Hà Nội, 14. 7. 1987
Nhàn và Trà thân mến,
Tiếc là khi Yến đi Liên Xô, mình không kịp gửi thư. Nhưng ba bài của Nhàn và một bài của Trà nay đã đến tay anh Ngọc. Các mối liên hệ từ xa giữa hai bạn và tờ “Văn nghệ” mới, nay đã chăn nối xong. Bây giờ mình cũng chính thức làm (“làm thuê”) phụ việc cho bà Th. Mai ở mục phê bình của báo (tất nhiên vẫn nguyên canh nguyên cư ở Tác Phẩm Mới) nên có lẽ phải nói trước hết đến một vài phương diện sự vụ của một редактор [redaktor = biên tập viên] với các coтpyдники (sotrudniki = cộng tác viên].
– Bài đầu của Nhàn tuy dài nhưng dễ dùng, có lẽ sẽ đi vào số tới. Có khi còn tới tay Nhàn trước cả thư này. Hai bài sau thì – Nhàn ạ, quả có gây lưỡng lự. Vì lối viết dễ dãi và hơi ít thông tin đấy. Mình đang tính cách xử lý, ghép lại thế nào đó cho khỏi phí công bạn, nhưng cũng còn tùy ý ông Ngọc, bà Th. Mai. Nhưng đừng buồn, vì đây là cái phần dạo đầu để tìm cách làm phù hợp. Ông Ngọc hứa sẽ viết thư giới thiệu với Tкачeв [Marian Tkachev], [1] ông ấy ngạc nhiên là hai người lại chưa quen nhau kia đấy!
– Bài của Trà, khi mình và Sử đọc, thấy vừa vui vừa ít hài lòng. Ông Khải + Ngọc lại có vẻ thích. Bà Th. Mai cho là có một số ý “hở sườn” đấy. (Bọn Maoïsme ở ta còn đầy rẫy!). Mình và Sử cho rằng trong bài có nhiều ý hay, như ý về nỗi đau, về đặc thù tư tưởng nhà văn, về chất chính luận. Nhưng tham ý nên loãng ý, chưa ý nào đẩy đến trọn vẹn. Và toàn bài lại viết trong giọng giáo trình, giọng hàn lâm; đối thoại với nhà văn ở ta, thế là chưa đắc sách. Chọn cách viết cách nói cho hòa với làng báo ở ta cũng khó đấy, bạn ạ. Cái này thì phải học Nhàn thôi, – vào chuyện, đưa đẩy cứ dễ như không ấy. – Nếu các anh ấy nghe mình, mình sẽ sửa cho Trà, cắt gọn, bổ sung (bạn phải cho phép mình rộng tay, gần như toàn quyền ấy cơ!), để đăng thế nào cho có lợi nhất. Nói gì thì nói, khi đăng là phải tính chuyện chinh phục giới văn học và giới lãnh đạo văn nghệ, – chúng ta có thiết gì đăng thêm một bài chỉ là để thêm một bài được đăng? – Nếu kịp (hoặc không kịp) cứ cho ý kiến nhé, và bài khác nữa, nếu vẫn “máu” xung trận! Màphải vào cuộc thôi.
Thấy chưa, cả trang thư trên mình lên giọng hà khắc ghê chưa. Thôi nhé, để đền lại, giờ sẽ kể chuyện lung tung văn nghệ bên nhà.
– Số đúp của “Văn nghệ” có truyện Tướng về hưu được bàn cãi ghê lắm. [2] Ông Khải bảo nó cho thấy cả một thời đã qua, ông gọi đó là truyện do thần viết không phải người viết. Ông Kiên cũng rất khen, bảo là một truyện hay kinh khủng – “Hoan hô cái đèn cù” nữa thì thật kinh khủng. Nghe bảo ông Tr. Độ khi nói chuyện ở đâu đấy, có bảo truyện ấy “nó cho chúng ta một cái tát, nhưng là cái tát cần thiết”. Ông Khải đi đâu cũng nói cái sự phục của ông ta đối với cậu Thiệp này. Mà điều lạ là cậu này có mấy truyện gửi Tác Phẩm Mới và các báo, đều tồi cả – X. Quỳnh bảo thế, vì tập bản thảo của cậu ta rơi vào tay X. Quỳnh mà. Nghe đâu có truyện cậu ta học các tứ của Hemingway hoặc ai đó. Không hiểu cái Tướng về hưu thì học ở đâu?
– Có một cậu làm điện ảnh, Việt kiều ở Tây Âu về, gặp Lê Lựu và xin phép làm phim Thời xa vắng. Lựu đưa cậu về vùng quê để lấy không khí, nghe đâu định đi vài ngày mà kéo đến gần một tuần.
– D.Th.Hương càng nổi đình đám. Người ta tìm đọc quyển Chuyện tình kể trước lúc rạng đông ghê lắm. Bây giờ tiểu thuyết Bên kia bờ ảo vọng vừa ra, nhà Phụ nữ lấy về 10.000 cuốn, trong buổi sáng hôm nay, lúc 10 giờ mình tạt qua, đã bán hết 8.000 cuốn! Quanh cuốn này, trước lúc ra, có chuyện om sòm là chàng B. B. Thi, trợ thủ đắc lực của tổng Thi, cùng với thái tử N.Đ.Chính đến chất vấn Nguyễn Sinh: tại sao các anh lại in cái truyện nói xấu bố tôi? Bà Trường nghe nói cũng kiện nhà Phụ nữ in truyện nói xấu bà ấy. Còn nữ tác giả (những ngày này đang dự festival phim ở Liên Xô đấy) cũng đã từng kiện – nghĩa là vò đầu và mắng – Nguyễn Sinh vì đã cắt bỏ những chi tiết nào đó, theo mấy cô biên tập viên khả ái thì đó là những “khúc mức” nó cho thấy cái điểm tận cùng của tính cách. Mình vừa đọc ít trang, thấy chưa hẳn đã hay, nhưng dẫu không đọc thì cũng phải thừa nhận đây là một loại ăn khách. Giải thích là chuyện khác, mà cũng chẳng khó hiểu gì. Có khi còn thấy buồn vì D.Th. Hương như thế hóa ra cũng không khác gì mấy sovới kịch của D.H.Giang hay L.Q.Vũ (giọng dạy đời ngày một nặng mùi; gu tiểu thị dân mùi mẫn ngày một rõ).Tất nhiên có khác, mà phải cố gắng thấy cái khác ấy. Nhưng các ông nhà văn thì càng ngày càng ít thiện cảm với cái lối văn “bờ mi”, “bờ vai”,những câu chữ “Sài Gòn” thị dân, những tên truyện đặc cải lương, và cả cái tính khí chao chát, mẹ Đốp của nữ tác giả. Nhưng đằng sau D.Th.Hương có lẽ có cả một lực lượng cơ đấy. Có thể chính là lực lượng trẻ đang muốn lật nhào mấy vị tiền chiến và “cận tiền chiến” như tổng Thi chẳng hạn.
– Chưa rõ cục diện Hội sẽ ra sao. Một lực lượng đang tập trung lại quanh tờ tạp chí “Tác phẩm văn học” – Nó sắp ra, báo Nhân dânđã quảng cáo giúp rồi đấy. Trên chỗ ông Độ định đại hội thật sớm,khoảng mùa xuân 1988, nhưng “lực lượng cũ” muốn lùi càng lâu càng hay.
– Nguyễn Minh Châu vừa ra tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu ở Tác Phẩm Mới.
– Riêng mình, bù vào cái nhịn viết khoe chuyến đi vừa rồi, mình viết một bài về phê bình, đã in số thứ bảy 11/7/1987 ở báo Quân đội nhân dân (bên chỗ Nhàn có báo này không?). Tưởng lọt thỏm, hóa ra đang có ít nhiều dư luận. Ông Hà Xuân Trường và Phan Cự Đệ khó chịu, nhiều người hoan nghênh. Nhưng ý trong bài chỉ là một mặt của vấn đề phê bình hiện nay thôi (vấn đề cấp trên làm chủ phê bình một thời gian qua), còn các mặt khác nữa, như Sử nói: sáng tác nào phê bình ấy, sáng tác đơn giản thời Con trâu, Vùng mỏ, Cái sân gạch thì phê bình tinh tế làm gì, sắc sảo làm gì! Mà cũng không có thứ phê bình ấy kia! Mình lỡ dài kế hoạch viết bài cho Tuyển Chu Văn, – có thể đến mùa thu, chứ trong cái nắng 37-390 này sống đượclà may rồi, viết thì mấy trang ý kiến ngắn thôi, không thể viết dài!
Mình đã nói trong thư trước, nếu Nhàn tìm giúp được cборник “Пршлое будущему” của Лихaчeв [= tập sách“Quá khứ vì tương lai” của D. Likhachev] cho mình thì hay quá. Còn số sách gửi chỗ Nhàn, mình cũng cần, – khi Yến về, Nhàn cố cho vào hàng chậm gửi về giúp mình với.
– Báo “Văn nghệ” dự định triển khai số kỷ niệm Cách mạng Tháng 10. Mình đề nghị đặt M. Tкачeв, Hикулин và Зимонина [M.Tkachev, N. Nikulin, Zimonina] [3] những bài viết riêng cho“Văn nghệ” xoay quanh các đề tài như: Văn học Việt Nam được giới thiệu thế nào ở Liên Xô;
– Kỷ niệm những chuyến đi Việt Nam tiếp xúc với nhà văn và văn học Việt Nam; – Kỷ niệm riêng về việc dịch các tác phẩm Việt Nam; – Tin về Ban Văn học Việt Nam của Hội Nhà Văn Liên Xô, v.v. Chắc sẽ có thư của anh Ngọc hoặc chị Thiếu Mai, nhưng Nhàn có thể liên hệ đặt bài giúp, vì khó nhất là có bài, chứ còn đăng, thì bài của khách, của bạn là đăng dễ thôi, không ở “Văn nghệ” thì ở “Tác phẩm văn học” hoặc các báo khác.
Khiếp, thử làm thuê cho “Văn nghệ” chưa được một tháng mà mình thấy bận ghê. Làm báo khổ thật, có lẽ lâu dài mình không dám làm báo đâu.
Anh Ng.Khải dạo này ở Hà Nội, làm trực ở Hội.Mình có lúc hỏi sao không nói khích để Nhàn về. Anh ấy bảo sang thấy Nhàn cô độc lắm, thương thật, nên không nỡ đùa thế.
Về công việc chính trị của anh ấy, có người khen là mềm dẻo mà cương quyết, có người bảo ông ấy dĩ hòa vi quý bỏ mẹ. Chỉ biết là anh ấy không mạnh tay lắm đâu. Nhưng cặp Khải+Ngọc giờ đây gần nhau hằng ngày, lấy 4 Lý Nam Đế làm “sào huyệt”, không biết rồi có vì bốc mà lại vấp gì nữa không.Báo chí đang sôi động. Ông Nguyễn Văn Linh cương quyết đứng về báo chí phanh phui các vụ việc “tiêu cực”, nhưng không rõ sẽ đi đến đâu, vì ngay từ trên cao cũng khác nhau lắm. Ví dụ quanh vụ hộ chiếu đỏ đi buôn, mãi mới xuống tay được. Vụ Thanh Hóa cũng đành hòa hoãn. Lão Hòa có lẽ đi đại sứ đâu đấy. Lại xuất cảng tiêu cực thôi. Báo “Văn nghệ” đang triển khai Ý kiến chúng tôi (tức là mục публицистика [publitzistika = chính luận]), sắp tới có bài ông Nguyễn Khắc Viện, hay và quyết liệt, [4] nhưng phải đọc để góp ý thì run cả người, vì khát vọng dân chủ ở ta giống như một tình yêu thầm vụng, trái lẽ ấy mà. Ở bên ấy đọc “Văn nghệ” khách quan hơn, thấy gì yếu, hoặc nguy hiểm, Nhàn báo động về nhé, – cả ý kiến anh em ta nữa.
– Nhà Tác Phẩm Mới ta sắp sơ kết nửa đầu 87, bâygiờ công việc in ấn rất chật vật, giá giấy và công in leo thang hàng ngày. Anh em trong cơ quan thỉnh thoảng lại lao động chấm giá,nghĩa là xóa giá cũ, in giá mới sau bìa 4, – con số chồng lên nhau cưỡi lên nhau dập xóa nhau đến 2 – 3 lần. Cô Thư chắc sẽ đi học. Hồng có thể phải kiêm nhiệm morass. Thái Bá Tân thì khi gặp, Nhàn sẽ thấy, đang mê viết hơn dịch.
– Thôi, mình viết dài và dở dần. Trời nóng bức quá. Xin phép bạn.
Chúc Nhàn – Yến và cháu Nam hạnh phúc trong những ngày hè ở Moskva. Có lẽ Nhàn nên về dịp đại hội nhà văn chăng? Thử tính xem. Còn Trà, chúc hoàn thành tốt luận án, giữ sức khỏe về nước làm việc.
Thân mến
ÂN
T.B. – Sử mới cắt sửa rất đẹp cho Trà, bỏ ít thôi, đầu và cuối. Nhưng ông Ngọc vẫn tiếc. Hóa ra Trà có duyên hơn mình tưởng nhiều đấy. Chúc cho cái duyên ấy có trong дисертация [disertatsija = luận án] và trong các bài sau này, khi về nước.
Chú thích
[1] Marian Tkachev (1932-2006): phiên
dịch viên tiếng Việt của Hội Nhà Văn Liên Xô, dịch giả (Việt sang Nga)
nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam.
[2] Đấy là số 24+25+26/1987, ra ngày
20/6/1987; thời kỳ này VN bị cấm vận nên trong nước khan hiếm nhiều
nguyên vật liệu; giấy in thiếu nên báo “Văn nghệ” phải làm những số đúp,
dồn vài ba số vào một kỳ.
[3] N. I. Nikulin (1930-2006): người
Nga, tiến sĩ ngữ văn; giáo sư, nhà nghiên cứu, chuyên gia về văn học
Việt Nam; Natalya Zimonina (1935-): người Nga, phiên dịch viên tiếng
Việt, thời gian này là cán bộ Ban Đối ngoại Hội Nhà Văn Liên Xô.
[4] Bài của Nguyễn Khắc Viện nhan đề “Câu chuyện cũ mới” đăng trong mục “Ý kiến chúng tôi” trên tuần báo “Văn nghệ” s. 30 (25/7/1987).
Nhàn và Trà thân mến,
Tiếc là khi Yến đi Liên Xô, mình không kịp gửi thư. Nhưng ba bài của Nhàn và một bài của Trà nay đã đến tay anh Ngọc. Các mối liên hệ từ xa giữa hai bạn và tờ “Văn nghệ” mới, nay đã chăn nối xong. Bây giờ mình cũng chính thức làm (“làm thuê”) phụ việc cho bà Th. Mai ở mục phê bình của báo (tất nhiên vẫn nguyên canh nguyên cư ở Tác Phẩm Mới) nên có lẽ phải nói trước hết đến một vài phương diện sự vụ của một редактор [redaktor = biên tập viên] với các coтpyдники (sotrudniki = cộng tác viên].
– Bài đầu của Nhàn tuy dài nhưng dễ dùng, có lẽ sẽ đi vào số tới. Có khi còn tới tay Nhàn trước cả thư này. Hai bài sau thì – Nhàn ạ, quả có gây lưỡng lự. Vì lối viết dễ dãi và hơi ít thông tin đấy. Mình đang tính cách xử lý, ghép lại thế nào đó cho khỏi phí công bạn, nhưng cũng còn tùy ý ông Ngọc, bà Th. Mai. Nhưng đừng buồn, vì đây là cái phần dạo đầu để tìm cách làm phù hợp. Ông Ngọc hứa sẽ viết thư giới thiệu với Tкачeв [Marian Tkachev], [1] ông ấy ngạc nhiên là hai người lại chưa quen nhau kia đấy!
– Bài của Trà, khi mình và Sử đọc, thấy vừa vui vừa ít hài lòng. Ông Khải + Ngọc lại có vẻ thích. Bà Th. Mai cho là có một số ý “hở sườn” đấy. (Bọn Maoïsme ở ta còn đầy rẫy!). Mình và Sử cho rằng trong bài có nhiều ý hay, như ý về nỗi đau, về đặc thù tư tưởng nhà văn, về chất chính luận. Nhưng tham ý nên loãng ý, chưa ý nào đẩy đến trọn vẹn. Và toàn bài lại viết trong giọng giáo trình, giọng hàn lâm; đối thoại với nhà văn ở ta, thế là chưa đắc sách. Chọn cách viết cách nói cho hòa với làng báo ở ta cũng khó đấy, bạn ạ. Cái này thì phải học Nhàn thôi, – vào chuyện, đưa đẩy cứ dễ như không ấy. – Nếu các anh ấy nghe mình, mình sẽ sửa cho Trà, cắt gọn, bổ sung (bạn phải cho phép mình rộng tay, gần như toàn quyền ấy cơ!), để đăng thế nào cho có lợi nhất. Nói gì thì nói, khi đăng là phải tính chuyện chinh phục giới văn học và giới lãnh đạo văn nghệ, – chúng ta có thiết gì đăng thêm một bài chỉ là để thêm một bài được đăng? – Nếu kịp (hoặc không kịp) cứ cho ý kiến nhé, và bài khác nữa, nếu vẫn “máu” xung trận! Màphải vào cuộc thôi.
Thấy chưa, cả trang thư trên mình lên giọng hà khắc ghê chưa. Thôi nhé, để đền lại, giờ sẽ kể chuyện lung tung văn nghệ bên nhà.
– Số đúp của “Văn nghệ” có truyện Tướng về hưu được bàn cãi ghê lắm. [2] Ông Khải bảo nó cho thấy cả một thời đã qua, ông gọi đó là truyện do thần viết không phải người viết. Ông Kiên cũng rất khen, bảo là một truyện hay kinh khủng – “Hoan hô cái đèn cù” nữa thì thật kinh khủng. Nghe bảo ông Tr. Độ khi nói chuyện ở đâu đấy, có bảo truyện ấy “nó cho chúng ta một cái tát, nhưng là cái tát cần thiết”. Ông Khải đi đâu cũng nói cái sự phục của ông ta đối với cậu Thiệp này. Mà điều lạ là cậu này có mấy truyện gửi Tác Phẩm Mới và các báo, đều tồi cả – X. Quỳnh bảo thế, vì tập bản thảo của cậu ta rơi vào tay X. Quỳnh mà. Nghe đâu có truyện cậu ta học các tứ của Hemingway hoặc ai đó. Không hiểu cái Tướng về hưu thì học ở đâu?
– Có một cậu làm điện ảnh, Việt kiều ở Tây Âu về, gặp Lê Lựu và xin phép làm phim Thời xa vắng. Lựu đưa cậu về vùng quê để lấy không khí, nghe đâu định đi vài ngày mà kéo đến gần một tuần.
– D.Th.Hương càng nổi đình đám. Người ta tìm đọc quyển Chuyện tình kể trước lúc rạng đông ghê lắm. Bây giờ tiểu thuyết Bên kia bờ ảo vọng vừa ra, nhà Phụ nữ lấy về 10.000 cuốn, trong buổi sáng hôm nay, lúc 10 giờ mình tạt qua, đã bán hết 8.000 cuốn! Quanh cuốn này, trước lúc ra, có chuyện om sòm là chàng B. B. Thi, trợ thủ đắc lực của tổng Thi, cùng với thái tử N.Đ.Chính đến chất vấn Nguyễn Sinh: tại sao các anh lại in cái truyện nói xấu bố tôi? Bà Trường nghe nói cũng kiện nhà Phụ nữ in truyện nói xấu bà ấy. Còn nữ tác giả (những ngày này đang dự festival phim ở Liên Xô đấy) cũng đã từng kiện – nghĩa là vò đầu và mắng – Nguyễn Sinh vì đã cắt bỏ những chi tiết nào đó, theo mấy cô biên tập viên khả ái thì đó là những “khúc mức” nó cho thấy cái điểm tận cùng của tính cách. Mình vừa đọc ít trang, thấy chưa hẳn đã hay, nhưng dẫu không đọc thì cũng phải thừa nhận đây là một loại ăn khách. Giải thích là chuyện khác, mà cũng chẳng khó hiểu gì. Có khi còn thấy buồn vì D.Th. Hương như thế hóa ra cũng không khác gì mấy sovới kịch của D.H.Giang hay L.Q.Vũ (giọng dạy đời ngày một nặng mùi; gu tiểu thị dân mùi mẫn ngày một rõ).Tất nhiên có khác, mà phải cố gắng thấy cái khác ấy. Nhưng các ông nhà văn thì càng ngày càng ít thiện cảm với cái lối văn “bờ mi”, “bờ vai”,những câu chữ “Sài Gòn” thị dân, những tên truyện đặc cải lương, và cả cái tính khí chao chát, mẹ Đốp của nữ tác giả. Nhưng đằng sau D.Th.Hương có lẽ có cả một lực lượng cơ đấy. Có thể chính là lực lượng trẻ đang muốn lật nhào mấy vị tiền chiến và “cận tiền chiến” như tổng Thi chẳng hạn.
– Chưa rõ cục diện Hội sẽ ra sao. Một lực lượng đang tập trung lại quanh tờ tạp chí “Tác phẩm văn học” – Nó sắp ra, báo Nhân dânđã quảng cáo giúp rồi đấy. Trên chỗ ông Độ định đại hội thật sớm,khoảng mùa xuân 1988, nhưng “lực lượng cũ” muốn lùi càng lâu càng hay.
– Nguyễn Minh Châu vừa ra tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu ở Tác Phẩm Mới.
– Riêng mình, bù vào cái nhịn viết khoe chuyến đi vừa rồi, mình viết một bài về phê bình, đã in số thứ bảy 11/7/1987 ở báo Quân đội nhân dân (bên chỗ Nhàn có báo này không?). Tưởng lọt thỏm, hóa ra đang có ít nhiều dư luận. Ông Hà Xuân Trường và Phan Cự Đệ khó chịu, nhiều người hoan nghênh. Nhưng ý trong bài chỉ là một mặt của vấn đề phê bình hiện nay thôi (vấn đề cấp trên làm chủ phê bình một thời gian qua), còn các mặt khác nữa, như Sử nói: sáng tác nào phê bình ấy, sáng tác đơn giản thời Con trâu, Vùng mỏ, Cái sân gạch thì phê bình tinh tế làm gì, sắc sảo làm gì! Mà cũng không có thứ phê bình ấy kia! Mình lỡ dài kế hoạch viết bài cho Tuyển Chu Văn, – có thể đến mùa thu, chứ trong cái nắng 37-390 này sống đượclà may rồi, viết thì mấy trang ý kiến ngắn thôi, không thể viết dài!
Mình đã nói trong thư trước, nếu Nhàn tìm giúp được cборник “Пршлое будущему” của Лихaчeв [= tập sách“Quá khứ vì tương lai” của D. Likhachev] cho mình thì hay quá. Còn số sách gửi chỗ Nhàn, mình cũng cần, – khi Yến về, Nhàn cố cho vào hàng chậm gửi về giúp mình với.
– Báo “Văn nghệ” dự định triển khai số kỷ niệm Cách mạng Tháng 10. Mình đề nghị đặt M. Tкачeв, Hикулин và Зимонина [M.Tkachev, N. Nikulin, Zimonina] [3] những bài viết riêng cho“Văn nghệ” xoay quanh các đề tài như: Văn học Việt Nam được giới thiệu thế nào ở Liên Xô;
– Kỷ niệm những chuyến đi Việt Nam tiếp xúc với nhà văn và văn học Việt Nam; – Kỷ niệm riêng về việc dịch các tác phẩm Việt Nam; – Tin về Ban Văn học Việt Nam của Hội Nhà Văn Liên Xô, v.v. Chắc sẽ có thư của anh Ngọc hoặc chị Thiếu Mai, nhưng Nhàn có thể liên hệ đặt bài giúp, vì khó nhất là có bài, chứ còn đăng, thì bài của khách, của bạn là đăng dễ thôi, không ở “Văn nghệ” thì ở “Tác phẩm văn học” hoặc các báo khác.
Khiếp, thử làm thuê cho “Văn nghệ” chưa được một tháng mà mình thấy bận ghê. Làm báo khổ thật, có lẽ lâu dài mình không dám làm báo đâu.
Anh Ng.Khải dạo này ở Hà Nội, làm trực ở Hội.Mình có lúc hỏi sao không nói khích để Nhàn về. Anh ấy bảo sang thấy Nhàn cô độc lắm, thương thật, nên không nỡ đùa thế.
Về công việc chính trị của anh ấy, có người khen là mềm dẻo mà cương quyết, có người bảo ông ấy dĩ hòa vi quý bỏ mẹ. Chỉ biết là anh ấy không mạnh tay lắm đâu. Nhưng cặp Khải+Ngọc giờ đây gần nhau hằng ngày, lấy 4 Lý Nam Đế làm “sào huyệt”, không biết rồi có vì bốc mà lại vấp gì nữa không.Báo chí đang sôi động. Ông Nguyễn Văn Linh cương quyết đứng về báo chí phanh phui các vụ việc “tiêu cực”, nhưng không rõ sẽ đi đến đâu, vì ngay từ trên cao cũng khác nhau lắm. Ví dụ quanh vụ hộ chiếu đỏ đi buôn, mãi mới xuống tay được. Vụ Thanh Hóa cũng đành hòa hoãn. Lão Hòa có lẽ đi đại sứ đâu đấy. Lại xuất cảng tiêu cực thôi. Báo “Văn nghệ” đang triển khai Ý kiến chúng tôi (tức là mục публицистика [publitzistika = chính luận]), sắp tới có bài ông Nguyễn Khắc Viện, hay và quyết liệt, [4] nhưng phải đọc để góp ý thì run cả người, vì khát vọng dân chủ ở ta giống như một tình yêu thầm vụng, trái lẽ ấy mà. Ở bên ấy đọc “Văn nghệ” khách quan hơn, thấy gì yếu, hoặc nguy hiểm, Nhàn báo động về nhé, – cả ý kiến anh em ta nữa.
– Nhà Tác Phẩm Mới ta sắp sơ kết nửa đầu 87, bâygiờ công việc in ấn rất chật vật, giá giấy và công in leo thang hàng ngày. Anh em trong cơ quan thỉnh thoảng lại lao động chấm giá,nghĩa là xóa giá cũ, in giá mới sau bìa 4, – con số chồng lên nhau cưỡi lên nhau dập xóa nhau đến 2 – 3 lần. Cô Thư chắc sẽ đi học. Hồng có thể phải kiêm nhiệm morass. Thái Bá Tân thì khi gặp, Nhàn sẽ thấy, đang mê viết hơn dịch.
– Thôi, mình viết dài và dở dần. Trời nóng bức quá. Xin phép bạn.
Chúc Nhàn – Yến và cháu Nam hạnh phúc trong những ngày hè ở Moskva. Có lẽ Nhàn nên về dịp đại hội nhà văn chăng? Thử tính xem. Còn Trà, chúc hoàn thành tốt luận án, giữ sức khỏe về nước làm việc.
Thân mến
ÂN
T.B. – Sử mới cắt sửa rất đẹp cho Trà, bỏ ít thôi, đầu và cuối. Nhưng ông Ngọc vẫn tiếc. Hóa ra Trà có duyên hơn mình tưởng nhiều đấy. Chúc cho cái duyên ấy có trong дисертация [disertatsija = luận án] và trong các bài sau này, khi về nước.
Chú thích
[1] Marian Tkachev (1932-2006): phiên
dịch viên tiếng Việt của Hội Nhà Văn Liên Xô, dịch giả (Việt sang Nga)
nhiều tác phẩm của các nhà văn Việt Nam.
[2] Đấy là số 24+25+26/1987, ra ngày
20/6/1987; thời kỳ này VN bị cấm vận nên trong nước khan hiếm nhiều
nguyên vật liệu; giấy in thiếu nên báo “Văn nghệ” phải làm những số đúp,
dồn vài ba số vào một kỳ.
[3] N. I. Nikulin (1930-2006): người
Nga, tiến sĩ ngữ văn; giáo sư, nhà nghiên cứu, chuyên gia về văn học
Việt Nam; Natalya Zimonina (1935-): người Nga, phiên dịch viên tiếng
Việt, thời gian này là cán bộ Ban Đối ngoại Hội Nhà Văn Liên Xô.
[4] Bài của Nguyễn Khắc Viện nhan đề “Câu chuyện cũ mới” đăng trong mục “Ý kiến chúng tôi” trên tuần báo “Văn nghệ” s. 30 (25/7/1987).