Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ván bài lật ngửa - Phần IX - Chương 18 phần 1
P9 - Chương 18
Trong lúc Nguyễn Khánh ở Buôn Mê Thuột thì Sài Gòn lại lên cơn sốt, lần này mang tính chất đặc biệt: công nhân, lao động toàn thành phố bắt đầu cuộc tổng đình công lớn nhất từ sáu giờ sáng ngày 21-9 và kéo dài đến 23-9. Chủ xướng cuộc tổng đình công là Tổng liên đoàn Lao công Thiên Chúa giáo, tổ chức nghiệp đoàn hàng đầu ở Việt Nam Cộng hòa, với người lãnh đạo khét tiếng Trần Quốc Bửu, được đánh giá là “Cần lao gộc.” Các tổ chức nghiệp đoàn khác cũng phối hợp với Tổng liên đoàn Lao công như Tổng liên đoàn Lao động mà lãnh tụ Lê Văn Thốt bị công an cho vào sổ “liên quan tới Việt Cộng.” Liên hiệp các nghiệp đoàn tự do mà lãnh tụ là Bùi Lượng được thợ thuyền xem như có dính líu với Đảng Đại Việt, lực lượng thợ thuyền mà lãnh tụ Nguyễn Khánh Văn ít nhiều nhờ vả Pháp...
Lí do của cuộc tổng đình công: Hãng dệt Vimytex vô cớ sa thải công nhân.
Tổng nha cảnh sát quốc gia biết tin sẽ có cuộc Tổng đình công từ ba hôm trước, khi đại diện nghiệp đoàn không đi đến thỏa thuận với ban giám đốc hãng dệt – hãng dệt loại lớn, trang thiết bị tối tân và riêng cái tên cho thấy bề thế của nó: Việt – Mỹ. Nhưng, Tổng nha không nghĩ rằng cuộc tổng đình công sẽ được hưởng ứng rộng. Bởi vậy, chiều 20-9, đại tá tổng giám đốc không ra một chỉ thị gì đột xuất.
Dung bị dựng dậy vào năm giờ rưỡi sáng. Cô thiếu úy Hằng trực đêm gọi điện cho Dung:
- Thưa thiếu tá! Đại tá triệu tập các sĩ quan chỉ huy có mặt ở Tổng nha trước sáu giờ!
- Tại sao?
- Cuộc tổng đình công sắp bắt đầu...
- Chúng ta đã biết việc đó rồi...
- Nhưng tình hình nghiêm trọng hơn...
- Nghiêm trọng như thế nào?
- Thưa, em chỉ được lệnh như thế...
- Chị sẽ có mặt.
Dung hôn nhẹ lên má con, căn dặn chị Sáu rồi lái xe đến Tổng nha. Cô đến vừa kịp lúc Đại tá Nguyễn Quang Sanh bắt đầu nói, bên ngoài trời chưa sáng hẳn, những giọt mưa đêm còn đọng trên lá cây thỉnh thoảng buông xuống thềm một tiếng lách tách buồn bã.
- Cuộc tổng đình công sắp bắt đầu... - Đại tá vén xem đồng hồ - Còn năm phút nữa... Trừ bệnh viện, còn toàn thành phố sẽ không có điện và nước. Từ tám giờ trở đi, sẽ có những cuộc biểu tình và tuần hành lớn. Ít có khả năng cuộc tổng đình công chỉ chĩa vào vụ sa thải công nhân Vimytex. Thật ra, đêm qua, giữa lúc các ông bà ngủ yên, – Đại tá hơi cười - Tôi đã phải thức để gặp trực tiếp chủ hãng Vimytex và vụ sa thải coi như kết thúc êm đẹp: không ai bị đuổi cả. Nhưng thông báo của Bộ Lao động và cả của tôi cho các nghiệp đoàn không được hưởng ứng. Thủ tướng hiện không có mặt ở thủ đô, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh bảo ông không được ủy quyền xử lí các tình huống tương tự. Phó Thủ tướng Đỗ Mậu bảo đó là việc của Bộ Lao động và của Tổng nha. Đại tướng Trần Thiện Khiêm hỏi vặn tôi: Đại tá muốn chúng tôi nã đại bác vào người biểu tình? Trung tướng Dương Văn Minh yêu cầu tôi hãy làm việc đúng người có trách nhiệm...
Dung thấy rõ đôi mắt đỏ chạch của đại tá Tổng giám đốc...
- Tôi gọi điện cho đoàn cố vấn Mỹ. Họ bảo: Chuyện của các ông!... Các bạn nghe chưa? Tôi gõ hết các cửa dù giữa đêm và dù bây giờ cũng nhận tiếng quở trách, thậm chí, tiếng chửi kèm theo tiếng ngáp. Và bây giờ, tôi làm phiền các bạn, những cộng sự của tôi. Tôi vừa chỉ thị...
Đèn vụt tắt. Nhưng ánh sáng ban mai đã dần dần tràn vào phòng.
- Nhà đèn đình công rồi! Họ không dọa suông đâu.
Cả phòng nghe tiếng thở dài của đại tá Tổng giám đốc.
- Tôi nói đến đâu rồi? À, tôi vừa chỉ thị cho Nha cảnh sát đô thành, Nha cảnh sát Nam phần tung lực lượng bảo vệ các cơ quan quan trọng, các sứ quán và tôi sẽ gặp ông Trần Quốc Bửu. Tôi hi vọng cuộc tổng đình công chấm dứt nội nửa ngày hôm nay. Lực lượng dã chiến của Tổng nha phải sẵn sàng, hễ nơi nào gọi bộ đàm báo cáo có biến động thì lập tức can thiệp. Giải tán tất cả các cuộc tập họp dù mang màu sắc nào – tôi nhấn mạnh: sư sãi, linh mục... cũng không được biểu tình khi mà cả nước đang sống trong lệnh giới nghiêm. Các ông bà chỉ huy phải trực tại chỗ. Quá mười hai giờ trưa, căn cứ vào tình hình diễn biến, tôi sẽ gặp lại tất cả tại đây...
Đại tá ngập ngừng một lúc, nói tiếp:
– Giải tán mọi cuộc biểu tình nhưng không được gây thương tích cho bất kì ai! Không bắt ai!
Mọi người lặng lẽ rời phòng với gương mặt nặng trình trịch: Làm sao giải tán biểu tình mà không va chạm và nhất là không bắt ai? Lệnh của đại tá Tổng giám đốc tự nó đã vô hiệu hóa ngay từ đầu.
- Bà thiếu tá Thùy Dung, tôi nói chuyện với bà!
Tổng giám đốc gọi Dung.
- Tôi hẹn bảy giờ gặp ông Trần Quốc Bửu và các ông lãnh đạo nghiệp đoàn tại Nhà Kiếng. Bà cùng đi với tôi!
Dung đứng nghiêm, dấu hiệu tuân lệnh và rời phòng, về Nha công vụ.
Trên bàn viết của Dung đã có sẵn một số tờ báo, phần lớn là báo của Chính phủ, quân đội và vài tờ “độc lập” vẫn phát hành dù tổng đình công. Liếc qua các tít to, Dung nắm được ý nghĩa sâu xa của cuộc tổng đình công, hoặc, nói cách khác, biết được lực lượng nào nhảy vào vòng chiến với ý đồ riêng. Công nhân lao động tham gia bởi lẽ đơn giản: quyền lợi của họ bị xâm phạm, hôm nay chủ sa thải công nhân Vimytex, ngày mai Vinatexco, ngày mốt Caric, Nhà Đèn, rồi BRJ – RMK, Caltex v.v... Nhưng, cũng không chỉ bấy nhiêu lí do. Khi Dung vào Nam một thời gian thì nổ ra cuộc tổng đình công nhân ngày 20-7 – đó là cuộc tổng đình công chính trị đòi hai miền Nam Bắc hiệp thương, lập lại quan hệ bình thường, tiến tới tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, chỉ diễn ra vài giờ. Một ít lần “tổng đình công” do Trần Quốc Bửu xướng xuất để chống Cộng, chống Bình Xuyên, chống Nguyễn Chánh Thi, ủng hộ “Ngô Chí Sĩ”... là trò đùa vô duyên. Lần này tổng đình công thật sự. Hàng chục vạn công nhân lao động nghỉ việc hẳn hoi. Đằng sau yêu sách chống sa thải, cả một sức bật mạnh mẽ: biểu thị sự bất mãn đối với chế độ và biểu thị luôn nguyện vọng ngăn ngừa Việt Nam thành một Triều Tiên thứ hai với hàng trăm nghìn quân viễn chinh Mỹ, với tàn phá và chết chóc khó lường, với nguy cơ đe dọa nền luân lí dân tộc... Na ná như phong trào lật đổ Ngô Đình Diệm năm trước những người lao động bình thường nhân một cái cớ để tỏ thái độ. Bởi vậy, cuộc đình công đầu tiên giương cao khẩu hiệu kinh tế lại chính là đợt tiến công chính trị. Theo Dung, chưa đủ sức phát khởi cuộc tổng đình công, chủ yếu là lợi dụng các thế lực tranh chấp, nhưng nó cũng giới thiệu nước mức tiến bộ của cách mạng trong vòng mười tháng qua, kể từ chính biến 1-11-1963. Chưa thể đòi hỏi cách mạng cao hơn...
Còn Mỹ? Mỹ muốn thêm có một cú cảnh cáo Nguyễn Khánh? Hãy đóng cho thật tốt vai trò lót đường, hãy tỏ ra một tướng lãnh thật sự “bàn tay sắt” – lần thử thách có thể là cuối cùng.
Còn các thế lực khác? Các phe phái chính trị sau thắng lợi xé bỏ Hiến chương Vũng Tàu, vẫn chưa hạ được Khánh, kể cả cuộc “biểu dương lực lương” của tướng Đức. Cuộc chạy đua để trở thành con ngựa độc quyền kéo cỗ xe của Mỹ kích thích dữ dội ham muốn điên dại các chính khách và cả các tướng lãnh. Quân đội chống Nguyễn Khánh, người Thượng chống Nguyễn Khánh, sinh viên học sinh chống Nguyễn Khánh, bây giờ, thợ thuyền chống Nguyễn Khánh. Thế là đủ, quá đủ. Cho nên, họ gặp nhau và dù “đồng sàng dị mộng,” họ đều chống, chống thật, chống giả, lợi dụng sức chống đối của kẻ khác...
Thái độ của Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia cho thấy điều đó: lệnh của ông cực kì bí hiểm. Thật ra ông đã thổ lộ: gõ cửa ông Nguyễn Xuân Oánh, Đại tướng Trần Thiện Khiêm, Trung tướng Dương Văn Minh, phái đoàn Mỹ. Đại tá Nguyễn Quang Sanh không dại gì đưa đầu gánh chịu hậu quả, nếu các cuộc biểu tình rùm beng đến mức nguy kịch thì cả Mỹ lẫn tướng Khiêm sẽ phải hành động, nhiều nhất ông bị khiển trách “không làm tròn nhiệm vụ” hơn là các lời cáo buộc các cực kì dữ dội.
Bảy giờ kém mười, Thùy Dung có mặt ở văn phòng Tổng giám đốc.
- Tôi vừa điện cho ông Nguyễn Khánh, ông còn ngủ. Ta sẽ nói chuyện với ông ấy khi đến Nhà Kiếng.
Hai xe con và một xe hộ tống rời Tổng nha. Tại trụ sở Tổng liên đoàn lao công đường Lê Văn Duyệt, thợ thuyền tập trung đông đặc, chờ giờ xuất phát. Qua bộ đàm trên xe, đại tá Sanh và Dung biết nhiều trung tâm đang sửa soạn xuống đường, có cả học sinh sinh viên tháp tùng.
Trần Quốc Bửu và một số người cầm đầu Tổng liên đoàn Lao công đón các nhân viên cấp cao của ngành cảnh sát khá hờ hững. Không ai ra cổng chờ họ, không ai đứng trên thềm đón họ.
- Chào đại tá và thiếu tá! – Trần Quốc Bửu chìa tay theo lối kẻ cả. - Mời hai vị và các vị cùng đi đợi tôi vài phút...
Trần Quốc Bửu tiếp họ ngay trong phòng làm việc giữa lúc các tay “cai thầu” nghiệp đoàn – như báo chí gọi – đang họp.
Mặc kệ sự có mặt của Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia. Trần Quốc Bửu bô bô:
- Thế nhé... Lộ trình như đã ấn định: từ sân Tao Đàn, Hồng Thập Tự, đến Ngã Sáu, theo Lê Lai đến chợ Thái Bình, ra Trần Hưng Đạo, qua chợ Bến Thành, theo Lê Lợi, đến Nguyễn Huệ, dừng một lúc ở tòa đô chính, theo Lê Thánh Tông đến Công Lý, dừng một lúc trước Dinh Độc Lập, rồi theo Thống Nhất đến phủ Thủ tướng trao kiến nghị, xong, theo Cường Để rồi Bến Bạch Đằng, Hàm Nghi, giải tán tại công viên Quách Thị Trang... Đội tự vệ sẵn sàng nếu cảnh sát dã chiến can thiệp thì kiên quyết giữ vững hàng ngũ...
Dung biết lộ trình của cuộc tuần hành đã được phổ biến chi tiết từ hôm trước và chắc chắn vừa đây, Thường vụ Tổng liên đoàn Lao công đã thống nhất - cô nhìn tấm bảng đen, vẽ phấn xanh lộ trình ấy – nhưng Trần Quốc Bửu vẫn lập lại lần nữa trước đại diện ngành cảnh sát, như cách tuyên chiến.
Hầu hết những người có mặt trong phòng ra khỏi phòng.
- Tôi muốn gặp đủ đại diện các tổ chức công đoàn tại đây... - Đại tá Sanh mở đầu.
Trần Quốc Bửu nhún vai:
- Chúng tôi hành động độc lập... Nếu đại tá muốn gặp ông Thốt thì xin mời đến đường Lý Thái Tổ. Còn ông Nguyễn Khánh Văn, ông Bùi Lượng, họ ở đâu nhỉ? Tôi sẽ hỏi giúp đại tá.
Trần Quốc Bửu giữ thái độ trịch thượng, không chỉ với Tổng nha cảnh sát mà với các nghiệp đoàn.
- Chúng ta nên tìm một giải pháp êm thắm... Chủ hãng Vimytex đã thu nhận số công nhân sa thải... - Nguyễn Quang Sanh nhún nhường.
- Trễ rồi, thưa đại tá. - Trần Quốc Bửu cười rộ - Tôi không làm thì ngọn cờ sẽ rơi vào tay Lê Văn Thốt hay Bùi Lượng.
- Nhưng Tổng liên đoàn Lao công là lực lượng đông nhất!
- Đúng... Nhưng, tôi không muốn lép. Các ông chửi Cần lao... Xin lỗi bà thiếu tá, vì Đại tá Nguyễn Thành Luân bao giờ cũng là cấp trên của tôi trong Đảng Cần lao – nên Đảng Cần lao cần cho các ông biết chúng tôi không thể là chiếc thùng rỗng. - Trần Quốc Bửu huênh hoang.
- Do đó, tôi và thiếu tá Thùy Dung đến đây để thương lượng. Ta nên ngưng cuộc tuần hành... - Nguyễn Quang Sanh cố nhịn.
- Làm thế nào được? - Trần Quốc Bửu ngó Thùy Dung... - Lẽ ra Tổng nha nên thương lượng nội bộ... Bà Thùy Dung là người có thể bật đèn đỏ, nếu bà muốn... - Trần Quốc Bửu cười rất khó hiểu.
- Tôi làm sao bật đèn được? – Dung cười mỉm.
- Được! Nếu Ngài Alexis Johnson và Ngài Jones Stepp trao đổi với bà... chính xác là, với Đại tá Nguyễn Thành Luân.
Trần Quốc Bửu phản kích, mặt tỉnh bơ.
- Ông nhận bao nhiêu đô la để làm việc này? – Dung hỏi, giọng cay độc.
- Chắc hơn số đô la bà nhận để im lặng... Hơn nhiều nữa. Đúng là bất công! Bà chẳng làm gì cả... - Trần Quốc Bửu không kém cay độc.
- Tôi thấy không cần đôi co. Việc nhận đô la của ai đó để làm trò, là quyền sở thích của riêng ông. Tùy ông. Nhưng ông, ông Bửu, ông đi hơi xa... - Dung nghiêm mặt.
- Bà yên tâm... tôi không đi xa đến mức như đại tá Luân đi xa đâu... - Trần Quốc Bửu ném một cái cười khinh bạc.
- Ta sẽ không thể bàn bất kì điều gì với những người như ông Bửu, thưa đại tá! – Thùy Dung nói lạnh lùng.
- Đúng! – Nguyễn Quang Sanh gật đầu.
- Vậy xin mời hai vị rời nơi đây... đây không phải chỗ của sở mật thám mà là cơ quan của giới thợ thuyền. – Trần Quốc Bửu chỉ tay ra cửa...
Nguyễn Quang Sanh giận run người mà không biết phải là gì. Dung lặng lẽ đến máy điện thoại.
- Bà thiếu tá gọi người đến bắt tôi! Tôi chờ... - Trần Quốc Bửu tiếp tục mỉa mai.
Dung quay số.
- Hello! Tôi muốn nói chuyện với ông John Hing.
Mặt Trần Quốc Bửu từ vênh váo bỗng cụp xuống, da đỏ au bỗng tái mét...
- Bà... Bà... - Hắn lắp bắp.
- Chào ông, ông John Hing... Tôi là Hoàng Thị Thùy Dung. Tôi muốn hỏi ông, ông chi cho ông Trần Quốc Bửu bao nhiều tiền Việt Nam và dollar để tổ chức các cuộc biểu tình, đình công?... Tất nhiên, tôi cần thiết gấp vì những lí do chưa tiện thông báo với ông... Ông nói bao nhiêu? Năm triệu đồng Việt Nam... Trao bằng tiền mặt. Tốt... Mười nghìn dollar gửi ngân hàng Thụy Sĩ... Xin ông nói lại... Kí hiệu ngân hàng số 0762A371... Ông Bửu có biên nhận không? Có à? Tốt lắm... Ngoài ông Bửu ông còn chi cho ai nữa? Ông Bùi Lượng? Bao nhiêu? Một triệu đồng Việt Nam... Không có dollar. Còn ông Thốt? Không ư? Không loại tiền nào cả ư? Tôi hiểu... Không thể mua ông Thốt, tôi đồng ý với ông. Tôi đang nói chuyện với ông tại văn phòng ông Bửu. Sao? Điều kiện ông Bửu còn thêm cả một chuyến nghỉ mát nửa tháng ở Hongkong... Ông cho ông ta bần tiện? Tùy ông. Ông hứa chia cho những người phe cánh của ông? Tôi sẽ hỏi họ... Cám ơn, nếu ông chụp cho tôi biên nhận do ông Bửu kí... Trưa nay, ông gởi đến văn phòng của tôi... Tất nhiên, ông chọn người không kĩ. Chào ông!
Trần Quốc Bửu ngồi chết trân trên ghế. Đại tá Sanh bĩu môi...
- Thế nào? Thưa lãnh tụ Tổng liên đoàn Lao công? – Dung hỏi – Tôi sẽ thông báo tin này trên báo chí, kèm theo ảnh chụp biên nhận của ông... Tốt nhất ông tìm chỗ trốn. Còn ông định chuồn ra nước ngoài thì không được đâu. Ông lợi dụng những người lao động trên mười năm rồi và ông vẫn còn chưa thỏa mãn. Trương mục ngân hàng Thụy Sĩ của ông hẳn lên đến con số triệu. Chính phủ có thể phong tỏa trương mục ấy... Ổng chẳng Cần lao, chẳng Quốc gia gì cả. Đơn giản thôi, ông là tay bịp! Ông nghĩ rằng chúng tôi có thể tống giam ông ngay, được không?
- Bà... Bà... - Trần Quốc Bửu lắp bắp mãi.
- Công nhân Vimytex sa thải, công nhân thành phố phản đối. Tôi không thấy có gì thiếu chính đáng. Các tổ chức nghiệp đoàn tỏ thái độ phản đối chủ Vimytex, tôi cũng không thấy gì thiếu chính đáng. Nhưng ông, ông hành động như gã lái buôn. Dù có người chết, người bị thương, ông mặc kệ. Không lột bộ mặt ông thì thợ thuyền phải đổ cả máu cho ông mập ú ra, cho ông có đến năm, bảy vợ... Không thể được!
Dung quay sang đại tá Sanh:
- Ta về, thưa đại tá!
Dung mở cửa phòng. Bên ngoài một nhóm người lố nhố. Họ theo dõi cuộc nói chuyện vừa rồi. Điều không thể tránh khỏi là họ sẽ ùa vào phòng, đòi Trần Quốc Bửu chia chác.
*
Về đến Tổng nha, đại tá Sanh đọc một loạt báo cáo cuộc tổng đình công được hưởng ứng khá rộng, cuộc tuần hành kéo dài trên các lộ chính của thành phố với nhiều khẩu hiệu vượt khỏi giới hạn vụ Vimytex đòi tự do nghiệp đoàn, đòi chấm dứt đuổi thợ cúp lương, đòi tự do báo chí, hội họp, đòi bảo vệ văn hóa dân tộc, chống chế độ độc tài v.v...
Đại tá xin liên lạc với Thủ tướng Nguyễn Khánh. Cũng đến mười phút, cuộc nói chuyện mới bắt đầu:
- Trình trung tướng, tình hình đình công, biểu tình ở Sài Gòn khá rắc rối...
- Tôi có nghe báo cáo. Các anh phải dập tắt ngay!
- Nhưng bằng cách nào?
- Bằng cách nào, tùy các anh... Tôi đang ở trong trại Sapar.
- Xin trung tướng cho lệnh về ông Oánh hoặc đại tướng Khiêm.
- Tôi lệnh cho anh, không được sao?
- Thưa rất khó... Lệnh phải mang chữ kí...
- Anh không biết tôi đang gặp khó khăn trong thương lượng với trại Sapar sao?
- Dù sao cũng xin trung tướng nói chuyện với ông Oánh hoặc ông Khiêm...
- Được! Tôi sẽ nói...
Đại tá Sanh gác máy, bảo Dung:
- Ta đợi lệnh của ông Oánh, ông Khiêm...
Trong lúc Nguyễn Khánh ở Buôn Mê Thuột thì Sài Gòn lại lên cơn sốt, lần này mang tính chất đặc biệt: công nhân, lao động toàn thành phố bắt đầu cuộc tổng đình công lớn nhất từ sáu giờ sáng ngày 21-9 và kéo dài đến 23-9. Chủ xướng cuộc tổng đình công là Tổng liên đoàn Lao công Thiên Chúa giáo, tổ chức nghiệp đoàn hàng đầu ở Việt Nam Cộng hòa, với người lãnh đạo khét tiếng Trần Quốc Bửu, được đánh giá là “Cần lao gộc.” Các tổ chức nghiệp đoàn khác cũng phối hợp với Tổng liên đoàn Lao công như Tổng liên đoàn Lao động mà lãnh tụ Lê Văn Thốt bị công an cho vào sổ “liên quan tới Việt Cộng.” Liên hiệp các nghiệp đoàn tự do mà lãnh tụ là Bùi Lượng được thợ thuyền xem như có dính líu với Đảng Đại Việt, lực lượng thợ thuyền mà lãnh tụ Nguyễn Khánh Văn ít nhiều nhờ vả Pháp...
Lí do của cuộc tổng đình công: Hãng dệt Vimytex vô cớ sa thải công nhân.
Tổng nha cảnh sát quốc gia biết tin sẽ có cuộc Tổng đình công từ ba hôm trước, khi đại diện nghiệp đoàn không đi đến thỏa thuận với ban giám đốc hãng dệt – hãng dệt loại lớn, trang thiết bị tối tân và riêng cái tên cho thấy bề thế của nó: Việt – Mỹ. Nhưng, Tổng nha không nghĩ rằng cuộc tổng đình công sẽ được hưởng ứng rộng. Bởi vậy, chiều 20-9, đại tá tổng giám đốc không ra một chỉ thị gì đột xuất.
Dung bị dựng dậy vào năm giờ rưỡi sáng. Cô thiếu úy Hằng trực đêm gọi điện cho Dung:
- Thưa thiếu tá! Đại tá triệu tập các sĩ quan chỉ huy có mặt ở Tổng nha trước sáu giờ!
- Tại sao?
- Cuộc tổng đình công sắp bắt đầu...
- Chúng ta đã biết việc đó rồi...
- Nhưng tình hình nghiêm trọng hơn...
- Nghiêm trọng như thế nào?
- Thưa, em chỉ được lệnh như thế...
- Chị sẽ có mặt.
Dung hôn nhẹ lên má con, căn dặn chị Sáu rồi lái xe đến Tổng nha. Cô đến vừa kịp lúc Đại tá Nguyễn Quang Sanh bắt đầu nói, bên ngoài trời chưa sáng hẳn, những giọt mưa đêm còn đọng trên lá cây thỉnh thoảng buông xuống thềm một tiếng lách tách buồn bã.
- Cuộc tổng đình công sắp bắt đầu... - Đại tá vén xem đồng hồ - Còn năm phút nữa... Trừ bệnh viện, còn toàn thành phố sẽ không có điện và nước. Từ tám giờ trở đi, sẽ có những cuộc biểu tình và tuần hành lớn. Ít có khả năng cuộc tổng đình công chỉ chĩa vào vụ sa thải công nhân Vimytex. Thật ra, đêm qua, giữa lúc các ông bà ngủ yên, – Đại tá hơi cười - Tôi đã phải thức để gặp trực tiếp chủ hãng Vimytex và vụ sa thải coi như kết thúc êm đẹp: không ai bị đuổi cả. Nhưng thông báo của Bộ Lao động và cả của tôi cho các nghiệp đoàn không được hưởng ứng. Thủ tướng hiện không có mặt ở thủ đô, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh bảo ông không được ủy quyền xử lí các tình huống tương tự. Phó Thủ tướng Đỗ Mậu bảo đó là việc của Bộ Lao động và của Tổng nha. Đại tướng Trần Thiện Khiêm hỏi vặn tôi: Đại tá muốn chúng tôi nã đại bác vào người biểu tình? Trung tướng Dương Văn Minh yêu cầu tôi hãy làm việc đúng người có trách nhiệm...
Dung thấy rõ đôi mắt đỏ chạch của đại tá Tổng giám đốc...
- Tôi gọi điện cho đoàn cố vấn Mỹ. Họ bảo: Chuyện của các ông!... Các bạn nghe chưa? Tôi gõ hết các cửa dù giữa đêm và dù bây giờ cũng nhận tiếng quở trách, thậm chí, tiếng chửi kèm theo tiếng ngáp. Và bây giờ, tôi làm phiền các bạn, những cộng sự của tôi. Tôi vừa chỉ thị...
Đèn vụt tắt. Nhưng ánh sáng ban mai đã dần dần tràn vào phòng.
- Nhà đèn đình công rồi! Họ không dọa suông đâu.
Cả phòng nghe tiếng thở dài của đại tá Tổng giám đốc.
- Tôi nói đến đâu rồi? À, tôi vừa chỉ thị cho Nha cảnh sát đô thành, Nha cảnh sát Nam phần tung lực lượng bảo vệ các cơ quan quan trọng, các sứ quán và tôi sẽ gặp ông Trần Quốc Bửu. Tôi hi vọng cuộc tổng đình công chấm dứt nội nửa ngày hôm nay. Lực lượng dã chiến của Tổng nha phải sẵn sàng, hễ nơi nào gọi bộ đàm báo cáo có biến động thì lập tức can thiệp. Giải tán tất cả các cuộc tập họp dù mang màu sắc nào – tôi nhấn mạnh: sư sãi, linh mục... cũng không được biểu tình khi mà cả nước đang sống trong lệnh giới nghiêm. Các ông bà chỉ huy phải trực tại chỗ. Quá mười hai giờ trưa, căn cứ vào tình hình diễn biến, tôi sẽ gặp lại tất cả tại đây...
Đại tá ngập ngừng một lúc, nói tiếp:
– Giải tán mọi cuộc biểu tình nhưng không được gây thương tích cho bất kì ai! Không bắt ai!
Mọi người lặng lẽ rời phòng với gương mặt nặng trình trịch: Làm sao giải tán biểu tình mà không va chạm và nhất là không bắt ai? Lệnh của đại tá Tổng giám đốc tự nó đã vô hiệu hóa ngay từ đầu.
- Bà thiếu tá Thùy Dung, tôi nói chuyện với bà!
Tổng giám đốc gọi Dung.
- Tôi hẹn bảy giờ gặp ông Trần Quốc Bửu và các ông lãnh đạo nghiệp đoàn tại Nhà Kiếng. Bà cùng đi với tôi!
Dung đứng nghiêm, dấu hiệu tuân lệnh và rời phòng, về Nha công vụ.
Trên bàn viết của Dung đã có sẵn một số tờ báo, phần lớn là báo của Chính phủ, quân đội và vài tờ “độc lập” vẫn phát hành dù tổng đình công. Liếc qua các tít to, Dung nắm được ý nghĩa sâu xa của cuộc tổng đình công, hoặc, nói cách khác, biết được lực lượng nào nhảy vào vòng chiến với ý đồ riêng. Công nhân lao động tham gia bởi lẽ đơn giản: quyền lợi của họ bị xâm phạm, hôm nay chủ sa thải công nhân Vimytex, ngày mai Vinatexco, ngày mốt Caric, Nhà Đèn, rồi BRJ – RMK, Caltex v.v... Nhưng, cũng không chỉ bấy nhiêu lí do. Khi Dung vào Nam một thời gian thì nổ ra cuộc tổng đình công nhân ngày 20-7 – đó là cuộc tổng đình công chính trị đòi hai miền Nam Bắc hiệp thương, lập lại quan hệ bình thường, tiến tới tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, chỉ diễn ra vài giờ. Một ít lần “tổng đình công” do Trần Quốc Bửu xướng xuất để chống Cộng, chống Bình Xuyên, chống Nguyễn Chánh Thi, ủng hộ “Ngô Chí Sĩ”... là trò đùa vô duyên. Lần này tổng đình công thật sự. Hàng chục vạn công nhân lao động nghỉ việc hẳn hoi. Đằng sau yêu sách chống sa thải, cả một sức bật mạnh mẽ: biểu thị sự bất mãn đối với chế độ và biểu thị luôn nguyện vọng ngăn ngừa Việt Nam thành một Triều Tiên thứ hai với hàng trăm nghìn quân viễn chinh Mỹ, với tàn phá và chết chóc khó lường, với nguy cơ đe dọa nền luân lí dân tộc... Na ná như phong trào lật đổ Ngô Đình Diệm năm trước những người lao động bình thường nhân một cái cớ để tỏ thái độ. Bởi vậy, cuộc đình công đầu tiên giương cao khẩu hiệu kinh tế lại chính là đợt tiến công chính trị. Theo Dung, chưa đủ sức phát khởi cuộc tổng đình công, chủ yếu là lợi dụng các thế lực tranh chấp, nhưng nó cũng giới thiệu nước mức tiến bộ của cách mạng trong vòng mười tháng qua, kể từ chính biến 1-11-1963. Chưa thể đòi hỏi cách mạng cao hơn...
Còn Mỹ? Mỹ muốn thêm có một cú cảnh cáo Nguyễn Khánh? Hãy đóng cho thật tốt vai trò lót đường, hãy tỏ ra một tướng lãnh thật sự “bàn tay sắt” – lần thử thách có thể là cuối cùng.
Còn các thế lực khác? Các phe phái chính trị sau thắng lợi xé bỏ Hiến chương Vũng Tàu, vẫn chưa hạ được Khánh, kể cả cuộc “biểu dương lực lương” của tướng Đức. Cuộc chạy đua để trở thành con ngựa độc quyền kéo cỗ xe của Mỹ kích thích dữ dội ham muốn điên dại các chính khách và cả các tướng lãnh. Quân đội chống Nguyễn Khánh, người Thượng chống Nguyễn Khánh, sinh viên học sinh chống Nguyễn Khánh, bây giờ, thợ thuyền chống Nguyễn Khánh. Thế là đủ, quá đủ. Cho nên, họ gặp nhau và dù “đồng sàng dị mộng,” họ đều chống, chống thật, chống giả, lợi dụng sức chống đối của kẻ khác...
Thái độ của Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia cho thấy điều đó: lệnh của ông cực kì bí hiểm. Thật ra ông đã thổ lộ: gõ cửa ông Nguyễn Xuân Oánh, Đại tướng Trần Thiện Khiêm, Trung tướng Dương Văn Minh, phái đoàn Mỹ. Đại tá Nguyễn Quang Sanh không dại gì đưa đầu gánh chịu hậu quả, nếu các cuộc biểu tình rùm beng đến mức nguy kịch thì cả Mỹ lẫn tướng Khiêm sẽ phải hành động, nhiều nhất ông bị khiển trách “không làm tròn nhiệm vụ” hơn là các lời cáo buộc các cực kì dữ dội.
Bảy giờ kém mười, Thùy Dung có mặt ở văn phòng Tổng giám đốc.
- Tôi vừa điện cho ông Nguyễn Khánh, ông còn ngủ. Ta sẽ nói chuyện với ông ấy khi đến Nhà Kiếng.
Hai xe con và một xe hộ tống rời Tổng nha. Tại trụ sở Tổng liên đoàn lao công đường Lê Văn Duyệt, thợ thuyền tập trung đông đặc, chờ giờ xuất phát. Qua bộ đàm trên xe, đại tá Sanh và Dung biết nhiều trung tâm đang sửa soạn xuống đường, có cả học sinh sinh viên tháp tùng.
Trần Quốc Bửu và một số người cầm đầu Tổng liên đoàn Lao công đón các nhân viên cấp cao của ngành cảnh sát khá hờ hững. Không ai ra cổng chờ họ, không ai đứng trên thềm đón họ.
- Chào đại tá và thiếu tá! – Trần Quốc Bửu chìa tay theo lối kẻ cả. - Mời hai vị và các vị cùng đi đợi tôi vài phút...
Trần Quốc Bửu tiếp họ ngay trong phòng làm việc giữa lúc các tay “cai thầu” nghiệp đoàn – như báo chí gọi – đang họp.
Mặc kệ sự có mặt của Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia. Trần Quốc Bửu bô bô:
- Thế nhé... Lộ trình như đã ấn định: từ sân Tao Đàn, Hồng Thập Tự, đến Ngã Sáu, theo Lê Lai đến chợ Thái Bình, ra Trần Hưng Đạo, qua chợ Bến Thành, theo Lê Lợi, đến Nguyễn Huệ, dừng một lúc ở tòa đô chính, theo Lê Thánh Tông đến Công Lý, dừng một lúc trước Dinh Độc Lập, rồi theo Thống Nhất đến phủ Thủ tướng trao kiến nghị, xong, theo Cường Để rồi Bến Bạch Đằng, Hàm Nghi, giải tán tại công viên Quách Thị Trang... Đội tự vệ sẵn sàng nếu cảnh sát dã chiến can thiệp thì kiên quyết giữ vững hàng ngũ...
Dung biết lộ trình của cuộc tuần hành đã được phổ biến chi tiết từ hôm trước và chắc chắn vừa đây, Thường vụ Tổng liên đoàn Lao công đã thống nhất - cô nhìn tấm bảng đen, vẽ phấn xanh lộ trình ấy – nhưng Trần Quốc Bửu vẫn lập lại lần nữa trước đại diện ngành cảnh sát, như cách tuyên chiến.
Hầu hết những người có mặt trong phòng ra khỏi phòng.
- Tôi muốn gặp đủ đại diện các tổ chức công đoàn tại đây... - Đại tá Sanh mở đầu.
Trần Quốc Bửu nhún vai:
- Chúng tôi hành động độc lập... Nếu đại tá muốn gặp ông Thốt thì xin mời đến đường Lý Thái Tổ. Còn ông Nguyễn Khánh Văn, ông Bùi Lượng, họ ở đâu nhỉ? Tôi sẽ hỏi giúp đại tá.
Trần Quốc Bửu giữ thái độ trịch thượng, không chỉ với Tổng nha cảnh sát mà với các nghiệp đoàn.
- Chúng ta nên tìm một giải pháp êm thắm... Chủ hãng Vimytex đã thu nhận số công nhân sa thải... - Nguyễn Quang Sanh nhún nhường.
- Trễ rồi, thưa đại tá. - Trần Quốc Bửu cười rộ - Tôi không làm thì ngọn cờ sẽ rơi vào tay Lê Văn Thốt hay Bùi Lượng.
- Nhưng Tổng liên đoàn Lao công là lực lượng đông nhất!
- Đúng... Nhưng, tôi không muốn lép. Các ông chửi Cần lao... Xin lỗi bà thiếu tá, vì Đại tá Nguyễn Thành Luân bao giờ cũng là cấp trên của tôi trong Đảng Cần lao – nên Đảng Cần lao cần cho các ông biết chúng tôi không thể là chiếc thùng rỗng. - Trần Quốc Bửu huênh hoang.
- Do đó, tôi và thiếu tá Thùy Dung đến đây để thương lượng. Ta nên ngưng cuộc tuần hành... - Nguyễn Quang Sanh cố nhịn.
- Làm thế nào được? - Trần Quốc Bửu ngó Thùy Dung... - Lẽ ra Tổng nha nên thương lượng nội bộ... Bà Thùy Dung là người có thể bật đèn đỏ, nếu bà muốn... - Trần Quốc Bửu cười rất khó hiểu.
- Tôi làm sao bật đèn được? – Dung cười mỉm.
- Được! Nếu Ngài Alexis Johnson và Ngài Jones Stepp trao đổi với bà... chính xác là, với Đại tá Nguyễn Thành Luân.
Trần Quốc Bửu phản kích, mặt tỉnh bơ.
- Ông nhận bao nhiêu đô la để làm việc này? – Dung hỏi, giọng cay độc.
- Chắc hơn số đô la bà nhận để im lặng... Hơn nhiều nữa. Đúng là bất công! Bà chẳng làm gì cả... - Trần Quốc Bửu không kém cay độc.
- Tôi thấy không cần đôi co. Việc nhận đô la của ai đó để làm trò, là quyền sở thích của riêng ông. Tùy ông. Nhưng ông, ông Bửu, ông đi hơi xa... - Dung nghiêm mặt.
- Bà yên tâm... tôi không đi xa đến mức như đại tá Luân đi xa đâu... - Trần Quốc Bửu ném một cái cười khinh bạc.
- Ta sẽ không thể bàn bất kì điều gì với những người như ông Bửu, thưa đại tá! – Thùy Dung nói lạnh lùng.
- Đúng! – Nguyễn Quang Sanh gật đầu.
- Vậy xin mời hai vị rời nơi đây... đây không phải chỗ của sở mật thám mà là cơ quan của giới thợ thuyền. – Trần Quốc Bửu chỉ tay ra cửa...
Nguyễn Quang Sanh giận run người mà không biết phải là gì. Dung lặng lẽ đến máy điện thoại.
- Bà thiếu tá gọi người đến bắt tôi! Tôi chờ... - Trần Quốc Bửu tiếp tục mỉa mai.
Dung quay số.
- Hello! Tôi muốn nói chuyện với ông John Hing.
Mặt Trần Quốc Bửu từ vênh váo bỗng cụp xuống, da đỏ au bỗng tái mét...
- Bà... Bà... - Hắn lắp bắp.
- Chào ông, ông John Hing... Tôi là Hoàng Thị Thùy Dung. Tôi muốn hỏi ông, ông chi cho ông Trần Quốc Bửu bao nhiều tiền Việt Nam và dollar để tổ chức các cuộc biểu tình, đình công?... Tất nhiên, tôi cần thiết gấp vì những lí do chưa tiện thông báo với ông... Ông nói bao nhiêu? Năm triệu đồng Việt Nam... Trao bằng tiền mặt. Tốt... Mười nghìn dollar gửi ngân hàng Thụy Sĩ... Xin ông nói lại... Kí hiệu ngân hàng số 0762A371... Ông Bửu có biên nhận không? Có à? Tốt lắm... Ngoài ông Bửu ông còn chi cho ai nữa? Ông Bùi Lượng? Bao nhiêu? Một triệu đồng Việt Nam... Không có dollar. Còn ông Thốt? Không ư? Không loại tiền nào cả ư? Tôi hiểu... Không thể mua ông Thốt, tôi đồng ý với ông. Tôi đang nói chuyện với ông tại văn phòng ông Bửu. Sao? Điều kiện ông Bửu còn thêm cả một chuyến nghỉ mát nửa tháng ở Hongkong... Ông cho ông ta bần tiện? Tùy ông. Ông hứa chia cho những người phe cánh của ông? Tôi sẽ hỏi họ... Cám ơn, nếu ông chụp cho tôi biên nhận do ông Bửu kí... Trưa nay, ông gởi đến văn phòng của tôi... Tất nhiên, ông chọn người không kĩ. Chào ông!
Trần Quốc Bửu ngồi chết trân trên ghế. Đại tá Sanh bĩu môi...
- Thế nào? Thưa lãnh tụ Tổng liên đoàn Lao công? – Dung hỏi – Tôi sẽ thông báo tin này trên báo chí, kèm theo ảnh chụp biên nhận của ông... Tốt nhất ông tìm chỗ trốn. Còn ông định chuồn ra nước ngoài thì không được đâu. Ông lợi dụng những người lao động trên mười năm rồi và ông vẫn còn chưa thỏa mãn. Trương mục ngân hàng Thụy Sĩ của ông hẳn lên đến con số triệu. Chính phủ có thể phong tỏa trương mục ấy... Ổng chẳng Cần lao, chẳng Quốc gia gì cả. Đơn giản thôi, ông là tay bịp! Ông nghĩ rằng chúng tôi có thể tống giam ông ngay, được không?
- Bà... Bà... - Trần Quốc Bửu lắp bắp mãi.
- Công nhân Vimytex sa thải, công nhân thành phố phản đối. Tôi không thấy có gì thiếu chính đáng. Các tổ chức nghiệp đoàn tỏ thái độ phản đối chủ Vimytex, tôi cũng không thấy gì thiếu chính đáng. Nhưng ông, ông hành động như gã lái buôn. Dù có người chết, người bị thương, ông mặc kệ. Không lột bộ mặt ông thì thợ thuyền phải đổ cả máu cho ông mập ú ra, cho ông có đến năm, bảy vợ... Không thể được!
Dung quay sang đại tá Sanh:
- Ta về, thưa đại tá!
Dung mở cửa phòng. Bên ngoài một nhóm người lố nhố. Họ theo dõi cuộc nói chuyện vừa rồi. Điều không thể tránh khỏi là họ sẽ ùa vào phòng, đòi Trần Quốc Bửu chia chác.
*
Về đến Tổng nha, đại tá Sanh đọc một loạt báo cáo cuộc tổng đình công được hưởng ứng khá rộng, cuộc tuần hành kéo dài trên các lộ chính của thành phố với nhiều khẩu hiệu vượt khỏi giới hạn vụ Vimytex đòi tự do nghiệp đoàn, đòi chấm dứt đuổi thợ cúp lương, đòi tự do báo chí, hội họp, đòi bảo vệ văn hóa dân tộc, chống chế độ độc tài v.v...
Đại tá xin liên lạc với Thủ tướng Nguyễn Khánh. Cũng đến mười phút, cuộc nói chuyện mới bắt đầu:
- Trình trung tướng, tình hình đình công, biểu tình ở Sài Gòn khá rắc rối...
- Tôi có nghe báo cáo. Các anh phải dập tắt ngay!
- Nhưng bằng cách nào?
- Bằng cách nào, tùy các anh... Tôi đang ở trong trại Sapar.
- Xin trung tướng cho lệnh về ông Oánh hoặc đại tướng Khiêm.
- Tôi lệnh cho anh, không được sao?
- Thưa rất khó... Lệnh phải mang chữ kí...
- Anh không biết tôi đang gặp khó khăn trong thương lượng với trại Sapar sao?
- Dù sao cũng xin trung tướng nói chuyện với ông Oánh hoặc ông Khiêm...
- Được! Tôi sẽ nói...
Đại tá Sanh gác máy, bảo Dung:
- Ta đợi lệnh của ông Oánh, ông Khiêm...