• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full VÔ ƯU! TA ĐÓI BỤNG RỒI! (3 Viewers)

  • Chương 7: Đi học

Sau khi ăn xong, tắm rửa và thay quần áo mới, Vô Ưu và chị được mẹ mang cho cặp sách đã chuẩn bị trước đi đến trường. Do nhà có tính tiết kiệm, không muốn phung phí nên chị Linh xài lại cặp cũ của năm rồi, của Vô Ưu thì được cặp mới. Nhìn chiếc cặp cô nhớ kiếp trước, lần đầu được mang nó cô đã vui mừng hớn hở chạy quanh sân. Nó cũng theo cô suốt 5 năm tiểu học.



Hôm nay chỉ mới là ngày khai trường, chủ yếu là đi nhận lớp, nên chỉ mang cặp cho có lệ thôi. Tuy nhiên, cha vẫn bỏ vào cặp của chị một quyển vở và một cây bút bi. Của Vô Ưu thì không có gì bởi cô chỉ mới vào lớp một a.



Trường học cũng không xa lắm, đi bộ chỉ mất khoảng 15 phút, cha dắt tay chị và Vô Ưu ra khỏi hàng rào dâm bụt, rẽ phải băng qua một cánh đồng mới tới đường đê. Tuy chỉ khoảng 200m nhưng là đường ruộng, rộng không đến 0.5m nên cũng rất khó đi. Nếu có ai đi ngược chiều thì phải nép sát vào hai bên mới qua được. Nếu có xe đạp thì càng khổ hơn, phải tránh xuống ruộng cho xe đạp qua mới đi được. Thời này xe máy chưa thịnh hành lắm, chỉ có nhà khá giả mới có nhưng cũng là xe Cup hoặc Dam thôi. Theo cô nhớ thì vài năm sau nhà nước sửa lại cầu cống, lúc đó con đường này mới được mở rộng cho nhiều phương tiện lưu thông hơn.



Đến đường đê thì quẹo trái, đi qua cầu cống một đoạn mới tới trường học. Một xã có 2 trường tiểu học, trường cô học thuộc cơ sở hai. Hiện tại trường học chưa được xây mới hoàn toàn, có nhiều phòng học xuống cấp, đôi khi ngồi học bị mưa dột phải dồn lại ngồi để tránh. Mà Vô Ưu kiếp trước học lớp một chính là như vậy, nhưng lúc đó cô đúng là trẻ con chẳng hiểu khổ là gì còn rất vui nữa a. Không riêng gì cô mà các bé khác cũng thế. Trẻ con mà, vô tư và đáng yêu. Đến năm lớp 2 phòng học mới mới hoàn tất đưa vào sử dụng, lúc đó mới phá các phòng cũ làm sân trường rộng hơn.



Kiếp này cũng như thế không có gì thay đổi, chủ nhiệm là cô Tuyền. Trẻ trung, xinh đẹp và rất dịu dàng. Bạn học cũng không thay đổi, lớp học càng không thay đổi, ngay cả vị trí ngồi cũng không đổi luôn a. Đây là vị trí mưa bị dột a. Ô ô! Khóc không ra nước mắt. Kiếp trước không hiểu thì không sao nhưng kiếp này cô hiểu nha.



Ngày học đầu tiên chỉ là nhận lớp, nhận chủ nhiệm, sắp xếp vị trí ngồi, làm quen bạn bè, điểm danh. Rồi cô giáo dặn dò học sinh lẫn phụ huynh (nếu có), những dụng cụ học tập cần phải mua cho bé mới vào lớp 1 như bảng, phấn, bút chì, sách vân vân, để chuẩn bị cho ngày nhập học chính thức. Thông thường các trường học đều cho học trước vài tuần trước khi chính thức khai giảng.



Nhìn cô bé bên cạnh khóc thúc thích, Vô Ưu không khỏi cảm thán. Kiếp trước cô cũng khóc như vậy, dù cha có đứng ngoài cửa sổ nhìn vào, nhưng cô cũng rất sợ. Mấy lần sau cũng vẫn còn khóc, cho đến khi quen hoàn toàn cô mới không khóc nữa. Nhưng kiếp này cô sẽ không khóc, sẽ luôn mỉm cười. Sau khi dặn dò vài lần thì cô giáo cho học sinh ra về. Ngày đầu tiên cũng chẳng có gì để học. Cha vẫn chờ để đón cô và chị rồi cùng nhau về nhà.



Nhìn ngôi nhà mái lá vách gỗ, nền đất cô không khỏi xúc động. Nhà này mỗi năm điều phải thay lá mới, nếu không mưa xuống sẽ bị dột. Nhớ năm đó vì để có tiền lợp mái tôn, cha phải vào thành phố làm cho người quen vài tháng. Lúc đó, mấy mẹ con rất nhớ cha, đặc biệt là cô ngày nào cũng ngóng trông cha về. Phải chi lúc đó có điện thoại như hiện đại cũng đỡ. (Tác giả: chắc ai cũng biết những năm của thập niên 90 liên lạc khó khăn như thế nào rồi há!).







Cho đến khi em Thành vào lớp một, mẹ bắt đầu buôn bán hàng chợ, gia đình mới đỡ hơn một chút, gánh nặng của cha mới giảm bớt. Đến năm cô vào cấp 3, cha mẹ cô mới chính thức xây dựng ngôi nhà mới khang trang đẹp đẽ. Nhưng ở chưa được 10 năm thì đã vĩnh viễn ra đi.



Nhưng nếu đã có cơ hội làm lại từ đầu ( mặc dù trả một cái giá hơi đắt), nhưng cô vẫn vui mừng vì lần này cô tuyệt đối sẽ không để mọi chuyện không vui của kiếp trước tái diễn nữa. Cô sẽ để cha mẹ hưởng thụ cuộc sống bình an hạnh phúc. Mỉm cười tự tin, cô mạnh dạn bước vào nhà.



Bửa cơm trưa đơn giản chỉ có rau luộc, cá kho, mà cha đem về lúc sáng nhưng Vô Ưu cảm thấy như ăn món ngon nhất trong thiên hạ. Có thể là cô đang cảm thấy hạnh phúc đi. Ăn xong, nghĩ trưa một lúc, cha mẹ cô để cho chị Linh trong em Thành và cô rồi đi ra đồng. Ruộng nhà cũng khá xa, phải chèo xuồng gần một tiếng mới tới. Sau này, cha mẹ có cơ hội mới đổi mẫu ruộng gần nhà cho đỡ mệt.



Theo như kiếp trước, bình thường là Vô Ưu sẽ nằm võng đưa em ngủ đến 2 giờ chiều, sau đó dắt em qua hàng xóm chơi, để chị Linh ở nhà nấu cơm chiều. Cá kho lúc trưa vẫn còn, chiều có thể kho lại ăn, còn rau có lẽ cha mẹ sẽ hái bông súng, lục bình hoặc rau mát, rau bợ về nấu canh cũng nên. Cũng có thể bốp dấm ăn sống, cũng có thể để vậy chấm nước cá kho... Nghĩ mà thèm rồi, chỉ có thời đó trở về trước mới có thể ăn được như vậy. Rau sạch a rau sạch.



Nhưng hiện tại không phải là lúc hưởng thụ, cô phải nghĩ cách kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ a. Nhưng cách gì đây nhỉ? Với thân thể nhỏ bé như cô có thể làm gì nhỉ? Cô nhìn nhìn trong nhà, nhìn nhìn ngoài sân, lại ra sau vườn nhìn nhìn. Ngoài vườn có gì đây? Một cái ao nuôi vài con cá. Mấy cây dừa trồng xung quanh bờ ao nhưng còn nhỏ chưa thể cho trái. Mấy cây xoài, mận, cóc, ổi, mít, khế, vú sữa, chanh, bưởi đủ loại đều có nhưng đều là cây con a. Còn có mấy cây tạp nham mộc tự nhiên không cần trồng như mù u, bình bát ( mãn cầu đỏ), nhào ( một cây thuốc nam) cuối vườn còn có một bụi tre. Có thể làm được gì nhỉ? Nếu là năm 2019 thì có thể đem bán làm thuốc nhưng hiện tại thì không a, chổ nào cũng mộc đầy. Tre hiện tại cũng không bán được, trừ khi là đan rổ, nhưng cô không biết đan a.



Lại nhìn nhìn bầy gà trên dưới 20 con. Gia đình cũng chỉ có bầy gà này đẻ trứng mới có tiền cho chị em cô đi học. Cũng không có gì có thể kiếm tiền, cô ỉu xìu đi vào nhà. Lúc này em Thành chưa thức, chị Linh thì đang soạn tập sách đi học cho ngày mai. Vì đã lên lớp 4 nên ngày đầu tiên đã có thể có thời khóa biểu rồi. Bổng nhiên, cô nghe bên ngoài rao.



- Ve chai lông vịt đồng thau sắt vụng mũ bể đồ bán hôn!
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom