Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Sư phụ bảo có thời gian người sẽ về thăm ta, nhưng bao lần lá rụng chim nhạn bay đi rồi quay về mà bóng người vẫn biền biệt.
Sư tổ nói người đi đánh giặc ở một nơi rất xa rất xa, xa đến độ sư tổ cũng không biết nơi đó hình dáng thế nào.
Ta lớn gan đoán thầm trong bụng, có lẽ sư tổ người cũng chưa đi được bao nơi.
May mà sư phụ có biên thư về.
Những lá thư được một con chim ưng đưa chuyển, nó rất lớn, mỗi khi giang rộng đôi cánh giống hệt như cả đám mây đen sà xuống, lần nào đến dưới chân cũng buộc một ống đựng thư bằng trúc.
Và lần nào đến nó cũng bày ra bộ tịch cõng nợ đời vượt ngàn dặm biển lửa núi đao, đối với ta cũng không có lấy một chút khách khí, thấy ta vui mừng hớn hở nhào tới, nó liền dùng đôi mắt lườm nguýt liếc xéo ngó ta, đến khi ta buộc túi thuốc và thư hồi âm vào chân nó, nó lại hung hãn đập cánh phành phạch tỏ vẻ biểu tình phản đối.
Ta liền nhỏ nhẹ giải thích với nó: “Những viên thuốc này đều rất hữu ích, bổ khí dưỡng huyết, khử độc sát trùng còn có thể trị thương. Sư phụ đánh giặc khổ cực, mày giúp tao chuyển cho người, chờ sau này thành nữ thần y rồi, tao sẽ tự đi tìm người, không cần làm phiền mày nữa.”
Cũng không biết con ưng kia nghe có hiểu không, mặc dù dấm dẳng không tình nguyện, nhưng rốt cuộc vẫn mang túi thuốc bay đi. Qua mấy tháng nó lại quay về, chiếc túi kia cũng được mang về cùng, cứ như vậy đến rồi đi.
Chiếc túi được mang về thường không để trống, sư phụ sẽ đặt vào bên trong một viên đá màu nho nhỏ, một chiếc lông ngũ sắc hay một thứ gì thú vị khác.
Ta đọc thư của sư phụ, trong thư người không một lần viết về những hiểm nguy vất vả nơi chiến trường, ngập trang giấy đều là những chuyện vụn vặt bình thường. Lá thư đầu, người nói đại quân dừng chân đóng ở đất Ba Thục, nơi này núi non trùng điệp, sông nước vời vợi, phong cảnh đẹp như một bức tranh, dọc bên bờ sông tầng tầng đá cuội đủ màu sắc trải dài phát sáng lấp lánh trong đêm, trên núi có rất nhiều chim sẻ ngũ sắc, thú vị lắm. Người còn nói, những viên thuốc đó vô cùng hữu hiệu, con làm rất tốt.
(*Ba Thục: biệt danh của Tứ Xuyên thời tam phân thiên hạ)
Rồi một năm qua đi, trong thư người viết đã hành quân đến quan ngoại, nơi đó có rừng Hồ Dương, loài cây ngoan cường chống chọi với hạn hán, bền bỉ vững vàng đương đầu trong gió cát nơi hoang mạc bàn ngàn. Tương truyền nó sống nghìn năm không chết, chết mà nghìn năm không đổ, đổ mà nghìn năm không mục nát, sừng sững đứng đó ghi lại năm tháng bể dâu. Khi ánh mặt trời chiếu qua, những phiến lá vàng óng ánh như một biển rừng màu vàng kim. Còn có những cồn cát nhấp nhô trải dài bất tận, dưới ánh trăng cát trắng như tuyết, đoàn lạc đà dài dằng dặc rong ruổi giữa gió cát đi trong tiếng lục lạc rung lanh canh. Nguyệt Nguyệt chưa từng nhìn thấy lạc đà phải không! Ta dùng gỗ hồ dương khắc cho con một con, nhìn nó con sẽ hình dung được chúng có hình dáng thế nào.
(*Quan ngoại: vùng đất phía đông Sơn Hải Quan. Sơn Hải Quan là một trong các cửa ải chính của Vạn lý trường thành.
**Hồ Dương còn g̣ọi là cây Hồ Đồng, là loại cổ thụ chỉ có ở sa mạc Gobi. Do hình lá cây thay đổi theo mùa, nên nó còn có một tên gọi khác là cây Tam diệp, mùa xuân lá có hình dài như lá liễu, mùa hè thì lá lại trở nên vừa to vừa tròn, còn mùa thu thì lá lại giống như lá Phong.)
Về cùng lá thư là một con lạc đà nhỏ được tạc từ gỗ, bốn cái chân thật dài, trên lưng có hai cái bướu trông giống như đỉnh núi, đôi mắt được khắc rất to, đầu ngẩng cao đầy khí thế.
Lần nào ở cuối thư, sư phụ cũng viết, chờ khi nào có thời gian, ta sẽ về thăm con.
Ta cẩn thận cất những món đồ lạ lẫm thú vị đó vào trong một chiếc hộp gỗ, rồi lật giở những trang thư đọc đi đọc lại đến thuộc lòng từng con chữ, buổi tối còn đặt chúng dưới gối đầu mà ngủ, hy vọng khi thức dậy sư phụ sẽ bất ngờ xuất hiện trước mặt ta.
Một lần chờ đợi, đằng đẳng bảy năm.
Mười lăm tuổi năm ấy, sư tổ đột nhiên nói với ta, người muốn đi ngao du sơn thủy.
Ta nhìn người hỏi: “Núi Bạch Linh không tốt sao ạ? Sư phụ nói người sẽ về thăm chúng ta, sư tổ đi rồi, sẽ không gặp được sư phụ.”
Sư tổ bắt đầu giở tính nết trái khoáy quen thuộc trước giờ ra, nhìn thấy ngày xuân cỏ xanh tươi tốt liền nằm uỵch ra đất lăn lộn ăn vạ.
“Ta mặc kệ, ta mặc kệ, ta đã ngần này tuổi rồi, nếu bây giờ mà không ngao du đây đó, sau này muốn đi cũng không đi nổi.”
Ta nhìn người, thở dài: “Con đâu có ngăn không cho người đi đâu, người mau đứng lên đi ạ, dưới đất lạnh lắm.”
Sư tổ đứng phắt dậy, phủi hết đám bông cỏ bám trên người, không biết lại nghĩ tới gì đó, hỏi ta: “Vậy còn ngươi phải làm sao bây giờ?”
Ta lạnh nhạt: “Sư tổ đột nhiên nhớ tới con sao?”
Sư tổ: “…”
Ta nói tiếp: “Chờ người đi rồi, con sẽ xuống núi hành nghề y.”
Sư tổ lập tức quắn quéo: “Núi Bạch Linh không tốt sao? Từ Trì nói sẽ trở về thăm chúng ta, ngươi đi rồi, sẽ không gặp được nó đó.”
Mặc dù đã sớm có chuẩn bị, nhưng ta vẫn không kìm được trừng mắt liếc người một cái: “Con sẽ viết thư cho sư phụ, báo cho người biết con đang ở đâu.”
“Ngươi trừng ta, ngươi trừng ta, ngươi trừng ta.” Sư tổ ôm ngực.
Ta thở dài một tiếng, sư tổ tuổi càng cao thì hành vi lại càng ngây thơ hệt trẻ con, ta chỉ có thể giả vờ như không nhìn thấy, trực tiếp ngó lơ những hành động vượt quá lẽ thường của người. Thói quen này đã khiến cho về sau rất nhiều người không hài lòng về ta, nói ta tuổi còn nhỏ mà đã già dặn như vậy, hỉ nộ ái ố đều không thể hiện ra mặt, thâm sâu khó lường, chẳng ai biết trong bụng nghĩ gì. Mỗi lần nghe thấy những lời đánh giá đó, ta thực sự rất muốn để bọn họ tiếp kiến sư tổ của ta, gặp một trưởng bối thích mè nheo chơi xấu thiệt hết sức đau đầu, năm tháng khiến người ta già, còn sư tổ thì khiến ta trưởng thành sớm.
“Con muốn làm nữ thần y, không xuống núi làm sao bốc thuốc chữa bệnh được ạ? Không phải người cũng sắp đi sao? Hành trang cũng đã chuẩn bị sẵn sàng hết rồi.” Ta lý luận, nói xong đưa tay chỉ cái túi đồ to đùng sư tổ lén giấu sau cánh cửa.
Sư tổ liền cười ‘hắc hắc’ nói với ta: “Không gấp, trước tiên sư tổ sẽ xuống núi cùng ngươi tìm một nơi ở thu xếp ổn thỏa, sau này còn biết chỗ đi tìm ngươi.”
Ta nghĩ ngợi một lát: “Vậy chúng ta phải đợi Ưng nhi đến rồi hãy đi, nếu không lần sau nó đưa thư tới sẽ không tìm thấy con.”
Sư tổ phiền não: “Cái con chim đó rất hung dữ, không biết nó có chịu đi theo chúng ta không nữa.”
Ta lấy từ trong ngực ra một chiếc lọ bạch ngọc, rồi vạch đống cỏ sau cửa lôi cái lồng chim bằng liễu gai khổng lồ mà ta đã đan trước đó ra: “Con đã chuẩn bị xong rồi, hạ ‘Thập nhật túy’ thế nào ạ?”
Sư tổ ‘ẹc’ một tiếng, thình lình ôm chầm lấy ta: “Nguyệt Nguyệt, ngươi đúng là niềm kiêu hãnh của sư tổ.”
Một lúc sau Ưng nhi đến, liền bị chúng ta hạ thuốc mê, sau đó cho thẳng vào lồng mang đi.
Ta và sư tổ xuống núi, sư tổ nói đã chữa bệnh bốc thuốc thì phải đi đến những nơi náo nhiệt đông người. Hai người chúng ta càng đi càng xa, mới đầu là những lối mòn quanh co trên núi, bóng người thưa thớt, rồi dần dần có đường, đường lớn, người mỗi lúc một nhiều hơn.
Dọc đường đi, lúc nào ta cũng được nghe thấy người ta nhắc đến sư phụ, nói Từ Trì Từ Bội Thu chiến công hiển hách thế nào, phong thái uy phong lẫm liệt ra sao, suốt bao năm nam chinh bắc chiến, chỉ thắng bất bại, đánh đuổi biết bao quân xâm lược ra khỏi bờ cõi đất nước, mới ngoài hai mươi tuổi đã được phong làm tướng quân, không hổ danh là tướng môn hổ tử.
(*Tướng môn hổ tử: chỉ con cái những nhà quyền quý, vũ dũng, có tài năng như cha ông, tiếp nối được truyền thống hào hùng của thế hệ trước.)
Bội Thu là tên tự của sư phụ, nam tử qua hai mươi tuổi mới có tên tự, trong thư gửi về người đã viết như vậy.
(*Tên tự là tên gọi của người con trai trưởng thành sau khi làm lễ ‘gia quán’ vào năm 20 tuổi.)
Ngày đó, ta và sư tổ dừng chân nghỉ tại khách điếm, có một nhóm người trẻ tuổi sắp sửa lên đường tòng quân ngồi tụ tập bàn luận về những truyền thuyết nơi sa trường, thời điểm nhắc đến sư phụ, thanh âm cũng vang dội hơn rất nhiều, nói người còn trẻ mà dụng binh như thần, trí dũng thiên phương, chiến công hiển hách, dung mạo lại tuyệt mỹ, được hoàng thượng phong là Đại tướng quân trẻ tuổi nhất của triều đình, không biết có bao người kính ngưỡng.
Ta nghe vậy vô cùng kích động, không kìm được muốn xông qua nói với bọn họ một câu ‘Người là sư phụ của ta!’
Sư tổ ngồi bên cạnh, nhìn thấy khuôn mặt đỏ phừng phừng của ta liền bảo: “Khiêm tốn, khiêm tốn.”
Ta cúi đầu ‘dạ’ một tiếng, nhưng trong lòng rất vui, cảm thấy sau khi xuống núi, ta đã cách sư phụ thật gần.
Cuối cùng ta và sư tổ dừng chân tại Diêm thành, trên đường đi tình cờ gặp mấy người bệnh, ta đã khám và bốc thuốc cho họ, kết quả rất tốt. Có người nọ, con trai của cụ bà được ta chữa bệnh còn quỳ sụp xuống trước mặt ta, vừa dập đầu vừa nói: “Cô nương là Bồ Tát chuyển thế, là thần y.”
Ta vui như có cả triền hoa nở trong lòng, lập tức quay đầu nói với sư tổ: “Anh ta gọi con là thần y.”
Sư tổ khụ khụ hai tiếng: “Hắn cao hứng quá độ, thần trí không tỉnh táo.”
Ta: “…”
Sau đó ngẫm lại, sư tổ nói cũng đúng, được một người gọi là thần y sao có thể tính? Ít nhất phải như sư phụ, đi đến đâu cũng đều được người ta nhắc đến với sự ngưỡng mộ kính trọng thì mới phải?
Sư tổ thuê cho ta một gian phòng nhỏ ở Diêm thành, lại hỏi ta: “Có biết tiền là gì không?”
“Sư tổ, sau khi sư phụ đi, hàng năm đều là con cùng người mang thảo dược xuống chợ đổi lấy tiền mua đồ đạc.” Ta nhắc nhở ông.
“Ờ, nhưng bây giờ ngươi muốn hành nghề y, đem bán thảo dược đổi lấy tiền, thì lấy cái gì để chữa bệnh?”
Ta lồng hai tay vào trong ống tay áo, đáp người: “Con thu tiền chẩn bệnh, người có tiền thì thu nhiều một chút, để giúp cho những người không có tiền.”
Sư tổ ‘éc’ một tiếng, đột nhiên ôm chầm lấy ta: “Chuyện này ngươi cũng biết luôn hả, Nguyệt Nguyệt, ngươi đúng là niềm kiêu hãnh của sư tổ.”
Ta: “…”
(Cây Hồ dương)
chim ngũ sắc
Sư phụ bảo có thời gian người sẽ về thăm ta, nhưng bao lần lá rụng chim nhạn bay đi rồi quay về mà bóng người vẫn biền biệt.
Sư tổ nói người đi đánh giặc ở một nơi rất xa rất xa, xa đến độ sư tổ cũng không biết nơi đó hình dáng thế nào.
Ta lớn gan đoán thầm trong bụng, có lẽ sư tổ người cũng chưa đi được bao nơi.
May mà sư phụ có biên thư về.
Những lá thư được một con chim ưng đưa chuyển, nó rất lớn, mỗi khi giang rộng đôi cánh giống hệt như cả đám mây đen sà xuống, lần nào đến dưới chân cũng buộc một ống đựng thư bằng trúc.
Và lần nào đến nó cũng bày ra bộ tịch cõng nợ đời vượt ngàn dặm biển lửa núi đao, đối với ta cũng không có lấy một chút khách khí, thấy ta vui mừng hớn hở nhào tới, nó liền dùng đôi mắt lườm nguýt liếc xéo ngó ta, đến khi ta buộc túi thuốc và thư hồi âm vào chân nó, nó lại hung hãn đập cánh phành phạch tỏ vẻ biểu tình phản đối.
Ta liền nhỏ nhẹ giải thích với nó: “Những viên thuốc này đều rất hữu ích, bổ khí dưỡng huyết, khử độc sát trùng còn có thể trị thương. Sư phụ đánh giặc khổ cực, mày giúp tao chuyển cho người, chờ sau này thành nữ thần y rồi, tao sẽ tự đi tìm người, không cần làm phiền mày nữa.”
Cũng không biết con ưng kia nghe có hiểu không, mặc dù dấm dẳng không tình nguyện, nhưng rốt cuộc vẫn mang túi thuốc bay đi. Qua mấy tháng nó lại quay về, chiếc túi kia cũng được mang về cùng, cứ như vậy đến rồi đi.
Chiếc túi được mang về thường không để trống, sư phụ sẽ đặt vào bên trong một viên đá màu nho nhỏ, một chiếc lông ngũ sắc hay một thứ gì thú vị khác.
Ta đọc thư của sư phụ, trong thư người không một lần viết về những hiểm nguy vất vả nơi chiến trường, ngập trang giấy đều là những chuyện vụn vặt bình thường. Lá thư đầu, người nói đại quân dừng chân đóng ở đất Ba Thục, nơi này núi non trùng điệp, sông nước vời vợi, phong cảnh đẹp như một bức tranh, dọc bên bờ sông tầng tầng đá cuội đủ màu sắc trải dài phát sáng lấp lánh trong đêm, trên núi có rất nhiều chim sẻ ngũ sắc, thú vị lắm. Người còn nói, những viên thuốc đó vô cùng hữu hiệu, con làm rất tốt.
(*Ba Thục: biệt danh của Tứ Xuyên thời tam phân thiên hạ)
Rồi một năm qua đi, trong thư người viết đã hành quân đến quan ngoại, nơi đó có rừng Hồ Dương, loài cây ngoan cường chống chọi với hạn hán, bền bỉ vững vàng đương đầu trong gió cát nơi hoang mạc bàn ngàn. Tương truyền nó sống nghìn năm không chết, chết mà nghìn năm không đổ, đổ mà nghìn năm không mục nát, sừng sững đứng đó ghi lại năm tháng bể dâu. Khi ánh mặt trời chiếu qua, những phiến lá vàng óng ánh như một biển rừng màu vàng kim. Còn có những cồn cát nhấp nhô trải dài bất tận, dưới ánh trăng cát trắng như tuyết, đoàn lạc đà dài dằng dặc rong ruổi giữa gió cát đi trong tiếng lục lạc rung lanh canh. Nguyệt Nguyệt chưa từng nhìn thấy lạc đà phải không! Ta dùng gỗ hồ dương khắc cho con một con, nhìn nó con sẽ hình dung được chúng có hình dáng thế nào.
(*Quan ngoại: vùng đất phía đông Sơn Hải Quan. Sơn Hải Quan là một trong các cửa ải chính của Vạn lý trường thành.
**Hồ Dương còn g̣ọi là cây Hồ Đồng, là loại cổ thụ chỉ có ở sa mạc Gobi. Do hình lá cây thay đổi theo mùa, nên nó còn có một tên gọi khác là cây Tam diệp, mùa xuân lá có hình dài như lá liễu, mùa hè thì lá lại trở nên vừa to vừa tròn, còn mùa thu thì lá lại giống như lá Phong.)
Về cùng lá thư là một con lạc đà nhỏ được tạc từ gỗ, bốn cái chân thật dài, trên lưng có hai cái bướu trông giống như đỉnh núi, đôi mắt được khắc rất to, đầu ngẩng cao đầy khí thế.
Lần nào ở cuối thư, sư phụ cũng viết, chờ khi nào có thời gian, ta sẽ về thăm con.
Ta cẩn thận cất những món đồ lạ lẫm thú vị đó vào trong một chiếc hộp gỗ, rồi lật giở những trang thư đọc đi đọc lại đến thuộc lòng từng con chữ, buổi tối còn đặt chúng dưới gối đầu mà ngủ, hy vọng khi thức dậy sư phụ sẽ bất ngờ xuất hiện trước mặt ta.
Một lần chờ đợi, đằng đẳng bảy năm.
Mười lăm tuổi năm ấy, sư tổ đột nhiên nói với ta, người muốn đi ngao du sơn thủy.
Ta nhìn người hỏi: “Núi Bạch Linh không tốt sao ạ? Sư phụ nói người sẽ về thăm chúng ta, sư tổ đi rồi, sẽ không gặp được sư phụ.”
Sư tổ bắt đầu giở tính nết trái khoáy quen thuộc trước giờ ra, nhìn thấy ngày xuân cỏ xanh tươi tốt liền nằm uỵch ra đất lăn lộn ăn vạ.
“Ta mặc kệ, ta mặc kệ, ta đã ngần này tuổi rồi, nếu bây giờ mà không ngao du đây đó, sau này muốn đi cũng không đi nổi.”
Ta nhìn người, thở dài: “Con đâu có ngăn không cho người đi đâu, người mau đứng lên đi ạ, dưới đất lạnh lắm.”
Sư tổ đứng phắt dậy, phủi hết đám bông cỏ bám trên người, không biết lại nghĩ tới gì đó, hỏi ta: “Vậy còn ngươi phải làm sao bây giờ?”
Ta lạnh nhạt: “Sư tổ đột nhiên nhớ tới con sao?”
Sư tổ: “…”
Ta nói tiếp: “Chờ người đi rồi, con sẽ xuống núi hành nghề y.”
Sư tổ lập tức quắn quéo: “Núi Bạch Linh không tốt sao? Từ Trì nói sẽ trở về thăm chúng ta, ngươi đi rồi, sẽ không gặp được nó đó.”
Mặc dù đã sớm có chuẩn bị, nhưng ta vẫn không kìm được trừng mắt liếc người một cái: “Con sẽ viết thư cho sư phụ, báo cho người biết con đang ở đâu.”
“Ngươi trừng ta, ngươi trừng ta, ngươi trừng ta.” Sư tổ ôm ngực.
Ta thở dài một tiếng, sư tổ tuổi càng cao thì hành vi lại càng ngây thơ hệt trẻ con, ta chỉ có thể giả vờ như không nhìn thấy, trực tiếp ngó lơ những hành động vượt quá lẽ thường của người. Thói quen này đã khiến cho về sau rất nhiều người không hài lòng về ta, nói ta tuổi còn nhỏ mà đã già dặn như vậy, hỉ nộ ái ố đều không thể hiện ra mặt, thâm sâu khó lường, chẳng ai biết trong bụng nghĩ gì. Mỗi lần nghe thấy những lời đánh giá đó, ta thực sự rất muốn để bọn họ tiếp kiến sư tổ của ta, gặp một trưởng bối thích mè nheo chơi xấu thiệt hết sức đau đầu, năm tháng khiến người ta già, còn sư tổ thì khiến ta trưởng thành sớm.
“Con muốn làm nữ thần y, không xuống núi làm sao bốc thuốc chữa bệnh được ạ? Không phải người cũng sắp đi sao? Hành trang cũng đã chuẩn bị sẵn sàng hết rồi.” Ta lý luận, nói xong đưa tay chỉ cái túi đồ to đùng sư tổ lén giấu sau cánh cửa.
Sư tổ liền cười ‘hắc hắc’ nói với ta: “Không gấp, trước tiên sư tổ sẽ xuống núi cùng ngươi tìm một nơi ở thu xếp ổn thỏa, sau này còn biết chỗ đi tìm ngươi.”
Ta nghĩ ngợi một lát: “Vậy chúng ta phải đợi Ưng nhi đến rồi hãy đi, nếu không lần sau nó đưa thư tới sẽ không tìm thấy con.”
Sư tổ phiền não: “Cái con chim đó rất hung dữ, không biết nó có chịu đi theo chúng ta không nữa.”
Ta lấy từ trong ngực ra một chiếc lọ bạch ngọc, rồi vạch đống cỏ sau cửa lôi cái lồng chim bằng liễu gai khổng lồ mà ta đã đan trước đó ra: “Con đã chuẩn bị xong rồi, hạ ‘Thập nhật túy’ thế nào ạ?”
Sư tổ ‘ẹc’ một tiếng, thình lình ôm chầm lấy ta: “Nguyệt Nguyệt, ngươi đúng là niềm kiêu hãnh của sư tổ.”
Một lúc sau Ưng nhi đến, liền bị chúng ta hạ thuốc mê, sau đó cho thẳng vào lồng mang đi.
Ta và sư tổ xuống núi, sư tổ nói đã chữa bệnh bốc thuốc thì phải đi đến những nơi náo nhiệt đông người. Hai người chúng ta càng đi càng xa, mới đầu là những lối mòn quanh co trên núi, bóng người thưa thớt, rồi dần dần có đường, đường lớn, người mỗi lúc một nhiều hơn.
Dọc đường đi, lúc nào ta cũng được nghe thấy người ta nhắc đến sư phụ, nói Từ Trì Từ Bội Thu chiến công hiển hách thế nào, phong thái uy phong lẫm liệt ra sao, suốt bao năm nam chinh bắc chiến, chỉ thắng bất bại, đánh đuổi biết bao quân xâm lược ra khỏi bờ cõi đất nước, mới ngoài hai mươi tuổi đã được phong làm tướng quân, không hổ danh là tướng môn hổ tử.
(*Tướng môn hổ tử: chỉ con cái những nhà quyền quý, vũ dũng, có tài năng như cha ông, tiếp nối được truyền thống hào hùng của thế hệ trước.)
Bội Thu là tên tự của sư phụ, nam tử qua hai mươi tuổi mới có tên tự, trong thư gửi về người đã viết như vậy.
(*Tên tự là tên gọi của người con trai trưởng thành sau khi làm lễ ‘gia quán’ vào năm 20 tuổi.)
Ngày đó, ta và sư tổ dừng chân nghỉ tại khách điếm, có một nhóm người trẻ tuổi sắp sửa lên đường tòng quân ngồi tụ tập bàn luận về những truyền thuyết nơi sa trường, thời điểm nhắc đến sư phụ, thanh âm cũng vang dội hơn rất nhiều, nói người còn trẻ mà dụng binh như thần, trí dũng thiên phương, chiến công hiển hách, dung mạo lại tuyệt mỹ, được hoàng thượng phong là Đại tướng quân trẻ tuổi nhất của triều đình, không biết có bao người kính ngưỡng.
Ta nghe vậy vô cùng kích động, không kìm được muốn xông qua nói với bọn họ một câu ‘Người là sư phụ của ta!’
Sư tổ ngồi bên cạnh, nhìn thấy khuôn mặt đỏ phừng phừng của ta liền bảo: “Khiêm tốn, khiêm tốn.”
Ta cúi đầu ‘dạ’ một tiếng, nhưng trong lòng rất vui, cảm thấy sau khi xuống núi, ta đã cách sư phụ thật gần.
Cuối cùng ta và sư tổ dừng chân tại Diêm thành, trên đường đi tình cờ gặp mấy người bệnh, ta đã khám và bốc thuốc cho họ, kết quả rất tốt. Có người nọ, con trai của cụ bà được ta chữa bệnh còn quỳ sụp xuống trước mặt ta, vừa dập đầu vừa nói: “Cô nương là Bồ Tát chuyển thế, là thần y.”
Ta vui như có cả triền hoa nở trong lòng, lập tức quay đầu nói với sư tổ: “Anh ta gọi con là thần y.”
Sư tổ khụ khụ hai tiếng: “Hắn cao hứng quá độ, thần trí không tỉnh táo.”
Ta: “…”
Sau đó ngẫm lại, sư tổ nói cũng đúng, được một người gọi là thần y sao có thể tính? Ít nhất phải như sư phụ, đi đến đâu cũng đều được người ta nhắc đến với sự ngưỡng mộ kính trọng thì mới phải?
Sư tổ thuê cho ta một gian phòng nhỏ ở Diêm thành, lại hỏi ta: “Có biết tiền là gì không?”
“Sư tổ, sau khi sư phụ đi, hàng năm đều là con cùng người mang thảo dược xuống chợ đổi lấy tiền mua đồ đạc.” Ta nhắc nhở ông.
“Ờ, nhưng bây giờ ngươi muốn hành nghề y, đem bán thảo dược đổi lấy tiền, thì lấy cái gì để chữa bệnh?”
Ta lồng hai tay vào trong ống tay áo, đáp người: “Con thu tiền chẩn bệnh, người có tiền thì thu nhiều một chút, để giúp cho những người không có tiền.”
Sư tổ ‘éc’ một tiếng, đột nhiên ôm chầm lấy ta: “Chuyện này ngươi cũng biết luôn hả, Nguyệt Nguyệt, ngươi đúng là niềm kiêu hãnh của sư tổ.”
Ta: “…”
(Cây Hồ dương)