Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 9: Dân tâm
- Này, mấy ông có biết tin gì chưa? Nghe nói Nhà vua hôm nay đến Tê thiên đài đó.
- Giời ạ… Ông chỉ biết có nhiêu đó thôi sao? Thế mà cũng khoe. Ở đây ai cũng biết hết rồi. Còn có cáo thị nữa chứ.
- …
Nếu có ai hỏi, muốn loan truyền tin tức thì cách đơn giản và hiệu quả nhất là gì. Bạn sẽ thu được nhiều đáp án lắm. Này nhé, truyền miệng, phát tờ rơi, đăng báo, đăng truyền hình. Nhưng nói thật, phương án sớm nhất và hiệu quả nhất vẫn là truyền miệng. Không tin à? Hãy lên đường quay về quá khứ, đến với Kinh thành Phú Xuân lúc này sẽ rõ. Sắp các đường làng, hẻm nhỏ, câu chuyện được bàn tán xôn xao nhất lúc này là câu chuyện Hoàng Đế quỳ tạ tội ở Tế thiên đài.
‘Túy hương lâu’ là quán rượu lớn nhất, nổi tiếng nhất kinh thành. Nói là lâu, nhưng nếu đánh giá cho đúng thì đây chỉ là một căn nhà tranh hai tầng với diện tích khoảng sáu trượng vuông. Có khác chăng là ở chỗ nó được dựng nên từ loại gỗ thượng hạng – gỗ lim. Trước cửa là tấm biển hiệu với ba chữ Túy, Hương, Lâu với phong cách khoáng đạt. Có điều, nếu nhìn cho kỹ thì mỗi chữ hình như đều thiếu một nét. Ai chơi khăm chăng? Hay là biển hiệu quá cũ, mực bị phai đi? Không ai biết. Chỉ có điều, bà chủ quán béo ú một mực khẳng định chính đệ nhất thiên tài Trạng Quỳnh phóng bút đó. Ở đây, tao nhân mặc khách, cường hào địa chủ hay bá tính bình dân, hạng người nào cũng đến được, miễn trong người có tiền.
- Này. Hôm nay ông trời sao thế nhỉ? Mưa hai bận rồi đấy. Bình thường có thế bao giờ đâu.
Quả thật, thời tiết ngày hôm nay thật sự rất lạ kỳ. Đã hai lần trong ngày trời đổ mưa to. Thế cũng chưa là gì. Hai lần mưa xảy ra vào hai thời điểm: giờ ra đồng và chính ngọ. Mà mỗi lần mưa cũng chỉ kéo dài đúng nửa canh giờ rôi thôi. Đây đó, người ta kháo nhau: “Có khi nào trời già cảm động khi thấy Nhà vua quỳ tạ tội với thần dân nên sai xuống hai cơn mưa kỳ lạ không đây?”. Có mấy phường cờ bạc nhân đây cũng tranh thủ trục lợi: Sẽ có trận mưa thứ ba vào lúc chiều tối hay không, tỷ lệ một ăn hai.
- Ậy. Tôi cứ ngờ ngợ. Chắc là ông trời khóc thật đấy.
- Vậy thì theo ông, ấy là ông trời cảm động với Nhà vua hay là phỉ nhổ Nhà vua đây? Có thể lắm chứ.
- Suỵt… nói nhỏ thôi bác. Không khéo có người nghe được, lại phải đóng gông mất.
- Xời. Cần gì phải sợ. Tôi cứ hét toáng lên ấy chứ. Không phải Nhà vua ban chiếu đại xá hay sao?
- Này… này… tôi nói này. Lúc này có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay bấm quẻ nói xen vào. Mưa thì tôi không biết. Thế nhưng tối nay trời giáng sự lạ đấy, cứ đến mà xem.
Lúc này, trong góc phòng lại có hai người đối ẩm. Họ mặc trang phục của xứ này, thế nhưng, khẩu âm lại có vẻ lạ lạ. Họ ngồi đây từ giữa trưa, hai đĩa thức ăn đã nguội lạnh mà rượu thì gọi liên tục.
- Này, theo anh thì sắp tới sẽ như thế nào?
- Tôi cũng chưa biết. Nhưng chuyện này không thể không báo với Chúa công.
- Tôi thấy khoan hãy vội. cứ xem tình hình thế nào đã.
- Tôi nảy ra một ý thế này. Tôi sẽ… thế… thế…
- Diệu kế… đúng là diệu kế. Nào, chúng ta đi thôi kẻo muộn.
…..
Đầu giờ thân, trời bỗng mưa to như trút nước. Trên đài cao, Toản run lên cầm cập. Vừa đói, vừa lạnh, sắc mặt tái mét. Nhưng đã trót đóng kịch rồi thì đành chịu đựng vậy. “Bố khỉ – cậu thầm mắng. Tại sao mấy hôm trước không mưa, nay lại mưa. Lại mưa tận ba lần. Đùa mình chắc”.
Bất giác, Toản nhìn xuống khoảng đất dưới chân đài. Vốn dĩ trước đây, nơi đó là một bãi đất trống. Giờ đây lại lố nhố toàn người là người. Họ nói gì Toản xa quá, nghe không rõ. Chỉ biết bá tính đều quỳ xuống, sụp lạy. “Có lẽ trời mưa thế mà lại hay. Dân chúng thấy mưa đổ xuống thế nào cũng nghĩ trời cao cảm động vì mình”, nghĩ đến, Toản chợt thấy quên đi cái lạnh.
Giữa giờ thân. Mưa tạnh. Bầu trời lần nữa lại tỏa xuống những tia nắng ấm áp. Phía xa xa đằng sau Tế đài, một chiếc cầu vồng hiện ra khoe sắc. Dân chúng ngước nhìn lại có cảm tưởng đó chính là một vầng hào quang phát ra từ chính Nhà vua. Khung cảnh lúc này thật lung linh huyền ảo.
- Ta muốn đả Long bào. Một giọng nói vang lên, rõ ràng là pha tạp giữa khẩu âm nam bộ và trung bộ.
- Ngươi muốn đả Long bào với lý do gì? Một trong hai tên lính lệ hỏi.
- Bố khỉ. Hắn vô tri – người đàn ông chỉ vào Toản, dừng lại một chốc rồi tiếp. Một mình chịu tội cũng đành, lại ra đây để dân đen cũng dầm mưa theo. Thế há không phải vô tri thì là gì?
Tên lính lệ quay lại nhìn, lại thấy Trần Văn Kỷ gật đầu. Y bước đến, đưa cây roi mây cho người đàn ông.
Chát… chát… chát… Ba tiếng roi vang lên. Tiếng roi hữu lực, tựa như được vung lên bởi một võ sư thượng thặng. Điều này thu hút ánh nhìn của Đô đốc Diệu đang quỳ. “Ha… ha… ta biết ngươi là ai rồi. Để xem ngươi muốn làm gì”.
Bỗng nhiên, khuôn mặt của gã đàn ông trở nên tím tái. Y co giật, sùi bọt mép rồi nằm vật xuống đất. Đúng lúc này, một người đàn ông khác chạy đến, bế gã ta lên, lại cầm cây roi mây, ngửi ngửi.
Đoạn, y chỉ vào đám quan viên đang quỳ trước mặt. “Ngươi, các ngươi thật hèn hạ. Các ngươi cố tình hạ độc lên roi để người nào tiến lên đả Long bào đều trúng độc mà chết. Rõ là kế hiểm mà, không cần ra tay cũng làm kẻ thù chết”.
Lời y nói ra làm dậy nên một làn sóng xôn xao mới trong dân. Có rất nhiều người lắc đầu, tỏ vẻ chán chường. Dân chúng là vậy, yêu đó rồi lại ghét đó. Họ cũng không cần biết nguyên cớ chuyện thế nào, chỉ lấy việc trước mắt mà xét đoán.
“Ông nói xạo trẻ con”, một giọng nói vang lên làm mọi người im bặt. Nhìn lại, đó là một cô bé tầm mười tuổi, đầu thắt hai bím tóc, mắt long lanh, có chiều ngây thơ, trong sáng.
- Ông nói xạo trẻ con nè. Ông là người xấu. Cô bé lại tiếp.
- Sự thật ai cũng thấy mà. Bé con, ai dạy bé nói như thế? – Nói rồi y chỉ đám quan viên trước mặt – Họ đúng không?
- Ngoại ơi, – cô bé lắc lắc tay ông lão bên cạnh, không có ai dạy Lan nhi nói vậy hết. Lan nhi chỉ thấy sao nói vậy thôi à. Trời mới mưa to, thuốc độc không trôi hết hay sao?
“Người đâu? – Không chờ y kịp phản ứng, Đô đốc Diệu thét to. Bắt hai tên giặc Ánh này lại cho ta, giam vào nhà lao, chờ ngày xét xử”.
Mấy tên lính lệ chẳng tốn bao nhiêu sức bắt hai gã đàn ông. Bởi lẽ, chúng đã bị những người dân đen phía sau tóm được. Họ giận bọn hắn dám sĩ nhục Toản, Nhà vua mới được ông trời công nhận với ba trận mưa lớn như trút nước hôm nay.
“Thả chúng ra”. Giọng nói của Toản vang lên. Lúc này, trong giọng nói còn có vẻ run run nữa. Quả thật, cậu đã rất kiệt sức. “Hôm nay Trẫm đã ra chiếu đại xá thiên hạ, không thể nuốt lời”.
Đúng lúc này, từ góc Tế đài có cắm Long bào của Vũ Hoàng Đế, một luồng sáng rất mạnh chiếu vào Toản. Kế đến, lần lượt bốn góc Tế đài cũng có hiện tượng như vậy. Cả bốn luồng sáng tập trung lên người cậu. Trông Toản lúc này rực sáng giữa ánh đêm đang dần bao phủ, lại tựa như thiên thần hạ phàm.
“Phép lạ… Phép lạ… Hoàng thượng vạn tuế. Ngài đã được đất trời đồng ý rồi” Một giọng nói vang lên, khích động mọi người xung quanh.
Dưới đài, bá quan cùng dân chúng trăm họ quỳ xuống, tiếng tung hô vang lên không ngớt. “Đại công cáo thành, ha… ha…” Toản nghĩ.
Từ lúc này, thành phần những người cùng Toản quỳ ta tội trời đất lại nhiều hơn những hàng bá tính bình dân. Họ đã tin nhà vua của mình. Chính hành động buông tha cho hai tên gian tế lại khiến họ tin đây là một vị vua nhân hậu, đáng để đi theo.
Chẳng mấy chốc mà tiếng gà gáy sáng vang lên. Toản được mấy tên thái giám dìu đứng dậy. Lúc này, Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Thiếp mời bá tính ra về cho Hoàng thượng được nghỉ ngơi. Đoạn ông quay lại nói:
- Bệ hạ. Giờ đây Bệ hạ rất yếu, về cung không tiện. Hay là ghé qua nhà thần nghỉ ngơi ít chút cho lại sức rồi hãy hồi cung.
- Vậy thì làm phiền Phu tử rồi. Nhưng Trẫm không muốn làm rùm beng đâu nhé.
………
Vừa về đến nhà, một hạ nhân chạy đến thưa với Nguyễn Thiếp:
- Lão gia, sáng sớm nay có ông Nguyễn Kiều ở Thăng Long vào thăm ạ.
- Được rồi, ngươi lui ra, pha trà và chuẩn bị chút đồ ăn cho ta. Nhà hôm nay có khách. – lại quay sang Toản, lão nói tiếp. Nguyễn Kiều là bạn chí thân của thần, cùng với bà vợ quá cố của lão, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là hai trong số những người thần nể trọng nhất. Cô bé tối qua giải cứu cho chúng ta chính là cháu gái ruột của nữ sĩ họ Đoàn, và gọi lão là ông ngoại.
Nói rồi, Thiếp bảo thái giám dìu Toản vào nhà.
- Ý, anh là người quỳ trên đài hôm qua đúng không? Ông ngoại nói anh là Hoàng thượng. Hoàng thượng là cái gì vậy? Có ăn được không?
Lan nhi là người đầu tiên trong phòng khách nhìn thấy vua tôi Toản bước vào.
- Lan nhi, không được vô lễ. Giọng Nguyễn Kiều nói vọng ra.
- Không sao, không sao. Trẫm cám ơn cô bé còn không kịp nữa là. Phu tử, Trẫm thấy rất mệt, hay là Trẫm vào nghỉ trước đây.
- Vâng, mời Bệ hạ di giá. Thiếp nói đoạn sai người dẫn Toản đi nghỉ ngơi.
- Này. Nguyễn Kiều hỏi khi chỉ còn ông và Tuyết trong phòng khách. Việc tối qua là mấy ông làm đúng không?
- Việc gì? Ai làm? Này, đừng có ỷ già rồi nói hàm hồ nhé.
- Thôi đi, tôi còn lạ gì ông nữa. Mau, cho tôi biết là ai làm ra bốn luồng sáng thần kỳ kia?
- Hây. Đúng là không thể qua mặt được ông. Chính Hoàng thượng làm đó.
Hóa ra Toản đã dưng nên mọi chuyện. Cậu cho người chuẩn bị bốn cái vạc đồng, đánh bóng thật kỹ rồi giấu trên góc Tế đài. Đến tối lại sai người thắp mấy cây nến trước mấy cái vạc. Ánh nến vì thế mà theo nguyên tắc gương cầu lõm, khuếch đại ánh sáng, hắt lên người Toản.
Nghe kể lại, Nguyễn Kiều khẽ thở dài và nở một nụ cười sau đó: “Ông nói đúng, nước Nam được cứu rồi. Hoàng thượng sau lần này đã thu được dân tâm rồi”.
- Giời ạ… Ông chỉ biết có nhiêu đó thôi sao? Thế mà cũng khoe. Ở đây ai cũng biết hết rồi. Còn có cáo thị nữa chứ.
- …
Nếu có ai hỏi, muốn loan truyền tin tức thì cách đơn giản và hiệu quả nhất là gì. Bạn sẽ thu được nhiều đáp án lắm. Này nhé, truyền miệng, phát tờ rơi, đăng báo, đăng truyền hình. Nhưng nói thật, phương án sớm nhất và hiệu quả nhất vẫn là truyền miệng. Không tin à? Hãy lên đường quay về quá khứ, đến với Kinh thành Phú Xuân lúc này sẽ rõ. Sắp các đường làng, hẻm nhỏ, câu chuyện được bàn tán xôn xao nhất lúc này là câu chuyện Hoàng Đế quỳ tạ tội ở Tế thiên đài.
‘Túy hương lâu’ là quán rượu lớn nhất, nổi tiếng nhất kinh thành. Nói là lâu, nhưng nếu đánh giá cho đúng thì đây chỉ là một căn nhà tranh hai tầng với diện tích khoảng sáu trượng vuông. Có khác chăng là ở chỗ nó được dựng nên từ loại gỗ thượng hạng – gỗ lim. Trước cửa là tấm biển hiệu với ba chữ Túy, Hương, Lâu với phong cách khoáng đạt. Có điều, nếu nhìn cho kỹ thì mỗi chữ hình như đều thiếu một nét. Ai chơi khăm chăng? Hay là biển hiệu quá cũ, mực bị phai đi? Không ai biết. Chỉ có điều, bà chủ quán béo ú một mực khẳng định chính đệ nhất thiên tài Trạng Quỳnh phóng bút đó. Ở đây, tao nhân mặc khách, cường hào địa chủ hay bá tính bình dân, hạng người nào cũng đến được, miễn trong người có tiền.
- Này. Hôm nay ông trời sao thế nhỉ? Mưa hai bận rồi đấy. Bình thường có thế bao giờ đâu.
Quả thật, thời tiết ngày hôm nay thật sự rất lạ kỳ. Đã hai lần trong ngày trời đổ mưa to. Thế cũng chưa là gì. Hai lần mưa xảy ra vào hai thời điểm: giờ ra đồng và chính ngọ. Mà mỗi lần mưa cũng chỉ kéo dài đúng nửa canh giờ rôi thôi. Đây đó, người ta kháo nhau: “Có khi nào trời già cảm động khi thấy Nhà vua quỳ tạ tội với thần dân nên sai xuống hai cơn mưa kỳ lạ không đây?”. Có mấy phường cờ bạc nhân đây cũng tranh thủ trục lợi: Sẽ có trận mưa thứ ba vào lúc chiều tối hay không, tỷ lệ một ăn hai.
- Ậy. Tôi cứ ngờ ngợ. Chắc là ông trời khóc thật đấy.
- Vậy thì theo ông, ấy là ông trời cảm động với Nhà vua hay là phỉ nhổ Nhà vua đây? Có thể lắm chứ.
- Suỵt… nói nhỏ thôi bác. Không khéo có người nghe được, lại phải đóng gông mất.
- Xời. Cần gì phải sợ. Tôi cứ hét toáng lên ấy chứ. Không phải Nhà vua ban chiếu đại xá hay sao?
- Này… này… tôi nói này. Lúc này có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay bấm quẻ nói xen vào. Mưa thì tôi không biết. Thế nhưng tối nay trời giáng sự lạ đấy, cứ đến mà xem.
Lúc này, trong góc phòng lại có hai người đối ẩm. Họ mặc trang phục của xứ này, thế nhưng, khẩu âm lại có vẻ lạ lạ. Họ ngồi đây từ giữa trưa, hai đĩa thức ăn đã nguội lạnh mà rượu thì gọi liên tục.
- Này, theo anh thì sắp tới sẽ như thế nào?
- Tôi cũng chưa biết. Nhưng chuyện này không thể không báo với Chúa công.
- Tôi thấy khoan hãy vội. cứ xem tình hình thế nào đã.
- Tôi nảy ra một ý thế này. Tôi sẽ… thế… thế…
- Diệu kế… đúng là diệu kế. Nào, chúng ta đi thôi kẻo muộn.
…..
Đầu giờ thân, trời bỗng mưa to như trút nước. Trên đài cao, Toản run lên cầm cập. Vừa đói, vừa lạnh, sắc mặt tái mét. Nhưng đã trót đóng kịch rồi thì đành chịu đựng vậy. “Bố khỉ – cậu thầm mắng. Tại sao mấy hôm trước không mưa, nay lại mưa. Lại mưa tận ba lần. Đùa mình chắc”.
Bất giác, Toản nhìn xuống khoảng đất dưới chân đài. Vốn dĩ trước đây, nơi đó là một bãi đất trống. Giờ đây lại lố nhố toàn người là người. Họ nói gì Toản xa quá, nghe không rõ. Chỉ biết bá tính đều quỳ xuống, sụp lạy. “Có lẽ trời mưa thế mà lại hay. Dân chúng thấy mưa đổ xuống thế nào cũng nghĩ trời cao cảm động vì mình”, nghĩ đến, Toản chợt thấy quên đi cái lạnh.
Giữa giờ thân. Mưa tạnh. Bầu trời lần nữa lại tỏa xuống những tia nắng ấm áp. Phía xa xa đằng sau Tế đài, một chiếc cầu vồng hiện ra khoe sắc. Dân chúng ngước nhìn lại có cảm tưởng đó chính là một vầng hào quang phát ra từ chính Nhà vua. Khung cảnh lúc này thật lung linh huyền ảo.
- Ta muốn đả Long bào. Một giọng nói vang lên, rõ ràng là pha tạp giữa khẩu âm nam bộ và trung bộ.
- Ngươi muốn đả Long bào với lý do gì? Một trong hai tên lính lệ hỏi.
- Bố khỉ. Hắn vô tri – người đàn ông chỉ vào Toản, dừng lại một chốc rồi tiếp. Một mình chịu tội cũng đành, lại ra đây để dân đen cũng dầm mưa theo. Thế há không phải vô tri thì là gì?
Tên lính lệ quay lại nhìn, lại thấy Trần Văn Kỷ gật đầu. Y bước đến, đưa cây roi mây cho người đàn ông.
Chát… chát… chát… Ba tiếng roi vang lên. Tiếng roi hữu lực, tựa như được vung lên bởi một võ sư thượng thặng. Điều này thu hút ánh nhìn của Đô đốc Diệu đang quỳ. “Ha… ha… ta biết ngươi là ai rồi. Để xem ngươi muốn làm gì”.
Bỗng nhiên, khuôn mặt của gã đàn ông trở nên tím tái. Y co giật, sùi bọt mép rồi nằm vật xuống đất. Đúng lúc này, một người đàn ông khác chạy đến, bế gã ta lên, lại cầm cây roi mây, ngửi ngửi.
Đoạn, y chỉ vào đám quan viên đang quỳ trước mặt. “Ngươi, các ngươi thật hèn hạ. Các ngươi cố tình hạ độc lên roi để người nào tiến lên đả Long bào đều trúng độc mà chết. Rõ là kế hiểm mà, không cần ra tay cũng làm kẻ thù chết”.
Lời y nói ra làm dậy nên một làn sóng xôn xao mới trong dân. Có rất nhiều người lắc đầu, tỏ vẻ chán chường. Dân chúng là vậy, yêu đó rồi lại ghét đó. Họ cũng không cần biết nguyên cớ chuyện thế nào, chỉ lấy việc trước mắt mà xét đoán.
“Ông nói xạo trẻ con”, một giọng nói vang lên làm mọi người im bặt. Nhìn lại, đó là một cô bé tầm mười tuổi, đầu thắt hai bím tóc, mắt long lanh, có chiều ngây thơ, trong sáng.
- Ông nói xạo trẻ con nè. Ông là người xấu. Cô bé lại tiếp.
- Sự thật ai cũng thấy mà. Bé con, ai dạy bé nói như thế? – Nói rồi y chỉ đám quan viên trước mặt – Họ đúng không?
- Ngoại ơi, – cô bé lắc lắc tay ông lão bên cạnh, không có ai dạy Lan nhi nói vậy hết. Lan nhi chỉ thấy sao nói vậy thôi à. Trời mới mưa to, thuốc độc không trôi hết hay sao?
“Người đâu? – Không chờ y kịp phản ứng, Đô đốc Diệu thét to. Bắt hai tên giặc Ánh này lại cho ta, giam vào nhà lao, chờ ngày xét xử”.
Mấy tên lính lệ chẳng tốn bao nhiêu sức bắt hai gã đàn ông. Bởi lẽ, chúng đã bị những người dân đen phía sau tóm được. Họ giận bọn hắn dám sĩ nhục Toản, Nhà vua mới được ông trời công nhận với ba trận mưa lớn như trút nước hôm nay.
“Thả chúng ra”. Giọng nói của Toản vang lên. Lúc này, trong giọng nói còn có vẻ run run nữa. Quả thật, cậu đã rất kiệt sức. “Hôm nay Trẫm đã ra chiếu đại xá thiên hạ, không thể nuốt lời”.
Đúng lúc này, từ góc Tế đài có cắm Long bào của Vũ Hoàng Đế, một luồng sáng rất mạnh chiếu vào Toản. Kế đến, lần lượt bốn góc Tế đài cũng có hiện tượng như vậy. Cả bốn luồng sáng tập trung lên người cậu. Trông Toản lúc này rực sáng giữa ánh đêm đang dần bao phủ, lại tựa như thiên thần hạ phàm.
“Phép lạ… Phép lạ… Hoàng thượng vạn tuế. Ngài đã được đất trời đồng ý rồi” Một giọng nói vang lên, khích động mọi người xung quanh.
Dưới đài, bá quan cùng dân chúng trăm họ quỳ xuống, tiếng tung hô vang lên không ngớt. “Đại công cáo thành, ha… ha…” Toản nghĩ.
Từ lúc này, thành phần những người cùng Toản quỳ ta tội trời đất lại nhiều hơn những hàng bá tính bình dân. Họ đã tin nhà vua của mình. Chính hành động buông tha cho hai tên gian tế lại khiến họ tin đây là một vị vua nhân hậu, đáng để đi theo.
Chẳng mấy chốc mà tiếng gà gáy sáng vang lên. Toản được mấy tên thái giám dìu đứng dậy. Lúc này, Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Thiếp mời bá tính ra về cho Hoàng thượng được nghỉ ngơi. Đoạn ông quay lại nói:
- Bệ hạ. Giờ đây Bệ hạ rất yếu, về cung không tiện. Hay là ghé qua nhà thần nghỉ ngơi ít chút cho lại sức rồi hãy hồi cung.
- Vậy thì làm phiền Phu tử rồi. Nhưng Trẫm không muốn làm rùm beng đâu nhé.
………
Vừa về đến nhà, một hạ nhân chạy đến thưa với Nguyễn Thiếp:
- Lão gia, sáng sớm nay có ông Nguyễn Kiều ở Thăng Long vào thăm ạ.
- Được rồi, ngươi lui ra, pha trà và chuẩn bị chút đồ ăn cho ta. Nhà hôm nay có khách. – lại quay sang Toản, lão nói tiếp. Nguyễn Kiều là bạn chí thân của thần, cùng với bà vợ quá cố của lão, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là hai trong số những người thần nể trọng nhất. Cô bé tối qua giải cứu cho chúng ta chính là cháu gái ruột của nữ sĩ họ Đoàn, và gọi lão là ông ngoại.
Nói rồi, Thiếp bảo thái giám dìu Toản vào nhà.
- Ý, anh là người quỳ trên đài hôm qua đúng không? Ông ngoại nói anh là Hoàng thượng. Hoàng thượng là cái gì vậy? Có ăn được không?
Lan nhi là người đầu tiên trong phòng khách nhìn thấy vua tôi Toản bước vào.
- Lan nhi, không được vô lễ. Giọng Nguyễn Kiều nói vọng ra.
- Không sao, không sao. Trẫm cám ơn cô bé còn không kịp nữa là. Phu tử, Trẫm thấy rất mệt, hay là Trẫm vào nghỉ trước đây.
- Vâng, mời Bệ hạ di giá. Thiếp nói đoạn sai người dẫn Toản đi nghỉ ngơi.
- Này. Nguyễn Kiều hỏi khi chỉ còn ông và Tuyết trong phòng khách. Việc tối qua là mấy ông làm đúng không?
- Việc gì? Ai làm? Này, đừng có ỷ già rồi nói hàm hồ nhé.
- Thôi đi, tôi còn lạ gì ông nữa. Mau, cho tôi biết là ai làm ra bốn luồng sáng thần kỳ kia?
- Hây. Đúng là không thể qua mặt được ông. Chính Hoàng thượng làm đó.
Hóa ra Toản đã dưng nên mọi chuyện. Cậu cho người chuẩn bị bốn cái vạc đồng, đánh bóng thật kỹ rồi giấu trên góc Tế đài. Đến tối lại sai người thắp mấy cây nến trước mấy cái vạc. Ánh nến vì thế mà theo nguyên tắc gương cầu lõm, khuếch đại ánh sáng, hắt lên người Toản.
Nghe kể lại, Nguyễn Kiều khẽ thở dài và nở một nụ cười sau đó: “Ông nói đúng, nước Nam được cứu rồi. Hoàng thượng sau lần này đã thu được dân tâm rồi”.