• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế (1 Viewer)

  • Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế - Chương 02

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HỌC TẬP HIỆU QUẢ


HỌC NHANH HAY HỌC CHẬM


CÙNG MỘT BỘ NÃO, CHỈ KHÁC NHAU Ở CÁCH HỌC


Sau khi nghe kể về những câu chuyện thành công, nhiều học sinh phản ứng lại rằng họ không bao giờ đủ thông minh hoặc tài năng để có thể thành công như vậy. Trước hết, bạn cần phải hiểu rằng việc thiếu năng lực bẩm sinh không phải là lí do khiến một người nào đó không thể trở thành “siêu sao”. Ngược lại, cũng không phải vì thông minh thiên phú mà các “siêu sao” luôn đạt thành tích xuất sắc. Thật ra, chính phương pháp học hiệu quả mới là bí quyết của các “siêu sao” đó.


Bạn và các học sinh trên khắp thế giới về cơ bản đều có một bộ não và hệ thần kinh giống nhau, chứa đựng những khả năng phi thường, tiềm ẩn. (Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về vấn đề này ở Chương 5: Bạn Sở Hữu Bộ Não Của Một Thiên Tài). Vậy tại sao, trong khi một số học sinh có thể học và trả lời các câu hỏi hóc búa một cách nhẹ nhàng, thì những học sinh khác đọc đi đọc lại một trang sách bốn lần mà vẫn không hiểu hoặc không nhớ nổi những gì mình vừa đọc? Lí do là học sinh tiếp thu nhanh đó bằng cách này hay cách khá, với những phương pháp thích hợp, đã tận dụng được nhiều hơn khả năng phi thường của bộ não, trong khi các học sinh khác lại không làm được điều này. Họ đã tìm ra được bí quyết “học cách học hiệu quả”.


Rõ ràng, thành công có bí quyết riêng của nó. Bằng việc tìm hiểu và làm theo các phương pháp mà các “siêu sao” áp dụng, bất kì ai, kể cả bạn cũng đạt được những thành tích như họ.Bạn cũng có thể ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng để giải quyết các vấn đề phức tạp.


NẾU NGƯỜI KHÁC THÀNH CÔNG, TÔI CŨNG SẼ THÀNH CÔNG. VẤN ĐỀ CHỈ LÀ PHƯƠNG PHÁP.


PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU MANG LẠI HIỆU QUẢ KHÁC NHAU.


Xin phép được hỏi bạn một câu. Khi nào bạn bắt đầu ôn bài cho kì thi cuối kì hoặc cuối năm? Thêm một câu hỏi nữa. Bạn ôn bằng cách nào? Hãy kể chi tiết từng bước trong cách ôn thi của bạn.


Câu hỏi trên đã được đặt ra cho hàng ngàn học sinh và bạn biết không? Thật thú vị là có hàng ngàn câu trả lời khác nhau. Đó chính là lí do tại sao mỗi học sinh khác nhau đạt kết quả khác nhau. Rõ ràng, khác nhau về phương pháp tạo ra sự khác nhau trong kết quả.


Có đến 90% học sinh sinh viên trả lời rằng họ bắt đầu học thật sự vào khoảng từ một đến ba tháng trước khi thi. Và thường trong quá trình học, họ chỉ thực hiện từ một đến năm bước sau đây tùy mỗi người.


Ví dụ: Một học sinh học với chỉ...


1. Hai bước: học xem qua sách và các ghi chú (bước 1), rồi đi thi (bước 2). Những học sinh này luôn nằm trong ranh giới giữa đậu và trượt. Hoặc là thi trượt hoặc là họ đậu ở ngưỡng thấp nhất.


2. Ba bước: Họ xem qua sách và các ghi chú (bước 1), cố gắng nhớ bài (bước 2) rồi đi thi (bước 3). Những học sinh này thường đạt kết quả trung bình.


3. Bốn bước: Họ xem qua sách và các ghi chú (bước 1), cố gắng nhớ bài (bước 2), làm bài tập thực hành (bước 3) rồi đi thi (bước 4). Những học sinh này thường đạt kết quả khá hoặc thỉnh thoảng giỏi.


Vậy làm thế nào để đảm bảo một kết quả xuất sắc? Trên thực tế, các “siêu sao” thực hiện tổng công chín bước học để luôn giành được kết quả cao nhất trong mỗi kì thi. Thêm vào đó, học bắt đầu học thật sự từ ngày đầu tiên khai giảng chứ không phải đợi đến một hoặc ba tháng trước kì thi, đúng thế! Bắt đầu học từ ngày đầu tiên khai giảng.


CHÍN BƯỚC HỌC HIỆU QUẢ


Vâng, bạn có tin không, để thành công, bạn phải học từ ngày đầu tiên khai giảng khóa học, và bạn phải thông thạo chín bước của phương pháp học hiệu quả. Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu sâu từng bước.


Bước 1: Xác Định Mục Tiêu Rõ Ràng


Nhiều học sinh nghĩ rằng bước đầu tiên là phải nghe giảng, đọc sách và ghi chú. Không phải vậy, việc đầu tiên mà bạn phải làm là xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt kết quả như thế nào trong khóa học này. Ví dụ: Bạn muốn đạt bao nhiêu điểm 10?


Xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học của bạn và do đó, quyết định kết quả học tập của bạn. Nếu bạn xác định mục tiêu đạt loại xuất sắc trong môn toán, bạn có học với quyết tâm khác hẳn với khi bạn chỉ muốn đạt lại trung bình không? Dĩ nhiên là khác hẳn! Một khi bạn đã quyết tâm đạt thành tích xuất sắc, não bộ của bạn nhận thức rằng nó không thể phạm một sai lầm nhỏ nào. Việc này có khả năng khiến bạn học kĩ từng chi tiết trong môn học. Kết quả là bạn có thể đạt 10 điểm hoặc nếu không, bạn cũng sẽ đạt 9 điểm là thấp nhất.


Tuy nhiên, nếu bạn xác định mục tiêu đạt loại trung bình, não bộ của bạn biết rằng, nó được phép mất phân nửa số điểm. Việc này có khả năng khiến bạn không bận tâm học tất cả mọi chi tiết và bỏ qua những phần bạn không hiểu rõ hoặc không thích học. Cuối cùng, bạn bỏ qua phân nửa kiến thức trong môn học. Hậu quả là bạn chỉ đạt kết quả dưới trung bình, hoặc thậm chí có thể trượt.


Tệ hơn cả là bạn không xác định được mục tiên nào, bộ não của bạn sẽ tự xác định mục tiêu thảnh thơi nhất – đó chính là số điểm tối thiểu mà bạn cần có để vượt qua kì thi. Điều đó dễ dàng dẫn đến việc bạn thi trượt. Thật kinh khủng làm sao!


Bạn sẽ học thêm về vấn đền này ở chương 12: Dám Ước Mơ.


Bước 2: Lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian


Bạn sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu to lớn mà bạn đề ra nếu không biết cách lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp thời gian học hợp lí. Trong chương 15: Thời Gian Là Tiền Bạc, bạn sẽ được học cách lên kế hoạch hoàn hảo để đạt mục tiêu và phương pháp quản lí thời gian hiệu quả nhất.


Bước 3: Hành Động Kiên Định


Ai cũng có thể xác định được những mục tiêu to lớn và đề ra những kế hoạch hoàn hảo. Tuy nhiên, chỉ có những học sinh thật sự hành động kiên định từng ngày mới đạt được kết quả xuất sắc. Đó chính là khả năng kiên trì đọc sách, ghi chú và ôn bài mỗi ngày.


Hầu hết các học sinh thường cảm thấy lười biếng hoặc muốn trì hoãn việc học. Thật đáng tiếc nếu bạn là một trong những học sinh này. Nếu bạn cứ tiếp tục như vậy, kỳ thi sẽ đến trước khi bạn kịp nhân ra là đã quá muộn.


Bạn sẽ được học cách làm thế nào để có thể luôn hành động kiên định và hiệu quả trong Chương 13: Động Lực Mạnh Mẽ - Vượt Qua Sự Lười Biếng, Chương 14: Công Thức Để Đạt Điểm Tuyệt Đối và Chương 16: Tạo Quyết Tâm Mạnh Mẽ Tức Thì.


Bốn bước tiếp theo là những bước áo dụng các phương pháp Học Siêu Đẳng mà bạn sẽ được tìm hiểu kĩ hơn trong Phần 2.


Bước 4: Phương pháp đọc để nắm bắt thông tin


Phương pháp học siêu đẳng đầu tiên là bạn phải biết đọc sách và tài liệu một cách hiệu quả. Xin lưu ý rằng: không phải từ nào trong sách cũng quan trọng và cũng chứa đựng thông tin mà bạn thật sự cần học. Bạn phải biết lọc ra những từ cung cấp thông tin chính (còn gọi là từ khóa). Bạn sẽ được học phương pháp này ở Chương 6: Phương Pháp Đọc Để Nắm Bắt Thông Tin.


Bước 5: Sơ Đồ Tư Duy (Mind Mapping)


Sau khi nắm bắt thông tin từ các từ khóa, bạn phải biết cách ghi chú bằng Sơ Đồ Tư Duy. Sơ đồ này sẽ giúp bạn sắp xếp lại thông tin nhanh chóng và tận dụng sức mạnh phi thường của não bộ mà bạn chứa từng được khám phá. Chương 7: Sơ Đồ Tư Duy (Mind Mapping): Công Cụ Ghi Chú Tối Ưu sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.


Bước 6: Trí Nhớ Siêu Đẳng


Phương pháp học siêu đẳng tiếp theo là sử dụng kỹ năng Trí Nhớ Siêu Đẳng để tiếp thu thông tin dễ dàng. Hiện nay, nhiều hệ thống giáo dục đang chuyển dần sang việc học chú trọng vào tư duy và phân tích hơn là đơn thuần học thuộc lòng. Tuy nhiên, cũng xin nhấn mạnh rằng bạn chỉ có thể phân tích vấn đề tốt khi bạn tiếp thu và nhớ được những thông tin cốt lõi. Bạn sẽ được học các kỹ thuật ghi nhớ ở Chương 8, 9 và 10.


Bước 7: Nghệ thuật ứng dụng lí thuyết và thực hành


Nếu bạn thuộc nằm lòng các bài học nhưng lại không biết cách áp dụng kiến thức để trả lời câu hỏi trong kì thi, bạn cũng không thể nào đạt điểm 10. ở chương 11, chúng ta sẽ cùng khám phá các phương pháp áp dụng kiến thức được học, cũng như những kỹ năng phân tích và giải quyết câu hỏi.


Bước 8: Tăng tốc cho kì thi


Bước tiếp theo của phương pháp Học Siêu Đẳng là biết cách chuẩn bị cho kì thi. Bạn nên bắt đầu tăng tốc học vào khoảng hai tháng trước kì thi. Bước này sẽ được khám phá ở Chương 17: Tăng Tốc Về Đích.


Bước 9: Đi Thi


Đi thi là bước cuối cùng nhưng quan trọng nhất. Xin nhấn mạnh rằng: thi cũng là một “Trò chơi đặc biệt”. Trong Chương 18: Chiến Thắng Và Vinh Quang, bạn sẽ được tìm hiểu về những bí quyết để đảm bảo thắng lợi trong trò chơi này và đạt được vinh quang sau tất cả nhũng nỗ lực.


NHỮNG GÌ ĐANG HẠN CHẾ BẠN VÀ BẠN THẬT SỰ MONG MUỐN ĐIỀU GÌ?


Trước khi đọc chương kế tiếp, bạn phải hình dung rõ ràng những gì bạn muốn đạt được sau khi đọc xong quyển sách này. Một khi bạn đã có khái niệm cụ thể về những điều đó, bạn sẽ chú tâm đọc sách với mục đích nhất định. Điều này khiến tâm trí bạn luôn kiếm lời giải đáp cho những thắc mắc của bạn trong lúc đọc sách để đạt được mục đích mà bạn đề ra.


Đầu tiên, để khám phá những gì bạn muốn là bạn phải tìm ra những gì bạn đang hạn chế khả năng của bạn. Tại sao bạn cứ mãi quanh quẩn với “Trứng và ngỗng”? Tại sao bạn cố gắng nhiều mà vẫn chỉ là một học sinh trung bình? Tại sao bạn không thể đạt nhiều điểm 10 hơn nữa? Cho dù bạn đang ở bất kì thứ hạng nào từ kém nhất cho đến giỏi nhất lớp, nhất trường, chắc chắn là sẽ luôn có thói quen xấu, hoặc những phương pháp học thiếu hiệu quả mà bạn mong muốn thay đổi để có thể đạt thành tích cao hơn.


Và bây giờ, trước khi đọc tiếp, bạn hãy liệt kê tất cả những lí do mà bạn nghĩ là cản trở bạn đi đến thành công.


MỘT KHÁM PHÁ THÚ VỊ


Nhiều học sinh biện hộ rằng có rất nhiều khó khăn khiến học gặp thất bại trong việc học.


Và họ nghĩ những học sinh giỏi không bao giờ gặp phải những vấn đề như thế. Một kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết tất cả học sinh, sinh viên ở càc nước trên thế giới đều có chung mười sáu vấn đề khó khăn phổ biến sau đấy. Bạn không phải là người duy nhất.


16 VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP CỦA TẤT CẢ HỌC SINH TRÊN THẾ GIỚI:


Trí nhớ kém.
Thích trì hoãn công việc.
Lười biếng.
Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, Internet.
Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng.
Dễ dàng bị xao nhãng.
Khả năng tập trung ngắn hạn.
Mơ màng trong lớp.
Sợ thi cử.
Hay phạm lỗi do bất cẩn.
Chịu áp lực từ gia đình.
Có quá nhiều thứ để học và có ít thời gian.
Không có động lực học.
Dễ dàng bỏ cuộc.
Thầy cô dạy không lôi cuốn.
Không có hứng thú đối với môn học.


Đừng lo vì bạn còn quá nhiều vấn đề khó khăn trong việc học, tôi đã từng có nhiều vấn đề hơn bất kì một học sinh nào khác. Điều quan trọng là bây giờ bạn đã hiểu rõ những vấn đề khó khăn đó, bạn sẽ biết phải làm gì để khắc phục chúng. Sau khi đọc xong quyển sách này, bạn hãy liệt kê những kỹ năng hoặc năng lực mà bạn cần có để khắc phục những khó khăn bạn viết ra lúc nãy.


Khi bạn đọc sách này và tìm hiểu các phương pháp học được hướng dẫn, bạn hãy:


Một lần nữa xin được nhấn mạnh rằng: Trước khi đọc xong chương cuối cùng, bạn sẽ sở hữu tất cả những kỹ năng và năng lực cần thiết để thành công, không những trong học tập mà còn cả trong cuộc sống, và bạn sẽ mãi mãi được giải phóng khỏi những hạn chế mà bạn tự ghán cho mình hoặc bị người khác gán cho bạn. Tuy nhiên, trước khi chúng ta bắt đầu hành trình khám phá đầy thú vị, bạn phải tự hỏi mình rằng.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom