-
Phần 3
Tôi lớn lên trong một cô nhi viện từ khi còn nhỏ.
Trưởng viện nói với tôi rằng chỉ cần tôi ngoan ngoãn và hiểu chuyện, sẽ có người đón tôi đi.
Sau đó, quả thực đã có một cặp vợ chồng nhận nuôi tôi, năm đó tôi mười tuổi.
Tôi rất ngoan ngoãn, tôi luôn ghi nhớ lời dạy của viện trưởng, chưa bao giờ tôi khiến họ tức giận.
Tôi là đứa con gái ngoan ngoãn nhất của họ.
Nhưng có một ngày tôi quên nấu cơm, cha dượng say rượu đã kéo tôi vào căn phòng nhỏ, nói muốn tiêm cho tôi.
Tôi đau đớn, thân thể như bị xé toạc, ống quần ướt đẫm máu.
Tôi đã khóc và cầu xin ông ta hãy thả tôi ra.
"Con hứa sẽ ngoan mà. Con hứa lần sau sẽ không quên nữa đâu. Con xin bố. Con xin bố. Đừng làm thế với con nữa mà."
Mẹ nuôi tôi chỉ từ từ khép cửa lại.
Tôi không hiểu, tôi đã ngoan ngoãn như vậy rồi, cớ gì phải phạt tôi?
Khi tôi nằm viện, chú giường bên nhìn tôi thương hại, nói tôi xinh đẹp, thảo nào.
Tôi không hiểu, rõ ràng tôi đã ngoan như vậy rồi.
Chị y tá nói với tôi rằng đó không phải là một hình phạt, mà là một tội ác.
Ông ta là một kẻ tồi tệ.
Tôi nắm chặt góc áo, hốc mắt chát chúa, nhẹ giọng hỏi: “Là lỗi của em sao?”
Lý Nam Phong có một khuôn mặt khiến người ta khó quên.
Khi không cười thì lạnh lùng lãnh đạm, nhưng khi cười thì cả người toả ánh sáng dịu dàng.
Anh hơi dừng lại, xoa đầu tôi, giọng điệu bình tĩnh nhưng kiên quyết nói: "Là ông ta vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, ông ta xâm hại em, em đúng, còn ông ta sai."
"Đạo đức sẽ lên án ông ta, luật pháp sẽ trừng phạt ông ta, em có thể lên tiếng bất cứ khi nào em muốn."
Vài ngày sau, cha dượng và mẹ kế bị cảnh sát bắt đi và kết án nặng.
Luật cũng nói tôi đúng, sắc đẹp không phải là nguồn cơn của tội lỗi mà đó là bản chất con người.
8.
Năm mười hai tuổi, tôi chính thức được Lý Uyển Dao và chồng bà ta nhận nuôi.
Lý Nam Phong khi ấy chưa đủ điều kiện để nhận con nuôi, nhưng trong bảy năm qua, anh đã hỗ trợ tôi.
Anh thuê một căn hộ gần trường đại học của mình, khi đó anh cònlà một sinh viên nghèo, không có tiền, nhưng anh vẫn thuê căn hộ hai phòng ngủ một phòng khách.
“Dù em là con gái nhưng nằm dưới đất cũng không sao hết, sao anh không cho em ngủ dưới đất?”
“Em có thể ngủ sàn mà!” Tôi giơ tay.
Nghe vậy, Lý Nam Phong mỉm cười, đôi mắt trong veo tràn đầy ôn nhu, khẽ búng trán tôi một cái, "Không được."
Mỗi tháng, anh sẽ cho tôi 1000 tệ làm sinh hoạt phí.
Anh nói rằng Lý gia sẽ chu cấp cho anh sinh hoạt phí hàng tháng, để tôi không phải cảm thấy nặng nề mà cứ chi tiêu những gì tôi cần.
Sau này tôi mới biết rằng Lý Nam Phong đã nói dối tôi.
Lý gia hoàn toàn không đưa cho anh một đồng, vậy nên anh phải làm rất nhiều công việc để kiếm được những khoản ấy.
Lý Nam Phong là một đứa con riêng, anh kém Lý Uyển Dao hai mươi tuổi.
Sau khi ông Lý và bà Lý qua đời, chỉ còn lại anh và Lý Uyển Dao trong gia đình nhà họ Lý.
Lý Uyển Dao từ tận đáy lòng không thích em trai mình, vì vậy bà ta đã đợi cho đến khi Lý Nam Phong đủ mười sáu tuổi mới đón anh trở về từ cô nhi viện.
Bà ta đồng ý nhận tôi làm con nuôi chỉ vì Lý Nam Phong đã hứa rằng anh ấy sẽ không lấy dù chỉ là một xu của nhà họ Lý.
Lúc đó tôi đang học tiểu học, đồ ăn ở trường không đắt, ngày nào tiền anh đưa cũng còn thừa nhiều.
Khi anh ấy ngủ, tôi đã lén bỏ vào túi anh số tiền tôi tích cóp mỗi ngày.
Sáng hôm sau khi đến lớp, trong ngăn giữa của cặp sách, tôi tìm thấy chính số tiền mà tôi đã giấu diếm cất vào túi anh.
Tôi không muốn anh phải cực khổ, còn anh muốn cuộc sống của tôi tốt hơn.
Lý Nam Phong thường làm nhiều công việc, ngoại trừ cuối tuần, anh thường về nhà sau mười giờ đêm. Tôi tan học rất sớm, làm bài xong, thỉnh thoảng tôi sẽ nấu cơm cho anh và mang đến chỗ anh làm. Rồi tôi sẽ đọc sách trong lúc ngồi đợi anh.
Cuối ngày, tôi và anh ngồi trên xe đạp, đi trên con đường đầy sao, cùng nhau về nhà đón gió chiều bên sông.
Lúc đầu khi nghe việc tôi biết nấu ăn, anh rất ngạc nhiên, anh nói: “Em còn nhỏ như vậy mà.” Tôi vỗ ngực tự hào: “Em có thiên phú dị bẩm đấy”.
Nhưng sự thật, đây là những gì tôi học được trong căn nhà của bố mẹ nuôi tôi.
Hồi ấy tôi nấu ngày ba bữa, lúc đầu làm không khéo sẽ bị đánh, nhưng dần dần liền trở nên thành thạo.
Nhưng tôi không dám kể cho anh hay.
Lý Nam Phong trông có vẻ như mạnh mẽ nhất thiên hạ, nhưng thực ra anh sẽ âm thầm khóc thương.
9.
Sau kỳ thi cuối năm lớp sáu, nhà trường tổ chức họp phụ huynh và tất cả phụ huynh đều phải có mặt.
"Huhu, lại một cuộc họp phụ huynh nữa, lần trước tớ bị đánh đến giờ mông vẫn còn đau."
"Tớ muốn bố tới, bố tớ rất đẹp trai!"
"Tớ sẽ để mẹ tớ đến."
Ánh mắt của tất cả các bạn học đều đổ dồn vào tôi và hỏi tôi sẽ để ai đi.
Ngay sau đó, có bạn học nói rằng tôi không cha không mẹ, cả lớp đều cười.
Nhưng tôi không vì lời nói của bọn họ mà cảm thấy buồn bực, ngược lại, tôi kẽ hất cằm lên, "Nhưng mà tớ còn có một người anh trai, anh trai tớ siêu cấp đẹp trai."
Các bạn cùng lớp kêu lên và la ó đòi xem.
Sau đó, Lý Nam Phong đã tham dự cuộc họp phụ huynh của tôi, anh mặc một chiếc áo len màu đen và đội một chiếc mũ lưỡi trai.
Chàng trai trẻ tuổi, cá tính và đẹp trai.
Ngay khi anh bước vào lớp, anh ấy đã trở thành tâm điểm của hiện trường.
Đột nhiên, tôi từ bị chế giễu liền chuyển sang được ghen tị.
Tối hôm đó trên đường về nhà, Lý Nam Phong nói với tôi.
“Niệm Niệm, anh không thể cho em một gia đình bình thường, nhưng anh có thể lo cho em không thua kém bạn bè. Nếu gia đình nhà khác có con, thì sau này Niệm Niệm nhà ta cũng sẽ có, có được không?"
Ráng chiều ngày ấy kết thành một mảnh, lộng lẫy cả một vùng trời. Đôi vai non nớt của thiếu niên mười chín tuổi đã gánh vác tương lai của một cô bé như thế.
Không có một gia đình bình thường như những người bình thường cũng không sao.
Đối với tôi, điều đó thật mong manh.
Chỉ cần có Lý Nam Phong là tôi đã thấy đủ rồi.
Lý Nam Phong ở đâu thì nơi ấy sẽ là nhà.
Khi còn ở cô nhi viện, tôi có một người em tốt.
Tên em ấy là Nghiêm Tinh, bảy tuổi, em ấy bị liệt từ khi sinh ra và chỉ có thể ngồi trên xe lăn.
Nghiêm Tinh thích ăn lựu, ở sân sau căn hộ chúng tôi thuê có một cây lựu rất to, quả đỏ au. Mỗi lần đến thăm em ấy, tôi luôn hái một túi đầy và mang cho em ấy rất nhiều thức ăn.
Nghiêm Tinh vô cùng đáng yêu, khuôn mặt tròn trịa, khi ăn lựu thì má phồng lên, giống như một chú sóc nhỏ. Vì khuyết tật nên không ai muốn nhận nuôi em ấy, nhưng em ấy không quan tâm.
Mỗi khi tôi nhìn em, em đều đang mỉm cười.
Tôi hỏi em ấy cười cái gì đó, em ấy nói: "Em có vô vàn tình yêu thương, tình yêu thương của viện trưởng, tình yêu thương của thầy cô, tình yêu thương của bạn bè và tình yêu của chị Niệm Niệm, vì vậy Tinh Tinh rất hạnh phúc."
Giọng nói của Nghiêm Tinh còn non nớt, đôi mắt to lấp lánh, ngượng ngùng và dễ thương.
"Chị Niệm Niệm, em cũng yêu chị lắm."
Ở cô nhi viện tuy vất vả nhưng tất cả bọn trẻ đều hiểu chuyện, chúng cùng chơi, cùng cười, cùng khóc.
Thân thiết hơn ruột thịt.
Mặc dù tôi đã rời đi, Tinh Tinh và tôi vẫn thư từ cho nhau mỗi tuần, chúng tôi kể nhau nghe về những suy ngẫm và san sẻ niềm vui xung quanh.
Thỉnh thoảng tôi vẫn quay lại thăm em ấy, dù là ngày mưa hay ngày nắng.
Mãi đến nửa năm sau khi tôi rời đi, viện trưởng đột nhiên thông báo với tôi rằng Tinh Tinh đang ốm nặng và đề nghị tôi quay về gặp em ấy lần cuối. Lúc đó em đã rất gầy, quai hàm trơ xương, dáng người nhỏ nhắn nằm trên giường bệnh.
Tôi không thể kìm được nước mắt.
Em ấy nói muốn ngắm biển, nên tôi nhân lúc không ai để ý đã đưa em lên xe lăn, rồi cố chạy đến bờ biển gần nhất.
Có rất nhiều hải âu, và biển mênh mông, và sóng gió.
"Thật đẹp."
Nghiêm Tinh thốt lên, nhưng lại từ từ nhắm mắt và không bao giờ mở ra nữa.
Sau cùng thì, em ấy cũng thanh thản trả lại cuộc đời mình cho biển cả.
Tôi nghẹn ngào khóc, làm ướt đẫm những viên sỏi khô dưới chân.
Lý Nam Phong xuất hiện trước mặt tôi, không biết đã đứng ở phía sau tôi bao lâu, anh xoa đầu tôi nói: “Niệm Niệm, em khóc đi.”
Tôi là một cô gái luôn khóc.
Khi chịu ấm ức tôi sẽ trốn trên giường, khóc thầm.
Khi bị bắt nạt, tôi chỉ có thể hạ giọng và nghẹn ngào.
Cuối cùng lần này, tôi bật khóc thật to trong vòng tay của Lý Nam Phong.
Đó là nỗi xúc động, là niềm bất mãn, là sự oán hận trước bất công của số phận.
Tôi ôm chặt Lý Nam Phong, "Anh à, em chỉ có anh thôi."
Anh quỳ xuống ôm lấy tôi, "Anh ở đây."
Anh luôn biết điều đó.