Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 17: Gia Long
Lại nói về Nguyễn Ánh.
Thất bại nặng nề sau trận chiến đầm Thị Nại đã tước đi một phần ba sức mạnh quân sự. Giờ đây Ánh quả là đã bị thương thật sự. Ấy thế mà đừng vội xem thường. Còn nhớ ngày nào, dù không binh không tốt, Ánh vẫn có thể đứng dậy, xây dựng lại cho mình một vương triều hùng mạnh, mưu đồ thống nhất giang sơn. Với một con người tài cao chí lớn, lại từng bao năm nếm mật nằm gai thì những vết thương này có đáng là gì.
Trong cuộc chiến long hổ tranh hùng giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, Ánh đã bao lần bị dè bĩu, chê bai với câu thành ngữ “cõng rắn cắn gà nhà”. Ấy thế mà đừng vội đánh giá ông là hạng người tiểu nhân, bán nước. Ngược lại, ông là một người có lòng yêu dân như con, còn được lòng bá quan văn võ.
Xứ nam bộ, người dân chân chất, hiền hòa. Họ không cần quá giàu có, cũng không có nhiều lý tưởng quá cao xa. Với họ, chỉ cần an cư lạc nghiệp, đời sống yên bình là đủ. Mỉa mai thay, chính những người đi trước, ông cha ông lại không nhìn thấy điều đó. Trong cái thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, ai có nắm đấm lớn hơn, người đó sẽ thắng. Bởi vậy, bao đời chúa Nguyễn chỉ biết tập trung cho quân đội, chạy đua vũ trang với chúa Trịnh ở phía bắc. Đời sống người dân cơ cực biết chừng nào. Nạn đói diễn ra thường xuyên, bá tính phải tha hương cầu thực.
Chỉ có một người đánh giá được đúng tiềm lực của cái xứ này – Nguyễn Ánh. Từ ngày trở về nước mấy năm trước, Ánh đã làm nên điều thần kỳ mà cha ông ông chưa từng nghĩ đến và làm được.
Năm năm trước, Nguyễn Ánh cho lập kho Bốn Trấn làm kho chung cho các trấn Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, và Định Tường để thu thuế và làm ngân quỹ cấp lương bổng cho quan. Đến năm sau, ông đưa ra chính sách lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng trên cơ sở số lớn đất đai phì nhiêu nhưng lại bị bỏ hoang nhiều vì cộng đồng di dân chưa định hình và chiến tranh liên miên ở vùng Gia Định. Nguyễn Ánh cho đặt nhóm quan điền toán gốm mười hai người, nổi bật là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu, Hoàng Minh Khánh, để đi bốn dinh miền Nam là Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Vĩnh, Trấn Định để đốc thúc nhân dân làm việc nông nghiệp, phàm ai lười biếng sẽ bị bắt sung quân.
Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn đề ra chính sách là nếu người hoặc nhóm người làm ruộng đất tốt thu trên một trăm thùng lúa, còn ruộng đất xấu thu trên bảy mươi thùng lúa thì sẽ được thưởng thêm. Những người dân lậu cũng có thể làm ruộng dưới sự quản lý của quan điền toán và được xem như là một người lính; nếu như họ thiếu vốn thì cũng có thể được cho vay trả sau.
Đến tháng mười năm tiếp theo, binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp khi phép Ngụ binh ư nông được thi hành. Binh lính được khuyến khích cầy cấy để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh. Nhóm Trung Quân và các nhóm thủy quân được cử đến khai thác vùng Thảo Mộc Câu lập ra trại Đồn Điền dưới sự chỉ huy của chánh cơ Nguyễn Bình. Trại này được trợ cấp dụng cụ và giống cây, phần thu hoạch được sẽ sung vào kho công. Các quan địa phương khác cũng phải lập đội đồn điền và nộp thuế. Số lúa gạo thu được từ các đồn điền này được giữ trong một kho gọi là kho Tích Trữ.
Để có thêm lúa gạo phục vụ chiến tranh, Nguyễn Ánh cho đặt thêm thuế phụ ngoài thuế ruộng một năm hai kỳ thu là thuế thị túc và thuế thị nạp.
Đến trước đây hai năm, Nguyễn Ánh cũng bắt đầu cho đưa các nhóm thợ thủ công ông đưa từ miền Trung Đại Việt vào. Ông cho quy hoạch lại nghề thủ công ở vùng Gia Định: ông cho quy hoạch ra sáu mươi bốn ty thủ công gồm đủ các loại ngành nghề được phân bố khắp các dinh. Khu vực Sài Gòn có sở Nhà Đồ gồm hai mươi hai ty, trong đó có các ty thợ mộc, thợ sơn, thợ cưa. Bên cạnh đó còn có các đội chuyên trách phục vụ cho các ty và tổ chức gọi là "nậu" gồm dân thợ cùng nghề ở các vùng dân cư hẻo lánh, chưa nên thôn xóm.
Việc mua bán với nước ngoài cũng được khuyến khích và kiểm soát chặt chẽ, nhất là đối với các mặt hàng có liên quan tới quân sự như kẽm, sắt, đồ đồng, diêm, lưu huỳnh, sắt,gang, chì đen để có thêm nguồn tài chính và binh khí.
Từ trước khi Nguyễn Phúc Cảnh về, Nguyễn Ánh đã đưa ra chính sách mời gọi thuyền nhà Thanh vào buôn bán. Ngoài ra, Ánh còn thường xuyên cho thuộc cấp đi qua các khu vực do thực dân phương Tây kiểm soát gần Đại Việt để mua binh khí, trong đó quân Nguyễn thường xuyên lui tới nhất là các khu vực lãnh thổ phía Tây như Batavia, Malacca, Transquebar.
Để kiểm soát Gia Định, người Khmer vốn là dân bản địa, Ánh phải cho hai tướng người Khmer của mình về coi các vùng có số dân Khmer đông để thiết lập các khu vực tự trị, đề ra các chính sách và luật lệ hạn chế xung khắc với người Việt, việc tương tự cũng diễn ra ở khu vực Hà Tiên.
Đối với cộng đồng người Hoa, ông đưa ra chính sách đối xử với họ cũng giống như người Việt: cũng phải nộp thuế, đi lính; và lập chức Tổng phủ người Hoa cai quản hai vùng phức tạp Ba Thắc và Trà Vinh. Bên cạnh đó, ông cũng cho kiểm tra dân số để tiện việc bắt lính và thu thuế, đưa ra các chính sách chống trộm cướp và gìn giữ an ninh; các hình thức tệ nạn như phù thủy, đổ bác, đồng bóng, hát xướng đều bị cấm. Đồng thời ông cũng đưa ra chính sách hạn chế nấu rượu để tiết kiệm gạo và cho thuộc quan tổ chức các hoạt động mua vui cho dân chúng.
Kể ra, quả thật, so với Ánh tình hình của Toản ở phía Bắc bình yên hơn nhiều. Thế mà ông vẫn lèo lái được con thuyền vương triều của mình vượt qua bao khó khăn. Nói như vậy, trong mắt của những người chân chất xứ nam này, Ánh đúng là một vị minh quân.
Lại quay về tình hình hiện tại, vết thương chiến bại đã dần khép lại. Trong nửa năm này, Ánh không vội chiêu mộ thêm binh sĩ. Ổn định lại dân tâm là điều tiên quyết.
Chính điện thành Phụng, nội thành Gia Định.
“Hoàng thượng lâm triều, các quan mau vào tấn kiến”.
Ngồi trên bệ rồng, Ánh nhìn xuống chúng thần. Hôm nay, ông mới nhận được một tin hết sức quan trọng.
“Các quan có việc thượng tấu”, tiếng truyền chỉ của tên Thái giám truyền chỉ lại vang lên.
- Thần, Trịnh Hoài Đức có việc cần tấu.
- Chuẩn tấu.
- Khải bẩm. Hôm qua, Võ Tánh tướng quân có tin khẩn cấp báo về. Theo thám tử báo cáo, cách nay bảy ngày, giặc Ngụy tiếp đón một đoàn sứ bộ Anh Cát Lợi. Hai bên đã ký hiệp nghị bang giao sơ bộ.
- Trẫm cũng nghe nói về việc này. Ý các khanh thấy sao?
- Thần thấy, – Lê Văn Duyệt nói. – Nếu như để Ngụy tiếp tục phát triển như vậy, e là bất lợi cho chúng ta.
- Theo thần thì chưa chắc, – Lê Quang Định lên tiếng. – Bang giao với phương Tây, tính về thời gian, Ngụy so với ta còn kém nhiều lắm. Người phương Tây lòng lang dạ sói, chắc gì giặc Ngụy đạt được lợi ích.
- Cũng có thể là Anh Cát Lợi đang muốn lợi dụng giặc Ngụy để dễ bề đánh chiếm nhà Thanh. – Người lên tiến là tham tri Bộ binh Hồ Văn Đính.
- Theo thần lại thấy, – Trịnh Hoài Đức sau một lúc yên lặng lại nói. – Mục đích của Anh Cát Lợi không đơn giản là như vậy. Có lẽ họ có hai con đường để đi.
- Khanh nói xem.
- Theo thần, họ đến là để do thám tiềm lực của Ngụy. Thứ nhất, nếu Ngụy yếu, Anh Cát Lợi sẽ xâm chiếm miền Bắc, sau đó sẽ tìm cách nuốt chửng chúng ta. Lúc đó, Đại Việt mới thực sự là bàn đạp tốt để đánh Thanh. Thứ hai, nếu Ngụy mạnh, Anh Cát Lợi sẽ có một đồng minh. Lúc đó, họ sẽ giúp Ngụy đánh ta, sau lại giúp Anh Cát Lợi chiếm Thanh. Cả hai đường đều có lợi cho họ.
Những gì Trịnh Hoài Đức phân tích giống như Toản và cả Ánh nhận định. Quả thật ông không hổ danh là nhân tài đất Việt. Cả hai con đường mà Anh Cát Lợi lựa chọn đều gây bất lợi cho nhà Nguyễn. Phải làm sao đây?
- Phụ hoàng, nhi thần có ý kiến. – Hoàng tử Cảnh nói.
- Con cứ nói.
- Theo nhi thần được biết, chính nước Anh Cát Lợi và Phú Lang Sa từ đầu đã có dã tâm với Đại Việt ta. Chúng đã phân định hai miền từ trước. Theo đó, Phú Lang Sa sẽ giúp ta, Anh Cát Lợi sẽ ủng hộ Ngụy. Tiếng là giúp nhưng thực tế là chúng sẽ nuốt gọn ta. Sau khi đạt được mục đích, Đại Việt chính là chiến trường của cuộc thư hùng giữa hai cường quốc mạnh nhất thế giới này.
- Rồi sao nữa?
- Bởi vậy, con thấy, đây không phải là cuộc nội chiến của Đại Việt. Mà là cuộc chiến bốn bên. Hay nói theo tổng thể, đây là cuộc chiến chống ngoại xâm. Theo thiển ý của nhi thần. Không có minh hữu mãi mãi và cũng không có kẻ thù nào là mãi mãi. Việc trước tiên là bản thân triều ta phải mạnh mẽ. Ngụy có lớn mạnh cũng không phải là xấu.
- Vì sao?
- Khi ta mạnh, Ngụy mạnh, hai con sói kia sẽ không dám gây hấn với Đại Việt. Ngược lại, chúng sẽ chọn chiến trường khác. Lúc đó mới chính là lúc phân cao thấp với Ngụy. Ấy chính là kế sách trước đuổi ngoại xâm, sau bình nội loạn.
- Khởi bẩm, – Đức tiếp lời. – Thần cũng có cùng suy nghĩ với Hoàng tử. Song, chúng ta cũng không thể để Ngụy cứ thế mà lớn lên được. Theo kế sách Hoàng tử đưa ra, giữa ta và Ngụy, ai là rồng, ai là hổ còn chưa biết được. Để bảo đảm cho thắng lợi, chúng ta phải có kế sách kiềm hãm Ngụy.
- Vậy việc này hãy để lại cho thần, – Lê Văn Duyệt chen vào. – Trước ta tạm thời phân định biên giới với Ngụy, Diên Khánh và vùng phụ cận ta nắm giữ, từ Phú Yên trở ra thì giao cho Ngụy. Thời gian này, thần cùng chúng tướng thỉnh thoảng lại đem quân tiến đánh Phú Yên và Quy Nhơn, không thể để chúng bình yên mà trưởng thành được. – Lê Văn Duyệt vốn là một tướng cầm quân nên lời lẽ có phần hiếu chiến cũng là điều dễ hiểu.
- Thần còn thấy, – Lê Quang Định ứng lời. – Việc Anh Cát Lợi chọn con đường giao bang với Ngụy cho thấy một điều. Đó là Ngụy lúc này không thể đụng đến, chúng cũng có những cơ sở vững chắc. Thần cũng ngờ ngợ là chúng có một loại vũ khí nào rất đáng sợ. Anh Cát Lợi cũng không chắc là sẽ chiến thắng được vũ khí này mà nhượng bộ lui binh. Vậy nên, ngoài việc quấy rối bằng quân sự, chúng ta cũng phải cài vào đất của chúng một đội quân thám báo. Việc của họ là ăn cắp các bí mật về quân sự và kinh tế về cho ta.
- Trẫm thấy khanh nói có lý. Vậy theo các khanh, việc này nên bắt đầu từ đâu?
- Thần thấy, – Ngô Tòng Châu nãy giờ không nói. – Trước phải cài thám báo vào các mục tiêu kinh tế. Theo thần được biết, đất Ngụy có hai công ty cùng nguồn gốc đang hoạt động nhưng có mâu thuẫn với nhau. Đó là Đông Ấn Anh và Đông Ấn Hà Lan. Có câu kẻ thù của kẻ thù là bạn. Ta có thể móc nối với công ty Đông Ấn Hà Lan, cài người vào và quấy rối từ bên trong. Song song đó, ta cũng cần tìm ra người có bất mãn với Ngụy để dụ dỗ. Theo thần biết, ít nhất có hai người phù hợp và hận Cảnh Thịnh. Đó là cựu Thái tử Nguyễn Bảo, con vua Thái Đức và Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Chúng ta có thể bắt đầu từ đây, dụ dỗ chúng đem về những bí mật quân sự cho chúng ta.
Nghe đến đây, bá quan đều gật gù đồng ý. Tuy nhiên, họ không lên tiếng nữa. Họ hiểu đây chính là lúc Nguyễn Ánh quyết định.
- Vậy việc này cứ làm theo ý các khanh. Ta sẽ giao việc này cho Lê Quang Định và Lê Văn Duyệt lên kế hoạch. Phần Trịnh Hoài Đức, về điều hành sự vụ nội chính, khanh có tài hơn nên sẽ giao cho việc khác. Các khanh có gì còn cần tấu nữa hay không?
- Thần còn một ý kiến, – Trịnh Hoài Đức ứng lời. – Ngày nay, giang sơn tạm thời đã định như vậy. Thiết nghĩ, Hoàng thượng cũng nên lập thành Đế để đối xứng với Cảnh Thịnh. Xưa có câu “An bang, định quốc, bình thiên hạ”. Nay trong đất ta, sự vụ yên ổn, tức đã an bang. Cũng chính lúc Hoàng thượng cần định quốc để lòng dân hướng về. Sau mới thuận tiện để thống nhất giang sơn.
Chúng thần cũng cho là phải. Tất cả bá quan đều đồng thanh lên tiếng mời Ánh định quốc. Vậy là mấy ngày sau, ngày 15 tháng 5, Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Gia Long. Ngoài ra, để thuận tiện hơn trong việc giao thương với phương Tây, Ánh quyết định đổi sang dương lịch và gọi là Công lịch.
Thất bại nặng nề sau trận chiến đầm Thị Nại đã tước đi một phần ba sức mạnh quân sự. Giờ đây Ánh quả là đã bị thương thật sự. Ấy thế mà đừng vội xem thường. Còn nhớ ngày nào, dù không binh không tốt, Ánh vẫn có thể đứng dậy, xây dựng lại cho mình một vương triều hùng mạnh, mưu đồ thống nhất giang sơn. Với một con người tài cao chí lớn, lại từng bao năm nếm mật nằm gai thì những vết thương này có đáng là gì.
Trong cuộc chiến long hổ tranh hùng giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, Ánh đã bao lần bị dè bĩu, chê bai với câu thành ngữ “cõng rắn cắn gà nhà”. Ấy thế mà đừng vội đánh giá ông là hạng người tiểu nhân, bán nước. Ngược lại, ông là một người có lòng yêu dân như con, còn được lòng bá quan văn võ.
Xứ nam bộ, người dân chân chất, hiền hòa. Họ không cần quá giàu có, cũng không có nhiều lý tưởng quá cao xa. Với họ, chỉ cần an cư lạc nghiệp, đời sống yên bình là đủ. Mỉa mai thay, chính những người đi trước, ông cha ông lại không nhìn thấy điều đó. Trong cái thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, ai có nắm đấm lớn hơn, người đó sẽ thắng. Bởi vậy, bao đời chúa Nguyễn chỉ biết tập trung cho quân đội, chạy đua vũ trang với chúa Trịnh ở phía bắc. Đời sống người dân cơ cực biết chừng nào. Nạn đói diễn ra thường xuyên, bá tính phải tha hương cầu thực.
Chỉ có một người đánh giá được đúng tiềm lực của cái xứ này – Nguyễn Ánh. Từ ngày trở về nước mấy năm trước, Ánh đã làm nên điều thần kỳ mà cha ông ông chưa từng nghĩ đến và làm được.
Năm năm trước, Nguyễn Ánh cho lập kho Bốn Trấn làm kho chung cho các trấn Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, và Định Tường để thu thuế và làm ngân quỹ cấp lương bổng cho quan. Đến năm sau, ông đưa ra chính sách lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng trên cơ sở số lớn đất đai phì nhiêu nhưng lại bị bỏ hoang nhiều vì cộng đồng di dân chưa định hình và chiến tranh liên miên ở vùng Gia Định. Nguyễn Ánh cho đặt nhóm quan điền toán gốm mười hai người, nổi bật là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tòng Châu, Hoàng Minh Khánh, để đi bốn dinh miền Nam là Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Vĩnh, Trấn Định để đốc thúc nhân dân làm việc nông nghiệp, phàm ai lười biếng sẽ bị bắt sung quân.
Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn đề ra chính sách là nếu người hoặc nhóm người làm ruộng đất tốt thu trên một trăm thùng lúa, còn ruộng đất xấu thu trên bảy mươi thùng lúa thì sẽ được thưởng thêm. Những người dân lậu cũng có thể làm ruộng dưới sự quản lý của quan điền toán và được xem như là một người lính; nếu như họ thiếu vốn thì cũng có thể được cho vay trả sau.
Đến tháng mười năm tiếp theo, binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp khi phép Ngụ binh ư nông được thi hành. Binh lính được khuyến khích cầy cấy để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh. Nhóm Trung Quân và các nhóm thủy quân được cử đến khai thác vùng Thảo Mộc Câu lập ra trại Đồn Điền dưới sự chỉ huy của chánh cơ Nguyễn Bình. Trại này được trợ cấp dụng cụ và giống cây, phần thu hoạch được sẽ sung vào kho công. Các quan địa phương khác cũng phải lập đội đồn điền và nộp thuế. Số lúa gạo thu được từ các đồn điền này được giữ trong một kho gọi là kho Tích Trữ.
Để có thêm lúa gạo phục vụ chiến tranh, Nguyễn Ánh cho đặt thêm thuế phụ ngoài thuế ruộng một năm hai kỳ thu là thuế thị túc và thuế thị nạp.
Đến trước đây hai năm, Nguyễn Ánh cũng bắt đầu cho đưa các nhóm thợ thủ công ông đưa từ miền Trung Đại Việt vào. Ông cho quy hoạch lại nghề thủ công ở vùng Gia Định: ông cho quy hoạch ra sáu mươi bốn ty thủ công gồm đủ các loại ngành nghề được phân bố khắp các dinh. Khu vực Sài Gòn có sở Nhà Đồ gồm hai mươi hai ty, trong đó có các ty thợ mộc, thợ sơn, thợ cưa. Bên cạnh đó còn có các đội chuyên trách phục vụ cho các ty và tổ chức gọi là "nậu" gồm dân thợ cùng nghề ở các vùng dân cư hẻo lánh, chưa nên thôn xóm.
Việc mua bán với nước ngoài cũng được khuyến khích và kiểm soát chặt chẽ, nhất là đối với các mặt hàng có liên quan tới quân sự như kẽm, sắt, đồ đồng, diêm, lưu huỳnh, sắt,gang, chì đen để có thêm nguồn tài chính và binh khí.
Từ trước khi Nguyễn Phúc Cảnh về, Nguyễn Ánh đã đưa ra chính sách mời gọi thuyền nhà Thanh vào buôn bán. Ngoài ra, Ánh còn thường xuyên cho thuộc cấp đi qua các khu vực do thực dân phương Tây kiểm soát gần Đại Việt để mua binh khí, trong đó quân Nguyễn thường xuyên lui tới nhất là các khu vực lãnh thổ phía Tây như Batavia, Malacca, Transquebar.
Để kiểm soát Gia Định, người Khmer vốn là dân bản địa, Ánh phải cho hai tướng người Khmer của mình về coi các vùng có số dân Khmer đông để thiết lập các khu vực tự trị, đề ra các chính sách và luật lệ hạn chế xung khắc với người Việt, việc tương tự cũng diễn ra ở khu vực Hà Tiên.
Đối với cộng đồng người Hoa, ông đưa ra chính sách đối xử với họ cũng giống như người Việt: cũng phải nộp thuế, đi lính; và lập chức Tổng phủ người Hoa cai quản hai vùng phức tạp Ba Thắc và Trà Vinh. Bên cạnh đó, ông cũng cho kiểm tra dân số để tiện việc bắt lính và thu thuế, đưa ra các chính sách chống trộm cướp và gìn giữ an ninh; các hình thức tệ nạn như phù thủy, đổ bác, đồng bóng, hát xướng đều bị cấm. Đồng thời ông cũng đưa ra chính sách hạn chế nấu rượu để tiết kiệm gạo và cho thuộc quan tổ chức các hoạt động mua vui cho dân chúng.
Kể ra, quả thật, so với Ánh tình hình của Toản ở phía Bắc bình yên hơn nhiều. Thế mà ông vẫn lèo lái được con thuyền vương triều của mình vượt qua bao khó khăn. Nói như vậy, trong mắt của những người chân chất xứ nam này, Ánh đúng là một vị minh quân.
Lại quay về tình hình hiện tại, vết thương chiến bại đã dần khép lại. Trong nửa năm này, Ánh không vội chiêu mộ thêm binh sĩ. Ổn định lại dân tâm là điều tiên quyết.
Chính điện thành Phụng, nội thành Gia Định.
“Hoàng thượng lâm triều, các quan mau vào tấn kiến”.
Ngồi trên bệ rồng, Ánh nhìn xuống chúng thần. Hôm nay, ông mới nhận được một tin hết sức quan trọng.
“Các quan có việc thượng tấu”, tiếng truyền chỉ của tên Thái giám truyền chỉ lại vang lên.
- Thần, Trịnh Hoài Đức có việc cần tấu.
- Chuẩn tấu.
- Khải bẩm. Hôm qua, Võ Tánh tướng quân có tin khẩn cấp báo về. Theo thám tử báo cáo, cách nay bảy ngày, giặc Ngụy tiếp đón một đoàn sứ bộ Anh Cát Lợi. Hai bên đã ký hiệp nghị bang giao sơ bộ.
- Trẫm cũng nghe nói về việc này. Ý các khanh thấy sao?
- Thần thấy, – Lê Văn Duyệt nói. – Nếu như để Ngụy tiếp tục phát triển như vậy, e là bất lợi cho chúng ta.
- Theo thần thì chưa chắc, – Lê Quang Định lên tiếng. – Bang giao với phương Tây, tính về thời gian, Ngụy so với ta còn kém nhiều lắm. Người phương Tây lòng lang dạ sói, chắc gì giặc Ngụy đạt được lợi ích.
- Cũng có thể là Anh Cát Lợi đang muốn lợi dụng giặc Ngụy để dễ bề đánh chiếm nhà Thanh. – Người lên tiến là tham tri Bộ binh Hồ Văn Đính.
- Theo thần lại thấy, – Trịnh Hoài Đức sau một lúc yên lặng lại nói. – Mục đích của Anh Cát Lợi không đơn giản là như vậy. Có lẽ họ có hai con đường để đi.
- Khanh nói xem.
- Theo thần, họ đến là để do thám tiềm lực của Ngụy. Thứ nhất, nếu Ngụy yếu, Anh Cát Lợi sẽ xâm chiếm miền Bắc, sau đó sẽ tìm cách nuốt chửng chúng ta. Lúc đó, Đại Việt mới thực sự là bàn đạp tốt để đánh Thanh. Thứ hai, nếu Ngụy mạnh, Anh Cát Lợi sẽ có một đồng minh. Lúc đó, họ sẽ giúp Ngụy đánh ta, sau lại giúp Anh Cát Lợi chiếm Thanh. Cả hai đường đều có lợi cho họ.
Những gì Trịnh Hoài Đức phân tích giống như Toản và cả Ánh nhận định. Quả thật ông không hổ danh là nhân tài đất Việt. Cả hai con đường mà Anh Cát Lợi lựa chọn đều gây bất lợi cho nhà Nguyễn. Phải làm sao đây?
- Phụ hoàng, nhi thần có ý kiến. – Hoàng tử Cảnh nói.
- Con cứ nói.
- Theo nhi thần được biết, chính nước Anh Cát Lợi và Phú Lang Sa từ đầu đã có dã tâm với Đại Việt ta. Chúng đã phân định hai miền từ trước. Theo đó, Phú Lang Sa sẽ giúp ta, Anh Cát Lợi sẽ ủng hộ Ngụy. Tiếng là giúp nhưng thực tế là chúng sẽ nuốt gọn ta. Sau khi đạt được mục đích, Đại Việt chính là chiến trường của cuộc thư hùng giữa hai cường quốc mạnh nhất thế giới này.
- Rồi sao nữa?
- Bởi vậy, con thấy, đây không phải là cuộc nội chiến của Đại Việt. Mà là cuộc chiến bốn bên. Hay nói theo tổng thể, đây là cuộc chiến chống ngoại xâm. Theo thiển ý của nhi thần. Không có minh hữu mãi mãi và cũng không có kẻ thù nào là mãi mãi. Việc trước tiên là bản thân triều ta phải mạnh mẽ. Ngụy có lớn mạnh cũng không phải là xấu.
- Vì sao?
- Khi ta mạnh, Ngụy mạnh, hai con sói kia sẽ không dám gây hấn với Đại Việt. Ngược lại, chúng sẽ chọn chiến trường khác. Lúc đó mới chính là lúc phân cao thấp với Ngụy. Ấy chính là kế sách trước đuổi ngoại xâm, sau bình nội loạn.
- Khởi bẩm, – Đức tiếp lời. – Thần cũng có cùng suy nghĩ với Hoàng tử. Song, chúng ta cũng không thể để Ngụy cứ thế mà lớn lên được. Theo kế sách Hoàng tử đưa ra, giữa ta và Ngụy, ai là rồng, ai là hổ còn chưa biết được. Để bảo đảm cho thắng lợi, chúng ta phải có kế sách kiềm hãm Ngụy.
- Vậy việc này hãy để lại cho thần, – Lê Văn Duyệt chen vào. – Trước ta tạm thời phân định biên giới với Ngụy, Diên Khánh và vùng phụ cận ta nắm giữ, từ Phú Yên trở ra thì giao cho Ngụy. Thời gian này, thần cùng chúng tướng thỉnh thoảng lại đem quân tiến đánh Phú Yên và Quy Nhơn, không thể để chúng bình yên mà trưởng thành được. – Lê Văn Duyệt vốn là một tướng cầm quân nên lời lẽ có phần hiếu chiến cũng là điều dễ hiểu.
- Thần còn thấy, – Lê Quang Định ứng lời. – Việc Anh Cát Lợi chọn con đường giao bang với Ngụy cho thấy một điều. Đó là Ngụy lúc này không thể đụng đến, chúng cũng có những cơ sở vững chắc. Thần cũng ngờ ngợ là chúng có một loại vũ khí nào rất đáng sợ. Anh Cát Lợi cũng không chắc là sẽ chiến thắng được vũ khí này mà nhượng bộ lui binh. Vậy nên, ngoài việc quấy rối bằng quân sự, chúng ta cũng phải cài vào đất của chúng một đội quân thám báo. Việc của họ là ăn cắp các bí mật về quân sự và kinh tế về cho ta.
- Trẫm thấy khanh nói có lý. Vậy theo các khanh, việc này nên bắt đầu từ đâu?
- Thần thấy, – Ngô Tòng Châu nãy giờ không nói. – Trước phải cài thám báo vào các mục tiêu kinh tế. Theo thần được biết, đất Ngụy có hai công ty cùng nguồn gốc đang hoạt động nhưng có mâu thuẫn với nhau. Đó là Đông Ấn Anh và Đông Ấn Hà Lan. Có câu kẻ thù của kẻ thù là bạn. Ta có thể móc nối với công ty Đông Ấn Hà Lan, cài người vào và quấy rối từ bên trong. Song song đó, ta cũng cần tìm ra người có bất mãn với Ngụy để dụ dỗ. Theo thần biết, ít nhất có hai người phù hợp và hận Cảnh Thịnh. Đó là cựu Thái tử Nguyễn Bảo, con vua Thái Đức và Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Chúng ta có thể bắt đầu từ đây, dụ dỗ chúng đem về những bí mật quân sự cho chúng ta.
Nghe đến đây, bá quan đều gật gù đồng ý. Tuy nhiên, họ không lên tiếng nữa. Họ hiểu đây chính là lúc Nguyễn Ánh quyết định.
- Vậy việc này cứ làm theo ý các khanh. Ta sẽ giao việc này cho Lê Quang Định và Lê Văn Duyệt lên kế hoạch. Phần Trịnh Hoài Đức, về điều hành sự vụ nội chính, khanh có tài hơn nên sẽ giao cho việc khác. Các khanh có gì còn cần tấu nữa hay không?
- Thần còn một ý kiến, – Trịnh Hoài Đức ứng lời. – Ngày nay, giang sơn tạm thời đã định như vậy. Thiết nghĩ, Hoàng thượng cũng nên lập thành Đế để đối xứng với Cảnh Thịnh. Xưa có câu “An bang, định quốc, bình thiên hạ”. Nay trong đất ta, sự vụ yên ổn, tức đã an bang. Cũng chính lúc Hoàng thượng cần định quốc để lòng dân hướng về. Sau mới thuận tiện để thống nhất giang sơn.
Chúng thần cũng cho là phải. Tất cả bá quan đều đồng thanh lên tiếng mời Ánh định quốc. Vậy là mấy ngày sau, ngày 15 tháng 5, Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Gia Long. Ngoài ra, để thuận tiện hơn trong việc giao thương với phương Tây, Ánh quyết định đổi sang dương lịch và gọi là Công lịch.