• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

New Thầy À ! Sao Lại Đòi Làm Chồng Em ? (H+) (3 Viewers)

  • Chương 13: Em là mầm non của tôi

Ông giáo thả tôi ở gần cổng trường để tôi tự đi bộ vào, còn ổng phải đánh lái qua bên kia đường để đậu xe, do hôm nay thầy cũng có tiết dạy. Tôi đã no căng bụng, giờ phải cầm theo 1 lốc sữa Meadow của Úc mà thầy đã mua cho tôi, bắt tôi nội trong ngày hôm nay phải uống hết 3 hộp này. Ổng coi tôi là trẻ em, là con ổng hay sao á, tiếp tế cả sữa học đường cho học sinh nghèo vượt khó của đất nước nữa.



Nhớ tới vừa nãy khi đi ăn sáng, tôi có biết cầm dao cắt thịt ra sao đâu, gái quê mới lên thành phố mà. Với trước giờ chỉ cầm đũa muỗng ăn cơm quen rồi. Ông giáo quay sang nhìn tôi và kêu tôi hãy ngồi chờ giây lát, thầy chuyên nghiệp lia dao xẻ vài đường, là miếng bò được cắt thành khúc khúc đều nhau, nằm gọn gàng trên dĩa rồi để ngay trước mặt tôi rồi. Tôi chỉ có việc cầm nĩa cắm vào và bỏ lên miệng nhai thôi.



Eo, sao ngon dữ thần vậy? Lâu nay tôi ăn cơm với chao, với cá khô rồi mì gói, đến bánh mì chấm sữa. Giờ mới được nghe mùi thịt ra sao nên tôi ăn khá nhiệt tình, kiểu “một bữa no” của Nam Cao á. Thầy nhìn tôi ngồi bên cạnh ăn uống ngon lành nên vẻ mặt trông rất hài lòng. Đưa mắt nhìn lén tôi mỉm cười, và hình như là ổng cũng đang tính toán rất nhiều điều sau này cho tôi.



Ăn no xong bị chùng 2 con mắt tiếp, sáng nay học môn Triết mà tôi ngáp ngắn ngáp dài muốn gục mặt ngủ luôn, tại đêm qua ngủ có đủ giấc đâu. Quần qua quần lại cũng tới giờ nghỉ trưa và kết thúc môn học, tôi xuống sảnh trường định bụng kiếm đại ổ bánh mì nhỏ gọn ăn qua loa, vì ban sáng do ăn quá nhiều nên bụng còn hơi no ngang. Nhưng điện thoại trong túi quần đã rung lên...“Anh Jack đang gọi”:



- Dạ..em nghe nè thầy!



- Em chịu khó đi bộ vài chục mét tới nhà hàng Quán Cơm Niêu gần trường, tôi đang chờ em ở đó. Đồ ăn tôi gọi hết rồi đó, không đến đừng có trách!



Hic, lại ăn nữa sao? Ý định của ông giáo nhất quyết phải cho tôi trồi ra được mấy miếng thịt mới vừa lòng ổng hay sao á. Tôi thất thểu vác mặt mình đến nơi thầy đã dặn, cũng cảm thấy áy náy vì đi ăn “free” hoài. Một quán cơm, là cơm, nhưng lại dành cho tầng lớp thượng lưu. Ăn cơm phải ngồi trong máy lạnh, không gian xung quanh trang trí theo lối văn hoá xưa của người Việt. Lại có tiếng nhạc Bolero du dương bên tai, như muốn thực khách nơi đây dùng bữa được ngon miệng hơn nữa chứ. Đúng là người giàu, ăn không phải để no, mà còn là để thưởng thức.



Từ xa, tôi thấy thầy đang nghe điện thoại của ai đó rất chăm chú. Khi tôi bước lại gần, 1 bàn đầy thức ăn đang chờ tôi đến nhét vào bụng. Hồi trước tôi hay thấy đói lắm, do ăn không đủ bữa với đủ chất, có khi đói đến hoa cả mắt vẫn phải ráng chờ cơm chín để ăn với muối mè. Giờ chưa kịp thấy đói đã phải ăn nữa rồi.



Thấy tôi đang tiến đến gần, thầy vẫn đang nghe điện thoại, vừa nói chuyện vừa đứng dậy kéo ghế bên cạnh cho tôi ngồi kế bên. Tôi cúi đầu chào thầy, tháo balo ra để xuống ghế rồi đặt mông ngồi. Mùi thức ăn xộc vào mũi đủ mùi vị từ cá, tôm, thịt...thơm không thể tả. Ông giáo nói với người bên trong điện thoại vài tiếng, rằng đầu giờ chiều mình sẽ quay lên công ty để giải quyết cho xong chuyện và cúp máy. Đặt điện thoại sang kế bên, ông giáo quay sang nhìn tôi cũng đang nhe răng nhìn ổng cười. Câu hỏi đầu tiên thầy mở miệng nói là:



- Sáng có uống sữa chưa?



- Em uống rồi mà!!!



Sao càng lúc, tôi thấy thầy càng giống phụ huynh của tôi thiệt, chăm như con ổng đẻ ra luôn vậy. Tôi trề môi tỏ ý mình đã lớn, cầu mong ổng đừng săn sóc tôi như thế này nữa.



- Thầy, em lớn rồi mà. Sao thầy coi em như trẻ nhỏ vậy? Bắt ăn bắt uống giống con nít quá trời.



Thầy không buồn dòm tôi, vừa mở nắp niêu cơm, vừa xới cơm ra chén mà nói với tôi rằng:



- Ừm, đối với tôi em chính là trẻ nhỏ, là mầm non của tôi, nên tôi phải hết lòng săn sóc...Nè, mau ăn đi, đừng nói nhiều nữa.



Thầy đặt chén cơm ngay trước mặt tôi, vẫn chưa chịu xới cơm vào chén mình. Bắt đầu gắp tôm thịt rồi dẽ xương cá, để lên chén và dĩa ăn của tôi y như cách mấy bà mẹ, mỗi lần đi ăn ở đâu là lo cho con mình ăn trước tiên. Xong xuôi đâu đó rồi mới tới lượt mình ăn vậy. Trước nay ngoài bà nội ra, chưa 1 ai quan tâm hay lo lắng cho tôi như thế này cả. Nhìn thầy lặng lẽ ân cần gắp đủ thứ món cho tôi. Tuy chẳng cần nói gì cả, nhưng chính những hành động nhỏ nhặt này lại khiến tôi dao động. Trông thần khí điềm đạm của thầy sao mạnh mẽ và chững chạc quá. Thầy như 1 bức tường vô cùng kiên cố, tuy trông cứng ngắc và bất di bất dịch. Nhưng thực chất lại là chỗ dựa và là nơi trú ẩn rất vững vàng cho ai may mắn được ngả vào, mà chẳng cần phải suy nghĩ về chuyện nắng mưa hay gió bão gì ngoài kia hết.



- Sao không ăn đi?



Thầy nhướn mày lên hỏi tôi, nãy giờ mải mê ngắm ổng mà tôi cứ thần mặt quên cả việc cầm đũa. Nghe thầy nhắc nhở, tôi mới cầm chén lên và bắt đầu gắp đồ ăn bỏ vào miệng, không quên nói với thầy:



- Thầy ăn luôn đi thầy, đừng lo cho em nữa mà.



- Quan tâm tôi sao?



- Dạ...



Trả lời đại như vậy đi, có sao nói vậy cho rồi để thầy còn ăn uống. Chứ cứ đỏng đảnh nói vòng vo tới lui chi cho mắc mệt. Thầy nhếch miệng cười sau khi nghe tôi nhẹ giọng trả lời và cũng bắt đầu cùng tôi ăn cơm trưa. Ta nói, người đẹp nên cái nết ăn cũng đẹp, từ tốn, gọn gàng trông rất quyền quý và cao sang. Nội thấy cái cách ổng nhai thôi sao cũng thấy thần thái ngút ngàn nữa trời. Tôi muốn đưa tay tát bôm bốp lên mặt mình cho tỉnh, bởi dạo này có vẻ hơi bị mê muội ông giáo già này rồi đó. Thật đáng chết, thật đáng xấu hổ mà!



Cái bụng tôi nó no muốn cằng hông luôn, nên bắt đầy ngồi làm mệt. Tại thức ăn là thứ quý giá, nhiều người không có mà ăn nên tôi không được bỏ sót 1 hạt ngọc nào của ông Trời cả. Thấy tôi ôm bụng ngồi thở, thầy vừa đưa khăn lau miệng, vừa xé cái khăn khác muốn lau luôn cho tôi. Nhưng tôi giữ cái khăn lại có ý nói mình tự lau được mà.



- Hình như em ăn chưa đủ hả? Để có gì mốt tôi gọi thêm món.



Nghe ông giáo vừa dứt lời, mắt tôi trợn trắng không thấy tròng đen đâu luôn. Miệng há ra muốn rớt cả hàm ra ngoài:



- Thôi thôi thầy, em muốn tét bụng rồi nè. Tại em sợ bỏ mứa nên ráng ăn cho cố đó. Giờ em đang thở không nổi luôn rồi. Mốt thầy kêu ít đồ ăn lại dùm em nha, em mà chật quần chật áo là tại thầy hết đó!



Ông giáo Vinh đưa tay xoa đầu tôi, nụ cười lại xuất hiện trên khuôn mặt quá ư tuấn tú kia. Có ý trêu ghẹo tôi rằng:



- Cứ ăn cho lên được vài cân tét hết quần áo đi. Tôi sắm lại cho em 1 lượt.



Ủa, tôi chỉ đang nói giỡn thôi mà, sao cái mặt của thầy có vẻ như tôi mà chật quần áo thật, ổng sẽ sẵn sàng sắm sửa lại toàn bộ cho tôi liền vậy. Nên vội vừa cười vừa trần tình lại:



- Em...em giỡn á thầy, cơ địa của em trước nay khó hấp thu lắm. Không tét được đâu, hì hì!



Nhưng:



- Tôi sẽ nuôi cho em tét.



Câu nhận định của thầy được thốt lên 1 cách rất dứt khoát, khiến tôi cảm thấy vô cùng bối rối. Thầy mua cho tôi biết bao nhiêu dụng cụ học tập, lại còn đóng học phí 4 năm Đại Học này của tôi. Ơn đức này tôi thấy nó cao ngút trời rồi, đã thế sáng giờ tôi còn mặt dày ăn uống hết bao nhiêu tiền của ổng nữa, nên tôi sợ người ta nghĩ mình đào mỏ thầy lắm. Bởi vậy hồi sáng, sau khi ăn và đến lúc thanh toán, tôi mạnh dạn rút cái ví tiền mà mở ra lúc nào cũng thấy hết hồn của mình, định bụng sẽ bao thầy bữa ăn này, vì muốn tỏ lòng biết ơn với vị ân nhân của mình chút xíu. Thế mà con mắt của thầy bỗng chiếu đến tôi sáng quắc, muốn nhá cháy cả mặt mày tôi luôn. Thầy đanh giọng cảnh cáo tôi rằng:



- Cất vào... và hãy nhớ là khi đi bên tôi, cấm bao giờ được móc ví của em ra nghe rõ chưa? Tôi nhắc lần này là lần đầu cũng như lần cuối.



Bởi vậy, tôi bắt đầu cảm thấy áy náy về mấy chuyện tiền nong với thầy lắm. Thầy lo cho tôi nhiều rồi, tôi cảm thấy quá biết ơn đến không sao kể siết. Nên tôi đang dặn lòng ráng làm sao đừng để thầy ra tiền vì mình nữa. Thôi bèn lảng sang chuyện khác và đánh bài chuồn thôi:



- Thầy...ừm, sắp đến giờ vào lớp rồi, em đi trước nha thầy!



- Ừm...đi trước đi, tối gặp!



Hả? Tối còn gặp nữa sao? Tôi ảo não nhìn thầy rồi xách balo lên và chào thầy 1 tiếng rồi bước đi. Công nhận tôi cũng chơi kì ghê, xách dép đến ăn rồi xách dép về để thầy ở lại thanh toán. Áy áy quá nhưng đành chịu vậy, thôi chuyến sau phải rút kinh nghiệm.



Tôi quay trở lại trường để vào môn Hình Học Hoạ Hình buổi chiều. Thầy Dũng, người thầy có mái tóc xoăn tít thò lò huyền thoại, đang cố gắng mở mang và nhồi nhét mớ kiến thức hại não vào đầu các sinh viên của tụi tui bằng bài giảng:



- Cái chúng ta nhìn thấy, thực chất chỉ là ảnh của vật. Và khi ta chụp ảnh của vật bằng điện thoại hay máy chụp hình. Đó chính là ảnh của ảnh của vật!!!



Giờ thì tôi đã rõ tại sao tóc thầy lại xoăn 1 cách kì lạ như vậy rồi đó. Và đảm bảo bộ não thần kỳ của thầy, nó còn nhăn hơn các nếp nhăn ở trên trán và đuôi mắt của thầy luôn.



Chiều ấy, tôi đón xe bus đến quán cà phê để tiếp tục làm thêm. Khi ngồi trên xe bus, tôi thấy 1 bà mẹ trẻ gầy gò trông quần áo không được sạch sẽ, và khuôn mặt của cô ấy rất đỗi khắc khổ. Đang ẵm trên tay 1 đứa nhỏ tầm 1 hay 2 tuổi gì đó ốm yếu giống như bị suy dinh dưỡng vậy. Và cũng như mẹ mình, trông bé đáng thương đến không thể kìm lòng. Chắc 2 mẹ con mới đi bệnh viện về vì họ đón xe ở ngay trạm của Bệnh viện Nhi Đồng mà.



Trái tim thương người của tôi lại bị lung lay mãnh liệt. Tôi bèn lôi 2 hộp sữa quên chưa uống, và hộp bánh dinh dưỡng để tôi ăn chơi chơi mà thầy đã mua cho tôi từ balo ra, cùng với 1 tờ tiền 50 ngàn. Coi như sáng giờ thầy đã lo cho tôi ăn uống, tôi dư được tí tiền này thôi coi như mình đem đi chia sẻ với người khác vậy. Sau đó, tôi ngồi cạnh 2 mẹ con họ và gửi đến họ những món này, nói rằng của ít lòng nhiều. Tôi muốn cho cháu bé tí quà tí bánh mong cô ấy vui vẻ nhận.



“Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no”, chị ấy và đứa bé nhìn tôi mà cám ơn rối rít như vừa nhận được món quà gì đó to lớn lắm vậy. Tự nhiên khi làm người khác tươi cười, tôi thấy như mình cũng đang làm cho chính mình cảm thấy lạc quan lên vậy. Bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, trao đi yêu thương sẽ nhận lại yêu thương thôi!
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom