Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Suối Nguồn - Phần 2 - Chương 04 a
IV.
“... Bàn chải đánh răng trong hàm răng bàn chải đánh răng chải chải răng bọt kem phồng lên trong bọt kem vòng La Mã đi về nhà nhà trong hàm răng Vòm La Mã răng bàn chải răng tăm kẻ móc túi ổ điện rocket...”[68]
Peter Keating nheo mắt, cái nhìn của vô định xa xăm. Anh đặt cuốn sách xuống. Đó là một cuốn sách mỏng và bìa đen, với các hàng chữ đỏ chói nhan đề: Đám mây và vải liệm[69] của tác giả Lois Cook. Bìa sách nói rằng đó là ký sự của cô Cook về các chuyến đi vòng quanh thế giới của cô.
Keating ngả người ra sau với một cảm giác ấm áp và thoải mái. Anh thích cuốn sách. Nó đã biến sự đều đều nhàm chán trong bữa ăn sáng Chủ nhật trở thành một trải nghiệm tinh thần sâu sắc; anh chắc chắn là nó sâu sắc, vì anh không hiểu nó.
Peter Keating chưa bao giờ cảm thấy cần thiết phải hình thành những quan điểm cá nhân trừu tượng. Tuy nhiên anh có một kiểu truyết lý thay thế như sau: "Một thứ không thể là cao nếu người ta có thể với tới nó; nó không vĩ đại nếu người ta có thể tranh cãi về nó; nó không sâu nếu người ta có thể nhìn thấy đáy của nó." - triết lý này luôn là cương lĩnh của anh, dù nó không được phát biểu thành lời và cũng chưa bao giờ bị chất vấn. Nó đã khiến anh chẳng cần phải nhọc công vươn tới, tranh cãi, hay nhìn thấy; và nó khiến anh khinh bỉ những ai nhọc công làm thế. Vậy là anh có thể yêu thích tác phẩm của Lois Cook. Anh cảm thấy thăng hoa vì phát hiện thấy mình có khả năng thẩm thấu những gì trừu tượng, sâu sắc, những gì lý tưởng. Toohey đã nói: "Chỉ thế thôi, âm thường anh như âm thanh, loại thơ mà câu chữ là câu chữ, còn phong cách như sự nổi loạn đối với phong cách. Nhưng chỉ những tinh thần cao quý mới có thể hiểu được chúng, Peter ạ." Keating nghĩ anh có thể nói chuyện về cuốn sách này với các bạn anh, và nếu họ không hiểu thì anh sẽ biết rằng anh ưu việt hơn họ. Anh sẽ không cần giải thích cái ưu việt đó là gì - chỉ thế thôi, "ưu việt như ưu việt" - và điều đó sẽ tự động phủ nhận những kẻ muốn có lời giải thích. Anh yêu cuốn sách.
Anh với tay lấy một lát bánh mì nướng nữa. Anh thấy ở cuối bàn mẹ anh đã để cho anh chồng báo Chủ nhật dày cộp. Anh nhấc chồng báo lên, cảm thấy đủ sức mạnh lúc này để đối mặt với toàn bộ cái thế giới trong chồng báo ấy, trong sự tự tin vào tinh thần vĩ đại ẩn giấu trong anh. Anh lôi các trang báo ảnh ra. Anh dừng lại. Anh thấy một bức ảnh chụp một bản vẽ thiết kế: đó là bản vẽ thiết kế Nhà Enright của Howard Roark.
Anh không cần nhìn hàng chữ chú thích hay chữ ký thô ráp ở góc bức vẽ thiết kế; anh biết rằng không ai khác tạo ra căn nhà đó và anh biết phong cách thiết kế, vừa thanh thoát vừa bạo lực, những nét bút chì trông giống như những dây điện cao thế trên giấy, trông thì mảnh mai và vô tội, nhưng không thể chạm tay vào. Đó là một cấu trúc đặt trên một mảnh đất rộng bên cạnh sông Đông. Khi nhìn lần đầu tiên, anh không thấy nó là một tòa nhà mà như một khối đá pha lê vươn cao. Vẫn là một trật tự toán học nghiêm khắc để gắn kết một sự vươn cao tự do, ngoạn mục; những đường thẳng và góc nhọn, khoảng không gian bị cắt đứt bởi một con dao, nhưng vẫn hòa hợp về bố cục một cách tinh tế như công trình của một người thợ kim hoàn; một tập hợp những hình khối đa dạng đến mức kinh ngạc trong đó mỗi khối đều không lặp lại, nhưng lại nhất thiết phải dẫn đến khối tiếp theo và đến cả tập hợp; để những người chủ tương lai của ngôi nhà sẽ không phải sở hữu một trong số những cái chuồng hình vuông mà sở hữu một ngôi nhà riêng biệt, được gắn với những ngôi nhà khác giống như một mảnh pha lê ốp vào một phiến đá.
Keating nhìn bản vẽ. Anh đã biết từ lâu rằng Howard Roark được chọn để xây Ngôi nhà Enright. Anh đã thấy tên Roark được nhắc đến vài lần trên báo; không nhiều, tóm tắt lại chỉ là “một kiến trúc sư trẻ nào đó được ông Right chọn vì một lý do nào đó, có lẽ là một kiến trúc sư trẻ khá thú vị.” Dòng chú thích dưới bản vẽ thông báo rằng việc xây dựng ngôi nhà sẽ được bắt đầu ngay. Ôi dào, Keating nghĩ, và thả tờ báo xuống, thì đã sao nào? Tờ báo rơi xuống bên cạnh cuốn sách bìa đen và đỏ. Anh nhìn cả hai thứ đó. Anh cảm thấy mơ hồ rằng Lois Cook là sự bảo vệ anh chống lại Roark.
“Cái gì đấy Petey?” giọng của mẹ anh lên tiếng hỏi sau lưng anh.
Anh đưa tờ báo cho bà qua vai anh. Tờ báo rơi qua lưng anh xuống mặt bàn phía sau, trong một giây.
“Ồ,” bà Keating nhún vai. “Hừm...”
Bà đứng cạnh anh. Chiếc váy lụa quá chật làm lộ chiếc áo ngực cứng ngắc của bà; một chiếc ghim kẹp nhỏ lấp lánh ở cổ bà, đủ nhỏ để thể hiện một cách phô trương rằng nó được làm từ kim cương thật. Bà giống như căn hộ mới mà họ vừa chuyển đến: đắt tiền một cách lộ liễu. Việc trang trí căn hộ là công việc chuyên môn đầu tiên mà Keating làm cho chính mình. Căn hộ được trang bị bằng đồ đạc mới cứng, mang phong cách thời trung-Victoria. Nó mang vẻ bảo thủ và trang trọng. Trên lò sưởi trong phòng khách treo một bức họa lớn thời cổ vẽ một thứ gì đó không hẳn là một vị tổ tiên lừng lẫy nhưng tương tự như thế.
“Petey con yêu, mẹ ghét phải hối thúc con vào sáng Chủ nhật, nhưng đã đến lúc phải mặc quần áo tử tế vào rồi? Bây giờ mẹ phải vội đi và mẹ rất không muốn con quên thời gian và bị muộn, ông Toohey thật tử tế khi mời con đến nhà ông ấy.”
“Vâng, mẹ ạ.”
“ vị khách nổi tiếng nào cũng đến nhà ông ấy không?”
“Không. Không có khách nào khác. Nhưng sẽ có một người khác ở đó. Không nổi tiếng.” Bà nhìn anh chờ đợi. Anh nói thêm: “Katie sẽ ở đó.”
Cái tên này dường như chẳng có tác động gì lên bà. Gần đây một vẻ tự tin đã phủ lên bà, giống như một lớp mỡ mà câu hỏi cụ thể đó không thể nào còn xuyên qua được nữa.
“Chỉ là một bữa tiệc trà trong gia đình thôi mà,” anh nhấn mạnh. “Ông ấy nói thế.”
“Ông ấy tốt quá. Mẹ chắc chắn Toohey là một người rất thông minh.”
“Vâng mẹ ạ.”
Anh sốt ruột đứng dậy và về phòng mình.
*
* *
Đây là lần đầu tiên Keating đến thăm cái khách sạn đắt tiền có phòng cho thuê mà Catherine và chú mình vừa dọn đến. Anh không chú ý lắm đến căn hộ, ngoài việc nhớ rằng nó rất đơn giản, rất sạch sẽ và khiêm tốn một cách thanh nhã, rằng nó có một lượng lớn sách và rất ít tranh, nhưng những tranh này lại là đồ thật và rất quý. Người ta chẳng bao giờ nhớ căn hộ của Ellsworth Toohey cả, chỉ nhớ vị chủ nhà. Chủ nhà, vào buổi chiều Chủ nhật này, mặc một bộ com-lê màu xám đen, đúng là một bộ đồng phục, và ông đi đôi dép da sơn đen viền đỏ, loại đi trong phòng ngủ; đôi dép nhạo báng sự lịch thiệp nghiêm túc của bộ com-lê; tuy nhiên, sự tương phản táo bạo của nó lại làm cho sự thanh lịch của chủ nhà trở nên hoàn hảo. Ông ta ngồi trong một chiếc ghế rộng, thấp, và khuôn mặt ông mang một vẻ nhẹ nhàng cẩn trọng – cẩn trọng đến mức Keating và Catherine đôi lúc cảm thấy như thể họ là những bong bóng xà phòng mong manh.
Keating không thích cách Catherine ngồi ghé vào mép ghế, lưng còng xuống, đôi chân nép sát vào nhau một cách vụng về. Anh ước giá mà cô không mặc lại cùng một bộ quần áo cho đến mùa thứ ba, nhưng cô vẫn mặc nó. Cô nhìn chăm chăm vào một điểm ở đâu đó giữa chiếc thảm. Cô ít khi nhìn Keating. Cô không bao giờ nhìn chú mình. Keating chẳng tìm thấy đâu dấu vết của vẻ ngưỡng mộ vui mừng mà cô đã luôn thể hiện khi nói về Toohey, vẻ ngưỡng mộ mà anh đã mong chờ cô thể hiện khi anh có mặt. Có một cái gì đó nặng nề và thất sắc ở Catherine, và vẻ mệt mỏi rã rời nữa.
Người phục vụ của Toohey đem ra một khay trà.
“Cháu rót trà được chứ cháu yêu quý?” Toohey nói với Catherine. “A, chẳng có gì sánh được với một tiệc trà buổi chiều cả. Khi nào đế quốc Anh sụp đổ, các nhà sử học sẽ thấy rằng đế quốc này chỉ có được hai đóng góp vô giá đối với nền văn minh – thói quen tiệc trà này và tiểu thuyết trinh thám. Catherine, cháu yêu quý, cháu có cần phải nắm cái quai ấm như thể nó là một chiếc rìu chặt thịt như thế không? Nhưng không sao, như thế lại dễ thương, chính cái đó làm chúng ta, Peter và ta, yêu quý con đấy, bọn ta chưa chắc đã yêu con nếu con cũng duyên dáng như một nữ công tước – ai cần một công tước vào thời buổi này cơ chứ?”
Catherine rót trà và đánh đổ trà lên mặt bàn kính, một việc mà trước đây cô chưa từng phạm phải.
“Ta thực sự muốn được nhìn thấy hai đứa bên nhau một lần,” Toohey nói, vừa nói vừa hờ hững cầm một tách trà nhỏ thanh nhã. “Tôi thật ngốc, đúng không? Thật sự chẳng có gì đáng gọi là một sự kiện trọng đại, nhưng mà thỉnh thoảng tôi trở nên ngớ ngẩn và sướt mướt, giống như tất cả mọi người. Cháu có con mắt tinh đấy, Catherine ạ. Ta nợ con một lời xin lỗi, ta không bao giờ nghĩ rằng con có một khiếu thẩm mỹ tốt như vậy. Con và Peter sẽ thành một cặp đẹp đôi. Con sẽ làm rất nhiều cho cậu ấy. Con sẽ làm bánh kem cho cậu ấy, giặt khăn tay và đẻ con cho cậu ấy, mặc dù dĩ nhiên tất cả bọn trẻ một lúc nào đấy sẽ bị lên sởi, mà điều này thật phiền toái.”
“Nhưng mà, tóm lại là, ông... chú cũng tán thành chuyện này chứ ạ?” Keating nôn nóng hỏi.
“Tán thành chuyện này? Chuyện nào hả Peter?”
“Chuyện hôn nhân của bọn cháu ấy...”
“Thật là một câu hỏi thừa Peter ạ! Tất nhiên, tôi tán thành chuyện này. Nhưng hai đứa trẻ thật đấy! Người trẻ tuổi thì thế đấy – họ cứ tạo ra một vấn đề vốn chẳng tồn tại. Anh hỏi cứ như thể toàn bộ chuyện này quan trọng đến mức phải phản đối ấy.”
“Katie và cháu gặp nhau cách đây bảy năm,” Keating nói một cách thủ thế.
“Và tất nhiên đây là một tình yêu sét đánh?”
“Vâng,” Keating nói và cảm thấy mình thật lố bịch.
“Đó hẳn phải vào mùa xuân,” Toohey nói. “Thường là thế. Sẽ có một rạp chiếu phim tối om, và có hai người quên mất thế giới, tay trong tay – nhưng tay thì lại đổ mồ hôi khi bị nắm lâu quá, đúng không nào? Tuy vậy, được yêu vẫn là tuyệt vời. Câu chuyện ngọt ngào nhất từng được kể – và cũng nhàm chán nhất. Đừng quay đi như thế Catherine. Chúng ta không bao giờ được tự cho phép mình mất đi khiếu hài hước cả.”
Ông mỉm cười. Sự thân ái trong nụ cười của ông ôm lấy cả hai người. Sự thân ái lớn đến mức nó làm cho tình yêu của họ dường như nhỏ mọn và ích kỷ, bởi chỉ có thứ gì đó tầm thường mới có thể khơi dậy một sự thương cảm lớn đến như vậy. Ông hỏi:
“Nhân tiện, Peter, anh định bao giờ thì tiến hành đám cưới ấy nhỉ?”
“Ồ,... chúng cháu chưa bao giờ thực sự đặt ra một thời gian cụ thể cả, chú biết mọi chuyện thế nào rồi đấy, những gì xảy ra với cháu và bây giờ Katie lại có công việc của cô ấy và... Và, nhân tiện,” anh đột nhiên thêm vào, bởi việc Katie có việc làm khiến anh khó chịu một cách vô cớ, “khi nào chúng cháu kết hôn thì Katie sẽ phải thôi việc. Cháu không tán thành chuyện đó.”
“Thì tất nhiên,” Toohey nói, “tôi cũng chẳng tán thành chuyện đó, nếu Catherine mà không thích nó.”
Catherine hiện đang làm công việc giữ trẻ ở Khu tập thể Clifford[70]. Đó là ý của riêng cô. Cô đã từng thường xuyên đến thăm khu nhà này cùng với chú mình, người đã tổ chức một số lớp học kinh tế ở đó, và cô đã trở nên thích thú với công việc.
“Nhưng em rất thích nó!” cô kêu lên, đột nhiên tỏ ra hào hứng. “Em không hiểu sao anh lại ghét nó Peter ạ!” Trong giọng cô có một nốt chối tai, nghe nổi loạn và không dễ chịu lắm.
“Em chưa bao giờ thích cái gì đến thế trong đời cả. Giúp những người bất lực và bất hạnh. Em đến đó sáng nay – em không buộc phải đến, nhưng em muốn đến – và rồi em vội về nhà, em không có thời gian thay quần áo, nhưng cũng chẳng sao, ai thèm quan tâm đến việc em trông ra sao cơ chứ? Và...” – nốt chói tai trong giọng cô đã biến mất, nhưng cô vẫn nói rất hào hứng và rất nhanh – “Chú Ellsworth, chú tưởng tượng xem! Billy Hansen bé nhỏ bị viêm họng – chú nhớ bé Billy không? Và cô y tá không ở đó, nên cháu phải thông họng nó bằng Argyrol, tội nghiệp! Nó bị tắc đờm kinh khủng trong họng!” Giọng cô dường như tỏa sáng, như thể cô đang miêu tả một vẻ đẹp vĩ đại. Cô nhìn chú mình. Lần đầu tiên Keating nhìn thấy vẻ yêu thương mà anh đã chờ đợi. Cô tiếp tục nói về công việc của cô, về lũ trẻ, về khu chung cư. Toohey lắng nghe một cách trang trọng. Ông không nói gì cả. Nhưng sự chăm chú thực sự trong mắt ông đã thay đổi ông, nét hài hước giễu cợt của ông đã biến mất và ông quên mất lời khuyên của chính mình, ông đang nghiêm túc, rất nghiêm túc là đằng khác. Khi ông nhận thấy đĩa của Catherine đã hết, ông đưa cô khay bánh săng-đuých với một cử chỉ đơn giản và chẳng hiểu thế nào lại khiến cho nó trở thành một cử chỉ lịch thiệp biểu hiện sự kính trọng.
“... Bàn chải đánh răng trong hàm răng bàn chải đánh răng chải chải răng bọt kem phồng lên trong bọt kem vòng La Mã đi về nhà nhà trong hàm răng Vòm La Mã răng bàn chải răng tăm kẻ móc túi ổ điện rocket...”[68]
Peter Keating nheo mắt, cái nhìn của vô định xa xăm. Anh đặt cuốn sách xuống. Đó là một cuốn sách mỏng và bìa đen, với các hàng chữ đỏ chói nhan đề: Đám mây và vải liệm[69] của tác giả Lois Cook. Bìa sách nói rằng đó là ký sự của cô Cook về các chuyến đi vòng quanh thế giới của cô.
Keating ngả người ra sau với một cảm giác ấm áp và thoải mái. Anh thích cuốn sách. Nó đã biến sự đều đều nhàm chán trong bữa ăn sáng Chủ nhật trở thành một trải nghiệm tinh thần sâu sắc; anh chắc chắn là nó sâu sắc, vì anh không hiểu nó.
Peter Keating chưa bao giờ cảm thấy cần thiết phải hình thành những quan điểm cá nhân trừu tượng. Tuy nhiên anh có một kiểu truyết lý thay thế như sau: "Một thứ không thể là cao nếu người ta có thể với tới nó; nó không vĩ đại nếu người ta có thể tranh cãi về nó; nó không sâu nếu người ta có thể nhìn thấy đáy của nó." - triết lý này luôn là cương lĩnh của anh, dù nó không được phát biểu thành lời và cũng chưa bao giờ bị chất vấn. Nó đã khiến anh chẳng cần phải nhọc công vươn tới, tranh cãi, hay nhìn thấy; và nó khiến anh khinh bỉ những ai nhọc công làm thế. Vậy là anh có thể yêu thích tác phẩm của Lois Cook. Anh cảm thấy thăng hoa vì phát hiện thấy mình có khả năng thẩm thấu những gì trừu tượng, sâu sắc, những gì lý tưởng. Toohey đã nói: "Chỉ thế thôi, âm thường anh như âm thanh, loại thơ mà câu chữ là câu chữ, còn phong cách như sự nổi loạn đối với phong cách. Nhưng chỉ những tinh thần cao quý mới có thể hiểu được chúng, Peter ạ." Keating nghĩ anh có thể nói chuyện về cuốn sách này với các bạn anh, và nếu họ không hiểu thì anh sẽ biết rằng anh ưu việt hơn họ. Anh sẽ không cần giải thích cái ưu việt đó là gì - chỉ thế thôi, "ưu việt như ưu việt" - và điều đó sẽ tự động phủ nhận những kẻ muốn có lời giải thích. Anh yêu cuốn sách.
Anh với tay lấy một lát bánh mì nướng nữa. Anh thấy ở cuối bàn mẹ anh đã để cho anh chồng báo Chủ nhật dày cộp. Anh nhấc chồng báo lên, cảm thấy đủ sức mạnh lúc này để đối mặt với toàn bộ cái thế giới trong chồng báo ấy, trong sự tự tin vào tinh thần vĩ đại ẩn giấu trong anh. Anh lôi các trang báo ảnh ra. Anh dừng lại. Anh thấy một bức ảnh chụp một bản vẽ thiết kế: đó là bản vẽ thiết kế Nhà Enright của Howard Roark.
Anh không cần nhìn hàng chữ chú thích hay chữ ký thô ráp ở góc bức vẽ thiết kế; anh biết rằng không ai khác tạo ra căn nhà đó và anh biết phong cách thiết kế, vừa thanh thoát vừa bạo lực, những nét bút chì trông giống như những dây điện cao thế trên giấy, trông thì mảnh mai và vô tội, nhưng không thể chạm tay vào. Đó là một cấu trúc đặt trên một mảnh đất rộng bên cạnh sông Đông. Khi nhìn lần đầu tiên, anh không thấy nó là một tòa nhà mà như một khối đá pha lê vươn cao. Vẫn là một trật tự toán học nghiêm khắc để gắn kết một sự vươn cao tự do, ngoạn mục; những đường thẳng và góc nhọn, khoảng không gian bị cắt đứt bởi một con dao, nhưng vẫn hòa hợp về bố cục một cách tinh tế như công trình của một người thợ kim hoàn; một tập hợp những hình khối đa dạng đến mức kinh ngạc trong đó mỗi khối đều không lặp lại, nhưng lại nhất thiết phải dẫn đến khối tiếp theo và đến cả tập hợp; để những người chủ tương lai của ngôi nhà sẽ không phải sở hữu một trong số những cái chuồng hình vuông mà sở hữu một ngôi nhà riêng biệt, được gắn với những ngôi nhà khác giống như một mảnh pha lê ốp vào một phiến đá.
Keating nhìn bản vẽ. Anh đã biết từ lâu rằng Howard Roark được chọn để xây Ngôi nhà Enright. Anh đã thấy tên Roark được nhắc đến vài lần trên báo; không nhiều, tóm tắt lại chỉ là “một kiến trúc sư trẻ nào đó được ông Right chọn vì một lý do nào đó, có lẽ là một kiến trúc sư trẻ khá thú vị.” Dòng chú thích dưới bản vẽ thông báo rằng việc xây dựng ngôi nhà sẽ được bắt đầu ngay. Ôi dào, Keating nghĩ, và thả tờ báo xuống, thì đã sao nào? Tờ báo rơi xuống bên cạnh cuốn sách bìa đen và đỏ. Anh nhìn cả hai thứ đó. Anh cảm thấy mơ hồ rằng Lois Cook là sự bảo vệ anh chống lại Roark.
“Cái gì đấy Petey?” giọng của mẹ anh lên tiếng hỏi sau lưng anh.
Anh đưa tờ báo cho bà qua vai anh. Tờ báo rơi qua lưng anh xuống mặt bàn phía sau, trong một giây.
“Ồ,” bà Keating nhún vai. “Hừm...”
Bà đứng cạnh anh. Chiếc váy lụa quá chật làm lộ chiếc áo ngực cứng ngắc của bà; một chiếc ghim kẹp nhỏ lấp lánh ở cổ bà, đủ nhỏ để thể hiện một cách phô trương rằng nó được làm từ kim cương thật. Bà giống như căn hộ mới mà họ vừa chuyển đến: đắt tiền một cách lộ liễu. Việc trang trí căn hộ là công việc chuyên môn đầu tiên mà Keating làm cho chính mình. Căn hộ được trang bị bằng đồ đạc mới cứng, mang phong cách thời trung-Victoria. Nó mang vẻ bảo thủ và trang trọng. Trên lò sưởi trong phòng khách treo một bức họa lớn thời cổ vẽ một thứ gì đó không hẳn là một vị tổ tiên lừng lẫy nhưng tương tự như thế.
“Petey con yêu, mẹ ghét phải hối thúc con vào sáng Chủ nhật, nhưng đã đến lúc phải mặc quần áo tử tế vào rồi? Bây giờ mẹ phải vội đi và mẹ rất không muốn con quên thời gian và bị muộn, ông Toohey thật tử tế khi mời con đến nhà ông ấy.”
“Vâng, mẹ ạ.”
“ vị khách nổi tiếng nào cũng đến nhà ông ấy không?”
“Không. Không có khách nào khác. Nhưng sẽ có một người khác ở đó. Không nổi tiếng.” Bà nhìn anh chờ đợi. Anh nói thêm: “Katie sẽ ở đó.”
Cái tên này dường như chẳng có tác động gì lên bà. Gần đây một vẻ tự tin đã phủ lên bà, giống như một lớp mỡ mà câu hỏi cụ thể đó không thể nào còn xuyên qua được nữa.
“Chỉ là một bữa tiệc trà trong gia đình thôi mà,” anh nhấn mạnh. “Ông ấy nói thế.”
“Ông ấy tốt quá. Mẹ chắc chắn Toohey là một người rất thông minh.”
“Vâng mẹ ạ.”
Anh sốt ruột đứng dậy và về phòng mình.
*
* *
Đây là lần đầu tiên Keating đến thăm cái khách sạn đắt tiền có phòng cho thuê mà Catherine và chú mình vừa dọn đến. Anh không chú ý lắm đến căn hộ, ngoài việc nhớ rằng nó rất đơn giản, rất sạch sẽ và khiêm tốn một cách thanh nhã, rằng nó có một lượng lớn sách và rất ít tranh, nhưng những tranh này lại là đồ thật và rất quý. Người ta chẳng bao giờ nhớ căn hộ của Ellsworth Toohey cả, chỉ nhớ vị chủ nhà. Chủ nhà, vào buổi chiều Chủ nhật này, mặc một bộ com-lê màu xám đen, đúng là một bộ đồng phục, và ông đi đôi dép da sơn đen viền đỏ, loại đi trong phòng ngủ; đôi dép nhạo báng sự lịch thiệp nghiêm túc của bộ com-lê; tuy nhiên, sự tương phản táo bạo của nó lại làm cho sự thanh lịch của chủ nhà trở nên hoàn hảo. Ông ta ngồi trong một chiếc ghế rộng, thấp, và khuôn mặt ông mang một vẻ nhẹ nhàng cẩn trọng – cẩn trọng đến mức Keating và Catherine đôi lúc cảm thấy như thể họ là những bong bóng xà phòng mong manh.
Keating không thích cách Catherine ngồi ghé vào mép ghế, lưng còng xuống, đôi chân nép sát vào nhau một cách vụng về. Anh ước giá mà cô không mặc lại cùng một bộ quần áo cho đến mùa thứ ba, nhưng cô vẫn mặc nó. Cô nhìn chăm chăm vào một điểm ở đâu đó giữa chiếc thảm. Cô ít khi nhìn Keating. Cô không bao giờ nhìn chú mình. Keating chẳng tìm thấy đâu dấu vết của vẻ ngưỡng mộ vui mừng mà cô đã luôn thể hiện khi nói về Toohey, vẻ ngưỡng mộ mà anh đã mong chờ cô thể hiện khi anh có mặt. Có một cái gì đó nặng nề và thất sắc ở Catherine, và vẻ mệt mỏi rã rời nữa.
Người phục vụ của Toohey đem ra một khay trà.
“Cháu rót trà được chứ cháu yêu quý?” Toohey nói với Catherine. “A, chẳng có gì sánh được với một tiệc trà buổi chiều cả. Khi nào đế quốc Anh sụp đổ, các nhà sử học sẽ thấy rằng đế quốc này chỉ có được hai đóng góp vô giá đối với nền văn minh – thói quen tiệc trà này và tiểu thuyết trinh thám. Catherine, cháu yêu quý, cháu có cần phải nắm cái quai ấm như thể nó là một chiếc rìu chặt thịt như thế không? Nhưng không sao, như thế lại dễ thương, chính cái đó làm chúng ta, Peter và ta, yêu quý con đấy, bọn ta chưa chắc đã yêu con nếu con cũng duyên dáng như một nữ công tước – ai cần một công tước vào thời buổi này cơ chứ?”
Catherine rót trà và đánh đổ trà lên mặt bàn kính, một việc mà trước đây cô chưa từng phạm phải.
“Ta thực sự muốn được nhìn thấy hai đứa bên nhau một lần,” Toohey nói, vừa nói vừa hờ hững cầm một tách trà nhỏ thanh nhã. “Tôi thật ngốc, đúng không? Thật sự chẳng có gì đáng gọi là một sự kiện trọng đại, nhưng mà thỉnh thoảng tôi trở nên ngớ ngẩn và sướt mướt, giống như tất cả mọi người. Cháu có con mắt tinh đấy, Catherine ạ. Ta nợ con một lời xin lỗi, ta không bao giờ nghĩ rằng con có một khiếu thẩm mỹ tốt như vậy. Con và Peter sẽ thành một cặp đẹp đôi. Con sẽ làm rất nhiều cho cậu ấy. Con sẽ làm bánh kem cho cậu ấy, giặt khăn tay và đẻ con cho cậu ấy, mặc dù dĩ nhiên tất cả bọn trẻ một lúc nào đấy sẽ bị lên sởi, mà điều này thật phiền toái.”
“Nhưng mà, tóm lại là, ông... chú cũng tán thành chuyện này chứ ạ?” Keating nôn nóng hỏi.
“Tán thành chuyện này? Chuyện nào hả Peter?”
“Chuyện hôn nhân của bọn cháu ấy...”
“Thật là một câu hỏi thừa Peter ạ! Tất nhiên, tôi tán thành chuyện này. Nhưng hai đứa trẻ thật đấy! Người trẻ tuổi thì thế đấy – họ cứ tạo ra một vấn đề vốn chẳng tồn tại. Anh hỏi cứ như thể toàn bộ chuyện này quan trọng đến mức phải phản đối ấy.”
“Katie và cháu gặp nhau cách đây bảy năm,” Keating nói một cách thủ thế.
“Và tất nhiên đây là một tình yêu sét đánh?”
“Vâng,” Keating nói và cảm thấy mình thật lố bịch.
“Đó hẳn phải vào mùa xuân,” Toohey nói. “Thường là thế. Sẽ có một rạp chiếu phim tối om, và có hai người quên mất thế giới, tay trong tay – nhưng tay thì lại đổ mồ hôi khi bị nắm lâu quá, đúng không nào? Tuy vậy, được yêu vẫn là tuyệt vời. Câu chuyện ngọt ngào nhất từng được kể – và cũng nhàm chán nhất. Đừng quay đi như thế Catherine. Chúng ta không bao giờ được tự cho phép mình mất đi khiếu hài hước cả.”
Ông mỉm cười. Sự thân ái trong nụ cười của ông ôm lấy cả hai người. Sự thân ái lớn đến mức nó làm cho tình yêu của họ dường như nhỏ mọn và ích kỷ, bởi chỉ có thứ gì đó tầm thường mới có thể khơi dậy một sự thương cảm lớn đến như vậy. Ông hỏi:
“Nhân tiện, Peter, anh định bao giờ thì tiến hành đám cưới ấy nhỉ?”
“Ồ,... chúng cháu chưa bao giờ thực sự đặt ra một thời gian cụ thể cả, chú biết mọi chuyện thế nào rồi đấy, những gì xảy ra với cháu và bây giờ Katie lại có công việc của cô ấy và... Và, nhân tiện,” anh đột nhiên thêm vào, bởi việc Katie có việc làm khiến anh khó chịu một cách vô cớ, “khi nào chúng cháu kết hôn thì Katie sẽ phải thôi việc. Cháu không tán thành chuyện đó.”
“Thì tất nhiên,” Toohey nói, “tôi cũng chẳng tán thành chuyện đó, nếu Catherine mà không thích nó.”
Catherine hiện đang làm công việc giữ trẻ ở Khu tập thể Clifford[70]. Đó là ý của riêng cô. Cô đã từng thường xuyên đến thăm khu nhà này cùng với chú mình, người đã tổ chức một số lớp học kinh tế ở đó, và cô đã trở nên thích thú với công việc.
“Nhưng em rất thích nó!” cô kêu lên, đột nhiên tỏ ra hào hứng. “Em không hiểu sao anh lại ghét nó Peter ạ!” Trong giọng cô có một nốt chối tai, nghe nổi loạn và không dễ chịu lắm.
“Em chưa bao giờ thích cái gì đến thế trong đời cả. Giúp những người bất lực và bất hạnh. Em đến đó sáng nay – em không buộc phải đến, nhưng em muốn đến – và rồi em vội về nhà, em không có thời gian thay quần áo, nhưng cũng chẳng sao, ai thèm quan tâm đến việc em trông ra sao cơ chứ? Và...” – nốt chói tai trong giọng cô đã biến mất, nhưng cô vẫn nói rất hào hứng và rất nhanh – “Chú Ellsworth, chú tưởng tượng xem! Billy Hansen bé nhỏ bị viêm họng – chú nhớ bé Billy không? Và cô y tá không ở đó, nên cháu phải thông họng nó bằng Argyrol, tội nghiệp! Nó bị tắc đờm kinh khủng trong họng!” Giọng cô dường như tỏa sáng, như thể cô đang miêu tả một vẻ đẹp vĩ đại. Cô nhìn chú mình. Lần đầu tiên Keating nhìn thấy vẻ yêu thương mà anh đã chờ đợi. Cô tiếp tục nói về công việc của cô, về lũ trẻ, về khu chung cư. Toohey lắng nghe một cách trang trọng. Ông không nói gì cả. Nhưng sự chăm chú thực sự trong mắt ông đã thay đổi ông, nét hài hước giễu cợt của ông đã biến mất và ông quên mất lời khuyên của chính mình, ông đang nghiêm túc, rất nghiêm túc là đằng khác. Khi ông nhận thấy đĩa của Catherine đã hết, ông đưa cô khay bánh săng-đuých với một cử chỉ đơn giản và chẳng hiểu thế nào lại khiến cho nó trở thành một cử chỉ lịch thiệp biểu hiện sự kính trọng.
Bình luận facebook