Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 88
Ngô Dụng nói:
- Hiện nay trong thành tất là binh nguy tướng ít, nên mới sai người ra đi cầu cứu. Vậy ta giả làm hai đội quân mã đến ứng cứu, rồi đánh nhau lộn bậy ở ngoài, để cho hắn mở cửa thành ra tiếp ứng, Bấy giờ thừa thế đánh tràn vào đí, thì thế nào cũng bắt được Cao Liêm.
Tống Giang nghe cả mừng, liền sai Đới Tung về Lương Sơn Bạc lấy hai toán quân mã, chia làm hai đường để đến đánh Cao Đường. Về phần Cao Liêm sau khi sai người đi cầu cứu viện, đêm đêm thường đốt lửa sáng rực trong thành để làm hiệu, đợi viện binh kéo đến. Cách mấy hôm trời, đám quân lính canh thành, bỗng thấy quân mã Tống Giang tự nhiêu rối loạn xôn xao, bèn vội vàng báo cho Cao Liêm biết. Cao Liêm nghe báo, lập tức đóng áo mũ lên mặt thành để xem. Bấy giờ có hai toán quân mã xung đột tung hoành, bụi mù rợp đất, đánh giết luôn tay. Làm cho bọn giặc vây thành, đều bỏ tan mà chạy cả. Cao Liêm thấy vậy, biết là viện quân đã đến, bèn điểm hết nhân mã trong thành, mở tung hết cả cửa thành, chia làm bốn mặt mà ùa ạt đánh ra. Khi ra tới ngoài thành, Cao Liêm xông xáo đánh trận Tống Giang. Tống Giang, Hoa Vinh, Tần Minh cưỡi ba con ngựa, theo lối đường nhỏ mà chạy; Cao Liêm thúc quân mã đuổi riết để bắt. Đương khi đó có pháo nổ liên thanh, Cao Liêm lấy làm nghi sợ, bèn thu quân toan chạy trở về. Bỗng đâu hai bên đường nổi tiếng thanh la ầm ĩ, rồi bên tả có Tiểu Ôn Hầu, bên hữu có Kiễn Nhân Quý, đều dẫn năm trăm nhân mã xông ra, Cao Liêm cướp đường cố chạy, quân mã bị thiệt hại tới quá nửa. Khi chạy thoát được vòng trận về cổng thành, ngẩng lên trông thành đã thấy toàn thị hiệu cờ của Lương Sơn Bạc cả. Cao Liêm kinh hoàng liếc mắt trông quanh không thấy có toán viện quân đâu nữa, chàng bất đắc dĩ phải dẫn đám quân, tìm đường lối hẻm trong núi mà chạy. Chạy được mươi dặm đường, chợt thấy có một toán quân sĩ ở trong núi kéo ra; rồi thấy Bệnh Uùy Trì ngăn cản giữa đường mà quát lên rằng:
- Chúng ta đợi đây đã lâu, muốn sống xuống ngựa đi thôi.
Cao Liêm thấy vậy, lại dẫn quân quay lại, bỗng lại thấy Mỹ Nhiêm Công dẫn một toán quân sĩ chắn ngang lấp đường, rồi hai bên cùng xông vào để đánh. Cao Liêm thấy đường đi lối lại, đều mắc nghẽn cả, bèn bỏ ngựa xuống bộ, rồi lần lên núi để trốn. Bọn kia lại xông lên núi đuổi theo. Cao Liêm vội niệm mấy câu thần chú trong miệng, rồi quát lên một tiếng "Lên", rồi cưỡi lên một đám mây đen phất phơ trên đỉnh núi.
Khi đó Công Tôn Thắng đứng bên sườn núi thấy vậy, bèn ngồi trên mình ngựa, cầm thanh kiếm làm phép, quát lên một tiếng "Mau" rồi trỏ thanh kiếm lên, thì thấy Cao Liêm ở giữa đám mây, rơi tung ngay xuống trước mặt Lôi Hoành, Lôi Hoành tiện tay chém một đao đứt làm đôi đoạn, rồi xách thủ cấp xuống núi. Tống Giang nghe nói giết được Cao Liêm, bèn thu quân kéo vào trong thành Cao Đường, trước hết hạ lệnh, không cho xâm phạm dân gian, và yết bảng cho dân được yên việc làm ăn, đoạn rồi đến nhà lao để cứu Sài Đại Quan Nhân.
Bấy giờ Tiết Cấp cùng các lính ngục đều chạy trốn mọi nơi, duy còn bốn năm mươi tên tù còn sót lại. Tống Giang lại sai tháo gông mà tha cho tất cả mọi người, mà không thấy Sài Tiến ở đấy. Tống Giang cho tìm khắp mọi nơi. Sau thấy có vợ con Sài Hoàng Thành, cùng vợ con Sài Tiến đều bị giam vào hai phòng riêng, mà Sài Tiến lại không thấy, nên trong lòng buồn bã vô cùng. Quân sư Ngô Dụng cho đòi tất cả các người làm việc ở châu Cao Đường đến để hỏi. Sau có một người Tiết Cấp tên là Lạn Nhân nói rằng:
- Bữa trước Tri Phủ Cao Liêm, bắt chúng tôi phải giam giữ rất là cẩn thận, và có dặn chúng tôi, nếu lỡ có xảy ra sự gì, thì cứ đem giết ngay Sài Tiến đi trước. Cách đây ba hôm Phủ lại thúc đem Sài Tiến ra để hành hình, chúng tôi thấy người đó ra vẻ tuấn tú khôi ngô, nên người chí khí, mới không nỡ ra tay, mà nói dối là Sài Tiến đã ốm gần chết đến nơi không cần phải giết. Sau Tri Phủ thúc giục luôn, tôi đã phải nói dối là Sài Tiến chết rồi... đoạn rồi trong mấy hôm đánh nhau bận rộn, nên Tri Phủ cũng không hỏi gì đến nữa. Sau lại sợ người bới vẽ đến tai Tri Phủ, nên hôm qua tôi đem Sài Tiến ra chỗ giếng khô ở phía sau, tháo gông cho nấp xuống đó. Nay không biết có còn hay không.
Tống Giang nghe nói, vội bảo Lạn Nhan dẫn ra đi xem. Khi tới nơi, nom xuống dưới giếng, thấy tối đen mịt mù, không biết sâu nông thế nào, cho người đứng trên kêu gọi, thì thấy dưới giếng im phắc như tờ, không có ai trả lời cả. Sau thòng dây xuống để đo, mới biết giếng sâu có tới chín trựợng.
Tống Giang thấy vậy, rân rấn hai hàng nước mắt mà nói rằng:
- Nếu vậy thì Sài Đại Quan Nhân nguy mất rồi.
Ngô Dụng nói:
- Xin Chủ Tướng thư tâm, để cho người xuống đó dò xét xem sao?
Ngô Dụng vừa nói dứt lời, thì Hắc Toàn Phong Lý Quỳ chạy đến mà kêu lên rằng:
- Để tôi xuống cho.
Tống Giang nói:
- Được lắm! Chính ngươi làm hại Sài Đại Quan Nhân khi trước, nay ngươi nên xuống cứu mới phải.
Lý Quỳ cười nói rằng:
- Tôi xuống đó cũng không sợ gì, nhưng ở trên này đừng cắt dây mới được.
Ngô Dụng nói:
- Sao anh láu thế? Ai đã phản anh mà sợ?
Nói đoạn sai người lấy thừng lớn, buộc hai bên cạnh nối đầu thừng rất dài, đặt một cây tre trên miệng giếng, rồi quăng dây thừng lên đó. Đoạn rồi Lý Quỳ cởi trần trùng trục, tay cầm song phủ ngồi vào trong thúng, buộc hai cái chuông bên cạnh thúng, rồi người đứng trên dong dây cho Lý Quỳ xuống giếng. Khi xuống tới đáy giếng, Lý Quỳ ra lần mò sờ soạng, bất đồ vớ phải đống xương, Lý Quỳ kêu một mình lên rằng:
- Ối cha mẹ! Cái quái gì mà gớm ghê như vậy?
Chàng lại sờ quanh sờ quẩn, thấy giữa lòng giếng, đầy những bùn lầy không sao bước chân xuống được, Lý Quỳ để đôi song phủ vào thúng, rồi với đôi tay ra giếng để lần xem. Chàng lần mãi, sau thấy một người nằm cuộn tròn to cũng nước, Lý Quỳ lại kêu lên rằng:
- Sài Đại Quan Nhân...
Kêu dứt lời, thì thấy người kia trả lời, chàng liền giơ tay vào mũi để xem, thì thấy vẫn còn thoi thóp thở. Chàng thấy vậy, nói lẩm bẩm một mình:
- Lạy trời đất cứ thế này thì còn có cơ cứu sống lại đây.
Nói đoạn lại nhảy vào trong thúng lắc chuông ra hiệu cho ở trên biết. Trên kia nghe thấy chuông hiệu, vội vàng cố kéo thúng lên. Khi lên tới nơi, chỉ thấy một mình Lý Quỳ, Tống Giang lấy làm kinh ngạc mà hỏi. Lý Quỳ rõ mọi sự ở dưới giếng, cho Tống Giang nghe. Tống Giang nói:
- Nếu vậy, thì người lại phải xuống đó, đặt Sài Đại Quan Nhân vào thúng, để kéo lên trước, rồi sẽ thông thúng xuống kéo người lên sau.
Lý Quỳ nói:
- Thôi, Ca Ca không biết... Tôi đi Kế Châu đã gặp hai lần rất nguy hiểm, nay chả lẽ lại chịu lần nguy hiểm thứ ba nữa!
Tống Giang cười rằng:
- Có lẽ ta lại đùa ngươi hay sao? Ngươi cứ xuống đi mới được.
Lý Quỳ vâng lời, lại ngồi vào thúng, rồi trên này dòng dây cho xuống giếng. Lý Quỳ ẵm Sài Tiến bỏ vào trong thúng, lắc chuông ra hiệu cho kéo lên. Chúng kéo được Sài Tiến lên tới nơi, ai nấy đều mừng rỡ vô cùng, khi trông thấy Sài Tiến bị đầu trán sứt sẹo, hai bên đùi nát nhừ da thịt, hai con mắt chỉ lim dim không mở ra được, thì mọi người lại thảm thiết xót thương, sai người đi mời thầy về chữa ngay lập tức.
Bấy giờ Lý Quỳ ở dưới giếng, đợi lâu không thấy thòng thúng xuống, chàng lấy làm sốt ruột, kêu la ầm ĩ cả lên, Tống Giang nghe tiếng, bảo thòng mau dây xuống để đón Lý Quỳ. Lý Quỳ lên tới nơi phát bẳn mà rằng:
- Các ông như thế không tốt, sao không thòng dây xuống ngay là nghĩa lý gì?
Tống Giang nói:
- Vì mải trông Sài Đại Quan Nhân, nên quên khuấy đi mất... Thôi, nhà ngươi bằng lòng vậy.
Nói đoạn sai người vực Sài Tiến lên nằm trên xe, rồi đoạn vợ con Sài Tiến cùng vợ Sài Hoàng Thành, cùng các đồ gia tài xếp hơn hai mươi cỗ xe, sai Lý Quỳ, Lôi Hoành hộ tống đem về sơn trại. Đoạn rồi bắt cả nhà Cao Liêm hơn ba mươi người, đều chém đầu ra lệnh, mà thưởng cho tên Lạn Nhân, Lại truyền lấy của trong kho, cùng tài sản của nhà Cao Liêm, xếp cả lên xe, rồi đông mặt trảm quan, kéo cờ đắc thắng trở về Lương Sơn Bạc. Khi đi qua các châu quận, không hề động lấy tơ hào của dân, ai ai cũng lấy làm kính phục.
Tiều Cái cho mời Sài Tiến lên nghỉ ở chỗ Tống Công Minh trên núi, và sai làm một dinh cơ khác, cho gia quyến Sài Tiến ở. Bấy giờ sơn trại lại thêm có Sài Tiến cùng Thang Long, thì ai nấy đều vui vẻ, liền đặt tiệc ăn mừng, rất là thỏa thích.
Nói về phủ Đông Xương cùng phủ Khấu Châu, biết tin Cao Đường đã mất, cả nhà Cao Liêm bị chết hết, bèn cùng nhau thảo sớ, lập tức về triều đình. Sau các quan chức ở Cao Đường cùng chạy thốc về kinh, để tâu báo cho triều đình biết. Cao Thái Úy biết tin anh em là Cao Liêm bị giết, lấy làm căm tức trong lòng, liền hăm hở vào triều để tâu cùng Thiên Tử. Sáng hôm sau đó, khi lầu Cảnh Dương chuông động, các quan văn võ đều chỉnh tề triều phục, bước vào đan trì để chầu Thiên Tử. Được một lát, Thiên Tử ngự ngôi chính diện, có quan Điện Đầu tuyên bố rằng:
- Các quan có việc gì cần vào tâu, bằng không xin để tan chầu.
Vừa dứt tiếng, thì thấy Cao Cầu ra quỳ trước ban tâu rằng:
- Nay có bọn giặc ở Lương Sơn Bạc, thuộc phủ Tế Châu, mấy tên đầu đảng là Tiều Cái, Tống Giang, xưa nay tụ họp đại gian đại ác, chỉ chuyên nghề cướp hại lương dân, đánh phá phủ, huyện, càn dở buông dông, không biết tới đâu mà kể. Năm trước đã đánh giết quan quân ở phủ Tế Châu, đánh phá thành Giang Châu, cùng thành Vô Vị rất là tàn ác. Nay lại đánh châu Cao Đường giết hại quan dân, cướp lấy kho tàng, làm cho trăm họ phải chịu lầm than, đó à một cái vạ lớn của nhà nước hiện nay, nếu không sớm liệu trừ ngay, mai sau tất là khó trị. Vậy xin thánh thượng xét cho.
Vua nghe tâu cả kinh, bèn truyền chỉ cho Cao Thái Úy lập tức điều binh khiển tướng trừ bọn giặc Lương Sơn.
Cao Cầu lại tâu rằng:
- Đám đó tuy vậy, cũng là một bọn giặc cỏ, bất tất phải lấy đại quân cho phí tổn quốc gia. Nay tôi xin cắt một người này, có thể khu trừ ngay được.
Vua nói:
- Khanh định cắt người nào ra đó, xin cứ truyền lệnh cho đi, sau đây đánh giặc có công, ta sẽ gia phong tước thưởng.
Cao Thái Úy tâu rằng:
- Người này là con cháu một vị danh thần khai quốc. Hô Duyên Tán ở Hà Đông, tên là Hô Duyên Chước, khiến hai cậy roi đồng, sức khỏe muôn người không kịp, hiện làm Đô Thống Chế ở quận Nhữ Vinh, trong tay sẵn có quân tinh tướng giỏi, có thể đánh nổi được giặc Lương Sơn. Nay xin phong người đó làm Binh Mã Chỉ Huy Sứ, lãnh các quân mã bộ, lập tức ra đó chinh tiễu, thì thế nào cũng được thành công.
Vua nghe nói lấy làm vui mừng, bèn giao cho Viện Cơ Mật, sai Sứ thần vâng mang sắc chỉ lập tức ra đất Nhữ Nam mời Hô Duyên Chước về kinh phụng mạng. Khi Sứ thần đi đến Nhữ Nam, Hô Duyên Chước cùng các quan trong thành ra nghinh đón thánh chỉ, đem về tuyên đọc, rồi tiếp đãi Sứ thần rất là trân trọng. Đoạn rồi lập tức thu thập các đồ mũ mãng đai giáp cung tên gươm ngựa, và dẫn ba bốn mươi tên thủ hạ, gấp đường về chốn kinh sư.
Cách mấy hôm về đến kinh sư, Hô Duyên Chước đến điện Tư Phủ để chào Cao Thái Úy. Hôm đó Cao Cầu đương ngồi trên súy phủ, nghe báo Hô Duyên Chước đã về, thì trong bụng lấy làm vui mừng hớn hở, lập tức cho mời vào nói chuyện. Khi Hô Duyên Chước vào tới nơi Cao Thái Úy đem lời uyển ủy hỏi thăm, rồi đem các đồ thưởng tứ ra cho, rồi sáng sớm hôm sau mới dẫn vào chầu Thiên Tử. Thiên Tử trông thấy Hô Duyên Chước tướng mạo đường đường, ra dáng một tay dũng lược, thì trong bụng rất vui mừng hớn hở, liền ban cho một con ngựa Tích Tuyết Ô Truy, ngày đi ngàn dặm, là một giống ngựa hiếm có xưa nay. Hôm đó Hô Duyên Chước vâng lời tạ ơn vua, rồi theo Cao Thái Úy trở về súy phủ, để bàn việc khởi binh, Hô Duyên Chước nói với Cao rằng:
- Dám bẩm ân tướng, tôi xem bọn Lương Sơn Bạc, binh nhiều tướng giỏi, ngựa mạnh lương nhiều, không thể vội khinh ngay được. Vậy tôi xin tiến cử hai tướng làm Tiên Phong, để cùng đi ra đó, thì mới có thể khu trừ được giặc, chẳng hay ân tướng nghĩ sao?
Cao Thái Úy gật đầu khen phải, liền ân cần hỏi Hô Duyên Chước xem định tiến cử những ai?
Mới hay:
Một phen huyết chiến dậy trời,
Giết quân tàn bạo, cứu người oan khiên,
Xưa nay tài trí lương liên,
Mà cân họa phúc hoàng thiên cũng già.
Ấy ai gậy cuộc phong ba,
Hao binh tốn tướng dễ mà ích chi?
Con thuyền ngang dọc Liêu Nhi?
Giang san này biết nặng vì ai đây?
Lời bàn của Thánh Thán:
Sau khi mời được Công Tôn Thắng, ba người cùng về, phải rồi. Đới Tung lại bỗng đâu về trước, để làm cho Lý Quỳ có chuyện mua bánh táo chay, Lý Quỳ mua bánh táo chay, để mà nảy ra biết được Thang Long, Lý Quỳ kết thức được Thang Long, để mà sau này có chuyện chế tạo ra câu liêm đánh giặc. Ôi! Chế ra câu liêm để phá trận Liềm Hoàn Mã, trận Liêm Hoàn Mã tới đây, chính để báo thù cho Cao Liêm vậy. Vì Cao Liêm chết do tay Công Tôn Thắng, nay Công Tôn Thắng chưa tới, thì Cao Liêm chưa chết. Cao Liêm chưa chết, thì Cao Cầu cũng chưa gọi Hô Duyên Chước, Cao Cầu chẳng gọi Hô Duyên Chước, thì không có trận Liên Hoàn Mã, nếu không xảy ra trận Liền Hoàn Mã, tất không cần đến Thang Long vậy. Nay Lý Quỳ mới dự kết thức, vì kết thức, ở chỗ mua bánh táo, vì mua bánh táo, cho nên Đới Tung dự đi lòng văn luẩn quẩn đến như thế, khiến quỷ thần không thể lường ra.
Tả Công Tôn Thắng thần công đạo pháp, chỉ ít nhiều bút mực tả ra, chẳng phải dùng sức phô trương chỉ có cách hơn người một bực. Tả Công Tôn phá Cao Liêm, Cao Liêm nếu một trận mà thua, thì đâu có nổi bậc tài của Công Tôn Thắng? Mới phải dùng đến hai phen mấy ngày, lại giở nốt tài của Cao Liêm, theo đuổi lần trước cướp trại với một thế ấy để lần sau lạicp trị bất ngờ, nhân đó mà quét sạch đi, chẳng coi là thường, chẳng lấy làm trọng, càng thấy rất phải.
Lần trước cướp trại do thừa thắng, lần sau cướp trại lại nhân bại trước sau cướp trại hai lần, lấy đó phân biệt, thế thì thực ra tác giả tả lần cướp trại sau, để che lấp dấu bút vết mực trước, như trên bàn đã rõ ra. Hồi này chỉ chép lớn ra chiến công của Lâm Xung, chính vì nghĩa xóa sạch công án với thù họ Cao, chẳng phải bút mực phải tả vậy. Thái Sử Công nói rằng: Gây oán độc với người tệ hại thay! Chẳng là phải ư?
Lý Quỳ là người thô mãng, tuy hết sức tả ra, nhưng không tả nổi, hồi này cốt chép Lý Quỳ thô mãng, lật lại con người gian hoạt, khiến cho đời thấy chất phát càng thấy không ngoan, mới thực chuyện kỳ. Cổ thi nói rằng: Nước giếng đâu biết gió trời, ý non nước dưới giếng sâu, gió không động tới, thế mà hảo hán ngọn Toàn Phong (Gió Lốc) đề sa vào dưới đáy giếng khô ở đất Cao Đường, câu ngụ ngôn với ý bấy giờ có ác Cao Giang nhiễu loạn, không còn để sót chút nào?
Cuối hồi miêu tả vua cho ngựa Tích Tuyết Ô Truy chỉ ba bốn câu, mà chú trọng đến đọc thành một thiên tuyệt diệu về bài phú ngựa.
- Hiện nay trong thành tất là binh nguy tướng ít, nên mới sai người ra đi cầu cứu. Vậy ta giả làm hai đội quân mã đến ứng cứu, rồi đánh nhau lộn bậy ở ngoài, để cho hắn mở cửa thành ra tiếp ứng, Bấy giờ thừa thế đánh tràn vào đí, thì thế nào cũng bắt được Cao Liêm.
Tống Giang nghe cả mừng, liền sai Đới Tung về Lương Sơn Bạc lấy hai toán quân mã, chia làm hai đường để đến đánh Cao Đường. Về phần Cao Liêm sau khi sai người đi cầu cứu viện, đêm đêm thường đốt lửa sáng rực trong thành để làm hiệu, đợi viện binh kéo đến. Cách mấy hôm trời, đám quân lính canh thành, bỗng thấy quân mã Tống Giang tự nhiêu rối loạn xôn xao, bèn vội vàng báo cho Cao Liêm biết. Cao Liêm nghe báo, lập tức đóng áo mũ lên mặt thành để xem. Bấy giờ có hai toán quân mã xung đột tung hoành, bụi mù rợp đất, đánh giết luôn tay. Làm cho bọn giặc vây thành, đều bỏ tan mà chạy cả. Cao Liêm thấy vậy, biết là viện quân đã đến, bèn điểm hết nhân mã trong thành, mở tung hết cả cửa thành, chia làm bốn mặt mà ùa ạt đánh ra. Khi ra tới ngoài thành, Cao Liêm xông xáo đánh trận Tống Giang. Tống Giang, Hoa Vinh, Tần Minh cưỡi ba con ngựa, theo lối đường nhỏ mà chạy; Cao Liêm thúc quân mã đuổi riết để bắt. Đương khi đó có pháo nổ liên thanh, Cao Liêm lấy làm nghi sợ, bèn thu quân toan chạy trở về. Bỗng đâu hai bên đường nổi tiếng thanh la ầm ĩ, rồi bên tả có Tiểu Ôn Hầu, bên hữu có Kiễn Nhân Quý, đều dẫn năm trăm nhân mã xông ra, Cao Liêm cướp đường cố chạy, quân mã bị thiệt hại tới quá nửa. Khi chạy thoát được vòng trận về cổng thành, ngẩng lên trông thành đã thấy toàn thị hiệu cờ của Lương Sơn Bạc cả. Cao Liêm kinh hoàng liếc mắt trông quanh không thấy có toán viện quân đâu nữa, chàng bất đắc dĩ phải dẫn đám quân, tìm đường lối hẻm trong núi mà chạy. Chạy được mươi dặm đường, chợt thấy có một toán quân sĩ ở trong núi kéo ra; rồi thấy Bệnh Uùy Trì ngăn cản giữa đường mà quát lên rằng:
- Chúng ta đợi đây đã lâu, muốn sống xuống ngựa đi thôi.
Cao Liêm thấy vậy, lại dẫn quân quay lại, bỗng lại thấy Mỹ Nhiêm Công dẫn một toán quân sĩ chắn ngang lấp đường, rồi hai bên cùng xông vào để đánh. Cao Liêm thấy đường đi lối lại, đều mắc nghẽn cả, bèn bỏ ngựa xuống bộ, rồi lần lên núi để trốn. Bọn kia lại xông lên núi đuổi theo. Cao Liêm vội niệm mấy câu thần chú trong miệng, rồi quát lên một tiếng "Lên", rồi cưỡi lên một đám mây đen phất phơ trên đỉnh núi.
Khi đó Công Tôn Thắng đứng bên sườn núi thấy vậy, bèn ngồi trên mình ngựa, cầm thanh kiếm làm phép, quát lên một tiếng "Mau" rồi trỏ thanh kiếm lên, thì thấy Cao Liêm ở giữa đám mây, rơi tung ngay xuống trước mặt Lôi Hoành, Lôi Hoành tiện tay chém một đao đứt làm đôi đoạn, rồi xách thủ cấp xuống núi. Tống Giang nghe nói giết được Cao Liêm, bèn thu quân kéo vào trong thành Cao Đường, trước hết hạ lệnh, không cho xâm phạm dân gian, và yết bảng cho dân được yên việc làm ăn, đoạn rồi đến nhà lao để cứu Sài Đại Quan Nhân.
Bấy giờ Tiết Cấp cùng các lính ngục đều chạy trốn mọi nơi, duy còn bốn năm mươi tên tù còn sót lại. Tống Giang lại sai tháo gông mà tha cho tất cả mọi người, mà không thấy Sài Tiến ở đấy. Tống Giang cho tìm khắp mọi nơi. Sau thấy có vợ con Sài Hoàng Thành, cùng vợ con Sài Tiến đều bị giam vào hai phòng riêng, mà Sài Tiến lại không thấy, nên trong lòng buồn bã vô cùng. Quân sư Ngô Dụng cho đòi tất cả các người làm việc ở châu Cao Đường đến để hỏi. Sau có một người Tiết Cấp tên là Lạn Nhân nói rằng:
- Bữa trước Tri Phủ Cao Liêm, bắt chúng tôi phải giam giữ rất là cẩn thận, và có dặn chúng tôi, nếu lỡ có xảy ra sự gì, thì cứ đem giết ngay Sài Tiến đi trước. Cách đây ba hôm Phủ lại thúc đem Sài Tiến ra để hành hình, chúng tôi thấy người đó ra vẻ tuấn tú khôi ngô, nên người chí khí, mới không nỡ ra tay, mà nói dối là Sài Tiến đã ốm gần chết đến nơi không cần phải giết. Sau Tri Phủ thúc giục luôn, tôi đã phải nói dối là Sài Tiến chết rồi... đoạn rồi trong mấy hôm đánh nhau bận rộn, nên Tri Phủ cũng không hỏi gì đến nữa. Sau lại sợ người bới vẽ đến tai Tri Phủ, nên hôm qua tôi đem Sài Tiến ra chỗ giếng khô ở phía sau, tháo gông cho nấp xuống đó. Nay không biết có còn hay không.
Tống Giang nghe nói, vội bảo Lạn Nhan dẫn ra đi xem. Khi tới nơi, nom xuống dưới giếng, thấy tối đen mịt mù, không biết sâu nông thế nào, cho người đứng trên kêu gọi, thì thấy dưới giếng im phắc như tờ, không có ai trả lời cả. Sau thòng dây xuống để đo, mới biết giếng sâu có tới chín trựợng.
Tống Giang thấy vậy, rân rấn hai hàng nước mắt mà nói rằng:
- Nếu vậy thì Sài Đại Quan Nhân nguy mất rồi.
Ngô Dụng nói:
- Xin Chủ Tướng thư tâm, để cho người xuống đó dò xét xem sao?
Ngô Dụng vừa nói dứt lời, thì Hắc Toàn Phong Lý Quỳ chạy đến mà kêu lên rằng:
- Để tôi xuống cho.
Tống Giang nói:
- Được lắm! Chính ngươi làm hại Sài Đại Quan Nhân khi trước, nay ngươi nên xuống cứu mới phải.
Lý Quỳ cười nói rằng:
- Tôi xuống đó cũng không sợ gì, nhưng ở trên này đừng cắt dây mới được.
Ngô Dụng nói:
- Sao anh láu thế? Ai đã phản anh mà sợ?
Nói đoạn sai người lấy thừng lớn, buộc hai bên cạnh nối đầu thừng rất dài, đặt một cây tre trên miệng giếng, rồi quăng dây thừng lên đó. Đoạn rồi Lý Quỳ cởi trần trùng trục, tay cầm song phủ ngồi vào trong thúng, buộc hai cái chuông bên cạnh thúng, rồi người đứng trên dong dây cho Lý Quỳ xuống giếng. Khi xuống tới đáy giếng, Lý Quỳ ra lần mò sờ soạng, bất đồ vớ phải đống xương, Lý Quỳ kêu một mình lên rằng:
- Ối cha mẹ! Cái quái gì mà gớm ghê như vậy?
Chàng lại sờ quanh sờ quẩn, thấy giữa lòng giếng, đầy những bùn lầy không sao bước chân xuống được, Lý Quỳ để đôi song phủ vào thúng, rồi với đôi tay ra giếng để lần xem. Chàng lần mãi, sau thấy một người nằm cuộn tròn to cũng nước, Lý Quỳ lại kêu lên rằng:
- Sài Đại Quan Nhân...
Kêu dứt lời, thì thấy người kia trả lời, chàng liền giơ tay vào mũi để xem, thì thấy vẫn còn thoi thóp thở. Chàng thấy vậy, nói lẩm bẩm một mình:
- Lạy trời đất cứ thế này thì còn có cơ cứu sống lại đây.
Nói đoạn lại nhảy vào trong thúng lắc chuông ra hiệu cho ở trên biết. Trên kia nghe thấy chuông hiệu, vội vàng cố kéo thúng lên. Khi lên tới nơi, chỉ thấy một mình Lý Quỳ, Tống Giang lấy làm kinh ngạc mà hỏi. Lý Quỳ rõ mọi sự ở dưới giếng, cho Tống Giang nghe. Tống Giang nói:
- Nếu vậy, thì người lại phải xuống đó, đặt Sài Đại Quan Nhân vào thúng, để kéo lên trước, rồi sẽ thông thúng xuống kéo người lên sau.
Lý Quỳ nói:
- Thôi, Ca Ca không biết... Tôi đi Kế Châu đã gặp hai lần rất nguy hiểm, nay chả lẽ lại chịu lần nguy hiểm thứ ba nữa!
Tống Giang cười rằng:
- Có lẽ ta lại đùa ngươi hay sao? Ngươi cứ xuống đi mới được.
Lý Quỳ vâng lời, lại ngồi vào thúng, rồi trên này dòng dây cho xuống giếng. Lý Quỳ ẵm Sài Tiến bỏ vào trong thúng, lắc chuông ra hiệu cho kéo lên. Chúng kéo được Sài Tiến lên tới nơi, ai nấy đều mừng rỡ vô cùng, khi trông thấy Sài Tiến bị đầu trán sứt sẹo, hai bên đùi nát nhừ da thịt, hai con mắt chỉ lim dim không mở ra được, thì mọi người lại thảm thiết xót thương, sai người đi mời thầy về chữa ngay lập tức.
Bấy giờ Lý Quỳ ở dưới giếng, đợi lâu không thấy thòng thúng xuống, chàng lấy làm sốt ruột, kêu la ầm ĩ cả lên, Tống Giang nghe tiếng, bảo thòng mau dây xuống để đón Lý Quỳ. Lý Quỳ lên tới nơi phát bẳn mà rằng:
- Các ông như thế không tốt, sao không thòng dây xuống ngay là nghĩa lý gì?
Tống Giang nói:
- Vì mải trông Sài Đại Quan Nhân, nên quên khuấy đi mất... Thôi, nhà ngươi bằng lòng vậy.
Nói đoạn sai người vực Sài Tiến lên nằm trên xe, rồi đoạn vợ con Sài Tiến cùng vợ Sài Hoàng Thành, cùng các đồ gia tài xếp hơn hai mươi cỗ xe, sai Lý Quỳ, Lôi Hoành hộ tống đem về sơn trại. Đoạn rồi bắt cả nhà Cao Liêm hơn ba mươi người, đều chém đầu ra lệnh, mà thưởng cho tên Lạn Nhân, Lại truyền lấy của trong kho, cùng tài sản của nhà Cao Liêm, xếp cả lên xe, rồi đông mặt trảm quan, kéo cờ đắc thắng trở về Lương Sơn Bạc. Khi đi qua các châu quận, không hề động lấy tơ hào của dân, ai ai cũng lấy làm kính phục.
Tiều Cái cho mời Sài Tiến lên nghỉ ở chỗ Tống Công Minh trên núi, và sai làm một dinh cơ khác, cho gia quyến Sài Tiến ở. Bấy giờ sơn trại lại thêm có Sài Tiến cùng Thang Long, thì ai nấy đều vui vẻ, liền đặt tiệc ăn mừng, rất là thỏa thích.
Nói về phủ Đông Xương cùng phủ Khấu Châu, biết tin Cao Đường đã mất, cả nhà Cao Liêm bị chết hết, bèn cùng nhau thảo sớ, lập tức về triều đình. Sau các quan chức ở Cao Đường cùng chạy thốc về kinh, để tâu báo cho triều đình biết. Cao Thái Úy biết tin anh em là Cao Liêm bị giết, lấy làm căm tức trong lòng, liền hăm hở vào triều để tâu cùng Thiên Tử. Sáng hôm sau đó, khi lầu Cảnh Dương chuông động, các quan văn võ đều chỉnh tề triều phục, bước vào đan trì để chầu Thiên Tử. Được một lát, Thiên Tử ngự ngôi chính diện, có quan Điện Đầu tuyên bố rằng:
- Các quan có việc gì cần vào tâu, bằng không xin để tan chầu.
Vừa dứt tiếng, thì thấy Cao Cầu ra quỳ trước ban tâu rằng:
- Nay có bọn giặc ở Lương Sơn Bạc, thuộc phủ Tế Châu, mấy tên đầu đảng là Tiều Cái, Tống Giang, xưa nay tụ họp đại gian đại ác, chỉ chuyên nghề cướp hại lương dân, đánh phá phủ, huyện, càn dở buông dông, không biết tới đâu mà kể. Năm trước đã đánh giết quan quân ở phủ Tế Châu, đánh phá thành Giang Châu, cùng thành Vô Vị rất là tàn ác. Nay lại đánh châu Cao Đường giết hại quan dân, cướp lấy kho tàng, làm cho trăm họ phải chịu lầm than, đó à một cái vạ lớn của nhà nước hiện nay, nếu không sớm liệu trừ ngay, mai sau tất là khó trị. Vậy xin thánh thượng xét cho.
Vua nghe tâu cả kinh, bèn truyền chỉ cho Cao Thái Úy lập tức điều binh khiển tướng trừ bọn giặc Lương Sơn.
Cao Cầu lại tâu rằng:
- Đám đó tuy vậy, cũng là một bọn giặc cỏ, bất tất phải lấy đại quân cho phí tổn quốc gia. Nay tôi xin cắt một người này, có thể khu trừ ngay được.
Vua nói:
- Khanh định cắt người nào ra đó, xin cứ truyền lệnh cho đi, sau đây đánh giặc có công, ta sẽ gia phong tước thưởng.
Cao Thái Úy tâu rằng:
- Người này là con cháu một vị danh thần khai quốc. Hô Duyên Tán ở Hà Đông, tên là Hô Duyên Chước, khiến hai cậy roi đồng, sức khỏe muôn người không kịp, hiện làm Đô Thống Chế ở quận Nhữ Vinh, trong tay sẵn có quân tinh tướng giỏi, có thể đánh nổi được giặc Lương Sơn. Nay xin phong người đó làm Binh Mã Chỉ Huy Sứ, lãnh các quân mã bộ, lập tức ra đó chinh tiễu, thì thế nào cũng được thành công.
Vua nghe nói lấy làm vui mừng, bèn giao cho Viện Cơ Mật, sai Sứ thần vâng mang sắc chỉ lập tức ra đất Nhữ Nam mời Hô Duyên Chước về kinh phụng mạng. Khi Sứ thần đi đến Nhữ Nam, Hô Duyên Chước cùng các quan trong thành ra nghinh đón thánh chỉ, đem về tuyên đọc, rồi tiếp đãi Sứ thần rất là trân trọng. Đoạn rồi lập tức thu thập các đồ mũ mãng đai giáp cung tên gươm ngựa, và dẫn ba bốn mươi tên thủ hạ, gấp đường về chốn kinh sư.
Cách mấy hôm về đến kinh sư, Hô Duyên Chước đến điện Tư Phủ để chào Cao Thái Úy. Hôm đó Cao Cầu đương ngồi trên súy phủ, nghe báo Hô Duyên Chước đã về, thì trong bụng lấy làm vui mừng hớn hở, lập tức cho mời vào nói chuyện. Khi Hô Duyên Chước vào tới nơi Cao Thái Úy đem lời uyển ủy hỏi thăm, rồi đem các đồ thưởng tứ ra cho, rồi sáng sớm hôm sau mới dẫn vào chầu Thiên Tử. Thiên Tử trông thấy Hô Duyên Chước tướng mạo đường đường, ra dáng một tay dũng lược, thì trong bụng rất vui mừng hớn hở, liền ban cho một con ngựa Tích Tuyết Ô Truy, ngày đi ngàn dặm, là một giống ngựa hiếm có xưa nay. Hôm đó Hô Duyên Chước vâng lời tạ ơn vua, rồi theo Cao Thái Úy trở về súy phủ, để bàn việc khởi binh, Hô Duyên Chước nói với Cao rằng:
- Dám bẩm ân tướng, tôi xem bọn Lương Sơn Bạc, binh nhiều tướng giỏi, ngựa mạnh lương nhiều, không thể vội khinh ngay được. Vậy tôi xin tiến cử hai tướng làm Tiên Phong, để cùng đi ra đó, thì mới có thể khu trừ được giặc, chẳng hay ân tướng nghĩ sao?
Cao Thái Úy gật đầu khen phải, liền ân cần hỏi Hô Duyên Chước xem định tiến cử những ai?
Mới hay:
Một phen huyết chiến dậy trời,
Giết quân tàn bạo, cứu người oan khiên,
Xưa nay tài trí lương liên,
Mà cân họa phúc hoàng thiên cũng già.
Ấy ai gậy cuộc phong ba,
Hao binh tốn tướng dễ mà ích chi?
Con thuyền ngang dọc Liêu Nhi?
Giang san này biết nặng vì ai đây?
Lời bàn của Thánh Thán:
Sau khi mời được Công Tôn Thắng, ba người cùng về, phải rồi. Đới Tung lại bỗng đâu về trước, để làm cho Lý Quỳ có chuyện mua bánh táo chay, Lý Quỳ mua bánh táo chay, để mà nảy ra biết được Thang Long, Lý Quỳ kết thức được Thang Long, để mà sau này có chuyện chế tạo ra câu liêm đánh giặc. Ôi! Chế ra câu liêm để phá trận Liềm Hoàn Mã, trận Liêm Hoàn Mã tới đây, chính để báo thù cho Cao Liêm vậy. Vì Cao Liêm chết do tay Công Tôn Thắng, nay Công Tôn Thắng chưa tới, thì Cao Liêm chưa chết. Cao Liêm chưa chết, thì Cao Cầu cũng chưa gọi Hô Duyên Chước, Cao Cầu chẳng gọi Hô Duyên Chước, thì không có trận Liên Hoàn Mã, nếu không xảy ra trận Liền Hoàn Mã, tất không cần đến Thang Long vậy. Nay Lý Quỳ mới dự kết thức, vì kết thức, ở chỗ mua bánh táo, vì mua bánh táo, cho nên Đới Tung dự đi lòng văn luẩn quẩn đến như thế, khiến quỷ thần không thể lường ra.
Tả Công Tôn Thắng thần công đạo pháp, chỉ ít nhiều bút mực tả ra, chẳng phải dùng sức phô trương chỉ có cách hơn người một bực. Tả Công Tôn phá Cao Liêm, Cao Liêm nếu một trận mà thua, thì đâu có nổi bậc tài của Công Tôn Thắng? Mới phải dùng đến hai phen mấy ngày, lại giở nốt tài của Cao Liêm, theo đuổi lần trước cướp trại với một thế ấy để lần sau lạicp trị bất ngờ, nhân đó mà quét sạch đi, chẳng coi là thường, chẳng lấy làm trọng, càng thấy rất phải.
Lần trước cướp trại do thừa thắng, lần sau cướp trại lại nhân bại trước sau cướp trại hai lần, lấy đó phân biệt, thế thì thực ra tác giả tả lần cướp trại sau, để che lấp dấu bút vết mực trước, như trên bàn đã rõ ra. Hồi này chỉ chép lớn ra chiến công của Lâm Xung, chính vì nghĩa xóa sạch công án với thù họ Cao, chẳng phải bút mực phải tả vậy. Thái Sử Công nói rằng: Gây oán độc với người tệ hại thay! Chẳng là phải ư?
Lý Quỳ là người thô mãng, tuy hết sức tả ra, nhưng không tả nổi, hồi này cốt chép Lý Quỳ thô mãng, lật lại con người gian hoạt, khiến cho đời thấy chất phát càng thấy không ngoan, mới thực chuyện kỳ. Cổ thi nói rằng: Nước giếng đâu biết gió trời, ý non nước dưới giếng sâu, gió không động tới, thế mà hảo hán ngọn Toàn Phong (Gió Lốc) đề sa vào dưới đáy giếng khô ở đất Cao Đường, câu ngụ ngôn với ý bấy giờ có ác Cao Giang nhiễu loạn, không còn để sót chút nào?
Cuối hồi miêu tả vua cho ngựa Tích Tuyết Ô Truy chỉ ba bốn câu, mà chú trọng đến đọc thành một thiên tuyệt diệu về bài phú ngựa.
Bình luận facebook