• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Thịnh hạ chi luyến (3 Viewers)

  • Chap-39

Chương 39




Ngày hôm sau buổi chiều Thẩm Lăng liền đem số WeChat dọn sạch sẽ và nanh tin tên tài khoản cùng mật mã cho Nhậm Ngạn Đông.



Số điện thoại trong danh sách WeChat chỉ có tên Thẩm Lăng, Nhậm Ngạn Đông. Nhậm Ngạn Đông dùng một cái di động khác đăng nhập.



Khi nghiệm chứng tin tức kết thúc, Nhậm Ngạn Đông thành công đăng nhập tài khoản. Anh chuẩn bị nanh Thẩm Lăng thoát khỏi tài khoản này từ điện thoại của cậu ta thì kết quả Thẩm Lăng đã nanh trước cho anh một tin 【 tôi nói một câu cuối. Lão tam, cậu theo đuổi Thịnh Hạ, là hiện tại cậu chỉ có một cách đi mà đó chính là mặt dày la liếm, không biết xấu hổ vô. Cậu tin tôi đi. 】



Nhậm Ngạn Đông vốn dĩ muốn xóa tin nanh của Thẩm Lăng mà lúc sau vẫn giữ lại.



Anh làm sao mà không biết chứ. Anh hiện tại đúng là không có lựa chọn, chỉ có không biết xấu hổ một đường duy nhất theo đuổi lại.



Nhậm Ngạn Đông mở số WeChat Thịnh Hạ. Anh trố mắt nhìn vào vòng bạn bè của Thịnh Hạ xem qua tin tức đã hơn ba ngày mà cô chưa phát tin gì....



Hướng thư ký gõ cửa tiến vào, "Nhậm tổng, Nhạc lão sư đã tới."



Nhậm Ngạn Đông buông di động. Anh chạy nhanh ra cửa nghênh đón.



Một lúc lâu sau khi hàn huyên, Nhậm Ngạn Đông tự mình pha trà cho Nhạc lão sư.



Nhạc lão sư là nghệ sĩ dương cầm trứ danh và ông cũng yêu thích đàn violon. Nhậm Ngạn Đông nhận ra Nhạc lão sư cũng người giúp anh giới thiệu người bạn đàn dương cầm cùng Thịnh Hạ.



Nhậm Ngạn Đông trước đó hẹn Nhạc lão sư vì anh muốn đích thân đi mời ông hỗ trợ. Tuy nhiên anh nào biết Nhạc lão sư có lịch diễn trước đó nên ông hẹn kết thúc diễn sẽ gặp mặt chính là Nhạc lão sư liền chủ động trực tiếp tới ngay văn phòng của tập đoàn Viễn Đông.



Nhạc lão sư cũng khá bận nên Nhậm Ngạn Đông không quanh co lòng vòng, "Nhạc lão sư, tôi muốn theo ông học đàn dương cầm. Trong nhà tôi đã đều trang bị đầy đủ cả phòng riêng luyện tập."



Anh chỉ có thời gian luyện cầm vào buổi tối và ngại quấy rầy hàng xóm nghỉ ngơi nên anh cũng dọn một phòng riêng có cách âm. Mấy ngày trước anh đã tìm mua một dương cầm khá tốt về nhà.



Nhạc lão sư cười nhạt, ngữ khí nửa nói giỡn: "Anh cũng không phải dạng học sinh cái gì cũng giỏi."



Anh mau chóng đáp lời ông, đem từ tục tĩu nói ở đằng trước: "Trước đây tôi thấy cũng từng có người khác thành công khi tạo bất ngờ cho sinh nhật của bạn gái. Riêng tôi chỉ học đơn giản một khúc đàn nhỏ mà tôi cũng không dối gạt thầy làm gì. Tôi đang bị người ta cự tuyệt."



Âm nhạc với anh là thuần túy, cũng có thể là mị lực. No đôi khi thể hiện được lời yêu từ nội tâm mà không phải bị người khác xem như lừa gạt.



Ông hôm nay đến đây hoàn toàn là nể tình bạn Allen của ông.



Allen nói Nhậm Ngạn Đông của Viễn Đông muốn học dương cầm. Ông kỳ thật rất buồn bực vì lý do gì mà một người hơn ba mươi tuổi phụ trách một tập đoàn lớn vậy lại không màng tới thế thái nhân sinh cùng tuổi tác mình đâu phải thiếu niên mười mấy tuổi mà đủ tĩnh tâm học cảm thụ âm nhạc.



Nhậm Ngạn Đông thành ý nói: "Tôi muốn học cách thầy hệ thống bắt đầu từ con số 0 và cũng không nghĩ tới học quá cấp tốc."



Nhạc lão sư gật đầu, ông hỏi ra nghi hoặc trong lòng, "Có thể nói cho tôi biết nguyên nhân học cầm là vì sao không?"



Nhậm Ngạn Đông dùng ngón tay ma sát quay cầm của chén trà, không dấu diếm, "Vì tôi muốn theo đuổi Thịnh Hạ."



Anh nói: "trước đó cô ấy cùng Allen lần đầu tiên gặp mặt thì hai người có cơ hội hợp tấu khúc đàn nên hiện tại cả hai trở thành bằng hữu và cũng không có gì giấu nhau."



Allen chính là bạn của cả anh cùng Nhạc lão sư và cũng là một thiên tài dương cầm. Khi đó Thịnh Hạ lưu diễn ở Sydney tình cờ gặp Allen và cũng cùng anh ta hợp tấu diễn đàn.



Anh nhìn Nhạc lão sư, "Tôi cũng không biết có thể học được trình độ gì nhưng tôi phải học mới có thể hiểu biết cách dùng nhạc cụ." Và anh cũng chân chính lĩnh ngộ đến mị lực âm nhạc mà cô yêu thích.



Anh uống một ngụm trà, có chút hơi khó mở lời nhưng anh vẫn nói, "Nhạc lão sư, tôi nói cái này thầy đừng cười. Trước đó Thịnh Hạ nói với tôi; tam ca, diễn tấu đàn violon là ước mơ của cô ấy. Kết quả tôi muốn dùng cách này để hồi đáp ước muốn của Thịnh Hạ. Tôi nhận ra rằng ngoài một phần công việc tôi đang làm thì tôi chính là muốn cho cô ấy thấy được một chân lý khác."



Chân lý đó chính là hiện tại công việc cũng từng là ước mơ sự nghiệp của anh. Kết quả cuối cùng anh cũng chỉ thấy nó như một phần công việc. Trong khi đó anh vẫn cố chấp cho rằng tất cả việc mình làm là đáp ứng tình cảm và ước muốn cho cô. Đến bây giờ anh cũng không thể quên được lúc anh nhìn vào mắt cô đặc biệt mang theo sự bất lực và uất ức.



Tuổi tác của Nhạc lão sư có thể xem như là trưởng bối của Nhậm Ngạn Đông. Ông dường có lời nói rất thấu hiểu: "chuyện này tôi tự có thể lý giải mặc dù ngành nghề khác nhau như núi cách núi. Tôi tựa như không bình luận được sự ảo diệu của tranh thư pháp mà người ta trân quý. Nhưng cậu nguyện ý bắt đầu học dương cầm từ đầu thì điều đó rất đáng quý."



Tiếp theo, ông nói lên Thịnh Hạ, "Tôi cũng từng nghe bốn lần diễn tấu của Thịnh Hạ."



Nhậm Ngạn Đông sửng sốt, "Thầy cũng đã nghe qua rồi?"



Nhạc lão sư cười gật gật đầu, "Hai lần biểu diễn trong nước tôi đều đến nghe. Lần diễn ở Sydney và còn có ở Berlin, tôi tham dự với tư cách tham khảo chuyên môn."



Nhậm Ngạn Đông đột nhiên không biết nên nói thêm gì và cũng vô pháp hình dung cảm thụ trong lòng anh.



Nhạc lão sư: "Lúc Thịnh Hạ diễn tấu có rất nhiều nhân sĩ chuyên nghiệp về âm nhạc. Vài người bạn tôi cũng từng đề cử với tôi cảm nghĩ của họ sau khi nghe xong một thời gian sau vẫn mang chút lắng đọng."



Nhậm Ngạn Đông kinh ngạc: "Chuyên nghiệp nhân sĩ nào vậy thầy?"



Nhạc lão sư: "Đúng vậy, bọn họ thành tựu âm nhạc đều cao hơn Thịnh Hạ rất nhiều. Còn có vài nhà sản xuất âm nhạc mà Thịnh Hạ chưa tiếp xúc biết đến. Nhưng bọn họ vẫn là thật sự thích cô. Họ không phải cổ động ồn ào mà là thưởng thức, hưởng thụ, lắng nghe diễn tấu của Thịnh Hạ như chiêu đãi thịnh yến cho thính giác của bản thân."



Nhạc lão sư ngại Nhậm Ngạn Đông không có trực quan cảm thụ nên trực tiếp nói các chi tiết cụ thể.



"trong vòng bằng hữu của chúng tôi thích nghe diễn tấu của Thịnh Hạ cũng là nguyên nhân như vậy. Cô ấy đúng là được thượng đế ưu ái về lĩnh vực âm nhạc. Cô ấy có năng lực thiên phú đối với cảm quan âm nhạc mà người ta thường nói người có cốt cách thiên bẩm."



Một vị bằng hữu của ông tên là Julia, giảng viên của học viện âm nhạc, là dạng thiên tài có thể sử dụng bất cứ loại nhạc cụ nào. Tuy nhiên, khi ông ta nghe xong đoạn video ngắn về diễn tấu của Thịnh Hạ, ông ấy đã liên tục khen ngợi Thịnh Hạ là thiên sứ về nhạc cụ.



Sau đó, Thịnh Hạ ở New York lưu diễn, người giảng viên này cũng đi nghe mà như say như dại. Sau khi ông ta nghe xong còn oán giận vì thời gian diễn tấu quá ngắn. Hẳn là yêu cầu thời gian phải dài thêm chút. Kỳ thật phần diễn đã đủ dài.



Nhạc lão sư nhắc tới Thịnh Hạ lại không chút keo kiệt lời ca ngợi. Ông lại nói tiếp như là đang tự khen con của mình "Cô bé ấy không có trải qua hệ thống học tập âm nhạc cao cấp nào mà lại bản thân lãnh ngộ được trình độ không cần thầy dạy cũng hiểu. Thịnh Hạ đủ đạt tiêu chuẩn cấp bậc chuyên nghiệp."



"Đương nhiên khi cô bé ấy diễn cũng có chỗ khuyết điểm nhưng chúng tôi đều có thể xem như là lỗi nhỏ trong kỹ thuật. Cái chúng tôi thưởng thức là sự đắm chìm trong đam mê toát lên từ tiếng đàn hợp nhất lúc diễn tấu."



Lúc ấy, anh thật sự cảm thấy chính là tì vết không che được ánh ngọc.



Anh nhấp tiếp ngụm trà, tiếp tục nói: "Võ lâm cao thủ chú ý chính là nhất kiếm hợp nhất. Cô ấy cũng đạt tới cảnh giới âm nhạc cao nhất." Nghệ sĩ cầm hợp nhất.



Nhậm Ngạn Đông: "Nhạc lão sư, có thể nói cho tôi biết tên vài người bạn trong vòng bằng hữu của thầy đã nghe qua diễn tấu của Thịnh Hạ. Tôi cố gắng tự tìm hiểu một chút."



Nhạc lão sư: "Tôi cũng không biết cậu có biết được không."



Nhậm Ngạn Đông: "Thầy nghĩ đến cái gì thì nói cái đó. Tôi đối với đàn violon... Cơ hồ không hiểu biết gì cả. Tôi cũng chỉ nghe qua ba lần biểu diễn của cô ấy. "



Nhạc lão sư cười, nửa nói giỡn nói: "Khó trách sao cô bé ấy muốn đá cậu. Cậu cũng không biết vì sao cô ấy từ bỏ mộng tưởng đàn violon."



Nhậm Ngạn Đông thanh âm lược khàn khàn: "Có ý tứ gì?"



Nhạc lão sư: "Lúc trước khi cô ấy diễn tấu lần thứ sáu thì trong vòng bằng hữu của chúng ta còn có vài người ở nước ngoài. Họ nhận ra tài năng thiên bẩm của cô bé ấy là thuộc về sân khấu. Sau đó, chính là cô bé ấy nhận được không ít lời mời từ học viện âm nhạc nổi danh ở nước ngoài mời cô ấy đi đào tạo chuyên sâu nhưng đều bị cô ấy cự tuyệt."



Ông đến bây giờ vẫn nhớ rõ lý do cô bé ấy nói: "Tôi sẽ phải xa cách người mình yêu rất nhiều. Tôi đoán không chừng liền sẽ mất đi anh ấy."



Cô còn nói: "Tôi muốn trở về làm học bá tài chính."



Lúc ấy mọi người đều cười, cho rằng Thịnh Hạ thật hài hước. Họ nào biết rằng cô thật đúng là trở về thi lên thạc sĩ tài chính.



Anh lúc ấy cũng cảm thấy tiếc hận mà sau đó tìm người quen hỏi thăm một chút tình huống Thịnh Hạ cùng với nhà cô thì anh mới biết được các cô chú trong nhà trừ bỏ dì cô không ai muốn cô duy trì sữ nghiệp đàn violon.



"Thịnh Hạ ở cao trung thi đạt giải nhất trong kỳ thi toán học cả nước, cậu biết không?" Nhạc lão sư hỏi.



Nhậm Ngạn Đông hoàn hồn, gật đầu: "Biết."



Nhạc lão sư: "Khi đó cô ấy đã có cơ hội tiến vào đội tập huấn của quốc gia. Thật ra cô ấy giỏi toán học giống như thiên phú trong âm nhạc. Người thầy lúc đó đặc biệt nhìn trúng cô, nhưng cô đã cự tuyệt."



Bởi vì thời gian dành cho đội tập huấn quốc gia là phải cả ngày ngâm mình trong ôn luyện toán học và giải đề nên rốt cuộc cô sẽ không có thời gian luyện cầm.



Nhưng mẫu thân Thịnh Hạ, giáo sư Hạ lại hy vọng nữ nhi tiến đội quốc gia. Về sau bà kỳ vọng cô được cử đi học đại học Thanh Bắc về chuyên toán học. Ngoài ra bà còn muốn Thịnh Hạ tham gia thi đua IMO.



*IMO là cuộc thi toán quốc tế như kiểu thi giữa những thiên tài toán học các quốc gia*



Giáo sư Hạ trước đây cho Thịnh Hạ học nhạc cụ vì bà muốn khai phá trí lực để cô có thể học giỏi toán học... Kết quả trời xui đất khiến, Thịnh Hạ yêu thích đàn violon.



Thịnh Hạ vì không tiến vào đội quốc gia mà cùng cữu cữu liên hệ từ chối với người thầy toán lúc đó. Cữu cữu vì đau lòng cho đứa cháu ngoại gái mà lão sư nói không suy xét đến việc tham gia vào đội tuyển gì.



Vì việc này mà sau đó giáo sư Hạ cùng người anh của bà đã tranh cãi một trận cho đến bây giờ bọn họ đều chưa có hòa giải.



Giáo sư Hạ yêu cầu nữ nhi sau khi kết thúc thi đại học, cô phải xin học ở trường cao đẳng ở nước ngoài. Kết quả Thịnh Hạ vẫn vừa một bên học tập, một bên luyện cầm. Cuối cùng các khóa học thi vào trường cao đẳng bị lỡ mất dịp tốt.



May sao Thịnh Hạ vẫn theo học toán học hệ khoa chính quy nhưng tâm tư không hề đặt vào chuyên ngành. Cô chỉ một lòng nghĩ về luyện cầm. Kết quả cuối cùng cô thi chuyên nghiệp với thành tích thiếu chút nữa lọt khỏi bảng đề cử tốt nghiệp.



Anh nghe kể có đoạn thời gian Thịnh Hạ cùng giáo sư Hạ rất bất hòa. Cuối cùng bà lui một bước để Thịnh Hạ dành thời gian một năm rưỡi thực hiệc ước mơ diễn tấu và sau đó cô trở về thi thạc sĩ.



Nếu không phải bởi vì còn có nguyên nhân là Nhậm Ngạn Đông, có lẽ Thịnh Hạ sẽ lại lần nữa kiên trì ước mơ về âm nhạc. Cô sẽ đượ tiếp tục bước cao hơn vào học viện âm nhạc và được đào tạo sâu hơn.



Nhậm Ngạn Đông dùng sức nắm cốc trà trong tay một hồi lâu cũng chưa mở lời.



Anh đối với phương thức tiếp cận hiểu Thịnh Hạ càng sai nhiều hơn.



Anh nghe Nhạc lão sư nói nhiều như vậy mà chính anh tự cảm thấy mình đã may mắn một lần nữa. Anh không đi cùng Thịnh Hạ về thôn nhỏ và không nhờ Thẩm Lăng nói lên câu nói kia thì anh sẽ không có dịp tìm Allen cùng một loạt các cơ hội khác để hiểu về Thịnh Hạ. Anh sẽ không thấy được sự hợp nhất về diễn tấu giữa Allen cùng Thịnh Hạ, cũng liền sẽ không nghĩ cách tự mình dùng âm nhạc thay đổi chính mình. Anh cuối cùng sẽ không gặp được Nhạc lão sư và càng không biết về con đường yêu thích âm nhạc của Thịnh Hạ.



Nếu không có ngày đó, anh cùng Thịnh Hạ sau này sẽ không có tương lai.



Nhậm Ngạn Đông cùng Nhạc lão sư nói: "Lão sư, thầy cho tôi lịch học đi. Tôi dựa theo thời gian biểu của thầy mà đi học."



Nhạc lão sư nhìn ra Nhậm Ngạn Đông với sự quyết tâm học nên ông cũng tận lực phối hợp, "Vậy cậu hãy gửi cho tôi thời gian cậu sắp xếp để học và tôi sẽ tận lực soạn chương trình học cùng thời gian biểu để hợp nhất cùng cậu."



Nhậm Ngạn Đông cảm kích một phen, lại nói: "Nếu tôi không bị đặt trong tình huống đặc biệt gấp thì tôi vẫn dành ra buổi tối học các khóa học qua video. Thời gian cả ngày tôi thường là làm việc, họp tại văn phòng hoặc khảo sát bên phía đối tác"



Nhạc lão sư gật đầu, khóa qua video cũng có thể vì họ không cần mỗi tiết học gặp mặt trực tiếp.



Ông cười cười, "Vì theo đuổi người ta mà cậu trả một giá không nhỏ."



Với người khác thì thời gian nữa tiếng hoặc là một tiếng trong một ngày để luyện cầm không tính quá lâu. Thế nhưng đối với Nhậm Ngạn Đông anh bận phụ trách cả một xí nghiệp thật là không dễ dàng. Ngoài ra tuổi học cầm xét ra vẫn là lớn, khả năng lĩnh ngộ cùng cảm giác có khi không bằng đứa trẻ nhỏ. Năng lực tiếp thu sẽ thật khó khăn.



Nhậm Ngạn Đông lấy bút bắt đầu viết xuống thời gian biểu của anh. Anh tiếp nhận lời của Nhạc lão sư: "Việc tôi làm cho đoạn tình cảm này cũng chỉ là trả giá cho hy sinh của Thịnh Hạ."



Tiếp theo đó anh sẽ hoàn toàn tập trung theo đuổi cô, Anh từ từ tìm hiểu về cô và cũng một chút thay đổi bản thân từ tính cách đến phong cách hành sự.



Khi anh theo đuổi thì không muốn cho người nhà hay bạn hỗ trợ mà chỉ bản thân anh nỗ lực lớn nhất làm được.



Anh không biết kết quả cuối cùng sẽ như thế nào nhưng lần này phương hướng có thể đã đúng thì kết quả chắc sẽ không quá kém.



Nhạc lão sư cho anh một khuyến khích: "cậu tự nhận thức phương pháp trước đó sai rồi mà còn kịp thời quay đầu, lại nguyện ý thay đổi, chắc canh không gì là muộn."



Nhậm Ngạn Đông vẫn tiếp tục viết và Nhạc lão sư liền cùng anh nói chuyện phiếm, "khi Thịnh Hạ kết thúc màng diễn tấu vào buổi cuối thì trạng thái đạt tới cực hạn nên tôi và vài người bạn đều liên hệ với người đại diện của cô bé ấy. Chúng tôi hy vọng cô ấy không từ bỏ đàn violon mà tiếp tục học đào tạo nâng cao. Bọn họ nguyện ý giúp đỡ thêm trong lĩnh vực âm nhạc nhưng người đại diện cô ấy nói rằng cô đã quyết định thi lên thạc sĩ tài chính."



Lúc ấy ông và những người bằng hữu khác tiếc hận đến buồn bực.



Nhưng tự bọn họ cũng lý giải quyết định của Thịnh Hạ. Đó là một khi cô ấy không quay đầu vẫn thuần túy kiên trì thì cô ấy có lẽ đã thành một nhà toán học có thành tựu. Bọn họ cũng không có cơ hội hưởng thụ diễn tấu.



Cuối cùng, Nhạc lão sư tự đáy lòng nói: "Khả năng là trời cao công bằng. Ông ấy không cho ai tất cả điều tốt đẹp hết. Cô bé ấy được phú cho tài năng âm nhạc thì người nhà con bé lại không quá thưởng thức năng lực này. Tôi chỉ là hy vọng cậu về sau có thể hiểu cô ấy nhiều hơn."



Nhậm Ngạn Đông gật đầu, anh viết đầy đủ thời gian biểu và đưa cho Nhạc lão sư, "Tiếp theo tôi phải phiền thầy nhiều rồi."



Nhạc lão sư cười, "Vì cơ hội về sau bọn tôi có thể nghe lại Thịnh Hạ diễn tấu nên không có gì là vất vả."



Nhậm Ngạn Đông: "chắc canh sẽ nghe được."



Nếu Thịnh Hạ về sau tiến vào ngành sản xuất tài chính tàn khốc và buồn tẻ thì cô sẽ không còn là cô nữa. Bao nhiêu đam mê và nguồi cảm hứng bị tiêu tan. Tựa như bức vẽ trên tường ở chung cư tại Thượng Hải mà anh dùng di động chụp hình. Hiện tại anh mới hiểu được nụ cười của cô không ngừng như vậy là bởi vì tình yêu. Bức tranh thể hiện tâm tình cô vui vẻ và còn sân khấu cùng âm nhạc tạo cho cô mị lực cùng tự tin.



Cho nên tất cả điều đó mới tạo cho cô nét quyến rũ mê hoặc đến vậy.



Buổi chiều thứ sáu vào giờ tan tầm, Ngạn Đông rời đi công ty sau khi anh bàn giao việc cho thư ký. Anh tự mình lái xe đến trước trường học Thịnh Hạ. Hôm nay cô có nhiều tiết học nên tan lớp khá muộn.



Anh ở cửa lớn của trường học đợi nửa tiếng liền nhìn thấy xe thể thao mới của Thịnh Hạ từ từ lăn bánh ra. Nhậm Ngạn Đông cũng thấy được sau xe cô là một chiếc xe hơi màu đen bình thường,.



Thịnh Hạ không trở về chung cư mà cô lái xe hướng về hướng khác. Nhậm Ngạn Đông cũng thay đổi theo xe sát phía sau xe cô. Lúc này trên đường lượng xe khá nhiều làm anh thiếu chút nữa mất dấu theo cô.



Thịnh Hạ hôm nay học khá nhiều nên tự thưởng cho mình một ngày ăn vặt. Ban đầu cô muốn hẹn với Mẫn Du đi chung mà Mẫn Du bận công tác nước ngoài.



Khi cô đến khu vực dưới lầu của nhà hàng, Thịnh Hạ dừng xe đậu một lúc lâu. Kết quả Nhậm Ngạn Đông bị hai người ngăn cản lại, "Nhậm tổng, ngại quá."



Nhậm Ngạn Đông: "......"



Bọn họ là bảo an được dì của Thịnh Hạ mời đến phụ trách an toàn cho cô. Trước kia là bốn người từng theo Thịnh Hạ vào thời điểm cô bắt đầu diễn tấu đi vòng quanh thế giới. Cữu cữu lo lắng an toàn của cô, nên dùng tiền nhiều chút mà thuê bọn họ về.



Thời điểm Thịnh Hạ mới vừa đi New York, bọn họ cũng như bóng với hình theo sát với cô.



Sau lại Thịnh Hạ về nước làm việc thì bốn người này trở về bên cữu cữu.



Không nghĩ tới lúc này đây lại đi đề phòng anh.



Mặt sau xe của Nhậm Ngạn Đông cũng có bảo tiêu đi theo lại đây. Anh gọi điện thoại cho bọn họ không cần xuống xe.



Anh biết chuyện này là ý tứ của Hạ cữu cữu nên anh gọi điện thoại cho dì của cô. Anh gọi lần đầu không ai tiếp, mãi đến khi cuộc gọi lần thứ ba cữu cữu mới tiếp nghe.



Anh nói một hồi lâu thì cữu cữu trầm mặc đến cuối cùng đáp bằng thanh âm 'uhm'. Anh liền treo điện thoại.



Bọn người bảo tiêu của cô cho anh tiếp tục đi.



Tại nhà hàng, Thịnh Hạ tự mình gọi vài món mình thích ăn nhất. Cô dặn dò người phục vụ chỉ làm lượng thức ăn bằng một phần năm so với lượng thức ăn bình thường trong thực đơn. Gần đây cô thường tới chỗ này nên nhân viên phục vụ đã nhớ kỹ yêu cầu đặc thù của cô.



Nhà ăn mở nhạc nhẹ là một đoạn nhạc dương cầm. Cô nhẹ nhàng di động ngón tay ở trên mặt bàn mà mô phỏng theo tiếng đàn tấu. Sườn mặt của cô nhìn từ ngoài vào như đang phiêu theo tiếng nhạc mà mê người.



Nhậm Ngạn Đông nhìn chằm chằm sườn mặt cô một lâu. Anh đặt tây trang trên lưng ghế sau đó ngồi xuống.



Thịnh Hạ bỗng nhiên quay đầu lại. Cô không khỏi nhíu mày đánh giá anh bằng một cái liếc mắt từ trên dưới. Anh hôm nay vẫn trong trang phục tây trang như cũ, áo sơmi màu trắng và còn thắt cà vạt.



Nhất quán phong cách nhạt nhẽo, mang theo hơi thở cấm dục.



Cô lấy túi tài liệu của cô đặt lên bàn mà phủi xuống, "Nơi này không đủ bàn."



Nhậm Ngạn Đông: "Anh ngồi một lát thôi. Ngày thường em đi học nên anh không gặp em được ."



Anh vừa rồi dặn trước với nhà hàng nên lúc này không người phục vụ nào tới quấy rầy.



Thịnh Hạ nhìn anh: "anh nếu tới nói với em lời giải thích hoặc là xin lỗi thì không cần. Chuyện đã qua lâu như vậy nên em đã sớm nghĩ kỹ cũng không phải bị kích động gì. Trạng thái của em hiện tại khá tốt."



Cô bình tĩnh như vậy như phảng phất đang nói sự tình của người khác.



Khi cô đi Úc Châu có gặp gỡ một người giúp cô có thể lý giải một chân lý rằng nếu cô nên học buông bỏ một vài thứ, đừng để quá mệt mỏi mà ưu tiên bản thân mình trước.



Cho nên, cô buông xuống chuyện tình cảm và sự tình chia tay của hai người. Với cô thật sự là quá mệt mỏi làm cô mất đi bản thân.



Nhậm Ngạn Đông: "anh muốn theo đuổi lại em giống như bất cứ người con trai nào khác đã từng theo đuổi em."



Thịnh Hạ hồ nghi nhìn anh, anh theo đuổi sao? Một câu này có thể khiến người nghẹn chết khiếp.



Cô đời này đại khái đều quên không được cái chuyện kinh điển về việc anh muốn thay đổi để tìm ra đề tài chung giữa bọn họ theo cách anh nghĩ.



Nhanh sau đó phục vụ mang thức ăn lên.



Nhậm Ngạn Đông trước đây không biết nhiều về Thịnh Hạ. Khi bọn họ cùng chờ đồ ăn được dọn lên thì anh mới phát hiện một việc. Hai người thế nhưng có điểm giống nhau như đúc cơm chỉ là phân lượng thức ăn của Thịnh Hạ chỉ bằng một phần năm của anh.



Thịnh Hạ không tiếp tục tra hỏi anh mà chỉ nghĩ nhanh ăn xong rời đi.



Nhậm Ngạn Đông muốn cắt ra miếng thịt nhỏ cho cô nhưng anh bị cô dùng tay ngăn trở, "Cảm ơn, em tự mình làm."



Anh nhìn cô, "Thịnh Hạ, cho anh thời gian nửa năm để theo đuổi em có được không?"



Thịnh Hạ cùng anh đối diện, "Vì cái gì em phải cho anh thời gian?"



Nhậm Ngạn Đông lặng im trong chớp mắt, thấp giọng nói: "Không phải anh yêu cầu gì em, cũng không phải anh cưỡng cầu em mà anh đang cầu xin em." Anh nhìn mắt cô mà lặp lại một lần, "Cầu xin em cho anh thời gian nửa năm."



Thịnh Hạ nuốt miếng thịt xuống trong miệng. Cô an tĩnh vài giây mới nói, hỏi lại: "Nhậm Ngạn Đông, anh dựa vào cái gì mà chắc canh như vậy, nửa năm là anh có thể theo đuổi được em sao?"



Nhậm Ngạn Đông: "Không phải chắc canh có thể đuổi theo em mà nếu anh xin thời gian quá nhiều, một năm hay hơn thì sợ em không cho."



Anh nói: "Nếu là thời gian nửa năm, anh còn là làm em không thấy chút hy vọng nào, hoặc không đạt được mong muốn của em. Em không cần tiếp thu anh."



Thịnh Hạ: "Em không phải dạng người có khẩu khí thiên về lý trí. Lúc em theo đuổi anh thì em đối với anh không yêu cầu qua lại gì. Hiện tại em đối với anh không còn tình cảm hoặc đề ra yêu cầu cao gì thì làm sao anh có thể nói đạt được?"



Cô cũng không nghĩ lại cùng anh dây dưa, tâm tinh cố trở nên bình tĩnh, khẩu khí hòa khuyên anh: "Đừng lãng phí thời gian. Cuối cùng kết quả vẫn là không được gì thì hà tất anh lãng phí thời gian cùng tinh lực vậy?"



Nhậm Ngạn Đông: "Không lãng phí."



Anh thất thần sau một hồi lại nói câu: "Thì xem như cuối cùng nếu anh còn là không đạt được yêu cầu của em thì ngược lại chuyện anh ít nhất đã cố gắng dành nhiều thời gian cùng em trong nửa năm."
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom