Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Bỉ Vỏ - Chương 10
Chương 10
Bính bày hàng bên một gốc xoan. Ở bờ hè hãy còn nắng, nhưng người mua đã vắng. Chợ Vườn hoa sông Lấp chỉ còn vài hàng quà bánh, rau đậu, gạo muối, cá thịt..
Bính gọi một người đàn bà quét chợ bảo đem cho một liễn nước máy. Bính nhúng ướt vuông khăn tay con và té nước ra để rửa mặt. Sáng nay Bính dậy sớm quá, vội xẩy gạo rồi đi chợ ngay chẳng kịp lau qua mặt mũi. Một bạn hàng riễu Bính:
- Bận rộn đến thế nào mà bây giờ phải chải chuốt vội như thế?
Bính ngẩng đầu cười không nói gì, Bính vén những sợi tóc dính bết ở má và trán lên, nắn lại khăn vấn, khăn vuông. Gương mặt Bính sáng hẳn lên, ửng hồng, lông mi đen và cong thêm.
Người bạn hàng nọ vừa ngừng tiếng cười, một người đàn bà khác quài tay vuốt lưng Bính:
- Phải đấy, gọn ghẽ và tươi như hoa thế này mời ai mà chả đắt nhời!
Bính lặng không đáp vì chợt nhận ra có một bà cụ già đương chăm chú nhìn mình, Bính đăm đăm nhìn lại rồi chạy đến, rụt rè hỏi:
- Thưa cụ, cụ là người bến Sòi ở Nam Định ta phải không?
Bà cụ ngờ ngợ gật đầu:
- Phải, mà cô là cô Bính con ông lái Thìn?
Bính mừng rỡ, mời bà cụ lại hàng mình, nhường cái ghế con cho bà cụ ngồi và gọi hàng trầu nước đến. Bà cụ đón lấy miếng trầu, móm mém nhai và hỏi Bính:
- Cô ra ngoài này bao lâu rồi nhỉ?
- Thưa cụ được một năm.
- Buôn bán có khá không?
- Cũng kiếm được đồng rau đồng mắm ạ.
Bính dần gợi chuyện nhà và trong làng. Bà cụ kể cho Bính nghe đủ mọi điều. Ngay hôm Bính đi, khắp thôn khắp xóm ai cũng đặt điều đặt tiếng cho nàng. Khán Tốt em con nhà chú phó lý Thưởng, hỏi Bính không được, dám xưng xưng nói với các cụ và cha xứ rằng Bính chửa hoang đẻ xong sợ làng ngả vạ nên vứt đứa bé rồi trốn đi. Chính Khán Tốt trông thấy Bính đem con ra sông bỏ rồi đáp đò đêm ông lái Chuyên lên Nam Định.
Cụ quệt vôi ăn kèm thêm với mấy sợi thuốc lào, hỏi Bính:
- Vậy có thật thế không cô?
Bính lặng giây phút rồi ngập ngừng:
- Thôi thì có Chúa cả, con biết nói sao!
- Ừ, tôi đã biết mà, cô xưa nay vẫn là người ngoan đạo, cha xứ cũng phải nhận thế, chắc chả dám làm sự quái gở chước mốc ấy đâu. Nhưng sao cô lại bỏ nhà đi?
Bính bối rối hết sức, cố gắng mãi mới nên nhời:
- Cụ còn lạ gì trong làng buôn bán khó khăn nên con theo ngưòi bà con họ ngoại ra đây làm ăn vì tiếng thế ngoài này còn dễ dãi, con đi một buổi chợ không phải phiên chính cũng còn kiếm được vài ba hào.
- Được vài ba hào cơ?
Thấy bà cụ mở to mắt nhìn mình, Bính càng dịu lời:
- Vâng. Ấy là con chả có dấn vốn nhiều như người ta.
- Thế thì ngoài tỉnh vẫn còn sung sướng lắm. Ở quê ta dạo này làm ăn càng vất vả, cả ngày lấm mặt lấm mũi chắc đã được dăm xu chưa. À này cô Bính bao giờ cô về với ông bà để ông bà lo liệu cho chứ.
Bính sầm nét mặt, xót thương cho thân phận. Có cha mẹ mà cha mẹ dửng dưng không thèm nhìn nhận, thật chẳng còn chút tình nghĩa. Bính ứa nước mắt nhưng cố trấn tĩnh, tìm câu trả lời:
- Thưa cụ, thầy mẹ con vẫn gửi thư giục con về đấy, song con ở đây đã quen, buôn bán có đồng ra đồng vào nên con trù tính kiếm được cái vốn sang năm hay bao giờ qua được cái lúc khó khăn rồi con hãy về.
- Phải đấy! Cô ở đây là hơn. Dạo này lão thư ký Vân anh khán Tốt lên làm lý trưởng, nó hay kiếm chuyện lắm. Cô mà về, thế nào nó cũng làm rắc rối. Mấy lại ông cụ bà cụ dạo tháng năm năm nay đong nhiều thóc lắm, đến bốn chục thùng ấy, gặp kỳ gạo kém này cụ đem ra bán lại lãi không một đi ba ấy à, mát mặt rồi cô đừng lo!
Bà cụ lại khoe bố mẹ Bính mới tậu thêm hai sào vườn và nuôi thêm được đôi lợn, cái đò cũ đã bán đi lấy tiền mua nhiêu, ông bà giờ ở nhà làm say sáo.
Bính tê mê ngồi nghe. Bính thấy bao nhiêu sự vui sướng hả hê của bố mẹ. Với món tiền bán con Bính, bố mẹ Bính còn làm ăn sinh sôi nảy nở, trong khi Bính ngày càng héo hắt trong lòng.
- Thưa cụ, hai em con được cho ăn đi học đấy chứ?
Bà cụ sửng sốt:
- Đâu nào? Ai bảo cô vậy? Lạ thật. Thằng Cun thì ông bà cho ông Lý Xuân nuôi để cắt cỏ chăn trâu tập làm ruộng, vụ mùa năm nay thì ông bà cấy rẽ ruộng nhà phó Thưởng đấy. Còn cái Cút nghe đâu tháng trước chết về bệnh tả. Thế cô chưa biết tin hay sao?
Bính thở dài:
- Khổ thật! Thế mà hôm con gặp bác ỏn ở cuối xóm, bác ấy lại bảo con như thế đấy.
Bà cụ an ủi Bính, kể nốt:
- Mà dạo ấy trong làng chết nhiều người lắm, giàu có như ông phó Thưởng cũng lăn cổ chết sau cơn đau bụng đi ngoài.
Nói xong cụ trầm ngâm như đương nhìn thấy một hình ảnh gì ở trước mắt, cụ thấp giọng:
- Ý bề trên thật khó mà chống lại được cô nhỉ.
Bính đã lo lắng, vội hỏi bà cụ:
- Còn bà phó Thưởng thế nào?
- Bà Thưởng ấy à? Bà ta không ở làng nữa cô ạ. Bà ta sang Lào ở với người em ruột làm gì bên ấy giàu có lắm mà người này cũng phải cái tội hiếm hoi.
Bính luống cuống:
- Cả mấy đứa con riêng của bà ấy cũng sang chứ?
- Phải! Tất cả mấy mẹ con. Tôi chắc chuyến này bà ta đi không về làng nữa. Ruộng vườn bán cả lại cho lý Vân.
Bính tái mặt đi, sự đau đớn lại ran lên trong lòng Bính dần dần như kết thành khối, vít chặt lấy cổ họng. Thế là hy vọng về quê chuộc con, nuôi con, săn sóc em, Bính chẳng còn dám mơ tưởng tới. Cái làng gần bến Sòi kia Bính cũng khó mà trở lại. Chưa nhắc đến tên nó, Bính đã bao nhiêu cay đắng, huống chi lại về trước những dấu vết buồn thảm của các kỷ niệm xưa.
Bà cụ ngồi nói chuyện đã lâu mà tàu về Nam sắp chạy, cụ tần ngần chào Bính để ra tàu. Bính vội đếm năm hào, buộc kỹ lưỡng, khẩn khoản nhờ cụ đưa cho thằng Cun và dặn nó chớ bép xép nói với ai rằng Bính ở ngoài này, độ giờ sang năm Bính sẽ về chơi.
Bính thờ thẫn nom theo bà cụ cho tới khi bà mất hút giữa đám ngưòi đi lại bụi mù thì Bính gục mặt vào lòng, giụi giụi mắt vào cánh tay áo. Đến bây giờ nước mắt Bính mới ứa ra, thoáng chốc đầm đìa cả làn vải nâu non đã bạc. Bính xót xa, cố gợi hình ảnh đứa con bé trong tâm trí, song cái khuôn mặt trứng nước và cái vệt chàm giống hình con thạch sùng bò và vết lẹm trên mí mắt đã lờ mờ càng mờ mịt thêm. Hơn năm trời ròng rã Bính đã phải xa con, đã làm nhòa hết mọi nét mọi vẻ của đứa bé. Và sau đây, cả tấm tình âu yếm người mẹ xấu số của đứa con khốn nạn chẳng biết mặt bố đẻ là ai kia cũng không còn gì nữa.
Bính nức lên một tiếng, lặng đi.
Một người bạn đến lay Bính, thấy mắt Bính đỏ hoe, người ấy ái ngại:
- Kìa mợ làm sao thế?
Bính không đáp, nước mắt càng ràn rụa. Người ấy chép miệng:
- Mợ lại buồn vì cảnh chồng con chứ gì? Thôi, tội gì buồn bã cho ốm thân, cứ vui vẻ mà buôn bán mợ ạ.
- À mà bác giai nhà ta làm gì mà mợ sắp ở cữ cũng phải đi chợ thế?
Bính ngập ngừng toan không trả lời, song thấy vẻ mặt hiền lành của người bạn hàng, Bính chấm nước mắt nói:
- Nhà cháu chẳng may bị bắt giam đã hơn một tháng nên cháu mới đi chợ.
- Làm sao thế?
- Khổ quá! Tự nhiên nhà cháu bỏ nhà đi bẵng mấy hôm mãi có người báo tin cháu mới biết rằng bị bắt tình nghi về cái vụ chém người gì ấy...
- Bác ở đâu? Tên bác giai là gì thế?
Bính sượng sùng:
- Nhà cháu ở Chợ con.. nhà cháu là Năm.
- Năm! có phải Năm Sài Gòn không? Mợ mới lấy hay lấy đã lâu? Lấy làm lẽ à?
Bính nghẹn ngào không đáp.
Người bạn hàng chăm chú nhìn Bính rồi lắc đầu:
- Tôi ái ngại cho người nhẹ nhàng phúc hậu như mợ mà gặp phải. Nhưng.. thôi cũng tại duyên kiếp cả, ở đời ai tránh khỏi số giời?!
Bính tê tái nghe. Bính hiểu hết cả ý thương hại và ghê sợ trong câu nói ngập ngừng nọ. Bính cúi hẳn đầu. Hai hàng nước mắt ròng xuống thềm xi măng ướt át. Người đàn bà im lặng một lúc dò la ý tứ, sau ngọt ngào hỏi Bính:
- Tôi hỏi thật cái này mợ đừng giận nhé, nếu bác ấy bị dăm bảy năm tù và mợ sinh nở mẹ tròn con vuông, liệu mợ có ở vậy nuôi con cho đến lúc bác ấy ra không?
Bính mím môi, càng nghẹn cả người:
- Bà bảo chả ở vậy nuôi con chờ chồng thì cháu làm gì?
Người bạn hàng cười:
- Tôi chịu mợ là người thủy chung nhất đời bây giờ đấy. Như người ta có chút nhan sắc, lại biết buôn bán mà lâm phải bước này họ đã bỏ thẳng tay đi lấy một ngưòi chồng khác tử tế để nương tựa trông cậy mãi mãi chứ chẳng tội gì?
- Vâng, thưa bà cháu còn biết hơn thế nữa, thế mà cháu cứ phải gắn bó, thật là chua xót cho cháu. Nhưng dù sao cháu cũng phải cắn răng chịu, vì chả ra gì vợ chồng ăn ở với nhau đã sắp có con, nếu bỏ chồng lúc này thì còn mặt mũi nào?
Người đàn bà về hàng mình, tâm trí nao nao. Còn Bính chạy lại đằng cuối chợ mua bánh kẹo và cân giò để chiều mai cùng Tư-lập-lơ vào đề lao thăm Năm Sài Gòn.
Thu xếp thúng mủng, tính tiền nong xong, Bính gồng quang gánh không về nhà.
Nắng đã xế bóng. Giời của một buổi chiều mùa đông ấm áp, rực rỡ. Giời cao và sáng, mây trắng như bông, như tuyết trôi về một phía xa xa.
Trên bờ hè, dưới rặng xoan lao xao phấp phới, phu phen thợ thuyền đã về tầm. Những chiếc mũ dạ lấm láp hắt ánh nắng và bụi. Những nón lá vàng rực lên. Những lồng ngực bóng nhẫy phơi ra giữa những tà áo vải thô nhuộm xanh. Những ống quần láng cộc nổi gọn trên những bắp chân tròn trĩnh bám đầy mạt than và cát lấm tấm như vụn bạc. Những bao gạo lấm láp quấn đằng trước theo nhịp chân hắt ra những làn bụi nhảy múa. Giữa đám người cười nói và chuyện trò ầm ĩ, tiếng guốc nện vang trong tiếng nô đùa hồn nhiên, giữa những hình thể nhuộm sắc trời chiều tươi sáng ấy, Bính đi thong thả ở mé đường. Bính thẫn thờ trông con đường giải nhựa trắng xóa, mỗi lần gió thổi mạnh lại lầm cát bụi, và chua xót nghĩ đến sự khốn nạn của đời mình.
Bính bỗng ngẩn mặt ra và không còn sức nhấc nổi bước: Hai cánh cổng sắt cao và dày sơn chạt hắc ín của đề lao Hải Phòng lù lù hiện trước mặt Bính. Bính thấy ngực lạnh dợi hẳn đi và choáng váng cả mặt.
- Anh Năm! Mình ơi! Mình ơi!..
Dừng lại, Bính lặng nhìn, không muốn dứt đi.
Bính bày hàng bên một gốc xoan. Ở bờ hè hãy còn nắng, nhưng người mua đã vắng. Chợ Vườn hoa sông Lấp chỉ còn vài hàng quà bánh, rau đậu, gạo muối, cá thịt..
Bính gọi một người đàn bà quét chợ bảo đem cho một liễn nước máy. Bính nhúng ướt vuông khăn tay con và té nước ra để rửa mặt. Sáng nay Bính dậy sớm quá, vội xẩy gạo rồi đi chợ ngay chẳng kịp lau qua mặt mũi. Một bạn hàng riễu Bính:
- Bận rộn đến thế nào mà bây giờ phải chải chuốt vội như thế?
Bính ngẩng đầu cười không nói gì, Bính vén những sợi tóc dính bết ở má và trán lên, nắn lại khăn vấn, khăn vuông. Gương mặt Bính sáng hẳn lên, ửng hồng, lông mi đen và cong thêm.
Người bạn hàng nọ vừa ngừng tiếng cười, một người đàn bà khác quài tay vuốt lưng Bính:
- Phải đấy, gọn ghẽ và tươi như hoa thế này mời ai mà chả đắt nhời!
Bính lặng không đáp vì chợt nhận ra có một bà cụ già đương chăm chú nhìn mình, Bính đăm đăm nhìn lại rồi chạy đến, rụt rè hỏi:
- Thưa cụ, cụ là người bến Sòi ở Nam Định ta phải không?
Bà cụ ngờ ngợ gật đầu:
- Phải, mà cô là cô Bính con ông lái Thìn?
Bính mừng rỡ, mời bà cụ lại hàng mình, nhường cái ghế con cho bà cụ ngồi và gọi hàng trầu nước đến. Bà cụ đón lấy miếng trầu, móm mém nhai và hỏi Bính:
- Cô ra ngoài này bao lâu rồi nhỉ?
- Thưa cụ được một năm.
- Buôn bán có khá không?
- Cũng kiếm được đồng rau đồng mắm ạ.
Bính dần gợi chuyện nhà và trong làng. Bà cụ kể cho Bính nghe đủ mọi điều. Ngay hôm Bính đi, khắp thôn khắp xóm ai cũng đặt điều đặt tiếng cho nàng. Khán Tốt em con nhà chú phó lý Thưởng, hỏi Bính không được, dám xưng xưng nói với các cụ và cha xứ rằng Bính chửa hoang đẻ xong sợ làng ngả vạ nên vứt đứa bé rồi trốn đi. Chính Khán Tốt trông thấy Bính đem con ra sông bỏ rồi đáp đò đêm ông lái Chuyên lên Nam Định.
Cụ quệt vôi ăn kèm thêm với mấy sợi thuốc lào, hỏi Bính:
- Vậy có thật thế không cô?
Bính lặng giây phút rồi ngập ngừng:
- Thôi thì có Chúa cả, con biết nói sao!
- Ừ, tôi đã biết mà, cô xưa nay vẫn là người ngoan đạo, cha xứ cũng phải nhận thế, chắc chả dám làm sự quái gở chước mốc ấy đâu. Nhưng sao cô lại bỏ nhà đi?
Bính bối rối hết sức, cố gắng mãi mới nên nhời:
- Cụ còn lạ gì trong làng buôn bán khó khăn nên con theo ngưòi bà con họ ngoại ra đây làm ăn vì tiếng thế ngoài này còn dễ dãi, con đi một buổi chợ không phải phiên chính cũng còn kiếm được vài ba hào.
- Được vài ba hào cơ?
Thấy bà cụ mở to mắt nhìn mình, Bính càng dịu lời:
- Vâng. Ấy là con chả có dấn vốn nhiều như người ta.
- Thế thì ngoài tỉnh vẫn còn sung sướng lắm. Ở quê ta dạo này làm ăn càng vất vả, cả ngày lấm mặt lấm mũi chắc đã được dăm xu chưa. À này cô Bính bao giờ cô về với ông bà để ông bà lo liệu cho chứ.
Bính sầm nét mặt, xót thương cho thân phận. Có cha mẹ mà cha mẹ dửng dưng không thèm nhìn nhận, thật chẳng còn chút tình nghĩa. Bính ứa nước mắt nhưng cố trấn tĩnh, tìm câu trả lời:
- Thưa cụ, thầy mẹ con vẫn gửi thư giục con về đấy, song con ở đây đã quen, buôn bán có đồng ra đồng vào nên con trù tính kiếm được cái vốn sang năm hay bao giờ qua được cái lúc khó khăn rồi con hãy về.
- Phải đấy! Cô ở đây là hơn. Dạo này lão thư ký Vân anh khán Tốt lên làm lý trưởng, nó hay kiếm chuyện lắm. Cô mà về, thế nào nó cũng làm rắc rối. Mấy lại ông cụ bà cụ dạo tháng năm năm nay đong nhiều thóc lắm, đến bốn chục thùng ấy, gặp kỳ gạo kém này cụ đem ra bán lại lãi không một đi ba ấy à, mát mặt rồi cô đừng lo!
Bà cụ lại khoe bố mẹ Bính mới tậu thêm hai sào vườn và nuôi thêm được đôi lợn, cái đò cũ đã bán đi lấy tiền mua nhiêu, ông bà giờ ở nhà làm say sáo.
Bính tê mê ngồi nghe. Bính thấy bao nhiêu sự vui sướng hả hê của bố mẹ. Với món tiền bán con Bính, bố mẹ Bính còn làm ăn sinh sôi nảy nở, trong khi Bính ngày càng héo hắt trong lòng.
- Thưa cụ, hai em con được cho ăn đi học đấy chứ?
Bà cụ sửng sốt:
- Đâu nào? Ai bảo cô vậy? Lạ thật. Thằng Cun thì ông bà cho ông Lý Xuân nuôi để cắt cỏ chăn trâu tập làm ruộng, vụ mùa năm nay thì ông bà cấy rẽ ruộng nhà phó Thưởng đấy. Còn cái Cút nghe đâu tháng trước chết về bệnh tả. Thế cô chưa biết tin hay sao?
Bính thở dài:
- Khổ thật! Thế mà hôm con gặp bác ỏn ở cuối xóm, bác ấy lại bảo con như thế đấy.
Bà cụ an ủi Bính, kể nốt:
- Mà dạo ấy trong làng chết nhiều người lắm, giàu có như ông phó Thưởng cũng lăn cổ chết sau cơn đau bụng đi ngoài.
Nói xong cụ trầm ngâm như đương nhìn thấy một hình ảnh gì ở trước mắt, cụ thấp giọng:
- Ý bề trên thật khó mà chống lại được cô nhỉ.
Bính đã lo lắng, vội hỏi bà cụ:
- Còn bà phó Thưởng thế nào?
- Bà Thưởng ấy à? Bà ta không ở làng nữa cô ạ. Bà ta sang Lào ở với người em ruột làm gì bên ấy giàu có lắm mà người này cũng phải cái tội hiếm hoi.
Bính luống cuống:
- Cả mấy đứa con riêng của bà ấy cũng sang chứ?
- Phải! Tất cả mấy mẹ con. Tôi chắc chuyến này bà ta đi không về làng nữa. Ruộng vườn bán cả lại cho lý Vân.
Bính tái mặt đi, sự đau đớn lại ran lên trong lòng Bính dần dần như kết thành khối, vít chặt lấy cổ họng. Thế là hy vọng về quê chuộc con, nuôi con, săn sóc em, Bính chẳng còn dám mơ tưởng tới. Cái làng gần bến Sòi kia Bính cũng khó mà trở lại. Chưa nhắc đến tên nó, Bính đã bao nhiêu cay đắng, huống chi lại về trước những dấu vết buồn thảm của các kỷ niệm xưa.
Bà cụ ngồi nói chuyện đã lâu mà tàu về Nam sắp chạy, cụ tần ngần chào Bính để ra tàu. Bính vội đếm năm hào, buộc kỹ lưỡng, khẩn khoản nhờ cụ đưa cho thằng Cun và dặn nó chớ bép xép nói với ai rằng Bính ở ngoài này, độ giờ sang năm Bính sẽ về chơi.
Bính thờ thẫn nom theo bà cụ cho tới khi bà mất hút giữa đám ngưòi đi lại bụi mù thì Bính gục mặt vào lòng, giụi giụi mắt vào cánh tay áo. Đến bây giờ nước mắt Bính mới ứa ra, thoáng chốc đầm đìa cả làn vải nâu non đã bạc. Bính xót xa, cố gợi hình ảnh đứa con bé trong tâm trí, song cái khuôn mặt trứng nước và cái vệt chàm giống hình con thạch sùng bò và vết lẹm trên mí mắt đã lờ mờ càng mờ mịt thêm. Hơn năm trời ròng rã Bính đã phải xa con, đã làm nhòa hết mọi nét mọi vẻ của đứa bé. Và sau đây, cả tấm tình âu yếm người mẹ xấu số của đứa con khốn nạn chẳng biết mặt bố đẻ là ai kia cũng không còn gì nữa.
Bính nức lên một tiếng, lặng đi.
Một người bạn đến lay Bính, thấy mắt Bính đỏ hoe, người ấy ái ngại:
- Kìa mợ làm sao thế?
Bính không đáp, nước mắt càng ràn rụa. Người ấy chép miệng:
- Mợ lại buồn vì cảnh chồng con chứ gì? Thôi, tội gì buồn bã cho ốm thân, cứ vui vẻ mà buôn bán mợ ạ.
- À mà bác giai nhà ta làm gì mà mợ sắp ở cữ cũng phải đi chợ thế?
Bính ngập ngừng toan không trả lời, song thấy vẻ mặt hiền lành của người bạn hàng, Bính chấm nước mắt nói:
- Nhà cháu chẳng may bị bắt giam đã hơn một tháng nên cháu mới đi chợ.
- Làm sao thế?
- Khổ quá! Tự nhiên nhà cháu bỏ nhà đi bẵng mấy hôm mãi có người báo tin cháu mới biết rằng bị bắt tình nghi về cái vụ chém người gì ấy...
- Bác ở đâu? Tên bác giai là gì thế?
Bính sượng sùng:
- Nhà cháu ở Chợ con.. nhà cháu là Năm.
- Năm! có phải Năm Sài Gòn không? Mợ mới lấy hay lấy đã lâu? Lấy làm lẽ à?
Bính nghẹn ngào không đáp.
Người bạn hàng chăm chú nhìn Bính rồi lắc đầu:
- Tôi ái ngại cho người nhẹ nhàng phúc hậu như mợ mà gặp phải. Nhưng.. thôi cũng tại duyên kiếp cả, ở đời ai tránh khỏi số giời?!
Bính tê tái nghe. Bính hiểu hết cả ý thương hại và ghê sợ trong câu nói ngập ngừng nọ. Bính cúi hẳn đầu. Hai hàng nước mắt ròng xuống thềm xi măng ướt át. Người đàn bà im lặng một lúc dò la ý tứ, sau ngọt ngào hỏi Bính:
- Tôi hỏi thật cái này mợ đừng giận nhé, nếu bác ấy bị dăm bảy năm tù và mợ sinh nở mẹ tròn con vuông, liệu mợ có ở vậy nuôi con cho đến lúc bác ấy ra không?
Bính mím môi, càng nghẹn cả người:
- Bà bảo chả ở vậy nuôi con chờ chồng thì cháu làm gì?
Người bạn hàng cười:
- Tôi chịu mợ là người thủy chung nhất đời bây giờ đấy. Như người ta có chút nhan sắc, lại biết buôn bán mà lâm phải bước này họ đã bỏ thẳng tay đi lấy một ngưòi chồng khác tử tế để nương tựa trông cậy mãi mãi chứ chẳng tội gì?
- Vâng, thưa bà cháu còn biết hơn thế nữa, thế mà cháu cứ phải gắn bó, thật là chua xót cho cháu. Nhưng dù sao cháu cũng phải cắn răng chịu, vì chả ra gì vợ chồng ăn ở với nhau đã sắp có con, nếu bỏ chồng lúc này thì còn mặt mũi nào?
Người đàn bà về hàng mình, tâm trí nao nao. Còn Bính chạy lại đằng cuối chợ mua bánh kẹo và cân giò để chiều mai cùng Tư-lập-lơ vào đề lao thăm Năm Sài Gòn.
Thu xếp thúng mủng, tính tiền nong xong, Bính gồng quang gánh không về nhà.
Nắng đã xế bóng. Giời của một buổi chiều mùa đông ấm áp, rực rỡ. Giời cao và sáng, mây trắng như bông, như tuyết trôi về một phía xa xa.
Trên bờ hè, dưới rặng xoan lao xao phấp phới, phu phen thợ thuyền đã về tầm. Những chiếc mũ dạ lấm láp hắt ánh nắng và bụi. Những nón lá vàng rực lên. Những lồng ngực bóng nhẫy phơi ra giữa những tà áo vải thô nhuộm xanh. Những ống quần láng cộc nổi gọn trên những bắp chân tròn trĩnh bám đầy mạt than và cát lấm tấm như vụn bạc. Những bao gạo lấm láp quấn đằng trước theo nhịp chân hắt ra những làn bụi nhảy múa. Giữa đám người cười nói và chuyện trò ầm ĩ, tiếng guốc nện vang trong tiếng nô đùa hồn nhiên, giữa những hình thể nhuộm sắc trời chiều tươi sáng ấy, Bính đi thong thả ở mé đường. Bính thẫn thờ trông con đường giải nhựa trắng xóa, mỗi lần gió thổi mạnh lại lầm cát bụi, và chua xót nghĩ đến sự khốn nạn của đời mình.
Bính bỗng ngẩn mặt ra và không còn sức nhấc nổi bước: Hai cánh cổng sắt cao và dày sơn chạt hắc ín của đề lao Hải Phòng lù lù hiện trước mặt Bính. Bính thấy ngực lạnh dợi hẳn đi và choáng váng cả mặt.
- Anh Năm! Mình ơi! Mình ơi!..
Dừng lại, Bính lặng nhìn, không muốn dứt đi.
Bình luận facebook