Viet Writer
Và Mai Có Nắng
Chương 2. KHỔNG MINH CỰ ĐỊCH NGOÀI NGÀN DẶM (P2)
Phi đau đáu đi lại quanh phòng, anh vén bức màn bên khung cửa nhìn ánh vàng vọt nhảy múa trên mặt sông. Chúng tôi biết mình đã phạm một sai lầm nào đó, một sai lầm rất căn bản. Để phá tan bầu không khí tĩnh lặng, Phi mở lời.
- Anh thấy lạ không, từ ngày hôm kia đến hôm nay, hầu như chúng ta đều bị cuốn hút bởi một người.
- Anh đã nhìn thấy điều mà tôi đang nghĩ, mọi chứng cứ, mọi sự quyến rũ đều tập trung vào hắn. Chúng ta hầu như lơ là người đàn bà, người cha làm ở bộ ngoại giao, và cả việc điều tra thân phận cô gái. Đây là điều trước đây cả tôi và anh đều không mắc phải.
- Chết. Chúng ta trúng kế rồi. Tôi hi vọng phía bờ sông không mất dấu vết. Vô Danh ơi, tôi sẽ không thể tha thứ cho lỗi lầm của mình.
Hai anh em chạy nhanh ra phía bờ sông được rào chắn bởi hàng song sắt cao hai thước, cách mỗi năm thước ngang thì có mắt thần quan sát. Phi chỉ cho tôi bờ lao sậy bị dẹp ngang, trên lớp sình bùn vẫn còn lưu lại dấu vết của vài dấu chân biến dạng do con nước thủy triều. Phi đau đớn thừa nhận.
- Tôi phạm sai lầm rất nghiêm trọng khi sơ sài tập trung vào tấn thảm kịch bên trong mà quên rằng bên ngoài vẫn quan trọng không kém. Người đàn bà kia chưa hề ra khỏi khuôn viên này, bà ta chưa hề đi với hắn. Hắn đã mang theo chiếc giày cao gót và tạo dấu chân đi ra, đáng lý ra tôi cần nhận ra sự vô lý là một người mang giày cao gót vào buổi tối thì phải vận đồ dạ tiệc, phải là áo dài, không thể leo qua hàng rào với bộ đồ đó mà không lưu lại dấu vết, không hề có dấu vết tà áo quét lên bùn.
- Ngay từ đầu, chúng ta đã bị dắt mũi và tập trung vào một con người, chúng ta hăng say vì cho rằng trí thông minh của mình bị kích thích, chúng ta lao vào những thứ gây nghiện cho chúng ta mà quên rằng thảm kịch này còn nhiều hơn một nhân vật. Cho đến khi chúng ta biết rằng có một thứ đứng phía sau hắn.
- Cái này tôi rành hơn anh, anh Kiệt à. Điệu hổ li sơn. Một đòn chính trị bẩn thiểu mà không ít chính trị gia lão luyện vẫn thường dùng. Đó cũng là cách từng dùng để lật đổ Thaksin ở Thái và vô hiệu hóa quyền lực Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng. Vấn đề tôi gặp khó ở đây, là mục đích của kẻ đã khiến chúng ta mất tập trung vào ai? Tay thanh niên kia rốt cuộc chỉ là con cờ trong bàn cờ lớn, hắn xem chừng chỉ là con tốt thí.
Bất chợt tôi và Phi bốn mắt nhìn nhau rồi thốt lên.
- Khổng Minh cự địch ngoài ngàn dặm.
Rõ ràng chúng tôi luôn đi trễ một bước, chính điều đó cho thấy chúng tôi rơi vào một ván cờ mà ma trận đã bày sẵn. Mọi đường đi nước bước của chúng tôi đều đã được trù dự từ ai đó, kẻ phán đoán được chúng tôi sẽ điều tra đến Trần Mạnh Khoa, và nhanh chóng xóa dấu vết, kẻ đã khiến Trần Mạnh Khoa trở thành nghi điểm và nghi vấn nổi bật nhất vụ án bởi tính chất thông minh của hắn, tính nghệ thuật trong tác phẩm chết người. Hắn, một tội phạm thông minh sẽ làm quyến rũ mọi đầu óc khác, khi đó, người ta sẽ bỏ qua nhiều thứ. Đứng trước một tác phẩm yêu thích, người ta bị kích thích và giác quan lạc lối.
Phi ôm đầu thở dài, tự trách.
- Một thằng nhãi Chu Du chưa giải quyết xong, giờ lại thêm một Gia Cát Lượng. Có lẽ tôi và anh cần đến sự giúp đỡ của những cái đầu khác.
- Không, hiện giờ chưa cần. Vì, tôi là một biến số trong ván cờ này. Rõ ràng chúng ta đánh ván cờ này nhanh hơn sự tưởng tượng của Gia Cát Lượng, hãy tạm gọi nhân vật bí ẩn phía sau là như vậy, chính vì vậy mà Trần Mạnh Khoa đã bối rối phải chuyển nhà nhanh. Chính ẩn số của tôi, sẽ làm thay đổi sách lược của Gia Cát, nên nhớ, Lưu Bị dù có ngũ hổ tướng, có Ngọa Long, Phượng Sồ cũng không thể thống nhất nhà Hán. Chính vì biến số của vòng xoay lịch sử. Đừng nghĩ nhiều nữa, anh đi uống sữa đậu nành không?
- Hahaha... hôm nay tôi là người của anh, anh được quyền chọn nơi mà chúng ta đến. Tôi cần phải trừng phạt bản thân mình ngày hôm nay.
- Đi xe tôi đi, chúng ta sang cầu Phú Xuân, dạo này tôi có thói quen uống sữa đậu nành khuya và ngắm xe qua lại.
***
- Anh thấy không, ở đây chúng ta được dịp trở về quá khứ, luôn có cách đi ngược thời gian bằng cách đi ngược chiều vào trung tâm thành phố. Ở Nhà Bè, những nếp sống của họ gợi cho tôi thời gian tôi còn bé, còn những quán rong trước nhà, ánh đèn hiu hắt, gió thoảng từng cơn trong giấc mộng đêm hè.
- Đi với anh tôi luôn thấy thoải mái. À, tôi có một điều quên hỏi anh. Sao anh biết hắn phải là người miền Tây?
- Ăn may thôi anh, không có điều gì khiến tôi biết. Nhưng trực giác tôi mách bảo, một người con gái thuần chất miền Tây và còn nhiều khuyết tật tâm hồn sẽ yêu đắm đuối một chàng thanh niên mà khí chất thôn dã vẫn còn. Những cô gái miền Tây thường thích con trai miền Nam hơn, tôi chẳng biết, có thể vì sự gần gũi văn hóa. Nên tôi đưa vào dữ kiện miền Tây để thu hẹp quan sát. Anh biết không, đôi lúc chúng ta cần trực giác nhiều hơn là lý trí, trong trường hợp này là vậy.
- Vì sao?
- Vì chúng ta cần tin rằng bản năng không bao giờ phản bội chúng ta. Anh đã từng gặp kẻ nào mà khiến anh cảm thấy sợ sệt chưa? Vì tiềm thức của anh lí trí nhanh hơn lí trí do chúng ta tổng hợp lại, chính tiềm thức đã cô đọng chúng lại thành những phản xạ vô điều kiện, đó chính là trực giác. Trực giác chúng ta, khi nguy hiểm nhất, chưa bao giờ phản bội chúng ta.
- Đúng.
***
Cơn gió đầu mùa Hạ bắt đầu thổi những hơi khô khốc lan qua mặt đường Huỳnh Tấn Phát, bên dốc cầu Phú Xuân là huyện lị Nhà Bè. Phi đưa làn môi nhấp từng ngụm sữa, sữa vện một lớp trắng quanh môi, đó là nét đẹp bình dị của một đứa con Hà Nội lần đầu xuống phố. Bên đây cầu Phú Xuân, buổi tối người ta tụ tập bán đủ thứ, cháo, chè, trà sữa, bánh canh, nui, bún, miến, cơm, xôi v.v. Tôi có cái thú ngồi đường uống sữa đậu nành, không phải vì nó ngon, mà vì nó gợi nhiều ký ức. Phi không nhìn tôi, có lẽ vì cảm thấy câu hỏi sổ sàng.
- Chắc hẳn tuổi thơ anh gắn liền với phố phường và nếp người bình dân? Tôi ngồi đây và cảm giác anh luôn dành nhiều tình cảm cho những người bình dân. Anh thích quan sát và muốn hiểu tâm tình của họ, những tâm tình rất đỗi bình dị và tầm thường. Tôi nhìn trong đôi mắt anh như một người rời xa quê hương và cố nhìn lại nó lần cuối, như cơn hấp hối cuối đoạn đường gắng hơi thở dốc.
- Tôi không biết, nhưng cái thời mà mọi gia đình đều khó khăn như nhau và tuổi thơ tôi ở đó. Chính cái không gian nghèo hèn mà đêm đêm bố tôi mở radio nghe đọc truyện Kim Dung lúc mười giờ và chỉ vỏn vẹn mười lăm phút. Mẹ tôi ngồi thêu gia công hoa văn trên từng tấm áo dài, những đêm xuống, mẹ tôi giăng mùn và đập từng con muỗi, trên bàn thờ còn leo lét cây đèn dầu. Làng xóm quanh tôi cả một trời ký ức của ngày mưa ngập nước, ngày nắng thì mất điện. Tôi thường thích thú nhìn con vụ xoay tròn mà ngoài Bắc gọi là con tạo, tôi nhớ đến những hòn bi ve chai sạn vì phép bắn của mình và thích thú khi nó rơi vào lỗ. Tất cả ký đó, nó mang tôi đến nghệ thuật và cho tôi được ngày hôm nay.
- Mang anh đến nghệ thuật?
- Với thơ, một người chị hàng xóm nghèo hèn và tủi nhục đã mang thơ đến cho tôi. Chị là con của một cô gái con sĩ quan thời chế độ cũ, mẹ chị được ăn học rất cao, và như bao người đàn bà thời đó, đàn bà quý tộc thì không được phép có nghề. Họ chỉ được học cách trở thành mệnh phụ phu nhân, học cách giao tiếp với đàn ông trong những buổi dạ tiệc. Thời vận đổi thay như con tạo xoáy vào tầng không, năm 75, bà mất tất cả, mất cha, mất mẹ. Một người đàn bà trẻ, không nghề nghiệp và chưa quen lao động chân tay, thì sẽ làm gì để nuôi sống mình trong cuộc vật đổi sao dời đó? Vâng, làm đĩ anh. Bà phải phục vụ từ bộ đội đến sĩ quan, nghèo hèn sang trọng bà phải tiếp, nhưng phẩm giá cao quý của một người đàn bà có nề nếp vẫn còn trong tướng đi và lời nói của bà. Và rồi mà mang thai chị. Không biết chị lớn lên như thế nào, nhưng có lần, chị kéo tôi và Tuấn ra sau hè mà bảo, chị có cái này hay lắm đọc cho hai đứa nghe. Anh biết gì không? Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Chị đọc bốn câu thơ mà giọng đầy nỗi chua cay.
Khi bóng thỏ chênh-vênh trước nóc,
Nghe vang lừng tiếng giục bên tai
Dè chừng nghĩ tiếng tiểu đòi,
Nghiêng bình phấn mốc, mà giồi má nheo.
Hẳn là hằng đêm, qua bóng đèn dầu nhà chị, chị nằm trong chiếc giường trải chiếu, thông qua tấm vải mùn mờ ảo, mẹ chi đêm về. Bà khó khăn lau từng vết son phấn chua cay trên khuôn mặt, bao nỗi khốn khó hiện lên khuôn mặt này, đứa con sẽ nghĩ gì? Nên nó đã tìm đến nghệ thuật và chỉ một câu thơ vỗ về nó, nghiêng bình phấn mốc và giồi má nheo. Và nó đã trao lại cái tâm tự đó cho hai đứa trẻ khác chỉ mới sáu bảy tuổi là tôi và Tuấn. Thơ đến với tôi là những gì trần tục, chua cay, đau đớn của kiếp người quanh tôi. Vậy anh đòi tôi phải cư xử làm sao với quá khứ của mình?
- Mỗi con đường hình thành nên một con người luôn có nhiều khúc quanh. Tôi xin lỗi vì tò mò vô ý.
- Phi. Anh gợi cho tôi một ý tưởng tốt. Chúng ta quên mất khúc quanh của đời người. Tôi biết chúng ta phải làm gì. Mọi sự định hướng tập trung về Trần Mạnh Khoa, đơn giản, là muốn chúng ta quên đi cô gái. Nhanh, nhanh lên anh, trở về nhà kẻo không kịp.
***
- Phi, anh thấy không, chúng ta bỏ qua cảm xúc của cô gái. Một người con gái đột ngột có đời sống kinh tế khá giả lên, cô ta sẽ nghĩ đến điều gì đầu tiên? À há, anh không biết đúng không? Hưởng thụ cuộc sống. Tâm lý nhược tiểu của kẻ nghèo. Luôn tìm mọi cách chối bỏ quá khứ nhọc nhằn. Mà anh nhìn đây, cô gái không dùng iPhone, nhà không hề có máy tính bảng, không có trang phục quá đắt tiền, hay có bất cứ thứ gì để phô diễn đời sống dư dật. Nếu nói cô gái không thích đời sống tiện ích và vật chất là trái với tâm lý của một người đang trưởng thành vốn nhiều nhu cầu. Theo anh, điều gì đã khiến cô gái trở nên như vậy?
- Tôi không nghĩ người cha có thể tiện tặn với đời sống người con, một người có đời sống khắc kỷ chỉ có hai nguyên nhân: tiền túi không nhiều và...
- Tôn giáo.
- Đúng, nhưng trong nhà không cho thấy cô gái là một tín đồ ngoan đạo.
- Đó chính là cái mà kẻ sát nhân đã không muốn chúng ta để ý. Anh nhìn xem, trên đầu giường có ba cây đinh, rõ ràng nơi đó dùng để treo một cái gì đó. Đây nữa, con ốc lòi ra mà không có một vật kỳ, kia nữa và kia nữa. Cô gái có đạo, tôi đoán là Catholic và một thứ Catholic khắc kỷ, thủ phạm đã tiêu hủy và mang đi những bức tranh và phù điêu tôn giáo. Anh nghĩ xem, lí do gì hắn muốn loại trừ khía cạnh tôn giáo của cô gái ra khỏi óc chúng ta?
- Tôn giáo là một nguyên nhân.
- Điều tra trở ngược lại từ nhà thờ. Tôi tin chắc anh sẽ biết được cô gái thường đi nhà thờ nào từ cha cô ấy và hẳn, ông ta cũng là một tín đồ ngoan đạo. Anh biết không, không bầy chiên lúc nào cũng có vài con chiên ghẻ. Gia Cát Lượng của chúng ta không chừng là con chiên ghẻ xấu xa nhất của đàn. Không chắc, nhưng biết đâu được.
- Tôi sẽ dành thời gian điều tra về cô gái. Anh cho tôi ba ngày.
- Tôi sẽ ngồi nhà phác thảo lại mối quan hệ của tất cả những con cờ. Khi ra được thế cờ, chúng ta sẽ biết được chủ nhân nó muốn gì.
- Trông cậy vào nơi anh.
- Tạm biệt, tôi cần về nhà và ôm facebook của mình.
- Hahaha.
[còn nữa]
Phi đau đáu đi lại quanh phòng, anh vén bức màn bên khung cửa nhìn ánh vàng vọt nhảy múa trên mặt sông. Chúng tôi biết mình đã phạm một sai lầm nào đó, một sai lầm rất căn bản. Để phá tan bầu không khí tĩnh lặng, Phi mở lời.
- Anh thấy lạ không, từ ngày hôm kia đến hôm nay, hầu như chúng ta đều bị cuốn hút bởi một người.
- Anh đã nhìn thấy điều mà tôi đang nghĩ, mọi chứng cứ, mọi sự quyến rũ đều tập trung vào hắn. Chúng ta hầu như lơ là người đàn bà, người cha làm ở bộ ngoại giao, và cả việc điều tra thân phận cô gái. Đây là điều trước đây cả tôi và anh đều không mắc phải.
- Chết. Chúng ta trúng kế rồi. Tôi hi vọng phía bờ sông không mất dấu vết. Vô Danh ơi, tôi sẽ không thể tha thứ cho lỗi lầm của mình.
Hai anh em chạy nhanh ra phía bờ sông được rào chắn bởi hàng song sắt cao hai thước, cách mỗi năm thước ngang thì có mắt thần quan sát. Phi chỉ cho tôi bờ lao sậy bị dẹp ngang, trên lớp sình bùn vẫn còn lưu lại dấu vết của vài dấu chân biến dạng do con nước thủy triều. Phi đau đớn thừa nhận.
- Tôi phạm sai lầm rất nghiêm trọng khi sơ sài tập trung vào tấn thảm kịch bên trong mà quên rằng bên ngoài vẫn quan trọng không kém. Người đàn bà kia chưa hề ra khỏi khuôn viên này, bà ta chưa hề đi với hắn. Hắn đã mang theo chiếc giày cao gót và tạo dấu chân đi ra, đáng lý ra tôi cần nhận ra sự vô lý là một người mang giày cao gót vào buổi tối thì phải vận đồ dạ tiệc, phải là áo dài, không thể leo qua hàng rào với bộ đồ đó mà không lưu lại dấu vết, không hề có dấu vết tà áo quét lên bùn.
- Ngay từ đầu, chúng ta đã bị dắt mũi và tập trung vào một con người, chúng ta hăng say vì cho rằng trí thông minh của mình bị kích thích, chúng ta lao vào những thứ gây nghiện cho chúng ta mà quên rằng thảm kịch này còn nhiều hơn một nhân vật. Cho đến khi chúng ta biết rằng có một thứ đứng phía sau hắn.
- Cái này tôi rành hơn anh, anh Kiệt à. Điệu hổ li sơn. Một đòn chính trị bẩn thiểu mà không ít chính trị gia lão luyện vẫn thường dùng. Đó cũng là cách từng dùng để lật đổ Thaksin ở Thái và vô hiệu hóa quyền lực Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng. Vấn đề tôi gặp khó ở đây, là mục đích của kẻ đã khiến chúng ta mất tập trung vào ai? Tay thanh niên kia rốt cuộc chỉ là con cờ trong bàn cờ lớn, hắn xem chừng chỉ là con tốt thí.
Bất chợt tôi và Phi bốn mắt nhìn nhau rồi thốt lên.
- Khổng Minh cự địch ngoài ngàn dặm.
Rõ ràng chúng tôi luôn đi trễ một bước, chính điều đó cho thấy chúng tôi rơi vào một ván cờ mà ma trận đã bày sẵn. Mọi đường đi nước bước của chúng tôi đều đã được trù dự từ ai đó, kẻ phán đoán được chúng tôi sẽ điều tra đến Trần Mạnh Khoa, và nhanh chóng xóa dấu vết, kẻ đã khiến Trần Mạnh Khoa trở thành nghi điểm và nghi vấn nổi bật nhất vụ án bởi tính chất thông minh của hắn, tính nghệ thuật trong tác phẩm chết người. Hắn, một tội phạm thông minh sẽ làm quyến rũ mọi đầu óc khác, khi đó, người ta sẽ bỏ qua nhiều thứ. Đứng trước một tác phẩm yêu thích, người ta bị kích thích và giác quan lạc lối.
Phi ôm đầu thở dài, tự trách.
- Một thằng nhãi Chu Du chưa giải quyết xong, giờ lại thêm một Gia Cát Lượng. Có lẽ tôi và anh cần đến sự giúp đỡ của những cái đầu khác.
- Không, hiện giờ chưa cần. Vì, tôi là một biến số trong ván cờ này. Rõ ràng chúng ta đánh ván cờ này nhanh hơn sự tưởng tượng của Gia Cát Lượng, hãy tạm gọi nhân vật bí ẩn phía sau là như vậy, chính vì vậy mà Trần Mạnh Khoa đã bối rối phải chuyển nhà nhanh. Chính ẩn số của tôi, sẽ làm thay đổi sách lược của Gia Cát, nên nhớ, Lưu Bị dù có ngũ hổ tướng, có Ngọa Long, Phượng Sồ cũng không thể thống nhất nhà Hán. Chính vì biến số của vòng xoay lịch sử. Đừng nghĩ nhiều nữa, anh đi uống sữa đậu nành không?
- Hahaha... hôm nay tôi là người của anh, anh được quyền chọn nơi mà chúng ta đến. Tôi cần phải trừng phạt bản thân mình ngày hôm nay.
- Đi xe tôi đi, chúng ta sang cầu Phú Xuân, dạo này tôi có thói quen uống sữa đậu nành khuya và ngắm xe qua lại.
***
- Anh thấy không, ở đây chúng ta được dịp trở về quá khứ, luôn có cách đi ngược thời gian bằng cách đi ngược chiều vào trung tâm thành phố. Ở Nhà Bè, những nếp sống của họ gợi cho tôi thời gian tôi còn bé, còn những quán rong trước nhà, ánh đèn hiu hắt, gió thoảng từng cơn trong giấc mộng đêm hè.
- Đi với anh tôi luôn thấy thoải mái. À, tôi có một điều quên hỏi anh. Sao anh biết hắn phải là người miền Tây?
- Ăn may thôi anh, không có điều gì khiến tôi biết. Nhưng trực giác tôi mách bảo, một người con gái thuần chất miền Tây và còn nhiều khuyết tật tâm hồn sẽ yêu đắm đuối một chàng thanh niên mà khí chất thôn dã vẫn còn. Những cô gái miền Tây thường thích con trai miền Nam hơn, tôi chẳng biết, có thể vì sự gần gũi văn hóa. Nên tôi đưa vào dữ kiện miền Tây để thu hẹp quan sát. Anh biết không, đôi lúc chúng ta cần trực giác nhiều hơn là lý trí, trong trường hợp này là vậy.
- Vì sao?
- Vì chúng ta cần tin rằng bản năng không bao giờ phản bội chúng ta. Anh đã từng gặp kẻ nào mà khiến anh cảm thấy sợ sệt chưa? Vì tiềm thức của anh lí trí nhanh hơn lí trí do chúng ta tổng hợp lại, chính tiềm thức đã cô đọng chúng lại thành những phản xạ vô điều kiện, đó chính là trực giác. Trực giác chúng ta, khi nguy hiểm nhất, chưa bao giờ phản bội chúng ta.
- Đúng.
***
Cơn gió đầu mùa Hạ bắt đầu thổi những hơi khô khốc lan qua mặt đường Huỳnh Tấn Phát, bên dốc cầu Phú Xuân là huyện lị Nhà Bè. Phi đưa làn môi nhấp từng ngụm sữa, sữa vện một lớp trắng quanh môi, đó là nét đẹp bình dị của một đứa con Hà Nội lần đầu xuống phố. Bên đây cầu Phú Xuân, buổi tối người ta tụ tập bán đủ thứ, cháo, chè, trà sữa, bánh canh, nui, bún, miến, cơm, xôi v.v. Tôi có cái thú ngồi đường uống sữa đậu nành, không phải vì nó ngon, mà vì nó gợi nhiều ký ức. Phi không nhìn tôi, có lẽ vì cảm thấy câu hỏi sổ sàng.
- Chắc hẳn tuổi thơ anh gắn liền với phố phường và nếp người bình dân? Tôi ngồi đây và cảm giác anh luôn dành nhiều tình cảm cho những người bình dân. Anh thích quan sát và muốn hiểu tâm tình của họ, những tâm tình rất đỗi bình dị và tầm thường. Tôi nhìn trong đôi mắt anh như một người rời xa quê hương và cố nhìn lại nó lần cuối, như cơn hấp hối cuối đoạn đường gắng hơi thở dốc.
- Tôi không biết, nhưng cái thời mà mọi gia đình đều khó khăn như nhau và tuổi thơ tôi ở đó. Chính cái không gian nghèo hèn mà đêm đêm bố tôi mở radio nghe đọc truyện Kim Dung lúc mười giờ và chỉ vỏn vẹn mười lăm phút. Mẹ tôi ngồi thêu gia công hoa văn trên từng tấm áo dài, những đêm xuống, mẹ tôi giăng mùn và đập từng con muỗi, trên bàn thờ còn leo lét cây đèn dầu. Làng xóm quanh tôi cả một trời ký ức của ngày mưa ngập nước, ngày nắng thì mất điện. Tôi thường thích thú nhìn con vụ xoay tròn mà ngoài Bắc gọi là con tạo, tôi nhớ đến những hòn bi ve chai sạn vì phép bắn của mình và thích thú khi nó rơi vào lỗ. Tất cả ký đó, nó mang tôi đến nghệ thuật và cho tôi được ngày hôm nay.
- Mang anh đến nghệ thuật?
- Với thơ, một người chị hàng xóm nghèo hèn và tủi nhục đã mang thơ đến cho tôi. Chị là con của một cô gái con sĩ quan thời chế độ cũ, mẹ chị được ăn học rất cao, và như bao người đàn bà thời đó, đàn bà quý tộc thì không được phép có nghề. Họ chỉ được học cách trở thành mệnh phụ phu nhân, học cách giao tiếp với đàn ông trong những buổi dạ tiệc. Thời vận đổi thay như con tạo xoáy vào tầng không, năm 75, bà mất tất cả, mất cha, mất mẹ. Một người đàn bà trẻ, không nghề nghiệp và chưa quen lao động chân tay, thì sẽ làm gì để nuôi sống mình trong cuộc vật đổi sao dời đó? Vâng, làm đĩ anh. Bà phải phục vụ từ bộ đội đến sĩ quan, nghèo hèn sang trọng bà phải tiếp, nhưng phẩm giá cao quý của một người đàn bà có nề nếp vẫn còn trong tướng đi và lời nói của bà. Và rồi mà mang thai chị. Không biết chị lớn lên như thế nào, nhưng có lần, chị kéo tôi và Tuấn ra sau hè mà bảo, chị có cái này hay lắm đọc cho hai đứa nghe. Anh biết gì không? Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Chị đọc bốn câu thơ mà giọng đầy nỗi chua cay.
Khi bóng thỏ chênh-vênh trước nóc,
Nghe vang lừng tiếng giục bên tai
Dè chừng nghĩ tiếng tiểu đòi,
Nghiêng bình phấn mốc, mà giồi má nheo.
Hẳn là hằng đêm, qua bóng đèn dầu nhà chị, chị nằm trong chiếc giường trải chiếu, thông qua tấm vải mùn mờ ảo, mẹ chi đêm về. Bà khó khăn lau từng vết son phấn chua cay trên khuôn mặt, bao nỗi khốn khó hiện lên khuôn mặt này, đứa con sẽ nghĩ gì? Nên nó đã tìm đến nghệ thuật và chỉ một câu thơ vỗ về nó, nghiêng bình phấn mốc và giồi má nheo. Và nó đã trao lại cái tâm tự đó cho hai đứa trẻ khác chỉ mới sáu bảy tuổi là tôi và Tuấn. Thơ đến với tôi là những gì trần tục, chua cay, đau đớn của kiếp người quanh tôi. Vậy anh đòi tôi phải cư xử làm sao với quá khứ của mình?
- Mỗi con đường hình thành nên một con người luôn có nhiều khúc quanh. Tôi xin lỗi vì tò mò vô ý.
- Phi. Anh gợi cho tôi một ý tưởng tốt. Chúng ta quên mất khúc quanh của đời người. Tôi biết chúng ta phải làm gì. Mọi sự định hướng tập trung về Trần Mạnh Khoa, đơn giản, là muốn chúng ta quên đi cô gái. Nhanh, nhanh lên anh, trở về nhà kẻo không kịp.
***
- Phi, anh thấy không, chúng ta bỏ qua cảm xúc của cô gái. Một người con gái đột ngột có đời sống kinh tế khá giả lên, cô ta sẽ nghĩ đến điều gì đầu tiên? À há, anh không biết đúng không? Hưởng thụ cuộc sống. Tâm lý nhược tiểu của kẻ nghèo. Luôn tìm mọi cách chối bỏ quá khứ nhọc nhằn. Mà anh nhìn đây, cô gái không dùng iPhone, nhà không hề có máy tính bảng, không có trang phục quá đắt tiền, hay có bất cứ thứ gì để phô diễn đời sống dư dật. Nếu nói cô gái không thích đời sống tiện ích và vật chất là trái với tâm lý của một người đang trưởng thành vốn nhiều nhu cầu. Theo anh, điều gì đã khiến cô gái trở nên như vậy?
- Tôi không nghĩ người cha có thể tiện tặn với đời sống người con, một người có đời sống khắc kỷ chỉ có hai nguyên nhân: tiền túi không nhiều và...
- Tôn giáo.
- Đúng, nhưng trong nhà không cho thấy cô gái là một tín đồ ngoan đạo.
- Đó chính là cái mà kẻ sát nhân đã không muốn chúng ta để ý. Anh nhìn xem, trên đầu giường có ba cây đinh, rõ ràng nơi đó dùng để treo một cái gì đó. Đây nữa, con ốc lòi ra mà không có một vật kỳ, kia nữa và kia nữa. Cô gái có đạo, tôi đoán là Catholic và một thứ Catholic khắc kỷ, thủ phạm đã tiêu hủy và mang đi những bức tranh và phù điêu tôn giáo. Anh nghĩ xem, lí do gì hắn muốn loại trừ khía cạnh tôn giáo của cô gái ra khỏi óc chúng ta?
- Tôn giáo là một nguyên nhân.
- Điều tra trở ngược lại từ nhà thờ. Tôi tin chắc anh sẽ biết được cô gái thường đi nhà thờ nào từ cha cô ấy và hẳn, ông ta cũng là một tín đồ ngoan đạo. Anh biết không, không bầy chiên lúc nào cũng có vài con chiên ghẻ. Gia Cát Lượng của chúng ta không chừng là con chiên ghẻ xấu xa nhất của đàn. Không chắc, nhưng biết đâu được.
- Tôi sẽ dành thời gian điều tra về cô gái. Anh cho tôi ba ngày.
- Tôi sẽ ngồi nhà phác thảo lại mối quan hệ của tất cả những con cờ. Khi ra được thế cờ, chúng ta sẽ biết được chủ nhân nó muốn gì.
- Trông cậy vào nơi anh.
- Tạm biệt, tôi cần về nhà và ôm facebook của mình.
- Hahaha.
[còn nữa]
Bình luận facebook