Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ván bài lật ngửa - Phần III - Chương 03
P3 - Chương 3
Tin tức trên các báo hằng ngày:
Lựu đạn nổ tại rạp Nguyễn Văn Hảo giữa lúc đoàn Kim Thoa đang diễn vở “Lấp sông Gianh” của Duy Lân. Nữ nghệ sĩ Tâm Ái chết. Duy Lân gãy một chân. Nhạc sĩ Tám Sự mù mắt. Nhiều người bị thương. Hung thủ mặc quần áo An ninh quân đội, bị cảnh sát hạ tại chỗ...
Phóng sự của báo buổi sáng:
Như bổn báo đưa tin, tối hôm kia, một quả lựu đạn nổ trên sân khấu Nguyễn Văn Hảo. Phóng viên Văn Hồng, người chứng kiến từ đầu đến cuối nội vụ, tường thuật như sau:
“Sài Gòn... tháng 11-1956. Mặt tiền rạp Nguyễn Văn Hảo rực rỡ trong ánh điện nhiều màu. Khán giả chen nhau mua vé. Gánh Kim Thoa khai trương với vở dã sử của soạn giả Duy Lân: Lấp sông Gianh.
Chẳng rõ vì hiếu kì hay vì danh tiếng của Duy Lân và của cô đào trẻ đang lên Tâm Ái, cùng toàn ban Kim Thoa với Tám Vân, Minh Chí mà người xem đông đảo khác thường như vậy. Chưa đến giờ, không còn một ghế trống. Đặc biệt khá nhiều quân nhân hoặc ngồi các ghế “súp” hoặc đứng. Cốt truyện theo “Programe”: Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, có một đôi trai gái yêu nhau và gia đình đồng ý cho họ cưới. Song, cô Ngọc Lê (Tâm Ái) sinh sống ở bờ Nam sông Gianh, còn Thành Duy (Tám Vân) lại ở bờ bắc con sông bị Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn lấy làm ranh giới chia hai đất nước. Thành Duy toan vượt sông đón người yêu thì bị quân Chúa Trịnh bắt và đày lên mạn ngược. Ngọc Lê bởi nhan sắc kiều diễm, bị sung vào cung Chúa Nguyễn để đàn hát giúp vui cho Chúa. Thế tử Phúc Đông (Minh Chí) say Ngọc Lê tìm cách chiếm đoạt nhưng Ngọc Lê một lòng chung thủy với Thành Duy, lại nhờ bà đầu gánh che chở, nên giữ được tiết trinh. Một hôm, Chúa (Hoàng Giang) gọi gánh hát vào phủ. Ngọc Lê hát một bài dâng lên Chúa. Chúa khen và cho phép cô xin một điều bất cứ điều gì Chúa cũng sẽ làm cô vừa lòng, Ngọc Lê xin được về bên bờ Bắc để sum họp với chồng. Chúa nổi giận, ra lệnh cho cô phải chọn giữa việc vào nhà ngục với việc lấy Phúc Đông. Ngọc Lê chọn nhà ngục. Phúc Đông cảm phục Ngọc Lê, tìm cách cứu cô. Chẳng may, Chúa phát giác và Phúc Đông bị đày ra đồn Nhật Lệ. Thành Duy trốn thoát trại giam, trà trộn theo quân Chúa Trịnh và đánh Chúa Nguyễn, dùng lời hơn lẽ thiệt gợi lòng yêu đồng bào ruột thịt của bình sĩ và, tiếng sáo của anh làm xúc động cả binh lính bờ nam. Ngọc Lê, nhờ bà đầu gánh giúp, có mặt vào lúc đó. Lính và dân hai bờ, mặc kệ quan hăm dọa, khiêng đất lấp sông Gianh...
Tuồng diễn trót lọt từ đầu đến phút lấp sông Gianh. Khi các diễn viên bằng động tác tượng trưng ùa ra giữa sân khấu nhảy múa thì đèn vụt tắt và một quả lựu đạn nổ dữ dội... Tiếng rú thê thảm vang lên. Gần như đồng thời với tiếng lựu đạn, một tiếng súng ngắn nổ tiếp, một nạn nhân trúng đạn chết liền. Khi đèn sáng lại, người chết và người bị thương nằm đầy sân khấu. Cảnh sát rú còi. Hình như trước đó đã xảy ra xô xát ở chỗ đặt cầu dao điện. Nội vụ đang trong vòng điều tra. Tổn thất cả gánh Kim Thoa rất nặng. Sau đây là danh sách người chết và bị thương... Có tin gì thêm, chúng tôi sẽ đăng số báo ngày mai.
Báo cáo của Nha cảnh sát Đô thành.
Top Secret(1) số 22/TS.
Sài Gòn, November(2)...
(1) Tối mật
(2) Tháng 11.
Kính gởi Nha tổng giám đốc cảnh sát Quốc gia.
Kính Thiếu tướng Nguyễn Ngọc lễ, Tổng Giám đốc.
Tiếp báo cáo số 19 - TS chung quanh việc lựu đạn nổ ở rạp Nguyễn Văn Hảo, nay kết quả giám định và điều tra cho biết:
1) Một nhóm An ninh quân đội đã đánh trọng thương trung úy cảnh sát Lê Văn Minh, tòng sự tại Nha cảnh sát Đô thành – người do bà Hoàng Thị Thùy Dung, Bí thư của Thiếu tướng tổng giám đốc gọi đến giữ trật tự trong rạp – để cắt cầu dao điện. Cầu dao bị cắt bốn mươi lăm giây. Đó là lúc lựu đạn được ném lên sân khấu.
2) Hung thủ dùng lựu đạn O.F loại mới. Lựu đạn nổ vào 23 giờ 37 phút.
3) Vào 23 giờ 37 phút 2 giây, đèn chưa cháy lại, một kẻ lạ mặt dùng súng ngắn bắn chết một quân nhân. Kẻ lạ mặt lẫn lộn trong khán giả trốn thoát.
4) Theo một số người chứng kiến, kẻ lạ mặt dong dỏng cao, tuổi lối hai mươi lăm, mặc quần áo cảnh sát. Khám nghiệm tử thi quân nhân, biết rằng kẻ lạ mặt dùng súng Vesson ngắn nòng. Điều đó xác minh thêm kẻ lạ mặt.
5) Người chết, trúng đạn ngay đầu, đạn xuyên óc. Tên là Vũ Đình Chu, thiếu úy An ninh quân đội. Khám nghiệm xác nhận đây là hung thủ ném lựu đạn, trong túi Chu còn một quả O.F.
6) Công việc điều tra gặp một số khó khăn:
a) Thiếu tướng giám đốc Nha An ninh quân đội không tạo điều kiện dễ dàng cho thiểm nha hỏi những nhân viên An ninh quân đội cùng đi với Vũ Đình Chu và thiểm nha tin rằng đồng bọn hành động có chỉ huy, theo một kế hoạch định trước.
b) Linh mục Hoàng Quỳnh trực tiếp gặp giám đốc nha cảnh sát đô thành sáng nay, buộc thiểm nha phải chấm dứt cuộc điều tra, tống giam trung úy Lê Văn Minh và giao nộp cho linh mục kẻ đã bắn Vũ Đình Chu.
7) Dư luận dân chúng rất bất lợi cho Chính phủ, nhất là các báo tung tin trái ngược nhau. Báo Em của Nguyễn Tấn Sĩ (Dương Từ Giang) quả quyết “Bàn tay của bọn chia rẽ Bắc Nam nhúng vào máu nghệ sĩ,” Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai và Sài Gòn Mới của bà Bút Trà thì nghi nghi hoặc hoặc: Tự do, Ngôn luận, Cách mạng, Quốc gia... cáo buộc Cộng sản, mà lí lẽ hàm hồ, nên tác dụng ngược lại.
Xin kính trình Thiếu tướng để tường.
Trung tá Giám đốc
*
Luân, cùng Dung vào rạp trước giờ mở màn. Thạch và Lục tháo mồ hôi mới vẹt được đường cho họ. Khi tất cả ngồi vào chỗ - trên lầu, hàng ghế đầu – Dung dùng khăn tay quạt lấy quạt để, Luân mua cho cô chiếc quạt giấy và tiện thể mua luôn mấy gói hạt dưa.
- Khủng khiếp! – Dung vừa quạt vừa cắn hạt dưa, giọng nũng nịu – Không có anh, đời nào em vào đây. Từ bé, lần đầu em xem cải lương. Em không thích. Giá ban Việt kịch Năm Châu diễn tiếp những vở như “Người mặt cháy,” nóng mấy em cũng xem.
Luân thông cảm với Dung, Dung lớn lên trong một môi trường khác, chưa quen nghệ thuật dân gian. Một lần, anh rủ cô xem tuồng cổ, cô gắng gượng ngồi vì ngại Luân buồn – cô chẳng hiểu gì cả. Trái lại, xem kịch “Người mặt cháy,” cô sôi nổi hẳn. Kịch gần gũi cô hơn, ngoài lí do cô đã đọc nguyên tác “Tính cách người Nga” của A. Tolstoi mà Nguyễn Thành Châu Việt hóa thành kịch. Anh cũng đã đưa cô đi xem phim “Không một mái nhà” và “Lòng nhân đạo” – những bước chập chững của nền điện ảnh có xu hướng tiến bộ ở Sài Gòn. Tất nhiên, Dung thích.
Luân còn thông cảm với Dung bởi rạp hát cải lương quá ngột ngạt. Hơi nóng hừng hực – dù mùa này thời tiết khá dịu. Quang cảnh hỗn tạp càng ngột ngạt hơn: trẻ con khóc, người lớn cãi vã tục tằn, nào khạc nhổ, nào rao hàng.
Dung đọc khe khẽ tờ chương trình cho Luân nghe. Anh đã biết sơ sơ nội dung vở tuồng và vì vậy mà anh rủ Dung đi xem. Gần đây, một sự thôi thúc vô hình khiến Luân luôn muốn chia sẻ niềm vui riêng với Dung. Từ từ nhưng vững chắc, Dung chiếm một chỗ trong tình cảm sâu kín của Luân, tuy chưa bao giờ hai người vượt quá làn ranh cho phép và riêng Luân, chưa bao giờ phát triển mối quan hệ xa hơn mối quan hệ cộng tác giữa hai người.
- Lính xem đông dữ! – Thạch nhận xét.
Từ trên lầu, Luân nhìn toàn rạp và anh thấy ngay cảnh tượng không bình thường: quân nhân chiếm một tỉ lệ khá trong khán giả. Một nhóm áp sát sân khấu, số còn lại ngồi rải rác trên ghế “súp” dài theo đường dẫn từ cửa ra vào sân khấu. Trên lầu, quanh Luân, không có một bóng quân nhân nào cả. Nội dung vở tuồng khó mà lôi cuốn những người lính, nhất là những người lính mặt mũi hung tợn, có vẻ sẵn sàng xung trận hơn là thưởng thức nghệ thuật.
“Thanh toán với nhau chăng?” Luân ngẫm nghĩ. Chuyện các sắc lính ẩu đả, đâm chém, thậm chí bắn lộn... xảy như cơm bữa. Dẫu sao, cũng cần đề phòng. Anh bảo Thạch xuống lầu quan sát.
Thạch trở lên thì màn đã mở. Thạch cho biết hầu hết quân nhân là An ninh quân đội, dân di cư. Một toán lảng vảng nơi đặt cầu dao điện.
“Hay là chúng định hành hung đoàn Kim Thoa. Tuồng Lấp sông Gianh mang ý nghĩa chống chia cách đất nước, tuy tố cáo Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, song vẫn đập Chúa Nguyễn mạnh hơn.”
- Cô gọi điện cho Nha cảnh sát đô thành yêu cầu phái cảnh sát đến giữ trật tự. Tôi ngại bọn An ninh quân đội gây rối. - Luân bảo Dung.
Thạch đưa Dung xuống phòng chủ rạp, nhờ điện thoại. Sân khấu lắng đọng với tiếng hò cao vút của Ngọc Lê.
- Xong rồi! – Dung trở lại bảo Luân.
Bây giờ, màn một đang hồi vui vẻ: Ngọc Lê và Thành Duy đang tỏ tình bên bờ sông.
- Nếu em là Ngọc Lê em sẽ bảo anh chàng Thành Duy: nên về học cách tỏ tình với phụ nữ. Chưa chi đã: Nàng đẹp tựa tranh Tố Nữ, suối tóc dài lay gợn trong mây, mắt hồ thu vừa ngó đã say, màu da ngọc làu làu bông tuyết... - Dung cười nắc nẻ.
- Cô quên là câu chuyện cách chúng ta hai trăm năm!
- Anh nói sai rồi! Cách hai trăm năm mà dám khen: môi nàng tựa đóa hải đường vừa hé nụ... Hồi đó, nhận xét thế các cụ đét cho mà chết!
Tuy phê phán lời lẽ ba hoa của vở tuồng, Dung lại vỗ tay hăng hái khi màn một kết thúc. Và, cô rưng rưng nước mắt với màn hai, khi Thành Duy vượt sông bị bắt, bị đày. Không chỉ có Dung, mà Lục cũng khụt khịt mũi.
Thạch dẫn hai sĩ quan cảnh sát đến trước Dung.
- Thưa, tôi là trung úy Lê Văn Minh, tòng sự ở Nha cảnh sát đô thành, được lệnh đến trình diện với bà!
Một trong hai người chập gót chân, báo cáo.
- Cùng đi với tôi có thiếu úy Lê Ngân và hai tiểu đội!
Dung vội vã chấm nước mắt, chạm nhẹ tay Luân, cầu cứu. Luân ngồi yên. Không thể khác được, Dung phải đứng lên bắt tay hai sĩ quan. Trung úy Minh thẳng người, nhưng môi cố mím. Anh rất trẻ và chắc chắn đã kinh ngạc vì Dung còn trẻ hơn anh. Một cô gái đẹp, rụt rè, chưa lau sạch nước mắt thương cảm với số phận một cô gái khác trên sân khấu, lại là người đủ quyền lực gọi sĩ quan như anh đến nghe lệnh.
Dung phát bực. Luân không giúp cô. Dung đâu biết Luân đang sững sờ. Thiếu úy Lê Ngân chính là Quyến, trung đội trưởng truyền tin của tiểu đoàn 420, cùng với Sa được Luân chọn về thành giúp anh. Từ khi chia tay ở Phụng Hiệp, anh bặt tin Quyến. Ai dè Quyến lò mò vào nha cảnh sát! Mắt Quyến hấp háy!
“Nó không ngờ gặp mình” – Luân nghĩ.
Khán giả trên đầu ngó Dung. Cô càng quýnh.
- Cám ơn hai anh. Đây là anh Luân của tôi! - Dung giới thiệu Luân. Nói xong, như trút gánh nặng, cô thở phào, ngồi xuống.
Luân đứng lên, bắt tay hai sĩ quan. Dĩ nhiên anh và Quyến bóp ngầm tay nhau đến mức xương tay muốn vỡ.
- Có triệu chứng An ninh quân đội gây rối trong buổi hát. Phiền trung úy và thiếu úy cho cảnh sát theo dõi, nhất là nơi đặt cầu dao điện và sân khấu...
Hai sĩ quan cảnh sát đi làm nhiệm vụ. Dung càu nhàu:
- Anh ác ghê! Không tiếp họ ngay lúc đầu. Em xấu hổ đến chín người.
- Họ đến trình diện với “bà” chớ có phải với “ông” đâu!
Luân đùa. Và anh vội né Dung đấm anh. Sau này, mỗi khi vui, Dung thường đấm anh.
Màn ba đang diễn. Dung quên việc vừa rồi, nói khẽ:
- Cải lương hay, phải không anh? Em thích quá!
*
Kịch bản màn ba và màn năm vở Lấp sông Gianh:
Màn ba: Phủ Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn và vương phi vừa nhắm rượu vừa xem múa. Đoàn vũ nữ múa một điệu Chàm.
Chúa Nguyễn (khoát tay): Múa như vậy là đủ. Bây giờ ta muốn nghe hát. Trong bọn ngươi ai hát hay, ta trọng thưởng cho.
Bà đầu gánh quỳ xuống.
Bà đầu gánh: Nàng kia (trỏ Ngọc Lê) hát hay nhất...
Chúa Nguyễn (ngó Ngọc Lê): Nàng hát đi... Nàng tên gì, quê quán ở đâu? Sao mặt mày buồn bã lắm vậy?
Ngọc Lê (quỳ): Dạ tiện nữ làm nghề dệt lụa bên bờ Nhật Lệ, tên Ngọc Lê, họ Trần...
Chúa Nguyễn: Tên và người cùng đẹp! Hát đi!
Vương phi (ngó Ngọc Lê): Nàng là Trần Ngọc Lê?
Ngọc Lê: Thưa vâng!
Vương phi (với Chúa Nguyễn): Chúa công không biết nàng sao? (Chúa Nguyễn lắc đầu). Vì nàng mà Thế tử Phúc Đông ốm o gầy mòn đó!
Chúa Nguyễn: Vậy sao?... Ta sẽ tác thành cho!
Ngọc Lê: Tiện nữ xin dâng chúa thượng cùng vương phi một bài hát. Nếu bài hát vừa lòng hai vị, xin hai vị cho tiện nữ một lời thỉnh cầu...
Vương phi: Được! Vàng bạc, gấm vóc... (cười) và ngôi chánh thất của Thế tử.
Ngọc Lê: Tiện nữ sẽ trình thỉnh cầu sau. Bây giờ, tiện nữ dâng hai vị bài hát (Ngọc Lê nắn phím đàn, mắt ngó mông lung): Chàng ở bờ bắc sông Gianh, em ở bờ nam, nhớ nhau mà không sao gặp mặt, dù hai ta vẫn cùng uống chung dòng nước...
(Vọng cổ câu một)... in bóng hai đưa đôi bờ... Nước trong veo và nước chảy hững hờ. Ai chia cắt mối tình vốn trắng tinh như hồn ta con gái và như nụ hoa còn giấu mùi hương, nhìn màu xanh bên kia là gặp bóng người thương nghe sóng vỗ ngỡ lời than, nghe gió khuya như ai đó thì thầm. Đêm khẽ gọi: Chàng ơi! Mà đáp lại chỉ lạnh lẽo vầng trăng chia Nam Bắc...
Hậu trường, Thành Duy đệm: Hỡi em gái nhỏ bờ nam mỗi sáng không còn ra bờ sông ngồi giặt lụa, tận biên thùy gối kiếm, ta nghe em như tiếng nhạn sương sầu thảm, cành liễu ta vịn u buồn như hoàng hôn nhuộm xám...
(Vọng cổ, câu hai) Ta đếm bước đi và nghe cát sỏi cũng sụt sùi.
Ngọc Lê (ca nối): Anh ở đầu non, trăm nỗi ngầm ngùi. Em nhặt lá khóc tình duyên cuối bãi. Sỏi cát sụt sùi hay chính lòng ta...
Thành Duy (ca nối): Trách ai? Muốn hỏi trăng ngà.
Trăng im. Hỏi trúc. Là đà, trúc im!
Ngọc Lê (ca nối và dứt): Trời cao dẫu hỏi, trời cao nữa
Còn lại đôi bờ vọng xót xa...
(Hậu trường tấu nhạc, bài “Tình trong lá thiếp” của Phan Huỳnh Điểu). Sân khấu lắng một lúc.
Chúa Nguyễn: Hát hay mà buồn quá!
Vương phi: Bây giờ, nàng hãy vào trong thay đổi xiêm y. Ta cho gọi thế tử nơi đồn Ái Tử...
Ngọc Lê: Không! Tiện nữ là gái có chồng... Xin vương thượng giữ lời hứa, tha cho tiện nữ về bờ bắc sông Gianh!
Vương phi (sửng sốt): Nhà ngươi nói chi?
Ngọc Lê: Tiện nữ muốn sum họp với chồng! Chồng tiện nữ ở bờ bắc...
Chúa Nguyễn (vỗ bàn): Cha chả, giỏi cho con tiện tì!
Vương phi: Nàng điên loạn rồi sao chớ? Nàng không biết sông Gianh là quốc giới hay sao?... Nàng không biết là lệnh chúa cấm qua lại con sông đó, hay sao?
Chúa Nguyễn (cười gằn): Rồi nhà ngươi sẽ mãn nguyện. Nhà người vượt sông khi ta tuốt gươm và trở cờ bắc phạt... Ta phải diệt hết lũ vô đạo đang ngự trị bờ bắc. Thượng đế trao cho ta sứ mệnh đó...
Ngọc Lê (đứng thẳng): Chúa công lầm rồi! Non nước này từ Lạng Sơn đến Cà Mau chung một nòi giống. Sông Gianh làm sao là biên giới được? Sự chia cắt bấy lâu đau lòng trăm họ, chúa công nỡ nào vấy máu đồng bào mình...
Vương phi: Con nhỏ này lớn mật! Ta hỏi mi lần cuối: chọn lầu son gác tía cùng con ta hay chọn ngục đá gômg cùm?
Ngọc Lê: Tôi chọn một dải giang sơn toàn vẹn!
Chúa Nguyễn: Con tiện tì phải đền tội!
Ngọc Lê: Trăm họ sẽ hỏi tội chúa công. Một đầu rơi chớ vạn đầu rơi, chúng dân cũng nhất quyết đòi xóa lằn ranh sông Gianh vô lí!
Chúa Nguyễn: Võ đao quân! (Dạ!)
Tiếng Phúc Đông, hậu trường: Xin vương phụ hay dằn cơn thịnh nộ, đừng làm cho họ Nguyễn nhà ta phạm tội ác giết một người con gái kiên trinh và bị lịch sử lên án đã vì lòng tham ích kỉ nỡ cắt đôi non nước chung máu thịt tự bao đời...
Màn năm: Cảnh lấp sông Gianh
(Hò lơ) Lấp sông này! Lấp sông này...
Lấp sông lấp cả những bầy sói lang!
Thanh bình ta đón nhau sang
Nghìn năm con cháu Hồng Bàng cầm tay!
(Ngọc Lê ngả đầu vào ngực Thành Duy. Nhạc đánh bài Câu hò bên bờ Hiền Lương của Văn Cận).
*
Dung sụt sùi mãi.
- Chị Ngọc Lê chinh phục em! Em nhớ quê quá...
Luân suy tư về hiệu quả của nghệ thuật. Tuy vậy, vở tuồng lộ liễu, không thể diễn tiếp được. Duy Lân gửi gắm nhưng chưa làm đủ liều lượng. Bộ Thông tin không phải là những thằng ngu...
Khi vở diễn đến đoạn cao trào thì chừng chục tên An ninh quân đội xông vào nơi đặt cầu dao điện. Trung úy Minh giang tay cản chúng.
- Các anh định làm gì?
- Chúng ông đánh bỏ mẹ mày! – Một tên không đeo cấp hiệu, mặt choắt, cằm phất phơ mấy sợi lông đen, thét to. Cả bọn túm lấy Minh, tước súng. Tên mặt choắt nện lên đầu Minh một thanh sắt, Minh ngã quỵ.
Quyến vẫn theo dõi đám An ninh quân đội áp sát sân khấu, chợt thấy một trong số đó – một gã to béo – móc túi ra một vật tròn tròn.
Khán giả vỗ tay hoan hô. Đèn vụt tắt. Từ tay gã to béo, vật ấy bay lên sân khấu.
- Lựu đạn! – Quyến hô hoán. Anh nâng nòng khẩu Vesson. Ánh lửa lóe, kèm một tiếng nổ dữ dội. Quyến bóp cò, nhắm đúng gã to béo đang khom lưng tránh miểng lựu đạn, dưới ánh mờ của lóe lửa.
Luân nhìn thấy tất cả. Anh rút súng, kéo Dung vào lòng, Thạch đâu lưng vào anh, còn Lục, tuy chậm chạp, song cũng án trước Dung.
- Chết tôi, trời ơi! – Tiếng của cô đào Tâm Ái, thủ vai Ngọc Lê.
- Nó đấy! – Mấy tên An ninh quân đội lao vào Quyến. Một ghế đẩu, ném thật mạnh, trúng ngực anh.
- Bắn nó!
Quyến nghe tiếng cò súng khua. Nhịn đau, anh đạp tung cửa hông, thoát ra hẻm cạnh rạp, vừa chạy vừa thổi còi báo động.
Trung úy Minh tỉnh dậy. Anh cố sức đẩy một tên giữ chặt cầu dao. Cầu dao đóng lại. Đèn bật sáng.
Bọn An ninh quân đội tháo lui. Bấy giờ, còi cảnh sát đã rộ.
... Cảnh náo loạn kéo dài mười lăm phút. Sân khấu đẫm máu. Sau cùng Luân dìu Dung ra khỏi rạp. Anh đích thân chỉ huy cứu cấp nạn nhân của đoàn Kim Thoa và gọi riêng một xe Hồng thập tự chở trung úy Minh và Quyến vào bệnh viện quân đội. Quyến bị chấn thương nơi ngực. Anh thều thào:
- Anh đừng lo...
Luân dặn thật khẽ.
- Vào nhà thương chú đề phòng tụi nó trả thù... Tôi sẽ nhờ quân cảnh coi chừng giúp.
Trên xe về nhà, Dung khóc thành tiếng:
- Tội nghiệp chị Ngọc Lê!
Tin tức trên các báo hằng ngày:
Lựu đạn nổ tại rạp Nguyễn Văn Hảo giữa lúc đoàn Kim Thoa đang diễn vở “Lấp sông Gianh” của Duy Lân. Nữ nghệ sĩ Tâm Ái chết. Duy Lân gãy một chân. Nhạc sĩ Tám Sự mù mắt. Nhiều người bị thương. Hung thủ mặc quần áo An ninh quân đội, bị cảnh sát hạ tại chỗ...
Phóng sự của báo buổi sáng:
Như bổn báo đưa tin, tối hôm kia, một quả lựu đạn nổ trên sân khấu Nguyễn Văn Hảo. Phóng viên Văn Hồng, người chứng kiến từ đầu đến cuối nội vụ, tường thuật như sau:
“Sài Gòn... tháng 11-1956. Mặt tiền rạp Nguyễn Văn Hảo rực rỡ trong ánh điện nhiều màu. Khán giả chen nhau mua vé. Gánh Kim Thoa khai trương với vở dã sử của soạn giả Duy Lân: Lấp sông Gianh.
Chẳng rõ vì hiếu kì hay vì danh tiếng của Duy Lân và của cô đào trẻ đang lên Tâm Ái, cùng toàn ban Kim Thoa với Tám Vân, Minh Chí mà người xem đông đảo khác thường như vậy. Chưa đến giờ, không còn một ghế trống. Đặc biệt khá nhiều quân nhân hoặc ngồi các ghế “súp” hoặc đứng. Cốt truyện theo “Programe”: Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, có một đôi trai gái yêu nhau và gia đình đồng ý cho họ cưới. Song, cô Ngọc Lê (Tâm Ái) sinh sống ở bờ Nam sông Gianh, còn Thành Duy (Tám Vân) lại ở bờ bắc con sông bị Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn lấy làm ranh giới chia hai đất nước. Thành Duy toan vượt sông đón người yêu thì bị quân Chúa Trịnh bắt và đày lên mạn ngược. Ngọc Lê bởi nhan sắc kiều diễm, bị sung vào cung Chúa Nguyễn để đàn hát giúp vui cho Chúa. Thế tử Phúc Đông (Minh Chí) say Ngọc Lê tìm cách chiếm đoạt nhưng Ngọc Lê một lòng chung thủy với Thành Duy, lại nhờ bà đầu gánh che chở, nên giữ được tiết trinh. Một hôm, Chúa (Hoàng Giang) gọi gánh hát vào phủ. Ngọc Lê hát một bài dâng lên Chúa. Chúa khen và cho phép cô xin một điều bất cứ điều gì Chúa cũng sẽ làm cô vừa lòng, Ngọc Lê xin được về bên bờ Bắc để sum họp với chồng. Chúa nổi giận, ra lệnh cho cô phải chọn giữa việc vào nhà ngục với việc lấy Phúc Đông. Ngọc Lê chọn nhà ngục. Phúc Đông cảm phục Ngọc Lê, tìm cách cứu cô. Chẳng may, Chúa phát giác và Phúc Đông bị đày ra đồn Nhật Lệ. Thành Duy trốn thoát trại giam, trà trộn theo quân Chúa Trịnh và đánh Chúa Nguyễn, dùng lời hơn lẽ thiệt gợi lòng yêu đồng bào ruột thịt của bình sĩ và, tiếng sáo của anh làm xúc động cả binh lính bờ nam. Ngọc Lê, nhờ bà đầu gánh giúp, có mặt vào lúc đó. Lính và dân hai bờ, mặc kệ quan hăm dọa, khiêng đất lấp sông Gianh...
Tuồng diễn trót lọt từ đầu đến phút lấp sông Gianh. Khi các diễn viên bằng động tác tượng trưng ùa ra giữa sân khấu nhảy múa thì đèn vụt tắt và một quả lựu đạn nổ dữ dội... Tiếng rú thê thảm vang lên. Gần như đồng thời với tiếng lựu đạn, một tiếng súng ngắn nổ tiếp, một nạn nhân trúng đạn chết liền. Khi đèn sáng lại, người chết và người bị thương nằm đầy sân khấu. Cảnh sát rú còi. Hình như trước đó đã xảy ra xô xát ở chỗ đặt cầu dao điện. Nội vụ đang trong vòng điều tra. Tổn thất cả gánh Kim Thoa rất nặng. Sau đây là danh sách người chết và bị thương... Có tin gì thêm, chúng tôi sẽ đăng số báo ngày mai.
Báo cáo của Nha cảnh sát Đô thành.
Top Secret(1) số 22/TS.
Sài Gòn, November(2)...
(1) Tối mật
(2) Tháng 11.
Kính gởi Nha tổng giám đốc cảnh sát Quốc gia.
Kính Thiếu tướng Nguyễn Ngọc lễ, Tổng Giám đốc.
Tiếp báo cáo số 19 - TS chung quanh việc lựu đạn nổ ở rạp Nguyễn Văn Hảo, nay kết quả giám định và điều tra cho biết:
1) Một nhóm An ninh quân đội đã đánh trọng thương trung úy cảnh sát Lê Văn Minh, tòng sự tại Nha cảnh sát Đô thành – người do bà Hoàng Thị Thùy Dung, Bí thư của Thiếu tướng tổng giám đốc gọi đến giữ trật tự trong rạp – để cắt cầu dao điện. Cầu dao bị cắt bốn mươi lăm giây. Đó là lúc lựu đạn được ném lên sân khấu.
2) Hung thủ dùng lựu đạn O.F loại mới. Lựu đạn nổ vào 23 giờ 37 phút.
3) Vào 23 giờ 37 phút 2 giây, đèn chưa cháy lại, một kẻ lạ mặt dùng súng ngắn bắn chết một quân nhân. Kẻ lạ mặt lẫn lộn trong khán giả trốn thoát.
4) Theo một số người chứng kiến, kẻ lạ mặt dong dỏng cao, tuổi lối hai mươi lăm, mặc quần áo cảnh sát. Khám nghiệm tử thi quân nhân, biết rằng kẻ lạ mặt dùng súng Vesson ngắn nòng. Điều đó xác minh thêm kẻ lạ mặt.
5) Người chết, trúng đạn ngay đầu, đạn xuyên óc. Tên là Vũ Đình Chu, thiếu úy An ninh quân đội. Khám nghiệm xác nhận đây là hung thủ ném lựu đạn, trong túi Chu còn một quả O.F.
6) Công việc điều tra gặp một số khó khăn:
a) Thiếu tướng giám đốc Nha An ninh quân đội không tạo điều kiện dễ dàng cho thiểm nha hỏi những nhân viên An ninh quân đội cùng đi với Vũ Đình Chu và thiểm nha tin rằng đồng bọn hành động có chỉ huy, theo một kế hoạch định trước.
b) Linh mục Hoàng Quỳnh trực tiếp gặp giám đốc nha cảnh sát đô thành sáng nay, buộc thiểm nha phải chấm dứt cuộc điều tra, tống giam trung úy Lê Văn Minh và giao nộp cho linh mục kẻ đã bắn Vũ Đình Chu.
7) Dư luận dân chúng rất bất lợi cho Chính phủ, nhất là các báo tung tin trái ngược nhau. Báo Em của Nguyễn Tấn Sĩ (Dương Từ Giang) quả quyết “Bàn tay của bọn chia rẽ Bắc Nam nhúng vào máu nghệ sĩ,” Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai và Sài Gòn Mới của bà Bút Trà thì nghi nghi hoặc hoặc: Tự do, Ngôn luận, Cách mạng, Quốc gia... cáo buộc Cộng sản, mà lí lẽ hàm hồ, nên tác dụng ngược lại.
Xin kính trình Thiếu tướng để tường.
Trung tá Giám đốc
*
Luân, cùng Dung vào rạp trước giờ mở màn. Thạch và Lục tháo mồ hôi mới vẹt được đường cho họ. Khi tất cả ngồi vào chỗ - trên lầu, hàng ghế đầu – Dung dùng khăn tay quạt lấy quạt để, Luân mua cho cô chiếc quạt giấy và tiện thể mua luôn mấy gói hạt dưa.
- Khủng khiếp! – Dung vừa quạt vừa cắn hạt dưa, giọng nũng nịu – Không có anh, đời nào em vào đây. Từ bé, lần đầu em xem cải lương. Em không thích. Giá ban Việt kịch Năm Châu diễn tiếp những vở như “Người mặt cháy,” nóng mấy em cũng xem.
Luân thông cảm với Dung, Dung lớn lên trong một môi trường khác, chưa quen nghệ thuật dân gian. Một lần, anh rủ cô xem tuồng cổ, cô gắng gượng ngồi vì ngại Luân buồn – cô chẳng hiểu gì cả. Trái lại, xem kịch “Người mặt cháy,” cô sôi nổi hẳn. Kịch gần gũi cô hơn, ngoài lí do cô đã đọc nguyên tác “Tính cách người Nga” của A. Tolstoi mà Nguyễn Thành Châu Việt hóa thành kịch. Anh cũng đã đưa cô đi xem phim “Không một mái nhà” và “Lòng nhân đạo” – những bước chập chững của nền điện ảnh có xu hướng tiến bộ ở Sài Gòn. Tất nhiên, Dung thích.
Luân còn thông cảm với Dung bởi rạp hát cải lương quá ngột ngạt. Hơi nóng hừng hực – dù mùa này thời tiết khá dịu. Quang cảnh hỗn tạp càng ngột ngạt hơn: trẻ con khóc, người lớn cãi vã tục tằn, nào khạc nhổ, nào rao hàng.
Dung đọc khe khẽ tờ chương trình cho Luân nghe. Anh đã biết sơ sơ nội dung vở tuồng và vì vậy mà anh rủ Dung đi xem. Gần đây, một sự thôi thúc vô hình khiến Luân luôn muốn chia sẻ niềm vui riêng với Dung. Từ từ nhưng vững chắc, Dung chiếm một chỗ trong tình cảm sâu kín của Luân, tuy chưa bao giờ hai người vượt quá làn ranh cho phép và riêng Luân, chưa bao giờ phát triển mối quan hệ xa hơn mối quan hệ cộng tác giữa hai người.
- Lính xem đông dữ! – Thạch nhận xét.
Từ trên lầu, Luân nhìn toàn rạp và anh thấy ngay cảnh tượng không bình thường: quân nhân chiếm một tỉ lệ khá trong khán giả. Một nhóm áp sát sân khấu, số còn lại ngồi rải rác trên ghế “súp” dài theo đường dẫn từ cửa ra vào sân khấu. Trên lầu, quanh Luân, không có một bóng quân nhân nào cả. Nội dung vở tuồng khó mà lôi cuốn những người lính, nhất là những người lính mặt mũi hung tợn, có vẻ sẵn sàng xung trận hơn là thưởng thức nghệ thuật.
“Thanh toán với nhau chăng?” Luân ngẫm nghĩ. Chuyện các sắc lính ẩu đả, đâm chém, thậm chí bắn lộn... xảy như cơm bữa. Dẫu sao, cũng cần đề phòng. Anh bảo Thạch xuống lầu quan sát.
Thạch trở lên thì màn đã mở. Thạch cho biết hầu hết quân nhân là An ninh quân đội, dân di cư. Một toán lảng vảng nơi đặt cầu dao điện.
“Hay là chúng định hành hung đoàn Kim Thoa. Tuồng Lấp sông Gianh mang ý nghĩa chống chia cách đất nước, tuy tố cáo Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, song vẫn đập Chúa Nguyễn mạnh hơn.”
- Cô gọi điện cho Nha cảnh sát đô thành yêu cầu phái cảnh sát đến giữ trật tự. Tôi ngại bọn An ninh quân đội gây rối. - Luân bảo Dung.
Thạch đưa Dung xuống phòng chủ rạp, nhờ điện thoại. Sân khấu lắng đọng với tiếng hò cao vút của Ngọc Lê.
- Xong rồi! – Dung trở lại bảo Luân.
Bây giờ, màn một đang hồi vui vẻ: Ngọc Lê và Thành Duy đang tỏ tình bên bờ sông.
- Nếu em là Ngọc Lê em sẽ bảo anh chàng Thành Duy: nên về học cách tỏ tình với phụ nữ. Chưa chi đã: Nàng đẹp tựa tranh Tố Nữ, suối tóc dài lay gợn trong mây, mắt hồ thu vừa ngó đã say, màu da ngọc làu làu bông tuyết... - Dung cười nắc nẻ.
- Cô quên là câu chuyện cách chúng ta hai trăm năm!
- Anh nói sai rồi! Cách hai trăm năm mà dám khen: môi nàng tựa đóa hải đường vừa hé nụ... Hồi đó, nhận xét thế các cụ đét cho mà chết!
Tuy phê phán lời lẽ ba hoa của vở tuồng, Dung lại vỗ tay hăng hái khi màn một kết thúc. Và, cô rưng rưng nước mắt với màn hai, khi Thành Duy vượt sông bị bắt, bị đày. Không chỉ có Dung, mà Lục cũng khụt khịt mũi.
Thạch dẫn hai sĩ quan cảnh sát đến trước Dung.
- Thưa, tôi là trung úy Lê Văn Minh, tòng sự ở Nha cảnh sát đô thành, được lệnh đến trình diện với bà!
Một trong hai người chập gót chân, báo cáo.
- Cùng đi với tôi có thiếu úy Lê Ngân và hai tiểu đội!
Dung vội vã chấm nước mắt, chạm nhẹ tay Luân, cầu cứu. Luân ngồi yên. Không thể khác được, Dung phải đứng lên bắt tay hai sĩ quan. Trung úy Minh thẳng người, nhưng môi cố mím. Anh rất trẻ và chắc chắn đã kinh ngạc vì Dung còn trẻ hơn anh. Một cô gái đẹp, rụt rè, chưa lau sạch nước mắt thương cảm với số phận một cô gái khác trên sân khấu, lại là người đủ quyền lực gọi sĩ quan như anh đến nghe lệnh.
Dung phát bực. Luân không giúp cô. Dung đâu biết Luân đang sững sờ. Thiếu úy Lê Ngân chính là Quyến, trung đội trưởng truyền tin của tiểu đoàn 420, cùng với Sa được Luân chọn về thành giúp anh. Từ khi chia tay ở Phụng Hiệp, anh bặt tin Quyến. Ai dè Quyến lò mò vào nha cảnh sát! Mắt Quyến hấp háy!
“Nó không ngờ gặp mình” – Luân nghĩ.
Khán giả trên đầu ngó Dung. Cô càng quýnh.
- Cám ơn hai anh. Đây là anh Luân của tôi! - Dung giới thiệu Luân. Nói xong, như trút gánh nặng, cô thở phào, ngồi xuống.
Luân đứng lên, bắt tay hai sĩ quan. Dĩ nhiên anh và Quyến bóp ngầm tay nhau đến mức xương tay muốn vỡ.
- Có triệu chứng An ninh quân đội gây rối trong buổi hát. Phiền trung úy và thiếu úy cho cảnh sát theo dõi, nhất là nơi đặt cầu dao điện và sân khấu...
Hai sĩ quan cảnh sát đi làm nhiệm vụ. Dung càu nhàu:
- Anh ác ghê! Không tiếp họ ngay lúc đầu. Em xấu hổ đến chín người.
- Họ đến trình diện với “bà” chớ có phải với “ông” đâu!
Luân đùa. Và anh vội né Dung đấm anh. Sau này, mỗi khi vui, Dung thường đấm anh.
Màn ba đang diễn. Dung quên việc vừa rồi, nói khẽ:
- Cải lương hay, phải không anh? Em thích quá!
*
Kịch bản màn ba và màn năm vở Lấp sông Gianh:
Màn ba: Phủ Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn và vương phi vừa nhắm rượu vừa xem múa. Đoàn vũ nữ múa một điệu Chàm.
Chúa Nguyễn (khoát tay): Múa như vậy là đủ. Bây giờ ta muốn nghe hát. Trong bọn ngươi ai hát hay, ta trọng thưởng cho.
Bà đầu gánh quỳ xuống.
Bà đầu gánh: Nàng kia (trỏ Ngọc Lê) hát hay nhất...
Chúa Nguyễn (ngó Ngọc Lê): Nàng hát đi... Nàng tên gì, quê quán ở đâu? Sao mặt mày buồn bã lắm vậy?
Ngọc Lê (quỳ): Dạ tiện nữ làm nghề dệt lụa bên bờ Nhật Lệ, tên Ngọc Lê, họ Trần...
Chúa Nguyễn: Tên và người cùng đẹp! Hát đi!
Vương phi (ngó Ngọc Lê): Nàng là Trần Ngọc Lê?
Ngọc Lê: Thưa vâng!
Vương phi (với Chúa Nguyễn): Chúa công không biết nàng sao? (Chúa Nguyễn lắc đầu). Vì nàng mà Thế tử Phúc Đông ốm o gầy mòn đó!
Chúa Nguyễn: Vậy sao?... Ta sẽ tác thành cho!
Ngọc Lê: Tiện nữ xin dâng chúa thượng cùng vương phi một bài hát. Nếu bài hát vừa lòng hai vị, xin hai vị cho tiện nữ một lời thỉnh cầu...
Vương phi: Được! Vàng bạc, gấm vóc... (cười) và ngôi chánh thất của Thế tử.
Ngọc Lê: Tiện nữ sẽ trình thỉnh cầu sau. Bây giờ, tiện nữ dâng hai vị bài hát (Ngọc Lê nắn phím đàn, mắt ngó mông lung): Chàng ở bờ bắc sông Gianh, em ở bờ nam, nhớ nhau mà không sao gặp mặt, dù hai ta vẫn cùng uống chung dòng nước...
(Vọng cổ câu một)... in bóng hai đưa đôi bờ... Nước trong veo và nước chảy hững hờ. Ai chia cắt mối tình vốn trắng tinh như hồn ta con gái và như nụ hoa còn giấu mùi hương, nhìn màu xanh bên kia là gặp bóng người thương nghe sóng vỗ ngỡ lời than, nghe gió khuya như ai đó thì thầm. Đêm khẽ gọi: Chàng ơi! Mà đáp lại chỉ lạnh lẽo vầng trăng chia Nam Bắc...
Hậu trường, Thành Duy đệm: Hỡi em gái nhỏ bờ nam mỗi sáng không còn ra bờ sông ngồi giặt lụa, tận biên thùy gối kiếm, ta nghe em như tiếng nhạn sương sầu thảm, cành liễu ta vịn u buồn như hoàng hôn nhuộm xám...
(Vọng cổ, câu hai) Ta đếm bước đi và nghe cát sỏi cũng sụt sùi.
Ngọc Lê (ca nối): Anh ở đầu non, trăm nỗi ngầm ngùi. Em nhặt lá khóc tình duyên cuối bãi. Sỏi cát sụt sùi hay chính lòng ta...
Thành Duy (ca nối): Trách ai? Muốn hỏi trăng ngà.
Trăng im. Hỏi trúc. Là đà, trúc im!
Ngọc Lê (ca nối và dứt): Trời cao dẫu hỏi, trời cao nữa
Còn lại đôi bờ vọng xót xa...
(Hậu trường tấu nhạc, bài “Tình trong lá thiếp” của Phan Huỳnh Điểu). Sân khấu lắng một lúc.
Chúa Nguyễn: Hát hay mà buồn quá!
Vương phi: Bây giờ, nàng hãy vào trong thay đổi xiêm y. Ta cho gọi thế tử nơi đồn Ái Tử...
Ngọc Lê: Không! Tiện nữ là gái có chồng... Xin vương thượng giữ lời hứa, tha cho tiện nữ về bờ bắc sông Gianh!
Vương phi (sửng sốt): Nhà ngươi nói chi?
Ngọc Lê: Tiện nữ muốn sum họp với chồng! Chồng tiện nữ ở bờ bắc...
Chúa Nguyễn (vỗ bàn): Cha chả, giỏi cho con tiện tì!
Vương phi: Nàng điên loạn rồi sao chớ? Nàng không biết sông Gianh là quốc giới hay sao?... Nàng không biết là lệnh chúa cấm qua lại con sông đó, hay sao?
Chúa Nguyễn (cười gằn): Rồi nhà ngươi sẽ mãn nguyện. Nhà người vượt sông khi ta tuốt gươm và trở cờ bắc phạt... Ta phải diệt hết lũ vô đạo đang ngự trị bờ bắc. Thượng đế trao cho ta sứ mệnh đó...
Ngọc Lê (đứng thẳng): Chúa công lầm rồi! Non nước này từ Lạng Sơn đến Cà Mau chung một nòi giống. Sông Gianh làm sao là biên giới được? Sự chia cắt bấy lâu đau lòng trăm họ, chúa công nỡ nào vấy máu đồng bào mình...
Vương phi: Con nhỏ này lớn mật! Ta hỏi mi lần cuối: chọn lầu son gác tía cùng con ta hay chọn ngục đá gômg cùm?
Ngọc Lê: Tôi chọn một dải giang sơn toàn vẹn!
Chúa Nguyễn: Con tiện tì phải đền tội!
Ngọc Lê: Trăm họ sẽ hỏi tội chúa công. Một đầu rơi chớ vạn đầu rơi, chúng dân cũng nhất quyết đòi xóa lằn ranh sông Gianh vô lí!
Chúa Nguyễn: Võ đao quân! (Dạ!)
Tiếng Phúc Đông, hậu trường: Xin vương phụ hay dằn cơn thịnh nộ, đừng làm cho họ Nguyễn nhà ta phạm tội ác giết một người con gái kiên trinh và bị lịch sử lên án đã vì lòng tham ích kỉ nỡ cắt đôi non nước chung máu thịt tự bao đời...
Màn năm: Cảnh lấp sông Gianh
(Hò lơ) Lấp sông này! Lấp sông này...
Lấp sông lấp cả những bầy sói lang!
Thanh bình ta đón nhau sang
Nghìn năm con cháu Hồng Bàng cầm tay!
(Ngọc Lê ngả đầu vào ngực Thành Duy. Nhạc đánh bài Câu hò bên bờ Hiền Lương của Văn Cận).
*
Dung sụt sùi mãi.
- Chị Ngọc Lê chinh phục em! Em nhớ quê quá...
Luân suy tư về hiệu quả của nghệ thuật. Tuy vậy, vở tuồng lộ liễu, không thể diễn tiếp được. Duy Lân gửi gắm nhưng chưa làm đủ liều lượng. Bộ Thông tin không phải là những thằng ngu...
Khi vở diễn đến đoạn cao trào thì chừng chục tên An ninh quân đội xông vào nơi đặt cầu dao điện. Trung úy Minh giang tay cản chúng.
- Các anh định làm gì?
- Chúng ông đánh bỏ mẹ mày! – Một tên không đeo cấp hiệu, mặt choắt, cằm phất phơ mấy sợi lông đen, thét to. Cả bọn túm lấy Minh, tước súng. Tên mặt choắt nện lên đầu Minh một thanh sắt, Minh ngã quỵ.
Quyến vẫn theo dõi đám An ninh quân đội áp sát sân khấu, chợt thấy một trong số đó – một gã to béo – móc túi ra một vật tròn tròn.
Khán giả vỗ tay hoan hô. Đèn vụt tắt. Từ tay gã to béo, vật ấy bay lên sân khấu.
- Lựu đạn! – Quyến hô hoán. Anh nâng nòng khẩu Vesson. Ánh lửa lóe, kèm một tiếng nổ dữ dội. Quyến bóp cò, nhắm đúng gã to béo đang khom lưng tránh miểng lựu đạn, dưới ánh mờ của lóe lửa.
Luân nhìn thấy tất cả. Anh rút súng, kéo Dung vào lòng, Thạch đâu lưng vào anh, còn Lục, tuy chậm chạp, song cũng án trước Dung.
- Chết tôi, trời ơi! – Tiếng của cô đào Tâm Ái, thủ vai Ngọc Lê.
- Nó đấy! – Mấy tên An ninh quân đội lao vào Quyến. Một ghế đẩu, ném thật mạnh, trúng ngực anh.
- Bắn nó!
Quyến nghe tiếng cò súng khua. Nhịn đau, anh đạp tung cửa hông, thoát ra hẻm cạnh rạp, vừa chạy vừa thổi còi báo động.
Trung úy Minh tỉnh dậy. Anh cố sức đẩy một tên giữ chặt cầu dao. Cầu dao đóng lại. Đèn bật sáng.
Bọn An ninh quân đội tháo lui. Bấy giờ, còi cảnh sát đã rộ.
... Cảnh náo loạn kéo dài mười lăm phút. Sân khấu đẫm máu. Sau cùng Luân dìu Dung ra khỏi rạp. Anh đích thân chỉ huy cứu cấp nạn nhân của đoàn Kim Thoa và gọi riêng một xe Hồng thập tự chở trung úy Minh và Quyến vào bệnh viện quân đội. Quyến bị chấn thương nơi ngực. Anh thều thào:
- Anh đừng lo...
Luân dặn thật khẽ.
- Vào nhà thương chú đề phòng tụi nó trả thù... Tôi sẽ nhờ quân cảnh coi chừng giúp.
Trên xe về nhà, Dung khóc thành tiếng:
- Tội nghiệp chị Ngọc Lê!