Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 16: Mã Kim Đa
Chẳng mấy chốc mà nay đã là tháng năm. Với những cải cách của mình, Toản đã vực dậy tinh thần làm việc không biết mệt mỏi của bá quan văn võ. Hiệu quả làm việc của Bộ Chính trị đến nay cũng cho thấy sự ưu việt của mình. Đến nỗi, thời gian này Toản gần như chẳng cần làm gì cả. Cậu vùi đầu vào những nghiên cứu của mình.
Có câu “Phi thương bất phú”, là người đã từng sống ở thời đại thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, hơn ai hết, Toản hiểu rất rõ giá trị của câu thành ngữ này. Trừ cảng Thị Nại dùng cho quân sự, dọc theo suốt chiều dài bờ biển, cậu cho khôi phục lại hoạt động của các thương cảng. Nổi tiếng nhất có lẽ là Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An và Nước Mặn.
Thương nhân phương Tây từ đây cũng thường xuyên ghé lại. Đặc biệt hơn, với sự cho phép của Toản, công ty Đông Ấn Anh và Đông Ấn Hà Lan được phép hoạt động trở lại sau hàng mấy mươi năm trời đóng cửa. Các “khu phố Tây” cứ như vậy tùy thời mà mở ra.
Đại đa số sản vật mà các thương nhân này mua vào là hàng thủ công mỹ nghệ như vải vóc, gốm sứ, đồ gỗ. Có cung ắt sẽ có cầu, người xưa dạy đố sai. Các làng nghề thủ công vì thế cũng hoạt động vô cùng sôi nổi. Cả Đại Việt nổi lên như một đại công trường.
Bên cạnh đó, chính sách khuyến nông sau hơn nửa năm nay đã mang lại nhiều hiệu quả. Người nông dân đã biết trồng trọt xen canh. Đặc biệt hơn, với sự xuất hiện của người phương Tây, người dân đã bắt đầu trồng trọt hai loài cây chiến lược: cây bông và cà phê.
……………
Ngày hôm nay, kinh thành Phú Xuân đón một đoàn khách lạ. Họ đến từ một chiếc chiến thuyền lớn có tên gọi “Người khai sáng”. Đây là một đại thuyền với một trăm lẻ sáu khẩu đại pháo đặt trên boong. Dẫn đầu là một người đàn ông Anh Cát Lợi cao lớn tên Mã Kim Đa.
- Hoàng thượng có chỉ truyền sứ bộ Anh Cát Lợi tấn kiến.
Bước vào chính điện, Mã Kim Đa trong bộ lễ phục Anh Cát Lợi màu đỏ cùng dáng người cao lớn trở nên cùng nổi bật. Đối diện Toản cùng bá quan, với một thái độ khinh khỉnh sau khi thấy quốc vương chỉ là một đứa bé mười ba tuổi, ông ta cúi chào bằng một câu tiếng Trung Quốc:
- Thần, Mã Kim Đa thay mặt Sứ bộ Anh Cát Lợi xin triều kiến Bệ hạ.
- You are General Mark Downing, aren’t you?
Toản đáp lời với một câu nói tiếng Anh rất chuẩn. Cậu hiểu rõ cần phải làm điều này nếu như muốn lấy được kính trọng của ông ta. Tất nhiên, không cần phải nói điều này làm ông ta kinh ngạc biết chừng nào. Thậm chí, trong triều, trừ ra Nguyễn Thiếp cùng Phan Huy Ích, không ai dám tin được Toản có thể nói chuyện với một người Anh Cát Lợi bằng chính thứ tiếng của họ. “Càng bất ngờ hơn là y biết ta là một Tướng quân”, Mã Kim Đa thầm nghĩ.
Tại sao Toản lại biết rành rẽ về người này? Cậu lại nói đúng tên gốc bằng tiếng Anh Cát Lợi chứ không phải là tên phiên âm như bá quan trên điện. Thật cũng không có gì khó hiểu nếu như biết Toản là người đến từ thế kỷ hai mươi mốt. Trong một dịp tình cờ, Toản đã đọc được một tư liệu nói có một đoàn sứ bộ nước Anh đã từng ghé thăm Đại Việt vào giữa năm 1793. Khi đó, vua Đại Việt là Cảnh Thịnh đã ban cho sứ bộ hai tờ Quốc thư hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng Gia Anh, và người dẫn đoàn là Trung tướng – Đô đốc Hải quân Hoàng gia Mark Downing.
Đó cũng là một trong những lý do Toản gấp rút cho mở cửa lại các thương cảng dọc từ bắc chí nam. Cậu hiểu đây chính là cơ hội để chính thức đặt quan hệ với Anh Cát Lợi. Có được mối bang giao này, cậu có thể gây chia rẽ giữa Ánh và người Pháp. Hơn nữa, cái mà cậu nhắm đến còn là vì chiến thuyền của Anh cùng với thủy ngân, một chất không thể thiếu để chế tạo hạt nổ trong súng quân dụng. Cậu lại nói tiếp bằng tiếng Anh:
- Đừng ngạc nhiên. Trẫm còn biết rõ khanh là một vị tướng quân, đồng thời là đô đốc của hải đội số mười bảy Hải quân Hoàng Gia Anh. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi khanh thấy sự xuất hiện của công ty Đông Ấn tại đây. Chính họ trong một dịp vô tình đã để lộ ra sẽ có một vị tướng quân xuất hiện tại đây. – Toản đã tự nghĩ ra một lý do có thể chấp nhận được. – Khanh không còn ngạc nhiên nữa chứ?
- Thần đã hiểu. Trước khi đến đây, Thần đã nghe danh Bệ hạ đã lâu.
- Vậy, khanh thử nói xem, Trẫm có thể giúp các khanh được gì?
- Thần không dám. Được sự ủy thác của Hoàng gia, chúng thần đến đây xin thiết lập bang giao giữa hai nước. Đây là quốc thư, kính mong Bệ hạ xem qua.
Xem qua quốc thư, Toản khẽ nhăn mũi, nghĩ thầm: “Hừ! Có quỷ mới tin các người lặn lội đến đây để thiết lập bang giao”.
- Được rồi. Việc bang giao, Trẫm tán thành. Tuy nhiên, các điều khỏa trong đó phải được bàn bạc kỹ càng. Chúng ta sẽ nói chuyện đó vào ngày mai. Còn bây giờ, ta đã sai người chuẩn bị sẵn một buổi tiệc tẩy trần ở hậu hoa viên. Người của Trẫm sẽ dẫn đường. Các khanh hãy đến trước, Trẫm còn có đôi lời với bá quan, sẽ đến sau.
- Vậy thì chúng thần xin cáo lui.
Đợi đoàn sứ bộ đi khỏi, Toản quay sang hỏi Phan Huy Ích:
- Khanh hiểu bọn họ nói gì không? Khanh nghĩ sao?
- Khải bẩm. Theo ý thần, mục đích của họ chưa hẳn là để thiết lập bang giao với chúng ta.
- Sao khanh lại nghĩ như vậy?
- Bệ hạ. Thần có sai thám tử theo dõi công ty Đông Ấn Anh và Đông Ấn Hà Lan. Theo ý nghĩ của thần, Anh Cát Lợi và Hà Lan là những nước lớn ở phương Tây. Cứ nhìn những chiếc thuyền buôn của họ cũng hiểu. Ở nước ta, chỉ có những chiến thuyền cấp Định Quốc mới có thể đi lại trên Đại dương mênh mông. Thế mà, dù chỉ là những chiếc thuyền buôn bình thường, họ đã có thể vượt một đoạn đường xa đến như vậy để tới đây. Điều đó cho thấy, về tiềm lực kinh tế và quân sự, có khả năng họ còn vượt xa chúng ta.
Dừng lại một lát và quan sát. Ích thấy một số quan viên cũng gật gù đồng ý. Đoạn, ông tiếp:
- Theo thiển ý của thần. Họ đến đây là để quan sát. Nếu như Đại Việt chúng ta không giàu mạnh, họ sẽ phái quân viễn trình đến đây để xâm chiếm. Bằng ngược lại, họ sẽ có ý kết giao với chúng ta. Dù thế nào, một minh hữu mạnh mẽ ở phương Đông vẫn có lợi hơn là một kẻ thù. Hơn nữa, theo thần quan sát, các công ty Đông Ấn có vẻ bất mãn với Đại Thanh. Sớm muộn họ cũng tính tới thôn tính Đại Thanh. Như vậy, họ càng cần một đồng minh như chúng ta để làm bàn đạp.
- Vậy ý chúng khanh thế nào? Bang giao hay là không?
- Theo thần thấy, – tiến lên là Ngô Thời Nhiệm – chúng ta cần kết minh với họ. Nói đúng hơn, chúng ta cần những chiến thuyền của họ.
- Thần cũng đồng ý, – đến lượt Ngô Văn Sở góp lời. Theo thần được biết, giặc Ánh ở phương nam đang hợp tác với Phú Lang Sa. Chúng ta có thể thông qua Anh Cát Lợi mà lập kế ly gián. Ánh bị cô lập sẽ dễ dàng cho chúng ta hơn.
- Thần cũng đồng ý, – Bùi Thị Xuân nói tiếp. – Theo thần biết, chiến thuyền của Ánh cũng không phải thông qua con đường trực tiếp mà có được. Rõ ràng là thông qua một mối trung gian khác. Nếu bang giao với Anh Cát Lợi, chúng ta có thể trực tiếp có được chiến thuyền của họ. Vậy thì thống nhất giang sơn có gì mà khó.
Đến đây, bá quan cũng bắt đầu nghị luận, song không còn ai lên tiếng nữa. Họ hiểu những gì cần nói, người khác đã nói trước hết rồi. Lúc này, Toản mới lên tiếng.
- Các khanh phân tích rất hợp ý Trẫm. Tuy nhiên, bang giao với họ, Trẫm còn cần một thứ khác nữa. Đó là một loại chất lỏng có tên gọi thủy ngân. Có thủy ngân, Trẫm khẳng định chúng ta sẽ có được những thứ vũ khí tốt nhất. Còn làm như thế nào để được như vậy, Trẫm sẽ cho các khanh biết sau.
Đoạn cậu quay sang Nhiệm:
- Đại học sĩ, khanh là người có nhiều kinh nghiệm về bang giao với nước ngoài. Trẫm giao cho khanh biên soạn những điều khoản cần thiết cũng như bàn bạc trực tiếp với sứ bộ của họ.
- Thần, tuân chỉ.
- Thôi, cũng không nên để những vị khách của chúng ta đợi lâu. Chư vị khanh gia, cùng đi với Trẫm nào.
……………
Một lát sau, triều thần đã đến Ngự hoa viên. Ở đó, sứ bộ đã có mặt, bên cạnh họ là Quang Bàn.
- Ồ… thế là các khanh đã quen biết với nhau rồi sao? – Toản hỏi khi nhìn thấy Bàn nói chuyện rất say sưa cùng Mã Kim Đa.
- Bệ hạ. – Mã Kim Đa nói – Phải công nhận một điều. Hoàng gia nhà Đại Việt có không ít nhân tài. Chúng thần cùng Vương gia nói chuyện rất tâm đắc. Ngài cũng tỏ ra mình có một trí tuệ hơn người.
- Ồ… thế thì các khanh hãy nói chuyện với nhau nhiều hơn. Chuyến công du sang Quý quốc sắp tới, Trẫm dự tính chỉ định Quang Bàn làm trưởng đoàn đấy. Nào… nào… các khanh tới cũng đã lâu. Chúng ta cùng ngồi vào bàn nào.
Sau, Toản gọi người dâng thức ăn lên. Theo những gì Mã Kim Đa cho biết, họ rất thích những món đồ thủ công cùng trái cây và vải vóc của Đại Việt. Toản cũng tỏ ra hào phóng khi hứa sẽ tặng cho họ một ít để làm quà khi sứ bộ về nước. Trước khi tan tiệc, Mã Kim Đa có ý mời Toản cùng triều thần đến tham quan chiến thuyền “Người khai sáng”.
Sáng hôm sau, Toản cùng Quang Bàn, Phan Huy Ích và Ngô Thời Nhiệm có mặt trên “Người khai sáng”. Rõ ràng, nếu quan sát ở gần, người ta có thể thấy đây là một chiến thuyền ba cột buồm khổng lồ với chiều dài hơn gấp rưỡi chiếc Định Quốc. Thuyền có ba tầng đại bác ở mỗi mạn cùng sáu khẩu ở đuôi và hai khẩu ở mũi. Nếu đếm kỹ thì rõ ràng có cả thảy một trăm lẻ sáu khẩu đại bác tất cả. Quan sát nét mặt của Mã Kim Đa, quân thần Tây Sơn thấy rõ vẻ tự hào của ông ta.
- Bệ hạ. Đây chỉ là chiến thuyền được xếp hạng hai thôi. Chiến thuyền số một của Hoàng gia chúng thần có đến một trăm năm mươi hai khẩu đại bác.
Nghe nói vậy, Toản chợt nhớ ra, chiến thuyền lớp Frigate này của Anh có một trăm lẻ sáu khẩu đại bác thật, nó chỉ kém hơn một ít so với chiếc Heavy Frigate với một trăm hai mươi hai khẩu mà thôi.
- Trẫm quả thật thích chiếc chiến thuyền này. À, nhân đây, Trẫm cũng có một món quà tặng riêng cho khanh.
Nói rồi, Toản ngoắc tay tiểu Thái nãy giờ đứng hầu sau lưng tiến lên, ôm một hộp gỗ dài, mở ra và đưa cho Mã Kim Đa. Đây là một cặp súng Điểu thương mới với năm mươi viên đạn. Thoáng nhìn, chúng có vẻ rất tầm thường. Tuy nhiên, với nhãn quan của một người trong nghề như Mã Kim Đa, ông ta nhận thấy có sự khác biệt rất lớn so với các loại súng khác. Ông thầm nghĩ: “Quả thật, kỹ thuật chế tạo vũ khí ở nước này rõ ràng chẳng hề thua kém ta. Chỉ cần nhìn sơ cũng hiểu cặp súng này khi bắn sẽ có uy lực lớn hơn nhiều”.
- Sao khanh không thử một chút?
- Vậy thần mạn phép.
Cầm súng lên, ông ta cảm thấy rất vừa tay. Nhìn sang viên đạn bên cạnh, một lần nữa Mã Kim Đa lại ngạc nhiên: “Sao viên đạn lại không có hình cầu mà có vẻ dài như vậy nhỉ? Mà bỏ đạn vào đâu? Thuốc mồi để ở đâu?”
Nhìn thấy sự lóng ngóng của Mã Kim Đa, Quang Bàn mỉm cười, tiến lên hướng dẫn ông ta những thao tác cơ bản. Theo lời gợi ý của Bàn, Mã Kim Đa chọn một tảng đá khá xa, ước chừng tầm một trăm mét.
Đoành… Viên đạn bay đi với quỹ đạo rất chính xác, để lại trên tảng đá một vết lõm khá sâu. Đây là điều mà với các loại súng mình biết, ông nhận thấy là không thể làm được.
Kết thúc chuyến viếng thăm, Mã Kim Đa mời Toản cùng quan viên tùy tùng ở lại dùng bữa trên thuyền.
Hai hôm sau, bản thỏa thuận điều kiện bang giao cũng đã được hoàn thành với sự hài lòng của cả hai bên. Quan trọng nhất, Anh Cát Lợi đồng ý bán cho nhà Tây Sơn hai mươi chiến thuyền cùng loại với “Người khai sáng” cùng một lượng lớn thủy ngân; ngược lại, nước Anh Cát Lợi nhận về mười nghìn cây súng Điểu thương thế hệ mới cùng với mười nghìn chiếc mỏ gà dự phòng. Thời gian bàn giao là một năm sau. Cũng phải nói thêm, đây mới chỉ là lần mua bán đầu tiên của cả hai bên.
Trước khi lên đường về nước, Mã Kim Đa ngỏ ý tặng lại cho Toản chiếc “Người khai sáng”. Sau một hồi từ chối, Toản cuối cùng cũng nhận lấy với lý do đoàn sứ bộ vẫn còn một chiếc chiến thuyền tương tự đang neo đậu ngoài khơi và cũng thể hiện thành ý của Anh Cát Lợi khi tiến hành bang giao.
Mã Kim Đa cuối cùng cũng lên đường về nước năm ngày sau đó. Ông ta thầm nghĩ: “Rốt cục nước Anh cũng có được một minh hữu đáng tin cậy ở vùng Đông Á này. Đồng thời, với số lượng súng Đại Việt bán cho mỗi lần một nhiều hơn và đương nhiên chất lượng cũng tốt hơn, Anh quốc sẽ là bá chủ của Châu Âu”.
Có câu “Phi thương bất phú”, là người đã từng sống ở thời đại thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, hơn ai hết, Toản hiểu rất rõ giá trị của câu thành ngữ này. Trừ cảng Thị Nại dùng cho quân sự, dọc theo suốt chiều dài bờ biển, cậu cho khôi phục lại hoạt động của các thương cảng. Nổi tiếng nhất có lẽ là Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An và Nước Mặn.
Thương nhân phương Tây từ đây cũng thường xuyên ghé lại. Đặc biệt hơn, với sự cho phép của Toản, công ty Đông Ấn Anh và Đông Ấn Hà Lan được phép hoạt động trở lại sau hàng mấy mươi năm trời đóng cửa. Các “khu phố Tây” cứ như vậy tùy thời mà mở ra.
Đại đa số sản vật mà các thương nhân này mua vào là hàng thủ công mỹ nghệ như vải vóc, gốm sứ, đồ gỗ. Có cung ắt sẽ có cầu, người xưa dạy đố sai. Các làng nghề thủ công vì thế cũng hoạt động vô cùng sôi nổi. Cả Đại Việt nổi lên như một đại công trường.
Bên cạnh đó, chính sách khuyến nông sau hơn nửa năm nay đã mang lại nhiều hiệu quả. Người nông dân đã biết trồng trọt xen canh. Đặc biệt hơn, với sự xuất hiện của người phương Tây, người dân đã bắt đầu trồng trọt hai loài cây chiến lược: cây bông và cà phê.
……………
Ngày hôm nay, kinh thành Phú Xuân đón một đoàn khách lạ. Họ đến từ một chiếc chiến thuyền lớn có tên gọi “Người khai sáng”. Đây là một đại thuyền với một trăm lẻ sáu khẩu đại pháo đặt trên boong. Dẫn đầu là một người đàn ông Anh Cát Lợi cao lớn tên Mã Kim Đa.
- Hoàng thượng có chỉ truyền sứ bộ Anh Cát Lợi tấn kiến.
Bước vào chính điện, Mã Kim Đa trong bộ lễ phục Anh Cát Lợi màu đỏ cùng dáng người cao lớn trở nên cùng nổi bật. Đối diện Toản cùng bá quan, với một thái độ khinh khỉnh sau khi thấy quốc vương chỉ là một đứa bé mười ba tuổi, ông ta cúi chào bằng một câu tiếng Trung Quốc:
- Thần, Mã Kim Đa thay mặt Sứ bộ Anh Cát Lợi xin triều kiến Bệ hạ.
- You are General Mark Downing, aren’t you?
Toản đáp lời với một câu nói tiếng Anh rất chuẩn. Cậu hiểu rõ cần phải làm điều này nếu như muốn lấy được kính trọng của ông ta. Tất nhiên, không cần phải nói điều này làm ông ta kinh ngạc biết chừng nào. Thậm chí, trong triều, trừ ra Nguyễn Thiếp cùng Phan Huy Ích, không ai dám tin được Toản có thể nói chuyện với một người Anh Cát Lợi bằng chính thứ tiếng của họ. “Càng bất ngờ hơn là y biết ta là một Tướng quân”, Mã Kim Đa thầm nghĩ.
Tại sao Toản lại biết rành rẽ về người này? Cậu lại nói đúng tên gốc bằng tiếng Anh Cát Lợi chứ không phải là tên phiên âm như bá quan trên điện. Thật cũng không có gì khó hiểu nếu như biết Toản là người đến từ thế kỷ hai mươi mốt. Trong một dịp tình cờ, Toản đã đọc được một tư liệu nói có một đoàn sứ bộ nước Anh đã từng ghé thăm Đại Việt vào giữa năm 1793. Khi đó, vua Đại Việt là Cảnh Thịnh đã ban cho sứ bộ hai tờ Quốc thư hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng Gia Anh, và người dẫn đoàn là Trung tướng – Đô đốc Hải quân Hoàng gia Mark Downing.
Đó cũng là một trong những lý do Toản gấp rút cho mở cửa lại các thương cảng dọc từ bắc chí nam. Cậu hiểu đây chính là cơ hội để chính thức đặt quan hệ với Anh Cát Lợi. Có được mối bang giao này, cậu có thể gây chia rẽ giữa Ánh và người Pháp. Hơn nữa, cái mà cậu nhắm đến còn là vì chiến thuyền của Anh cùng với thủy ngân, một chất không thể thiếu để chế tạo hạt nổ trong súng quân dụng. Cậu lại nói tiếp bằng tiếng Anh:
- Đừng ngạc nhiên. Trẫm còn biết rõ khanh là một vị tướng quân, đồng thời là đô đốc của hải đội số mười bảy Hải quân Hoàng Gia Anh. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi khanh thấy sự xuất hiện của công ty Đông Ấn tại đây. Chính họ trong một dịp vô tình đã để lộ ra sẽ có một vị tướng quân xuất hiện tại đây. – Toản đã tự nghĩ ra một lý do có thể chấp nhận được. – Khanh không còn ngạc nhiên nữa chứ?
- Thần đã hiểu. Trước khi đến đây, Thần đã nghe danh Bệ hạ đã lâu.
- Vậy, khanh thử nói xem, Trẫm có thể giúp các khanh được gì?
- Thần không dám. Được sự ủy thác của Hoàng gia, chúng thần đến đây xin thiết lập bang giao giữa hai nước. Đây là quốc thư, kính mong Bệ hạ xem qua.
Xem qua quốc thư, Toản khẽ nhăn mũi, nghĩ thầm: “Hừ! Có quỷ mới tin các người lặn lội đến đây để thiết lập bang giao”.
- Được rồi. Việc bang giao, Trẫm tán thành. Tuy nhiên, các điều khỏa trong đó phải được bàn bạc kỹ càng. Chúng ta sẽ nói chuyện đó vào ngày mai. Còn bây giờ, ta đã sai người chuẩn bị sẵn một buổi tiệc tẩy trần ở hậu hoa viên. Người của Trẫm sẽ dẫn đường. Các khanh hãy đến trước, Trẫm còn có đôi lời với bá quan, sẽ đến sau.
- Vậy thì chúng thần xin cáo lui.
Đợi đoàn sứ bộ đi khỏi, Toản quay sang hỏi Phan Huy Ích:
- Khanh hiểu bọn họ nói gì không? Khanh nghĩ sao?
- Khải bẩm. Theo ý thần, mục đích của họ chưa hẳn là để thiết lập bang giao với chúng ta.
- Sao khanh lại nghĩ như vậy?
- Bệ hạ. Thần có sai thám tử theo dõi công ty Đông Ấn Anh và Đông Ấn Hà Lan. Theo ý nghĩ của thần, Anh Cát Lợi và Hà Lan là những nước lớn ở phương Tây. Cứ nhìn những chiếc thuyền buôn của họ cũng hiểu. Ở nước ta, chỉ có những chiến thuyền cấp Định Quốc mới có thể đi lại trên Đại dương mênh mông. Thế mà, dù chỉ là những chiếc thuyền buôn bình thường, họ đã có thể vượt một đoạn đường xa đến như vậy để tới đây. Điều đó cho thấy, về tiềm lực kinh tế và quân sự, có khả năng họ còn vượt xa chúng ta.
Dừng lại một lát và quan sát. Ích thấy một số quan viên cũng gật gù đồng ý. Đoạn, ông tiếp:
- Theo thiển ý của thần. Họ đến đây là để quan sát. Nếu như Đại Việt chúng ta không giàu mạnh, họ sẽ phái quân viễn trình đến đây để xâm chiếm. Bằng ngược lại, họ sẽ có ý kết giao với chúng ta. Dù thế nào, một minh hữu mạnh mẽ ở phương Đông vẫn có lợi hơn là một kẻ thù. Hơn nữa, theo thần quan sát, các công ty Đông Ấn có vẻ bất mãn với Đại Thanh. Sớm muộn họ cũng tính tới thôn tính Đại Thanh. Như vậy, họ càng cần một đồng minh như chúng ta để làm bàn đạp.
- Vậy ý chúng khanh thế nào? Bang giao hay là không?
- Theo thần thấy, – tiến lên là Ngô Thời Nhiệm – chúng ta cần kết minh với họ. Nói đúng hơn, chúng ta cần những chiến thuyền của họ.
- Thần cũng đồng ý, – đến lượt Ngô Văn Sở góp lời. Theo thần được biết, giặc Ánh ở phương nam đang hợp tác với Phú Lang Sa. Chúng ta có thể thông qua Anh Cát Lợi mà lập kế ly gián. Ánh bị cô lập sẽ dễ dàng cho chúng ta hơn.
- Thần cũng đồng ý, – Bùi Thị Xuân nói tiếp. – Theo thần biết, chiến thuyền của Ánh cũng không phải thông qua con đường trực tiếp mà có được. Rõ ràng là thông qua một mối trung gian khác. Nếu bang giao với Anh Cát Lợi, chúng ta có thể trực tiếp có được chiến thuyền của họ. Vậy thì thống nhất giang sơn có gì mà khó.
Đến đây, bá quan cũng bắt đầu nghị luận, song không còn ai lên tiếng nữa. Họ hiểu những gì cần nói, người khác đã nói trước hết rồi. Lúc này, Toản mới lên tiếng.
- Các khanh phân tích rất hợp ý Trẫm. Tuy nhiên, bang giao với họ, Trẫm còn cần một thứ khác nữa. Đó là một loại chất lỏng có tên gọi thủy ngân. Có thủy ngân, Trẫm khẳng định chúng ta sẽ có được những thứ vũ khí tốt nhất. Còn làm như thế nào để được như vậy, Trẫm sẽ cho các khanh biết sau.
Đoạn cậu quay sang Nhiệm:
- Đại học sĩ, khanh là người có nhiều kinh nghiệm về bang giao với nước ngoài. Trẫm giao cho khanh biên soạn những điều khoản cần thiết cũng như bàn bạc trực tiếp với sứ bộ của họ.
- Thần, tuân chỉ.
- Thôi, cũng không nên để những vị khách của chúng ta đợi lâu. Chư vị khanh gia, cùng đi với Trẫm nào.
……………
Một lát sau, triều thần đã đến Ngự hoa viên. Ở đó, sứ bộ đã có mặt, bên cạnh họ là Quang Bàn.
- Ồ… thế là các khanh đã quen biết với nhau rồi sao? – Toản hỏi khi nhìn thấy Bàn nói chuyện rất say sưa cùng Mã Kim Đa.
- Bệ hạ. – Mã Kim Đa nói – Phải công nhận một điều. Hoàng gia nhà Đại Việt có không ít nhân tài. Chúng thần cùng Vương gia nói chuyện rất tâm đắc. Ngài cũng tỏ ra mình có một trí tuệ hơn người.
- Ồ… thế thì các khanh hãy nói chuyện với nhau nhiều hơn. Chuyến công du sang Quý quốc sắp tới, Trẫm dự tính chỉ định Quang Bàn làm trưởng đoàn đấy. Nào… nào… các khanh tới cũng đã lâu. Chúng ta cùng ngồi vào bàn nào.
Sau, Toản gọi người dâng thức ăn lên. Theo những gì Mã Kim Đa cho biết, họ rất thích những món đồ thủ công cùng trái cây và vải vóc của Đại Việt. Toản cũng tỏ ra hào phóng khi hứa sẽ tặng cho họ một ít để làm quà khi sứ bộ về nước. Trước khi tan tiệc, Mã Kim Đa có ý mời Toản cùng triều thần đến tham quan chiến thuyền “Người khai sáng”.
Sáng hôm sau, Toản cùng Quang Bàn, Phan Huy Ích và Ngô Thời Nhiệm có mặt trên “Người khai sáng”. Rõ ràng, nếu quan sát ở gần, người ta có thể thấy đây là một chiến thuyền ba cột buồm khổng lồ với chiều dài hơn gấp rưỡi chiếc Định Quốc. Thuyền có ba tầng đại bác ở mỗi mạn cùng sáu khẩu ở đuôi và hai khẩu ở mũi. Nếu đếm kỹ thì rõ ràng có cả thảy một trăm lẻ sáu khẩu đại bác tất cả. Quan sát nét mặt của Mã Kim Đa, quân thần Tây Sơn thấy rõ vẻ tự hào của ông ta.
- Bệ hạ. Đây chỉ là chiến thuyền được xếp hạng hai thôi. Chiến thuyền số một của Hoàng gia chúng thần có đến một trăm năm mươi hai khẩu đại bác.
Nghe nói vậy, Toản chợt nhớ ra, chiến thuyền lớp Frigate này của Anh có một trăm lẻ sáu khẩu đại bác thật, nó chỉ kém hơn một ít so với chiếc Heavy Frigate với một trăm hai mươi hai khẩu mà thôi.
- Trẫm quả thật thích chiếc chiến thuyền này. À, nhân đây, Trẫm cũng có một món quà tặng riêng cho khanh.
Nói rồi, Toản ngoắc tay tiểu Thái nãy giờ đứng hầu sau lưng tiến lên, ôm một hộp gỗ dài, mở ra và đưa cho Mã Kim Đa. Đây là một cặp súng Điểu thương mới với năm mươi viên đạn. Thoáng nhìn, chúng có vẻ rất tầm thường. Tuy nhiên, với nhãn quan của một người trong nghề như Mã Kim Đa, ông ta nhận thấy có sự khác biệt rất lớn so với các loại súng khác. Ông thầm nghĩ: “Quả thật, kỹ thuật chế tạo vũ khí ở nước này rõ ràng chẳng hề thua kém ta. Chỉ cần nhìn sơ cũng hiểu cặp súng này khi bắn sẽ có uy lực lớn hơn nhiều”.
- Sao khanh không thử một chút?
- Vậy thần mạn phép.
Cầm súng lên, ông ta cảm thấy rất vừa tay. Nhìn sang viên đạn bên cạnh, một lần nữa Mã Kim Đa lại ngạc nhiên: “Sao viên đạn lại không có hình cầu mà có vẻ dài như vậy nhỉ? Mà bỏ đạn vào đâu? Thuốc mồi để ở đâu?”
Nhìn thấy sự lóng ngóng của Mã Kim Đa, Quang Bàn mỉm cười, tiến lên hướng dẫn ông ta những thao tác cơ bản. Theo lời gợi ý của Bàn, Mã Kim Đa chọn một tảng đá khá xa, ước chừng tầm một trăm mét.
Đoành… Viên đạn bay đi với quỹ đạo rất chính xác, để lại trên tảng đá một vết lõm khá sâu. Đây là điều mà với các loại súng mình biết, ông nhận thấy là không thể làm được.
Kết thúc chuyến viếng thăm, Mã Kim Đa mời Toản cùng quan viên tùy tùng ở lại dùng bữa trên thuyền.
Hai hôm sau, bản thỏa thuận điều kiện bang giao cũng đã được hoàn thành với sự hài lòng của cả hai bên. Quan trọng nhất, Anh Cát Lợi đồng ý bán cho nhà Tây Sơn hai mươi chiến thuyền cùng loại với “Người khai sáng” cùng một lượng lớn thủy ngân; ngược lại, nước Anh Cát Lợi nhận về mười nghìn cây súng Điểu thương thế hệ mới cùng với mười nghìn chiếc mỏ gà dự phòng. Thời gian bàn giao là một năm sau. Cũng phải nói thêm, đây mới chỉ là lần mua bán đầu tiên của cả hai bên.
Trước khi lên đường về nước, Mã Kim Đa ngỏ ý tặng lại cho Toản chiếc “Người khai sáng”. Sau một hồi từ chối, Toản cuối cùng cũng nhận lấy với lý do đoàn sứ bộ vẫn còn một chiếc chiến thuyền tương tự đang neo đậu ngoài khơi và cũng thể hiện thành ý của Anh Cát Lợi khi tiến hành bang giao.
Mã Kim Đa cuối cùng cũng lên đường về nước năm ngày sau đó. Ông ta thầm nghĩ: “Rốt cục nước Anh cũng có được một minh hữu đáng tin cậy ở vùng Đông Á này. Đồng thời, với số lượng súng Đại Việt bán cho mỗi lần một nhiều hơn và đương nhiên chất lượng cũng tốt hơn, Anh quốc sẽ là bá chủ của Châu Âu”.