Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-75
Chương 75 : Chương 75KHANG KHANG
“Những người phàm khác, có ai có nhiều sọt không?” Đợi đến lần sau lấy sọt rồi bắt cá, lại phải đợi thêm một khoảng thời gian nữa mới bán được, phiền muốn chết.
“Có… có chứ.”
Bắt chuyện với tu sĩ, Nam Ly Nguyệt lo sẽ để lộ thân phận. Mà nói chuyện với người thường, tâm trạng Nam Ly Nguyệt cũng rất phức tạp...
Bà làm người khác sợ, cũng từng bị họ ném đá vào người.
Nơi bà ở hiện giờ là căn nhà của thôn dân đã cứu bà năm đó, đó là một đôi vợ chồng già đã qua đời từ lâu. Sau khi bọn họ ra đi, Nam Ly Nguyệt giúp họ lo hậu sự. Sau đó bà một thân một mình ở đây, rất ít khi nói chuyện với người khác.
Nhà trưởng thôn có tới mấy sọt cá, chắc chắn là không dùng hết.
Nam Ly Nguyệt lấy đồ ra thêu một cái hà bao(*). Trước đây bà quen dùng kim châm, mà giờ những cây kim dùng để cứu người trị bệnh, đã trở thành kim thêu quần áo. Từng là một luyện đan sư mà nay đã trở thành một người phụ nữ xấu xí ở thôn chài nghèo khổ. Nhưng cho dù cuộc sống khó khăn như vậy, Nam Ly Nguyệt vẫn biết mang lòng biết ơn.
(*) Hà bao: túi tiền.
Khi một tia hi vọng được dấy lên, bà tràn đầy động lực muốn dùng tất cả sức lực để bắt lấy.
Thấy lá cây trong ấn Công Đức phát ra một tia sáng xanh lá mong manh, Tô Lâm An rất xúc động. Người nàng gặp lần này, ngày trước có lẽ là một cô nương tốt có tấm lòng lương thiện. Tiếc rằng đã gặp phải kẻ đê tiện.
Yên tâm, sau này ta đưa ngươi đi đánh bọn chúng tan tác!
Tô Lâm An lập tức tràn đầy động lực, hạ quyết tâm hạ gục tiện nhân. So sánh với Mục Cẩm Vân ngày trước, nàng cảm thấy Nam Ly Nguyệt này thực sự là quá tốt!
Xung quanh không có linh khí, Tô Lâm An cũng không hấp thụ vận chuyển linh khí nữa. Nàng điều khiển con rối gỗ, lấy một cái kim to hơn một chút từ hộp kim chỉ ra, cầm trong tay như cầm một thanh kiếm vàng. Nàng cầm cái kim châm nhỏ làm động tác chém, còn luyện mấy chiêu kiếm. Dù sao cũng không thể dùng linh khí, vậy thì luyện chút công pháp thôi, sau này đánh nhau sẽ dùng thanh kiếm nhỏ này đâm mù mắt chó của lũ ác nhân!
Đến chạng vạng, hà bao của Nam Ly Nguyệt đã được thêu xong.
Bà thay một bộ quần áo sạch sẽ hơn, cẩn thận lấy khăn che mặt lại. Bà đặt hà bao vào cái làn nhỏ, lấy vải đậy lên rồi xách làn khập khiễng ra khỏi nhà.
Ngôi nhà được xây đẹp nhất ở đầu thôn chính là nhà của trưởng thôn thôn Lý Gia.
Trưởng thôn tên là Lý Động, tu vi Luyện Khí kỳ tầng ba.
Hắn có hai đứa con, một nam một nữ, con gái lớn bảy tuổi, con trai nhỏ năm tuổi, tu vi đều là Luyện Khí kỳ tầng một.
Trước kia, Nam Ly Nguyệt đã từng lén đánh giá đứa bé trai kia. Khi bà và con bị chia cắt, Khang Khang của bà chỉ mới ba tuổi.
Đứa bé này tên Lý Khang, người của thôn Lý Gia cũng gọi nó là Khang Khang.
Nam Ly Nguyệt nhìn Khang Khang lớn lên, thấy đứa bé khỏe mạnh kháu khỉnh, ngày càng hư. Cho dù Khang Khang ném đá vào người bà, bà cũng chưa từng tức giận, bà chỉ muốn nhìn nó thêm đôi chút. Khi nhìn nó, Nam Ly Nguyệt sẽ nghĩ có lẽ ở một phương trời nào đó, con trai của bà cũng đã lớn, mạnh khỏe cứng cáp, bình an suôn sẻ.
Khập khiễng bước tới trước cửa nhà trưởng thôn, Nam Ly Nguyệt rất lo lắng, tim đập mạnh như đánh trống.
Bà đứng trước cửa do dự không tiến tới.
“Giờ đã là chiều muộn, hay là ngày mai hẵng tới.” Nam Ly Nguyệt nghĩ thầm. Bà vừa nghĩ vừa hỏi ý tiên linh An An theo bản năng.
Tô Lâm An không đi cùng bà, giờ nghe thấy lời nói trong lòng của bà bèn đáp: “Đừng dây dưa sang ngày mai. Ngày mai còn có chuyện của ngày mai.”
Tính cách của Nam Ly Nguyệt quả đúng là khác một trời một vực với Mục Cẩm Vân. Mục Cẩm Vân nói chuyện hay làm việc đều vô cùng nhanh nhẹn dứt khoát, chưa từng lề mề, đầu đầy mưu mô làm nhiều việc ác...
“À, được rồi.” Nam Ly Nguyệt chậm rãi giơ tay, đang định gõ cửa liền nghe thấy một giọng nói vang lên: “Bà thọt kia! Bà đến đây làm gì!”
Người vừa lên tiếng chính là con trai nhỏ của Lý gia, Khang Khang. Tay nó cầm một quả hạch đào, sau khi thấy Nam Ly Nguyệt thì ném thẳng hạch đào qua. Tu vi của nó là Luyện Khí kỳ tầng một, nếu như Nam Ly Nguyệt thực sự là một bà lão bình thường thì chắc chắn sẽ bị thương. May mà Nam Ly Nguyệt còn có chút tu vi. Có điều, tuy bà khó khăn tránh được, nhưng vì chân không tiện nên không thể đứng vững, ngã nhào xuống đất.
Lý Khang cười lớn, Nam Ly Nguyệt cúi đầu không nói lời nào.
Trong lòng bà nghĩ, tuy đứa bé này cũng tên Khang Khang, nhưng không hề giống với Khang Khang của bà.
Khang Khang của bà là một đứa nhỏ ngoan ngoãn, vô cùng hiểu chuyện.
“Khang Khang, vào đây!” Người lên tiếng là thê tử của trưởng thôn Lý Động. Cô ta liếc Nam Ly Nguyệt một cái, nhíu mày thấp giọng mắng một câu, “Đồ vô dụng!”
Tô Lâm An lập tức nhận ra, người của thôn Lý Gia này đúng là chẳng thân thiện gì hết.
Người của trấn Thanh Thủy vẫn đáng yêu hơn.
Có điều, thê tử của Lý Động sau khi vào nhà lại cầm một cái bát ra đặt dưới đất trước mặt Nam Ly Nguyệt, “Cầm về ăn đi, khỏi cần trả lại bát. Sau này đừng đến trước cửa nhà chúng ta, nếu thực sự không có gì để ăn cứ đặt bát ở...”
Cô ta nhìn xung quanh rồi nói: “Để bát ở dưới gốc cây đằng kia, ta nhìn thấy sẽ cho bà thêm một bát.”
Mặt của Nam Ly Nguyệt trúng độc Hồng Nhan Khô, thế nên vẫn luôn đau nhức không thôi, trừ đau đớn ra bà không cảm thấy điều gì khác. Thế nhưng vào giờ khắc này bà lại cảm thấy có chút hổ thẹn. Bà cúi thấp đầu, ấp úng nói: “Phu nhân, ta không tới xin cơm.”
Câu đầu tiên đã nói lắp bắp, giọng bà khàn đặc giống như giấy ráp cọ lên hòn đá, trong sự thô ráp ấy thỉnh thoảng lại có một âm bén nhọn. Thê tử của trưởng thôn nghe vậy thì nhíu chặt mày, sốt ruột nói: “Vậy bà muốn gì?”
Nam Ly Nguyệt cúi đầu càng thấp hơn, khàn giọng nói: “Ta chỉ muốn mượn một sọt cá.”
Bà lật chiếc khăn che trên cái giỏ, để lộ ra hà bao bên trong, “Thứ này có thể coi là tiền thuê không?”
Thê tử trưởng thôn khinh thường liếc qua một cái, sau đó lại hơi kinh ngạc, “Đây là hà bao của phường thêu Cẩm Tú sao?”
Phường Cẩm Tú là phường thêu nổi tiếng nhất ở trấn Phù Dung, nghe nói đồng phục của đệ tử phái Điểm Thương là do phường Cẩm Tú làm. Đồ thêu ở nơi đó có giá rất đắt đỏ, không chỉ đẹp mà còn là pháp bảo. Khi mảnh vài đen vừa được mở ra, đầu hổ thêu trên hà bao như sắp nhảy vọt từ đó ra. Cô ta sợ tới mức chảy đầy mồ hôi lạnh, đợi nhìn kỹ lại mới thấy con hổ đó ngây thơ đáng yêu, không hề khờ khạo như hổ con Khang Khang nhà cô ta...
Nhưng bà lão thọt này không giống như người có tiền tới phường thêu Cẩm Tú mua hà bao.
Cứ cách một khoảng thời gian, bà ta cũng theo linh thuyền lên trấn, khi trở về luôn mang theo chút đồ dùng ăn mặc. Mấy năm nay, bà ta chưa xin ăn bao giờ, chuyện hậu sự của hai cụ già kia cũng do bà ta lo liệu, không hề mượn tiền của người trong thôn. Tiền của bà từ đâu mà có?
Lẽ nào bà ta làm đồ thêu cho phường Cẩm Tú?
Thê tử của trưởng thôn vươn tay định cầm hà bao lên, có điều trước khi đầu ngón tay chạm vào hà bao, cô ta đã rụt tay lại, “Có được mượn sọt cá hay không, ta còn phải bàn bạc với phu quân ta đã. Nếu như chàng đồng ý, ta sẽ lấy hà bao của bà.”
Nói xong, cô ta vội vã trở vào nhà. Chẳng bao lâu sau, cô ta ra ngoài cầm theo sọt cá với vẻ mặt đầy vui mừng, “Này, tạm thời cho bà mượn, lần sau khi tiên nhân tới, bà nhớ phải tự mở miệng xin một cái. Tới lúc đó trả cái này lại cho nhà ta.”
Nói xong, cô ta đưa sọt cá cho Nam Ly Nguyệt, còn mình thì với tay qua lấy hà bao, còn gọi con trai cưng của mình, “Khang Khang, con thấy con hổ này có ngoan không?”
Con gái lớn bảy tuổi nhà họ cũng ra ngoài, đứng ở sau cửa, im lặng nhìn mẫu thân cầm hà bao chơi đùa với đệ đệ. Ánh mắt cô bé dừng ở trên chiếc hà bao kia, trong đôi mắt lóe lên sự ngưỡng mộ, nhưng chỉ ngay giây sau lại rầu rĩ núp ở sau cửa.
Tô Lâm An liền nói: “Có rảnh thì làm cho con gái nhà đó một cái.” Cô bé đó có được hà bao, nói không chừng sẽ cảm ơn.
Đứa bé trai kia thì quá hư, chẳng đáng yêu chút nào.
“Vâng.” Nam Ly Nguyệt đã mượn được sọt nên tâm trạng khá tốt, bước đi dường như cũng nhanh nhẹn hơn không ít. Bà về cất kỹ sọt cá, thắp ngọn đèn dầu, định thêu hà bao dưới ánh đèn.
Tô Lâm An lại nói: “Giờ ngươi nên suy nghĩ thêm về chuyện luyện đan. Nhiều năm như vậy rồi, e là sớm đã quên sạch.”
Nàng tiện tay viết một đan phương(*) ném cho Nam Ly Nguyệt, “Nghiên cứu cho kỹ.”
(*) Đan phương: công thức luyện đan. .
Nam Ly Nguyệt: “...”
(*)
“Những người phàm khác, có ai có nhiều sọt không?” Đợi đến lần sau lấy sọt rồi bắt cá, lại phải đợi thêm một khoảng thời gian nữa mới bán được, phiền muốn chết.
“Có… có chứ.”
Bắt chuyện với tu sĩ, Nam Ly Nguyệt lo sẽ để lộ thân phận. Mà nói chuyện với người thường, tâm trạng Nam Ly Nguyệt cũng rất phức tạp...
Bà làm người khác sợ, cũng từng bị họ ném đá vào người.
Nơi bà ở hiện giờ là căn nhà của thôn dân đã cứu bà năm đó, đó là một đôi vợ chồng già đã qua đời từ lâu. Sau khi bọn họ ra đi, Nam Ly Nguyệt giúp họ lo hậu sự. Sau đó bà một thân một mình ở đây, rất ít khi nói chuyện với người khác.
Nhà trưởng thôn có tới mấy sọt cá, chắc chắn là không dùng hết.
Nam Ly Nguyệt lấy đồ ra thêu một cái hà bao(*). Trước đây bà quen dùng kim châm, mà giờ những cây kim dùng để cứu người trị bệnh, đã trở thành kim thêu quần áo. Từng là một luyện đan sư mà nay đã trở thành một người phụ nữ xấu xí ở thôn chài nghèo khổ. Nhưng cho dù cuộc sống khó khăn như vậy, Nam Ly Nguyệt vẫn biết mang lòng biết ơn.
(*) Hà bao: túi tiền.
Khi một tia hi vọng được dấy lên, bà tràn đầy động lực muốn dùng tất cả sức lực để bắt lấy.
Thấy lá cây trong ấn Công Đức phát ra một tia sáng xanh lá mong manh, Tô Lâm An rất xúc động. Người nàng gặp lần này, ngày trước có lẽ là một cô nương tốt có tấm lòng lương thiện. Tiếc rằng đã gặp phải kẻ đê tiện.
Yên tâm, sau này ta đưa ngươi đi đánh bọn chúng tan tác!
Tô Lâm An lập tức tràn đầy động lực, hạ quyết tâm hạ gục tiện nhân. So sánh với Mục Cẩm Vân ngày trước, nàng cảm thấy Nam Ly Nguyệt này thực sự là quá tốt!
Xung quanh không có linh khí, Tô Lâm An cũng không hấp thụ vận chuyển linh khí nữa. Nàng điều khiển con rối gỗ, lấy một cái kim to hơn một chút từ hộp kim chỉ ra, cầm trong tay như cầm một thanh kiếm vàng. Nàng cầm cái kim châm nhỏ làm động tác chém, còn luyện mấy chiêu kiếm. Dù sao cũng không thể dùng linh khí, vậy thì luyện chút công pháp thôi, sau này đánh nhau sẽ dùng thanh kiếm nhỏ này đâm mù mắt chó của lũ ác nhân!
Đến chạng vạng, hà bao của Nam Ly Nguyệt đã được thêu xong.
Bà thay một bộ quần áo sạch sẽ hơn, cẩn thận lấy khăn che mặt lại. Bà đặt hà bao vào cái làn nhỏ, lấy vải đậy lên rồi xách làn khập khiễng ra khỏi nhà.
Ngôi nhà được xây đẹp nhất ở đầu thôn chính là nhà của trưởng thôn thôn Lý Gia.
Trưởng thôn tên là Lý Động, tu vi Luyện Khí kỳ tầng ba.
Hắn có hai đứa con, một nam một nữ, con gái lớn bảy tuổi, con trai nhỏ năm tuổi, tu vi đều là Luyện Khí kỳ tầng một.
Trước kia, Nam Ly Nguyệt đã từng lén đánh giá đứa bé trai kia. Khi bà và con bị chia cắt, Khang Khang của bà chỉ mới ba tuổi.
Đứa bé này tên Lý Khang, người của thôn Lý Gia cũng gọi nó là Khang Khang.
Nam Ly Nguyệt nhìn Khang Khang lớn lên, thấy đứa bé khỏe mạnh kháu khỉnh, ngày càng hư. Cho dù Khang Khang ném đá vào người bà, bà cũng chưa từng tức giận, bà chỉ muốn nhìn nó thêm đôi chút. Khi nhìn nó, Nam Ly Nguyệt sẽ nghĩ có lẽ ở một phương trời nào đó, con trai của bà cũng đã lớn, mạnh khỏe cứng cáp, bình an suôn sẻ.
Khập khiễng bước tới trước cửa nhà trưởng thôn, Nam Ly Nguyệt rất lo lắng, tim đập mạnh như đánh trống.
Bà đứng trước cửa do dự không tiến tới.
“Giờ đã là chiều muộn, hay là ngày mai hẵng tới.” Nam Ly Nguyệt nghĩ thầm. Bà vừa nghĩ vừa hỏi ý tiên linh An An theo bản năng.
Tô Lâm An không đi cùng bà, giờ nghe thấy lời nói trong lòng của bà bèn đáp: “Đừng dây dưa sang ngày mai. Ngày mai còn có chuyện của ngày mai.”
Tính cách của Nam Ly Nguyệt quả đúng là khác một trời một vực với Mục Cẩm Vân. Mục Cẩm Vân nói chuyện hay làm việc đều vô cùng nhanh nhẹn dứt khoát, chưa từng lề mề, đầu đầy mưu mô làm nhiều việc ác...
“À, được rồi.” Nam Ly Nguyệt chậm rãi giơ tay, đang định gõ cửa liền nghe thấy một giọng nói vang lên: “Bà thọt kia! Bà đến đây làm gì!”
Người vừa lên tiếng chính là con trai nhỏ của Lý gia, Khang Khang. Tay nó cầm một quả hạch đào, sau khi thấy Nam Ly Nguyệt thì ném thẳng hạch đào qua. Tu vi của nó là Luyện Khí kỳ tầng một, nếu như Nam Ly Nguyệt thực sự là một bà lão bình thường thì chắc chắn sẽ bị thương. May mà Nam Ly Nguyệt còn có chút tu vi. Có điều, tuy bà khó khăn tránh được, nhưng vì chân không tiện nên không thể đứng vững, ngã nhào xuống đất.
Lý Khang cười lớn, Nam Ly Nguyệt cúi đầu không nói lời nào.
Trong lòng bà nghĩ, tuy đứa bé này cũng tên Khang Khang, nhưng không hề giống với Khang Khang của bà.
Khang Khang của bà là một đứa nhỏ ngoan ngoãn, vô cùng hiểu chuyện.
“Khang Khang, vào đây!” Người lên tiếng là thê tử của trưởng thôn Lý Động. Cô ta liếc Nam Ly Nguyệt một cái, nhíu mày thấp giọng mắng một câu, “Đồ vô dụng!”
Tô Lâm An lập tức nhận ra, người của thôn Lý Gia này đúng là chẳng thân thiện gì hết.
Người của trấn Thanh Thủy vẫn đáng yêu hơn.
Có điều, thê tử của Lý Động sau khi vào nhà lại cầm một cái bát ra đặt dưới đất trước mặt Nam Ly Nguyệt, “Cầm về ăn đi, khỏi cần trả lại bát. Sau này đừng đến trước cửa nhà chúng ta, nếu thực sự không có gì để ăn cứ đặt bát ở...”
Cô ta nhìn xung quanh rồi nói: “Để bát ở dưới gốc cây đằng kia, ta nhìn thấy sẽ cho bà thêm một bát.”
Mặt của Nam Ly Nguyệt trúng độc Hồng Nhan Khô, thế nên vẫn luôn đau nhức không thôi, trừ đau đớn ra bà không cảm thấy điều gì khác. Thế nhưng vào giờ khắc này bà lại cảm thấy có chút hổ thẹn. Bà cúi thấp đầu, ấp úng nói: “Phu nhân, ta không tới xin cơm.”
Câu đầu tiên đã nói lắp bắp, giọng bà khàn đặc giống như giấy ráp cọ lên hòn đá, trong sự thô ráp ấy thỉnh thoảng lại có một âm bén nhọn. Thê tử của trưởng thôn nghe vậy thì nhíu chặt mày, sốt ruột nói: “Vậy bà muốn gì?”
Nam Ly Nguyệt cúi đầu càng thấp hơn, khàn giọng nói: “Ta chỉ muốn mượn một sọt cá.”
Bà lật chiếc khăn che trên cái giỏ, để lộ ra hà bao bên trong, “Thứ này có thể coi là tiền thuê không?”
Thê tử trưởng thôn khinh thường liếc qua một cái, sau đó lại hơi kinh ngạc, “Đây là hà bao của phường thêu Cẩm Tú sao?”
Phường Cẩm Tú là phường thêu nổi tiếng nhất ở trấn Phù Dung, nghe nói đồng phục của đệ tử phái Điểm Thương là do phường Cẩm Tú làm. Đồ thêu ở nơi đó có giá rất đắt đỏ, không chỉ đẹp mà còn là pháp bảo. Khi mảnh vài đen vừa được mở ra, đầu hổ thêu trên hà bao như sắp nhảy vọt từ đó ra. Cô ta sợ tới mức chảy đầy mồ hôi lạnh, đợi nhìn kỹ lại mới thấy con hổ đó ngây thơ đáng yêu, không hề khờ khạo như hổ con Khang Khang nhà cô ta...
Nhưng bà lão thọt này không giống như người có tiền tới phường thêu Cẩm Tú mua hà bao.
Cứ cách một khoảng thời gian, bà ta cũng theo linh thuyền lên trấn, khi trở về luôn mang theo chút đồ dùng ăn mặc. Mấy năm nay, bà ta chưa xin ăn bao giờ, chuyện hậu sự của hai cụ già kia cũng do bà ta lo liệu, không hề mượn tiền của người trong thôn. Tiền của bà từ đâu mà có?
Lẽ nào bà ta làm đồ thêu cho phường Cẩm Tú?
Thê tử của trưởng thôn vươn tay định cầm hà bao lên, có điều trước khi đầu ngón tay chạm vào hà bao, cô ta đã rụt tay lại, “Có được mượn sọt cá hay không, ta còn phải bàn bạc với phu quân ta đã. Nếu như chàng đồng ý, ta sẽ lấy hà bao của bà.”
Nói xong, cô ta vội vã trở vào nhà. Chẳng bao lâu sau, cô ta ra ngoài cầm theo sọt cá với vẻ mặt đầy vui mừng, “Này, tạm thời cho bà mượn, lần sau khi tiên nhân tới, bà nhớ phải tự mở miệng xin một cái. Tới lúc đó trả cái này lại cho nhà ta.”
Nói xong, cô ta đưa sọt cá cho Nam Ly Nguyệt, còn mình thì với tay qua lấy hà bao, còn gọi con trai cưng của mình, “Khang Khang, con thấy con hổ này có ngoan không?”
Con gái lớn bảy tuổi nhà họ cũng ra ngoài, đứng ở sau cửa, im lặng nhìn mẫu thân cầm hà bao chơi đùa với đệ đệ. Ánh mắt cô bé dừng ở trên chiếc hà bao kia, trong đôi mắt lóe lên sự ngưỡng mộ, nhưng chỉ ngay giây sau lại rầu rĩ núp ở sau cửa.
Tô Lâm An liền nói: “Có rảnh thì làm cho con gái nhà đó một cái.” Cô bé đó có được hà bao, nói không chừng sẽ cảm ơn.
Đứa bé trai kia thì quá hư, chẳng đáng yêu chút nào.
“Vâng.” Nam Ly Nguyệt đã mượn được sọt nên tâm trạng khá tốt, bước đi dường như cũng nhanh nhẹn hơn không ít. Bà về cất kỹ sọt cá, thắp ngọn đèn dầu, định thêu hà bao dưới ánh đèn.
Tô Lâm An lại nói: “Giờ ngươi nên suy nghĩ thêm về chuyện luyện đan. Nhiều năm như vậy rồi, e là sớm đã quên sạch.”
Nàng tiện tay viết một đan phương(*) ném cho Nam Ly Nguyệt, “Nghiên cứu cho kỹ.”
(*) Đan phương: công thức luyện đan. .
Nam Ly Nguyệt: “...”
(*)
Bình luận facebook