• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Totto Chan – Cô bé bên cửa sổ (3 Viewers)

  • Chương 8

Chưa bao giờ em thấy thầy hiệu trưởng bực mình nên rất ngạc nhiên. Rõ ràng Oe cũng ngạc nhiên, cứ xem cái kiểu cậu ta chạy vội như thế thì đủ hiểu.
- Ở trong bếp ấy. – Oe nói, đôi mắt hiền lành của cậu ta mở to và cánh mũi phập phồng.
- Nào! – Tôt-tô-chan nắm tay Oe và cả hai cùng chạy tớ nhà thầy hiệu trưởng.
Nhà thầy giáp ngay phòng họp và bếp nằm sát cổng sau của khu vực nhà trường. Cái hôm Tôt-tô-chan ngã xuống hố tiêu, em đã được đưa qua bếp đến buồng tắm để rửa ráy cho sạch. Chính từ trong bếp của nhà thầy hiệu trưởng mà “thức ăn từ biển” và “thức ăn từ đất được nấu nướng để chia cho các em lúc ăn trưa.
Trong khi đi rón rén về phía bếp, hai em nghe thấy giọng nói giận dữ của thầy hiệu trưởng qua cánh cửa đóng:
- Sao cô lại nói với Ta-ka-ha-si một cách thiếu suy nghĩ rằng em ấy có đuôi nhỉ?
Ra là cô giáo chủ nhiệm đang bị khiển trách. Các em nghe thấy cô trả lời:
- Tôi cũng chỉ nói vui thôi. Tình cờ lúc ấy tôi chú ý đến nó và thấy nó ngồ ngộ.
- Nhưng cô không thấy hết tai hại của điều cô nói sao? Tôi phải làm những gì để cô hiểu rằng tôi đã chấm dứt Ta-ka-ha-si như thế nào?
Tôt-tô chan nhớ câu chuyện xảy ra ở lớp sáng hôm đó. Cô giáo chủ nhiệm đang kể cho lớp nghe về con người ta lúc đầu cũng có đuôi. Cả lớp ai cũng buồn cười. Người lớn chắc phải coi buổi nói chuyện của cô là bài học về thuyết tiến hoá. Các em rất thích thú. Và khi cô giáo nói là ai cũng còn một bộ phận vết tích đó gọi là xương cụt, thì cả lớp đều thắc mắc là bộ phận vết tích ấy của mình ở đâu, và rồi cả lớp phá lên cười. Cuối cùng cô giáo nói vui:
- Có thể ai đó ở đây hãy còn có đuôi. Em chăng, Ta-ka-ha-si?
Ta-ka-ha-si vội đứng ngay lên, lắc đầu quầy quậy, và nói một cách rất nghiêm túc:
- Thưa côm em không có ạ.
Tôt-tô-chan nhận ra đó chính là vấn đề thầy hiệu trưởng đang nói. Giọng của thày trở nên buồn hơn và giận:
- Cô có nghĩ rằng Ta-ka-ha-si có thể cảm thấy như thế nào nếu bị ai hỏi là có đuôi hay không?
Hai em không nghe thấy câu trả lời của cô giáo. Tôt-tô-chan không hiểu tại sao thầy hiệu trưởng lại bực mình về chuyện cái đuôi. Em lại thấy thích được thầy hiệu trưởng hỏi xem mình có đuôi hay không.
Đương nhiên, em không ngại gì về một câu hỏi như vậy vì người em không sao cả. Nhưng Ta-ka-ha-si đã thôi không lớn nữa và cậu ta biết điều đó. Do vậy thầy hiệu trưởng đã nghĩ ra các tiết mục thi trong ngày hội thể thao mà Ta-ka-ha-si sẽ thao diễn giỏi. Thầy cho học sinh bơi trong hồ không mặc quần áo tắm để các học sinh như Ta-ka-ha-si và Y-a-su-a-ki-chan khắc phục được tính tự ti và mặc cảm rằng mình kém hơn các bạn khác. Thầy hiệu trưởng thật không thể nào hiểu nổi có ai lại vô ý đến mức hỏi Ta-ka-ha-si xem nó có đuôi hay không, chỉ vì trông nó ngồ ngộ.
Tình cờ thầy hiệu trưởng đã đến thăm lớp học và đã đứng ở cuối lớp khi cô giáo nói câu ấy.
Tôt-tô-chan có thể nghe thấy cô giáo chủ nhiệm đang khóc:
- Tôi thật sai quá! Tôi làm thế nào để xin lỗi Ta-ka-ha-si bây giờ?
Thầy hiệu trưởng không nói gì. Tôt-tô-chan không trông thấy ông qua cửa kính, nhưng em rất muốn đứng bên thầy. Em cũng không hiểu vì sao, nhưng dù thế nào em cũng cảm thấy hơn bao giờ hết rằng thầy là người bạn của các em. Oe chắc cũng cảm thấy như thế.
Tôt-tô-chan không bao giờ quên chuyện thầy hiệu trưởng đã quở trách cô giáo chủ nhiệm trong nhà bếp, chứ không phải trong phòng hội đồng, nơi có các thầy, các cô giáo khác. Điều đó chứng tỏ ông là một nhà giáo dục theo đúng nghĩa nhất của từ ấy, mặc dù lúc ấy Tôt-tô-chan không nhận ra giọng nói của ông, nhưng từng lời của ông đã đọng mãi trong tâm trí em.
Năm thứ hai của em ở Tô-mô-e
Những chiếc lá xanh non đã mọc trên các cây ở sân trường và trong các luống hoa, các loài hoa đang tranh nhau đua nở. Hoa nghệ tây, hoa thuỷ tiên vàng, hoa păng-xê nghiêng nghiêng như muốn nói : "Chào các bạn học sinh" và các hoa tuy-líp nghển cao như muốn vươn lên, vươn lên mãi. Những nụ hoa anh đào rung rinh trong gió nhẹ như chờ đợi sẵn, hễ có lệnh là nở rộ để khoe sắc, khoe hương.
Trong cái bồn rửa chân nhỏ hình vuông làm bằng bê tông ở bên cạnh hồ bơi, những chú cá mắt lồi đen, theo sau là tất cả đám cá vàng cứ lắc lắc mình và bắt đầu bơi tung tăng.
Vì cảnh vật đều óng ả, xanh tươi, sống động nên ai cũng biết là chẳng cần phải nói: "Mùa xuân đến rồi"
Thấm thoắt đã đúng một năm kể từ cái buổi sáng đầu tiên Tôt-tô-chan đến trường Tô-mô-e Ga-lu-en với mẹ. Em ngạc nhiên khi thấy một cái cổng mọc lên và rất phấn khởi thấy những lớp học trong một đoàn tàu, đến nỗi em nhảy lên, và tin chắc chắn rằng Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si, thầy hiệu trưởng là bạn của em. Bây giờ Tôt-tô-chan và các bạn em đều vui mừng trong chỗ đứng mới của mình là học sinh lớp hai, trong khi các học sinh lớp một mới bước vào nhìn quanh, bỡ ngỡ hệt như Tôt-tô-chan và các bạn của em ngày nào.
Đó là một năm đầy sự kiện đối với Tôt-tô-chan và em đã chăm chăm trông ngóng từng buổi sáng một. Em vẫn thích các nhạc sĩ hát rong, nhưng em đã học được nhiều, rất nhiều điều thêm nữa xung quanh mình. Cô gái bé nhỏ bị đuổi vì đã gây nhiều phiền nhiễu ở trong lớp, nay đã lớn lên thành một đứa trẻ xứng đáng với trường Tô-mô-e.
Một vài bậc cha mẹ từng đã có những mối nghi ngại về cách giáo dục ở Tô-mô-e. Thậm chí đến cả bố mẹ Tôt-tô-chan cũng có lúc băn khoăn không hiểu chủ trương của trường có đúng hướng hay không. Trong số các bậc cha mẹ nghi ngại phương pháp giáo dục của ông Kô-ba-y-a-si và đánh giá nó một cách hời hợt bề ngoài, chỉ căn cứ vào những điều họ trông thấy, có một vài người đâm ra lo sợ để con học trường này, lo sợ đến mức phải tìm cách chuyển con đi nơi khác. Nhưng bản thân các em lại không muốn rời trường Tô-mô-e và khóc. Cũng may, lớp của Tôt-tô-chan không có ai chuyển đi đâu cả. Nhưng ở lớp trên có một cậu nước mắt cứ rơi lã chã, hai tay cậu ta cứ đập mãi vào lưng thầy hiệu trưởng cho hả cơn ấm ức và cái vẩy chõ đầu gối bị xước, cứ rung lên. Mắt thầy hiệu trưởng cũng đỏ hoe. Cuối cùng, cậu học sinh đã bị bố mẹ dẫn đi. Trong khi đó, cậu ta vẫn quay lại thầy hiệu trưởng và vẫy chào mãi.
Nhưng những chuyện đáng buồn như thế cũng không nhiều. Tôt-tô-chan bây giờ đã là học sinh lớp hai, và hàng ngày còn có bao nhiêu điều bất ngờ xảy ra, vui có, buồn có. Đến lúc này, cặp sách của Tôt-tô-chan đã rất quen với cái lưng của em.
Hồ thiên nga
Tôt-tô-chan được dẫn tới Hội trường Hi-bi-ga để xem vở ba-lê Hồ thiên nga . Bố độc tấu vi-ô-lông cùng với một dàn nhạc có trình độ diễn xuất rất tốt. Đây là lần đầu tiên, em được xem một vở ba-lê. Nữ chúa thiên nga đội mũ miện óng ánh rất xinh và nhảy múa rất nhẹ nhàng như một con thiên nga thật. Hay ít nhất đối với Tôt-tô-chan là như thế. Hoàng tử yêu nữ chúa thiên nga và không chú ý những người khác. Cuối cùng, cả hai nhảy múa thật uyển chuyển. Cả âm nhạc cũng để lại một ấn tượng sâu sắc cho Tôt-tô.-chan, khi về nhà rồi, em vẫn nghĩ miên man về vở múa. Hôm sau, khi em thức dậy, chưa chải đầu, em đi thẳng xuống bếp với mẹ và nói:
- Mẹ ợi, con chẳng muốn làm tình báo hay ca sĩ hát rong, hay người bán vé nữa đâu. Con sẽ là vũ nữ ballê và múa Hồ thiên nga mẹ ạ !
Đây là lần đầu tiên em được xem balê, nhưng em đã nghe thầy hiệu trưởng nói nhiều về I-sa-đô-ra Đun-can, một phụ nữ Mỹ múa rất đẹp. Cũng như ông Kô-ba-y-a-si, I-sa-đô-ra Đun-can chịu nhiều ảnh hưởng của Đan-crô-đơ. Thầy hiểu trưởng mà em rất kính phục đã quí I-sa-đo-ra Đun-ca đến thế, cho nên mặc dù chưa xem bà múa bao giờ, em vẫn cảm thấy như đã quen biết bà . Và như thế, đối với Tôt-tô-chan, múa cũng không phải là một điều gì khác thường.
Tình cờ một người bạn của ông Kô-ba-y-a-si đến dạy môn thể dục nghệ thuật ở trường Tô-mô-e lại có một phòng múa ở gần đấy. Mẹ đã bố trí để Tôt-tô-chan học múa ở phòng của ông sau giờ học. Mẹ không bao giờ bảo Tôt-tô-chan phải làm cái này, phải làm cái kia, nhưng khi em muốn làm một điều gì đó, bà thường đồng ý , không hỏi han nhiều, bà thường tiến hành sắp xếp mọi việc.
Tôt-tô-chan bắt đầu học múa và mong sao cho chóng đến ngày có thể múa được Hồ thiên nga. Nhưng thầy giáo lại có phương pháp riêng của ông. Ngoài môn thể dục nghệ thuật mà các em học ở Tô-mô-e, ông thường luyện các em đi nhẹ nhàng thong thả theo nhạc dương cầm hay kèn hát, vừa đi vừa tự nhắtc một đôi câu như : '' Hãy chiếu sáng lên đỉnh núi !'' trích từ câu kinh '' Hãy làm cho tâm hồn tôi được trong sạch . Ôi ! Hãy chiếu sáng lên đỉnh núi ! '' mà những người hành hương hay tụng niệm khi họ leo lên núi Phú Sĩ. Bỗng nhiên thầy giáo hô to :
- Đứng vào tư thế !
Và các học sinh phải đứng vào tư thế tự nghĩ ra. Thầy cũng ở tư thế riêng với tiếng hô gợi cảm '' A ! '' và đứng ở thế '' nhìn lên trời '' hay đôi khi ở tư thế '' người đau khổ '', phủ phục xuống, hai tay ôm đầu.
Tuy nhiên, hình ảnh mà Tôt-tô-chan ấp ủ trong lòng lại là hình ảnh con thiên nga đội mũ miện óng ánh, mặc bộ áo trắng gấu xếp nếp . Đó không phải là '' Hãy chiếu sáng lên đỉnh núi !'' hay '' A !''
Một hôm, Tôt-tô-chan lấy hết can đảm đi đến chỗ thầy giáo.
Mặc dù là đàn ông, tóc ông quăn và để tóc cắt ngắn ngang trán. Tôt-tô-chan duỗi hai tay ra, vẫy vẫy như đôi cánh thiên nga rồi hỏi :
- Thưa thầy, chúng em sẽ không bao giờ múa như thế này sao ?
Thầy giáo là một ngườii rất đẹp, mắt tròn, to , mũi cao.
Thầy nói :
- Ở đây , chúng ta không múa kiểu ấy.
Sau đó, Tôt-tô-chan không đến phòng múa của thầy nữa.
Thực ra, em thích nhảy múa chân không, không dùng giầy múa ba-lê và theo các tư thế em tự nghĩ ra. Nhưng, xét cho cùng, sao mà em lại thích đội cái mũ miện xinh xinh, óng ánh đến thế !
Thầy giáo nói :
- Hồ thiên nga thì hay thật, nhưng thầy muốn các em thích múa theo điệu mà các em nghĩ ra.
Mãi nhiều năm sau, Tôt-tô-chan mới biết tên ông là Ba-kư I-si-i, và không những ông là người đưa nền vũ ba-lê tự do vào Nhật Bản mà còn đặt tên cho nó là Gi-y-u-gao-ka ( Đồi tự do ) . Thêm vào đó - năm ấy ông năm mươi tuổi - ông muốn dạy Tôt-tô-chan biết hưởng niềm vui được múa tự do.
Thầy giáo nông nghiệp
- Đây là thầy giáo của các em hôm nay. Thầy sẽ chỉ bảo cho các em tất cả mọi điều.
Với những lời đó, thầy hiệu trưởng giới thiệu một thầy giáo mới, Tôt-tô-chan nhìn kĩ thầy giáo mới. Đầu tiên em thấy thầy ăn mặc không giống một thầy giáo chút nào. Ông mặc ở ngoài một cái áo lao động bằng vải bông ngắn có kẻ sọc, bên trong là cái áo lót và đáng lẽ phải thắt ca-vát, ông lại quấn một cái khăn mặt quanh cổ. Quần của thầy bằng vải bông nhuộm chàm, ống chật, chằng chịt những mụn vá. Ông đi dép đế cao su dày có hai lỗ xỏ ngón chân như của người lao động, đầu đội mũ cũ.
Tất cả các học sinh đều tập trung ở hồ cạnh đền Ku-hon-bút-su. Khi nhìn thấy thầy giáo, Tốt-tô-chan nghĩ như đã gặp ông trước rồi. Em tự hỏi "Ở đâu nhỉ ?". Khuôn mặt hiền hậu của ông rám nắng và có nhiều nếp nhăn. Thậm chí cả cái điếu nho nhỏ treo lủng lẳng ở cái dải buộc xung quanh hông như cái dây lưng, trông cũng quen quen. Bỗng nhiên em nhớ ra.
Em hỏi, sung sướng:
- Có phải thầy là bác nông dân làm ruộng gần suối không ạ ?
- Đúng rồi, - "Thầy" vừa trả lời, vừa cười, mồm đầy răng, mặt nhăn nheo cả lại, - khi nào đi chơi đền Ku-hon-bút-su các cháu đều đi qua chỗ bác. Đấy là ruộng của bác, cái thửa ruộng đầy hoa mù tạt ấy mà !
-Hay quá! Hôm nay bác lại là thầy giáo của chúng cháu, tất cả học sinh reo lên, phấn khởi.
- Không, không! Bác vừa nói, vừa xua tay trước mặt. - Bác đâu phải là thầy giáo ! Bác chỉ là nông dân. Thầy hiệu trưởng của các cháu bảo bác đến đây, có thế thôi.
Từ nãy đến giờ vẫn đứng bên cạnh bác, thầy hiệu trưởng lúc này mới nói:
- Đúng, đúng rồi. Bác là thầy giáo nông nghiệp của các em. Bác đã đồng ý dạy các em cách làm ruộng. Cũng giống như mời ông thợ làm bánh mì dạy các em cách làm bánh mì ấy mà! - Và rồi quay sang bác nông dân, thầy nói: - Bây giờ đề nghị bác dạy cho các cháu... Ta bắt đầu thôi.
Ở một trường tiểu học bình thường, ai dạy học cũng phải có một số tiêu chuẩn và trình độ giảng dạy. Nhưng ông Kô-ba-y-a-si không quan tâm đến những điều như thế. Ông nghĩ điều quan trọng là các em được quan sát những việc làm cụ thể.
Thầy giáo nông nghiệp nói:
- Nào chúng ta bắt đầu.
Chỗ các em tập trung ở gần hồ Ku-hon-bút-su, là một nơi đặc biệt yên tĩnh - một nơi rất thú vị, có những cây bóng mát bao quanh. Thầy hiệu trưởng đã cho chuyển một phần toa xe đến đây để chứa đựng các dụng cụ nông nghiệp của các em như xẻng, cuốc... Nửa toa xe trông thật hiền lành, sắp xếp rất khéo và nằm ngay giữa khoảng đất các em sẽ tăng gia.
Thầy giáo nông nghiệp bảo các em lấy xẻng cuốc ra và bắt đầu làm cỏ. Thầy nói với các em về cỏ dại, chúng mọc khoẻ như thế nào, một vài giống lại còn mọc nhanh hơn cây trồng, che hết cả ánh nắng; cỏ dại là chỗ ẩn náu rất tốt cho các loài sâu có hại, cỏ dại hút hết màu mỡ của đất. Thầy giáo dạy các em từng vấn đề một, hết vấn đề này đến vấn đề khác. Và trong khi nói, tay thầy thoăn thoắt nhổ lên từng nắm cỏ dại. Các em cũng làm theo như thế. Rồi thầy dạy các em đánh luống, vãi phân và tất cả mọi việc cần làm để cho đồng ruộng được tốt. Miệng nói, tay làm, thầy giảng giải thật cặn kẽ.
Một con rắn con ngóc đầu lên, suýt nữa đớp vào tay Ta-chan, một học sinh lớn, nhưng thầy giáo nông nghiệp đã cho cậu ta yên tâm:
- Rắn ở đây không độc, nếu ta không làm gì chúng thì chúng cũng không cắn ta.
Ngoài việc dạy bảo các em công việc trồng cấy, thầy giáo nông nghiệp còn kể cho các em nhiều điều lý thú về sâu bọ, chim, bướm, về thời tiết và tất cả mọi thứ. Đôi bàn tay đầy chai, khoẻ mạnh của ông hình như khẳng định rằng mọi điều ông kể cho các em là do ông tự học hỏi qua kinh nghiệm.
Các học sinh đổ mồ hôi lã chã khi trồng trọt xong thửa ruộng với sự giúp đỡ của thầy giáo. Trừ một vài luống chưa thật đều, thật phẳng phiu, thửa ruộng trông thật đẹp dù nhìn từ phía nào.
Từ hôm đó trở đi, các em đều rất quý bác nông dân, bất cứ khi nào trông thấy bác, dù ở xa, các em cũng reo lên: "Thầy giáo nông nghiệp của chúng ta." Và lần nào còn thừa một ít phân bón bác cũng mang sang bón cho cả ruộng của các em, nhờ vậy cây trồng mọc rất tốt. Hàng ngày các em chia nhau đi thăm đồng và báo cáo tình hình để thầy hiệu trưởng cùng cả lớp được biết. Dần dần các em hiểu được những điều kì lạ và niềm vui sướng được trông thấy những hạt giống tự tay các em trồng đã mọc mầm. Mỗi khi hai hay ba em gặp gỡ nhau, là y như rằng lại nói chuyện về thửa ruộng.
Ở trên thế giới, những sự việc ghê gớm đã bắt đầu xảy ra. Nhưng, trong khi các em nói chuyện với nhau về mảnh ruộng xinh xinh của mình, các em vẫn được ôm ấp trong vòng tay của hoà bình !
Bếp dã chiến
Một hôm, sau khi tan học, Tôt-tô-chan ra khỏi cổng trường rồi không nói với ai, thậm chí không chào tạm biệt ai, em đi vội tới nhà ga Gi-yu-gao-ka, vừa đi vừa lẩm bẩm:
- Hẻm núi sấm, bếp dã chiến... Hẻm núi sấm, bếp dã chiến...
Đó là một nhóm từ khó đối với một em gái nhỏ, nhưng cũng không khó bằng tên của người đàn ông trong vở Ra-ku-gô hài hước, tên dài đến nỗi ông ta chết đuối ở giếng trước khi những người đến cứu biết được ông ta là ai. Tốt-tô-chan phải tập trung rất căng để nhớ nhóm từ đó. Và nếu ai đứng gần bỗng nhiên nói cái tên dài nổi tiếng bắt đầu bằng "Giu-ge-mu Giu-ge-mu", chắc hẳn lập tức em quên nhóm từ đó ngay. Thậm chí nếu em nói: "Nào ta bắt đầu !" khi em nhảy qua một vũng nước, chỉ thế cũng đủ để em lẫn lộn lung tung, do đó em đành phải nhẩm đi nhẩm lại. Cũng may, không ai nói chuyện với em trên tàu và em cũng gắng không phát hiện điều gì thú vị, do đó em đến ga của mình mà không phải hỏi: "Cái gì nhỉ?". Nhưng khi em ra khỏi ga, một người quen biết làm việc tại đấy bỗng hỏi: "Thế nào, đã về rồi đấy à ?", em định trả lời nhưng sợ bị nhầm lẫn, em vội dừng ngay lại và chỉ giơ tay vẫy vẫy ông ta rồi chạy luôn về nhà.
Khi em về đến cửa trước, em nói với mẹ thật to:
- Hẻm núi sấm, bếp dã chiến.
Đầu tiên, mẹ ngỡ là tiếng hô của võ sĩ giu-đô hoặc tiếng hô tập trung của bốn mươi bảy Rô-nin. Nhưng rồi, mọi việc đã dần dần được sáng tỏ. Gần nhà ga Tô-đô-rô-ki, cách Gi-yu-gao-ka ba bến, có một thắng cảnh nổi tiếng tên là Tô-đô-rô-ki Kây-kô-ku, hẻm núi Thần Sấm. Đấy là một trong những nơi nổi tiếng nhất của Tô-ky-ô cổ. Thắng cảnh có một thác nước, một con suối và một cánh rừng đẹp. Còn về "bếp dã chiến" thì chắc là học sinh sẽ nấu ăn ở đó. Mẹ cứ ngạc nhiên, vì sao dạy trẻ em câu gì mà khó thế. Nhưng thực ra trẻ em học dễ vô cùng, một khi các em thích thú.
Rất mừng là cuối cùng đã được thoát khỏi cái nhóm từ khó nhớ đó, Tôt-tô-chan dần dần kể cho mẹ tất cả các chi tiết có liên quan đến chúng. Theo kế hoạch, các em phải tập trung tại trường vào sáng thứ sáu tới. Các em phải mang theo một bát to, một bát ăn cơm, đũa và một chén gạo. Thầy hiệu trưởng nói là khi nấu xong sẽ được hai bát cơm đầy, em nhớ bổ sung chi tiết ấy. Các em cũng sẽ nấu xúp thịt lợn, vì thế cũng cần có thịt lợn, rau. Và nếu muốn, các em có thể mang thêm một chút gì để ăn quà chiều.
Mấy ngày sau Tôt-tô-chan cứ bám sát mẹ ở trong bếp chăm chú quan sát cách mẹ dùng dao, bắc nồi, xới cơm như thế nào. Quan sát mẹ làm việc trong bếp rất thú vị, nhưng điều Tôt-tô-chan thích nhất là cách mẹ thường nói:
- Úi chà, nóng quá !
Rồi vội vàng để ngón tay cái và tay trỏ vào thuỳ tai mỗi khi bà cầm cái gì đó nóng, như cái vung chẳng hạn. Mẹ giải thích:
- Là vì thuỳ tai rất lạnh.
Động tác đó gây cho Tôt-tô-chan ấn tượng là người lớn thạo nấu nướng. Em tự nhủ: "Khi nào làm bếp dã chiến ở Hẻm núi Thần Sấm, mình cũng sẽ làm như vậy !"
Cuối cùng, ngày thứ sáu đã đến. Khi các em tới Hẻm núi Thần Sấm sau lúc xuống tàu, thầy hiệu trưởng theo dõi các em tập trung trong rừng. Các khuôn mặt xinh tươi thân thương của các em ánh lên trong ánh nắng rọi qua những thân cây cao. Lưng đeo ba lô căng phồng, các em chờ nghe thầy hiệu trưởng nói trong khi ở phía bên kia, thác nước đổ xuống ầm ầm, tạo thành một nhịp điệu rất hay.
Thầy hiệu trưởng bảo:
- Bây giờ, trước hết, các em hãy chia nhau thành nhóm, dựng bếp bằng những hòn gạch các thầy giáo đã mang theo. Sau đó, một vài em có thể vo gạo dưới suối để nấu cơm. Cuối cùng, chúng ta sẽ làm món xúp thịt. Nào, bây giờ chúng ta bắt đầu nhé !
Thế là các em "oẳn, tù, tì" để chia nhóm. Vì chỉ có chừng năm mươi em, các em chia thành 6 nhóm rất nhanh. Các em đào hố, xung quanh xếp gạch. Sau đó, các em bắc ngang các que sắt để đặt các nồi xúp, nồi cơm lên. Trong khi một số nhóm làm việc này, thì một số khác đi nhặt củi trong rừng và một số khác nữa đi vo gạo ở suối. Các em tự phân công nhau. Tôt-tô-chan xung phong thái rau và phụ trách món xúp thịt. Một học sinh nam học hơn Tôt-tô-chan hai lớp cũng được phân công thái rau, nhưng cậu ta làm trông thật vất vả, mũi bóng lên vì mồ hôi, Tôt-tô-chan bắt chước mẹ, cắt rất khéo cà chua, khoai tây, hành, cải cúc, vv... mà các em đã mua, thành những miếng vừa miệng. Em cũng tự nguyện đảm nhận cả món nộm. Em thái cà và dưa chuột thật mỏng rồi bóp muối. Thấy các bạn khác lớn tuổi hơn nhưng lóng ngóng hơn, em cũng góp ý cách làm. Em thật sự cảm thấy mình cứ như đã thành một người mẹ vậy! Ai ăn món nộm cũng khen ngon. Em chỉ khiêm tốn nói:
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom