• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Truyện dài : Ma quỷ dân gian kỳ truyện (3 Viewers)

  • ĐÊM TRĂNG THỨ 41: CON MỘC

1f479.png
Khi nói về Mộc ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh Mộc Tinh xuất hiện trong truyền thuyết về Lạc Long Quân ( Lĩnh Nam Chích quái):

Cổ tích có đoạn :
“Số là ở Phong Châu cứ như bấy giờ thuộc về Sơn Tây có một cây cổ thụ mọc từ hàng ngàn năm gọi là cây Chiên đàn cao hàng mất ngàn nhẫn, cành lá um tùm rậm rạp che một khoảng đất rộng không biết bao nhiêu mà kể. Khi cây còn sống đã từng nổi tiếng linh thiêng, dân sự quanh vùng không một ai dám đến gần.

Sau đó có một trận bão, cây tự nhiên đổ và khô nát dần dần. Từ đó tinh của cây hóa thành một con yêu rất dữ tợn chẳng những trạng mạo kỳ quái mà còn nhiều phép thuật rất linh diệu. Yêu tinh nay đây mai đó không có chỗ ở nhất định. Nhiều lúc thấy bẵng đi một dạo rồi lại xuất hiện. Cũng có nhiều lúc Mộc tinh đang ở vùng này tự nhiên đã xuất hiện ở vùng kia. Cái sở thích của nó là bắt người ăn thịt sống. Nó đã giết hại rất nhiều người. Cái tên Mộc tinh truyền đi đến đâu trẻ già trai gái đều sợ mất vía.”
Mộc tinh sau khi thua trận, chạy về phía tây, linh lực còn lại hóa thành Quỷ dân gian gọi là Thần Xương Cuồng, chuyên ăn thịt người, quấy nhiễu dân chúng. Cho đến khi bị một vị pháp sư lừa xem diễn tuồng mà chém chết.

1f47b.png
Tuy nhiên nhiên định nghĩa về Con mộc trong dân gian lại có sự khác biệt với tích của Mộc tinh. Hay nói cách khác Con mộc có nơi gọi là Mộc tinh, Ma cây, hay hiện tượng bóng đè có một nguồn gốc hoàn toàn khác và cũng phản chiếu tâm thức giân gian về những hiện tượng “sống lâu thành tinh / hoá quỷ”. Công thức chung cho việc hình thành một thực thể có linh lực là từ Oán niệm, có sự tích tụ lâu dần về âm khí mà hình thành.

Vì sao nói Con Mộc trong dân gian, khác với Mộc tinh trong truyền thuyết, và vì sao nói Con mộc có liên quan mật thiết tới hiện tượng BÓNG ĐÈ ( đêm trăng thứ 40). Trong đêm trăng này mời bạn đọc cùng MQDGK vén bức màn bí ẩn về loài ma này nhé!

♦️
Chú ý: Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả sau khi tìm hiểu, tổng hợp từ nhiều tư liệu. Bạn đọc có thể đóng góp dưới phần Cmt để cùng trao đổi, bổ sung. Xin cảm ơn
——
Tên gọi: CON MỘC / MỘC TINH/ MA MỘC/ HIỆN TƯỢNG BÓNG ĐÈ.

1️⃣
Định nghĩa:

Mộc: cây cối, gỗ.
Con mộc là một loài yêu ma sinh ra từ cây đại thụ ngàn năm (nó không có hình dạng cụ thể, hoặc khó xác định theo nhiều tài liệu). Cây là nơi trú ngụ của loài ác điểu (diều hâu, cú vọ, kềnh kềnh…). Chúng thường tha xác người động vật về đó mà đánh chén, cho tới khi bị thợ săn bắn chết trên cây. Máu của chúng + xương thịt từ người chết thấm dần vào cây qua năm tháng, được cây bao bọc lại mà dần hình thành nên Con mộc, hết sức tinh ranh và nguy hiểm.
Có tài liệu cho rằng, để hình thành nên con Mộc thì các cây phải bị sét đánh.

2️⃣
Đặc tính tâm linh:

1f47b.png
Dân gian cho rằng Con mộc là nguyên nhân gây ra Bóng đè :
Người ta lấy gỗ của cái cây đó về làm giường, bàn ghế, cột nhà. Nửa đêm thường cảm nhận có cái bóng đè lên người gây khó thở, nó còn dựng thẳng giường, xô ngã người ngủ xuống đất…

1f47b.png
Phá phách, làm hại gia chủ:
Ngoài ra, Con mộc cũng thường hiện ra phá phách dịch chuyển xô đổ bàn ghế, trêu ghẹo đàn bà con gái trong nhà, kết duyên âm, bắt hồn của họ. Nhiều cái chết của người trong nhà có liên quan đến cây gỗ họ sử dụng, nếu không biết cách hóa giải.

3️⃣
Xử trí dân gian:

Con mộc từ khi hình thành là một tập hợp của một chuỗi các oán khí: từ hồn phách người/ thú chết rừng với nhiều ẩn khuất, máu của loài ác điểu ăn thịt. Oán khí đó ám vào cây gỗ và lưu giữ cho tới khi nó được sử dụng để làm các vật dụng. Tức linh hồn trong đó tồn tại trong bản chất của cây gỗ.
Vì vậy, khi phát hiện vật trong nhà chứa Con mộc, cách tốt nhất là đốt đi, để tiêu tan oán khí. Nhưng đối với các cây đã xử dụng làm cột nhà, kèo thường được xử lý bằng cách dán bùa chú, hay các thầy sẽ dùng một cây đinh to bản, đóng vào cột nhà. Việc này có tác dụng dùng vật có linh lực/ sát khí để yểm Con mộc bên trong.
Cái này vào nhà nào thấy có cột gỗ bị đóng đinh là hiểu, nhưng tránh nhầm với việc đóng đinh để treo lịch, đồng hồ).
Có nơi dùng dao chém nhiều nhát vào cột, nhằm mục dích dù doạ, đuổi con mộc ( hay treo trên đó những loài cây cỏ, vật dụng có khả năng trừ tà).

4️⃣
Tục lệ, quan niệm khác về ma trên cây cối:

Nói đến chuyện cây cối có linh hồn, không phải là chuyện khá xa lạ bởi người Việt ta chịu chi phối bởi tư tưởng “ vạn vật hữu linh”, những thứ tồn tại lâu sẽ có linh hồn.

Tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Đây là nơi định cư của đồng bào Raglai và họ tin rằng, linh hồn của người đã khuất sinh sống trong làng sẽ lẩn quẩn quanh những rừng cây này vì họ không còn nơi nào để đi.

Một số người dân sống tại những vùng quê Việt Nam thường không cho con cái trèo lên cây, đặc biệt là cây gòn, cây me, cây khế… hoặc những cây có tán rộng, thân to bởi họ cho là các loại cây ấy có "ma nhập" sẽ khiến người leo bị té ngã thiệt mạng. Ngoài ra, họ còn đóng nhiều chiếc đinh ở xung quanh. Là bởi người ta tin rằng, cách này sẽ giúp trói "ma quái", không cho chúng làm hại con người.

Khi nhà có tang thì cây cối trong nhà cũng được treo khăn trắng vì nhiều người tin rằng chúng cũng là một thành viên trong gia đình. Nếu không báo tang, cây sẽ buồn mà rũ chết.

Ngày nay ở nhiều điểm du lịch tâm linh, người ta còn thắp nhang, cúng vái một số thân cây có tạo hình dị hợm, phân nhánh khác thường vì nhiều người vẫn tin vào sự linh thiêng tồn tại bên trong chúng. (Ví dụ như Cây 3 gốc, 1 ngọn ở Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Lào, ĐN)…

Dân gian có câu “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cây đề”, ý chỉ sự linh thiêng, ma quái của những loài cây thân gỗ lâu năm mà con người nên lưu ý, hẹn rõ hơn ở một bài viết khác. Ví như ở Phú Thọ có một Cây gạo cổ thụ được cho rằng tuổi đã trăm năm, cây hiếm khi nở hoa nhưng mỗi khi nở làng lại có gái chửa hoang. Xung quanh cây Gạo ấy lưu truyền tích về thần giữ của mà người Tàu tạo ra, do trấn yểm 3 cô gái đồng trinh. Thỉnh thoảng có người bị nhập, điên loạn đi khắp làng. (Chuyện thực hư các bạn có thể tra Google,dù sao cũng chưa thể kiểm chứng).

Cuối cùng, MQDGK xin kết bằng một bài thơ có nguồn gốc từ nhà Đường Trung Quốc của tác giả Vương Duy
Câu: Bách niên lão kiêu thành mộc mị.
Dịch:Con chim cú vọ sống lâu trăm tuổi biến thành quỷ mị trên cây
Là ý nhắc đến Con mộc mang linh hồn con Cú tinh (loài ăn xác).

Thần huyền khúc

Tây sơn nhật mộ đông sơn hôn
Đoàn phong xuy mã, mã đạp vân
Hoạ huyền tố quản thanh thiển phồn
Hoa quần tuý sái bộ trung trần
Quế diệp loát phong quế truỵ tử
Thanh tinh khốc huyết hàn hồ tử
Cổ bích thái cù kim thiếp vĩ
Vũ công kỵ nhập thu đàm thuỷ
Bách niên lão kiêu thành mộc mị
Tiếu thanh bích hoả sào trung khỉ.

Dịch nghĩa

Mặt trời lặn núi tây, núi đông trời u tối
Ngọn gió lốc cuốn thổi vào ngựa (của chư thần đang cưỡi) khiến ngựa đạp mây
Dây đàn đẹp, ống sáo trắng với những âm thanh cạn mà phức tạp (dùng để đón chư thần)
Quần hoa bước đi kêu sột soạt trong lớp bụi mùa thu
(Khi chư thần giáng thế thì gió lốc nổi lên) lá cây quế chải tóc gió làm trái quế rụng xuống
(Chư thần trừ tà) khiến cho con tinh tinh xanh khóc, nước mắt biến thành máu, thương cho con hồ ly đã chết trong giá lạnh
Con cù long trên bức vách đẹp đẽ cổ kính với cái đuôi như tấm thiếp bằng vàng
Được người thợ làm mưa cưỡi đi vào đầm nước mùa thu
Con chim cú vọ sống lâu trăm tuổi biến thành quỷ mị trên cây
Tiếng cười của nó vang lên trong tổ giữa ánh lửa biếc.

Bản dịch phổ thơ của bạn Thái Bình.

Đông, Tây, hai dãy đắm hoàng hôn,
Mây gió xuôi dòng ngựa đặt chân.
Cung đàn trầm bổng vương tiếng sáo,
Bụi phấn ngắm nhìn hoa bâng khuâng.
Trái quế lụy mình theo hơi gió,
Tinh xanh khóc máu, cáo bỏ trần.
Rồng dữ đuôi vàng trên tường cổ,
Theo kẻ ban mưa, ẩn xuống đầm.
Cú vọ trăm năm nên mộc quỷ,
Lửa ma chếch choáng sợ tiếng rầm.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom