Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 11
Mùa xuân năm ấy, mãi đến cuối tháng giêng trời vẫn còn rét dữ. Mưa phùn dạo tết còn lất phất, nhưng khác hẳn mọi năm, sương mù bao phủ khắp An Thái che lấp ánh mặt trời, cái rét nhớp nháp nặng trĩu làm cho cơn suyễn của thằng Út vật vã thăng bé đến khốn khổ. Nhà không có người lớn, có lúc An phát khóc, không biết làm gì trước nỗi đau đớn của em, chỉ biết ôm lấy nó, khóc bù lu bù loa và van vái mẹ. Được cưng chìu quá mức bình thường, Út lấy làm thú vị, và theo thứ lý luận đơn giản của trẻ thơ, nó nghĩ hễ cơn suyễn càng nặng bao nhiêu thì chị An sẽ dịu dàng, chìu chuộng nó bấy nhiêu. Cho nên Út giả vờ khó thở, mệt nhọc thêm lên, để thưởng thức sự cuống quít lo âu của chị. An mong cha về từng giờ, từng khắc. Ông giáo đi vắng một tuần rồi hai tuần. Mong mỏi khiến An cảm thấy cô độc, chới với. Cũng may lâu ngày Út chán với cái trò đóng kịch bệnh hoạn, xốc áo chạy đi chơi với lũ trẻ hàng xóm. Đến lúc ấy, ông giáo và Kiên mới về An Thái. An mừng quá, chạy ra ngõ đón cha, líu lưỡi nói không nên lời. Một lúc lâu An mới thấy anh Kiên đứng cách đó mấy bước, miệng mỉm cười, mắt trìu mến lặng lẽ nhìn mình. Kiên về bất ngờ sau một năm xa cách, và điều đầu tiên An ghi nhận trên gương mặt anh là vẻ tiều tụy buồn hiu. Hơn thế nữa, đôi môi mỉm cười gượng gạo, không giấu nổi sự chua chát, buông thả. An đau thắt ở đáy lòng, cầm tay Kiên dặc dặc, rồi nức lên khóc.
Ông giáo dẫn các con vào nhà, cố lấy giọng vui bảo An:
- Ô hay, có chuyện gì đâu mà sướt mướt vậy! Không chùi nước mắt đi, người ta cười cho! Ở nhà có gì lạ không?
An đưa ống tay áo chùi má, dặm dặm lên hai mắt, thút thít trả lời:
- Tụi con chờ cha hoài không thấy về. Ở nhà em Út nó bị suyễn, có lúc con tưởng...
An lại khóc không nói được. Ông giáo hỏi?
- Út đâu rồi? Nằm trong buồng à?
Kiên đem đồ đạc đặt gần cái cột chỗ có cánh cửa thông ra nhà bếp, nhìn quanh tìm đứa em út không thấy, quay lại nói:
- Nó không nằm trong buồng. Em đâu rồi An?
An lấy được trở lại giọng bình thường, trấn an cha và anh.
- Em nó đã khỏe. Mấy ngày nay chạy đi chơi chứ không còn nằm cả ngày như trước. Chắc nó vừa chạy đâu đó. Để con tìm gọi nó về. Út mà biết có anh Kiên về, phải biết! Anh Hai biết không, nó thích cái gùi của thằng bé con chú ba. Em dỗ nó, hứa khi nào anh Hai về, sẽ cho Út một cái gùi nhỏ xíu, đan thật đẹp. Mà lần này anh Hai về ở chơi lâu lâu nghe, đừng lên ngay như kỳ tết năm ngoái.
Ông giáo và Kiên nhìn nhau, bối rối không biết phải trả lời An thế nào cho ổn. Những gì hai cha con vừa trải qua và muốn quên đi, bị khơi dậy đột ngột, khiến lòng họ tràn ngập một nỗi ân hận vu vơ, mà chua chát thấm thía. An dợm chạy đi tìm em, nhưng đúng lúc đó, mới nhớ đến Chinh. An xấu hổ vì tình cảm lạt lẽo của mình đối với anh, cố ý lấy giọng hoảng hốt hỏi ông giáo:
- Ủa, anh Chinh của con đâu không về, thưa cha!
Ông giáo chậm rãi cân nhắc từng lời, đáp:
- Anh Hai không được khỏe mấy, nên theo cha về dưới này tĩnh dưỡng. Ông biện có nhờ Chinh ở lại trên đó giúp thu xếp công việc ít lâu. Hơn nữa, tính anh Ba con không ưa ru rú trong nhà. Lên trên đó là không muốn về. Con chạy đi tìm Út về đây. Cha có mua cho nó một ít cốm.
Chẳng mấy chốc bên nhà Hai Nhiều cũng biết tin ông giáo dẫn Kiên về An Thái. Hai vợ chồng và Kiền cùng sang hỏi thăm sức khỏe Kiên. Họ hơi thất vọng khi thấy Kiên bình thường, không có chút dấu tích cái vết thương đẫm máu từng là đề tài bàn tán, tranh luận, tưởng tượng thêm thắt bao lâu nay trong nhiều gia đình, vết thương hữu ích nhờ gây xao động, hào hứng cho cuộc sống đều đặn tẻ nhạt của một làng xóm xa khuất. Họ bị chưng hửng, tiến thì ngượng ngập mà lui thì bất tiện. Cho nên Hai Nhiều cứ lập đi lập lại mãi câu nói nửa vời:
- Trời ơi, may thật là may. Thế mà cậu cứ tưởng... May phước lắm đa! Nếu không may thì...
Bà Hai Nhiều thích ứng mau hơn với hoàn cảnh bất ngờ, đến bên Kiên hỏi:
- Đâu, cháu bị ở đâu, ở đây hả? Vậy mà người ta đồn là cháu bị chém ngay cổ, vết chém sâu cả mấy phân, sợ không qua khỏi. Mà duyên do tại làm sao vậy cháu?
Kiên nhìn cha cầu viện, thấy ông giáo bận nói chuyện với cậu, đành phải trả lời qua loa:
- Chỉ là... chỉ là chuyện hiểu lầm thôi mợ!
Bà Hai Nhiều hăng hái nói:
- Hiểu lầm? Hiểu lầm mà đã dám hành hung con người ta hay sao? Chuyện gì cũng chờ người trên phân xử rồi ra sao hãy hay, chứ làm càn thế thì còn gì phép nước. Phải trị cho nó biết tay chứ! Rồi sau vụ đó, thằng... thằng côn đồ nó trốn đi đâu,ông biện xử nó thế nào?
Kiên bối rối không biết có nên kể thật mọi sự hay không. Anh quay nhìn cha lần nữa. Lúc đó ông giáo đang nói với Hai Nhiều:
-... còn hỏi như vậy thì lạ quá. Từ lúc mới về đây tôi đã cho họ biết rồi. Không tin hay sao còn đến hỏi anh!
Vẻ mặt Hai Nhiều nghiêm trọng, bà Hai hiểu ngay là giữa hai người chủ gia đình đang có một câu chuyện gay go đáng lắng tai nghe hơn là những câu trả lời bất đắc dĩ của cháu. Hai Nhiều nói:
- Ấy, tôi đã bảo chú về đây vì nghề dạy học ngoài đó không nuôi nổi bao nhiêu miệng ăn. Lão ta lại hỏi làm sao tôi biết chú làm thầy đồ. Tôi không biết nói thế nào cho phải, mới bảo... mới bảo...
Ông giáo nóng ruột hỏi dồn:
- Anh bảo thế nào?
Hai Nhiều dừng lại để tăng thêm sự nghiêm trọng, rồi tiếp:
- Tôi đáp bừa là trước khi đem vợ con về đây, cô chú có nhắn tin trước. Vả lại, khi vào đây chú cũng làm thầy đồ, rõ ràng chính ông ấy cũng gửi con tới học, cả huyện đều biết.
Hai Nhiều cười, tự tán thưởng sự lém lỉnh khôn ngoan của mình. Ông giáo chưa hết lo âu,hỏi dồn:
- Anh nói thế rồi họ còn cật vấn điều gì nữa thôi?
- Còn chứ. Lão ta hỏi chú quen với ông biện từ hồi nào, vì sao tự dưng ông biện gửi hai cậu em xuống đây cho chú dạy chữ.
Bà Hai Nhiều lần lần hiểu mấu chốt câu chuyện, lúc ấy mới chen vào cắt lời chồng:
- Tưởng ai hóa ra cái lão tri áp cha thằng Thìn. Bao nhiêu năm nay đi ra đi vô gặp mặt, vậy mà lão làm như người lạ, đến nhà hỏi đi hỏi lại cả buổi như là quan khảo án. Quí hóa gì cái chức xã trưởng mua bằng mấy chục quan tiền nát mà làm cao!
Hai Nhiều được vợ tiếp sức, trở nên sôi nổi hơn:
- Bởi vậy! Tôi ghét cái mặt làm phách, đốp chát lại liền. Tôi nói chú là thầy đồ giỏi hay dở chỉ có cha mẹ đám học trò theo học chú là biết rõ. Mà họ quen chú lúc nào, do đâu mà quen, thì làm sao tôi biết được. Chắc chắn là ông biện Kiên Thành biết chú sau ông tri áp, vì ông tri áp ở đây, còn ông biện thì ở tận bên kia sông.
Bà Hai Nhiều cười ha hả khâm phục chồng, cố giấu một cách lơ lỏng niềm hãnh diện, quay quanh phân bua với con, cháu:
- Tiếc quá lúc đó tôi phải đi chợ, nên không nghe gì được. Rồi sao nữa ông? Lão ta hỏi gì thêm không?
Hai Nhiều đáp:
- Lão bực tức lắm. quay sang hỏi chừng nào chú về. Tôi bảo lúc nào chú về, lão lại đây trực tiếp hỏi chú thì tiện hơn, đúng hơn.
Câu trả lời ấy tác động lão tri áp thế nào, không ai biết được, vì sau đó Hai Nhiều mải cười nói hả hê cùng với vợ con, lòng rộn rã thoải mái vì được dịp trả thù kẻ đã chèn ép, lấn áp gia đình mình suốt bao nhiêu năm. Riêng ông giáo và các con thì gượng gạo chia vui cùng gia đình Hai Nhiều. Họ cảm thấy trước những đe dọa, khốn đốn sắp đến đối với cuộc sống vốn đã bấp bênh của họ, hoang mang không biết những ngày sắp tới mấy cha con sẽ còn phải đương đầu với các bất ngờ nào nữa.
*
* *
Kiên trở lại căn nhà xưa sau thời gian dài, nhìn cái gì cũng bỡ ngỡ tự hỏi có phải đúng là cái bàn, cái ghế, chiếc chiếu, cái bát ta đã thấy hơn một năm trước đây không? Làm vui cho bữa cơm đoàn tụ chỉ có An, ông giáo và Huệ. Ông giáo cảm động, thấy con gái hớn hở như được mặc áo mới ra đường. Trên cái bàn gỗ tạp thường ngày, An bày biện chén bát có vẻ kiểu cách, công phu hơn. Các đĩa thức ăn xếp cân đối theo hình thập tự. Năm cái chén cơm úp lên năm cái đĩa con, đôi đũa gác song song bên phải cái chén úp. Ông giáo nghĩ: nó lên mười sáu, bắt đầu có sự chín chắn tảo tần của một bà nội trợ. Ông cũng thấy Huệ đổi khác, nhưng chưa tìm ra đổi khác ở chỗ nào. Đôi mắt sáng? Nét mặt cương nghị có pha chút giễu cợt mỉa mai ở cái nhìn? Cách nói chậm và rõ? Mảng tóc quăn phủ xuống một bên trán? Vẫn vậy! Hay ông tưởng tượng ra chăng? Tưởng tượng... hình như lối kéo ghế ngồi vào bàn ăn, hơi cúi đầu lắng nghe lời thầy, cầm lấy cánh tay Kiên hỏi chuyện trên trại, đôi mắt liếc Lãng mỉm cười khi được hỏi đến mấy cái lỗ mối đám ruộng miễu, Huệ có vẻ gần gũi, thân mật với gia đình ông hơn trước. Phải rồi! Thời gian ta đi vắng, Huệ nhờ An nấu cơm vì chỉ còn có một mình bên nhà học. Thảo nào cử chỉ Huệ không còn vẻ xa cách giữ gìn như trước. Nghĩ như vậy, ông giáo thấy mọi điều sáng tỏ. Khi Huệ hỏi Kiên tình hình trên Tây Sơn Thượng, ông giáo nói với học trò:
- Tôi già lẫn mất thôi. Từ chiều đến giờ vẫn chưa báo cho anh biết là anh Lữ đã ở lại Tây Sơn Thượng.
Huệ không tỏ dấu ngạc nhiên, chậm rãi đáp:
- Dạ, con đã đoán thế nào rồi anh Bảy cũng xin ở lại.
- Lữ bảo với anh thế à?
- Thưa không. Nhưng mỗi lần anh Cả ghé đây, ảnh thấp thỏm hỏi thăm chuyện trên trại từng li từng tí. Ảnh muốn có một chỗ riêng để tự mình trồng cái này, xây cái kia.
- Chỉ còn một mình anh học dưới này, thế nào rồi anh cũng chán. Trước sau lớp học cũng phải đóng thôi!
Mọi người trong bữa cơm đều im lặng, để cho cái buồn thắm chậm vào tận đáy lòng. Miếng cơm ông giáo đang nuốt thấy nhạt nhẽo hơn. Giọng Huệ buồn buồn:
- Con thì luôn luôn muốn được học hỏi thầy. Chỉ sợ...
Ông giáo chờ cho Huệ nói tiếp, nhưng anh dừng lại, e ngại không thêm lời nào nữa. Ông giáo phải giục:
- Chỉ sợ điều gì?
Huệ bị buộc phải đáp:
- Phần anh Bảy con thì chắc còn lâu mới trở xuống đây. Các bạn khác...như anh Thìn, Tiến, Khả, hình như...
Ông giáo nói giùm ý học trò:
- Tôi biết. Họ xin nghỉ học. Vả lại nếu họ không xin nghỉ, tôi cũng không biết dạy thế nào cho họ vừa lòng. Anh thấy không, cuối cùng chỉ còn một mình anh.
Mọi người lại im lặng. Lãng cầm cái muỗng múc canh, khi trả cái muỗng lại chỗ cũ phải se sẽ không dám gây lên một tiếng chạm mỏng. Lúc đó, xa thật xa, tận phía bãi chợ gần bến sông, có tiếng ai đang chói lọi la hàng xóm. Sau đó có tiếng mõ đánh nhịp hai. An nắm lấy dịp xoay câu chuyện cho bớt nặng nề, thưa với cha:
- Gần đây ở ngoài chợ lộn xộn dễ sợ. Không biết ăn mày ở đâu mà càng ngày đổ về đây càng nhiều.
Huệ nói:
- Nghe nói ở miệt ngoài bị đói. Đến củ chuối, đọt dứa gai cũng không có mà ăn nữa.
Ông giáo gật gù bảo:
- Chẳng những họ tràn về miền này mà còn leo lên tận trên núi. Ở trên trại, ngày nào cũng có người xin vào. Nói cho đúng thì họ có thể ở ngoài tự phá rừng làm rẫy được. Nhưng từ đây cho đến lúc hái bắp, nhổ đậu ăn vào cái gì. Ốm đau, gặp nạn nương dựa vào ai. Càng ở nơi hiểm trở, càng cần nương tựa nhau.
Lãng nói:
- Con thấy sau tết, khi ăn mày còn ít, ai cũng dễ dãi cả. Đi chưa hết chợ đã được nào gạo, nào khoai, nào muối. Nhưng khi họ kéo đến nhiều, người ta đâm ngại. Cuối cùng đâm bực, gay gắt, tàn ác nữa. Hồi chiều có một bà lão ăn mày rách rưới chỉ xin ngủ nhờ vào cái chái nhà ông Năm Lương. Thế mà dứt khoát bà Năm không cho, sai con ra đuổi đi. Tuần trước chắc cũng vì vậy mà có người lén đốt cháy tiêu nhà ông thầy thuốc bắc.
Ông giáo giật mình, nhổm người ngồi thẳng dậy, hỏi Lãng:
- Nhà ông thầy nào?
Lãng vội trấn an cha:
- Không phải chỗ quen của mình đâu, thưa cha. Tiệm này nhỏ hơn, ở xế chợ một chút.
- Có ai bị chết không?
- Dạ không. Thường ngày có một bà cụ trông nhà. Hôm đó, may là bà cụ ra chợ mua trầu. Tủ thuốc bị cháy, bay thơm cả một vùng.
- Rồi sau đó có tìm được thủ phạm không?
- Dạ không. Quan huyện truyền đóng gông tất cả những người vô gia cư lảng vảng trong vùng An Thái giải về phủ tra khảo. Đông quá không có gông cho đủ, phải lấy dây cột xâu từng chùm người lôi đi. Người già yếu, tàn tật, con nít mũi dãi bụng ỏng cũng không thoát.
An xen vào tiếp lời em:
- Vậy mà vài hôm sau, từng đám ăn mày ở đâu lại ùn ùn kéo đến. Đấy, cha nghe thấy không, lại có tiếng la làng xóm. Lãng em đã đóng kỹ cửa cổng chưa?
Lãng vội bỏ đũa, bước nhanh ra phía cửa bếp. An nhìn theo trìu mến trách nhẹ:
-Cái thằng! Làm gì cũng quên! Út, ngồi yên cho chị đút xong chén cơm đi! Chừng này tuổi đáng lý phải tự cầm bát đũa lấy. Cha biết không, hôm qua con dẫn thằng Út đi chợ. Nó vòi mua hết thứ này đến thứ khác. Con năn nỉ bảo đừng phí tiền, nó khóc. Con dỗ mãi nó không nín. Tự nhiên có một con bé con chị ăn xin đến ngồi bên con, hau háu nhìn cái nải chuối con đang cầm trên tay. Thấy tội, con bẻ cho nó một trái. Nó ngoạm hai miếng là hết, cổ bạnh ra. Ăn xong lại liếm mép nhìn nải chuối. Con muốn cho thêm trái nữa, nhưng giả vờ không để ý, xem con bé sẽ làm gì. Nó nhỏ hơn thằng Út mà lanh đáo để. Nó khen thằng Út dễ thương. Rồi khen cái áo thằng Út đẹp thật là đẹp. Con thấy ngộ vẫn làm thinh. Không biết nghĩ sao, nó khoèo tay con, rụt rè nói: "Chị, làm em của chị sướng ghê! Em thích làm em của chị". Nếu nhà mình đủ ăn, con đã xin con bé về nuôi rồi. Con gái nhỏ bao giờ cũng dễ thương hơn con trai.
An kể luôn một hơi, nét mặt linh hoạt, cử chỉ tự nhiên. Điều đó làm cho ông giáo kinh ngạc một lần nữa, và một lần nữa ông lại tự giải thích. Phải, suốt một tháng qua, Huệ vẫn ngồi cùng mâm ăn cơm với An, Lãng, Út, Huệ đã thành người nhà, lý nào phải dè dặt, làm bộ xa cách, giữ gìn từng lời nói, cử chỉ như trước.
Ông giáo ngả lưng thoải mái lên tấm ván tựa, thân mật hỏi Huệ:
- Gần đây có chuyến ghe nào lên không?
Huệ lễ phép đáp:
- Dạ có. Cách đây khoảng mười ngày có một ghe chở muối. Độ này ghe lên thưa thớt hơn trước, thưa thầy!
- Có lẽ tại sau tết, qua rằm tháng Giêng người ta mới lại bắt đầu làm ăn.
Huệ vội nói:
- Thưa không phải vậy. Chuyện buôn bán ngày càng khó khăn, ế ẩm. Một tháng một hai kỳ ghe lên, mà thồ mãi chưa hết.
- Tôi tưởng việc làm ăn vẫn phát đạt chứ! Cả vùng này chỉ có ông biện chuyên buôn hàng nguồn, bạn hàng nhiều, lại quen đường đi nước bước trên rú.
Ai vốn nhỏ không kham nỗi thế đâu!
Huệ trầm ngâm một lúc, hơi do dự, rồi nói với ông giáo:
- Thực ra anh Cả con chỉ nhờ chịu khó, năng đi lại giao thiệp với người thượng. Còn vốn liếng thì… nói ra chắc thầy không tin đâu. Vốn liếng không có gì hết. Dạ, vâng đúng như vậy. Tiền vốn phần lớn mượn tạm nơi tiền thuế Vân Đồn, mùa sau gối lên mùa trước, cứ vậy đắp đổi bao nhiêu năm nay rồi. Gần đây, nhiều buôn thượng bị nạn hạn hán mất tiêu cả mùa lúa rẫy và bắp. Muối giao cho họ rồi, mà trầu với măng không thu về được bao nhiêu. Không hiểu anh Cả con tính làm sao đây!
Ông giáo nhớ lời biện Nhạc than với ông trên Tây Sơn thượng, đối chiếu những lời đó với lời của Huệ, ông càng tin hiện gia đình ông biện đang khó khăn. Ông giáo càng lo âu hơn trước, đưa tách nước trà lên môi uống mà không biết vị trà chát có phảng phất hơi mốc. An thiếu tiền, phải mua loại trà rẻ nhất ngoài chợ An Thái để pha, chỉ cốt lấy màu mà thôi!
*
* *
Chưa có lớp học nào đặc biệt như lớp của ông giáo, năm Sửu (1769). Trường chỉ còn một trò một thầy. Các chức sắc trong vùng đã cho con đến nại cớ này cớ nọ xin thôi học.
Nếu mối quan hệ giữa Huệ và ông giáo vẫn như cũ, nghĩa là luôn luôn có khoảng cách trang trọng sẽ sàng giữa thầy và trò, giữa người bảo trợ và kẻ thất thế, thì bắt buộc ông giáo phải giữ đúng tôn ti, phép tắc của một lớp học. Nhưng ngay từ bữa tối đầu tiên trở lại An Thái, ông thấy cách cư xử của Huệ đã khác. Gần như Huệ tự xem là một thành phần của gia đình ông, ăn nói, đi đứng như một thân thuộc gần gũi với các con ông. Do đó, lớp học có hình thái phóng khoáng, lối dạy dỗ thân mật uyển chuyển như là cha dạy con. Đôi lúc ông giáo mỉm cười với ý nghĩ ngộ nghĩnh phạm thượng là: đến Đức Khổng phu tử cũng chưa bao giờ dám ước có một lớp học như thế này!
Ông giáo bỏ hẳn các buổi giảng nghĩa trong mấy bức vách của nhà học. Ông nhớ gì nói nấy, phần Huệ muốn hỏi gì cũng được. Hai thầy trò đối đáp nhau, thẳng thắn tranh luận với nhau về đủ mọi vấn đề ngay trên mấy đám ruộng miễu, hoặc lúc ngồi nghỉ dưới gốc mít cỗi bên miễu cô hồn. Mấy cha con ông tự hiểu là phải làm việc cật lực để sống, vì nguồn tiếp tế của ông biện giảm xuống dần dần. Huệ e ngại giùm cho gia cảnh thầy, tự phận có trách nhiệm góp thêm một sức lao động, giúp thầy cuốc cỏ, bón phân, đắp nước, be bờ… Lớp học của hai thầy trò gắn liền với đời sống đang ướt đẫm mồ hôi cần lao!
Thời đó ông giáo vẫn còn lúng túng với những ý nghĩ hoài nghi. Huệ cũng là một cậu học trò rắn mắt không chịu tin vội vào những điều thầy dạy. Cùng ở trạng thái bất quyết, nhưng người học trò thì ở đầu con đường tìm tới chân lý, còn ông thầy thì đứng nép ở cuối con đường gập ghềnh ấy, mặt mày tư lự. Sự hăm hở của Huệ đã khiến ông giáo phấn khởi trở lại, và sau một lúc dùng dằng, ông luôn luôn bị cuốn hút vào cuộc phiêu lưu kỳ lạ của học trò.
*
* *
Mùa tháng ba đã đến. Lúa bắt đầu chín vàng trên cánh đồng An Thái. Dân đói ở các huyện phía Bắc đổ về ngày càng nhiều. Nạn tuốt lúa trộm khiến những đêm dài mùa gặt giật lên từng cơn vì tiếng mõ cấp cứu, tiếng la hét đuổi bắt, tiếng chân chạy trên các ngõ vắng, tiếng bàn tán xôn xao. Không buổi sáng nào không có những câu chuyện truyền nhanh cho cả vùng về các vụ lưu huyết đêm trước. Những khoảng ruộng ven đường đều xơ xác, lúa vừa chín tới đã bị tuốt trộm dần dần hằng đêm, mới trông giống như một mái tóc xanh bị lát ăn lan từ chung quanh lên đỉnh đầu.
Chủ ruộng phải ra ngủ ngay tại khu canh tác của mình để giữ lúa, mang theo con cúi và giáo mác, gậy gộc. Nhưng bao giờ số người giữ cũng ít hơn số người phá, nên canh lúa trở thành một việc nguy hiểm. Đã có nhiều người phải giả vờ ngủ say để giữ lấy mạng sống. Hôm rằm tháng ba, người ta tìm thấy xác một người giữ khoai bị vùi giữa đống dây khoai héo, ở góc một vạt đất bồi đã bị đào bới lem nhem, nham nhở.
Nhà ông giáo chỉ còn có ba người đủ sức đảm đương công việc giành giật lấy miếng ăn sống này là ông giáo, Kiên và Lãng. Huệ không thể đứng ngoài, tình nguyện chia sẻ nỗi vất vả của gia đình thầy. Cho nên nhiều đêm, bên con cúi rơm ngún khói tỏa ánh sáng âm ỉ giữa đồng, hai thầy trò ngồi bên nhau tìm quên gió lạnh và tránh né giấc ngủ bằng cách bàn luận lan man về đủ mọi đề tài. Cuộc bàn luận không có khởi điểm, và cũng không nhằm đi đến một kết điểm. Giữa đêm đen mênh mông, với chút ánh sáng thơm mùi rạ mới, nhờ cùng nhau gìn giữ cho được sự sống tối thiểu, mà hai thầy trò đã vứt bỏ được những ràng buộc của lễ nghi, câu thúc của hình thức, những môi miếng giả dối thường thấy ở chỗ có ánh sáng và tiếng ồn ào đôi co. Một đêm Huệ hỏi thầy:
- Trong đời có lần nào thầy bị đói chưa?
- Nhiều lần lắm.
- Những lúc đó thầy nghĩ đến gì nhiều nhất?
- Dĩ nhiên là nghĩ đến cái ăn. Nhớ những lần đã được ăn ngon trước đây. Rồi nghĩ giá bây giờ mà được ăn thức này, món này... Sau đó lại tự an ủi: Đói cho sạch, rách cho thơm, hay là: Quân tử thực vô cầu bão.
- Như vậy con nghĩ thầy chưa thực đói.
- Thế anh đã thực đói lần nào chưa?
- Dạ chưa!
- Chưa đói sao biết thế nào là đói thực thế nào là đói giả?
- Sáng nay con thấy được người thực đói.
- Thấy thì dễ, nó nhan nhản ra đó suốt mấy tháng nay.
- Nhưng con thấy rõ hơn nhiều người. Con tin như vậy. Tối hôm qua con tập quyền tới khuya, nên ngủ luôn ngoài nhà thầy võ. Tại con nghĩ đã có anh Kiên và Lãng ra đây rồi, khỏi cần về làm gì.
- Anh đi mà không dặn ai, tôi cứ sợ nhỡ có việc gì...
- Con có nói trước với Lãng. Chắc vì quên, Lãng không thưa lại với thầy trước khi ra canh lúa.
- Thế tại sao cánh tay phải anh xây xát cả vậy?
- Tại vì... tại vì tự nhiên con lúng túng, quên mất cái thế đỡ đường quyền đánh tới, bị ngã xuống. Xin thầy đừng lo cho con, tập võ xây xát, trật gân, chảy máu là chuyện thường. Con xin nói tiếp chuyện đói. Sáng nay ở ngoài phố chợ trước cửa lớp võ, chỗ cái quán những người dẫn ngựa thồ thường lui tới, lại có cuộc ẩu đả. Một khách buôn đang ngồi trong quán ăn cơm, thì có hai người ăn mày bước vào. Một già yếu, một còn trẻ. Người già đứng tần ngần ngoài cửa quán, mắt nhìn dán vào đĩa cơm sườn, miệng há hốc. nước dãi chảy ướt chòm râu dơ. Người khách buôn bưng đĩa cơm lên thì ông già ngửng lên. Người khách buôn đặt đĩa xuống bàn, mắt ông già cũng nhìn xuống, không chịu rời cái đĩa. Người khách buôn gặm xong miếng sườn, mút thật kỹ rồi mới vất xuống đất. Ông già hết do dự, chạy vào quán chụp lấy miếng sườn lấm đất bỏ vào miệng. Con bất nhẫn, không dám nhìn, quay mặt bỏ đi. Rồi con nghe có tiếng bàn ghế ngã, tiếng hầm hè vật đánh đạp đổ nhau. Chạy trở lại quán, con thấy người khách buôn đang túm lấy người ăn mày trẻ tuổi mà đánh. Không ai vào can giúp người ăn mày xấu số cả. Người ta bảo "Đáng kiếp! Dơ dáy đến thế là cùng. Đánh cho nó chừa cái thói ăn hỗn!" Can cho hai người rời nhau ra, thì anh ăn mày đã ngất ngư, cơm và máu ói hết ra miệng
- Hắn làm gì để phải chịu đánh?
- Anh ta trẻ hơn cụ già kia, mạnh dạn giành miếng sống. Anh ta đến thẳng bàn, nhổ nước miếng vào đĩa cơm người khách buôn đang ăn. Người khách buôn sợ hãi tránh ra xa. Anh ta chỉ chờ có thế. Anh ta chụp lấy đĩa cơm ngon, vốc từng nắm bỏ vào miệng mà nhai.
Ông giáo lặng cả người, đóm lửa trước mắt ông mù mờ, rồi nhập nhòe đi. Ông phải cố lắm mới nuốt được nước bọt và nói:
- Tôi đã đoán được vì sao tay anh bị xây xát, tôi...
Huệ không muốn thầy nói tiếp, vội ngắt lời ông giáo:
- Con cứ bị dày vò mãi vì tự hỏi: Nếu ta là một trong hai người ăn mày, ta sẽ làm như ông cụ hay làm như người trẻ tuổi. Con không trả lời được.
- Tôi cũng không trả lời được. Phải ở vào hoàn cảnh của họ, mới biết rõ câu trả lời.
- Nghĩa là con và thầy đều chưa thực đói.
- Đúng như vậy. Chúng ta may mắn còn có lúa mà canh giữ. Dăm dây khoai xuống, vài tháng sau đất còn cho ta củ. Trời còn mưa, nước thấm vào rễ, lá cây xanh. Nếu không may trời bắt hạn hán như ngoài Phù Ly, Bống Sơn...
Huệ hấp tấp hỏi ông giáo:
- Thưa thầy thực sự có trời không? Nếu có "mệnh trời chí công" như thầy dạy con, thì tại sao trời sinh chi những con người vất vưởng đầu đường với cái bụng rỗng như vậy?
Huệ nhìn đăm đăm vào mặt thầy, thấy ánh mắt ông giáo phản chiếu ngọn lửa tha thiết. Huệ lấy hơi, cố trấn tĩnh nói cho hết ý mình.
- Con đã nghĩ: Những lời thầy dạy con rút từ sách thánh hiền, đều do những kẻ no đặt ra cả. Nhờ no đủ nên thảnh thơi nghĩ ngược nghĩ xuôi thế nào cũng được. Hoặc muốn no lâu, no bền, thì nghĩ thế nào cho đẹp lòng bọn vương hầu. Con nhớ mãi câu nói ông Tử Trường: "Cửa nhà hầu nhân nghĩa thiếu gì đâu!" Thầy đã dạy con năm trước.
Ông giáo đã đoán trước phần nào những gì Huệ nói, hơn nữa, những lần thất thế trong đời nhiều đêm ông từng trằn trọc vì những ý nghĩ ấy. Nhưng giữa đêm vắng, vũ trụ thu lại trong một vùng sáng hẹp, lời nói của Huệ dội mạnh vào tâm não ông, khiến ông xúc động bàng hoàng. Ông nhìn quanh chỉ thấy đêm tối. Ông hỏi thảng thốt:
- Sách vở, chữ nghĩa và cả bọn sĩ như tôi làm được gì trước hoàn cảnh này? Chỉ đáng vứt đi hết sao!
Ông giáo choáng ngợp trước một sự thực vòi vọi nó đè nặng lên đầu óc ông. Ông chới với, hốt hoảng. Huệ nghe giọng thảng thốt của thầy, tưởng ông giáo giận vì bị xúc phạm danh dự nhà nho, lo sợ quay nhìn ra ngoài đêm. Cơn phấn khích tan đi mau chóng. Anh hối hận đã đi quá xa giới hạn, đâm ra lúng túng. Anh nghe thầy nói với giọng thật trầm, và buồn:
- Anh nói phải. Bọn kẻ sĩ chúng tôi chỉ được mỗi việc chầu chực ở cửa nhà vương hầu!
Rồi sợ Huệ hiểu lầm, tưởng ông giận, ông giáo cười, cố lấy giọng giễu cợt thân mật:
- Người thôn quê họ nói đúng lắm. "Nhất sĩ nhì nông". Cứ tạm nhận thế đi. Nhưng "hết gạo chạy rông thì nhất nông nhì sĩ". Biết đâu đã đến thời của những người cầm cày cầm cuốc!
Ông giáo dẫn các con vào nhà, cố lấy giọng vui bảo An:
- Ô hay, có chuyện gì đâu mà sướt mướt vậy! Không chùi nước mắt đi, người ta cười cho! Ở nhà có gì lạ không?
An đưa ống tay áo chùi má, dặm dặm lên hai mắt, thút thít trả lời:
- Tụi con chờ cha hoài không thấy về. Ở nhà em Út nó bị suyễn, có lúc con tưởng...
An lại khóc không nói được. Ông giáo hỏi?
- Út đâu rồi? Nằm trong buồng à?
Kiên đem đồ đạc đặt gần cái cột chỗ có cánh cửa thông ra nhà bếp, nhìn quanh tìm đứa em út không thấy, quay lại nói:
- Nó không nằm trong buồng. Em đâu rồi An?
An lấy được trở lại giọng bình thường, trấn an cha và anh.
- Em nó đã khỏe. Mấy ngày nay chạy đi chơi chứ không còn nằm cả ngày như trước. Chắc nó vừa chạy đâu đó. Để con tìm gọi nó về. Út mà biết có anh Kiên về, phải biết! Anh Hai biết không, nó thích cái gùi của thằng bé con chú ba. Em dỗ nó, hứa khi nào anh Hai về, sẽ cho Út một cái gùi nhỏ xíu, đan thật đẹp. Mà lần này anh Hai về ở chơi lâu lâu nghe, đừng lên ngay như kỳ tết năm ngoái.
Ông giáo và Kiên nhìn nhau, bối rối không biết phải trả lời An thế nào cho ổn. Những gì hai cha con vừa trải qua và muốn quên đi, bị khơi dậy đột ngột, khiến lòng họ tràn ngập một nỗi ân hận vu vơ, mà chua chát thấm thía. An dợm chạy đi tìm em, nhưng đúng lúc đó, mới nhớ đến Chinh. An xấu hổ vì tình cảm lạt lẽo của mình đối với anh, cố ý lấy giọng hoảng hốt hỏi ông giáo:
- Ủa, anh Chinh của con đâu không về, thưa cha!
Ông giáo chậm rãi cân nhắc từng lời, đáp:
- Anh Hai không được khỏe mấy, nên theo cha về dưới này tĩnh dưỡng. Ông biện có nhờ Chinh ở lại trên đó giúp thu xếp công việc ít lâu. Hơn nữa, tính anh Ba con không ưa ru rú trong nhà. Lên trên đó là không muốn về. Con chạy đi tìm Út về đây. Cha có mua cho nó một ít cốm.
Chẳng mấy chốc bên nhà Hai Nhiều cũng biết tin ông giáo dẫn Kiên về An Thái. Hai vợ chồng và Kiền cùng sang hỏi thăm sức khỏe Kiên. Họ hơi thất vọng khi thấy Kiên bình thường, không có chút dấu tích cái vết thương đẫm máu từng là đề tài bàn tán, tranh luận, tưởng tượng thêm thắt bao lâu nay trong nhiều gia đình, vết thương hữu ích nhờ gây xao động, hào hứng cho cuộc sống đều đặn tẻ nhạt của một làng xóm xa khuất. Họ bị chưng hửng, tiến thì ngượng ngập mà lui thì bất tiện. Cho nên Hai Nhiều cứ lập đi lập lại mãi câu nói nửa vời:
- Trời ơi, may thật là may. Thế mà cậu cứ tưởng... May phước lắm đa! Nếu không may thì...
Bà Hai Nhiều thích ứng mau hơn với hoàn cảnh bất ngờ, đến bên Kiên hỏi:
- Đâu, cháu bị ở đâu, ở đây hả? Vậy mà người ta đồn là cháu bị chém ngay cổ, vết chém sâu cả mấy phân, sợ không qua khỏi. Mà duyên do tại làm sao vậy cháu?
Kiên nhìn cha cầu viện, thấy ông giáo bận nói chuyện với cậu, đành phải trả lời qua loa:
- Chỉ là... chỉ là chuyện hiểu lầm thôi mợ!
Bà Hai Nhiều hăng hái nói:
- Hiểu lầm? Hiểu lầm mà đã dám hành hung con người ta hay sao? Chuyện gì cũng chờ người trên phân xử rồi ra sao hãy hay, chứ làm càn thế thì còn gì phép nước. Phải trị cho nó biết tay chứ! Rồi sau vụ đó, thằng... thằng côn đồ nó trốn đi đâu,ông biện xử nó thế nào?
Kiên bối rối không biết có nên kể thật mọi sự hay không. Anh quay nhìn cha lần nữa. Lúc đó ông giáo đang nói với Hai Nhiều:
-... còn hỏi như vậy thì lạ quá. Từ lúc mới về đây tôi đã cho họ biết rồi. Không tin hay sao còn đến hỏi anh!
Vẻ mặt Hai Nhiều nghiêm trọng, bà Hai hiểu ngay là giữa hai người chủ gia đình đang có một câu chuyện gay go đáng lắng tai nghe hơn là những câu trả lời bất đắc dĩ của cháu. Hai Nhiều nói:
- Ấy, tôi đã bảo chú về đây vì nghề dạy học ngoài đó không nuôi nổi bao nhiêu miệng ăn. Lão ta lại hỏi làm sao tôi biết chú làm thầy đồ. Tôi không biết nói thế nào cho phải, mới bảo... mới bảo...
Ông giáo nóng ruột hỏi dồn:
- Anh bảo thế nào?
Hai Nhiều dừng lại để tăng thêm sự nghiêm trọng, rồi tiếp:
- Tôi đáp bừa là trước khi đem vợ con về đây, cô chú có nhắn tin trước. Vả lại, khi vào đây chú cũng làm thầy đồ, rõ ràng chính ông ấy cũng gửi con tới học, cả huyện đều biết.
Hai Nhiều cười, tự tán thưởng sự lém lỉnh khôn ngoan của mình. Ông giáo chưa hết lo âu,hỏi dồn:
- Anh nói thế rồi họ còn cật vấn điều gì nữa thôi?
- Còn chứ. Lão ta hỏi chú quen với ông biện từ hồi nào, vì sao tự dưng ông biện gửi hai cậu em xuống đây cho chú dạy chữ.
Bà Hai Nhiều lần lần hiểu mấu chốt câu chuyện, lúc ấy mới chen vào cắt lời chồng:
- Tưởng ai hóa ra cái lão tri áp cha thằng Thìn. Bao nhiêu năm nay đi ra đi vô gặp mặt, vậy mà lão làm như người lạ, đến nhà hỏi đi hỏi lại cả buổi như là quan khảo án. Quí hóa gì cái chức xã trưởng mua bằng mấy chục quan tiền nát mà làm cao!
Hai Nhiều được vợ tiếp sức, trở nên sôi nổi hơn:
- Bởi vậy! Tôi ghét cái mặt làm phách, đốp chát lại liền. Tôi nói chú là thầy đồ giỏi hay dở chỉ có cha mẹ đám học trò theo học chú là biết rõ. Mà họ quen chú lúc nào, do đâu mà quen, thì làm sao tôi biết được. Chắc chắn là ông biện Kiên Thành biết chú sau ông tri áp, vì ông tri áp ở đây, còn ông biện thì ở tận bên kia sông.
Bà Hai Nhiều cười ha hả khâm phục chồng, cố giấu một cách lơ lỏng niềm hãnh diện, quay quanh phân bua với con, cháu:
- Tiếc quá lúc đó tôi phải đi chợ, nên không nghe gì được. Rồi sao nữa ông? Lão ta hỏi gì thêm không?
Hai Nhiều đáp:
- Lão bực tức lắm. quay sang hỏi chừng nào chú về. Tôi bảo lúc nào chú về, lão lại đây trực tiếp hỏi chú thì tiện hơn, đúng hơn.
Câu trả lời ấy tác động lão tri áp thế nào, không ai biết được, vì sau đó Hai Nhiều mải cười nói hả hê cùng với vợ con, lòng rộn rã thoải mái vì được dịp trả thù kẻ đã chèn ép, lấn áp gia đình mình suốt bao nhiêu năm. Riêng ông giáo và các con thì gượng gạo chia vui cùng gia đình Hai Nhiều. Họ cảm thấy trước những đe dọa, khốn đốn sắp đến đối với cuộc sống vốn đã bấp bênh của họ, hoang mang không biết những ngày sắp tới mấy cha con sẽ còn phải đương đầu với các bất ngờ nào nữa.
*
* *
Kiên trở lại căn nhà xưa sau thời gian dài, nhìn cái gì cũng bỡ ngỡ tự hỏi có phải đúng là cái bàn, cái ghế, chiếc chiếu, cái bát ta đã thấy hơn một năm trước đây không? Làm vui cho bữa cơm đoàn tụ chỉ có An, ông giáo và Huệ. Ông giáo cảm động, thấy con gái hớn hở như được mặc áo mới ra đường. Trên cái bàn gỗ tạp thường ngày, An bày biện chén bát có vẻ kiểu cách, công phu hơn. Các đĩa thức ăn xếp cân đối theo hình thập tự. Năm cái chén cơm úp lên năm cái đĩa con, đôi đũa gác song song bên phải cái chén úp. Ông giáo nghĩ: nó lên mười sáu, bắt đầu có sự chín chắn tảo tần của một bà nội trợ. Ông cũng thấy Huệ đổi khác, nhưng chưa tìm ra đổi khác ở chỗ nào. Đôi mắt sáng? Nét mặt cương nghị có pha chút giễu cợt mỉa mai ở cái nhìn? Cách nói chậm và rõ? Mảng tóc quăn phủ xuống một bên trán? Vẫn vậy! Hay ông tưởng tượng ra chăng? Tưởng tượng... hình như lối kéo ghế ngồi vào bàn ăn, hơi cúi đầu lắng nghe lời thầy, cầm lấy cánh tay Kiên hỏi chuyện trên trại, đôi mắt liếc Lãng mỉm cười khi được hỏi đến mấy cái lỗ mối đám ruộng miễu, Huệ có vẻ gần gũi, thân mật với gia đình ông hơn trước. Phải rồi! Thời gian ta đi vắng, Huệ nhờ An nấu cơm vì chỉ còn có một mình bên nhà học. Thảo nào cử chỉ Huệ không còn vẻ xa cách giữ gìn như trước. Nghĩ như vậy, ông giáo thấy mọi điều sáng tỏ. Khi Huệ hỏi Kiên tình hình trên Tây Sơn Thượng, ông giáo nói với học trò:
- Tôi già lẫn mất thôi. Từ chiều đến giờ vẫn chưa báo cho anh biết là anh Lữ đã ở lại Tây Sơn Thượng.
Huệ không tỏ dấu ngạc nhiên, chậm rãi đáp:
- Dạ, con đã đoán thế nào rồi anh Bảy cũng xin ở lại.
- Lữ bảo với anh thế à?
- Thưa không. Nhưng mỗi lần anh Cả ghé đây, ảnh thấp thỏm hỏi thăm chuyện trên trại từng li từng tí. Ảnh muốn có một chỗ riêng để tự mình trồng cái này, xây cái kia.
- Chỉ còn một mình anh học dưới này, thế nào rồi anh cũng chán. Trước sau lớp học cũng phải đóng thôi!
Mọi người trong bữa cơm đều im lặng, để cho cái buồn thắm chậm vào tận đáy lòng. Miếng cơm ông giáo đang nuốt thấy nhạt nhẽo hơn. Giọng Huệ buồn buồn:
- Con thì luôn luôn muốn được học hỏi thầy. Chỉ sợ...
Ông giáo chờ cho Huệ nói tiếp, nhưng anh dừng lại, e ngại không thêm lời nào nữa. Ông giáo phải giục:
- Chỉ sợ điều gì?
Huệ bị buộc phải đáp:
- Phần anh Bảy con thì chắc còn lâu mới trở xuống đây. Các bạn khác...như anh Thìn, Tiến, Khả, hình như...
Ông giáo nói giùm ý học trò:
- Tôi biết. Họ xin nghỉ học. Vả lại nếu họ không xin nghỉ, tôi cũng không biết dạy thế nào cho họ vừa lòng. Anh thấy không, cuối cùng chỉ còn một mình anh.
Mọi người lại im lặng. Lãng cầm cái muỗng múc canh, khi trả cái muỗng lại chỗ cũ phải se sẽ không dám gây lên một tiếng chạm mỏng. Lúc đó, xa thật xa, tận phía bãi chợ gần bến sông, có tiếng ai đang chói lọi la hàng xóm. Sau đó có tiếng mõ đánh nhịp hai. An nắm lấy dịp xoay câu chuyện cho bớt nặng nề, thưa với cha:
- Gần đây ở ngoài chợ lộn xộn dễ sợ. Không biết ăn mày ở đâu mà càng ngày đổ về đây càng nhiều.
Huệ nói:
- Nghe nói ở miệt ngoài bị đói. Đến củ chuối, đọt dứa gai cũng không có mà ăn nữa.
Ông giáo gật gù bảo:
- Chẳng những họ tràn về miền này mà còn leo lên tận trên núi. Ở trên trại, ngày nào cũng có người xin vào. Nói cho đúng thì họ có thể ở ngoài tự phá rừng làm rẫy được. Nhưng từ đây cho đến lúc hái bắp, nhổ đậu ăn vào cái gì. Ốm đau, gặp nạn nương dựa vào ai. Càng ở nơi hiểm trở, càng cần nương tựa nhau.
Lãng nói:
- Con thấy sau tết, khi ăn mày còn ít, ai cũng dễ dãi cả. Đi chưa hết chợ đã được nào gạo, nào khoai, nào muối. Nhưng khi họ kéo đến nhiều, người ta đâm ngại. Cuối cùng đâm bực, gay gắt, tàn ác nữa. Hồi chiều có một bà lão ăn mày rách rưới chỉ xin ngủ nhờ vào cái chái nhà ông Năm Lương. Thế mà dứt khoát bà Năm không cho, sai con ra đuổi đi. Tuần trước chắc cũng vì vậy mà có người lén đốt cháy tiêu nhà ông thầy thuốc bắc.
Ông giáo giật mình, nhổm người ngồi thẳng dậy, hỏi Lãng:
- Nhà ông thầy nào?
Lãng vội trấn an cha:
- Không phải chỗ quen của mình đâu, thưa cha. Tiệm này nhỏ hơn, ở xế chợ một chút.
- Có ai bị chết không?
- Dạ không. Thường ngày có một bà cụ trông nhà. Hôm đó, may là bà cụ ra chợ mua trầu. Tủ thuốc bị cháy, bay thơm cả một vùng.
- Rồi sau đó có tìm được thủ phạm không?
- Dạ không. Quan huyện truyền đóng gông tất cả những người vô gia cư lảng vảng trong vùng An Thái giải về phủ tra khảo. Đông quá không có gông cho đủ, phải lấy dây cột xâu từng chùm người lôi đi. Người già yếu, tàn tật, con nít mũi dãi bụng ỏng cũng không thoát.
An xen vào tiếp lời em:
- Vậy mà vài hôm sau, từng đám ăn mày ở đâu lại ùn ùn kéo đến. Đấy, cha nghe thấy không, lại có tiếng la làng xóm. Lãng em đã đóng kỹ cửa cổng chưa?
Lãng vội bỏ đũa, bước nhanh ra phía cửa bếp. An nhìn theo trìu mến trách nhẹ:
-Cái thằng! Làm gì cũng quên! Út, ngồi yên cho chị đút xong chén cơm đi! Chừng này tuổi đáng lý phải tự cầm bát đũa lấy. Cha biết không, hôm qua con dẫn thằng Út đi chợ. Nó vòi mua hết thứ này đến thứ khác. Con năn nỉ bảo đừng phí tiền, nó khóc. Con dỗ mãi nó không nín. Tự nhiên có một con bé con chị ăn xin đến ngồi bên con, hau háu nhìn cái nải chuối con đang cầm trên tay. Thấy tội, con bẻ cho nó một trái. Nó ngoạm hai miếng là hết, cổ bạnh ra. Ăn xong lại liếm mép nhìn nải chuối. Con muốn cho thêm trái nữa, nhưng giả vờ không để ý, xem con bé sẽ làm gì. Nó nhỏ hơn thằng Út mà lanh đáo để. Nó khen thằng Út dễ thương. Rồi khen cái áo thằng Út đẹp thật là đẹp. Con thấy ngộ vẫn làm thinh. Không biết nghĩ sao, nó khoèo tay con, rụt rè nói: "Chị, làm em của chị sướng ghê! Em thích làm em của chị". Nếu nhà mình đủ ăn, con đã xin con bé về nuôi rồi. Con gái nhỏ bao giờ cũng dễ thương hơn con trai.
An kể luôn một hơi, nét mặt linh hoạt, cử chỉ tự nhiên. Điều đó làm cho ông giáo kinh ngạc một lần nữa, và một lần nữa ông lại tự giải thích. Phải, suốt một tháng qua, Huệ vẫn ngồi cùng mâm ăn cơm với An, Lãng, Út, Huệ đã thành người nhà, lý nào phải dè dặt, làm bộ xa cách, giữ gìn từng lời nói, cử chỉ như trước.
Ông giáo ngả lưng thoải mái lên tấm ván tựa, thân mật hỏi Huệ:
- Gần đây có chuyến ghe nào lên không?
Huệ lễ phép đáp:
- Dạ có. Cách đây khoảng mười ngày có một ghe chở muối. Độ này ghe lên thưa thớt hơn trước, thưa thầy!
- Có lẽ tại sau tết, qua rằm tháng Giêng người ta mới lại bắt đầu làm ăn.
Huệ vội nói:
- Thưa không phải vậy. Chuyện buôn bán ngày càng khó khăn, ế ẩm. Một tháng một hai kỳ ghe lên, mà thồ mãi chưa hết.
- Tôi tưởng việc làm ăn vẫn phát đạt chứ! Cả vùng này chỉ có ông biện chuyên buôn hàng nguồn, bạn hàng nhiều, lại quen đường đi nước bước trên rú.
Ai vốn nhỏ không kham nỗi thế đâu!
Huệ trầm ngâm một lúc, hơi do dự, rồi nói với ông giáo:
- Thực ra anh Cả con chỉ nhờ chịu khó, năng đi lại giao thiệp với người thượng. Còn vốn liếng thì… nói ra chắc thầy không tin đâu. Vốn liếng không có gì hết. Dạ, vâng đúng như vậy. Tiền vốn phần lớn mượn tạm nơi tiền thuế Vân Đồn, mùa sau gối lên mùa trước, cứ vậy đắp đổi bao nhiêu năm nay rồi. Gần đây, nhiều buôn thượng bị nạn hạn hán mất tiêu cả mùa lúa rẫy và bắp. Muối giao cho họ rồi, mà trầu với măng không thu về được bao nhiêu. Không hiểu anh Cả con tính làm sao đây!
Ông giáo nhớ lời biện Nhạc than với ông trên Tây Sơn thượng, đối chiếu những lời đó với lời của Huệ, ông càng tin hiện gia đình ông biện đang khó khăn. Ông giáo càng lo âu hơn trước, đưa tách nước trà lên môi uống mà không biết vị trà chát có phảng phất hơi mốc. An thiếu tiền, phải mua loại trà rẻ nhất ngoài chợ An Thái để pha, chỉ cốt lấy màu mà thôi!
*
* *
Chưa có lớp học nào đặc biệt như lớp của ông giáo, năm Sửu (1769). Trường chỉ còn một trò một thầy. Các chức sắc trong vùng đã cho con đến nại cớ này cớ nọ xin thôi học.
Nếu mối quan hệ giữa Huệ và ông giáo vẫn như cũ, nghĩa là luôn luôn có khoảng cách trang trọng sẽ sàng giữa thầy và trò, giữa người bảo trợ và kẻ thất thế, thì bắt buộc ông giáo phải giữ đúng tôn ti, phép tắc của một lớp học. Nhưng ngay từ bữa tối đầu tiên trở lại An Thái, ông thấy cách cư xử của Huệ đã khác. Gần như Huệ tự xem là một thành phần của gia đình ông, ăn nói, đi đứng như một thân thuộc gần gũi với các con ông. Do đó, lớp học có hình thái phóng khoáng, lối dạy dỗ thân mật uyển chuyển như là cha dạy con. Đôi lúc ông giáo mỉm cười với ý nghĩ ngộ nghĩnh phạm thượng là: đến Đức Khổng phu tử cũng chưa bao giờ dám ước có một lớp học như thế này!
Ông giáo bỏ hẳn các buổi giảng nghĩa trong mấy bức vách của nhà học. Ông nhớ gì nói nấy, phần Huệ muốn hỏi gì cũng được. Hai thầy trò đối đáp nhau, thẳng thắn tranh luận với nhau về đủ mọi vấn đề ngay trên mấy đám ruộng miễu, hoặc lúc ngồi nghỉ dưới gốc mít cỗi bên miễu cô hồn. Mấy cha con ông tự hiểu là phải làm việc cật lực để sống, vì nguồn tiếp tế của ông biện giảm xuống dần dần. Huệ e ngại giùm cho gia cảnh thầy, tự phận có trách nhiệm góp thêm một sức lao động, giúp thầy cuốc cỏ, bón phân, đắp nước, be bờ… Lớp học của hai thầy trò gắn liền với đời sống đang ướt đẫm mồ hôi cần lao!
Thời đó ông giáo vẫn còn lúng túng với những ý nghĩ hoài nghi. Huệ cũng là một cậu học trò rắn mắt không chịu tin vội vào những điều thầy dạy. Cùng ở trạng thái bất quyết, nhưng người học trò thì ở đầu con đường tìm tới chân lý, còn ông thầy thì đứng nép ở cuối con đường gập ghềnh ấy, mặt mày tư lự. Sự hăm hở của Huệ đã khiến ông giáo phấn khởi trở lại, và sau một lúc dùng dằng, ông luôn luôn bị cuốn hút vào cuộc phiêu lưu kỳ lạ của học trò.
*
* *
Mùa tháng ba đã đến. Lúa bắt đầu chín vàng trên cánh đồng An Thái. Dân đói ở các huyện phía Bắc đổ về ngày càng nhiều. Nạn tuốt lúa trộm khiến những đêm dài mùa gặt giật lên từng cơn vì tiếng mõ cấp cứu, tiếng la hét đuổi bắt, tiếng chân chạy trên các ngõ vắng, tiếng bàn tán xôn xao. Không buổi sáng nào không có những câu chuyện truyền nhanh cho cả vùng về các vụ lưu huyết đêm trước. Những khoảng ruộng ven đường đều xơ xác, lúa vừa chín tới đã bị tuốt trộm dần dần hằng đêm, mới trông giống như một mái tóc xanh bị lát ăn lan từ chung quanh lên đỉnh đầu.
Chủ ruộng phải ra ngủ ngay tại khu canh tác của mình để giữ lúa, mang theo con cúi và giáo mác, gậy gộc. Nhưng bao giờ số người giữ cũng ít hơn số người phá, nên canh lúa trở thành một việc nguy hiểm. Đã có nhiều người phải giả vờ ngủ say để giữ lấy mạng sống. Hôm rằm tháng ba, người ta tìm thấy xác một người giữ khoai bị vùi giữa đống dây khoai héo, ở góc một vạt đất bồi đã bị đào bới lem nhem, nham nhở.
Nhà ông giáo chỉ còn có ba người đủ sức đảm đương công việc giành giật lấy miếng ăn sống này là ông giáo, Kiên và Lãng. Huệ không thể đứng ngoài, tình nguyện chia sẻ nỗi vất vả của gia đình thầy. Cho nên nhiều đêm, bên con cúi rơm ngún khói tỏa ánh sáng âm ỉ giữa đồng, hai thầy trò ngồi bên nhau tìm quên gió lạnh và tránh né giấc ngủ bằng cách bàn luận lan man về đủ mọi đề tài. Cuộc bàn luận không có khởi điểm, và cũng không nhằm đi đến một kết điểm. Giữa đêm đen mênh mông, với chút ánh sáng thơm mùi rạ mới, nhờ cùng nhau gìn giữ cho được sự sống tối thiểu, mà hai thầy trò đã vứt bỏ được những ràng buộc của lễ nghi, câu thúc của hình thức, những môi miếng giả dối thường thấy ở chỗ có ánh sáng và tiếng ồn ào đôi co. Một đêm Huệ hỏi thầy:
- Trong đời có lần nào thầy bị đói chưa?
- Nhiều lần lắm.
- Những lúc đó thầy nghĩ đến gì nhiều nhất?
- Dĩ nhiên là nghĩ đến cái ăn. Nhớ những lần đã được ăn ngon trước đây. Rồi nghĩ giá bây giờ mà được ăn thức này, món này... Sau đó lại tự an ủi: Đói cho sạch, rách cho thơm, hay là: Quân tử thực vô cầu bão.
- Như vậy con nghĩ thầy chưa thực đói.
- Thế anh đã thực đói lần nào chưa?
- Dạ chưa!
- Chưa đói sao biết thế nào là đói thực thế nào là đói giả?
- Sáng nay con thấy được người thực đói.
- Thấy thì dễ, nó nhan nhản ra đó suốt mấy tháng nay.
- Nhưng con thấy rõ hơn nhiều người. Con tin như vậy. Tối hôm qua con tập quyền tới khuya, nên ngủ luôn ngoài nhà thầy võ. Tại con nghĩ đã có anh Kiên và Lãng ra đây rồi, khỏi cần về làm gì.
- Anh đi mà không dặn ai, tôi cứ sợ nhỡ có việc gì...
- Con có nói trước với Lãng. Chắc vì quên, Lãng không thưa lại với thầy trước khi ra canh lúa.
- Thế tại sao cánh tay phải anh xây xát cả vậy?
- Tại vì... tại vì tự nhiên con lúng túng, quên mất cái thế đỡ đường quyền đánh tới, bị ngã xuống. Xin thầy đừng lo cho con, tập võ xây xát, trật gân, chảy máu là chuyện thường. Con xin nói tiếp chuyện đói. Sáng nay ở ngoài phố chợ trước cửa lớp võ, chỗ cái quán những người dẫn ngựa thồ thường lui tới, lại có cuộc ẩu đả. Một khách buôn đang ngồi trong quán ăn cơm, thì có hai người ăn mày bước vào. Một già yếu, một còn trẻ. Người già đứng tần ngần ngoài cửa quán, mắt nhìn dán vào đĩa cơm sườn, miệng há hốc. nước dãi chảy ướt chòm râu dơ. Người khách buôn bưng đĩa cơm lên thì ông già ngửng lên. Người khách buôn đặt đĩa xuống bàn, mắt ông già cũng nhìn xuống, không chịu rời cái đĩa. Người khách buôn gặm xong miếng sườn, mút thật kỹ rồi mới vất xuống đất. Ông già hết do dự, chạy vào quán chụp lấy miếng sườn lấm đất bỏ vào miệng. Con bất nhẫn, không dám nhìn, quay mặt bỏ đi. Rồi con nghe có tiếng bàn ghế ngã, tiếng hầm hè vật đánh đạp đổ nhau. Chạy trở lại quán, con thấy người khách buôn đang túm lấy người ăn mày trẻ tuổi mà đánh. Không ai vào can giúp người ăn mày xấu số cả. Người ta bảo "Đáng kiếp! Dơ dáy đến thế là cùng. Đánh cho nó chừa cái thói ăn hỗn!" Can cho hai người rời nhau ra, thì anh ăn mày đã ngất ngư, cơm và máu ói hết ra miệng
- Hắn làm gì để phải chịu đánh?
- Anh ta trẻ hơn cụ già kia, mạnh dạn giành miếng sống. Anh ta đến thẳng bàn, nhổ nước miếng vào đĩa cơm người khách buôn đang ăn. Người khách buôn sợ hãi tránh ra xa. Anh ta chỉ chờ có thế. Anh ta chụp lấy đĩa cơm ngon, vốc từng nắm bỏ vào miệng mà nhai.
Ông giáo lặng cả người, đóm lửa trước mắt ông mù mờ, rồi nhập nhòe đi. Ông phải cố lắm mới nuốt được nước bọt và nói:
- Tôi đã đoán được vì sao tay anh bị xây xát, tôi...
Huệ không muốn thầy nói tiếp, vội ngắt lời ông giáo:
- Con cứ bị dày vò mãi vì tự hỏi: Nếu ta là một trong hai người ăn mày, ta sẽ làm như ông cụ hay làm như người trẻ tuổi. Con không trả lời được.
- Tôi cũng không trả lời được. Phải ở vào hoàn cảnh của họ, mới biết rõ câu trả lời.
- Nghĩa là con và thầy đều chưa thực đói.
- Đúng như vậy. Chúng ta may mắn còn có lúa mà canh giữ. Dăm dây khoai xuống, vài tháng sau đất còn cho ta củ. Trời còn mưa, nước thấm vào rễ, lá cây xanh. Nếu không may trời bắt hạn hán như ngoài Phù Ly, Bống Sơn...
Huệ hấp tấp hỏi ông giáo:
- Thưa thầy thực sự có trời không? Nếu có "mệnh trời chí công" như thầy dạy con, thì tại sao trời sinh chi những con người vất vưởng đầu đường với cái bụng rỗng như vậy?
Huệ nhìn đăm đăm vào mặt thầy, thấy ánh mắt ông giáo phản chiếu ngọn lửa tha thiết. Huệ lấy hơi, cố trấn tĩnh nói cho hết ý mình.
- Con đã nghĩ: Những lời thầy dạy con rút từ sách thánh hiền, đều do những kẻ no đặt ra cả. Nhờ no đủ nên thảnh thơi nghĩ ngược nghĩ xuôi thế nào cũng được. Hoặc muốn no lâu, no bền, thì nghĩ thế nào cho đẹp lòng bọn vương hầu. Con nhớ mãi câu nói ông Tử Trường: "Cửa nhà hầu nhân nghĩa thiếu gì đâu!" Thầy đã dạy con năm trước.
Ông giáo đã đoán trước phần nào những gì Huệ nói, hơn nữa, những lần thất thế trong đời nhiều đêm ông từng trằn trọc vì những ý nghĩ ấy. Nhưng giữa đêm vắng, vũ trụ thu lại trong một vùng sáng hẹp, lời nói của Huệ dội mạnh vào tâm não ông, khiến ông xúc động bàng hoàng. Ông nhìn quanh chỉ thấy đêm tối. Ông hỏi thảng thốt:
- Sách vở, chữ nghĩa và cả bọn sĩ như tôi làm được gì trước hoàn cảnh này? Chỉ đáng vứt đi hết sao!
Ông giáo choáng ngợp trước một sự thực vòi vọi nó đè nặng lên đầu óc ông. Ông chới với, hốt hoảng. Huệ nghe giọng thảng thốt của thầy, tưởng ông giáo giận vì bị xúc phạm danh dự nhà nho, lo sợ quay nhìn ra ngoài đêm. Cơn phấn khích tan đi mau chóng. Anh hối hận đã đi quá xa giới hạn, đâm ra lúng túng. Anh nghe thầy nói với giọng thật trầm, và buồn:
- Anh nói phải. Bọn kẻ sĩ chúng tôi chỉ được mỗi việc chầu chực ở cửa nhà vương hầu!
Rồi sợ Huệ hiểu lầm, tưởng ông giận, ông giáo cười, cố lấy giọng giễu cợt thân mật:
- Người thôn quê họ nói đúng lắm. "Nhất sĩ nhì nông". Cứ tạm nhận thế đi. Nhưng "hết gạo chạy rông thì nhất nông nhì sĩ". Biết đâu đã đến thời của những người cầm cày cầm cuốc!