Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 31
Hồi 21
Hùa đảng gian dâm, trước nơi cửa huyện;
Tha người hiếu nghĩa, trong chốn nhà hầm
Khi đó chúng đem Diêm Bà cùng Đường Ngưu Nhị vào đến huyện quan. Huyện nghe nói việc giết người, bèn vội vàng ra công đường để hỏi.
Chúng dẫn Diêm Bà quỳ bên hữu, Đường Ngưu Nhị quỳ bên tả, rồi quan Huyện ngồi trên hỏi rằng:
- Việc gì? Giết người thế nào? Nói ta nghe. Diêm Bà bẩm:
- Lão tôi người họ Diêm, có con gái tên là Bà Tích, dạo nọ bán cho Tống Áp Ty làm tỳ thiếp, đến hôm qua con gái tôi cùng Tống Giang uống rượu trên gác, thì có tên Đường Ngưu Nhị này đến sinh sự, rồi ra phố chửi rủa ầm ầm, cả phố sá ai cũng biết. Sáng hôm nay thấy Tống Giang ở nhà ra phố một lúc, rồi trở về mà giết chết con gái tôi, sau tôi kéo được Tống Giang đến cửa huyện, thì bị tên Đường Ngưu Nhị này lại đánh tháo cho đi mất, vậy xin kêu để quan lớn xét cho.
Tri Huyện hỏi Đường Ngưu Nhị rằng:
- Sao thằng kia dám đánh tháo cho kẻ hành hung?
Bẩm quan lớn:
- Con không biết đầu đuôi ra sao cả, nguyên tối hôm qua con có đến tìm Tống Áp Ty ở đấy, thì bị mụ này đuổi ra. Sáng hôm nay con đi bán hàng sớm, lại thấy mụ này đương lôi kéo Tống Áp Ty, nên con chạy đến để can, rồi Tống Áp Ty bỏ đi đâu mất thực là không biết chuyện giết người chi cả.
Quan Huyện quát lên rằng:
- Mày nói láo! Tống Giang là người thành thực quân tử, có khi nào lại giết càn như thế? Việc này chắc chính mày làm ra, tả hữu đâu?
Tri Huyện nói đoạn, liền gọi nha lại lên thấy khẩu cung. Bấy giờ Trương Văn Viễn nghe nói là Tống Giang giết con Diêm Bà, là nhân tình của mình, thì trong lòng tức giận, vội vàng ra lấy khẩu cung mọi người, rồi lại viết đơn giúp cho Diêm Bà để kêu. Đoạn rồi đem các người kêu biên án, và cho gọi Trưởng Phố và các nhà lân bang, đến mở cửa nhà Diêm Bà để khám nghiệm xác chết. Khi tới nơi, khám thấy người chết bị mấy nhát dao trên đầu và ở thái dương, còn con dao hành hung thì vất trên xác. Chúng biên khám đoạn rồi cho lấy áo quan mà bỏ xác chết vào, mà đem ra quàn tại tự viện, rồi đem các người ấy về trình huyện.
Quan Huyện xưa nay đối với Tống Giang rất là tử tế, có ý muốn thoát tội cho Tống Giang, liền bắt Đường Ngưu Nhị ra mà tra hỏi ba bốn lần.
Đường Ngưu Nhị nhất định cung rằng:
- Không biết đầu đuôi chuyện giết người ra sao cả.
Tri Huyện nói:
- Thằng này, nửa đêm mày đến nhà người ta mà sinh sự cãi cọ, thì tất có can thiệp đến đây.
Đường Ngưu Nhị lại kêu:
- Bấy giờ con chỉ tìm Tống Áp Ty có chút việc chứ thực không có ý gì cả.
Tri Huyện quát lên rằng:
- Nói lạ! Tả hữu đâu, đem đánh nó xem!
Quan Huyện vừa nói dứt lời, thi hai tên lính như hùm như beo đổ ra, trói Đường Ngưu Nhị đánh đến ba bốn mươi roi. Đường Ngưu Nhị tuy bị đau, nhưng vẫn cứ khăng khăng nói một mực như trước.
Khi ấy quan Huyện cũng biết rằng không phải tự Đường Ngưu Nhị, song nhất tâm định cứu cho Tống Giang được thoát, liền lấy hạng gông lớn gông Đường Ngưu Nhị lại, rồi giam vào nhà giam.
Trương Văn Viễn lên công đường bẩm với quan Huyện rằng:
- Đã đành quan xử thế, song việc này hiện còn có con dao bên cạnh người chết, là con dao của Tống Giang, vậy thế nào cũng phải bắt Tống Giang đến hỏi, mới biết đoan đích được.
Quan Huyện bị Trương Văn Viễn kêu đi kêu lại, không thể nào mà im được, bất đắc dĩ phải sai người đi bắt Tống Giang. Sau bắt không được Tống Giang, lại phải bắt mấy người lân bang đến hỏi, thì ai cũng khai Tống Giang đi đâu mất, không thấy đâu cả.
Trương Văn Viễn lại bẩm với quan Huyện rằng:
- Phạm nhân là Tống Giang đi trốn đi mất, song hiện còn bố là Tống Thái Công và em là Tống Thanh ở trong thôn trang, vậy xin đến đó bắt bố cùng em phải đến quan, rồi lặc hạn cho đi tìm phạm nhân để đem về nộp, thì hắn không còn trốn đi đâu được nữa.
Quan Huyện nghe nói, biết rằng phải lẽ, song chủ ý cốt tha cho Tống Giang, nên cứ dùi rằng đổ tội cho Đường Ngưu Nhị để sau sẽ kiếm kế mà gỡ dần ra.
Ai ngờ Trương Văn Viễn cố lòng thu xếp văn án, rồi lại xúi giục Bà Tích đến kêu nài mọi lẽ, làm cho quan Huyện không còn thể nào mà bỏ im đi được, đành phải thảo công văn, sai ba tên lính, đến Tống gia trang để bắt Tống Thái Công và Tống Thanh.
Khi ba yên lính đi đến Tống gia trang, Tống Thái Công ra đón tiếp mời vào thảo đường, rồi mấy người lính đưa công văn ra cho Tống Thái Công xem.
Tống Thái Công xem xong bảo với bọn lính rằng:
- Xin các bác hãy ngồi chơi, để tôi thưa chuyện: Nguyên lão tôi từ thuở trước vẫn chăm chỉ việc canh nông, quanh năm trông nom vườn ruộng ở đây, để kiếm kế sinh nhai, không hề có điều chi trái phép. Còn như thằng con bất hiếu là Tống Giang, thì nó vẫn ngỗ nghịch từ thuở nhỏ, không chịu theo giữ phép nhà, mà nhất định đi làm lại. Sau tôi can gián nó cũng không nghe, nên hồi mấy năm trước tôi đã đến quan để trình sự ngỗ nghịch của nó, và xin xuất tịch tên nó không nhận là người ở trong trang này nữa. Từ đó nó vẫn ở đâu ngoài Huyện, còn tôi đây cùng con là Tống Thanh vẫn làm ăn quanh quẩn chốn thôn ở gần đây, hai đằng tịnh không có điều gì can thiệp đến nữa. Tôi lại e khi nó làm gì trái phép mà liên lụy đến tôi, cho nên tôi có xin chữ quan trước phê cho để làm bằng chứng, hiện còn giữ đây ở kia, để tôi lấy ra cho các bác sao lại, đem về trình quan.
Bọn lính vốn xưa nay có lòng tử tế đãi với Tống Giang, và thấy Tống Thái Công đã có bằng cớ, không can thiệp gì đến với Tống Giang, thì cũng không tội chi mà bới vẽ thêm rầy, liền nói với Thái Công rằng:
- Vâng, nếu cụ đã có giấy má như vậy, thì xin cho chúng tôi sao lại, để đem về trình huyện cho xong.
Tống Thái Công nhất diện sai người giết gà vịt làm cơm, để thiết đãi bọn lính, nhất diện đem giấy ra cho bọn ấy sao, rồi lại đưa mười lạng bạc ra để tiễn. Xong đâu vào đấy, chúng liền từ giã Thái Công trở về huyện bẩm với quan trên mọi lẽ, và đưa bản giấy sao ra để trình.
Quan Huyện cũng không có lòng nào muốn bắt Tống Giang, nay thấy báo về vậy, thì cũng lấy làm vừa ý mà bảo chúng rằng:
- Ông lão ấy có giấy quan làm bằng đây, vả chăng Tống Giang cũng không còn có thân thuộc nào nữa, thì truy nã vào đâu được? Bây giờ chỉ có một lẽ treo thưởng một nghìn quan tiền để yết thị đi các nơi, cho người ta bắt giúp mà thôi.
Trương Văn Viễn lại xúi Diêm Bà làm bộ rũ rượi lăn khóc, mà kêu lên với Quan Huyện rằng:
- Việc ấy thực là Tống Thanh còn giấu giếm Tống Giang ở trong nhà, xin quan lớn thương đến thân già, mà cứ cho đi bắt Tống Giang đến đây cho...
Quan Huyện quát lên rằng:
- Ba bốn năm trước phụ thân nó đã lên cáo tội ở quan để truất tịch đi rồi, hiện có giấy quan phê ở đây, còn bắt thế nào nhà người ta được nữa?
Diêm Bà lại kêu rằng:
- Bẩm quan lớn, ở đây ai không biết anh ta là Hiếu Nghĩa Hắc Tam Lang, vậy giấy này chắc là giả mạo, xin tướng công xét kỹ lại cho.
- Bây nói lạ! Hiện có chữ và ấn tín của quan trước phê cho mà mày bảo giả mạo thế nào?
Diêm Bà thấy quan truyền vậy, thì rên rỉ khóc lóc mà rằng:
- Việc người là to, nếu tướng công không xét cho, thì tôi xin lên Châu Phủ tôi kêu lên, để quan trên xét. Con tôi chết oan khổ lắm!
Bấy giờ Trương Văn Viễn lại ở ngoài kêu luôn với quan Huyện rằng:
- Việc này nếu tướng công không cho người đi thì mụ này tất nó lên kêu ở thượng ty, bấy giờ lỡ ra quan trên có đòi đến, thì khó lòng mà trả lời sao được!
Quan Huyện nghe nói, không biết làm thế nào được, đành phải cho thảo công văn, sai Chu Đồng, Lôi Hoành đem lính đến Tống gia trang mà vây bắt Tống Giang. Hai Đô Đầu Lĩnh công văn đem bốn mươi tên lính đến Tống gia trang, Tống Thái Công nghe báo, vội vàng ra để nghinh tiếp.
Lũ Chu Đồng bảo với Thái Công rằng:
- Xin Thái Công tha lỗi, chúng tôi vâng lệnh quan sai đến đây để bắt Tống Giang, vậy Tống Giang ở đâu, xin Thái Công cho biết?
Tống Thái Công đáp:
- Xin nhị vị Đô Đầu xét cho: Thằng nghịch tử Tống Giang đối với tôi không có can thiệp chi cả. Hiện trước tôi đã có giấy kêu quan, quan đã phê cho làm bằng... Trong mấy năm nay nó đã lập ra sổ bộ khác, không còn ở đây với tôi, và cũng không về đến đây bao giờ.
Chu Đồng nói:
- Đã đành như vậy, song chúng tôi là kẻ công nhân cứ theo giấy bắt người, vậy không biết rằng trong trang có ai hay không? Cũng phải cho chúng tôi khám hết một lượt, rồi mới về bẩm quan được.
Nói xong liền cho binh bổ vây khắp bốn mặt gia trang; rồi tự đứng canh trước cửa, mà bảo Lôi Hoành vào khám tìm một lượt.
Lôi Hoành đi vào trong trang, tìm khắp cả đằng trước đằng sau, rồi ra bảo với Chu Đồng rằng:
- Thực ở trong trang không thấy.
Chu Đồng nói:
- Tôi chưa được vào khám, thì chưa lấy gì làm chắc, vậy bác hãy giữ ngoài cửa đây, để tôi vào khám kỹ lại lượt nữa xem sao?
Tống Thái Công nói:
- Lão tôi là một người biết pháp luật, có khi nào dám dấu ở trong trang!
Chu Đồng nói:
- Cái đó là mệnh lệnh bề trên tất chúng tôi phải làm cho tới nơi tới chốn, xin Thái Công đừng trách.
Vâng, xin ngài cứ tự tiện mà làm. Chu Đồng lại dặn Lôi Hoành rằng:
- Lôi Đô Đầu hãy giữ Thái Công ở đây, đừng để Thái Công trốn đi mới được.
Nói xong đi xộc vào trang, dựng thanh đao xuống bên vách khép cửa lại, rồi đi thẳng vào điện thờ Phật của Tống Thái Công. Tới đó Chu Đồng nhắc giường thờ để qua một bên, mở tấm cửa dưới mặt đất lên, rồi vớ lấy cái đầu thừng ở dưới cánh cửa, đập một cái thực mạnh, thì nghe có tiếng boong boong ở dưới, rồi thấy Tống Giang ở trong hầm đi ra.
Tống Giang trông thấy Chu Đồng, thì giật mình kinh sợ, Chu Đồng liền bảo Tống Giang rằng:
- Công Minh ca ca ơi! Ca ca đừng tưởng là tiểu đệ đến bắt đâu! Vì ngày trước có khi đánh chén với nhau, ca ca thường nói với tôi rằng: "Trong Phật Đường nhà ca ca có một cái hầm trên bày bàn thờ Tam Thế Phật, và có đậy cánh cửa bằng đất hễ có việc gì khẩn cấp là chui vào ở đó." Bởi vậy nên tiểu đệ mới biết được chỗ này. Hôm qua quan Huyện sai Lôi Hoành cùng tiểu đệ đến đây, cũng là sự bất đắc dĩ, phải che mắt thế gian cho xong chuyện, chứ quan Huyện thực có lòng vì nể ca ca lắm. Chỉ vì con mụ già ấy nó bị thằng Trương Văn Viễn xúi giục lên quan, nếu quan không xét, thì nó đến tận Châu Phủ để kêu, bởi thế nên phải sai chúng tôi đến đây để bắt. Lúc nãy Lôi Hoành vào đây, tôi chỉ sợ lỡ gặp ca ca mà hắn lại không biết cách để chu toàn thì nguy lắm, nhân thế tôi phải chạy vào đây, để báo cho ca ca biết. Ở đây tuy cũng được, nhưng không phải là chỗ an thân, vì sợ khi có kẻ biết được đến đây, thì bấy giờ làm sao cho tiện?
Tống Giang nói:
- Tôi đã nghĩ đến quãng đó, ai ngờ lại được hiền huynh chu toàn cho, bằng không thì Tống Giang tất bị bắt chứ không chơi.
- Thôi bây giờ huynh trưởng phải tìm chỗ khác mà lánh mình mới được. Tiểu đệ nghĩ kĩ, chỉ có ba chỗ yên thân được: - Một là nhà Tiểu Đoàn Phong Sài Tiến ở quận Hoành Hải, bên Thương Châu, hai là Tiểu Lý Quãng Hoa Vinh ở trại Thanh Phong bên Thanh Châu, và ba là nhà Khổng Thái Công ở bên núi Bạch Hổ, Khổng Thái Công có hai người con trai, người con trưởng là Mao Đầu Tinh Khổng Minh, và người thứ tên là Đạc Hỏa Tinh Khổng Lượng, thỉnh thoảng vẫn đến huyện đây chơi bời với tôi. Chỉ có ba chỗ ấy, nhưng chưa biết rằng đi chỗ nào cho tiện! Huynh trưởng nên nghĩ mau mau, liệu đi đâu thì đi, chớ để chậm trể thì khốn!...
- Còn các việc quan tư ở đây, xin nhờ huynh giúp cho. Nếu có cần gì vàng lụa đưa đón các nơi đâu, thì xin cứ cho đến đây mà lấy.
- Việc ấy huynh trưởng cứ phóng tâm tôi xin cáng đáng được. Huynh trưởng nên liệu kế mà đi đi.
Tống Giang tạ ơn Chu Đồng rồi đi vào trong hầm, Chu Đồng liền đậy cánh cửa đất lại, rồi nhắc giường thờ kê lại tử tế, mà lấy dao trở ra đi.
Khi ra tới ngoài, Chu Đồng bảo với Lôi Hoành rằng:
- Tôi tìm khắp lượt, quả nhiên không thấy đâu thực, chẳng hay ta bắt Thái Công đem đi có được không?
Lôi Hoành nghe Chu Đồng nói lấy làm ngạc nhiên mà nghĩ thầm rằng: "Mọi ngày Chu Đồng đối với Tống Giang vẫn là tử tế, sao ngày nay hắn lại toan xử như thế? Hoặc là trong bụng hắn đã đổi khác đi chăng? Nếu hắn còn nhắc đến câu ấy, thì ta phải liệu sao mà cứu giúp Thái Công mới được!" Đoạn rồi hai người thu gọi lính lại, mà cùng đi vào thảo đường.
Tống Thái Công vội vàng sai làm rượu để khoản đãi.
Chu Đồng gạt đi mà rằng:
- Thái Công đừng cho ăn uống nữa, xin mời Thái Công cùng Tứ Lang đi đến huyện một thể.
Lôi Hoành hỏi Thái Công rằng:
- Sao không thấy Tứ Lang ở nhà đây?
Thái Công nói:
- Tôi mới sai nó sang thôn gần đây, để đánh ít đồ dùng làm ruộng không có ở nhà, còn thằng Tống Giang thì ba năm trước, tôi đã kêu quan xóa sổ, không còn ở trong trang đây, hiện có giấy quan phê làm chứng kia.
Chu Đồng nói:
- Cụ nói thế không xong, chúng tôi vâng lệnh quan Huyện đến đây, bắt hai ông con nhà cụ, vậy thế nào cũng phải đến huyện mới được.
Lôi Hoành can Chu Đồng rằng:
- Chu Đô Đầu, bác nghe tôi nói: - Tống Áp Ty tuy nhiên phạm tội, nhưng ở trong tất có duyên cớ làm sao, chứ chưa chắc đã là tử tội! Huống chi Thái Công đây lại có văn thư ấn tín làm bằng, cũng không phải là giả mạo gì, vậy chúng ta nên nghĩ đến tình với Áp Ty khi trước mà che chở mới được. Nay ta cứ sao tờ giấy này, để về trình quan xem sao đã.
Chu Đồng nghe nói liền đáp rằng:
- Bác nói thế, thì tôi cũng không nỡ nào làm ác nghiệt cho đành.
Tống Thái Công bèn đứng dậy tạ ơn hai người, rồi sai người nhà dọn rượu lên thiết, và đưa hai mươi lạng bạc lên tiễn Chu Đồng và Lôi Hoành, hai người nhất định không nhận, sau giao cho bọn thổ binh mỗi người chia nhau một tí, đoạn rồi sao lấy giấy má cẩn thận mà cùng nhau từ tạ Tống Thái Công để về huyện. Khi tới huyện, hai Đô Đầu đem căn do lên trình với quan Huyện rằng:
- Chúng tôi vâng lệnh đến đó, để vây bắt gia trang tìm trước tìm sau, tịnh không thấy tung tích đâu cả. Tống Thái Công thì hiện đương bị cảm nằm đó, nghe chừng nguy cấp đến nơi, còn Tống Thanh thì nghe đâu đi từ tháng trước, tới nay chưa về, nhân vậy chúng tôi sao giấy tờ Thái Công trình quan khi trước để đem nộp.
Tri Huyện nghe nói, biết rằng Tống Giang đã trốn thoát được rồi, thì cũng không cần làm chi cho phiền nhiễu, liền nhất diện cho thảo giấy trình lên bản phủ, và nhất diện thảo công văn tự đi các nơi.
Bấy giờ các người có hàm ơn với Tống Giang khi trước, đến nói với Trương Văn Viễn để im thôi việc ấy đi. Trương Văn Viễn phần thì nể lời chúng
nói, phần thì tự mình khi trước cũng có chịu ơn của Tống Giang, còn như Bà Tích thì cũng chết đi rồi, cũng không làm sao được nữa, nhân đó cũng đành bỏ mặc mà không nói làm chi.
Chu Đồng lại kiếm ít tiền, đưa cho Diêm Bà khuyên giải, không cho lên châu phủ để kêu nài chi nữa. Còn các nơi châu phủ thì Chu Đồng đã sai người đưa tiền đến đút lót cẩn thận, không còn đâu đòi hỏi lôi thôi. Lại được quan Huyện Vận Thành hết lòng che chở, nên chỉ xuất một nghìn quan tiền thưởng mà bảo công văn tư đi truy nã các nơi, còn Đường Ngưu Nhị thì kết án là cố tha người phạm bắt hai mươi trượng đày ra ngoài năm mươi dặm, và các người liên can việc ấy đều cho về an cư lập nghiệp.
Hùa đảng gian dâm, trước nơi cửa huyện;
Tha người hiếu nghĩa, trong chốn nhà hầm
Khi đó chúng đem Diêm Bà cùng Đường Ngưu Nhị vào đến huyện quan. Huyện nghe nói việc giết người, bèn vội vàng ra công đường để hỏi.
Chúng dẫn Diêm Bà quỳ bên hữu, Đường Ngưu Nhị quỳ bên tả, rồi quan Huyện ngồi trên hỏi rằng:
- Việc gì? Giết người thế nào? Nói ta nghe. Diêm Bà bẩm:
- Lão tôi người họ Diêm, có con gái tên là Bà Tích, dạo nọ bán cho Tống Áp Ty làm tỳ thiếp, đến hôm qua con gái tôi cùng Tống Giang uống rượu trên gác, thì có tên Đường Ngưu Nhị này đến sinh sự, rồi ra phố chửi rủa ầm ầm, cả phố sá ai cũng biết. Sáng hôm nay thấy Tống Giang ở nhà ra phố một lúc, rồi trở về mà giết chết con gái tôi, sau tôi kéo được Tống Giang đến cửa huyện, thì bị tên Đường Ngưu Nhị này lại đánh tháo cho đi mất, vậy xin kêu để quan lớn xét cho.
Tri Huyện hỏi Đường Ngưu Nhị rằng:
- Sao thằng kia dám đánh tháo cho kẻ hành hung?
Bẩm quan lớn:
- Con không biết đầu đuôi ra sao cả, nguyên tối hôm qua con có đến tìm Tống Áp Ty ở đấy, thì bị mụ này đuổi ra. Sáng hôm nay con đi bán hàng sớm, lại thấy mụ này đương lôi kéo Tống Áp Ty, nên con chạy đến để can, rồi Tống Áp Ty bỏ đi đâu mất thực là không biết chuyện giết người chi cả.
Quan Huyện quát lên rằng:
- Mày nói láo! Tống Giang là người thành thực quân tử, có khi nào lại giết càn như thế? Việc này chắc chính mày làm ra, tả hữu đâu?
Tri Huyện nói đoạn, liền gọi nha lại lên thấy khẩu cung. Bấy giờ Trương Văn Viễn nghe nói là Tống Giang giết con Diêm Bà, là nhân tình của mình, thì trong lòng tức giận, vội vàng ra lấy khẩu cung mọi người, rồi lại viết đơn giúp cho Diêm Bà để kêu. Đoạn rồi đem các người kêu biên án, và cho gọi Trưởng Phố và các nhà lân bang, đến mở cửa nhà Diêm Bà để khám nghiệm xác chết. Khi tới nơi, khám thấy người chết bị mấy nhát dao trên đầu và ở thái dương, còn con dao hành hung thì vất trên xác. Chúng biên khám đoạn rồi cho lấy áo quan mà bỏ xác chết vào, mà đem ra quàn tại tự viện, rồi đem các người ấy về trình huyện.
Quan Huyện xưa nay đối với Tống Giang rất là tử tế, có ý muốn thoát tội cho Tống Giang, liền bắt Đường Ngưu Nhị ra mà tra hỏi ba bốn lần.
Đường Ngưu Nhị nhất định cung rằng:
- Không biết đầu đuôi chuyện giết người ra sao cả.
Tri Huyện nói:
- Thằng này, nửa đêm mày đến nhà người ta mà sinh sự cãi cọ, thì tất có can thiệp đến đây.
Đường Ngưu Nhị lại kêu:
- Bấy giờ con chỉ tìm Tống Áp Ty có chút việc chứ thực không có ý gì cả.
Tri Huyện quát lên rằng:
- Nói lạ! Tả hữu đâu, đem đánh nó xem!
Quan Huyện vừa nói dứt lời, thi hai tên lính như hùm như beo đổ ra, trói Đường Ngưu Nhị đánh đến ba bốn mươi roi. Đường Ngưu Nhị tuy bị đau, nhưng vẫn cứ khăng khăng nói một mực như trước.
Khi ấy quan Huyện cũng biết rằng không phải tự Đường Ngưu Nhị, song nhất tâm định cứu cho Tống Giang được thoát, liền lấy hạng gông lớn gông Đường Ngưu Nhị lại, rồi giam vào nhà giam.
Trương Văn Viễn lên công đường bẩm với quan Huyện rằng:
- Đã đành quan xử thế, song việc này hiện còn có con dao bên cạnh người chết, là con dao của Tống Giang, vậy thế nào cũng phải bắt Tống Giang đến hỏi, mới biết đoan đích được.
Quan Huyện bị Trương Văn Viễn kêu đi kêu lại, không thể nào mà im được, bất đắc dĩ phải sai người đi bắt Tống Giang. Sau bắt không được Tống Giang, lại phải bắt mấy người lân bang đến hỏi, thì ai cũng khai Tống Giang đi đâu mất, không thấy đâu cả.
Trương Văn Viễn lại bẩm với quan Huyện rằng:
- Phạm nhân là Tống Giang đi trốn đi mất, song hiện còn bố là Tống Thái Công và em là Tống Thanh ở trong thôn trang, vậy xin đến đó bắt bố cùng em phải đến quan, rồi lặc hạn cho đi tìm phạm nhân để đem về nộp, thì hắn không còn trốn đi đâu được nữa.
Quan Huyện nghe nói, biết rằng phải lẽ, song chủ ý cốt tha cho Tống Giang, nên cứ dùi rằng đổ tội cho Đường Ngưu Nhị để sau sẽ kiếm kế mà gỡ dần ra.
Ai ngờ Trương Văn Viễn cố lòng thu xếp văn án, rồi lại xúi giục Bà Tích đến kêu nài mọi lẽ, làm cho quan Huyện không còn thể nào mà bỏ im đi được, đành phải thảo công văn, sai ba tên lính, đến Tống gia trang để bắt Tống Thái Công và Tống Thanh.
Khi ba yên lính đi đến Tống gia trang, Tống Thái Công ra đón tiếp mời vào thảo đường, rồi mấy người lính đưa công văn ra cho Tống Thái Công xem.
Tống Thái Công xem xong bảo với bọn lính rằng:
- Xin các bác hãy ngồi chơi, để tôi thưa chuyện: Nguyên lão tôi từ thuở trước vẫn chăm chỉ việc canh nông, quanh năm trông nom vườn ruộng ở đây, để kiếm kế sinh nhai, không hề có điều chi trái phép. Còn như thằng con bất hiếu là Tống Giang, thì nó vẫn ngỗ nghịch từ thuở nhỏ, không chịu theo giữ phép nhà, mà nhất định đi làm lại. Sau tôi can gián nó cũng không nghe, nên hồi mấy năm trước tôi đã đến quan để trình sự ngỗ nghịch của nó, và xin xuất tịch tên nó không nhận là người ở trong trang này nữa. Từ đó nó vẫn ở đâu ngoài Huyện, còn tôi đây cùng con là Tống Thanh vẫn làm ăn quanh quẩn chốn thôn ở gần đây, hai đằng tịnh không có điều gì can thiệp đến nữa. Tôi lại e khi nó làm gì trái phép mà liên lụy đến tôi, cho nên tôi có xin chữ quan trước phê cho để làm bằng chứng, hiện còn giữ đây ở kia, để tôi lấy ra cho các bác sao lại, đem về trình quan.
Bọn lính vốn xưa nay có lòng tử tế đãi với Tống Giang, và thấy Tống Thái Công đã có bằng cớ, không can thiệp gì đến với Tống Giang, thì cũng không tội chi mà bới vẽ thêm rầy, liền nói với Thái Công rằng:
- Vâng, nếu cụ đã có giấy má như vậy, thì xin cho chúng tôi sao lại, để đem về trình huyện cho xong.
Tống Thái Công nhất diện sai người giết gà vịt làm cơm, để thiết đãi bọn lính, nhất diện đem giấy ra cho bọn ấy sao, rồi lại đưa mười lạng bạc ra để tiễn. Xong đâu vào đấy, chúng liền từ giã Thái Công trở về huyện bẩm với quan trên mọi lẽ, và đưa bản giấy sao ra để trình.
Quan Huyện cũng không có lòng nào muốn bắt Tống Giang, nay thấy báo về vậy, thì cũng lấy làm vừa ý mà bảo chúng rằng:
- Ông lão ấy có giấy quan làm bằng đây, vả chăng Tống Giang cũng không còn có thân thuộc nào nữa, thì truy nã vào đâu được? Bây giờ chỉ có một lẽ treo thưởng một nghìn quan tiền để yết thị đi các nơi, cho người ta bắt giúp mà thôi.
Trương Văn Viễn lại xúi Diêm Bà làm bộ rũ rượi lăn khóc, mà kêu lên với Quan Huyện rằng:
- Việc ấy thực là Tống Thanh còn giấu giếm Tống Giang ở trong nhà, xin quan lớn thương đến thân già, mà cứ cho đi bắt Tống Giang đến đây cho...
Quan Huyện quát lên rằng:
- Ba bốn năm trước phụ thân nó đã lên cáo tội ở quan để truất tịch đi rồi, hiện có giấy quan phê ở đây, còn bắt thế nào nhà người ta được nữa?
Diêm Bà lại kêu rằng:
- Bẩm quan lớn, ở đây ai không biết anh ta là Hiếu Nghĩa Hắc Tam Lang, vậy giấy này chắc là giả mạo, xin tướng công xét kỹ lại cho.
- Bây nói lạ! Hiện có chữ và ấn tín của quan trước phê cho mà mày bảo giả mạo thế nào?
Diêm Bà thấy quan truyền vậy, thì rên rỉ khóc lóc mà rằng:
- Việc người là to, nếu tướng công không xét cho, thì tôi xin lên Châu Phủ tôi kêu lên, để quan trên xét. Con tôi chết oan khổ lắm!
Bấy giờ Trương Văn Viễn lại ở ngoài kêu luôn với quan Huyện rằng:
- Việc này nếu tướng công không cho người đi thì mụ này tất nó lên kêu ở thượng ty, bấy giờ lỡ ra quan trên có đòi đến, thì khó lòng mà trả lời sao được!
Quan Huyện nghe nói, không biết làm thế nào được, đành phải cho thảo công văn, sai Chu Đồng, Lôi Hoành đem lính đến Tống gia trang mà vây bắt Tống Giang. Hai Đô Đầu Lĩnh công văn đem bốn mươi tên lính đến Tống gia trang, Tống Thái Công nghe báo, vội vàng ra để nghinh tiếp.
Lũ Chu Đồng bảo với Thái Công rằng:
- Xin Thái Công tha lỗi, chúng tôi vâng lệnh quan sai đến đây để bắt Tống Giang, vậy Tống Giang ở đâu, xin Thái Công cho biết?
Tống Thái Công đáp:
- Xin nhị vị Đô Đầu xét cho: Thằng nghịch tử Tống Giang đối với tôi không có can thiệp chi cả. Hiện trước tôi đã có giấy kêu quan, quan đã phê cho làm bằng... Trong mấy năm nay nó đã lập ra sổ bộ khác, không còn ở đây với tôi, và cũng không về đến đây bao giờ.
Chu Đồng nói:
- Đã đành như vậy, song chúng tôi là kẻ công nhân cứ theo giấy bắt người, vậy không biết rằng trong trang có ai hay không? Cũng phải cho chúng tôi khám hết một lượt, rồi mới về bẩm quan được.
Nói xong liền cho binh bổ vây khắp bốn mặt gia trang; rồi tự đứng canh trước cửa, mà bảo Lôi Hoành vào khám tìm một lượt.
Lôi Hoành đi vào trong trang, tìm khắp cả đằng trước đằng sau, rồi ra bảo với Chu Đồng rằng:
- Thực ở trong trang không thấy.
Chu Đồng nói:
- Tôi chưa được vào khám, thì chưa lấy gì làm chắc, vậy bác hãy giữ ngoài cửa đây, để tôi vào khám kỹ lại lượt nữa xem sao?
Tống Thái Công nói:
- Lão tôi là một người biết pháp luật, có khi nào dám dấu ở trong trang!
Chu Đồng nói:
- Cái đó là mệnh lệnh bề trên tất chúng tôi phải làm cho tới nơi tới chốn, xin Thái Công đừng trách.
Vâng, xin ngài cứ tự tiện mà làm. Chu Đồng lại dặn Lôi Hoành rằng:
- Lôi Đô Đầu hãy giữ Thái Công ở đây, đừng để Thái Công trốn đi mới được.
Nói xong đi xộc vào trang, dựng thanh đao xuống bên vách khép cửa lại, rồi đi thẳng vào điện thờ Phật của Tống Thái Công. Tới đó Chu Đồng nhắc giường thờ để qua một bên, mở tấm cửa dưới mặt đất lên, rồi vớ lấy cái đầu thừng ở dưới cánh cửa, đập một cái thực mạnh, thì nghe có tiếng boong boong ở dưới, rồi thấy Tống Giang ở trong hầm đi ra.
Tống Giang trông thấy Chu Đồng, thì giật mình kinh sợ, Chu Đồng liền bảo Tống Giang rằng:
- Công Minh ca ca ơi! Ca ca đừng tưởng là tiểu đệ đến bắt đâu! Vì ngày trước có khi đánh chén với nhau, ca ca thường nói với tôi rằng: "Trong Phật Đường nhà ca ca có một cái hầm trên bày bàn thờ Tam Thế Phật, và có đậy cánh cửa bằng đất hễ có việc gì khẩn cấp là chui vào ở đó." Bởi vậy nên tiểu đệ mới biết được chỗ này. Hôm qua quan Huyện sai Lôi Hoành cùng tiểu đệ đến đây, cũng là sự bất đắc dĩ, phải che mắt thế gian cho xong chuyện, chứ quan Huyện thực có lòng vì nể ca ca lắm. Chỉ vì con mụ già ấy nó bị thằng Trương Văn Viễn xúi giục lên quan, nếu quan không xét, thì nó đến tận Châu Phủ để kêu, bởi thế nên phải sai chúng tôi đến đây để bắt. Lúc nãy Lôi Hoành vào đây, tôi chỉ sợ lỡ gặp ca ca mà hắn lại không biết cách để chu toàn thì nguy lắm, nhân thế tôi phải chạy vào đây, để báo cho ca ca biết. Ở đây tuy cũng được, nhưng không phải là chỗ an thân, vì sợ khi có kẻ biết được đến đây, thì bấy giờ làm sao cho tiện?
Tống Giang nói:
- Tôi đã nghĩ đến quãng đó, ai ngờ lại được hiền huynh chu toàn cho, bằng không thì Tống Giang tất bị bắt chứ không chơi.
- Thôi bây giờ huynh trưởng phải tìm chỗ khác mà lánh mình mới được. Tiểu đệ nghĩ kĩ, chỉ có ba chỗ yên thân được: - Một là nhà Tiểu Đoàn Phong Sài Tiến ở quận Hoành Hải, bên Thương Châu, hai là Tiểu Lý Quãng Hoa Vinh ở trại Thanh Phong bên Thanh Châu, và ba là nhà Khổng Thái Công ở bên núi Bạch Hổ, Khổng Thái Công có hai người con trai, người con trưởng là Mao Đầu Tinh Khổng Minh, và người thứ tên là Đạc Hỏa Tinh Khổng Lượng, thỉnh thoảng vẫn đến huyện đây chơi bời với tôi. Chỉ có ba chỗ ấy, nhưng chưa biết rằng đi chỗ nào cho tiện! Huynh trưởng nên nghĩ mau mau, liệu đi đâu thì đi, chớ để chậm trể thì khốn!...
- Còn các việc quan tư ở đây, xin nhờ huynh giúp cho. Nếu có cần gì vàng lụa đưa đón các nơi đâu, thì xin cứ cho đến đây mà lấy.
- Việc ấy huynh trưởng cứ phóng tâm tôi xin cáng đáng được. Huynh trưởng nên liệu kế mà đi đi.
Tống Giang tạ ơn Chu Đồng rồi đi vào trong hầm, Chu Đồng liền đậy cánh cửa đất lại, rồi nhắc giường thờ kê lại tử tế, mà lấy dao trở ra đi.
Khi ra tới ngoài, Chu Đồng bảo với Lôi Hoành rằng:
- Tôi tìm khắp lượt, quả nhiên không thấy đâu thực, chẳng hay ta bắt Thái Công đem đi có được không?
Lôi Hoành nghe Chu Đồng nói lấy làm ngạc nhiên mà nghĩ thầm rằng: "Mọi ngày Chu Đồng đối với Tống Giang vẫn là tử tế, sao ngày nay hắn lại toan xử như thế? Hoặc là trong bụng hắn đã đổi khác đi chăng? Nếu hắn còn nhắc đến câu ấy, thì ta phải liệu sao mà cứu giúp Thái Công mới được!" Đoạn rồi hai người thu gọi lính lại, mà cùng đi vào thảo đường.
Tống Thái Công vội vàng sai làm rượu để khoản đãi.
Chu Đồng gạt đi mà rằng:
- Thái Công đừng cho ăn uống nữa, xin mời Thái Công cùng Tứ Lang đi đến huyện một thể.
Lôi Hoành hỏi Thái Công rằng:
- Sao không thấy Tứ Lang ở nhà đây?
Thái Công nói:
- Tôi mới sai nó sang thôn gần đây, để đánh ít đồ dùng làm ruộng không có ở nhà, còn thằng Tống Giang thì ba năm trước, tôi đã kêu quan xóa sổ, không còn ở trong trang đây, hiện có giấy quan phê làm chứng kia.
Chu Đồng nói:
- Cụ nói thế không xong, chúng tôi vâng lệnh quan Huyện đến đây, bắt hai ông con nhà cụ, vậy thế nào cũng phải đến huyện mới được.
Lôi Hoành can Chu Đồng rằng:
- Chu Đô Đầu, bác nghe tôi nói: - Tống Áp Ty tuy nhiên phạm tội, nhưng ở trong tất có duyên cớ làm sao, chứ chưa chắc đã là tử tội! Huống chi Thái Công đây lại có văn thư ấn tín làm bằng, cũng không phải là giả mạo gì, vậy chúng ta nên nghĩ đến tình với Áp Ty khi trước mà che chở mới được. Nay ta cứ sao tờ giấy này, để về trình quan xem sao đã.
Chu Đồng nghe nói liền đáp rằng:
- Bác nói thế, thì tôi cũng không nỡ nào làm ác nghiệt cho đành.
Tống Thái Công bèn đứng dậy tạ ơn hai người, rồi sai người nhà dọn rượu lên thiết, và đưa hai mươi lạng bạc lên tiễn Chu Đồng và Lôi Hoành, hai người nhất định không nhận, sau giao cho bọn thổ binh mỗi người chia nhau một tí, đoạn rồi sao lấy giấy má cẩn thận mà cùng nhau từ tạ Tống Thái Công để về huyện. Khi tới huyện, hai Đô Đầu đem căn do lên trình với quan Huyện rằng:
- Chúng tôi vâng lệnh đến đó, để vây bắt gia trang tìm trước tìm sau, tịnh không thấy tung tích đâu cả. Tống Thái Công thì hiện đương bị cảm nằm đó, nghe chừng nguy cấp đến nơi, còn Tống Thanh thì nghe đâu đi từ tháng trước, tới nay chưa về, nhân vậy chúng tôi sao giấy tờ Thái Công trình quan khi trước để đem nộp.
Tri Huyện nghe nói, biết rằng Tống Giang đã trốn thoát được rồi, thì cũng không cần làm chi cho phiền nhiễu, liền nhất diện cho thảo giấy trình lên bản phủ, và nhất diện thảo công văn tự đi các nơi.
Bấy giờ các người có hàm ơn với Tống Giang khi trước, đến nói với Trương Văn Viễn để im thôi việc ấy đi. Trương Văn Viễn phần thì nể lời chúng
nói, phần thì tự mình khi trước cũng có chịu ơn của Tống Giang, còn như Bà Tích thì cũng chết đi rồi, cũng không làm sao được nữa, nhân đó cũng đành bỏ mặc mà không nói làm chi.
Chu Đồng lại kiếm ít tiền, đưa cho Diêm Bà khuyên giải, không cho lên châu phủ để kêu nài chi nữa. Còn các nơi châu phủ thì Chu Đồng đã sai người đưa tiền đến đút lót cẩn thận, không còn đâu đòi hỏi lôi thôi. Lại được quan Huyện Vận Thành hết lòng che chở, nên chỉ xuất một nghìn quan tiền thưởng mà bảo công văn tư đi truy nã các nơi, còn Đường Ngưu Nhị thì kết án là cố tha người phạm bắt hai mươi trượng đày ra ngoài năm mươi dặm, và các người liên can việc ấy đều cho về an cư lập nghiệp.
Bình luận facebook