Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 92
Nghe Giang Luyện nói vậy, Thần Côn cũng hiểu được rằng câu thầy mo ba mai nói là chỉ nhà họ Thịnh, đặc biệt là nhà họ Thịnh cũng là một gia tộc có giao tình cũ với quỷ non nhưng không qua lại với nhau.
Lão nhìn Mạnh Thiên Tư, lòng ngập tràn hi vọng.
Mạnh Thiên Tư biết lão đang nghĩ gì: "Đừng hỏi tôi, tôi không biết, không ai biết nhà họ Thịnh đã chuyển đi khi nào, hộ núi đầu ấy chỉ tình cờ phát hiện ra Bát Vạn Đại Sơn bỏ trống mà thôi. Hơn nữa, với sự khép kín của nhà họ Thịnh, tôi cũng không cảm thấy người bạn Vạn Phong Hỏa kia của ông có thể có cách nào đâu."
Điều này đúng thật, Vạn Phong Hỏa giỏi hỗ trợ tìm người, thông thường đều là tìm người trong hệ thống xã hội bình thường: chẳng hạn như Diêm La, bởi từng làm nhân viên môi trường, có biên chế chính thức nên có tìm ra được khá dễ dàng, nhà họ Thịnh tự cầm tù mình trong phạm vị núi lớn thì chẳng dễ gì nhúng tay vào.
Lão do dự hồi lâu rồi nói: "Tôi tìm lão Thạch xem sao, quanh năm suốt tháng anh ta đều ở nhà, chưa từng ra khỏi cửa."
Nói đoạn, lấy điện thoại ra gọi vào điện thoại cố định trong nhà.
Thạch Gia Tín nhận máy rất nhanh, để Mạnh Thiên Tư và Giang Luyện cũng có thể nghe được, Thần Côn mở loa ngoài.
Một giọng nói lạnh lùng cứng nhắc truyền tới: "Ai vậy?"
Thần Côn hắng giọng: "Tôi đây."
Nhận ra là người quen, giọng Thạch Gia Tín hơi dịu lại: "Sắp về rồi?"
Đây thật đúng là bạn cùng phòng "nhà Phật", chẳng thiết tha cái gì, đối đáp chỉ giới hạn trong "Đi rồi", "Về rồi".
Thần Côn nói: "Không phải. Có chuyện này muốn hỏi cậu, về nhà họ Thịnh, chuông nhà họ là từ đâu ra vậy?"
Chất liệu chuông nhà họ Thịnh đặc thù, không thể nào là tự chế tạo ra được.
Thạch Gia Tín đáp: "Không biết."
Không biết cũng bình thường, bí mật mà, không thể nào ai cũng biết được, Thần Côn hỏi tiếp: "Vậy...nhà họ Thịnh có bao nhiêu năm lịch sử? Có thể truy nguyên sớm nhất tới khi nào?"
Thạch Gia Tín nói: "Cũng không biết, sớm nhất...chắc là có thể truy nguyên đến người vượn đó."
Mạnh Thiên Tư suýt phì cười, Giang Luyện cũng muốn lăn ra cười bò: Nhưng câu trả lời này cũng chẳng sai, mỗi người sống trên thế giới bây giờ đều có một dòng dõi truyền đời dài lê thê, chẳng những có thể truy nguyên đến người vượn mà chăm chỉ hơn tí nữa, khoa học kỹ thuật cố gắng thêm tí nữa thì chỉ sợ truy nguyên đến một con sinh vật đơn bào thôi cũng chẳng phải là không thể.
Mặt khác, Giang Luyện để ý thấy, Thạch Gia Tín trả lời vậy cũng không phải đang giỡn chơi hay làm sinh động bầu không khí đối thoại - giọng nói đó vẫn cứng nhắc lạnh nhạt như trước, chỉ tự thuật bình thường, cũng không quan tâm anh có cuống hay không.
Thần Côn cáu: "Sao cậu chẳng biết gì hết thế?"
Thạch Gia Tín trả lời lão: "Ông cũng biết nhà họ Thịnh rồi đấy, vốn cũng chẳng phải thư hương thế gia, mấy chục năm gần đây, người đi học biết chữ đều ít ỏi, lại liên tục di chuyển tránh nạn, dù có gia phả thì cũng rải rác phân tán, có thể truy ngược lên một, hai trăm năm đã là rất giỏi rồi, sớm hơn nữa hỏi ai cũng chẳng biết đâu, ông cũng đừng đi hỏi Thịnh Hạ, cô ấy còn chẳng biết nhiều bằng tôi. Không còn việc gì nữa chứ, không có thì tôi cúp đây."
Điện thoại vọng ra tiếng ngắt máy, Thần Côn cầm điện thoại mà thất vọng mất mát: Thịnh Hạ là tên gốc của Quý Đường Đường, khi xưa Thạch Gia Tín từng làm chuyện có lỗi với cô ấy, sau lại chịu ơn cô ấy nên hiện giờ tuy sống không vướng bận không mong cầu, nhưng khi chuyện liên quan tới Quý Đường Đường thì sẽ để bụng hơn so với những chuyện khác, câu nói nhiều nhất là "Không có việc gì thì đừng quấy rầy cô ấy, người ta chỉ muốn sống cuộc sống bình thường thôi".
Xem ra nhất thời nửa khắc không thể thăm dò được nhiều hơn về chuyện nhà họ Thịnh rồi, Thần Côn tuy hơi ỉu xìu nhưng không đến mức hoàn toàn thất vọng: Tìm tòi bí mật xưa nay vẫn luôn ngoắt ngoéo rối rắm như vậy, rất ít khi có đường bằng.
Lão nhìn sang Mạnh Thiên Tư: "Hay là nhờ Lộ Lộ Thông mau chóng sắp xếp cho chúng ta đi Phượng Hoàng Sơn..."
Đang nói thì điện thoại đổ chuông, xem hiển thị cuộc gọi là "Nhà", hẳn là Thạch Gia Tín gọi tới.
Trong lòng Thần Côn khẽ động, trực giác là Thạch Gia Tín nghĩ tới gì đó, vội bấm nhận cuộc gọi.
Giọng Thạch Gia Tín vẫn bình lặng không có bất kỳ cảm xúc lên xuống gì: "Nếu ông cảm thấy có hứng thú với chuông nhà họ Thịnh thì trong tay tôi đang có một cái đấy, gửi cho ông là được, ông cứ từ từ mà nghiên cứu."
Vãi thật, ở cùng lâu vậy mà đó giờ Thần Côn vẫn chưa từng nghe thấy y nhắc tới lần nào, nhất thời kích động đến run giọng: "Chuông trong tay cậu...là chuông gì?"
"Chín chuông nhà họ Thịnh, lộ linh đứng đầu, cái trong tay tôi chính là lộ linh. Chuông của nhà họ Thịnh có tổng cộng hai bộ, một bộ trong tay người giữ chuông của mỗi hệ, một bộ khác thì chôn trong núi của họ theo những hướng khác nhau, gọi là chuông trấn núi, cái này của tôi chính là chuông trấn núi đào ra, không có ích lợi gì, vứt trong phòng chứa đồ, đã phủ đầy bụi rồi. Nếu ông muốn..."
Thần Côn vội kêu: "Muốn muốn muốn!"
"Địa chỉ?"
Định chuyển phát nhanh qua à? Vật thần bí như vậy là Thạch Gia Tín này chẳng để ý chút nào, Mạnh Thiên Tư sợ bị thất lạc, vội bảo Thần Côn: "Tôi bảo hộ núi tới nhà lấy, sau đó cho người mang tới Quảng Tây, đừng gửi lung tung, thất lạc lại hỏng."
Thần Côn theo lời thuật lại, Thạch Gia Tín thế nào cũng được: "Tùy ông."
Y không chút quan tâm cô gái nói chuyện với Thần Côn là ai, cũng không hỏi hộ núi tới lấy là ai, ai lấy mà chẳng được, mình tranh đấu đã bị chứng minh là một trò cười rồi, người khác tranh đấu sao chẳng liên quan tới mình.
***
Ngày mưa không tiện đi lại, Lộ Tam Minh xem dự báo thời tiết, kết quả đại khái là đã vào mùa mưa của địa phương, hôm nào cũng mưa: Cũng may hôm sau thời tiết coi như nể nang, đến chiều mới mưa, sáng vừa vặn có thể đi được.
Lập tức không bàn cãi gì nữa.
Sáng sớm hôm sau, quả nhiên tạm thời tạnh mưa, Tân Từ đi qua làm tóc cho Mạnh Thiên Tư còn ngâm nga hát: Hắn thích chạy khắp nơi cùng Mạnh Thiên Tư chạy khắp nơi, bởi nơi nào cũng được tiếp đãi kiểu cao cấp, chuyện nguy hiểm lại chẳng dính dáng gì tới hắn, phần lớn thời gian hắn chỉ cần đợi ngoài rìa là được, có khác nào du sơn ngoạn thủy đâu.
Chải tóc xong, hắn "xin chỉ thị" của Mạnh Thiên Tư: "Tết hay xõa?"
Mạnh Thiên Tư nghĩ ngợi: "Tết đi, vào núi trèo lên bò xuống để tóc xõa không tiện."
Tân Từ tính trước trong lòng, cầm lược khều chia tóc cô ra thành từng phần, lại hỏi cô: "Thiên Tư, cô và Giang Luyện kia hiện giờ tiến triển đến đâu rồi?"
Mạnh Thiên Tư nhìn hắn qua gương: "Cậu hỏi vậy là bản thân tò mò hay là hỏi giúp người khác?"
Tâm Từ đáp đến là láu cá: "Cả hai. Tôi tò mò, lão Mạnh lúc tám nhảm với tôi cũng hỏi. Còn nữa, cô tưởng đám Lộ Lộ Thông thì không hóng hớt à? Tôi nghe ông ấy phân phó đám Tì Hưu, bảo cái gì mà phải khách khí với cậu Luyện, đừng tưởng người ta không phải ba lớp cánh sen mà khinh nhờn, nói không chừng tương lai còn cao hơn ba lớp cánh sen ấy chứ."
Mạnh Thiên Tư không nói gì, đó cũng là chuyện chẳng giải quyết được: Ai bảo cô là ngai vàng chứ, đi đâu cũng trở thành tiêu điểm bàn tán.
Cô nói: "Bất kể là ai hỏi cậu cũng nói với người đó là chẳng có gì hết, đừng lo nghĩ lung tung."
Tân Từ thần thần bí bí sáp lại: "Thiên Tư, tôi luôn vững vàng về phe cô, cô bảo tôi đáp thế nào tôi sẽ đáp thế ấy... Cơ mà, không có gì thật à?"
Mạnh Thiên Tư dở khóc dở cười, thoáng dừng lại rồi nói: "Không có gì thật."
Tân Từ nhíu mày, vuốt vuốt tóc cô: "Không phải chứ."
Lần đó, vì Giang Luyện mà Mạnh Thiên Tư nổi giận, đuổi lão Mạnh đi, hắn đã trực giác rằng hai người này chắc chắn là có gì đó, đến giờ còn sớm chiều ở chung, cùng vào cùng ra lâu như vậy mà vẫn không nóng không lạnh à?
Tân Từ lẩm bẩm: "Giang Luyện này có phải là loại không chủ động cũng không từ chối không, Thiên Tư, anh ta đang chờ cô theo đuổi hắn đó à?"
Mạnh Thiên Tư lạnh nhạt đáp: "Vậy cứ để anh ta chờ thế đi."
Cô không nói gì thêm nữa, chỉ nhìn Tân Từ trong gương trái một lọn phải một lọn tết tóc cho cô, lát sau đột nhiên nói: "Thực ra vậy cũng tốt."
Chung đụng với Giang Luyện rất thoải mái, khoảng cách với nhau cũng thỏa đáng: Nếu hắn gần thêm chút nữa, theo lời Thù Bích Ảnh, cô đại khái sẽ phải "cần cắt đứt thì cắt đứt" rồi, thế nên, bây giờ không tốt sao? Không xấu hổ, không lúng túng, cũng không khó xử.
Tân Từ bất bình: "Cũng không thể cứ thế được, quan hệ giữa người và người không tiến tất lùi, chưa từng thấy ai mãi mãi giữ một khoảng cách cố định không đổi bao giờ, anh ta không tiến thì cô phải tiến, cô không chịu tiến, anh ta sẽ cảm thấy lơ lửng như vậy không có ý nghĩa gì, xem chừng sẽ lùi."
Mạnh Thiên Tư im lặng một lúc rồi nói: "Lùi thì lùi."
***
Sau bữa sáng, đoàn xe xuất phát, đi thẳng tới Phượng Hoàng Sơn.
Phượng Hoàng Sơn gọi là sơn nhưng thực ra là một dãy núi, cũng không phải chỉ có một hai đỉnh núi mà trải dài phải đến vài chục cây, đi ngang qua bốn huyện, đỉnh núi vô số, những đỉnh nổi danh hơn chút có dốc Ngưu Động, núi Dương Giác, núi Bạch Mã, vân vân, đều là những đỉnh được ghi lại trong ghi chép của huyện, những đỉnh vô danh thì hoặc tiếp tục vô danh hoặc được dân địa phương thuận miệng gọi bừa.
Mắt Phải Phượng Hoàng chính là một cái tên không có trong ghi chép, chỉ được lưu truyền trong miệng dân làng xung quanh như thế: Đỉnh núi cũng không cao, hình dạng ngọn núi đó anh miễn cưỡng có thể nói là như đầu gà hoặc đầu phượng, người khác cũng sẽ không phản bác anh, dù sao nhân dân trong nước đặt tên cho danh lam thắng cảnh đều nói dễ nghe thì là lấy ý mà nói khó nghe thì là gán ghép khiên cưỡng.
Ở một mặt trên đỉnh "đầu phượng" có một hang động, đại khái nhìn từ xa trong như mắt, hơn nữa vị trí lại ở bên phải nên được truyền thành Mắt Phải Phượng Hoàng.
Núi là núi hoang, không được quy hoạch thành bất kì hạng mục du lịch nào, muốn lên thì lên, đoàn người đỗ xe dưới chân núi, đi thẳng lên trên, Tì Hưu giới thiệu rằng cư dân xã huyện gần đây thỉnh thoảng sẽ tới picnic hay vui chơi dã ngoại gì đó - hèn chi dọc đường có mấy lần nhìn thấy đủ loại rác vỏ túi bao không thể phân hủy, còn có vài ba bếp đá bỏ hoang và mặt đất bị cháy đến nám đen dưới bếp nữa.
Đến khi tới được cái động kia, quả thật cũng chỉ là một cái động bình thường mà thôi, dùng dụng cụ điện tử thăm dò, không thấy có bất kỳ cái gì khác thường, có kinh nghiệm ở Tương Tây, Mạnh Thiên Tư còn sợ động này có khi nào cũng có ruột núi gì đó không, nhưng kiểm tra cẩn thận rồi, kết luận: Đây chỉ là một cái động.
Trong động này nhìn sao cũng không thấy có vẻ gì là bay ra được phượng hoàng sống.
Mạnh Thiên Tư kiểm tra trước sau một lượt, thấy hơi mệt, bèn ngồi trước cửa động nghỉ ngơi. Phong cảnh chỗ này bình thường, nhưng bởi là đỉnh núi nên gió mát rười rượi, cũng rất dễ chịu.
Thần Côn nhìn ngó xung quanh rồi kết luận sơ bộ: "Ngụy trang! Đây chắc chắn là ngụy trang, Mắt Phải Phượng Hoàng chân chính tuyệt đối không phải chỗ này, có điều có thể là rất gần đây."
Giống như bài kệ về rừng đá treo túi mật vậy, "mắt nhỏ dầu, lưỡi chạy lung tung", thoạt nhìn tưởng là cảnh trước mắt, nghiên cứu tỉ mỉ mới biết là ám chỉ cái khác.
Giang Luyện cũng có cảm giác như vậy, có điều nhất thời cũng không biết phải tìm theo hướng nào, lại không thể ngồi không, đành đi loanh quanh trước động sau động, đang không chú ý thì nghe thấy tiếng điện thoại thông báo, cầm lên xem một lúc rồi cười khổ nói: "Từ Khắc Dụng gửi tin ngoài lề tới, để tôi chuyển cho hai người xem."
Mạnh Thiên Tư ngớ ra một hồi mới nhớ, Từ Khắc Dụng là người bên Vạn Phong Hỏa, liên lạc với Giang Luyện, phụ trách cung cấp tin tức về Diêm La - đột nhiên liên lạc với Giang Luyện thì hẳn là có phát hiện mới, nhưng "ngoài lề" là thế quái nào?
Tin nhắn tới trong khoảnh khắc, cô mở ra xem.
Thì ra, ban đầu Từ Khắc Dụng tra Diêm La gần như hoàn toàn bắt tay từ con đường "nhân viên vệ sinh môi trường", sau đó, Giang Luyện biết được Diêm La từng ở xã Năm Trăm Lộng, bèn cung cấp manh mối này cho Từ Khắc Dụng, nhờ cậu ta một lần nữa tra lại theo con đường này.
Phải biết rằng xã Năm Trăm Lộng đã bị bỏ hoang mấy chục năm nay, những nhà vốn sống ở đây không biết đã chuyển đi đâu, có vận sức cả người lên cũng rất khó làm gì được - Từ Khắc Dụng không ngừng than khổ, nhưng "khách hàng là thượng đế", chỉ đành kiên trì nhận lấy rồi bắt tay vào các xã huyện lân cận: lúc Diêm La ở xã Năm Trăm Lộng dù sao cũng phải ra khỏi nhà làm việc chứ, ra ngoài rồi thì dù sao cũng phải tiếp xúc với người khác chứ? Tướng mạo Diêm La đặc biệt như thế, nói không chừng lại có ai có ấn tượng với ông ta thì sao?
Tra rồi lại có thật, nhưng chỉ toàn vụn vặt, đa số là kiểu "nhìn thoáng qua", thực sự không có tác dụng gì. Từ Khắc Dụng nảy ra một sáng kiến, biên soạn những cái này thành "tin ngoài lề", trịnh trọng gửi tới, tỏ vẻ mình vẫn chưa ngừng điều tra - xem này, chúng tôi còn tra ra chút râu rĩa đây.
Mạnh Thiên lướt màn hình điện thoại, kéo xuống xem.
Có một người dân ở thôn xã gần đó nói Diêm La là một người bán hàng rong, thỉnh thoảng sẽ gánh quang gánh vào thôn, đổi kim chỉ nến diêm lấy trứng gà.
Hóa ra đây chính là cái được gọi là "tin ngoài lề", Mạnh Thiên Tư nổi cáu, thời đó nông dân nào mà chẳng làm nghề này.
Còn có người nói Diêm La cũng giúp người ta hàn bát mài dao, có lần mài mẻ lưỡi dao còn suýt nữa đánh nhau với chủ nhà.
Đều là những chuyện lặt vặt không đáng kể, chẳng trách gọi là ngoài lề.
Kéo đến cuối, Mạnh Thiên Tư đã hết hứng, song, chợt lia mắt thấy ba chữ "Trấn Long Sơn", trong lòng khẽ động, vội lấy lại tinh thần xem.
Lúc đó, Diêm La đang mài dao.
Thực ra mài dao chẳng có gì hiếm lạ, người miền núi lên núi đốn củi, thường gặp phải tình huống dao bị cùn, sẽ ngồi xuống tại chỗ nhặt cục đá giội nước rồi leng keng mài một lúc - người dân đó sở dĩ có ấn tượng mạnh là bởi Diêm La mài dao bên vách đá.
Tin ngoài lề còn trích dẫn một đoạn lời nói gốc rất dài của người đó: "Ai lại mài dao trên mép vách núi bao giờ, hơn nữa, mép vách đó không đơn giản, chúng tôi gọi nó là Đầu Gió Nổi, một giây trước còn yên lành, một giây sau đã nổi gió to, từng có người đứng đó đi tiểu, ào một tiếng, cả người cả nước tiểu đều bay xuống dưới, ngã chết."
"Tôi bèn gọi ông ta, nói ngồi như thế rất nguy hiểm, gió lên không ngồi vững được đâu, kết quả ông ta chẳng để ý gì đến tôi, có lòng tốt lại thành lòng lang dạ thú, tôi không định quan tâm đến ông ta nữa, lúc đi ngang qua, tôi thấy hông ông ta buộc sợi thừng, buộc với một cây đại thụ gần đó - xem ra ông ta biết nơi này gọi là Đầu Gió Nổi, cũng sợ mình bị thổi bay xuống, tôi không quản ông ta nữa."
...
Đầu Gió Nổi...
Mạnh Thiên Tư vẫy vẫy tay gọi Tì Hưu.
Hai ngày nay, Tì Hưu giúp Mạnh Thiên Tư làm việc đều là thông qua Lộ Tam Minh truyền đạt, bất chợt được gọi trước tiếp, khó tránh khỏi được sủng ái mà đâm ra lo sợ.
Mạnh Thiên Tư hỏi anh ta: "Trên Trấn Long Sơn có một nơi gọi là Đầu Gió Nổi, nghe bảo gió rất lớn, anh có biết không?"
Tì Hưu đóng ở khu vực long phượng quây quần này đã nhiều năm, sao có thể không biết hình thế núi đồi chung quanh, nghe nói sếp tổng sắp tới, anh ta đã cấp tốc nước đến chân mới nhảy, ôn tập lại lần nữa, chỉ sợ gặp phải câu hỏi đột xuất như tình huống bây giờ.
Lập tức gật đầu lia lịa: "Có ạ, có mấy chỗ liền, chịu ảnh hưởng của thế núi nên luồng không khí nổi lên rất đột ngột, cũng rất mạnh, nghe nói còn quật được người xuống nữa, bình thường đang đi, ngang qua Đầu Gió Nổi dù còn cách mấy mét cũng không dám dừng lại, phải nhanh chóng đi qua."
Giang Luyện và Thần Côn thấy Mạnh Thiên Tư hỏi người ta như vậy, cũng vô thức lại gần nghe, đến khi nghe thấy "Đầu Gió Nổi" rồi "gió lớn" các thứ, hai người liếc nhau, không hẹn mà cùng nghĩ tới câu ghi chú Đoàn Văn Hi thêm vào trên bản đồ núi Trấn Long Sơn.
Gió nổi rồng ra.
Quả nhiên, Mạnh Thiên Tư cũng nghĩ đến giống họ: "Lúc gió nổi có...truyền thuyết gì về dân bản xứ thấy rồng không?"
Tì Hưu hết hồn, lát sau mới lắp bắp: "Cô Mạnh, Trấn Long Sơn tuy gọi là Trấn Long Sơn nhưng trước nay chưa từng nghe nói có ai thấy rồng, nếu cô hỏi tượng rồng thì có..."
Vừa nói tới đây thì giữa trời vang lên tiếng sấm rền.
Dự báo thời tiết thực sự quá chuẩn, mới vào đầu giờ chiều, mưa đã đúng hẹn tới rồi.
Tì Hưu ngẩng đầu lên nhìn trời, hơi lo lắng: "Cô Mạnh, chúng ta mau xuống núi thôi, trời dông tố thế này, lại còn ở trên núi cao, lỡ gặp phải sét đánh..."
Cũng phải, Mạnh Thiên Tư đứng dậy, kêu mọi người đi xuống chân núi.
Không ngờ trận mưa này lại tới nhanh như thế, vừa mới đi được một đoạn đã ào ào trút xuống ngập đầu, nhất thời đất trời trắng xóa, người cách một thước đã không nhìn rõ được nữa rồi.
Vốn để phòng trời mưa, đoàn người đều mang theo đồ che mưa tùy thân, nhưng hiện giờ chẳng mở ô ra được, mở ra sẽ bị lật ngược khung, áo mưa cũng không có tích sự gì, giọt mưa đập lên người to như hạt đậu vậy, có mặc áo mưa hay không cũng đau - giữa cơn rối loạn, chợt nghe thấy tiếng vang ầm ầm.
Mạnh Thiên Tư còn chưa kịp phản ứng gì đã nghe Tì Hưu hét lên: "Nguy rồi, chạy núi rồi, chạy mau!"
Chạy núi, còn gọi là "trượt dốc", "lăn nắp", cũng chính là "đất đá trôi".
Vừa dứt lời đã có mấy hộ núi không giữ được bình tĩnh, nhanh như chớp chạy xuống chân núi, chuyện này có thể tạo ra phản ứng dây chuyền, có một sẽ có hai, rất nhanh sau đó, người người liên tiếp theo nhau chạy xuống. Mạnh Thiên Tư nghe thấy tiếng ầm ầm rất xa, hoài nghi không biết có đúng là đỉnh núi này không, hơn nữa, theo thường thức, gặp phải chạy núi thật cũng không nên chạy xuống mà phải xông theo hướng vuông góc với hướng đất đá trôi.
Đây là hộ núi cơ mà, sao đều phạm vào sai lầm cơ bản như vậy, Mạnh Thiên Tư nổi nóng, lại bị mưa to ngập trời xối cho lòng dạ không yên, quát lên: "Đừng hoảng..."
Còn chưa dứt lời, chợt cảm giác có người cấp tốc bắt lấy tay mình.
Cùng lúc đó, trên đầu ầm ầm vang dội, lần này, Mắt Phải Phượng Hoàng chạy núi thật rồi.
Lão nhìn Mạnh Thiên Tư, lòng ngập tràn hi vọng.
Mạnh Thiên Tư biết lão đang nghĩ gì: "Đừng hỏi tôi, tôi không biết, không ai biết nhà họ Thịnh đã chuyển đi khi nào, hộ núi đầu ấy chỉ tình cờ phát hiện ra Bát Vạn Đại Sơn bỏ trống mà thôi. Hơn nữa, với sự khép kín của nhà họ Thịnh, tôi cũng không cảm thấy người bạn Vạn Phong Hỏa kia của ông có thể có cách nào đâu."
Điều này đúng thật, Vạn Phong Hỏa giỏi hỗ trợ tìm người, thông thường đều là tìm người trong hệ thống xã hội bình thường: chẳng hạn như Diêm La, bởi từng làm nhân viên môi trường, có biên chế chính thức nên có tìm ra được khá dễ dàng, nhà họ Thịnh tự cầm tù mình trong phạm vị núi lớn thì chẳng dễ gì nhúng tay vào.
Lão do dự hồi lâu rồi nói: "Tôi tìm lão Thạch xem sao, quanh năm suốt tháng anh ta đều ở nhà, chưa từng ra khỏi cửa."
Nói đoạn, lấy điện thoại ra gọi vào điện thoại cố định trong nhà.
Thạch Gia Tín nhận máy rất nhanh, để Mạnh Thiên Tư và Giang Luyện cũng có thể nghe được, Thần Côn mở loa ngoài.
Một giọng nói lạnh lùng cứng nhắc truyền tới: "Ai vậy?"
Thần Côn hắng giọng: "Tôi đây."
Nhận ra là người quen, giọng Thạch Gia Tín hơi dịu lại: "Sắp về rồi?"
Đây thật đúng là bạn cùng phòng "nhà Phật", chẳng thiết tha cái gì, đối đáp chỉ giới hạn trong "Đi rồi", "Về rồi".
Thần Côn nói: "Không phải. Có chuyện này muốn hỏi cậu, về nhà họ Thịnh, chuông nhà họ là từ đâu ra vậy?"
Chất liệu chuông nhà họ Thịnh đặc thù, không thể nào là tự chế tạo ra được.
Thạch Gia Tín đáp: "Không biết."
Không biết cũng bình thường, bí mật mà, không thể nào ai cũng biết được, Thần Côn hỏi tiếp: "Vậy...nhà họ Thịnh có bao nhiêu năm lịch sử? Có thể truy nguyên sớm nhất tới khi nào?"
Thạch Gia Tín nói: "Cũng không biết, sớm nhất...chắc là có thể truy nguyên đến người vượn đó."
Mạnh Thiên Tư suýt phì cười, Giang Luyện cũng muốn lăn ra cười bò: Nhưng câu trả lời này cũng chẳng sai, mỗi người sống trên thế giới bây giờ đều có một dòng dõi truyền đời dài lê thê, chẳng những có thể truy nguyên đến người vượn mà chăm chỉ hơn tí nữa, khoa học kỹ thuật cố gắng thêm tí nữa thì chỉ sợ truy nguyên đến một con sinh vật đơn bào thôi cũng chẳng phải là không thể.
Mặt khác, Giang Luyện để ý thấy, Thạch Gia Tín trả lời vậy cũng không phải đang giỡn chơi hay làm sinh động bầu không khí đối thoại - giọng nói đó vẫn cứng nhắc lạnh nhạt như trước, chỉ tự thuật bình thường, cũng không quan tâm anh có cuống hay không.
Thần Côn cáu: "Sao cậu chẳng biết gì hết thế?"
Thạch Gia Tín trả lời lão: "Ông cũng biết nhà họ Thịnh rồi đấy, vốn cũng chẳng phải thư hương thế gia, mấy chục năm gần đây, người đi học biết chữ đều ít ỏi, lại liên tục di chuyển tránh nạn, dù có gia phả thì cũng rải rác phân tán, có thể truy ngược lên một, hai trăm năm đã là rất giỏi rồi, sớm hơn nữa hỏi ai cũng chẳng biết đâu, ông cũng đừng đi hỏi Thịnh Hạ, cô ấy còn chẳng biết nhiều bằng tôi. Không còn việc gì nữa chứ, không có thì tôi cúp đây."
Điện thoại vọng ra tiếng ngắt máy, Thần Côn cầm điện thoại mà thất vọng mất mát: Thịnh Hạ là tên gốc của Quý Đường Đường, khi xưa Thạch Gia Tín từng làm chuyện có lỗi với cô ấy, sau lại chịu ơn cô ấy nên hiện giờ tuy sống không vướng bận không mong cầu, nhưng khi chuyện liên quan tới Quý Đường Đường thì sẽ để bụng hơn so với những chuyện khác, câu nói nhiều nhất là "Không có việc gì thì đừng quấy rầy cô ấy, người ta chỉ muốn sống cuộc sống bình thường thôi".
Xem ra nhất thời nửa khắc không thể thăm dò được nhiều hơn về chuyện nhà họ Thịnh rồi, Thần Côn tuy hơi ỉu xìu nhưng không đến mức hoàn toàn thất vọng: Tìm tòi bí mật xưa nay vẫn luôn ngoắt ngoéo rối rắm như vậy, rất ít khi có đường bằng.
Lão nhìn sang Mạnh Thiên Tư: "Hay là nhờ Lộ Lộ Thông mau chóng sắp xếp cho chúng ta đi Phượng Hoàng Sơn..."
Đang nói thì điện thoại đổ chuông, xem hiển thị cuộc gọi là "Nhà", hẳn là Thạch Gia Tín gọi tới.
Trong lòng Thần Côn khẽ động, trực giác là Thạch Gia Tín nghĩ tới gì đó, vội bấm nhận cuộc gọi.
Giọng Thạch Gia Tín vẫn bình lặng không có bất kỳ cảm xúc lên xuống gì: "Nếu ông cảm thấy có hứng thú với chuông nhà họ Thịnh thì trong tay tôi đang có một cái đấy, gửi cho ông là được, ông cứ từ từ mà nghiên cứu."
Vãi thật, ở cùng lâu vậy mà đó giờ Thần Côn vẫn chưa từng nghe thấy y nhắc tới lần nào, nhất thời kích động đến run giọng: "Chuông trong tay cậu...là chuông gì?"
"Chín chuông nhà họ Thịnh, lộ linh đứng đầu, cái trong tay tôi chính là lộ linh. Chuông của nhà họ Thịnh có tổng cộng hai bộ, một bộ trong tay người giữ chuông của mỗi hệ, một bộ khác thì chôn trong núi của họ theo những hướng khác nhau, gọi là chuông trấn núi, cái này của tôi chính là chuông trấn núi đào ra, không có ích lợi gì, vứt trong phòng chứa đồ, đã phủ đầy bụi rồi. Nếu ông muốn..."
Thần Côn vội kêu: "Muốn muốn muốn!"
"Địa chỉ?"
Định chuyển phát nhanh qua à? Vật thần bí như vậy là Thạch Gia Tín này chẳng để ý chút nào, Mạnh Thiên Tư sợ bị thất lạc, vội bảo Thần Côn: "Tôi bảo hộ núi tới nhà lấy, sau đó cho người mang tới Quảng Tây, đừng gửi lung tung, thất lạc lại hỏng."
Thần Côn theo lời thuật lại, Thạch Gia Tín thế nào cũng được: "Tùy ông."
Y không chút quan tâm cô gái nói chuyện với Thần Côn là ai, cũng không hỏi hộ núi tới lấy là ai, ai lấy mà chẳng được, mình tranh đấu đã bị chứng minh là một trò cười rồi, người khác tranh đấu sao chẳng liên quan tới mình.
***
Ngày mưa không tiện đi lại, Lộ Tam Minh xem dự báo thời tiết, kết quả đại khái là đã vào mùa mưa của địa phương, hôm nào cũng mưa: Cũng may hôm sau thời tiết coi như nể nang, đến chiều mới mưa, sáng vừa vặn có thể đi được.
Lập tức không bàn cãi gì nữa.
Sáng sớm hôm sau, quả nhiên tạm thời tạnh mưa, Tân Từ đi qua làm tóc cho Mạnh Thiên Tư còn ngâm nga hát: Hắn thích chạy khắp nơi cùng Mạnh Thiên Tư chạy khắp nơi, bởi nơi nào cũng được tiếp đãi kiểu cao cấp, chuyện nguy hiểm lại chẳng dính dáng gì tới hắn, phần lớn thời gian hắn chỉ cần đợi ngoài rìa là được, có khác nào du sơn ngoạn thủy đâu.
Chải tóc xong, hắn "xin chỉ thị" của Mạnh Thiên Tư: "Tết hay xõa?"
Mạnh Thiên Tư nghĩ ngợi: "Tết đi, vào núi trèo lên bò xuống để tóc xõa không tiện."
Tân Từ tính trước trong lòng, cầm lược khều chia tóc cô ra thành từng phần, lại hỏi cô: "Thiên Tư, cô và Giang Luyện kia hiện giờ tiến triển đến đâu rồi?"
Mạnh Thiên Tư nhìn hắn qua gương: "Cậu hỏi vậy là bản thân tò mò hay là hỏi giúp người khác?"
Tâm Từ đáp đến là láu cá: "Cả hai. Tôi tò mò, lão Mạnh lúc tám nhảm với tôi cũng hỏi. Còn nữa, cô tưởng đám Lộ Lộ Thông thì không hóng hớt à? Tôi nghe ông ấy phân phó đám Tì Hưu, bảo cái gì mà phải khách khí với cậu Luyện, đừng tưởng người ta không phải ba lớp cánh sen mà khinh nhờn, nói không chừng tương lai còn cao hơn ba lớp cánh sen ấy chứ."
Mạnh Thiên Tư không nói gì, đó cũng là chuyện chẳng giải quyết được: Ai bảo cô là ngai vàng chứ, đi đâu cũng trở thành tiêu điểm bàn tán.
Cô nói: "Bất kể là ai hỏi cậu cũng nói với người đó là chẳng có gì hết, đừng lo nghĩ lung tung."
Tân Từ thần thần bí bí sáp lại: "Thiên Tư, tôi luôn vững vàng về phe cô, cô bảo tôi đáp thế nào tôi sẽ đáp thế ấy... Cơ mà, không có gì thật à?"
Mạnh Thiên Tư dở khóc dở cười, thoáng dừng lại rồi nói: "Không có gì thật."
Tân Từ nhíu mày, vuốt vuốt tóc cô: "Không phải chứ."
Lần đó, vì Giang Luyện mà Mạnh Thiên Tư nổi giận, đuổi lão Mạnh đi, hắn đã trực giác rằng hai người này chắc chắn là có gì đó, đến giờ còn sớm chiều ở chung, cùng vào cùng ra lâu như vậy mà vẫn không nóng không lạnh à?
Tân Từ lẩm bẩm: "Giang Luyện này có phải là loại không chủ động cũng không từ chối không, Thiên Tư, anh ta đang chờ cô theo đuổi hắn đó à?"
Mạnh Thiên Tư lạnh nhạt đáp: "Vậy cứ để anh ta chờ thế đi."
Cô không nói gì thêm nữa, chỉ nhìn Tân Từ trong gương trái một lọn phải một lọn tết tóc cho cô, lát sau đột nhiên nói: "Thực ra vậy cũng tốt."
Chung đụng với Giang Luyện rất thoải mái, khoảng cách với nhau cũng thỏa đáng: Nếu hắn gần thêm chút nữa, theo lời Thù Bích Ảnh, cô đại khái sẽ phải "cần cắt đứt thì cắt đứt" rồi, thế nên, bây giờ không tốt sao? Không xấu hổ, không lúng túng, cũng không khó xử.
Tân Từ bất bình: "Cũng không thể cứ thế được, quan hệ giữa người và người không tiến tất lùi, chưa từng thấy ai mãi mãi giữ một khoảng cách cố định không đổi bao giờ, anh ta không tiến thì cô phải tiến, cô không chịu tiến, anh ta sẽ cảm thấy lơ lửng như vậy không có ý nghĩa gì, xem chừng sẽ lùi."
Mạnh Thiên Tư im lặng một lúc rồi nói: "Lùi thì lùi."
***
Sau bữa sáng, đoàn xe xuất phát, đi thẳng tới Phượng Hoàng Sơn.
Phượng Hoàng Sơn gọi là sơn nhưng thực ra là một dãy núi, cũng không phải chỉ có một hai đỉnh núi mà trải dài phải đến vài chục cây, đi ngang qua bốn huyện, đỉnh núi vô số, những đỉnh nổi danh hơn chút có dốc Ngưu Động, núi Dương Giác, núi Bạch Mã, vân vân, đều là những đỉnh được ghi lại trong ghi chép của huyện, những đỉnh vô danh thì hoặc tiếp tục vô danh hoặc được dân địa phương thuận miệng gọi bừa.
Mắt Phải Phượng Hoàng chính là một cái tên không có trong ghi chép, chỉ được lưu truyền trong miệng dân làng xung quanh như thế: Đỉnh núi cũng không cao, hình dạng ngọn núi đó anh miễn cưỡng có thể nói là như đầu gà hoặc đầu phượng, người khác cũng sẽ không phản bác anh, dù sao nhân dân trong nước đặt tên cho danh lam thắng cảnh đều nói dễ nghe thì là lấy ý mà nói khó nghe thì là gán ghép khiên cưỡng.
Ở một mặt trên đỉnh "đầu phượng" có một hang động, đại khái nhìn từ xa trong như mắt, hơn nữa vị trí lại ở bên phải nên được truyền thành Mắt Phải Phượng Hoàng.
Núi là núi hoang, không được quy hoạch thành bất kì hạng mục du lịch nào, muốn lên thì lên, đoàn người đỗ xe dưới chân núi, đi thẳng lên trên, Tì Hưu giới thiệu rằng cư dân xã huyện gần đây thỉnh thoảng sẽ tới picnic hay vui chơi dã ngoại gì đó - hèn chi dọc đường có mấy lần nhìn thấy đủ loại rác vỏ túi bao không thể phân hủy, còn có vài ba bếp đá bỏ hoang và mặt đất bị cháy đến nám đen dưới bếp nữa.
Đến khi tới được cái động kia, quả thật cũng chỉ là một cái động bình thường mà thôi, dùng dụng cụ điện tử thăm dò, không thấy có bất kỳ cái gì khác thường, có kinh nghiệm ở Tương Tây, Mạnh Thiên Tư còn sợ động này có khi nào cũng có ruột núi gì đó không, nhưng kiểm tra cẩn thận rồi, kết luận: Đây chỉ là một cái động.
Trong động này nhìn sao cũng không thấy có vẻ gì là bay ra được phượng hoàng sống.
Mạnh Thiên Tư kiểm tra trước sau một lượt, thấy hơi mệt, bèn ngồi trước cửa động nghỉ ngơi. Phong cảnh chỗ này bình thường, nhưng bởi là đỉnh núi nên gió mát rười rượi, cũng rất dễ chịu.
Thần Côn nhìn ngó xung quanh rồi kết luận sơ bộ: "Ngụy trang! Đây chắc chắn là ngụy trang, Mắt Phải Phượng Hoàng chân chính tuyệt đối không phải chỗ này, có điều có thể là rất gần đây."
Giống như bài kệ về rừng đá treo túi mật vậy, "mắt nhỏ dầu, lưỡi chạy lung tung", thoạt nhìn tưởng là cảnh trước mắt, nghiên cứu tỉ mỉ mới biết là ám chỉ cái khác.
Giang Luyện cũng có cảm giác như vậy, có điều nhất thời cũng không biết phải tìm theo hướng nào, lại không thể ngồi không, đành đi loanh quanh trước động sau động, đang không chú ý thì nghe thấy tiếng điện thoại thông báo, cầm lên xem một lúc rồi cười khổ nói: "Từ Khắc Dụng gửi tin ngoài lề tới, để tôi chuyển cho hai người xem."
Mạnh Thiên Tư ngớ ra một hồi mới nhớ, Từ Khắc Dụng là người bên Vạn Phong Hỏa, liên lạc với Giang Luyện, phụ trách cung cấp tin tức về Diêm La - đột nhiên liên lạc với Giang Luyện thì hẳn là có phát hiện mới, nhưng "ngoài lề" là thế quái nào?
Tin nhắn tới trong khoảnh khắc, cô mở ra xem.
Thì ra, ban đầu Từ Khắc Dụng tra Diêm La gần như hoàn toàn bắt tay từ con đường "nhân viên vệ sinh môi trường", sau đó, Giang Luyện biết được Diêm La từng ở xã Năm Trăm Lộng, bèn cung cấp manh mối này cho Từ Khắc Dụng, nhờ cậu ta một lần nữa tra lại theo con đường này.
Phải biết rằng xã Năm Trăm Lộng đã bị bỏ hoang mấy chục năm nay, những nhà vốn sống ở đây không biết đã chuyển đi đâu, có vận sức cả người lên cũng rất khó làm gì được - Từ Khắc Dụng không ngừng than khổ, nhưng "khách hàng là thượng đế", chỉ đành kiên trì nhận lấy rồi bắt tay vào các xã huyện lân cận: lúc Diêm La ở xã Năm Trăm Lộng dù sao cũng phải ra khỏi nhà làm việc chứ, ra ngoài rồi thì dù sao cũng phải tiếp xúc với người khác chứ? Tướng mạo Diêm La đặc biệt như thế, nói không chừng lại có ai có ấn tượng với ông ta thì sao?
Tra rồi lại có thật, nhưng chỉ toàn vụn vặt, đa số là kiểu "nhìn thoáng qua", thực sự không có tác dụng gì. Từ Khắc Dụng nảy ra một sáng kiến, biên soạn những cái này thành "tin ngoài lề", trịnh trọng gửi tới, tỏ vẻ mình vẫn chưa ngừng điều tra - xem này, chúng tôi còn tra ra chút râu rĩa đây.
Mạnh Thiên lướt màn hình điện thoại, kéo xuống xem.
Có một người dân ở thôn xã gần đó nói Diêm La là một người bán hàng rong, thỉnh thoảng sẽ gánh quang gánh vào thôn, đổi kim chỉ nến diêm lấy trứng gà.
Hóa ra đây chính là cái được gọi là "tin ngoài lề", Mạnh Thiên Tư nổi cáu, thời đó nông dân nào mà chẳng làm nghề này.
Còn có người nói Diêm La cũng giúp người ta hàn bát mài dao, có lần mài mẻ lưỡi dao còn suýt nữa đánh nhau với chủ nhà.
Đều là những chuyện lặt vặt không đáng kể, chẳng trách gọi là ngoài lề.
Kéo đến cuối, Mạnh Thiên Tư đã hết hứng, song, chợt lia mắt thấy ba chữ "Trấn Long Sơn", trong lòng khẽ động, vội lấy lại tinh thần xem.
Lúc đó, Diêm La đang mài dao.
Thực ra mài dao chẳng có gì hiếm lạ, người miền núi lên núi đốn củi, thường gặp phải tình huống dao bị cùn, sẽ ngồi xuống tại chỗ nhặt cục đá giội nước rồi leng keng mài một lúc - người dân đó sở dĩ có ấn tượng mạnh là bởi Diêm La mài dao bên vách đá.
Tin ngoài lề còn trích dẫn một đoạn lời nói gốc rất dài của người đó: "Ai lại mài dao trên mép vách núi bao giờ, hơn nữa, mép vách đó không đơn giản, chúng tôi gọi nó là Đầu Gió Nổi, một giây trước còn yên lành, một giây sau đã nổi gió to, từng có người đứng đó đi tiểu, ào một tiếng, cả người cả nước tiểu đều bay xuống dưới, ngã chết."
"Tôi bèn gọi ông ta, nói ngồi như thế rất nguy hiểm, gió lên không ngồi vững được đâu, kết quả ông ta chẳng để ý gì đến tôi, có lòng tốt lại thành lòng lang dạ thú, tôi không định quan tâm đến ông ta nữa, lúc đi ngang qua, tôi thấy hông ông ta buộc sợi thừng, buộc với một cây đại thụ gần đó - xem ra ông ta biết nơi này gọi là Đầu Gió Nổi, cũng sợ mình bị thổi bay xuống, tôi không quản ông ta nữa."
...
Đầu Gió Nổi...
Mạnh Thiên Tư vẫy vẫy tay gọi Tì Hưu.
Hai ngày nay, Tì Hưu giúp Mạnh Thiên Tư làm việc đều là thông qua Lộ Tam Minh truyền đạt, bất chợt được gọi trước tiếp, khó tránh khỏi được sủng ái mà đâm ra lo sợ.
Mạnh Thiên Tư hỏi anh ta: "Trên Trấn Long Sơn có một nơi gọi là Đầu Gió Nổi, nghe bảo gió rất lớn, anh có biết không?"
Tì Hưu đóng ở khu vực long phượng quây quần này đã nhiều năm, sao có thể không biết hình thế núi đồi chung quanh, nghe nói sếp tổng sắp tới, anh ta đã cấp tốc nước đến chân mới nhảy, ôn tập lại lần nữa, chỉ sợ gặp phải câu hỏi đột xuất như tình huống bây giờ.
Lập tức gật đầu lia lịa: "Có ạ, có mấy chỗ liền, chịu ảnh hưởng của thế núi nên luồng không khí nổi lên rất đột ngột, cũng rất mạnh, nghe nói còn quật được người xuống nữa, bình thường đang đi, ngang qua Đầu Gió Nổi dù còn cách mấy mét cũng không dám dừng lại, phải nhanh chóng đi qua."
Giang Luyện và Thần Côn thấy Mạnh Thiên Tư hỏi người ta như vậy, cũng vô thức lại gần nghe, đến khi nghe thấy "Đầu Gió Nổi" rồi "gió lớn" các thứ, hai người liếc nhau, không hẹn mà cùng nghĩ tới câu ghi chú Đoàn Văn Hi thêm vào trên bản đồ núi Trấn Long Sơn.
Gió nổi rồng ra.
Quả nhiên, Mạnh Thiên Tư cũng nghĩ đến giống họ: "Lúc gió nổi có...truyền thuyết gì về dân bản xứ thấy rồng không?"
Tì Hưu hết hồn, lát sau mới lắp bắp: "Cô Mạnh, Trấn Long Sơn tuy gọi là Trấn Long Sơn nhưng trước nay chưa từng nghe nói có ai thấy rồng, nếu cô hỏi tượng rồng thì có..."
Vừa nói tới đây thì giữa trời vang lên tiếng sấm rền.
Dự báo thời tiết thực sự quá chuẩn, mới vào đầu giờ chiều, mưa đã đúng hẹn tới rồi.
Tì Hưu ngẩng đầu lên nhìn trời, hơi lo lắng: "Cô Mạnh, chúng ta mau xuống núi thôi, trời dông tố thế này, lại còn ở trên núi cao, lỡ gặp phải sét đánh..."
Cũng phải, Mạnh Thiên Tư đứng dậy, kêu mọi người đi xuống chân núi.
Không ngờ trận mưa này lại tới nhanh như thế, vừa mới đi được một đoạn đã ào ào trút xuống ngập đầu, nhất thời đất trời trắng xóa, người cách một thước đã không nhìn rõ được nữa rồi.
Vốn để phòng trời mưa, đoàn người đều mang theo đồ che mưa tùy thân, nhưng hiện giờ chẳng mở ô ra được, mở ra sẽ bị lật ngược khung, áo mưa cũng không có tích sự gì, giọt mưa đập lên người to như hạt đậu vậy, có mặc áo mưa hay không cũng đau - giữa cơn rối loạn, chợt nghe thấy tiếng vang ầm ầm.
Mạnh Thiên Tư còn chưa kịp phản ứng gì đã nghe Tì Hưu hét lên: "Nguy rồi, chạy núi rồi, chạy mau!"
Chạy núi, còn gọi là "trượt dốc", "lăn nắp", cũng chính là "đất đá trôi".
Vừa dứt lời đã có mấy hộ núi không giữ được bình tĩnh, nhanh như chớp chạy xuống chân núi, chuyện này có thể tạo ra phản ứng dây chuyền, có một sẽ có hai, rất nhanh sau đó, người người liên tiếp theo nhau chạy xuống. Mạnh Thiên Tư nghe thấy tiếng ầm ầm rất xa, hoài nghi không biết có đúng là đỉnh núi này không, hơn nữa, theo thường thức, gặp phải chạy núi thật cũng không nên chạy xuống mà phải xông theo hướng vuông góc với hướng đất đá trôi.
Đây là hộ núi cơ mà, sao đều phạm vào sai lầm cơ bản như vậy, Mạnh Thiên Tư nổi nóng, lại bị mưa to ngập trời xối cho lòng dạ không yên, quát lên: "Đừng hoảng..."
Còn chưa dứt lời, chợt cảm giác có người cấp tốc bắt lấy tay mình.
Cùng lúc đó, trên đầu ầm ầm vang dội, lần này, Mắt Phải Phượng Hoàng chạy núi thật rồi.
Bình luận facebook