Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 15: Ăn tết
Thời gian thấm thoát thoi đưa, chẳng mấy chốc mà đã cuối năm. Kinh thành Phú Xuân hôm nay như khoác lên mình một tấm áo mới. Mặc dù cái lạnh mùa đông vẫn còn đọng lại trên những nhành cây ngọn cỏ, người ta vẫn cảm thấy một sự ấm áp lạ thường. Có lẽ đã lâu lắm rồi, người Phú Xuân không có một tâm trạng nôn nao đến vậy. Chiến loạn bao năm dù chưa từng chấm dứt, song đâu đó trong những ánh mắt của trẻ thơ, người ta vẫn thấy được niềm vui khôn tả. Năm nay đã khác rồi, Đại Việt đã có một vị vua mới, anh minh và nhân hậu. Quang Toản xuất hiện đã làm trong lòng mỗi người một niềm hy vọng mới về ngày mai tươi sáng hơn.
Phố phường nhộn nhịp với những tao nhân mặc khách. Họ xôn xao kể cho nhau nghe những dự định trong năm mới. Cũng có người tay xách nách mang nào hoa, nào bánh mứt. Đám trẻ con nô đùa, tung tăng khắp phố.
Con đường lớn dẫn đến cung điện hôm nay bỗng trở nên rực rỡ khác thường. Nó đã trở thành một con đường thơm ngát với muôn hoa khoe sắc, nổi bật trong phiên chợ cuối cùng của năm. Đây đó, những ông đồ già bày ra những câu đối liễn. Nhưng lạ lắm, năm nay, vẫn những ông đồ già đó, cũng mực tàu giấy đỏ, mà trên đó không còn là những chữ Hán quen thuộc nữa. Thay vào đó là những hàng chữ Quốc ngữ, chữ của người Việt. Có lẽ vua Quang Trung nói đúng, “Chưa có chữ viết riêng, Đại Việt chưa phải là một Quốc gia thật sự”.
Trên Túy Hương Lâu hôm nay có năm vị khách đặc biệt, nổi bật trong đó là một chàng thanh niên dong dỏng cao, khuôn mặt tuấn tú, tầm mười bảy, mười tám. Trên khuôn mặt đẹp như vẽ ấy, người ta thấp thoáng nhìn thấy có bốn vết ngón tay đỏ chót.
- Người thì đẹp mà dữ dằn gì đâu. – Anh thanh niên càu nhàu, – người ta mới khen một câu, lại nói thêm một câu I love you đã bị ăn tát.
- Đã bảo em là đồ ngốc mà không tin, – một người thanh niên ngồi cùng bàn, trông có vẻ rắn rỏi cười sặc sụa, – không thấy bên cạnh người ta có ai hay sao? Không ăn đòn nhừ tử là may rồi, ở đó mà còn càu nhàu.
Ra đây là mấy anh em nhà vua trong trang phục bá tính thường dân đi chơi chợ Tết. Hôm nay, ngoài Toản và hai người anh còn có cô công chúa Nguyễn Thị Ngọc Bảo bé bỏng, đáng yêu mới lên năm và Hoàng tử bé Nguyễn Quang Đức bụ bẫm dễ thương mới lên ba. Đó là hai đứa con của Bắc cung Hoàng Thái hậu Lê Ngọc Hân.
- Hi… hi… Anh ba là đồ ngốc, là đồ ngốc. – Ngọc Bảo cười rúc rích.
- Đồ ngốc là gì thế? Có ăn được không anh tư? – Quang Đức nũng nịu kéo ống tay áo Toản.
- Đồ ngốc là đồ ngốc, không ăn được. Ngốc ạ.
Ngọc Bảo nói ra một tràng “ngốc” rồi lại cười tít mắt.
- Hừ… cũng tại chú em mày mà ta ăn tát. Ai nói câu I love you giúp anh “cua” được gái hả?
- Ai bảo anh nói không đúng chỗ, đúng lúc chứ? Không phải hôm trước Ngọc Sương cũng chao đảo vì câu này của anh à?
- Ây da. Anh cũng đâu ngờ tới chứ. Nói thiệt… anh cũng không dám đụng đến cô nàng đâu. Anh không muốn giống cha nàng.
- Giống chú Tuyết thì tốt chứ sao anh? – Ngọc Bảo lại hỏi.
- Vì… vì… chú ấy… sợ vợ. – Bàn ra vẻ lén lén lút lút nhìn thử xung quanh có ai không rồi thì thầm vào tai em gái.
- Ô… ô… anh dám nói xấu chú Tuyết. Em sẽ mách chú Tuyết cho mà xem. Chú Tuyết thương em nhất.
- Ha… ha… – Quang Thùy lại cười sặc sụa. – Hôm nay thể nào mông của chú ba nhà mình cũng nở hoa…
- Hoa sao mà nở trên mông được? – Quang Đức lại ngây ngô hỏi – Em cũng muốn hoa nở trên mông.
Mấy anh em lại phá lên cười. Cười lớn nhất có lẽ phải nói đến Quang Bàn. Anh là đối tượng bị châm chọc, thế mà vẫn cứ cười như thể chưa từng được cười. Ài…da mặt anh cũng thật dày quá đi.
Ăn uống chán chê, Ngọc Bảo lại nhì nhằng kéo tay Toản, bảo muốn đi ngắm hoa. Hòa vào dòng người tấp nập, Toản bỗng cảm thấy lòng mình ấm áp lạ thường. “Đã mấy tháng rồi, ba mẹ và hai đứa em gái có khỏe không?” Toản chợt nhớ về gia đình của mình ở thành phố Austin. “Ài… quên đi. Có lẽ họ chưa bao giờ hiện hữu. Mình trở về quá khứ đã thay đổi lịch sử, thay đổi quá nhiều. Giờ đây, những người xung quanh mình mới là gia đình thật sự”.
Năm anh em lại tiếp tục vui đùa dạo phố. Thích chí nhất có lẽ là hai đứa em nhỏ. Ở trong cung, suốt ngày phải đối mặt với những người lớn, vẻ mặt lúc nào cũng nghiêm nghị, cau có, còn có những nụ cười giả tạo của đám thái giám và cung nữ, đây là lần đầu tiên chúng được ra khỏi cung. Ngọc Bảo hết tung tăng chạy đến hàng hoa này lại đến hàng tơ lụa nọ. Quang Đức thì khỏi nói, nó là khách thường xuyên của mấy hàng bánh kẹo và đồ chơi.
Trở về cổng Hoàng cung, ba người anh lớn mồ hôi nhễ nhại với cơ man nào là hoa, là quần áo, là bánh kẹo, đồ chơi. Thật đúng là “làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”. Vậy mà, suốt đường đi, cả ba không hé răng mở miệng nói một câu than vãn. Họ hiểu, những phút giây này quý giá biết chừng nào. Vận mệnh giang sơn đang đè nặng lên vai họ. Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” này, lẽ ra họ phải có cuộc sống vui thú lắm bên chúng bạn. Nếu không phải là Hoàng tộc, Thùy có lẽ là một anh chàng võ sĩ, lấy thú vui “đả võ đường” làm tiêu khiển; Bàn thì say sư chè chén với lũ bạn đồng trang lứa, chạy theo chọc ghẹo mấy cô bé thướt tha, õng ẹo; còn Toản thì… hơi già trước tuổi tí… vùi đầu vào mấy cái thí nghiệm nghiên cứu khoa học – điều mà cậu thường xuyên làm ở đời sống trước.
……….
Sáng nay là Mồng một Tết.
Sau khi nghe những bài diễn văn dài lê thê cùng mấy lời chúc tụng lên đến tận mây xanh, Toản ngáp dài ngao ngán, rảo bước trên đường đi đến Đông cung – nơi mẹ cậu, Bùi Thái hậu đang cư ngụ. Ở đâu cũng vậy, thời nào cũng vậy, phận sự của những người con trong ngày đầu năm là đi thăm cha mẹ, ông bà.
Bước vào hành cung, Toản ngạc nhiên khi thấy Bắc cung Hoàng Thái hậu cũng ở đó. Đối lập với mẹ cậu – Thái hậu Bùi Thị Nhạn – với phong thái “cân quắc nữ anh hào”, Lê Ngọc Hân nổi bật với vẻ kiêu sa, đài các. Cả hai người phụ nữ hôm nay trông đẹp lộng lẫy với áo dài thướt tha và khăn đống trên đầu.
À, nói lại một chút. Cách đây không lâu, Toản đã cho định Quốc phục. Trong những dịp quan trọng hay lễ nghi, phụ nữ phải mặc áo dài nam bộ vào mùa xuân và mùa hè, áo tứ thân dành cho mùa thu và mùa đông; đàn ông thì… áo dài là muôn thuở. Còn trong sinh hoạt hàng ngày, áo bà ba là lựa chọn số một. Toản đắn đo dữ lắm, lại có một hồi tranh cãi kịch liệt nổ ra giữa buổi thượng triều hôm đó. Có ý kiến nói áo dài nam bộ thì đẹp, áo bà ba thì gọn ghẽ, thuận tiện thật, nhưng trông chúng… hở hang quá. Nghìn năm qua, dân tộc Việt đã thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh. Với họ, người phụ nữ chỉ đẹp khi e ấp trong những bộ trang phục “kín cổng cao tường”. Trong khi đó, hai loại trang phục mới lại mỏng manh quá, lại nửa kín, nữa hở, trông “khó coi” vô cùng. Trong nhóm ủng hộ, có lẽ cảm thấy thích thú nhất vẫn là giới nữ, đặc biệt là Ngũ Phụng Thư. Dù sao họ cũng được gọi là phái đẹp mà. Kết thúc cuộc tranh cãi là một quyết định: Nữ giới phải mặc thêm một tầng áo lụa mỏng bên trong.
- Ơ… Dì cũng ở đây à? – Toản hỏi Lê Ngọc Hân – Con tính sẽ qua thăm dì sau khi vấn an mẹ.
- À… Có gì đâu. Chẳng qua hai đứa bé cứ nằng nặc đòi qua đây. Chúng nói, “qua đây thể nào cũng gặp Bệ hạ cùng tiểu Thái”.
- Mẹ cũng thấy bất ngờ khi dì con tới. – Bùi Thái hậu lên tiếng – Lẽ ra mẹ mới phải là người đi vấn an Bắc cung trước. Thế mà, con xem, vừa bước ra thì đã thấy hai đứa nhỏ này.
- Mình là chị em. Cần gì phải phân trước sau. Em thấy đó, mấy anh em chúng nó – Ý bà chỉ ba anh em lớn nhà Tây Sơn – cũng quấn quít nhau, lại bày ra mấy cái trò quái quỷ. Chị em mình là người lớn, lẽ nào lại không được như đám trẻ sao? Lại nữa, em còn là một đấng anh thư, em không chê mấy cái lễ nghi này thật phức tạp sao?
Quả thật, Lê Thái hậu là một người phụ nữ rất tiến bộ và hiểu chuyện. Sinh ra trong Hoàng tộc họ Lê, bà được thừa hưởng một nền giáo dục khắt khe đôi lúc thái quá. Giờ đây, trong thời đại mới, nhất là với những sự cải tổ theo hướng tự do, thoải mái hơn, bà là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất. Đặc biệt, bà đã đóng góp một công sức rất lớn vào một quyết sách cực kỳ quan trọng của Toản: phổ biến chữ Quốc ngữ.
Chuyện là thế này. Còn nhớ lúc Nguyễn Thiếp vâng mệnh nhận nhiệm vụ thuyết phục bá quan, ông có xin Toản ban một đạo Thánh chỉ. Đang lúc Toản còn băn khoăn không biết phải viết chiếu thư với nội dung thế nào thì được Lê Thái hậu cho mời. Toản rất thích người phụ nữ đẹp người đẹp nết này nên thuận miệng nói ra nỗi khổ của mình.
- Có gì mà khó? – Bà nói – Con sợ Thánh chỉ mình viết ra không có sức thuyết phục thì nhờ Tiên đế.
- Ý dì là cha con? Nhưng cha mất đã lâu rồi. Sao mà nhờ cha được? Không lẽ nói với bá quan là đêm qua cha về báo mộng à?
- Ta không có ý này. Điều ta nói là một bức di thư.
- Ý dì là… – Toản lờ mờ hiểu ra – giả truyền Thánh chỉ à? Không được đâu.
- Có gì mà không được? Chữ viết của cha con, ta còn lạ gì, lại còn thành thạo nữa là khác. Hơn nữa, ta nhớ đúng là trước đây Ngài có nói với ta về nỗi ưu tư này.
Dừng một lúc, bà lại nói:
- Bức di thư, dì sẽ giúp con. Nếu có người phát hiện, bất quá thì ta nhận. Con là Hoàng đế, lẽ nào không giúp ta “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ như không có” hay sao?
- Vậy thì nhọc lòng dì rồi. Dì dạy sao, con nghe vậy.
Sáng hôm sau, trong lúc thượng triều, Toản lấy ra một cuộn giấy. Cậu bảo là trong một lúc nhớ thương chồng, Lê Thái hậu tìm thấy cuộn giấy này trong đống di vật vua Quang Trung để lại.
Phú Xuân, ngày 20 tháng 6,
Gửi Ngọc Hân, vợ ta.
… đoạn này, Ngọc Hân viết về tình cảm, luyến ái giữa hai người, Toản không cho đọc…
Trong những ngày tiến đánh Gia Định, ta đã gặp một người tên là Bá Đa Lộc. Ông ta là một giáo sĩ người Phú Lang Sa. Ông ta nói trong đời mình, ông ta chỉ thờ phụng một người duy nhất tên là Jesus, ta cũng không biết đó là ai. Điều này là không thể chấp nhận được, ta không thích. Tuy vậy, có một điều ở ông ta làm ta không thể không phục. Ông ta nói rất sành tiếng ta. Ông ta cùng những người trong hội của mình lưu truyền một thứ chữ viết gọi là Quốc ngữ. Đây là một loại chữ viết rất dễ học và dễ dùng. Nó rất khác chữ Hán. Nghe đâu là do một người tên là Đắc Lộ soạn ra.
Ta nhận thấy nước Nam từ nghìn năm trước đã bị người phương Bắc áp chế. Ngay cả chữ viết cũng phải dùng của họ. Ta trăn trở nhiều đêm cuối cùng quyết định giao cho Thiếp nghiên cứu đặng sau này truyền bá trong dân. Ta muốn biến nó thành chữ viết của dân tộc ta, xứng danh chữ Quốc ngữ. Nước ta chỉ trở thành một Quốc gia thực sự khi có một loại chữ viết cho riêng mình.
… đoạn này còn viết thêm…
Để truyền bá loại chữ này, cách tốt nhất là để những người làm ra nó dạy cho dân ta. Bởi vậy nên cần phải bãi bỏ lệnh cấm đạo của họ. Phải cho họ một ít quyền lợi nho nhỏ thì họ sẽ hết lòng làm cho ta. Đây là đạo dùng người. Cái chính là phải đưa họ vào khuôn phép, phải làm cho dân ta không được quên gốc gác của mình. Còn lại, ai muốn tin thì cứ tin, ai muốn theo thì cứ theo.
…
Đến lúc này, La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp bước ra khỏi hàng, xác nhận lại việc này, đồng thời nói ra những sự hiểu biết của mình. Ông còn minh chứng sự thuận tiện bằng cách viết ra một dòng chữ Hán và một dòng chữ Quốc ngữ có nội dung như nhau cùng cách đọc sơ bộ. Bá quan cứ thế mà tấm tắt khen hay. Việc truyền bá chữ Quốc ngữ từ đó cũng dễ dàng hơn nhiều.
Quay về hiện tại. Toản sau mấy câu chúc Tết mẹ và dì lại bị hai đứa em nhỏ kéo đi chơi chỗ khác. Mồng Một Tết cứ vậy mà trôi qua trong niềm vui và ấm áp.
Phố phường nhộn nhịp với những tao nhân mặc khách. Họ xôn xao kể cho nhau nghe những dự định trong năm mới. Cũng có người tay xách nách mang nào hoa, nào bánh mứt. Đám trẻ con nô đùa, tung tăng khắp phố.
Con đường lớn dẫn đến cung điện hôm nay bỗng trở nên rực rỡ khác thường. Nó đã trở thành một con đường thơm ngát với muôn hoa khoe sắc, nổi bật trong phiên chợ cuối cùng của năm. Đây đó, những ông đồ già bày ra những câu đối liễn. Nhưng lạ lắm, năm nay, vẫn những ông đồ già đó, cũng mực tàu giấy đỏ, mà trên đó không còn là những chữ Hán quen thuộc nữa. Thay vào đó là những hàng chữ Quốc ngữ, chữ của người Việt. Có lẽ vua Quang Trung nói đúng, “Chưa có chữ viết riêng, Đại Việt chưa phải là một Quốc gia thật sự”.
Trên Túy Hương Lâu hôm nay có năm vị khách đặc biệt, nổi bật trong đó là một chàng thanh niên dong dỏng cao, khuôn mặt tuấn tú, tầm mười bảy, mười tám. Trên khuôn mặt đẹp như vẽ ấy, người ta thấp thoáng nhìn thấy có bốn vết ngón tay đỏ chót.
- Người thì đẹp mà dữ dằn gì đâu. – Anh thanh niên càu nhàu, – người ta mới khen một câu, lại nói thêm một câu I love you đã bị ăn tát.
- Đã bảo em là đồ ngốc mà không tin, – một người thanh niên ngồi cùng bàn, trông có vẻ rắn rỏi cười sặc sụa, – không thấy bên cạnh người ta có ai hay sao? Không ăn đòn nhừ tử là may rồi, ở đó mà còn càu nhàu.
Ra đây là mấy anh em nhà vua trong trang phục bá tính thường dân đi chơi chợ Tết. Hôm nay, ngoài Toản và hai người anh còn có cô công chúa Nguyễn Thị Ngọc Bảo bé bỏng, đáng yêu mới lên năm và Hoàng tử bé Nguyễn Quang Đức bụ bẫm dễ thương mới lên ba. Đó là hai đứa con của Bắc cung Hoàng Thái hậu Lê Ngọc Hân.
- Hi… hi… Anh ba là đồ ngốc, là đồ ngốc. – Ngọc Bảo cười rúc rích.
- Đồ ngốc là gì thế? Có ăn được không anh tư? – Quang Đức nũng nịu kéo ống tay áo Toản.
- Đồ ngốc là đồ ngốc, không ăn được. Ngốc ạ.
Ngọc Bảo nói ra một tràng “ngốc” rồi lại cười tít mắt.
- Hừ… cũng tại chú em mày mà ta ăn tát. Ai nói câu I love you giúp anh “cua” được gái hả?
- Ai bảo anh nói không đúng chỗ, đúng lúc chứ? Không phải hôm trước Ngọc Sương cũng chao đảo vì câu này của anh à?
- Ây da. Anh cũng đâu ngờ tới chứ. Nói thiệt… anh cũng không dám đụng đến cô nàng đâu. Anh không muốn giống cha nàng.
- Giống chú Tuyết thì tốt chứ sao anh? – Ngọc Bảo lại hỏi.
- Vì… vì… chú ấy… sợ vợ. – Bàn ra vẻ lén lén lút lút nhìn thử xung quanh có ai không rồi thì thầm vào tai em gái.
- Ô… ô… anh dám nói xấu chú Tuyết. Em sẽ mách chú Tuyết cho mà xem. Chú Tuyết thương em nhất.
- Ha… ha… – Quang Thùy lại cười sặc sụa. – Hôm nay thể nào mông của chú ba nhà mình cũng nở hoa…
- Hoa sao mà nở trên mông được? – Quang Đức lại ngây ngô hỏi – Em cũng muốn hoa nở trên mông.
Mấy anh em lại phá lên cười. Cười lớn nhất có lẽ phải nói đến Quang Bàn. Anh là đối tượng bị châm chọc, thế mà vẫn cứ cười như thể chưa từng được cười. Ài…da mặt anh cũng thật dày quá đi.
Ăn uống chán chê, Ngọc Bảo lại nhì nhằng kéo tay Toản, bảo muốn đi ngắm hoa. Hòa vào dòng người tấp nập, Toản bỗng cảm thấy lòng mình ấm áp lạ thường. “Đã mấy tháng rồi, ba mẹ và hai đứa em gái có khỏe không?” Toản chợt nhớ về gia đình của mình ở thành phố Austin. “Ài… quên đi. Có lẽ họ chưa bao giờ hiện hữu. Mình trở về quá khứ đã thay đổi lịch sử, thay đổi quá nhiều. Giờ đây, những người xung quanh mình mới là gia đình thật sự”.
Năm anh em lại tiếp tục vui đùa dạo phố. Thích chí nhất có lẽ là hai đứa em nhỏ. Ở trong cung, suốt ngày phải đối mặt với những người lớn, vẻ mặt lúc nào cũng nghiêm nghị, cau có, còn có những nụ cười giả tạo của đám thái giám và cung nữ, đây là lần đầu tiên chúng được ra khỏi cung. Ngọc Bảo hết tung tăng chạy đến hàng hoa này lại đến hàng tơ lụa nọ. Quang Đức thì khỏi nói, nó là khách thường xuyên của mấy hàng bánh kẹo và đồ chơi.
Trở về cổng Hoàng cung, ba người anh lớn mồ hôi nhễ nhại với cơ man nào là hoa, là quần áo, là bánh kẹo, đồ chơi. Thật đúng là “làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”. Vậy mà, suốt đường đi, cả ba không hé răng mở miệng nói một câu than vãn. Họ hiểu, những phút giây này quý giá biết chừng nào. Vận mệnh giang sơn đang đè nặng lên vai họ. Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” này, lẽ ra họ phải có cuộc sống vui thú lắm bên chúng bạn. Nếu không phải là Hoàng tộc, Thùy có lẽ là một anh chàng võ sĩ, lấy thú vui “đả võ đường” làm tiêu khiển; Bàn thì say sư chè chén với lũ bạn đồng trang lứa, chạy theo chọc ghẹo mấy cô bé thướt tha, õng ẹo; còn Toản thì… hơi già trước tuổi tí… vùi đầu vào mấy cái thí nghiệm nghiên cứu khoa học – điều mà cậu thường xuyên làm ở đời sống trước.
……….
Sáng nay là Mồng một Tết.
Sau khi nghe những bài diễn văn dài lê thê cùng mấy lời chúc tụng lên đến tận mây xanh, Toản ngáp dài ngao ngán, rảo bước trên đường đi đến Đông cung – nơi mẹ cậu, Bùi Thái hậu đang cư ngụ. Ở đâu cũng vậy, thời nào cũng vậy, phận sự của những người con trong ngày đầu năm là đi thăm cha mẹ, ông bà.
Bước vào hành cung, Toản ngạc nhiên khi thấy Bắc cung Hoàng Thái hậu cũng ở đó. Đối lập với mẹ cậu – Thái hậu Bùi Thị Nhạn – với phong thái “cân quắc nữ anh hào”, Lê Ngọc Hân nổi bật với vẻ kiêu sa, đài các. Cả hai người phụ nữ hôm nay trông đẹp lộng lẫy với áo dài thướt tha và khăn đống trên đầu.
À, nói lại một chút. Cách đây không lâu, Toản đã cho định Quốc phục. Trong những dịp quan trọng hay lễ nghi, phụ nữ phải mặc áo dài nam bộ vào mùa xuân và mùa hè, áo tứ thân dành cho mùa thu và mùa đông; đàn ông thì… áo dài là muôn thuở. Còn trong sinh hoạt hàng ngày, áo bà ba là lựa chọn số một. Toản đắn đo dữ lắm, lại có một hồi tranh cãi kịch liệt nổ ra giữa buổi thượng triều hôm đó. Có ý kiến nói áo dài nam bộ thì đẹp, áo bà ba thì gọn ghẽ, thuận tiện thật, nhưng trông chúng… hở hang quá. Nghìn năm qua, dân tộc Việt đã thấm nhuần tư tưởng Khổng Mạnh. Với họ, người phụ nữ chỉ đẹp khi e ấp trong những bộ trang phục “kín cổng cao tường”. Trong khi đó, hai loại trang phục mới lại mỏng manh quá, lại nửa kín, nữa hở, trông “khó coi” vô cùng. Trong nhóm ủng hộ, có lẽ cảm thấy thích thú nhất vẫn là giới nữ, đặc biệt là Ngũ Phụng Thư. Dù sao họ cũng được gọi là phái đẹp mà. Kết thúc cuộc tranh cãi là một quyết định: Nữ giới phải mặc thêm một tầng áo lụa mỏng bên trong.
- Ơ… Dì cũng ở đây à? – Toản hỏi Lê Ngọc Hân – Con tính sẽ qua thăm dì sau khi vấn an mẹ.
- À… Có gì đâu. Chẳng qua hai đứa bé cứ nằng nặc đòi qua đây. Chúng nói, “qua đây thể nào cũng gặp Bệ hạ cùng tiểu Thái”.
- Mẹ cũng thấy bất ngờ khi dì con tới. – Bùi Thái hậu lên tiếng – Lẽ ra mẹ mới phải là người đi vấn an Bắc cung trước. Thế mà, con xem, vừa bước ra thì đã thấy hai đứa nhỏ này.
- Mình là chị em. Cần gì phải phân trước sau. Em thấy đó, mấy anh em chúng nó – Ý bà chỉ ba anh em lớn nhà Tây Sơn – cũng quấn quít nhau, lại bày ra mấy cái trò quái quỷ. Chị em mình là người lớn, lẽ nào lại không được như đám trẻ sao? Lại nữa, em còn là một đấng anh thư, em không chê mấy cái lễ nghi này thật phức tạp sao?
Quả thật, Lê Thái hậu là một người phụ nữ rất tiến bộ và hiểu chuyện. Sinh ra trong Hoàng tộc họ Lê, bà được thừa hưởng một nền giáo dục khắt khe đôi lúc thái quá. Giờ đây, trong thời đại mới, nhất là với những sự cải tổ theo hướng tự do, thoải mái hơn, bà là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất. Đặc biệt, bà đã đóng góp một công sức rất lớn vào một quyết sách cực kỳ quan trọng của Toản: phổ biến chữ Quốc ngữ.
Chuyện là thế này. Còn nhớ lúc Nguyễn Thiếp vâng mệnh nhận nhiệm vụ thuyết phục bá quan, ông có xin Toản ban một đạo Thánh chỉ. Đang lúc Toản còn băn khoăn không biết phải viết chiếu thư với nội dung thế nào thì được Lê Thái hậu cho mời. Toản rất thích người phụ nữ đẹp người đẹp nết này nên thuận miệng nói ra nỗi khổ của mình.
- Có gì mà khó? – Bà nói – Con sợ Thánh chỉ mình viết ra không có sức thuyết phục thì nhờ Tiên đế.
- Ý dì là cha con? Nhưng cha mất đã lâu rồi. Sao mà nhờ cha được? Không lẽ nói với bá quan là đêm qua cha về báo mộng à?
- Ta không có ý này. Điều ta nói là một bức di thư.
- Ý dì là… – Toản lờ mờ hiểu ra – giả truyền Thánh chỉ à? Không được đâu.
- Có gì mà không được? Chữ viết của cha con, ta còn lạ gì, lại còn thành thạo nữa là khác. Hơn nữa, ta nhớ đúng là trước đây Ngài có nói với ta về nỗi ưu tư này.
Dừng một lúc, bà lại nói:
- Bức di thư, dì sẽ giúp con. Nếu có người phát hiện, bất quá thì ta nhận. Con là Hoàng đế, lẽ nào không giúp ta “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ như không có” hay sao?
- Vậy thì nhọc lòng dì rồi. Dì dạy sao, con nghe vậy.
Sáng hôm sau, trong lúc thượng triều, Toản lấy ra một cuộn giấy. Cậu bảo là trong một lúc nhớ thương chồng, Lê Thái hậu tìm thấy cuộn giấy này trong đống di vật vua Quang Trung để lại.
Phú Xuân, ngày 20 tháng 6,
Gửi Ngọc Hân, vợ ta.
… đoạn này, Ngọc Hân viết về tình cảm, luyến ái giữa hai người, Toản không cho đọc…
Trong những ngày tiến đánh Gia Định, ta đã gặp một người tên là Bá Đa Lộc. Ông ta là một giáo sĩ người Phú Lang Sa. Ông ta nói trong đời mình, ông ta chỉ thờ phụng một người duy nhất tên là Jesus, ta cũng không biết đó là ai. Điều này là không thể chấp nhận được, ta không thích. Tuy vậy, có một điều ở ông ta làm ta không thể không phục. Ông ta nói rất sành tiếng ta. Ông ta cùng những người trong hội của mình lưu truyền một thứ chữ viết gọi là Quốc ngữ. Đây là một loại chữ viết rất dễ học và dễ dùng. Nó rất khác chữ Hán. Nghe đâu là do một người tên là Đắc Lộ soạn ra.
Ta nhận thấy nước Nam từ nghìn năm trước đã bị người phương Bắc áp chế. Ngay cả chữ viết cũng phải dùng của họ. Ta trăn trở nhiều đêm cuối cùng quyết định giao cho Thiếp nghiên cứu đặng sau này truyền bá trong dân. Ta muốn biến nó thành chữ viết của dân tộc ta, xứng danh chữ Quốc ngữ. Nước ta chỉ trở thành một Quốc gia thực sự khi có một loại chữ viết cho riêng mình.
… đoạn này còn viết thêm…
Để truyền bá loại chữ này, cách tốt nhất là để những người làm ra nó dạy cho dân ta. Bởi vậy nên cần phải bãi bỏ lệnh cấm đạo của họ. Phải cho họ một ít quyền lợi nho nhỏ thì họ sẽ hết lòng làm cho ta. Đây là đạo dùng người. Cái chính là phải đưa họ vào khuôn phép, phải làm cho dân ta không được quên gốc gác của mình. Còn lại, ai muốn tin thì cứ tin, ai muốn theo thì cứ theo.
…
Đến lúc này, La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp bước ra khỏi hàng, xác nhận lại việc này, đồng thời nói ra những sự hiểu biết của mình. Ông còn minh chứng sự thuận tiện bằng cách viết ra một dòng chữ Hán và một dòng chữ Quốc ngữ có nội dung như nhau cùng cách đọc sơ bộ. Bá quan cứ thế mà tấm tắt khen hay. Việc truyền bá chữ Quốc ngữ từ đó cũng dễ dàng hơn nhiều.
Quay về hiện tại. Toản sau mấy câu chúc Tết mẹ và dì lại bị hai đứa em nhỏ kéo đi chơi chỗ khác. Mồng Một Tết cứ vậy mà trôi qua trong niềm vui và ấm áp.