại. “Robert, nhìn này, em không nói rằng Zobrist đúng khi cho rằng đại dịch giết chết một nửa dân số chính là câu trả lời cho vấn đề quá tải dân số. Em cũng không nói rằng chúng ta cần ngừng chạy chữa cho người ốm. Những gì em đang nói là con đường hiện tại của chúng ta là một lộ trình đi tới sự hủy diệt. Tăng trưởng dân số là cấp số mũ xảy ra ngay trong một hệ thống không gian hữu hạn với những nguồn tài nguyên hạn chế. Kết cục sẽ đến rất đột ngột. Trải nghiệm của chúng ta sẽ không phải là việc từ từ cạn kiệt khí đốt… mà nó giống như lao mình xuống từ một vách đá.”
Langdon thở hắt ra, cố gắng xử lý tất cả những điều anh vừa nghe thấy.
“Nói đến vách đá”, cô tiếp lời, thẫn thờ chỉ lên bầu trời phía bên phải, “em tin chắc rằng đó chính là nơi Zobrist đã nhảy xuống”.
Langdon ngước mắt và nhìn thấy họ vừa đi qua mặt tiền bằng đá mộc mạc của Bảo tàng Bargello nằm bên tay phải họ. Phía sau bảo tàng, đỉnh nhọn của tòa tháp Badia vươn cao vượt lên các kết cấu xung quanh. Anh đăm đăm nhìn đỉnh tòa tháp, tự hỏi tại sao Zobrist lại nhảy xuống, hy vọng đó không phải vì ông ta đã làm điều gì kinh khủng và không muốn đối diện với những gì đang xảy đến.
“Những người phê phán Zobrist”, Sienna nói, “muốn chỉ ra điểm nghịch lý ở chỗ nhiều công nghệ gene mà ông ta phát triển hiện lại giúp làm tăng đáng kể tuổi thọ”.
“Điều đó chỉ càng làm phức tạp thêm vấn đề dân số.”
“Chính xác. Zobrist từng công khai nói rằng ông ta ao ước có thể làm lại mọi việc và loại bỏ một số đóng góp của mình đối với tuổi thọ nhân loại. Em cho rằng điều đó hoàn toàn có ý nghĩa về mặt lý luận. Chúng ta càng sống lâu, càng phải dành nhiều nguồn tài nguyên của mình cho người già và người bệnh.”
Langdon gật đầu. “Anh đọc được rằng ở Hoa Kỳ, khoảng sáu mươi phần trăm chi phí chăm sóc sức khỏe dành cho những bệnh nhân trong sáu tháng cuối cùng của họ.”
“Đúng vậy, và trong khi lý trí chúng ta nói rằng ‘Điều này thật điên rồ,’ thì tim chúng ta lại nói ‘Phải giúp bà nội sống càng lâu càng tốt’.”
Langdon gật đầu. “Đó là mâu thuẫn giữa thần Apollo và Dionysus (23) – một song đề nổi tiếng trong thần thoại – cuộc chiến từ xa xưa giữa lý trí và trái tim, vốn hiếm khi cùng muốn một thứ.”
(23) Trong thần thoại Hy Lạp, Apollo và Dionysus đều là con trai của thần Zeus. Apollo là thần Mặt trời, đại diện cho ước mơ và thể hiện sự sáng tạo của con người thông qua lý trí và tư duy logic. Ngược lại, Dionysus là thần rượu vang, thiên về tình cảm và bản năng.
Langdon từng nghe nói rằng các hội nghị của Hội người cai rượu cũng viện dẫn thần thoại này để mô tả những người nghiện rượu cứ đăm đăm nhìn ly rượu, lý trí họ biết rằng thứ đó sẽ làm hại mình, nhưng trái tim họ lại thèm thuồng cái cảm giác dễ chịu mà nó mang lại. Thông điệp rõ ràng là: Đừng bao giờ cảm thấy cô độc vì ngay cả thần thánh cũng mâu thuẫn.
“Ai cần đến hành động quyên sinh cao cả? (24)”, Sienna chợt thì thào.
(24) Nguyên văn: ‘Who Needs Agathusia?’.
“Em nói sao cơ?”
Sienna ngước lên. “Cuối cùng em cũng nhớ ra tên bài viết của Zobrist. Bài viết đó là: ‘Ai cần đến hành động quyên sinh cao cả?’.”
Langdon chưa bao giờ nghe nói đến cụm từ quyên sinh cao cả, nhưng anh đoán được căn cứ vào gốc từ tiếng Hy Lạp – agathos và thusia. “Quyên sinh cao cả… chắc là ‘sự hy sinh tốt đẹp’ phải không?”
“Gần như vậy. Nghĩa thực tế của nó là ‘một hành động tự hy sinh vì lợi ích chung’”, cô ngừng lại. “Nó còn được biết đến như là hành động tự sát cao cả.”
Thực tế Langdon đã từng nghe nói đến thuật ngữ này, lần thứ nhất liên quan đến một người cha bị phá sản tự sát để gia đình mình có thể nhận tiền bảo hiểm sinh mạng, và lần thứ hai mô tả một kẻ giết người hàng loạt cảm thấy ân hận nên đã tự kết liễu sinh mạng vì sợ rằng hắn không thể kiểm soát được động lực giết người của mình.
Thế nhưng, ví dụ rùng rợn nhất Langdon còn nhớ là trong cuốn tiểu thuyết năm 1967 nhan đề Cuộc đào tẩu của Logan, mô tả một xã hội tương lai trong đó mọi người đều hoan nghênh hành động tự sát ở tuổi hai mươi mốt – như thế sẽ tận hưởng trọn vẹn tuổi thanh xuân mà không để tuổi già hoặc số đông dân số tạo áp lực cho các nguồn tài nguyên hữu hạn của hành tinh. Nếu Langdon nhớ đúng thì phiên bản điện ảnh Cuộc đào tẩu của Logan đã tăng “tuổi tận số” từ hai mươi mối lên ba mươi, rõ ràng nhằm cố gắng làm cho bộ phim dễ chấp nhận hơn với nhóm khán giả từ mười tám đến hai mươi lăm tuổi.
“Như vậy, bài luận giải của Zobrist…”, Langdon nói. “Anh không chắc mình hiểu được nhan đề. ‘Ai cần đến hành động quyên sinh cao cả?’ Liệu ông ta có nói vậy để châm biếm không? Giống như ai cần đến những vụ tự sát cao cả mà… tất cả chúng ta đều thực hiện?”
“Thực tế không hề, nhan đề đó là cách chơi chữ.”
Langdon lắc đầu, không hiểu.
“Ai cần tự sát – giống như trong W-H-O (25) – Tổ chức Y tế Thế giới. Trong bài viết của mình, Zobrist sỉ vả giám đốc WHO – tiến sĩ Elizabeth Sinskey – người giữ cương vị đó lâu năm và theo Zobrist, bà ấy kiểm soát dân số một cách nghiêm túc. Bài viết của ông ta nói rằng WHO sẽ tốt đẹp hơn nếu giám đốc Sinskey tự sát.”
(25) Trong bản gốc tiếng Anh, từ “who” vừa mang nghĩa “ai”, vừa là viết tắt của WHO - Tổ chức Y tế Thế giới.
“Một gã đáng thương.”
“Những hiểm nguy của việc là một thiên tài, em đoán vậy. Thông thường, những bộ óc đặc biệt, vốn có khả năng tập trung cao hơn những người khác, hay làm vậy để trả giá cho sự chín muồi về mặt cảm xúc.”
Langdon nhớ lại những bài viết của anh đã xem về cô bé Sienna, một thần đồng có chỉ số IQ 208 và chức năng trí tuệ ngoại hạng.
Langdon tự hỏi phải chăng khi nói về Zobrist, cô đang nói về chính mình ở một mức độ nào đó. Anh cũng thắc mắc không biết cô còn giữ bí mật của mình bao lâu nữa.
Phía trước mặt, Langdon nhận ra địa điểm mình đang tìm kiếm. Sau khi băng qua Via dei Leoni, Langdon dẫn cô tới một giao lộ rất hẹp – không hơn một con hẻm. Tấm biển đầu phố ghi VIA DANTE ALIGHIERI.
“Nghe như em biết rất nhiều về bộ não con người”, Langdon nói. “Có phải đó là lĩnh vực nghiên cứu chính của em trong trường y không?”
“Không, nhưng khi còn nhỏ, em đọc rất nhiều. Em quan tâm đến khoa học não bộ bởi vì em có một số … vấn đề sức khỏe.”
Langdon nhìn cô vẻ tò mò, hy vọng cô sẽ nói tiếp.
“Bộ não của em…”, Sienna nói khẽ. “Nó phát triển khác hẳn hầu hết trẻ em, và nó gây ra một số… vấn đề. Em bỏ nhiều thời gian cố gắng hiểu xem có chuyện gì không ổn với mình, và trong quá trình đó, em học được nhiều điều về khoa học thần kinh.” Cô nhìn vào mắt Langdon. “Và đúng, tình trạng hói đầu của em có liên quan đến vấn đề sức khỏe.”
Langdon lảng mắt, bối rối vì đã hỏi chuyện đó.
“Đừng lo”, cô nói. “Em đã học cách sống chung với nó.”
Khi họ di chuyển vào khoảng không khí lạnh lẽo của ngõ phố bị phủ bóng, Langdon ngẫm lại tất cả những điều anh vừa biết về Zobrist và những quan điểm triết lý đáng ngại của ông ta.
Một câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu anh. “Đám lính này”, Langdon bắt đầu nói. “Những kẻ đang cố giết chúng ta. Chúng là ai? Thật vô nghĩa. Nếu Zobrist đã tung ra một loại dịch bệnh tiềm tàng thì tất cả mọi người phải cùng một phe, hợp tác để ngăn chặn lại chứ?”
“Không nhất thiết, Zobrist có thể là một kẻ bị ruồng bỏ trong cộng đồng y học, nhưng có lẽ lại có một đội quân những kẻ hâm mộ tư tưởng của mình - những người tán đồng rằng loại bỏ bớt đồng loại là một tội ác cần thiết để cứu lấy hành tinh. Với tất cả những gì chúng ta biết thì đám lính này đang cố gắng bảo đảm cho việc thực hiện kịch bản của Zobrist.”
Đội quân môn đồ riêng của Zobrist ư? Langdon ngẫm nghĩ về khả năng đó. Phải thừa nhận rằng lịch sử có rất nhiều kẻ quá khích và tín đồ sẵn sàng tự sát vì đủ thứ quan niệm điên khùng – niềm tin cho rằng thủ lĩnh của họ là Đấng Cứu thế, niềm tin cho rằng một con tàu vũ trụ đang đợi họ đằng sau Mặt trăng, niềm tin cho rằng Ngày Phán xét đã cận kề. Nghiên cứu về kiểm soát dân số ít nhất cũng có nền tảng khoa học, nhưng Langdon vẫn cảm thấy có gì đó không ổn với đám lính này.
“Anh không thể tin được cả một đội lính tinh nhuệ lại chủ tâm tán thành việc sát hại những người vô tội… trong khi lo sợ rằng chính họ cũng có thể bị bệnh và chết.”
Sienna nhìn anh bối rối. “Robert, anh nghĩ những người lính làm gì khi họ lâm trận? Họ giết người dân vô tội và mạo hiểm với tính mạng mình. Bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra một khi người ta tin vào một lý do.”
“Một lý do? Lây lan một bệnh dịch ư?”
Sienna nhìn anh, đôi mắt nâu của cô như thăm dò. “Robert, lý do này không phải là lây lan một bệnh dịch… nó là cứu lấy thế giới.” Cô ngừng lại. “Một đoạn trong bài viết của Bertrand Zobrist được rất nhiều người nói đến là câu hỏi mang tính giả thuyết rất sắc bén. Em muốn anh trả lời câu hỏi đó.”
“Câu hỏi gì?”
“Zobrist đã hỏi thế này: Nếu anh có thể gạt một công tắc và ngẫu nhiên giết chết một nửa số dân trên trái đất thì anh có làm việc đó không?”
“Dĩ nhiên là không.”
“Được rồi. Nhưng sẽ ra sao khi nói rằng nếu anh không thay đổi ý kiến ngay thì loài người sẽ diệt vong trong vòng một trăm năm tới?”, cô ngừng lại. “Anh có thay đổi không? Thậm chí nếu điều có nghĩa là anh có thể phải giết chết bạn bè, gia đình và thậm chí có lẽ chính anh nữa?”
“Sienna, có lẽ anh không thể…”
“Đó là một câu hỏi mang tính giả thuyết”, cô nói. “Anh có giết một nửa dân số ngày nay để cứu loài người khỏi bị diệt vong không?”
Langdon cảm thấy quá bối rối trước chủ đề kinh khủng mà họ đang thảo luận, nên anh thở phào khi nhìn thấy lá cờ đỏ quen thuộc treo bên hông một tòa nhà bằng đá phía trước.
“Nhìn kìa”, anh nói, và chỉ tay. “Chúng ta đến đây rồi.”
Sienna lắc đầu. “Như em đã nói. Phủ nhận.”
Mặt trời buổi sáng giờ đã lên cao, tạo thành những cái bóng đổ dài trên những con hẻm hẹp len lỏi qua các toà nhà của Florence cổ kính. Các chủ cửa hàng đã bắt đầu kéo mở lưới sắt bảo vệ cửa hàng và quầy rượu của mình, không khí đã đẫm mùi thơm của cà phê espresso buổi sáng cùng món bánh sừng bò mới nướng.
Mặc dù đói cồn cào, Langdon vẫn tiếp tục đi. Mình phải tìm ra cái chiếc mặt nạ và xem đằng sau giấu cái gì.
Khi Langdon dẫn Sienna lên phía bắc dọc theo phố Via dei Leoni, anh vẫn cảm thấy không dễ quen với hình ảnh chiếc đầu trọc lóc của cô. Diện mạo thay đổi hoàn toàn của cô nhắc nhở rằng anh chỉ biết qua loa về cô. Giờ họ đang di chuyển về phía Quảng trường Duomo – khu quảng trường nơi người ta thấy xác của Ignazio Busoni sau khi thực hiện cuộc điện đàm cuối cùng.
Robert, Ignazio đã cố gắng nói, dù không thở được. Những gì anh tìm thấy đã được cất giấu an toàn. Cổng đã mở cho anh, nhưng anh phải nhanh lên. Thiên đường Hai mươi lăm. Chúc may mắn.
Thiên đường Hai mươi lăm, Langdon nhắc lại, vẫn cảm thấy khó hiểu vì trong lúc vội vàng không kịp suy nghĩ, Ignazio Busoni vẫn nhớ ra tác phẩm của Dante để nhắc đến một khổ thơ cụ thể. Rõ ràng khổ thơ đó có điều gì đó khiến Busoni nhớ. Cho dù là gì, Langdon biết mình sẽ phải tìm ra thật nhanh, ngay khi có trong tay một bản trường ca, việc anh có thể dễ dàng làm được ở rất nhiều địa điểm phía trước.
Mái tóc giả dài đến vai của anh giờ bắt đầu gây ngứa ngáy, và mặc dù cảm thấy có gì đó kỳ cục trong cách hóa trang của mình, nhưng anh phải thừa nhận rằng khả năng hóa trang ngẫu hứng của Sienna quả là một cách đánh lừa hiệu quả. Không ai nhìn họ lần thứ hai, ngay cả lực lượng cảnh sát tăng cường vừa hối hả đi qua họ về phía Cung điện Vecchio.
Sienna vẫn hoàn toàn im lặng đi bên cạnh anh mấy phút liền, Langdon phải liếc mắt nhìn lại để bảo đảm rằng cô vẫn ổn. Dường như cô ở cách xa mấy dặm, có lẽ đang cố chấp nhận thực tế rằng cô vừa giết người phụ nữ truy đuổi họ.
“Em nói gì đi chứ!”, anh đánh bạo, hy vọng kéo tâm trí cô thoát khỏi hình ảnh ả đàn bà đầu đinh nằm chết trên sàn cung điện.
Sienna từ từ ra khỏi trạng thái trầm tư. “Em đang nghĩ đến Zobrist”, cô chậm rãi nói. “Cố gắng nhớ lại bất kỳ điều gì khác mà em biết về ông ta.”
“Và?”
Cô nhún vai. “Hầu hết những gì em biết đều đến từ một bài viết gây tranh cãi mà ông ta viết cách đây vài năm. Nó thật sự khiến em ấn tượng. Trong cộng đồng y khoa, bài viết đó lập tức lan nhanh như virus.” Cô cau mày. “Xin lỗi, em không nên dùng từ đó.”
Langdon cười khan. “Em cứ nói tiếp đi.”
“Bài viết của ông ta cơ bản nói rằng loài người đang trên bờ vực tuyệt chủng, và trừ phi trải qua một thảm họa làm giảm mạnh tăng trưởng dân số toàn cầu, nếu không loài người chúng ta sẽ không thể sống nổi một trăm năm nữa.”
Langdon ngoảnh lại và nhìn sững cô. “Chỉ một thế kỷ thôi sao?”
“Đó là một luận điểm khá nghiệt ngã. Khung thời gian được dự báo ngắn hơn rất nhiều so với những dự báo trước đó, nhưng nó lại được củng cố bằng một số dữ liệu khoa học rất thuyết phục. Ông ta có thêm nhiều kẻ thù do tuyên bố rằng tất cả bác sĩ cần ngừng công việc chuyên môn, bởi vì việc làm tăng tuổi thọ của loài người chỉ càng làm vấn đề dân số trầm trọng thêm.”
Giờ Langdon đã hiểu tại sao bài viết lại lan truyền nhanh trong cộng đồng y học.
“Không có gì lạ”, Sienna tiếp tục. “Zobrist lập tức bị tấn công từ mọi phía – các chính trị gia, giới tăng lữ, Tổ chức Y tế Thế giới – tất cả đều xem ông ta là một gã điên tiên liệu về ngày tận thế và đang cố tìm cách gây hoảng loạn. Họ rất phật ý trước tuyên bố của ông ta rằng giới trẻ ngày nay, nếu họ lựa chọn việc sinh đẻ, sẽ khiến con cái mình chứng kiến sự cáo chung của loài người. Zobrist chứng minh quan điểm của mình bằng một ‘Đồng hồ Ngày tận thế,’ thể hiện rằng nếu toàn bộ thời gian tồn tại của loài người trên trái đất này được nén lại thành một giờ… thì giờ đây chúng ta đang ở những giây cuối cùng.”
“Thực tế anh đã nhìn thấy đồng hồ đó trên mạng”, Langdon nói.
“Vâng, chính là của ông ta, và nó cũng gây phẫn nộ. Tuy nhiên, phản ứng mạnh mẽ nhất chống lại Zobrist lại nảy sinh khi ông ta tuyên bố rằng những tiến triển của ông ta trong lĩnh vực điều khiển gene sẽ rất hữu dụng cho nhân loại nếu chúng được sử dụng không phải để chữa bệnh mà để tạo ra bệnh tật.”
“Cái gì cơ?”
“Vâng, ông ta cho rằng công nghệ của mình cần được sử dụng để hạn chế tăng trưởng dân số bằng cách tạo ra những loại bệnh lai tạo mà nền y học hiện đại chúng ta không thể cứu chữa được.”
Langdon cảm thấy càng lúc càng kinh hãi khi hình dung ra hình ảnh “các loại virus tự tạo” lai ghép lạ lùng mà một khi được tung ra, sẽ hoàn toàn không thể ngăn chặn được.
“Chỉ trong vài năm ngắn ngủi”, Sienna nói, “Zobrist đã từ chỗ là niềm tự hào của thế giới y học biến thành một kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Một kẻ bị nguyền rủa”. Cô dừng lại, nét mặt thoáng chút thương cảm. “Thật sự không có gì lạ khi ông ta phản ứng và tự sát. Thậm chí còn buồn hơn nữa vì luận điểm của ông ta có thể lại đúng.”
Langdon suýt ngã. “Xin lỗi! Em nghĩ ông ấy đúng ư?!”
Sienna trịnh trọng nhún vai. “Robert, nếu nói từ góc độ khoa học thuần túy – hoàn toàn logic, không hề cảm tính – em có thể nói với anh không chút nghi ngại rằng nếu không có một sự thay đổi mạnh mẽ nào đó, loài người chúng ta sẽ diệt vong. Và kết cục đó sẽ đến rất nhanh. Đó sẽ không phải là lửa, lưu huỳnh, khải huyền, hay chiến tranh hạt nhân… mà là sự sụp đổ hoàn toàn do hành tinh này quá tải dân số. Số liệu toán học là không thể tranh cãi.”
Langdon cứng người.
“Em đã nghiên cứu nhiều về sinh học”, cô nói, “và một giống loài đi đến tuyệt chủng chỉ đơn giản là do tình trạng quá đông đúc trong môi trường của nó là điều hoàn toàn bình thường. Anh hãy hình dung một quần thể tảo mặt nước sống trong một cái hồ nhỏ trong rừng, tận hưởng sự cân bằng dưỡng chất hoàn hảo của hồ nước. Nếu không được kiểm soát, chúng sinh sản tràn lan và sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh toàn bộ mặt hồ, che kín mặt trời và ngăn cản quá trình gia tăng dưỡng chất trong hồ. Khi tiêu diệt sạch mọi thứ trong môi trường của mình, tảo nhanh chóng chết và biến mất không để lại dấu vết”. Cô thở dài não nề. “Loài người cũng rất dễ gặp số phận tương tự. Sẽ sớm hơn và nhanh hơn bất kỳ ai trong chúng ta có thể hình dung.”
Langdon cảm thấy vô cùng bồn chồn. “Nhưng… dường như điều đó là không thể.”
“Không có gì là không thể, Robert, chỉ là không tưởng tượng nổi. Tâm trí con người có một cơ chế phòng vệ bản ngã nguyên thủy phủ nhận tất cả những thực tế tạo ra quá nhiều áp lực mà não phải xử lý. Cơ chế đó gọi là phủ nhận.”
“Anh đã nghe nói đến ‘phủ nhận’”, Langdon chua chát, “nhưng anh không nghĩ nó tồn tại”.
Sienna đảo mắt. “Nghe thì hay ho, nhưng tin em đi, điều đó rất thật. Phủ nhận là một phần quan trọng trong cơ chế ứng phó của con người. Không có nó, mỗi buổi sáng tất cả chúng ta đều tỉnh giấc trong tâm trạng hoảng hốt về cách chúng ta từ giã cõi đời. Có nó, tâm trí của chúng ta ngăn chặn những nổi sợ hãi hiện sinh bằng cách tập trung vào những căng thẳng mà chúng ta có thể giải quyết, chẳng hạn đi làm đúng giờ hoặc đóng tiền thuế. Nếu có những nỗi lo sợ hiện sinh lớn hơn, chúng ta vứt bỏ chúng rất nhanh, tập trung trở lại các nhiệm vụ đơn giản và những điều tầm thường hằng ngày.”
Langdon nhớ lại một nghiên cứu về dấu vết trên mạng gần đây của sinh viên một số trường đại học trong nhóm Ivy League (22) cho thấy ngay cả những người có hiểu biết cao cũng thể hiện khuynh hướng phủ nhận mang tính bản năng. Theo nghiên cứu ấy, đa phần sinh viên đại học, sau khi bấm chọn một bản tin ảm đạm về tình trạng băng vùng cực tan hay tuyệt chủng giống loài, sẽ nhanh chóng thoát khỏi trang tin đó để chọn tin gì đó giúp tâm trí họ thoát khỏi nổi sợ hãi. Những đề tài thường được lựa chọn gồm những tin thể thao nổi bật, video hài, và tin đồn thổi về những người nổi tiếng.
(22) Ivy League là nhóm tám trường đại học danh tiếng tại Hoa Kỳ, gồm Đại học Brown, Đại học Columbia, Đại học Cornell, Cao đẳng Dartmouth, Đại học Harvard, Đại học Princeton, Đại học Pennsylvania và Đại học Yale.
“Theo thần thoại cổ”, Langdon nói, “một người anh hùng mang sự phủ nhận chính là biểu hiện cao nhất của thái độ ngạo mạn và tự phụ. Không người nào tự phụ hơn kẻ tin rằng bản thân mình hoàn toàn vô hại trước những hiểm nguy của thế giới. Rõ ràng Dante cũng đồng ý như vậy, xem thói tự phụ là tội lỗi xấu xa nhất trong số bảy trọng tội… và trừng phạt những kẻ tự phụ ở tầng sâu nhất của địa ngục”.
Sienna ngẫm nghĩ một lúc rồi tiếp tục. “Bài viết của Zobrist kết tội nhiều nhà lãnh đạo của thế giới đang có thái độ cực kỳ phủ nhận… chỉ biết rúc đầu vào cát. Ông ta đặc biệt lên án Tổ chức Y tế Thế giới.”
“Anh cá rằng chuyện đó cũng không tệ.”
“Họ phản ứng bằng việc xem ông ta như một kẻ cuồng tín tôn giáo đứng ở góc phố giơ cao tấm biển ghi rằng “Tận thế đang đến gần.”
“Quảng trường Harvard có một vài kẻ như vậy.”
“Vâng, và tất cả chúng ta đều chẳng để tâm đến họ bởi vì không ai trong chúng ta có thể hình dung ra điều đó sẽ đến. Nhưng hãy tin em, chỉ vì tâm trí con người không thể hình dung ra điều gì đó đang xảy đến… như thế không có nghĩa là nó sẽ không đến.”
“Em nói như thể mình là một người hâm mộ Zobrist.”
“Em là người hâm mộ chân lý”, cô quyết liệt đáp lại, “ngay cả khi phải chấp nhận chân lý đau lòng”.
Langdon im lặng, một lần nữa cảm thấy có khoảng cách rất kỳ lạ với Sienna vào lúc này, và cố gắng hiểu sự kết hợp rất lạ thường giữa niềm say mê với suy xét độc lập của cô.
Sienna ngước nhìn anh, nét mặt cô dịu lại. “Robert, nhìn này, em không nói rằng Zobrist đúng khi cho rằng đại dịch giết chết một nửa dân số chính là câu trả lời cho vấn đề quá tải dân số. Em cũng không nói rằng chúng ta cần ngừng chạy chữa cho người ốm. Những gì em đang nói là con đường hiện tại của chúng ta là một lộ trình đi tới sự hủy diệt. Tăng trưởng dân số là cấp số mũ xảy ra ngay trong một hệ thống không gian hữu hạn với những nguồn tài nguyên hạn chế. Kết cục sẽ đến rất đột ngột. Trải nghiệm của chúng ta sẽ không phải là việc từ từ cạn kiệt khí đốt… mà nó giống như lao mình xuống từ một vách đá.”
Langdon thở hắt ra, cố gắng xử lý tất cả những điều anh vừa nghe thấy.
“Nói đến vách đá”, cô tiếp lời, thẫn thờ chỉ lên bầu trời phía bên phải, “em tin chắc rằng đó chính là nơi Zobrist đã nhảy xuống”.
Langdon ngước mắt và nhìn thấy họ vừa đi qua mặt tiền bằng đá mộc mạc của Bảo tàng Bargello nằm bên tay phải họ. Phía sau bảo tàng, đỉnh nhọn của tòa tháp Badia vươn cao vượt lên các kết cấu xung quanh. Anh đăm đăm nhìn đỉnh tòa tháp, tự hỏi tại sao Zobrist lại nhảy xuống, hy vọng đó không phải vì ông ta đã làm điều gì kinh khủng và không muốn đối diện với những gì đang xảy đến.
“Những người phê phán Zobrist”, Sienna nói, “muốn chỉ ra điểm nghịch lý ở chỗ nhiều công nghệ gene mà ông ta phát triển hiện lại giúp làm tăng đáng kể tuổi thọ”.
“Điều đó chỉ càng làm phức tạp thêm vấn đề dân số.”
“Chính xác. Zobrist từng công khai nói rằng ông ta ao ước có thể làm lại mọi việc và loại bỏ một số đóng góp của mình đối với tuổi thọ nhân loại. Em cho rằng điều đó hoàn toàn có ý nghĩa về mặt lý luận. Chúng ta càng sống lâu, càng phải dành nhiều nguồn tài nguyên của mình cho người già và người bệnh.”
Langdon gật đầu. “Anh đọc được rằng ở Hoa Kỳ, khoảng sáu mươi phần trăm chi phí chăm sóc sức khỏe dành cho những bệnh nhân trong sáu tháng cuối cùng của họ.”
“Đúng vậy, và trong khi lý trí chúng ta nói rằng ‘Điều này thật điên rồ,’ thì tim chúng ta lại nói ‘Phải giúp bà nội sống càng lâu càng tốt’.”
Langdon gật đầu. “Đó là mâu thuẫn giữa thần Apollo và Dionysus (23) – một song đề nổi tiếng trong thần thoại – cuộc chiến từ xa xưa giữa lý trí và trái tim, vốn hiếm khi cùng muốn một thứ.”
(23) Trong thần thoại Hy Lạp, Apollo và Dionysus đều là con trai của thần Zeus. Apollo là thần Mặt trời, đại diện cho ước mơ và thể hiện sự sáng tạo của con người thông qua lý trí và tư duy logic. Ngược lại, Dionysus là thần rượu vang, thiên về tình cảm và bản năng.
Langdon từng nghe nói rằng các hội nghị của Hội người cai rượu cũng viện dẫn thần thoại này để mô tả những người nghiện rượu cứ đăm đăm nhìn ly rượu, lý trí họ biết rằng thứ đó sẽ làm hại mình, nhưng trái tim họ lại thèm thuồng cái cảm giác dễ chịu mà nó mang lại. Thông điệp rõ ràng là: Đừng bao giờ cảm thấy cô độc vì ngay cả thần thánh cũng mâu thuẫn.
“Ai cần đến hành động quyên sinh cao cả? (24)”, Sienna chợt thì thào.
(24) Nguyên văn: ‘Who Needs Agathusia?’.
“Em nói sao cơ?”
Sienna ngước lên. “Cuối cùng em cũng nhớ ra tên bài viết của Zobrist. Bài viết đó là: ‘Ai cần đến hành động quyên sinh cao cả?’.”
Langdon chưa bao giờ nghe nói đến cụm từ quyên sinh cao cả, nhưng anh đoán được căn cứ vào gốc từ tiếng Hy Lạp – agathos và thusia. “Quyên sinh cao cả… chắc là ‘sự hy sinh tốt đẹp’ phải không?”
“Gần như vậy. Nghĩa thực tế của nó là ‘một hành động tự hy sinh vì lợi ích chung’”, cô ngừng lại. “Nó còn được biết đến như là hành động tự sát cao cả.”
Thực tế Langdon đã từng nghe nói đến thuật ngữ này, lần thứ nhất liên quan đến một người cha bị phá sản tự sát để gia đình mình có thể nhận tiền bảo hiểm sinh mạng, và lần thứ hai mô tả một kẻ giết người hàng loạt cảm thấy ân hận nên đã tự kết liễu sinh mạng vì sợ rằng hắn không thể kiểm soát được động lực giết người của mình.
Thế nhưng, ví dụ rùng rợn nhất Langdon còn nhớ là trong cuốn tiểu thuyết năm 1967 nhan đề Cuộc đào tẩu của Logan, mô tả một xã hội tương lai trong đó mọi người đều hoan nghênh hành động tự sát ở tuổi hai mươi mốt – như thế sẽ tận hưởng trọn vẹn tuổi thanh xuân mà không để tuổi già hoặc số đông dân số tạo áp lực cho các nguồn tài nguyên hữu hạn của hành tinh. Nếu Langdon nhớ đúng thì phiên bản điện ảnh Cuộc đào tẩu của Logan đã tăng “tuổi tận số” từ hai mươi mối lên ba mươi, rõ ràng nhằm cố gắng làm cho bộ phim dễ chấp nhận hơn với nhóm khán giả từ mười tám đến hai mươi lăm tuổi.
“Như vậy, bài luận giải của Zobrist…”, Langdon nói. “Anh không chắc mình hiểu được nhan đề. ‘Ai cần đến hành động quyên sinh cao cả?’ Liệu ông ta có nói vậy để châm biếm không? Giống như ai cần đến những vụ tự sát cao cả mà… tất cả chúng ta đều thực hiện?”
“Thực tế không hề, nhan đề đó là cách chơi chữ.”
Langdon lắc đầu, không hiểu.
“Ai cần tự sát – giống như trong W-H-O (25) – Tổ chức Y tế Thế giới. Trong bài viết của mình, Zobrist sỉ vả giám đốc WHO – tiến sĩ Elizabeth Sinskey – người giữ cương vị đó lâu năm và theo Zobrist, bà ấy kiểm soát dân số một cách nghiêm túc. Bài viết của ông ta nói rằng WHO sẽ tốt đẹp hơn nếu giám đốc Sinskey tự sát.”
(25) Trong bản gốc tiếng Anh, từ “who” vừa mang nghĩa “ai”, vừa là viết tắt của WHO - Tổ chức Y tế Thế giới.
“Một gã đáng thương.”
“Những hiểm nguy của việc là một thiên tài, em đoán vậy. Thông thường, những bộ óc đặc biệt, vốn có khả năng tập trung cao hơn những người khác, hay làm vậy để trả giá cho sự chín muồi về mặt cảm xúc.”
Langdon nhớ lại những bài viết của anh đã xem về cô bé Sienna, một thần đồng có chỉ số IQ 208 và chức năng trí tuệ ngoại hạng.
Langdon tự hỏi phải chăng khi nói về Zobrist, cô đang nói về chính mình ở một mức độ nào đó. Anh cũng thắc mắc không biết cô còn giữ bí mật của mình bao lâu nữa.
Phía trước mặt, Langdon nhận ra địa điểm mình đang tìm kiếm. Sau khi băng qua Via dei Leoni, Langdon dẫn cô tới một giao lộ rất hẹp – không hơn một con hẻm. Tấm biển đầu phố ghi VIA DANTE ALIGHIERI.
“Nghe như em biết rất nhiều về bộ não con người”, Langdon nói. “Có phải đó là lĩnh vực nghiên cứu chính của em trong trường y không?”
“Không, nhưng khi còn nhỏ, em đọc rất nhiều. Em quan tâm đến khoa học não bộ bởi vì em có một số … vấn đề sức khỏe.”
Langdon nhìn cô vẻ tò mò, hy vọng cô sẽ nói tiếp.
“Bộ não của em…”, Sienna nói khẽ. “Nó phát triển khác hẳn hầu hết trẻ em, và nó gây ra một số… vấn đề. Em bỏ nhiều thời gian cố gắng hiểu xem có chuyện gì không ổn với mình, và trong quá trình đó, em học được nhiều điều về khoa học thần kinh.” Cô nhìn vào mắt Langdon. “Và đúng, tình trạng hói đầu của em có liên quan đến vấn đề sức khỏe.”
Langdon lảng mắt, bối rối vì đã hỏi chuyện đó.
“Đừng lo”, cô nói. “Em đã học cách sống chung với nó.”
Khi họ di chuyển vào khoảng không khí lạnh lẽo của ngõ phố bị phủ bóng, Langdon ngẫm lại tất cả những điều anh vừa biết về Zobrist và những quan điểm triết lý đáng ngại của ông ta.
Một câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu anh. “Đám lính này”, Langdon bắt đầu nói. “Những kẻ đang cố giết chúng ta. Chúng là ai? Thật vô nghĩa. Nếu Zobrist đã tung ra một loại dịch bệnh tiềm tàng thì tất cả mọi người phải cùng một phe, hợp tác để ngăn chặn lại chứ?”
“Không nhất thiết, Zobrist có thể là một kẻ bị ruồng bỏ trong cộng đồng y học, nhưng có lẽ lại có một đội quân những kẻ hâm mộ tư tưởng của mình - những người tán đồng rằng loại bỏ bớt đồng loại là một tội ác cần thiết để cứu lấy hành tinh. Với tất cả những gì chúng ta biết thì đám lính này đang cố gắng bảo đảm cho việc thực hiện kịch bản của Zobrist.”
Đội quân môn đồ riêng của Zobrist ư? Langdon ngẫm nghĩ về khả năng đó. Phải thừa nhận rằng lịch sử có rất nhiều kẻ quá khích và tín đồ sẵn sàng tự sát vì đủ thứ quan niệm điên khùng – niềm tin cho rằng thủ lĩnh của họ là Đấng Cứu thế, niềm tin cho rằng một con tàu vũ trụ đang đợi họ đằng sau Mặt trăng, niềm tin cho rằng Ngày Phán xét đã cận kề. Nghiên cứu về kiểm soát dân số ít nhất cũng có nền tảng khoa học, nhưng Langdon vẫn cảm thấy có gì đó không ổn với đám lính này.
“Anh không thể tin được cả một đội lính tinh nhuệ lại chủ tâm tán thành việc sát hại những người vô tội… trong khi lo sợ rằng chính họ cũng có thể bị bệnh và chết.”
Sienna nhìn anh bối rối. “Robert, anh nghĩ những người lính làm gì khi họ lâm trận? Họ giết người dân vô tội và mạo hiểm với tính mạng mình. Bất kỳ điều gì cũng có thể xảy ra một khi người ta tin vào một lý do.”
“Một lý do? Lây lan một bệnh dịch ư?”
Sienna nhìn anh, đôi mắt nâu của cô như thăm dò. “Robert, lý do này không phải là lây lan một bệnh dịch… nó là cứu lấy thế giới.” Cô ngừng lại. “Một đoạn trong bài viết của Bertrand Zobrist được rất nhiều người nói đến là câu hỏi mang tính giả thuyết rất sắc bén. Em muốn anh trả lời câu hỏi đó.”
“Câu hỏi gì?”
“Zobrist đã hỏi thế này: Nếu anh có thể gạt một công tắc và ngẫu nhiên giết chết một nửa số dân trên trái đất thì anh có làm việc đó không?”
“Dĩ nhiên là không.”
“Được rồi. Nhưng sẽ ra sao khi nói rằng nếu anh không thay đổi ý kiến ngay thì loài người sẽ diệt vong trong vòng một trăm năm tới?”, cô ngừng lại. “Anh có thay đổi không? Thậm chí nếu điều có nghĩa là anh có thể phải giết chết bạn bè, gia đình và thậm chí có lẽ chính anh nữa?”
“Sienna, có lẽ anh không thể…”
“Đó là một câu hỏi mang tính giả thuyết”, cô nói. “Anh có giết một nửa dân số ngày nay để cứu loài người khỏi bị diệt vong không?”
Langdon cảm thấy quá bối rối trước chủ đề kinh khủng mà họ đang thảo luận, nên anh thở phào khi nhìn thấy lá cờ đỏ quen thuộc treo bên hông một tòa nhà bằng đá phía trước.
“Nhìn kìa”, anh nói, và chỉ tay. “Chúng ta đến đây rồi.”
Sienna lắc đầu. “Như em đã nói. Phủ nhận.”