Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Bỉ Vỏ - Chương 26
Chương 26
Tám Bính về Nam Định thuê một gian nhà gần bến Tân Đệ được nửa tháng nay.
Sáng nay Bính lại dậy thật sớm ra cửa ngong ngóng Năm. Đã hai chuyến tàu rồi, mỗi chuyến ba ngày, mà Năm vẫn chưa về.
Ngoài đường, đàn sẻ líu ríu càng làm cho Bính bồn chồn nóng ruột. Trước mắt Bính nắng vàng rực rỡ phấp phới trông ủ dột như những tia sáng hấp hối của chiều tàn vậy.
Ăn cơm trưa xong, Bính lại chờ...
Rồi chiều... rồi tối...
Lúc ấy tàu Nam Hải nhân con nước lên lần ra khỏi bãi, kéo một hồi còi dài đoạn mở thêm tốc lực máy chạy.
Hành khách nhao nhao lên vì mừng rỡ. Một phần đông người về Nam Định xem hội "Phủ giầy" thấy tàu xô phải bãi đã tưởng đến nhỡ mất. Năm Sài Gòn cũng mừng lắm, trước hết vì Năm mới thoát khỏi tay một người mật thám tốn công phu dò hỏi, lùng bắt Năm ở ngoài Hải Phòng, sau vì một món hàng, vừa lọt vào mắt Năm.
Ngồi gần đấy, đằng cuối boong một người đàn bà đứng tuổi ăn vận không sang trọng lắm, nhưng đứa bé ngồi trong lòng thì dễ thương quá. Chiếc khánh vàng lủng lẳng dưới chiếc vòng cổ bằng vàng, những vòng chân, vòng tay của nó toàn bằng vàng làm Năm hoa cả mắt. Các thứ ấy sẽ cho Năm bao nhiêu sự tiêu pha sung sướng. Bán bọn đồ vàng sẽ lấy được kia. Năm đến sòng xóc đĩa đánh "gấp thiếc"(1) mà trúng luôn mười "tay" lúc đó trên thế gian này chắc vua chơi cũng kém Năm.
Nhưng người đàn bà ấy cẩn thận lắm. Năm Sài Gòn cố làm ra vẻ tự nhiên hiền từ, song không thể nào gần được đứa bé. Năm đã phải giật mình vì câu nói: "Để hở thế này thì chó nó đớp mất còn gì!". Khi người đàn bà đó cầm chân thằng bé kéo ra, kéo vào, vừa cười ròn rã.
Chắc đứa bé được nâng niu, tẩm bổ cực kỳ sung sướng nên nước da nó mới trắng hồng, chân tay mới bự bẫm đến như thế. Đem ví với trứng gà hay với bột nặn thì trứng gà và bột nặn còn kém. Thảo nào nó chừng lên năm lên sáu, đang tuổi chạy nhảy, nhưng người đàn bà cứ quấn quít lấy nó, chẳng rời nó một giây.
Tày chạy quá Suôi, Hới đã lâu, thấm thoắt đến gần Tân đệ thì chiếc kim đồng hồ trong buồng máy chỉ đúng mười giờ.
Mười giờ... cảnh vật trên sông càng tối mịt mù.
Bỗng người đàn bà bế con xuống boong dưới, lò dò ra cửa tàu, ngần ngại trông về Nam Định sáng tỏa một vùng trời, lẩm bẩm nói một mình: "Lâu quá trời đất ạ!".
Năm Sài Gòn nhẹ như cái bóng nối gót luôn. Người đàn bà vừa quay mình lại, chưa kịp nhìn Năm, Năm đã thúc mạnh cùi tay vào mạng mỡ người ấy.
Một tiếng kêu rú lên. Năm Sài Gòn đạp thêm người
o O o
1. Gấp thiếc: Gấp bội lên.
ấy cái nữa, giằng lấy đứa bé xong lao mình xuống sông. Người đàn bà kêu thất thanh. Hành khách xô lại. Họ ngơ ngác trông hút theo khoảng sông rộng mờ mịt hai bóng người nhấp nhô trên đợt sóng mỗi lúc một xa, rồi biến mất.
Người đàn bà kêu khóc thảm thiết, vật vã mình mẩy. Mọi người đều bàn tán ầm ỹ cả tàu. Riêng có một người vận âu phục đứng cạnh mẹ đứa bé độ vài sải tay là không nói nửa nhời. Y tựa lưng cạnh sườn tàu, cau mày lẳng lặng.
Trước còn một hình ảnh mờ mờ hiện trong trí tưởng y sau cả một thân thể béo lùn với khuôn mặt sắt siu rám nắng chằng chịt những vết sẹo dao chém hiện ra rõ trước mặt y.
Y mím môi, nắm chặt bàn tay phải đấm mạnh vào lòng bàn tay trái, dằn tiếng nói một mình:
- Lại... i... i Năm Sài Gòn!...
Bấy giờ Năm Sài Gòn mải miết bơi, nên không thể nào kịp tháo các vòng chân, vòng tay đứa bé. Năm đã phải nghiến răng cố dứt cái vòng cổ để về giấu trước đi một chỗ, nhưng ngón tay chuối mắn của Năm vừa ấn mạnh xuống cổ thằng bé thì nó càng giẫy đạp khiến Năm suýt phải buông nó ra mất.
Mấy phen Năm và nó chìm nghỉm rồi lại nhô lên. Năm thở không ra hơi, cánh tay phải mỏi rã rời, thân thể bắt đầu nặng trĩu. Đã thế gió mạnh ở đâu bỗng nổi lên, thổi bạt Năm ra tận giữa sông. Giá mà món hàng thường thì Năm đến bỏ đi để qua cơn cheo leo vật lộn với sông nước này.
Đứa bé ngạt hơi không giẫy đạp nữa và không biết gì nữa, Năm Sài Gòn gạt những tóc rủ xuống mặt rồi hết sức hơi... Một lúc sau Năm nhoai được vào bờ liền vội xốc đứa bé lên vai, cắm đầu chạy. Nhà Năm còn cách đấy một quãng ngắn thôi. Thoáng chốc, Năm đẩy cửa bước vào, Bính đương nằm, ngồi nhỏm dậy:
- Kìa mình!
Năm Sài Gòn đặt đứa bé xuống giường xong ôm ngực ngồi thở, quần áo ướt như chuột lột. Tám Bính biến sắc mặt hỏi Năm:
- Mình làm sao thế! Đứa bé nào đây?
Năm lập cập nói:
- "Hàng" đấy! Mình.
Tám Bính nhìn đứa bé, tròng mắt như muốn bật ra vì thấy có một cái gì khác lạ quá. Còn Năm kéo khăn lau qua mặt xong Năm chạy lại sờ ngực nó, Bính toan hỏi, Năm đã kêu lên:
- Mà mình ơi! Nó chết rồi này.
Tám Bính vội to đèn soi mặt nó: gương mặt nó xám nhợt! Bính nhẹ vuốt mà nó da thịt nó, giá ngắt. Bính gạt mớ tóc hung hung đẫm nước của nó lên thì Bính càng rởn người. Nổi bật dưới ánh đèn một vết chàm dài hình con thạch sùng kéo từ trán đến mang tai bên phải đứa bé, và một cái lẹm nhỏ trên mắt cũng bên phải đập mạnh vào mắt Bính. Bính choáng váng, cố hết sức tỉnh trí thêm nữa. Bính run run, đưa tay đặt nhẹ lên ngực đứa bé, Bính không thấy trống ngực nó đập nữa. Bính hoảng hốt ghé áp tai vào mỏ ác nó, Bính thấy nó chỉ còn là cái xác chết lạnh như đồng...
Bính tái mét mặt lại đầu gối quỵ dần, đưa cặp mắt xám ngắt nhìn Năm, nghẹn ngào:
- Thôi anh giết chết con tôi rồi!...
Cánh cửa bỗng mở toang. Hai người đội xếp ta chạy vào, bước theo hai người mật thám: một người ban nãy bắt hụt Năm trên tàu và một người béo trắng vận quần áo dài, còn thêm một cẩm tây nữa.
Năm Sài Gòn giật mình, chực chạy trốn. Nhưng cả nhà có mỗi một lối ra thì bị viên cẩm đứng chắn với khẩu súng lục lăm lăm bấm cò. Năm choáng đầu lên, định rút dao để đâm, nhưng nhanh hơn, hai người đội xếp đã nhảy xô lại ôm ghì lấy Năm.
Người mật thám béo trắng vận quần áo dài cũng xô đến lôi Tám Bính dậy, đạp mạnh tay vào Bính vào cái vòng sắt và trừng nhìn Bính, nghiến răng nói:
- Gớm thật!... Con này gớm thật.
Bính cúi đầu run rẩy. Người ấy lại dằn tiếng:
- Chuyến này rồi tao được xem đời mày... Và mày được biết tao!
Chính là người mật thám lấy Bính làm lẽ, cách đây ba năm đã đưa ngót trăm đồng để Bính nộp phạt cho bố mẹ, tuy đã ba năm, nhưng Bính vẫn còn nhớ rõ... Bính nhớ rõ và càng nhớ rõ bao nhiêu, trí tưởng Bính càng như rỉ máu ra bấy nhiêu. Rùng mình, Bính quay mặt nhanh về phía đứa con. Mắt Bính lại hoa lên. Bính giật phắt cái xích sắt trong tay người chồng mật thám, rồi chạy đến ôm chầm lấy đứa bé, khóc nức nở.
Năm Sài Gòn bỡ ngỡ không hiểu ra sao. Người mật thám nọ xổ ngay lại, lôi Bính dạy, quấn nốt hai tay Bính thêm mấy vòng xích sắt nữa, đoạn kéo ra cửa.
Tám Bính tê mê như người mất hồn, lờ đờ ngoái cổ nhìn với đứa con béo tốt nằm rũ trên chiếu.
Thoáng phút giây Bính thấy hết cả mọi sự tuyệt vọng tối tăm từ nay trở đi không lúc nào không xâu xé tâm can Bính, và Bính sẽ sống một đời khốn nạn dài vô cùng tận.
Tám Bính đưa mắt ướt đầm đìa trông Năm lắc đầu:
- Thế là hết!
Tám Bính về Nam Định thuê một gian nhà gần bến Tân Đệ được nửa tháng nay.
Sáng nay Bính lại dậy thật sớm ra cửa ngong ngóng Năm. Đã hai chuyến tàu rồi, mỗi chuyến ba ngày, mà Năm vẫn chưa về.
Ngoài đường, đàn sẻ líu ríu càng làm cho Bính bồn chồn nóng ruột. Trước mắt Bính nắng vàng rực rỡ phấp phới trông ủ dột như những tia sáng hấp hối của chiều tàn vậy.
Ăn cơm trưa xong, Bính lại chờ...
Rồi chiều... rồi tối...
Lúc ấy tàu Nam Hải nhân con nước lên lần ra khỏi bãi, kéo một hồi còi dài đoạn mở thêm tốc lực máy chạy.
Hành khách nhao nhao lên vì mừng rỡ. Một phần đông người về Nam Định xem hội "Phủ giầy" thấy tàu xô phải bãi đã tưởng đến nhỡ mất. Năm Sài Gòn cũng mừng lắm, trước hết vì Năm mới thoát khỏi tay một người mật thám tốn công phu dò hỏi, lùng bắt Năm ở ngoài Hải Phòng, sau vì một món hàng, vừa lọt vào mắt Năm.
Ngồi gần đấy, đằng cuối boong một người đàn bà đứng tuổi ăn vận không sang trọng lắm, nhưng đứa bé ngồi trong lòng thì dễ thương quá. Chiếc khánh vàng lủng lẳng dưới chiếc vòng cổ bằng vàng, những vòng chân, vòng tay của nó toàn bằng vàng làm Năm hoa cả mắt. Các thứ ấy sẽ cho Năm bao nhiêu sự tiêu pha sung sướng. Bán bọn đồ vàng sẽ lấy được kia. Năm đến sòng xóc đĩa đánh "gấp thiếc"(1) mà trúng luôn mười "tay" lúc đó trên thế gian này chắc vua chơi cũng kém Năm.
Nhưng người đàn bà ấy cẩn thận lắm. Năm Sài Gòn cố làm ra vẻ tự nhiên hiền từ, song không thể nào gần được đứa bé. Năm đã phải giật mình vì câu nói: "Để hở thế này thì chó nó đớp mất còn gì!". Khi người đàn bà đó cầm chân thằng bé kéo ra, kéo vào, vừa cười ròn rã.
Chắc đứa bé được nâng niu, tẩm bổ cực kỳ sung sướng nên nước da nó mới trắng hồng, chân tay mới bự bẫm đến như thế. Đem ví với trứng gà hay với bột nặn thì trứng gà và bột nặn còn kém. Thảo nào nó chừng lên năm lên sáu, đang tuổi chạy nhảy, nhưng người đàn bà cứ quấn quít lấy nó, chẳng rời nó một giây.
Tày chạy quá Suôi, Hới đã lâu, thấm thoắt đến gần Tân đệ thì chiếc kim đồng hồ trong buồng máy chỉ đúng mười giờ.
Mười giờ... cảnh vật trên sông càng tối mịt mù.
Bỗng người đàn bà bế con xuống boong dưới, lò dò ra cửa tàu, ngần ngại trông về Nam Định sáng tỏa một vùng trời, lẩm bẩm nói một mình: "Lâu quá trời đất ạ!".
Năm Sài Gòn nhẹ như cái bóng nối gót luôn. Người đàn bà vừa quay mình lại, chưa kịp nhìn Năm, Năm đã thúc mạnh cùi tay vào mạng mỡ người ấy.
Một tiếng kêu rú lên. Năm Sài Gòn đạp thêm người
o O o
1. Gấp thiếc: Gấp bội lên.
ấy cái nữa, giằng lấy đứa bé xong lao mình xuống sông. Người đàn bà kêu thất thanh. Hành khách xô lại. Họ ngơ ngác trông hút theo khoảng sông rộng mờ mịt hai bóng người nhấp nhô trên đợt sóng mỗi lúc một xa, rồi biến mất.
Người đàn bà kêu khóc thảm thiết, vật vã mình mẩy. Mọi người đều bàn tán ầm ỹ cả tàu. Riêng có một người vận âu phục đứng cạnh mẹ đứa bé độ vài sải tay là không nói nửa nhời. Y tựa lưng cạnh sườn tàu, cau mày lẳng lặng.
Trước còn một hình ảnh mờ mờ hiện trong trí tưởng y sau cả một thân thể béo lùn với khuôn mặt sắt siu rám nắng chằng chịt những vết sẹo dao chém hiện ra rõ trước mặt y.
Y mím môi, nắm chặt bàn tay phải đấm mạnh vào lòng bàn tay trái, dằn tiếng nói một mình:
- Lại... i... i Năm Sài Gòn!...
Bấy giờ Năm Sài Gòn mải miết bơi, nên không thể nào kịp tháo các vòng chân, vòng tay đứa bé. Năm đã phải nghiến răng cố dứt cái vòng cổ để về giấu trước đi một chỗ, nhưng ngón tay chuối mắn của Năm vừa ấn mạnh xuống cổ thằng bé thì nó càng giẫy đạp khiến Năm suýt phải buông nó ra mất.
Mấy phen Năm và nó chìm nghỉm rồi lại nhô lên. Năm thở không ra hơi, cánh tay phải mỏi rã rời, thân thể bắt đầu nặng trĩu. Đã thế gió mạnh ở đâu bỗng nổi lên, thổi bạt Năm ra tận giữa sông. Giá mà món hàng thường thì Năm đến bỏ đi để qua cơn cheo leo vật lộn với sông nước này.
Đứa bé ngạt hơi không giẫy đạp nữa và không biết gì nữa, Năm Sài Gòn gạt những tóc rủ xuống mặt rồi hết sức hơi... Một lúc sau Năm nhoai được vào bờ liền vội xốc đứa bé lên vai, cắm đầu chạy. Nhà Năm còn cách đấy một quãng ngắn thôi. Thoáng chốc, Năm đẩy cửa bước vào, Bính đương nằm, ngồi nhỏm dậy:
- Kìa mình!
Năm Sài Gòn đặt đứa bé xuống giường xong ôm ngực ngồi thở, quần áo ướt như chuột lột. Tám Bính biến sắc mặt hỏi Năm:
- Mình làm sao thế! Đứa bé nào đây?
Năm lập cập nói:
- "Hàng" đấy! Mình.
Tám Bính nhìn đứa bé, tròng mắt như muốn bật ra vì thấy có một cái gì khác lạ quá. Còn Năm kéo khăn lau qua mặt xong Năm chạy lại sờ ngực nó, Bính toan hỏi, Năm đã kêu lên:
- Mà mình ơi! Nó chết rồi này.
Tám Bính vội to đèn soi mặt nó: gương mặt nó xám nhợt! Bính nhẹ vuốt mà nó da thịt nó, giá ngắt. Bính gạt mớ tóc hung hung đẫm nước của nó lên thì Bính càng rởn người. Nổi bật dưới ánh đèn một vết chàm dài hình con thạch sùng kéo từ trán đến mang tai bên phải đứa bé, và một cái lẹm nhỏ trên mắt cũng bên phải đập mạnh vào mắt Bính. Bính choáng váng, cố hết sức tỉnh trí thêm nữa. Bính run run, đưa tay đặt nhẹ lên ngực đứa bé, Bính không thấy trống ngực nó đập nữa. Bính hoảng hốt ghé áp tai vào mỏ ác nó, Bính thấy nó chỉ còn là cái xác chết lạnh như đồng...
Bính tái mét mặt lại đầu gối quỵ dần, đưa cặp mắt xám ngắt nhìn Năm, nghẹn ngào:
- Thôi anh giết chết con tôi rồi!...
Cánh cửa bỗng mở toang. Hai người đội xếp ta chạy vào, bước theo hai người mật thám: một người ban nãy bắt hụt Năm trên tàu và một người béo trắng vận quần áo dài, còn thêm một cẩm tây nữa.
Năm Sài Gòn giật mình, chực chạy trốn. Nhưng cả nhà có mỗi một lối ra thì bị viên cẩm đứng chắn với khẩu súng lục lăm lăm bấm cò. Năm choáng đầu lên, định rút dao để đâm, nhưng nhanh hơn, hai người đội xếp đã nhảy xô lại ôm ghì lấy Năm.
Người mật thám béo trắng vận quần áo dài cũng xô đến lôi Tám Bính dậy, đạp mạnh tay vào Bính vào cái vòng sắt và trừng nhìn Bính, nghiến răng nói:
- Gớm thật!... Con này gớm thật.
Bính cúi đầu run rẩy. Người ấy lại dằn tiếng:
- Chuyến này rồi tao được xem đời mày... Và mày được biết tao!
Chính là người mật thám lấy Bính làm lẽ, cách đây ba năm đã đưa ngót trăm đồng để Bính nộp phạt cho bố mẹ, tuy đã ba năm, nhưng Bính vẫn còn nhớ rõ... Bính nhớ rõ và càng nhớ rõ bao nhiêu, trí tưởng Bính càng như rỉ máu ra bấy nhiêu. Rùng mình, Bính quay mặt nhanh về phía đứa con. Mắt Bính lại hoa lên. Bính giật phắt cái xích sắt trong tay người chồng mật thám, rồi chạy đến ôm chầm lấy đứa bé, khóc nức nở.
Năm Sài Gòn bỡ ngỡ không hiểu ra sao. Người mật thám nọ xổ ngay lại, lôi Bính dạy, quấn nốt hai tay Bính thêm mấy vòng xích sắt nữa, đoạn kéo ra cửa.
Tám Bính tê mê như người mất hồn, lờ đờ ngoái cổ nhìn với đứa con béo tốt nằm rũ trên chiếu.
Thoáng phút giây Bính thấy hết cả mọi sự tuyệt vọng tối tăm từ nay trở đi không lúc nào không xâu xé tâm can Bính, và Bính sẽ sống một đời khốn nạn dài vô cùng tận.
Tám Bính đưa mắt ướt đầm đìa trông Năm lắc đầu:
- Thế là hết!
Bình luận facebook