• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Cuối cùng mình cũng lấy được vợ (1 Viewer)

Tiếp nhé các bác
p/s: Phần này tác giả chia sẻ một chút về kinh doanh, rất hay đó ạ

Thấy mọi người quan tâm đến kinh doanh nhiều quá, mình đành thay đổi chương trình, hoãn tình lại để viết về tiền vậy!

To bạn amypdx: Bạn hãy đọc kỹ, mình chưa bao giờ nói là mình được thử hàng của LV và Hermes. Nơi mình học là một thành phố nhỏ, không đủ lớn để LV và Hermes đặt cửa hàng, nhưng vẫn có một số shop D&G, Moschino, và quầy bán hàng hiệu tại các department stores.

Có lẽ vì là thành phố nhỏ nên con người đối với nhau cởi mở hơn, và thực tế là mình không khó khăn lắm để bắt chuyện và hỏi thông tin ở các SAs. Còn về chuyện thử hàng, thực ra chủ yếu chỉ là nước hoa và một lần được xỏ thử đôi giày Todd thôi.

Mình không biết bạn định nói gì khi so sánh thu nhập của mình với lương của Tổng thống Mỹ. Có lẽ theo bạn, vì Việt nam là nước nghèo nên không nhà kinh doanh nào có thể có thu nhập hơn Tổng thống Mỹ, nếu nói hơn thì là xạo chăng?

Vậy thì bạn sẽ giải thích ra sao khi nhìn vào bảng 10 người đứng đầu sàn chứng khoán Việt nam, với người giàu nhất có tài sản xấp xỉ 1 tỉ USD? Nói thật, tài sản và thu nhập của mình so với những người đó còn chưa thấm vào đâu. Càng kinh doanh, mình càng gặp và biết những người thực sự rất giàu, và càng tự thấy mình nghèo. Số người có thu nhập hơn Tổng thống Mỹ ở Việt nam không phải quá nhiều, nhưng không ít chút nào đâu bạn ạ!

Quay lại chủ đề chính hôm nay, mình muốn bàn về câu hỏi của bạn kochino: về câu “nghèo thì lâu, giàu mấy chốc”.

Đây là một câu tổng kết rất chính xác. Nếu bạn đọc lại một bài viết trước, mình đã kể là sau thời gian đầu rất khó khăn, đến năm 1999 tự nhiên doanh thu của mình tăng vọt và chỉ sau 1 năm mình không những trả hết nợ mà còn mua được nhà và sắm một số vật dụng lớn. Bản chất của chuyện đó không phải là sự may mắn, mà là một đặc tính mà mình tạm gọi là SỰ BẤT TIỆM TIẾN của các quá trình kinh doanh.

Thế nào là sự bất tiệm tiến? Đó có nghĩa là trong hầu hết trường hợp, mặc dù bạn có ý tưởng đúng, chuẩn bị và tổ chức tốt, việc kinh doanh cũng không bao giờ “tăng dần đều” mà thường có một thời gian dài đi theo đường ngang, không ổn định và thu không bù chi. Phải sau một thời gian nhất định, khi thị trường đủ “ngấm” hàng hóa của bạn thì đến một lúc nào đó, tự nhiên sẽ có một bước nhảy vọt của nhu cầu, và bạn sẽ chứng kiến một sự phát triển vượt bậc về doanh thu và lợi nhuận. Cái gọi là “giàu mấy chốc” chính là như vậy.

Quãng thời gian từ khi bắt đầu đến lúc đạt bước nhảy vọt lúc nào cũng là quãng thời gian rất khó khăn, kể cả với những nhà kinh doanh dày dạn. Bạn sẽ thấy những kế hoạch mình đề ra lúc đầu đều sai bét, sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài chính triền miên, trong khi tương lai lại hoàn toàn bất định. Quãng thời gian này chính là thước đo sự sáng suốt, nghị lực, tài tháo vát và độ “liều” cũng như độ “lì lợm” của bạn. Nếu có thể vượt qua sự trì trệ ban đầu, kiên trì đưa kinh doanh đến bước nhảy vọt, thì không những bạn sẽ được nếm trái ngọt của thành công mà tôi còn dám chắc 100%, bạn sẽ trưởng thành vượt bậc.

Tuy nhiên, cũng có một tin buồn là cái “thời điểm nhảy vọt” ấy bao giờ thì đến, thậm chí liệu có đến hay không, không ai có thể dự đoán cũng như tính trước được. Nhiều khi đó chỉ thuần túy là dự cảm và niềm tin sắt đá vào chính mình, mỗi người kinh doanh đều phải có dự cảm và niềm tin như vậy thì ít nhất mới có hy vọng thành công.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom