Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 3: Chuyến đi trong giá lạnh
Chương 3: Chuyến đi trong giá lạnh
Khi đó tôi đang dành mọi tâm sức để đối phó với kỳ thi cuối học kỳ, chị Thành Lộ gọi điện hỏi rằng, ngoài việc về quê thăm mẹ ra, tôi có chương trình gì khác không, đã mua vé tàu về quê chưa. Tôi do dự, không biết nên trả lời ra sao.
Biết trả lời thế nào?
Ga Giang Kinh rất lớn, dịp Tết có hàng vạn khách chen chúc đi tàu, nhìn ảnh trên mạng mà phát sợ. Bốn năm đại học tôi đã nếm trải, thực tế còn đáng sợ hơn cả ảnh trên mạng; dù đặt mua được vé tàu trước hàng tháng, nhưng tàu luôn chở quá tải, lại thêm suốt mười mấy tiếng đồng hồ ngồi lắc lư, hễ nhớ lại tôi vẫn hết hồn. Vào dịp tết gần như không thể mua nổi vé tàu cao tốc.
Năm ngoái tôi làm quen với một ông già tên là Quảng Cảnh Huy, tuổi cao lại còn mất cô con gái, nên ông coi tôi như con đẻ. Ông và người trợ lý đến trường thăm tôi, ông nói sẽ bảo nhân viên lái xe chở tôi về quê ăn tết. Nửa năm qua tôi đã từ chối rất nhiều món quà ông cho tôi, nhưng lần này ông bắt tôi phải đồng ý.
Nhưng, nhìn vẻ mặt hai người, tôi cũng đoán ra họ còn đem đến cho tôi tin tức chẳng mấy vui vẻ.
Đó là tin về Tần Hoài.
Tần Hoài là người tôi tình cờ quen biết trong một biến cố xảy ra vào mùa hè năm ngoái. Tôi cũng thấy khó hình dung giữa hai chúng tôi là quan hệ gì. Người yêu ư? Chúng tôi chưa hề đằm thắm vấn vương nhau. Hay chỉ là bạn bình thường? Nhưng chúng tôi đã từng ôm riết lấy nhau, với nụ hôn nồng nàn không dễ xóa nhòa, không sao quên nổi.
Quả nhiên, trợ thủ của Quảng tiên sinh là Khám Cửu Kha nói: “Chúng tôi đã tìm ra Tần Hoài, anh ấy đưa cô em Tần Mạt đi Vân Nam, đến một thị trấn non xanh nước biếc, ở đó chừng một tháng; có lẽ vì điều kiện y tế ở đó không đạt, nên họ lại đi Quảng Châu tìm bác sĩ hàng đầu về Thần kinh học điều trị cho Tần Mạt. Chúng tôi thấy Tần Mạt đã khá hơn trước rất nhiều…” Anh ta dừng lại, nhìn tôi. Tôi biết tiếp theo anh ta sẽ nói “nhưng… hoặc có điều…”
“Nhưng Tần Hoài chưa có ý trở lại Giang Kinh. Anh ấy đang nghiềm ngẫm viết cuốn tiểu thuyết tiếp theo. Anh ấy dành phần lớn thời gian ở bên Tần Mạt, và cũng không có quan hệ mặn nồng với cô “bạn gái” nào cả. Về quan hệ xã giao thì… có một cao tăng trong giới Phật giáo Quảng Đông tên là Thích Vĩnh Thanh hay đến chơi với Tần Hoài.” Khám Cửu Kha nói.
Ông Quảng Cảnh Huy là nhân vật “số một của Lĩnh Nam” như người ta vẫn kháo nhau, cho nên Tần Hoài đến Quảng Châu đương nhiên nằm trong tầm mắt của nhà họ Quảng.
Tôi bình thản nói: “Không sao. Anh ấy có cuộc sống của mình, tôi có những thứ mà tôi theo đuổi…”
Quảng tiên sinh vẫn luôn theo dõi sắc mặt của tôi, ông hơi cúi người, nói: “Đó là điểm khác biệt giữa cháu và em… Diệc Tuệ. Cháu thì kiên nghị, nó thì mãnh liệt và tình cảm.” Xưa nay tôi không hề khó chịu khi Quảng tiên sinh đem tôi và cô con gái bất hạnh bị hại của ông ra so sánh. Quảng Diệc Tuệ vốn là điểm kết nối giữa tôi và Quảng tiên sinh. Tôi cũng nhận ra ông còn có một ý này: bình luận như thế về tôi, có thể là vì hồi nhỏ người cha thân yêu của tôi bị hại, cho nên về mặt tình cảm của tôi hơi khép kín. Mùa hè năm ngoái, sau khi vụ trọng án được làm rõ, Tần Hoài rời Giang Kinh để đi “điều trị vết thương”, đi một hơi mấy tháng không tin tức gì. Tôi tôn trọng quyết định của anh, và tôi cũng rất cần giữ tự trọng, cho nên tôi không liên lạc với anh. Ông Quảng Cảnh Huy với sự chu đáo của một người cha, đã nhận ra sự tế nhị này, ông chủ động điều tra tìm kiếm Tần Hoài giúp tôi.
Tôi rất cảm kích, nói: “Đúng thế, chúng cháu đã trưởng thành cả, lựa chọn làm việc gì đều có cái lý của mình.”
Quảng tiên sinh nói: “Nhưng điều đó đối với cháu chưa hẳn đã là không hay.” Năm xưa Tần Hoài và Quảng Diệc Tuệ gần như rủ rê nhau chạy đến Giang Kinh, cho nên thành kiến của ông Quảng Cảnh Huy đối với Tần Hoài chưa dễ gì xóa nhòa được.
Khám Cửu Kha lái sang chuyện khác: “Vậy cứ nhất trí thế nhé: anh lái xe của chúng tôi sẽ đưa cô đi. Từ Giang Kinh về quê cô, đi đường cao tốc cũng chỉ mười tiếng đồng hồ là đến nơi.”
Cho nên, khi Thành Lộ hỏi tôi về kế hoạch trở về quê nghỉ đông thì tôi giật mình. Liệu có phải quan hệ giữa chị và La Lập Phàm đã không thể cứu vãn không? Tôi khẽ nói: “Nếu cần, em có thể đến với chị.”
Thành Lộ nói: “Cô có thể lùi lại vài ngày rồi hãy về không?” Giọng chị hơi do dự. Tôi đành hỏi: “Chị muốn trò chuyện tâm sự với em à?”
Thành Lộ ngập ngừng, rồi nói: “Tôi muốn cô cùng đi đông bắc với tôi.”
Điều này thật quá bất ngờ. Tôi nói: “Vào những ngày lạnh nhất mùa đông lại đi đông bắc, e không hợp với những con chim di cư theo mùa như chị em ta.”
Thành Lộ nói: “Sao cô em Na Lan ngày càng giống các cô gái miền nam thế này? Cô có cần tôi đọc lại gia phả nhà cô không? Tôi không rủ cô đi đông bắc để chịu rét, mà là đi trượt tuyết, ta sẽ ở trong khu nghỉ dưỡng có đủ khí nóng sưởi ấm, đi để hưởng thụ kia mà?”
“Trượt tuyết? Chị định bảo em đi để ngã chổng bốn vó như chó con, cho chị nhìn à? Sao phải tốn sức để đi diễn trò tận bãi trượt tuyết miền đông bắc?” Tôi trả lời qua quýt, từ chối một cách bất lực, nhưng tôi cũng hiểu mục đích của Thành Lộ trong chuyến đi này là gì.
Đúng thế, Thành Lộ tiếp tục: “Cô tinh quái là thế, lại cần tôi phải nói thật rõ hay sao?”
“Chị định thử hàn gắn thật à? Em khâm phục chị thật đấy! Em cũng mong anh chị đã có duyên thì sẽ luôn gắn bó. Nhưng em nghĩ, anh chị nên đi riêng thì sẽ tự nhiên và càng lãng mạn, đúng không? Và rất có thể sẽ khiến người ta trở lại thuở ban đầu! Theo em hiểu, anh Lập Phàm cũng chưa bị coi là anh chàng đổ đốn hết thuốc chữa, chỉ là “say nắng” tí chút; đâu cần thiết phải có thêm em đi cùng để vướng chân hai người?”
Thành Lộ cười nhạt: “Đâu chỉ có thêm mình cô? Có thêm một lô người nữa kia mà!” Thành Lộ cho tôi biết, dự định tổ chức thành một nhóm, cùng đi đến khu nghỉ dưỡng – trượt tuyết Diên Phong mới khai trương ở phía bắc chân núi Trường Bạch. Chị đã đặt thuê một ngôi biệt thự bằng gỗ, gồm bốn phòng ngủ rộng rãi; không gì bằng có năm sáu người cùng đi sẽ rất vui, và cũng đỡ tốn kém nữa. Hiện vẫn còn hai, ba suất bỏ ngỏ.
“Chị muốn em như Cách Cách[1] đi hộ giá chị hay sao? Tôi đoán quan hệ giữa Thành Lộ và La Lập Phàm vẫn trong thời kỳ băng giá nhưng chưa phải đã hết khả năng hóa giải. Tôi quen thân cả hai, tôi phải làm chất xúc tác vậy. Và Thành Lộ cũng hiểu rằng bao giờ tôi cũng đứng về phía chị.
[1] Cách Cách: gốc tiếng Mãn Châu, chỉ công chúa con của các Vương (đời Thanh TQ).
“Không chỉ hộ giá, cô còn là chuyên gia, cô học Tâm lý học kia mà? Cô rất quan trọng. Anh Lập Phàm vốn khăng khăng không chịu đi, nhưng khi tôi nói gọi Na Lan cùng đi thì anh ấy đồng ý. Cô khách quan, lý trí, cô có thể giải tỏa giúp chúng tôi.”
Tôi định giải thích với chị rằng nhà tâm lý học khác với chuyên gia tư vấn hôn nhân và các bác ở tổ dân phố, nhưng nghĩ đến hoàn cảnh của chị hiện giờ, tôi nín lặng. Tôi cũng nhận ra mình đang bị thuyết phục: tôi rất mến người chị họ vừa đáng yêu phóng khoáng lại vừa yếu đuối này. Tôi từ nhỏ luôn gần gũi chị, khi chị đang rất cần giúp đỡ, tôi sẽ gắng hết sức mình.
“Vâng! Em phải hỏi mẹ em đã…”
“Tôi đã gọi điện cho cô rồi.” Tôi có thể nhận ra niềm tự hào và niềm vui của Thành Lộ. Cô của chị, tất nhiên là mẹ tôi. “Cô đã vui vẻ tán thành ngay, nhân đó tôi đã thuyết phục cô đến Giang Kinh cùng ăn tết với chúng ta. Như thế sẽ rất vui.”
Thì ra lúc nãy Thành Lộ hỏi tôi “có thể hoãn vài hôm rồi hãy về quê không”, chỉ là hỏi thăm dò tôi mà thôi. Tôi nói: “Chị đã thạo các trò che giấu thì phải?” Tôi hối hận vì trót nói câu này.
Đúng thế, Thành Lộ than thở: “Tôi cũng chỉ học lại của người ta mà thôi… Lần này cô phải giúp tôi nghiêm túc, xem xem chúng tôi có thể trở lại với nhau không, xem người ta có đáng để tôi tiếp tục dành trọn tình cảm nữa không.”
Tôi chẳng biết trả lời ra sao, đành im lặng một lúc, rồi hỏi: “À, chị nói là 5-6 người cùng đi, nhưng hiện giờ còn thiếu hai ba người nữa, tức là 2-3 người đã nhận lời rồi! Chị học Kế toán thương mại, sao lại đưa ra con số ước tính thế nhỉ? Ngoài vợ chồng chị ra, thì còn những ai nữa?”
Thành Lộ im lặng một lúc, rồi thở dài: “Cô đừng hỏi câu này vội, được không?”
Tôi cảnh giác: “Chị định tiếp tục giấu chắc? Chị phải cho em biết đi?”
Thành Lộ lại im lặng một hồi rồi mới nói: “Thực ra, người khởi xướng chuyến đi này không phải là tôi. Tôi sẽ cho cô biết, nhưng cô phải nhớ rằng cô đã nhận lời rồi.”
Tay chân tôi hơi tê lạnh: “Chị lại bày trò gì thế? Đôi lúc em nghĩ, chị phải gọi em là chị mới đúng.”
Thành Lộ nói: “Giữa hai ta xưng hô kiểu gì, tôi không bận tâm. Tôi nói thật vậy: người khởi xướng là người mà cô đã biết… và chắc chắn lúc này cô đã đoán ra rồi!”
Là Cốc Y Dương!
Khi đó tôi đang dành mọi tâm sức để đối phó với kỳ thi cuối học kỳ, chị Thành Lộ gọi điện hỏi rằng, ngoài việc về quê thăm mẹ ra, tôi có chương trình gì khác không, đã mua vé tàu về quê chưa. Tôi do dự, không biết nên trả lời ra sao.
Biết trả lời thế nào?
Ga Giang Kinh rất lớn, dịp Tết có hàng vạn khách chen chúc đi tàu, nhìn ảnh trên mạng mà phát sợ. Bốn năm đại học tôi đã nếm trải, thực tế còn đáng sợ hơn cả ảnh trên mạng; dù đặt mua được vé tàu trước hàng tháng, nhưng tàu luôn chở quá tải, lại thêm suốt mười mấy tiếng đồng hồ ngồi lắc lư, hễ nhớ lại tôi vẫn hết hồn. Vào dịp tết gần như không thể mua nổi vé tàu cao tốc.
Năm ngoái tôi làm quen với một ông già tên là Quảng Cảnh Huy, tuổi cao lại còn mất cô con gái, nên ông coi tôi như con đẻ. Ông và người trợ lý đến trường thăm tôi, ông nói sẽ bảo nhân viên lái xe chở tôi về quê ăn tết. Nửa năm qua tôi đã từ chối rất nhiều món quà ông cho tôi, nhưng lần này ông bắt tôi phải đồng ý.
Nhưng, nhìn vẻ mặt hai người, tôi cũng đoán ra họ còn đem đến cho tôi tin tức chẳng mấy vui vẻ.
Đó là tin về Tần Hoài.
Tần Hoài là người tôi tình cờ quen biết trong một biến cố xảy ra vào mùa hè năm ngoái. Tôi cũng thấy khó hình dung giữa hai chúng tôi là quan hệ gì. Người yêu ư? Chúng tôi chưa hề đằm thắm vấn vương nhau. Hay chỉ là bạn bình thường? Nhưng chúng tôi đã từng ôm riết lấy nhau, với nụ hôn nồng nàn không dễ xóa nhòa, không sao quên nổi.
Quả nhiên, trợ thủ của Quảng tiên sinh là Khám Cửu Kha nói: “Chúng tôi đã tìm ra Tần Hoài, anh ấy đưa cô em Tần Mạt đi Vân Nam, đến một thị trấn non xanh nước biếc, ở đó chừng một tháng; có lẽ vì điều kiện y tế ở đó không đạt, nên họ lại đi Quảng Châu tìm bác sĩ hàng đầu về Thần kinh học điều trị cho Tần Mạt. Chúng tôi thấy Tần Mạt đã khá hơn trước rất nhiều…” Anh ta dừng lại, nhìn tôi. Tôi biết tiếp theo anh ta sẽ nói “nhưng… hoặc có điều…”
“Nhưng Tần Hoài chưa có ý trở lại Giang Kinh. Anh ấy đang nghiềm ngẫm viết cuốn tiểu thuyết tiếp theo. Anh ấy dành phần lớn thời gian ở bên Tần Mạt, và cũng không có quan hệ mặn nồng với cô “bạn gái” nào cả. Về quan hệ xã giao thì… có một cao tăng trong giới Phật giáo Quảng Đông tên là Thích Vĩnh Thanh hay đến chơi với Tần Hoài.” Khám Cửu Kha nói.
Ông Quảng Cảnh Huy là nhân vật “số một của Lĩnh Nam” như người ta vẫn kháo nhau, cho nên Tần Hoài đến Quảng Châu đương nhiên nằm trong tầm mắt của nhà họ Quảng.
Tôi bình thản nói: “Không sao. Anh ấy có cuộc sống của mình, tôi có những thứ mà tôi theo đuổi…”
Quảng tiên sinh vẫn luôn theo dõi sắc mặt của tôi, ông hơi cúi người, nói: “Đó là điểm khác biệt giữa cháu và em… Diệc Tuệ. Cháu thì kiên nghị, nó thì mãnh liệt và tình cảm.” Xưa nay tôi không hề khó chịu khi Quảng tiên sinh đem tôi và cô con gái bất hạnh bị hại của ông ra so sánh. Quảng Diệc Tuệ vốn là điểm kết nối giữa tôi và Quảng tiên sinh. Tôi cũng nhận ra ông còn có một ý này: bình luận như thế về tôi, có thể là vì hồi nhỏ người cha thân yêu của tôi bị hại, cho nên về mặt tình cảm của tôi hơi khép kín. Mùa hè năm ngoái, sau khi vụ trọng án được làm rõ, Tần Hoài rời Giang Kinh để đi “điều trị vết thương”, đi một hơi mấy tháng không tin tức gì. Tôi tôn trọng quyết định của anh, và tôi cũng rất cần giữ tự trọng, cho nên tôi không liên lạc với anh. Ông Quảng Cảnh Huy với sự chu đáo của một người cha, đã nhận ra sự tế nhị này, ông chủ động điều tra tìm kiếm Tần Hoài giúp tôi.
Tôi rất cảm kích, nói: “Đúng thế, chúng cháu đã trưởng thành cả, lựa chọn làm việc gì đều có cái lý của mình.”
Quảng tiên sinh nói: “Nhưng điều đó đối với cháu chưa hẳn đã là không hay.” Năm xưa Tần Hoài và Quảng Diệc Tuệ gần như rủ rê nhau chạy đến Giang Kinh, cho nên thành kiến của ông Quảng Cảnh Huy đối với Tần Hoài chưa dễ gì xóa nhòa được.
Khám Cửu Kha lái sang chuyện khác: “Vậy cứ nhất trí thế nhé: anh lái xe của chúng tôi sẽ đưa cô đi. Từ Giang Kinh về quê cô, đi đường cao tốc cũng chỉ mười tiếng đồng hồ là đến nơi.”
Cho nên, khi Thành Lộ hỏi tôi về kế hoạch trở về quê nghỉ đông thì tôi giật mình. Liệu có phải quan hệ giữa chị và La Lập Phàm đã không thể cứu vãn không? Tôi khẽ nói: “Nếu cần, em có thể đến với chị.”
Thành Lộ nói: “Cô có thể lùi lại vài ngày rồi hãy về không?” Giọng chị hơi do dự. Tôi đành hỏi: “Chị muốn trò chuyện tâm sự với em à?”
Thành Lộ ngập ngừng, rồi nói: “Tôi muốn cô cùng đi đông bắc với tôi.”
Điều này thật quá bất ngờ. Tôi nói: “Vào những ngày lạnh nhất mùa đông lại đi đông bắc, e không hợp với những con chim di cư theo mùa như chị em ta.”
Thành Lộ nói: “Sao cô em Na Lan ngày càng giống các cô gái miền nam thế này? Cô có cần tôi đọc lại gia phả nhà cô không? Tôi không rủ cô đi đông bắc để chịu rét, mà là đi trượt tuyết, ta sẽ ở trong khu nghỉ dưỡng có đủ khí nóng sưởi ấm, đi để hưởng thụ kia mà?”
“Trượt tuyết? Chị định bảo em đi để ngã chổng bốn vó như chó con, cho chị nhìn à? Sao phải tốn sức để đi diễn trò tận bãi trượt tuyết miền đông bắc?” Tôi trả lời qua quýt, từ chối một cách bất lực, nhưng tôi cũng hiểu mục đích của Thành Lộ trong chuyến đi này là gì.
Đúng thế, Thành Lộ tiếp tục: “Cô tinh quái là thế, lại cần tôi phải nói thật rõ hay sao?”
“Chị định thử hàn gắn thật à? Em khâm phục chị thật đấy! Em cũng mong anh chị đã có duyên thì sẽ luôn gắn bó. Nhưng em nghĩ, anh chị nên đi riêng thì sẽ tự nhiên và càng lãng mạn, đúng không? Và rất có thể sẽ khiến người ta trở lại thuở ban đầu! Theo em hiểu, anh Lập Phàm cũng chưa bị coi là anh chàng đổ đốn hết thuốc chữa, chỉ là “say nắng” tí chút; đâu cần thiết phải có thêm em đi cùng để vướng chân hai người?”
Thành Lộ cười nhạt: “Đâu chỉ có thêm mình cô? Có thêm một lô người nữa kia mà!” Thành Lộ cho tôi biết, dự định tổ chức thành một nhóm, cùng đi đến khu nghỉ dưỡng – trượt tuyết Diên Phong mới khai trương ở phía bắc chân núi Trường Bạch. Chị đã đặt thuê một ngôi biệt thự bằng gỗ, gồm bốn phòng ngủ rộng rãi; không gì bằng có năm sáu người cùng đi sẽ rất vui, và cũng đỡ tốn kém nữa. Hiện vẫn còn hai, ba suất bỏ ngỏ.
“Chị muốn em như Cách Cách[1] đi hộ giá chị hay sao? Tôi đoán quan hệ giữa Thành Lộ và La Lập Phàm vẫn trong thời kỳ băng giá nhưng chưa phải đã hết khả năng hóa giải. Tôi quen thân cả hai, tôi phải làm chất xúc tác vậy. Và Thành Lộ cũng hiểu rằng bao giờ tôi cũng đứng về phía chị.
[1] Cách Cách: gốc tiếng Mãn Châu, chỉ công chúa con của các Vương (đời Thanh TQ).
“Không chỉ hộ giá, cô còn là chuyên gia, cô học Tâm lý học kia mà? Cô rất quan trọng. Anh Lập Phàm vốn khăng khăng không chịu đi, nhưng khi tôi nói gọi Na Lan cùng đi thì anh ấy đồng ý. Cô khách quan, lý trí, cô có thể giải tỏa giúp chúng tôi.”
Tôi định giải thích với chị rằng nhà tâm lý học khác với chuyên gia tư vấn hôn nhân và các bác ở tổ dân phố, nhưng nghĩ đến hoàn cảnh của chị hiện giờ, tôi nín lặng. Tôi cũng nhận ra mình đang bị thuyết phục: tôi rất mến người chị họ vừa đáng yêu phóng khoáng lại vừa yếu đuối này. Tôi từ nhỏ luôn gần gũi chị, khi chị đang rất cần giúp đỡ, tôi sẽ gắng hết sức mình.
“Vâng! Em phải hỏi mẹ em đã…”
“Tôi đã gọi điện cho cô rồi.” Tôi có thể nhận ra niềm tự hào và niềm vui của Thành Lộ. Cô của chị, tất nhiên là mẹ tôi. “Cô đã vui vẻ tán thành ngay, nhân đó tôi đã thuyết phục cô đến Giang Kinh cùng ăn tết với chúng ta. Như thế sẽ rất vui.”
Thì ra lúc nãy Thành Lộ hỏi tôi “có thể hoãn vài hôm rồi hãy về quê không”, chỉ là hỏi thăm dò tôi mà thôi. Tôi nói: “Chị đã thạo các trò che giấu thì phải?” Tôi hối hận vì trót nói câu này.
Đúng thế, Thành Lộ than thở: “Tôi cũng chỉ học lại của người ta mà thôi… Lần này cô phải giúp tôi nghiêm túc, xem xem chúng tôi có thể trở lại với nhau không, xem người ta có đáng để tôi tiếp tục dành trọn tình cảm nữa không.”
Tôi chẳng biết trả lời ra sao, đành im lặng một lúc, rồi hỏi: “À, chị nói là 5-6 người cùng đi, nhưng hiện giờ còn thiếu hai ba người nữa, tức là 2-3 người đã nhận lời rồi! Chị học Kế toán thương mại, sao lại đưa ra con số ước tính thế nhỉ? Ngoài vợ chồng chị ra, thì còn những ai nữa?”
Thành Lộ im lặng một lúc, rồi thở dài: “Cô đừng hỏi câu này vội, được không?”
Tôi cảnh giác: “Chị định tiếp tục giấu chắc? Chị phải cho em biết đi?”
Thành Lộ lại im lặng một hồi rồi mới nói: “Thực ra, người khởi xướng chuyến đi này không phải là tôi. Tôi sẽ cho cô biết, nhưng cô phải nhớ rằng cô đã nhận lời rồi.”
Tay chân tôi hơi tê lạnh: “Chị lại bày trò gì thế? Đôi lúc em nghĩ, chị phải gọi em là chị mới đúng.”
Thành Lộ nói: “Giữa hai ta xưng hô kiểu gì, tôi không bận tâm. Tôi nói thật vậy: người khởi xướng là người mà cô đã biết… và chắc chắn lúc này cô đã đoán ra rồi!”
Là Cốc Y Dương!
Bình luận facebook