Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 2: Chương 2
Luật sư Vinh đứng bên cạnh tôi cũng nói:
- Chị vào xe ngồi trước đã, có gì từ từ nói.
Nhận ra mình hơi thất thố, tôi ngượng đến chín mặt, cuối cùng đành mím môi bước lên xe rồi ngồi xuống đối diện với anh ta.
Cả đời tôi chưa bao giờ ngồi xe xịn đến thế, bên trong chiếc Limouse Dcar này rất rộng rãi, ghế bọc da thật cũng rất êm, cảm giác trái ngược hoàn toàn với chiếc xe đạp điện của tôi đang dựng ở phía cổng trường kia.
Mà người đàn ông ở trước mặt tôi cũng vậy, anh ta rất cao, mới nhìn qua một lần đã thấy khí chất của người có tiền.
Xe này rộng và dài thế mà anh ta ngồi một phía nhìn vẫn không vừa vặn tý nào, còn tôi vừa ngồi xuống đã lọt thỏm, thành ra tự nhiên lại thấy mình thật nhỏ bé so với anh ta.
Nhỏ bé cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Anh ta liếc tôi từ đầu đến chân một lượt rồi mới lạnh nhạt nói:
- Cô đủ điều kiện để nuôi nó không?
- Đủ.
Chữ "đủ" tôi nói rất nhỏ, dường như chính bản thân tôi cũng không thể chắc chắn.
Nhưng có phải làm bất cứ điều gì để kiếm tiền nuôi Bí Ngô, tôi cũng sẵn sàng:
- Dù cuộc sống của tôi không thể so được với nhà anh, nhưng mấy năm nay con bé vẫn đang sống rất tốt.
Tôi sinh ra được, tự nuôi được.
- Một ngày làm hai ca, mỗi ca 6 tiếng, lương tháng 8 triệu, luôn là người nộp tiền học phí cuối cùng cho con ở trường, đấy là tự nuôi được?
Anh ta nói đến đây thì hơi ngừng lại, giọng điệu mang theo một chút mỉa mai bảo tôi:
- Nó mới chỉ 4 tuổi mà cô đã chật vật như thế, vài năm nữa nuôi nổi không?
- Tôi sẽ làm thêm việc khác, miễn là đủ để nuôi con tôi nên người.
Từ lúc sinh ra nó đã ở với tôi, nó quen cuộc sống với tôi rồi.
Cuộc sống của gia đình tôi khác gia đình anh, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, không ăn cao lương mỹ vị như nhà anh nên dễ sống lắm.
Tôi vẫn nuôi được.
- Con bé là con của Tuấn, tất nhiên gia đình tôi sẽ không để nó sống theo kiểu có rau ăn rau, có cháo ăn cháo như cô nói.
Nó phải có cuộc sống tốt, ít nhất là hơn cuộc sống hiện tại của cô.
- Cuộc sống hiện tại của tôi thì sao? Tôi vẫn làm những gì tốt nhất cho con tôi.
Bốn năm nay nó không có bố, chỉ có mẹ, nhưng con tôi vẫn sống rất tốt, phát triển rất bình thường.
- Bình thường? Một đứa trẻ 4 tuổi chỉ nặng 13 cân, thuộc nhóm suy dinh dưỡng là bình thường? Cô tự đánh giá quá cao khả năng của bản thân mình rồi thì phải.
- Đối với tôi, chỉ cần con bé khỏe mạnh và vui vẻ, đó gọi là bình thường.
Trẻ con còn ăn còn lớn.
Còn về việc gia đình anh muốn nuôi con bé, cho tôi hỏi một câu trước.
Nếu không phải gia đình anh xảy ra chuyện, em trai anh không có khả năng sinh sản nữa thì liệu có gia đình anh có bao giờ nhìn đến con bé không?
Tôi không muốn đôi co dài dòng về việc Bí Ngô có phải là con của Tuấn không, bởi vì việc ấy hoàn toàn vô nghĩa.
Ngay cả mẹ tôi cũng không biết Bí Ngô là con ai, vậy mà những người này đã tìm đến tận trường con tôi học, như vậy cũng đủ hiểu bọn họ nắm trong tay tất cả thông tin rồi.
Tuấn không có khả năng sinh sản nữa nên bây giờ họ muốn giành Bí Ngô của tôi.
Khi tôi hỏi xong, người đàn ông ngồi trước mặt tôi vẫn duy trì một vẻ mặt như cũ, anh ta không hề ngạc nhiên hay lúng túng, chỉ thờ ơ đáp:
- Có hay không thì cũng không thay đổi được việc con bé là con của em trai tôi.
- Nhưng con bé là con người, không phải là công cụ hay là đồ vật để người lớn muốn định đoạt sao thì định đoạt.
Thậm chí ngay cả bây giờ nó còn chưa gặp bố một lần, nó không biết gia đình anh là ai, gia đình anh có muốn đưa đi thì nó cũng sẽ không đồng ý.
Nó đang sống bình yên bên cạnh tôi, các người không thể tách nó ra khỏi tôi được.
Luật sư đứng ở ngoài cửa xe, thấy cuộc nói chuyện của tôi và Huy đã bắt đầu căng thẳng mới lên tiếng khuyên nhủ:
- Chị Diệp Chi.
Nếu bé về ở với gia đình bên nội, cuộc sống của bé sẽ tốt hơn.
Chị đi làm nhiều ca thế sẽ không có thời gian chăm sóc bé, mà ở bên nhà anh Tuấn thì mọi điều kiện đều rất thuận lợi.
Chị hãy nghĩ cho tương lai của bé, nếu thương bé thì hãy làm những điều tốt nhất cho con.
Tôi không trả lời luật sư Vinh, chỉ ngẩng lên nhìn Huy và kiên quyết nhấn mạnh từng chữ:
- Ở cạnh mẹ mới là điều mà một đứa trẻ cần.
Anh ta bình thản tựa lưng vào ghế, thái độ không hề suy chuyển, nhưng ngữ điệu đã bắt đầu thiếu kiên nhẫn:
- Tóm lại cô không đủ điều kiện để nuôi con bé, nó là máu mủ của nhà tôi nên tôi sẽ đón nó về.
Việc của cô là giao con bé cho nhà tôi, đổi lại, gia đình tôi sẽ đưa cho cô 4 tỉ, đủ để cô sống thoải mái trong một khoảng thời gian.
- Tôi không cần tiền của nhà anh, tôi nói rồi, tôi chỉ cần con tôi.
Tôi không giao nó cho ai cả.
- Việc này không phải do cô quyết định.
Thấy anh ta vô lý như vậy, ỷ mình có tiền mà bỏ qua quyền quyết định của tôi, khiến tôi giận run lên:
- Tôi là mẹ của con bé, tôi sinh ra nó thì tôi có quyền quyết định.
Còn anh, anh lấy quyền gì mà bắt tôi đưa nó cho anh? Anh đã hỏi đến con bé chưa? Cứ cho nó là con của Tuấn đi, anh cũng chỉ là bác của con tôi, anh có tư cách gì tách nó ra khỏi tôi? Nếu muốn tách thì bảo em trai anh tỉnh dậy mà đòi.
Vừa nói dứt lời thì bỗng nhiên anh ta bỏ chân xuống rồi ngồi thẳng dậy, nửa người phía trước hơi đổ về phía tôi.
Lúc này, ở khoảng cách gần như vậy, tôi mới phát hiện ra cả người anh ta tràn ngập hơi thở lạnh lẽo, loại khí thế này khiến tôi bất giác cảm thấy lòng trào dâng một nỗi sợ hãi mơ hồ.
Anh ta nhìn chằm chằm tôi vài giây rồi lạnh lùng nói:
- Tôi bảo cô đến đây không phải để thương lượng, hiểu không? Gọi cô đến chỉ để thông báo cho cô biết.
Cô giao con bé cũng được, không giao thì tôi vẫn mang nó đi như thường.
Giải quyết nhẹ nhàng thì hạn chế ảnh hưởng đến con cô, còn để phải dùng biện pháp mạnh thì hậu quả ra sao cô tự rõ.
- Tôi… sẽ không giao.
Tôi siết chặt bàn tay, cố ép cho mình thật bình tĩnh, vì con, vì Bí Ngô của tôi, tôi sẵn sàng đương đầu với tất cả:
- Đừng dồn ép tôi, vì con bé, chuyện gì tôi cũng dám làm đấy.
Tôi nghĩ không cùng quan điểm thì không cần thiết phải nói chuyện nữa, chào anh.
Nói xong, tôi không đợi bọn họ trả lời đã vội vàng trèo xuống đi rồi đi thẳng một mạch ra cổng trường, lấy xe đạp điện xong, tôi cũng không đi làm mà phi thẳng vào bên trong trường luôn.
Hôm ấy, tôi gọi điện thoại đến xin chị Thanh nghỉ, nói là nghỉ để ở nhà nấu cơm cho con tôi ăn một bữa vậy thôi chứ thực ra tôi canh ở trường con bé từ sáng tới chiều, chiếc xe Limouse Dcar kia đã đi từ rất rất lâu rồi mà tôi vẫn không dám rời khỏi trường con nửa bước.
Tôi sợ nếu mình đi rồi, bọn họ sẽ bắt con tôi đi mất.
Thế nhưng ngày hôm ấy, sau cuộc gặp kia thì nhà họ cũng không có thêm động tĩnh gì nữa cả, buổi chiều khi Bí Ngô tan học, nó thấy tôi đến đón thì hai mắt lập tức sáng lên, cười toét miệng nói:
- Mẹ Chi, mẹ Chi, con ở đây này.
- Ừ, mẹ đến đón Bí Ngô về đây.
- Yeah, mẹ đón Bí Ngô về.
Từ lúc đi học đến giờ, đây là lần đầu tiên con bé được mẹ đón nên hào hứng khoe với khắp các bạn "Đây là mẹ của tớ".
Mấy bạn nhỏ trong lớp trầm trồ nhìn tôi, sau đó lại nhìn những người khác có bố đến đón mới hỏi:
- Thế còn bố của bạn Trường An đâu? Sao không thấy bố của bạn Trường An đến đón?
- Bố ấy à?
Bí Ngô chớp chớp mắt, ngẩn ra nghĩ ngợi, tôi sợ con bé buồn nên vội vã kéo tay con đi về.
Trên đường về nhà, con bé không vui vẻ nói chuyện như thường ngày mà hầu như chỉ im lặng, tôi hỏi cũng không hào hứng trả lời nữa.
Mãi rất lâu sau, lúc gần về đến nhà nó mới dè dặt bảo tôi:
- Mẹ Chi ơi, bố của con đâu ạ? Lúc sáng chú kia có nhắc đến bố…
- Mẹ đã nói với Bí Ngô rồi, con không nhớ à? Bố đang đi làm việc ở xa, lúc nào xong việc bố sẽ về.
Bố bận nên không đón con như bố các bạn được, nhưng Bí Ngô còn có bà và mẹ nữa, đúng không?
- Vâng ạ.
- Mẹ hỏi Bí Ngô nhé.
Bây giờ nếu mẹ đưa Bí Ngô đi học trường mới, con có thích không?
- Trường mới có bà đón không hả mẹ?
- Trường mới xa nhà nên bà không đón được, mẹ với Bí Ngô chuyển đi nhà khác, xa nhà bà nên chỉ có mẹ đón Bí Ngô thôi.
- Sao tự nhiên không ở nhà với bà nữa hả mẹ?
- Mẹ đi làm ở chỗ khác, xa lắm nên phải chuyển nhà.
Lúc nào có thời gian rỗi thì mẹ con mình lại về thăm bà, được không?
Cả ngày hôm nay tôi đã suy nghĩ rồi, tôi biết gia đình Tuấn rất có thế lực, mà bây giờ anh ta thì lại nằm liệt giường như vậy, đương nhiên giọt máu rơi này sẽ trở thành đứa con duy nhất mà Tuấn có.
Gia đình anh ta đã tìm đến tận đây nghĩa là sẽ không dễ dàng buông tha cho mẹ con tôi, cho nên trước khi gia đình họ ra tay, tôi phải chạy trốn trước!
Cũng may, con gái tôi rất ngoan, khi nghe tôi nói vậy cũng không hỏi thêm nhiều, chỉ khẽ gật đầu:
- Vâng ạ.
Mẹ Chi đi đâu thì Bí Ngô ở đó.
- Ừ, thế mới ngoan.
- Dạ.
Hôm đó, mẹ thấy tôi về sớm đón Bí Ngô thì rất ngạc nhiên, khi tôi nói mình chuẩn bị chuyển đi nơi khác thì bà càng bất ngờ hơn.
Mẹ tôi bảo:
- Mày xin việc được ở đâu mà đi?
- Con xin ở siêu thị khác, hơi xa nên con với Bí Ngô phải ra ngoài thuê nhà ở mẹ ạ.
- Thế tiền học phí cho thằng Long thì sao? Bảo hôm nay phải đưa cho nó, thế mày ứng lương chưa?
- À… con… hôm nay vội quá nên con quên chưa ứng.
- Chưa ứng thì không có đi đâu hết, tháng này hai mẹ con mày vẫn ăn ở ở đây, mày phải đóng góp tiền.
Giờ em mày nó cần tiền học phí, cái tiền ăn ở tao không lấy thì mày phải đưa cho em mày đóng học phí, mày định để nó bị đuổi học đấy à? Tao nuôi con cho mày, đưa đón con mày đi học, thế mà giờ mày bảo chuyển đi là chuyển đi, phủi tay hết trách nhiệm với gia đình mày đấy phải không?
- Con không có ý đó, mẹ từ từ để mai con ứng lương rồi con đưa.
Mẹ đừng nói thế cháu nó nghe thấy.
- Việc mày chuyển đi sao mày không nói ngay từ đầu mà giờ đùng cái mày bảo chuyển đi luôn? Hay là mày không muốn đưa tiền cho em mày nên mới thế? Tóm lại trước khi đưa tiền thì không được đi đâu hết, giấy tờ của mày với của con Bí Ngô tao giữ, đưa tiền rồi tao trả cho mày, lúc đó muốn đi đâu thì đi.
- Mẹ ơi con phải đi gấp, mai con ứng lương rồi chuyển khoản thẳng luôn cho Long, mẹ đưa giấy tờ cho con để mai con còn đi sớm, không nhận việc kịp người ta lại phạt cho.
- Tao không biết, mày làm sao thì làm.
Mai đưa tiền rồi tao trả giấy tờ.
Mẹ tôi nói xong, cũng chẳng thèm nghe tôi nói thêm mà đùng đùng quay người đi về phòng, còn đóng cửa "rầm" một tiếng.
Bí Ngô thấy bà ngoại thế thì sợ run lên, nép chặt vào người tôi.
Tôi thương con bé nên đành cúi xuống dỗ dành:
- Bí Ngô đừng sợ, không sao đâu.
- Mẹ ơi, bà giận hả mẹ? Bà không cho mẹ đi làm hả mẹ?
- Không phải, bà đang nói đùa đấy.
Mẹ dắt Bí Ngô vào phòng vào chơi đồ chơi để mẹ đi nấu cơm nhé.
- Vâng.
Tối hôm đó, ăn cơm xong tôi bắt đầu dọn dẹp đồ đạc, nói chung lần này chuyển đi gấp nên tôi không có thời gian chuẩn bị gì nhiều, ngay cả tiền mặt cũng không có, chỉ có một cuốn sổ tiết kiệm mười mấy triệu, định ngày mai sẽ đi rút để có tiền đi nơi khác thuê nhà.
Đêm ấy tôi ôm con trong lòng mà ngủ vẫn thấp tha thấp thỏm, cứ nhắm mắt là sẽ mơ thấy anh trai của Tuấn đến cướp con bé đi.
Trong giấc mơ, tôi khóc lóc van xin, thậm chí còn quỳ xuống xin anh ta trả Bí Ngô cho tôi, nhưng anh ta vẫn lạnh lùng như thế, tàn nhẫn đá tôi ra rồi mang con tôi đi mất.
Tôi sợ đến nỗi giật thót mình tỉnh dậy, cúi xuống thấy Bí Ngô vẫn đang ở trong vòng tay mình mới thấy yên tâm hơn một ít, lại vội vàng vòng tay càng siết chặt con hơn.
Không ngủ được nên tôi thức luôn từ đó đến sáng, mới sáu giờ đã dậy ra khỏi nhà.
Mẹ tôi vẫn còn giận nên thấy tôi cũng không buồn nói gì, cuối cùng tôi phải mở miệng làm hòa trước:
- Mẹ ơi, giờ con đến siêu thị ứng lương, hôm qua con xin chị quản lý rồi.
Hôm nay mẹ đừng đưa Bí Ngô đi học nhé, mẹ trông cháu giúp con, con đến lấy tiền rồi con về ngay.
- Thế có việc gì mà mày phải đi gấp thế? Không thì mày cứ đi làm xa một hai hôm đi, để Bí Ngô nó còn xin nghỉ học rồi dọn đồ nữa, với cả đã kịp tìm nhà đâu mà mày đi?
- Ở chỗ đó nhiều khu trọ lắm, con lên mạng hỏi được phòng rồi, giờ chuyển đến là được thôi.
Bí Ngô thì xin học trường tư cũng dễ mẹ ạ.
Mẹ tôi hơi liếc tôi, rõ ràng bà có vẻ nghi ngờ về việc tôi vội vã chuyển đi này nhưng nghĩ sao lại không truy hỏi đến cùng, chỉ "Ờ" một tiếng rồi bảo:
- Đi đi, tao trông nó cho.
- Vâng.
Vì đã nhắn tin nói với chị Thanh từ trước nên hôm ấy tôi đến siêu thị để xin nghỉ việc, chị ấy không bất ngờ nhiều, thế nhưng vẫn bảo tôi:
- Mày làm ở đây bao nhiêu năm rồi, giờ đùng cái bảo nghỉ luôn chị cứ thấy sao sao ấy.
Hay mày có khó khăn gì, mày cứ nói với chị đi, giúp được thì chị giúp.
- Không, em có khó khăn gì đâu, tại Bí Ngô chuyển trường nên em cũng phải chuyển luôn.
Giờ tất cả vì con cái mà chị.
Em cảm ơn chị mấy năm qua lúc nào cũng giúp đỡ em, có dịp kiểu gì em sẽ về đây thăm chị với các bạn.
Chị Thanh lúc nào cũng không nói được tôi, chỉ có thể thở dài:
- Ừ, thôi ý mày đã quyết thế thì biết làm sao, chuyển đi nhưng đừng quên chị đấy, có gì cứ nói với chị.
- Vâng, em biết rồi, em cảm ơn chị ạ.
Làm việc ở đây lâu nên khi chào tạm biệt, ai cũng bịn rịn, thành ra mỗi việc chờ ứng lương và chào mọi người thôi cũng đã tốn mấy tiếng của tôi.
Ra khỏi nhà từ 7h sáng mà 10h trưa tôi mới về đến nhà.
Lúc về nhà chỉ thấy mẹ tôi ngồi đan khăn len, Bí Ngô thì không thấy đâu.
Tôi sợ nên cuống lên hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, Bí Ngô đâu rồi ạ? Sáng nay con dặn là mẹ đừng đưa cháu đi học mà.
- Tao không đưa đi học.
Mẹ tôi ngẩng lên nhìn, lúc này tôi mới phát hiện ra ánh mắt bà có gì đó rất khác lạ, có rất nhiều hoài nghi, có cả sự phẫn nộ, thậm chí còn phảng phất cả một vài tia vui vẻ.
Nhiều cảm xúc trái ngược như vậy khiến tôi bất chợt cảm thấy hoảng hốt, còn chưa kịp mở miệng nói thêm thì mẹ tôi đã bảo:
- Sao suốt mấy năm nay mày không nói với tao?
- Nói gì cơ ạ? Mẹ, Bí Ngô đi đâu rồi? Con của con đâu rồi? Mẹ nói đi.
- Mày không phải tìm, nhà nội nó đến đón đi rồi.
- Gì ạ?
Câu nói này như sét đánh ngang tai tôi, khiến tôi đang định phi vào phòng tìm con thì đột nhiên sững lại, cả người cứng đơ như tượng.
- Nó là con của thằng con trai thứ hai nhà công ty Lạc Thành, sao mày không nói với tao hả Chi? Nhà nội nhà nó giàu thế mà mày giấu cái gì, để con mày mấy năm nay phải chịu khổ, để cả mẹ mày phải khổ? Họ có tiền, họ lo được cho con mày, Bí Ngô nhận nhà nội thì đời nó sướng chứ khổ gì mà mày giấu?
- Mẹ nói gì? Mẹ đưa Bí Ngô cho nhà họ rồi à? Ai cho mẹ cái quyền làm thế?
- Bí Ngô là con cháu nhà người ta, họ đến đón cháu họ thì sai cái gì mà mày khùng lên? Tao còn chưa nói mày đâu, mày biết nhà người ta sắp đến đón cháu nên mày mới định chuyển đi đúng không? Mày định nói dối tao để trốn đi phải không?
Cổ họng tôi nghẹn lại, không biết vì sợ hãi hay vì tức giận mà toàn thân run lên, cùng lúc này, tôi thấy ở sau lưng mẹ tôi có một túi bóng đen rất dày.
Khi đó, tôi như một kẻ điên lao lại giật lấy túi bóng ấy rồi đổ ra, bên trong từng cọc tiền mới toanh rơi lả tả.
Mẹ tôi sửng sốt nhìn đống tiền rồi lại nhìn tôi, sau đó vội vã cúi xuống nhặt.
Tôi tức giận giằng lấy những cọc tiền trên tay mẹ tôi, vừa khóc vừa gào lên:
- Tiền này ở đâu ra?.
- Chị vào xe ngồi trước đã, có gì từ từ nói.
Nhận ra mình hơi thất thố, tôi ngượng đến chín mặt, cuối cùng đành mím môi bước lên xe rồi ngồi xuống đối diện với anh ta.
Cả đời tôi chưa bao giờ ngồi xe xịn đến thế, bên trong chiếc Limouse Dcar này rất rộng rãi, ghế bọc da thật cũng rất êm, cảm giác trái ngược hoàn toàn với chiếc xe đạp điện của tôi đang dựng ở phía cổng trường kia.
Mà người đàn ông ở trước mặt tôi cũng vậy, anh ta rất cao, mới nhìn qua một lần đã thấy khí chất của người có tiền.
Xe này rộng và dài thế mà anh ta ngồi một phía nhìn vẫn không vừa vặn tý nào, còn tôi vừa ngồi xuống đã lọt thỏm, thành ra tự nhiên lại thấy mình thật nhỏ bé so với anh ta.
Nhỏ bé cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Anh ta liếc tôi từ đầu đến chân một lượt rồi mới lạnh nhạt nói:
- Cô đủ điều kiện để nuôi nó không?
- Đủ.
Chữ "đủ" tôi nói rất nhỏ, dường như chính bản thân tôi cũng không thể chắc chắn.
Nhưng có phải làm bất cứ điều gì để kiếm tiền nuôi Bí Ngô, tôi cũng sẵn sàng:
- Dù cuộc sống của tôi không thể so được với nhà anh, nhưng mấy năm nay con bé vẫn đang sống rất tốt.
Tôi sinh ra được, tự nuôi được.
- Một ngày làm hai ca, mỗi ca 6 tiếng, lương tháng 8 triệu, luôn là người nộp tiền học phí cuối cùng cho con ở trường, đấy là tự nuôi được?
Anh ta nói đến đây thì hơi ngừng lại, giọng điệu mang theo một chút mỉa mai bảo tôi:
- Nó mới chỉ 4 tuổi mà cô đã chật vật như thế, vài năm nữa nuôi nổi không?
- Tôi sẽ làm thêm việc khác, miễn là đủ để nuôi con tôi nên người.
Từ lúc sinh ra nó đã ở với tôi, nó quen cuộc sống với tôi rồi.
Cuộc sống của gia đình tôi khác gia đình anh, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, không ăn cao lương mỹ vị như nhà anh nên dễ sống lắm.
Tôi vẫn nuôi được.
- Con bé là con của Tuấn, tất nhiên gia đình tôi sẽ không để nó sống theo kiểu có rau ăn rau, có cháo ăn cháo như cô nói.
Nó phải có cuộc sống tốt, ít nhất là hơn cuộc sống hiện tại của cô.
- Cuộc sống hiện tại của tôi thì sao? Tôi vẫn làm những gì tốt nhất cho con tôi.
Bốn năm nay nó không có bố, chỉ có mẹ, nhưng con tôi vẫn sống rất tốt, phát triển rất bình thường.
- Bình thường? Một đứa trẻ 4 tuổi chỉ nặng 13 cân, thuộc nhóm suy dinh dưỡng là bình thường? Cô tự đánh giá quá cao khả năng của bản thân mình rồi thì phải.
- Đối với tôi, chỉ cần con bé khỏe mạnh và vui vẻ, đó gọi là bình thường.
Trẻ con còn ăn còn lớn.
Còn về việc gia đình anh muốn nuôi con bé, cho tôi hỏi một câu trước.
Nếu không phải gia đình anh xảy ra chuyện, em trai anh không có khả năng sinh sản nữa thì liệu có gia đình anh có bao giờ nhìn đến con bé không?
Tôi không muốn đôi co dài dòng về việc Bí Ngô có phải là con của Tuấn không, bởi vì việc ấy hoàn toàn vô nghĩa.
Ngay cả mẹ tôi cũng không biết Bí Ngô là con ai, vậy mà những người này đã tìm đến tận trường con tôi học, như vậy cũng đủ hiểu bọn họ nắm trong tay tất cả thông tin rồi.
Tuấn không có khả năng sinh sản nữa nên bây giờ họ muốn giành Bí Ngô của tôi.
Khi tôi hỏi xong, người đàn ông ngồi trước mặt tôi vẫn duy trì một vẻ mặt như cũ, anh ta không hề ngạc nhiên hay lúng túng, chỉ thờ ơ đáp:
- Có hay không thì cũng không thay đổi được việc con bé là con của em trai tôi.
- Nhưng con bé là con người, không phải là công cụ hay là đồ vật để người lớn muốn định đoạt sao thì định đoạt.
Thậm chí ngay cả bây giờ nó còn chưa gặp bố một lần, nó không biết gia đình anh là ai, gia đình anh có muốn đưa đi thì nó cũng sẽ không đồng ý.
Nó đang sống bình yên bên cạnh tôi, các người không thể tách nó ra khỏi tôi được.
Luật sư đứng ở ngoài cửa xe, thấy cuộc nói chuyện của tôi và Huy đã bắt đầu căng thẳng mới lên tiếng khuyên nhủ:
- Chị Diệp Chi.
Nếu bé về ở với gia đình bên nội, cuộc sống của bé sẽ tốt hơn.
Chị đi làm nhiều ca thế sẽ không có thời gian chăm sóc bé, mà ở bên nhà anh Tuấn thì mọi điều kiện đều rất thuận lợi.
Chị hãy nghĩ cho tương lai của bé, nếu thương bé thì hãy làm những điều tốt nhất cho con.
Tôi không trả lời luật sư Vinh, chỉ ngẩng lên nhìn Huy và kiên quyết nhấn mạnh từng chữ:
- Ở cạnh mẹ mới là điều mà một đứa trẻ cần.
Anh ta bình thản tựa lưng vào ghế, thái độ không hề suy chuyển, nhưng ngữ điệu đã bắt đầu thiếu kiên nhẫn:
- Tóm lại cô không đủ điều kiện để nuôi con bé, nó là máu mủ của nhà tôi nên tôi sẽ đón nó về.
Việc của cô là giao con bé cho nhà tôi, đổi lại, gia đình tôi sẽ đưa cho cô 4 tỉ, đủ để cô sống thoải mái trong một khoảng thời gian.
- Tôi không cần tiền của nhà anh, tôi nói rồi, tôi chỉ cần con tôi.
Tôi không giao nó cho ai cả.
- Việc này không phải do cô quyết định.
Thấy anh ta vô lý như vậy, ỷ mình có tiền mà bỏ qua quyền quyết định của tôi, khiến tôi giận run lên:
- Tôi là mẹ của con bé, tôi sinh ra nó thì tôi có quyền quyết định.
Còn anh, anh lấy quyền gì mà bắt tôi đưa nó cho anh? Anh đã hỏi đến con bé chưa? Cứ cho nó là con của Tuấn đi, anh cũng chỉ là bác của con tôi, anh có tư cách gì tách nó ra khỏi tôi? Nếu muốn tách thì bảo em trai anh tỉnh dậy mà đòi.
Vừa nói dứt lời thì bỗng nhiên anh ta bỏ chân xuống rồi ngồi thẳng dậy, nửa người phía trước hơi đổ về phía tôi.
Lúc này, ở khoảng cách gần như vậy, tôi mới phát hiện ra cả người anh ta tràn ngập hơi thở lạnh lẽo, loại khí thế này khiến tôi bất giác cảm thấy lòng trào dâng một nỗi sợ hãi mơ hồ.
Anh ta nhìn chằm chằm tôi vài giây rồi lạnh lùng nói:
- Tôi bảo cô đến đây không phải để thương lượng, hiểu không? Gọi cô đến chỉ để thông báo cho cô biết.
Cô giao con bé cũng được, không giao thì tôi vẫn mang nó đi như thường.
Giải quyết nhẹ nhàng thì hạn chế ảnh hưởng đến con cô, còn để phải dùng biện pháp mạnh thì hậu quả ra sao cô tự rõ.
- Tôi… sẽ không giao.
Tôi siết chặt bàn tay, cố ép cho mình thật bình tĩnh, vì con, vì Bí Ngô của tôi, tôi sẵn sàng đương đầu với tất cả:
- Đừng dồn ép tôi, vì con bé, chuyện gì tôi cũng dám làm đấy.
Tôi nghĩ không cùng quan điểm thì không cần thiết phải nói chuyện nữa, chào anh.
Nói xong, tôi không đợi bọn họ trả lời đã vội vàng trèo xuống đi rồi đi thẳng một mạch ra cổng trường, lấy xe đạp điện xong, tôi cũng không đi làm mà phi thẳng vào bên trong trường luôn.
Hôm ấy, tôi gọi điện thoại đến xin chị Thanh nghỉ, nói là nghỉ để ở nhà nấu cơm cho con tôi ăn một bữa vậy thôi chứ thực ra tôi canh ở trường con bé từ sáng tới chiều, chiếc xe Limouse Dcar kia đã đi từ rất rất lâu rồi mà tôi vẫn không dám rời khỏi trường con nửa bước.
Tôi sợ nếu mình đi rồi, bọn họ sẽ bắt con tôi đi mất.
Thế nhưng ngày hôm ấy, sau cuộc gặp kia thì nhà họ cũng không có thêm động tĩnh gì nữa cả, buổi chiều khi Bí Ngô tan học, nó thấy tôi đến đón thì hai mắt lập tức sáng lên, cười toét miệng nói:
- Mẹ Chi, mẹ Chi, con ở đây này.
- Ừ, mẹ đến đón Bí Ngô về đây.
- Yeah, mẹ đón Bí Ngô về.
Từ lúc đi học đến giờ, đây là lần đầu tiên con bé được mẹ đón nên hào hứng khoe với khắp các bạn "Đây là mẹ của tớ".
Mấy bạn nhỏ trong lớp trầm trồ nhìn tôi, sau đó lại nhìn những người khác có bố đến đón mới hỏi:
- Thế còn bố của bạn Trường An đâu? Sao không thấy bố của bạn Trường An đến đón?
- Bố ấy à?
Bí Ngô chớp chớp mắt, ngẩn ra nghĩ ngợi, tôi sợ con bé buồn nên vội vã kéo tay con đi về.
Trên đường về nhà, con bé không vui vẻ nói chuyện như thường ngày mà hầu như chỉ im lặng, tôi hỏi cũng không hào hứng trả lời nữa.
Mãi rất lâu sau, lúc gần về đến nhà nó mới dè dặt bảo tôi:
- Mẹ Chi ơi, bố của con đâu ạ? Lúc sáng chú kia có nhắc đến bố…
- Mẹ đã nói với Bí Ngô rồi, con không nhớ à? Bố đang đi làm việc ở xa, lúc nào xong việc bố sẽ về.
Bố bận nên không đón con như bố các bạn được, nhưng Bí Ngô còn có bà và mẹ nữa, đúng không?
- Vâng ạ.
- Mẹ hỏi Bí Ngô nhé.
Bây giờ nếu mẹ đưa Bí Ngô đi học trường mới, con có thích không?
- Trường mới có bà đón không hả mẹ?
- Trường mới xa nhà nên bà không đón được, mẹ với Bí Ngô chuyển đi nhà khác, xa nhà bà nên chỉ có mẹ đón Bí Ngô thôi.
- Sao tự nhiên không ở nhà với bà nữa hả mẹ?
- Mẹ đi làm ở chỗ khác, xa lắm nên phải chuyển nhà.
Lúc nào có thời gian rỗi thì mẹ con mình lại về thăm bà, được không?
Cả ngày hôm nay tôi đã suy nghĩ rồi, tôi biết gia đình Tuấn rất có thế lực, mà bây giờ anh ta thì lại nằm liệt giường như vậy, đương nhiên giọt máu rơi này sẽ trở thành đứa con duy nhất mà Tuấn có.
Gia đình anh ta đã tìm đến tận đây nghĩa là sẽ không dễ dàng buông tha cho mẹ con tôi, cho nên trước khi gia đình họ ra tay, tôi phải chạy trốn trước!
Cũng may, con gái tôi rất ngoan, khi nghe tôi nói vậy cũng không hỏi thêm nhiều, chỉ khẽ gật đầu:
- Vâng ạ.
Mẹ Chi đi đâu thì Bí Ngô ở đó.
- Ừ, thế mới ngoan.
- Dạ.
Hôm đó, mẹ thấy tôi về sớm đón Bí Ngô thì rất ngạc nhiên, khi tôi nói mình chuẩn bị chuyển đi nơi khác thì bà càng bất ngờ hơn.
Mẹ tôi bảo:
- Mày xin việc được ở đâu mà đi?
- Con xin ở siêu thị khác, hơi xa nên con với Bí Ngô phải ra ngoài thuê nhà ở mẹ ạ.
- Thế tiền học phí cho thằng Long thì sao? Bảo hôm nay phải đưa cho nó, thế mày ứng lương chưa?
- À… con… hôm nay vội quá nên con quên chưa ứng.
- Chưa ứng thì không có đi đâu hết, tháng này hai mẹ con mày vẫn ăn ở ở đây, mày phải đóng góp tiền.
Giờ em mày nó cần tiền học phí, cái tiền ăn ở tao không lấy thì mày phải đưa cho em mày đóng học phí, mày định để nó bị đuổi học đấy à? Tao nuôi con cho mày, đưa đón con mày đi học, thế mà giờ mày bảo chuyển đi là chuyển đi, phủi tay hết trách nhiệm với gia đình mày đấy phải không?
- Con không có ý đó, mẹ từ từ để mai con ứng lương rồi con đưa.
Mẹ đừng nói thế cháu nó nghe thấy.
- Việc mày chuyển đi sao mày không nói ngay từ đầu mà giờ đùng cái mày bảo chuyển đi luôn? Hay là mày không muốn đưa tiền cho em mày nên mới thế? Tóm lại trước khi đưa tiền thì không được đi đâu hết, giấy tờ của mày với của con Bí Ngô tao giữ, đưa tiền rồi tao trả cho mày, lúc đó muốn đi đâu thì đi.
- Mẹ ơi con phải đi gấp, mai con ứng lương rồi chuyển khoản thẳng luôn cho Long, mẹ đưa giấy tờ cho con để mai con còn đi sớm, không nhận việc kịp người ta lại phạt cho.
- Tao không biết, mày làm sao thì làm.
Mai đưa tiền rồi tao trả giấy tờ.
Mẹ tôi nói xong, cũng chẳng thèm nghe tôi nói thêm mà đùng đùng quay người đi về phòng, còn đóng cửa "rầm" một tiếng.
Bí Ngô thấy bà ngoại thế thì sợ run lên, nép chặt vào người tôi.
Tôi thương con bé nên đành cúi xuống dỗ dành:
- Bí Ngô đừng sợ, không sao đâu.
- Mẹ ơi, bà giận hả mẹ? Bà không cho mẹ đi làm hả mẹ?
- Không phải, bà đang nói đùa đấy.
Mẹ dắt Bí Ngô vào phòng vào chơi đồ chơi để mẹ đi nấu cơm nhé.
- Vâng.
Tối hôm đó, ăn cơm xong tôi bắt đầu dọn dẹp đồ đạc, nói chung lần này chuyển đi gấp nên tôi không có thời gian chuẩn bị gì nhiều, ngay cả tiền mặt cũng không có, chỉ có một cuốn sổ tiết kiệm mười mấy triệu, định ngày mai sẽ đi rút để có tiền đi nơi khác thuê nhà.
Đêm ấy tôi ôm con trong lòng mà ngủ vẫn thấp tha thấp thỏm, cứ nhắm mắt là sẽ mơ thấy anh trai của Tuấn đến cướp con bé đi.
Trong giấc mơ, tôi khóc lóc van xin, thậm chí còn quỳ xuống xin anh ta trả Bí Ngô cho tôi, nhưng anh ta vẫn lạnh lùng như thế, tàn nhẫn đá tôi ra rồi mang con tôi đi mất.
Tôi sợ đến nỗi giật thót mình tỉnh dậy, cúi xuống thấy Bí Ngô vẫn đang ở trong vòng tay mình mới thấy yên tâm hơn một ít, lại vội vàng vòng tay càng siết chặt con hơn.
Không ngủ được nên tôi thức luôn từ đó đến sáng, mới sáu giờ đã dậy ra khỏi nhà.
Mẹ tôi vẫn còn giận nên thấy tôi cũng không buồn nói gì, cuối cùng tôi phải mở miệng làm hòa trước:
- Mẹ ơi, giờ con đến siêu thị ứng lương, hôm qua con xin chị quản lý rồi.
Hôm nay mẹ đừng đưa Bí Ngô đi học nhé, mẹ trông cháu giúp con, con đến lấy tiền rồi con về ngay.
- Thế có việc gì mà mày phải đi gấp thế? Không thì mày cứ đi làm xa một hai hôm đi, để Bí Ngô nó còn xin nghỉ học rồi dọn đồ nữa, với cả đã kịp tìm nhà đâu mà mày đi?
- Ở chỗ đó nhiều khu trọ lắm, con lên mạng hỏi được phòng rồi, giờ chuyển đến là được thôi.
Bí Ngô thì xin học trường tư cũng dễ mẹ ạ.
Mẹ tôi hơi liếc tôi, rõ ràng bà có vẻ nghi ngờ về việc tôi vội vã chuyển đi này nhưng nghĩ sao lại không truy hỏi đến cùng, chỉ "Ờ" một tiếng rồi bảo:
- Đi đi, tao trông nó cho.
- Vâng.
Vì đã nhắn tin nói với chị Thanh từ trước nên hôm ấy tôi đến siêu thị để xin nghỉ việc, chị ấy không bất ngờ nhiều, thế nhưng vẫn bảo tôi:
- Mày làm ở đây bao nhiêu năm rồi, giờ đùng cái bảo nghỉ luôn chị cứ thấy sao sao ấy.
Hay mày có khó khăn gì, mày cứ nói với chị đi, giúp được thì chị giúp.
- Không, em có khó khăn gì đâu, tại Bí Ngô chuyển trường nên em cũng phải chuyển luôn.
Giờ tất cả vì con cái mà chị.
Em cảm ơn chị mấy năm qua lúc nào cũng giúp đỡ em, có dịp kiểu gì em sẽ về đây thăm chị với các bạn.
Chị Thanh lúc nào cũng không nói được tôi, chỉ có thể thở dài:
- Ừ, thôi ý mày đã quyết thế thì biết làm sao, chuyển đi nhưng đừng quên chị đấy, có gì cứ nói với chị.
- Vâng, em biết rồi, em cảm ơn chị ạ.
Làm việc ở đây lâu nên khi chào tạm biệt, ai cũng bịn rịn, thành ra mỗi việc chờ ứng lương và chào mọi người thôi cũng đã tốn mấy tiếng của tôi.
Ra khỏi nhà từ 7h sáng mà 10h trưa tôi mới về đến nhà.
Lúc về nhà chỉ thấy mẹ tôi ngồi đan khăn len, Bí Ngô thì không thấy đâu.
Tôi sợ nên cuống lên hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, Bí Ngô đâu rồi ạ? Sáng nay con dặn là mẹ đừng đưa cháu đi học mà.
- Tao không đưa đi học.
Mẹ tôi ngẩng lên nhìn, lúc này tôi mới phát hiện ra ánh mắt bà có gì đó rất khác lạ, có rất nhiều hoài nghi, có cả sự phẫn nộ, thậm chí còn phảng phất cả một vài tia vui vẻ.
Nhiều cảm xúc trái ngược như vậy khiến tôi bất chợt cảm thấy hoảng hốt, còn chưa kịp mở miệng nói thêm thì mẹ tôi đã bảo:
- Sao suốt mấy năm nay mày không nói với tao?
- Nói gì cơ ạ? Mẹ, Bí Ngô đi đâu rồi? Con của con đâu rồi? Mẹ nói đi.
- Mày không phải tìm, nhà nội nó đến đón đi rồi.
- Gì ạ?
Câu nói này như sét đánh ngang tai tôi, khiến tôi đang định phi vào phòng tìm con thì đột nhiên sững lại, cả người cứng đơ như tượng.
- Nó là con của thằng con trai thứ hai nhà công ty Lạc Thành, sao mày không nói với tao hả Chi? Nhà nội nhà nó giàu thế mà mày giấu cái gì, để con mày mấy năm nay phải chịu khổ, để cả mẹ mày phải khổ? Họ có tiền, họ lo được cho con mày, Bí Ngô nhận nhà nội thì đời nó sướng chứ khổ gì mà mày giấu?
- Mẹ nói gì? Mẹ đưa Bí Ngô cho nhà họ rồi à? Ai cho mẹ cái quyền làm thế?
- Bí Ngô là con cháu nhà người ta, họ đến đón cháu họ thì sai cái gì mà mày khùng lên? Tao còn chưa nói mày đâu, mày biết nhà người ta sắp đến đón cháu nên mày mới định chuyển đi đúng không? Mày định nói dối tao để trốn đi phải không?
Cổ họng tôi nghẹn lại, không biết vì sợ hãi hay vì tức giận mà toàn thân run lên, cùng lúc này, tôi thấy ở sau lưng mẹ tôi có một túi bóng đen rất dày.
Khi đó, tôi như một kẻ điên lao lại giật lấy túi bóng ấy rồi đổ ra, bên trong từng cọc tiền mới toanh rơi lả tả.
Mẹ tôi sửng sốt nhìn đống tiền rồi lại nhìn tôi, sau đó vội vã cúi xuống nhặt.
Tôi tức giận giằng lấy những cọc tiền trên tay mẹ tôi, vừa khóc vừa gào lên:
- Tiền này ở đâu ra?.
Bình luận facebook