5/
Nửa đêm, Bội Bội tỉnh giấc, tôi cho con bé bú mà nó vẫn khóc.
Không còn cách nào, tôi đành phải ôm con bé đi qua đi lại.
Tôi vốn chưa hồi phục sau khi sinh sản lại còn phải bế con, thế nên ngay từ khi còn trẻ tôi đã bị bệnh, sau này lúc về già, hễ tôi làm việc hơi nặng thì sẽ bị đau lưng.
Vì chuyện này, Doãn Bình đã mắng tôi õng ẹo không biết bao nhiêu lần.
Tôi nhỏ giọng dỗ dành Bội Bội và đung đưa qua lại nhưng vẫn không dỗ được.
Chồng tôi bị đánh thức, anh ta cầm gối ném về phía tôi và Bội Bội: "Khóc cái gì mà khóc! Cô làm mẹ sao không biết dỗ con? Lâu như vậy mà còn chưa dỗ được thì cô còn làm được gì nữa hả?"
Hai kiếp trước, Doãn Bình cũng cáu kỉnh như thế, hệ con gái hơi ồn ào anh ta sẽ mắng hai mẹ con tôi.
Nhưng vì nghĩ đến tính chất công việc của anh ta, sợ ban ngày anh ta lái xe không an toàn nên tôi vẫn luôn nhẫn nhịn.
Tuy nhiên, kiếp này tôi sẽ không để cho anh ta thoải mái nữa.
Tôi đi vào nhà bếp lấy một chậu nước lạnh, sau đó rưới từ đầu đến chân Doãn Bình.
Nếu tôi không được ngủ thì anh cũng đừng hòng ngủ.
Ngày mùa đông lại bị tưới nước lạnh khiến Doãn Bình lạnh thấu xương, hoàn toàn tỉnh táo.
"Từ Tiểu Đình, cô bị điên à!"
Tôi cười lạnh nói: "Đứa bé không phải con của riêng tôi, anh làm cha không biết dỗ con hay sao? Lẽ nào con gái tôi lại mồ côi cha từ nhỏ? Bắt đầu từ hôm nay, còn sẽ ngủ chung với anh, nếu còn khóc thì anh phải dỗ dành nó. Tôi cũng sẽ không cho con bú nữa, suy cho cùng tôi cũng không có nhiều sữa, anh hãy cho con bú sữa bột đi. Nếu con bé không chịu bú thì cứ mặc cho nó khóc."
Doãn Bình giả vờ không nghe thấy lời nói của tôi, anh ta trở mình, nhích người tới chỗ không bị ướt rồi quay lưng về phía tôi, tiếp tục ngủ.
Tôi lại vào phòng bếp lấy một chậu nước lạnh rồi tạt vào người anh ta.
"Doãn Bình, anh nghe cho rõ đây, sau này hễ tôi không ngủ được thì anh cũng đừng hòng đi ngủ."
Nghe vậy, Doãn Bình bật dậy từ trên giường, chỉ thẳng vào tôi.
Anh ta vừa định mở miệng tôi đã đá anh ta trở lại trên giường.
Tôi nói: "Sau này nếu anh còn bỏ mặc con gái nữa, tôi sẽ ẵm theo Bội Bội đi ngay lập tức."
Nói xong, tôi đưa con cho anh ta, còn mình thì ôm một chiếc chăn mới trên giường rồi đi sang căn phòng khác.
Bắt đầu từ hôm đó, Doãn Bình ngoan ngoãn hơn trước đây nhiều. Đúng là lực nào nên nổi điên thì phải nổi điên, lúc trước đó tôi quá tốt tính nên mới bị chồng và con gái leo lên đầu.
Tôi nói làm là làm ngay, từ hôm đó tôi đã giao Bội Bội cho chồng mình.
Tôi dọn sang căn phòng khác, mỗi lần con gái khóc, chồng tôi sẽ bế con gái lên cho bú và ẵm nó đi khắp nhà.
Ban đầu, mỗi lần con khóc lớn, chồng tôi vẫn ngủ ngon lành.
Anh ta cho rằng nếu anh ta không dậy thì tôi chắc chắn sẽ quan tâm tới.
Thế nhưng sau khi còn khóc vài lần, anh ta mới nhận ra tôi thật sự bỏ mặc.
Vì vậy, anh ta đứng dậy pha sữa rồi cho con bú.
Rõ ràng anh ta cố ý cược xem tôi nhìn thấy có đau lòng hay không, nhưng tôi đã không.
Con gái bị bệnh tả, tôi đến công ty tìm lãnh đạo xin cho anh ta nghỉ phép, để anh ta ở bệnh viện chăm sóc đứa nhỏ, còn tôi tiếp tục đến nhà máy đi làm.
Con gái nằm viện đã xài hết khoảng nửa tháng tiền lương của Doãn Bình khiến anh ta vô cùng đau lòng.
Vì cơ thể khó chịu nên ngày nào con gái cũng khóc, Doãn Bình bị tra tấn đến mức suy nhược thần kinh.
Từ đó, anh ta mới biết chăm sóc đứa bé không phải chuyện dễ dàng.
Ban đầu anh ta không hề làm gì cả, nhưng khi thấy tôi thật sự mặc kệ, Doãn Bình bắt đầu học pha sữa và thay tã.
Lúc Bội Bội khoác, anh ta sẽ bắt chước tôi bế con bé đi qua đi lại khắp nhà.
Anh ta mới chăm con một tháng đã than đau lưng.
Kiếp trước sau khi sinh con tôi bị bệnh, bây giờ chồng tôi cũng có.
Kiếp trước, anh ta nói vì tôi ăn cay trong khi ở cữ nên mới bị đau lưng, tất cả do tôi tự chuốc lấy.
Đời này, đổi lại anh ta chăm sóc con gái, còn tôi thì thoải mái nghỉ dưỡng.
Vì vậy, lưng và chân tôi không hề bị đau, cơ thể hồi phục rất tốt.
Sinh con không hề để lại di chứng, tất cả là do chăm sóc con nhỏ mà ra.
Mỗi lần anh ta than đau lưng, tôi đều dùng lời anh ta nói kiếp trước đáp lại: "Một người đàn ông như anh sao mới làm chút việc mà đã đau lưng rồi."
Sau mấy o, Doãn Bình thật sự không chịu đựng nổi nữa: "Bội Bội, ban ngày cha còn phải lái xe, trong khoảng thời gian này cha thật sự rất cực khổ, thật sự không còn tinh thần chăm con nữa."
Tôi cười lạnh và nói: "Vất vả ư? Lúc trước khi tôi chăm con không phải anh cảm thấy chuyện này rất nhẹ nhàng sao?"
Doãn Bình cười khổ: "Bây giờ anh biết rồi, trước đây là anh có lỗi với em, nhưng anh còn phải đi làm, thật sự không chịu nổi nữa."
Tôi đáp: "Anh phải đi làm còn tôi thì không à? Tôi không đi làm sao? Anh vất vả còn tôi thì không hả? Anh cảm thấy số tiền anh kiếm được có thể cho tôi và Bội Bội một cuộc sống sung sướng sao?"
Doãn Bình bĩu môi im lặng.
Tuy ngoài mặt nói vậy, nhưng tôi biết rõ nếu không nghỉ ngơi đàng hoàng, lúc lái xe thật sự rất nguy hiểm.
Nhưng mà chuyện đó không liên quan gì đến tôi, hiện giờ việc buôn bán của tôi rất thuận lợi, chờ đến lúc tiết kiệm đủ tiền, tôi sẽ bắt Doãn Bình nghỉ việc ở nhà chăm con cả ngày.
Nhờ có kinh nghiệm từ kiếp trước nên việc làm ăn trong cửa hàng của tôi phát triển rất tốt.
Thế nên tôi mua thêm một cửa hàng khác, thuê người bán hàng giúp tôi, không bao lâu tôi đã kiếm được mười nghìn tệ đầu tiên trong đời, tại thời điểm này, đây là một con số khổng lồ.
Tôi thương lượng với chồng, bảo anh ta ở nhà chăm con còn mình thì tiếp tục làm việc.
Mới đầu, chồng tôi không đồng ý, nhưng sau khi phát hiện tôi ở bên ngoài làm ăn phát đạt thì đã bằng lòng.
Quả nhiên phụ nữ cần phải có tiền trong tay.
Tôi và chồng hoán đổi vai trò cho nhau, tôi ở ngoài gây dựng sự nghiệp, còn chồng tôi thì ở nhà giặt quần áo, nấu cơm và chăm con.
Đời trước, tôi phải vừa chăm sóc Bội Bội khiến cơ thể suy nhược.
Kiếp này, tôi không có gánh nặng trên vai, cho nên không riêng gì việc làm ăn thuận lợi mà thân thể và khí sắc cũng tốt hơn kiếp trước rất nhiều.
Sau khi mẹ chồng biết chuyện, bà ta từ dưới quê lên mắng tôi: "Cô là phụ nữ mà không chịu làm việc nhà, còn bắt chồng chăm con nữa là sao? Có ai làm mẹ như cô không hả?"
Tôi cười đáp: "Doãn Bình là đàn ông chứ có phải là kẻ tàn phế đâu, tại sao không thể làm việc nhà và chăm con? Con trai mẹ vừa không có bằng cấp lại không có năng lực, nếu số tiền anh ta kiếm được đủ cho chúng tôi chi tiêu thì tôi có cần ra ngoài buôn bán kiếm tiền không? Nếu mẹ không vui thì hãy bảo con trai mẹ ly hôn với tôi đi, để xem mẹ có tìm được người con dâu khác biết kiếm tiền như tôi không."
Mẹ chồng tôi bĩu môi, nuốt lại những lời muốn nói vào lòng.
Bà già này rất thích tiền, bà ta không muốn mất đi đứa con dâu biết kiếm tiền như tôi nên đành phải nhẫn nhịn.
Mẹ chồng tôi đau lòng con trai nên đã ở lại giúp chăm con.
Từ lúc mẹ chồng đến ở chung, bà ta đã sai tôi nấu cơm, rửa chén rất nhiều lần nhưng tôi chỉ xem lời bà ta nói nhiều gió thoảng bên tai.
Sau đó, mỗi lần bà ta lên tiếng, tôi đều sai Doãn Bình đi làm.
Sau vài lần như thế, mẹ chồng tôi mới chịu im miệng.
Mẹ chồng tôi ở nhà tôi chưa tới nửa năm đã bỏ về quê, bởi vì Bội Bội thật sự quá khó chăm.
Sau đó mẹ chồng tôi đã suy nghĩ thông suốt, trước khi đi, bà ta còn nói với chồng tôi: "Tiểu Đình kiếm không dễ, nếu còn đã biết chăm con thì hãy chăm sóc Bội Bội cẩn thận hơn."
Càng ngày tôi càng kiếm được nhiều tiền, không chỉ mở thêm vài chi nhánh mà tôi còn tới thành phố khác mở cửa hàng.
Chồng tôi ở nhà ngày càng thoải mái, vì hiện giờ tôi là trụ cột kinh tế nên tính cách anh ta cũng trở nên tốt hơn, không còn la mắng tôi nữa.
Trước đây, Doãn Bình chưa bao giờ làm việc nhà, còn bây giờ, từ quét nhà, rửa chén đến nấu cơm, chuyện gì anh ta cũng làm được.
Dần dà, đề tài nói chuyện của chồng tôi đều xoay quanh con gái.
"Sao Bội Bội lại không chịu ngủ?"
"Bội Bội bị gì vậy, sao con bé không chịu ăn cháo mà anh đút?"
"Sao Bội Bội lại nhè ra thế này?”
6/
Kiếp trước, anh ta chưa bao giờ quan tâm đến mấy vấn đề này, dường như trong suy nghĩ của anh ta, còn cái không cần nuôi nấng mà là tự động lớn lên.
Đời này, rốt cuộc Doãn Bình đã tham gia vào quá trình trưởng thành của con.
Anh ta cũng đạt được điều quý giá nhất, đó là cảm giác thành tựu.
Bội Bội biết bò rồi!
Bội Bội đi được rồi!
Bội Bội biết đã biết nói!
Doãn Bình cứ luôn miệng nói bên tai tôi.
Vì được Doãn Bình san sẻ công việc nên tôi có thời gian chăm sóc bản thân mình.
Tôi bắt đầu trang điểm, kiểm soát vóc dáng và sửa soạn cho bản thân.
Trước đây, Bội Bội từng nói ngoại hình của tôi quá xấu.
Thế nhưng còn bé không hề biết, khi còn trẻ tôi rất xinh đẹp.
Chỉ là từ khi sinh con bé ra, vì quá mệt mỏi nên vóc dáng của tôi dần biến dạng, cũng không có thời gian chăm chút cho mình.
Vì vậy đời này tôi bắt đầu theo đuổi cuộc sống mà bản thân muốn.
Bội Bội ngày càng lớn và bắt đầu thích nói dối.
Nhưng có một sự thay đổi rất lớn, đó là đối tượng trong lời bịa đặt của Bội Bội không phải tôi mà là cha con bé.
Bội Bội nặn ra một giọt nước mắt, uất ức chỉ vào cha nó và nói: "Cha đánh con, không cho con ăn cơm, con sẽ đi mách mẹ."
Từ khi chồng tôi nhận trách nhiệm chăm con, anh ta đã biết không thể cho trẻ con ăn nhiều kem, sẽ bị tiêu chảy. Kẹo cũng không được ăn nhiều, nếu không sẽ bị sâu răng, không thể cho con nhiều đồ ăn vặt, bằng không sẽ ảnh hưởng đến bữa chính.
Kiếp trước, khi tôi bị Bội Bội vu khống, chồng và mẹ chồng tôi đều tin lời con bé.
Chỉ cần con gái mách lẻo với họ, bọn họ sẽ mắng tôi quá hung dữ.
Nhờ vậy, Bội Bội sẽ đạt được thứ nó muốn, thế nên con bé nói dối ngày càng thuận miệng hơn.
Mà bây giờ, nghe Bội Bội nói dối, tôi lại nhìn thẳng vào con bé và nói: "Tại sao cha đánh Bội Bội? Có phải Bội Bội hư, không chịu ăn cơm hay không?"
Thế là Bội Bội giận dữ bỏ đi.
Muốn giải quyết vấn đề nói dối thì không thể mắng chửi mà phải làm cho con bé biết, nó không để vịn vào lời nói dối để đạt được bất kỳ lợi ích nào cả.
Bội Bội năn nỉ chúng tôi cho con bé học đàn, thế nên hai vợ chồng tôi đã dẫn nó tới cửa hàng chọn đàn.
Lúc mua đàn, vợ chồng tôi đã giao kèo với Bội Bội ba điều kiện, một khi đã mua đàn thì còn bé phải kiên trì luyện tập, Bội Bội đồng ý.
Kết quả mới đi học được vài buổi, Bội Bội lại khóc lóc nói không muốn đi học nữa.
Lần nào tôi và Doãn Bình cũng dỗ dành, mua đồ ăn vặt và dẫn con bé tới công viên trò chơi để khuyến khích nó đi học.
Dần dần, Bội Bội cũng thích ứng được với chương trình học đàn dương cầm.
Lúc Bội Bội giành đồ chơi của bạn ở nhà trẻ và bị giáo viên mắng, con bé nghiêm túc nói giáo viên sàm sỡ mình.
Tôi hỏi: "Bội Bội nói cho mẹ nghe xem giáo viên đã làm gì?"
"Giáo viên xốc váy của con lên và sờ vào người con."
"Giáo viên nào đã chạm vào con? Là cô Tiểu Vũ hay cô Văn Văn?"
Bội Bội lắc đầu.
"Vậy tại sao cô giáo lại sờ vào người con?"
"Bị ướt."
"Cái gì ướt?"
"Quần áo ướt."
Hỏi nửa ngày, tôi mới biết thì ra Bội Bội và Ninh Ninh giành súng phun nước mới làm quần áo bị ướt.
Cô Tiểu Vũ lâu người cho con bé, cho nên con bé mới nói giáo viên sờ soạng cơ thể mình.
Tôi cũng dần nhận ra, Bội Bội thật sự không phân biệt được ảo tưởng và tưởng tượng.
Nếu người lớn càng phản ứng mạnh với lời nói dối của Bội Bội thì con bé sẽ càng hăng hái nói dối hơn.
Bấy giờ, tôi mới nhận ra muốn làm một người mẹ tôi thì tôi phải tìm hiểu suy nghĩ của con cái chứ không phải dùng góc nhìn của người lớn để phán xét đúng sai.
Tôi không còn suy nghĩ bản thân đã trả giá bao nhiêu vì Bội Bội, mà ngày càng trân trọng niềm hạnh phúc do còn bé mang lại cho tôi từ mối quan hệ mẹ con này.
"Cha ơi, con không ngủ được, có quái vật, con sợ lắm."
Cả hai kiếp trước, mỗi lần gặp phải tình huống này, tôi đều ôm Bội Bội vào ngực và ngủ cùng con bé.
Thế nhưng kiếp này, chồng tôi lại là người chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này.
"Có phải con nằm mơ hay không? Bội Bội tới đây, cha giúp con đánh đuổi quái vật nhé?"
"Dạ dạ!" Bội Bội phấn khích nói.
"Con kể cho cha nghe xem quái vật trông như thế nào đi!"
Bội Bội im lặng không nói tiếng nào.
"Con phải dũng cảm lên nào, cha không biết dáng vẻ quái vật thì sao có thể đánh đuổi nó giúp con được, đúng không?"
Bội Bội lấy hết dũng khí nói: "Nó trông giống hệt con người, khuôn mặt to, có râu và đeo kính."
Nghe vậy, hai vợ chồng tôi đều im lặng.
Hình dạng của con quái vật bày được miêu tả quá cụ thể, thậm chí có thể nói là là một người.
Chồng tôi hỏi tiếp: "Vậy còn quái vật đó có làm Bội Bội bị thương không?"
Con gái im lặng chốc lát rồi lắc đầu: "Không có."
"Vậy sao Bội Bội lại sợ quái vật?"
Bội Bội đột nhiên hạ giọng: "Bởi vì nó chạm vào người con."
Hai vợ chồng tôi giật mình, hoảng hốt liếc nhìn lẫn nhau.
Trước kia, mỗi lần Bội Bội nói có quái vật, tôi đều nghĩ rằng con bé tự tưởng tượng ra nên chưa từng hỏi rõ ràng xem bộ dạng của quái vật trông thế nào.
Tôi cứ nghĩ nếu mình hỏi con bé về dáng vẻ của quái vật, con bé sẽ miêu tả lại, như vậy tôi sẽ càng khó dỗ con bé đi ngủ hơn.
Khi đó, tôi quá mệt mỏi nên không có tinh thần hỏi han bất kỳ điều gì.
Vì vậy, trong cả hai kiếp trước, tôi đều không hề suy nghĩ về dáng vẻ của quái vật.
Tôi hỏi: "Vậy Bội Bội có thể nói cho mẹ biết con quái vật đó sờ soạng con thế nào không?"
Con gái giơ tay lên áp vào mặt mình.
Tôi chợt nhớ lại hành động này.
Kiếp trước, khi tôi hỏi con bé "mẹ đánh con ra sao?", Bội Bội cũng giơ tay lên áp vào mặt mình.
Khi ấy, tôi cứ nghĩ Bội Bội thích nói dối. Thế nhưng nếu còn bé chưa từng nhìn thấy hành động này thì sao nó có thể dùng chính hành động đó để bịa chuyện chứ?
Có lẽ còn bé không hề nói dối, chẳng qua là trí nhớ của nó quá lộn xộn nên con bé mới nhớ nhầm.
Ví dụ như việc tôi đổ cơm của con bé làm nó sợ hãi, nhưng tôi không đánh vào mặt hay sờ soạng con bé.
Mà có một người khác lúc làm con bé sợ hãi đã sờ mặt và đánh con bé.
Vì vậy, Bội Bội đã chắp vá những mảnh ghép hỗn loạn lại với nhau.
Bấy giờ, tôi chợt nhớ đến lời khẳng định rằng trong nhà trẻ có người sờ soạng cơ thể con bé của Bội Bội.
"Mẹ hỏi con, con đã nhìn thấy quái vật ở nhà trẻ đúng không?"
Bội Bội bất ngờ bật khóc: "Không có quái vật, là con nói dối, không hề có quái vật nào cả."
Nếu là trước kia, tôi sẽ tức giận và cho rằng Bội Bội đang nói dối.
Nhưng kiếp này, tôi lựa chọn tin tưởng con bé.
Bình luận facebook