• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full SEX và những thứ khác (2 Viewers)

  • SEX và những thứ khác - Phần 1 - Chương 02

Phong cách sống


Vừa qua tôi sang Pháp vài ngày, gặp gỡ nhóm bạn Canada, tôi quen hồi còn là sinh viên ở Úc. Chuyến đi này đã có thể là một chương trong cuốn Hồi ký Tâm Phan vì nó khiến tôi suy nghĩ nhiều về lối sống của thanh niên Việt Nam so với thanh niên phương Tây. Dĩ nhiên không có lối sống nào tốt hoàn toàn, cái gì cũng có mặt trái của nó nhưng tôi chỉ muốn đưa ra những cái tốt để mình học hỏi.


Nhóm bạn này cùng học chung trường phổ thông trung học, họ thân thiết, gắn bó với nhau gần mười năm, dù mỗi đứa ở một nước khác nhau. Chúng đều ở tuổi hai mươi mốt đến hai mươi tư, sinh ra ở Quebec, Canada – nơi tiếng Anh và tiếng Pháp đều là tiếng mẹ đẻ, đứa nào cũng nói hai thứ tiếng như nhau. Chúng có thể đi hầu hết các nước trên thế giới với hộ chiếu Canada mà không cần Visa, có thể làm việc ở các nước nói tiếng Anh hay tiếng Pháp mà không cần phải học tiếng địa phương và sự hòa nhập cuộc sống luôn đạt mức cao nhất so với công dân các nước khác. Có thể gọi chúng là “công dân của thế giới”.


Người Việt mình có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, nhưng rất ít người thực hiện câu nói này. Đến tuôi mười tám, thanh niên phương Tây phải tự lập rồi, muốn có tiền chơi bời thì phải ra đời mà cày, không có tiền mua xe thì vay bố mẹ, trả góp hàng tháng. Như hội bạn tôi tốt nghiệp đại học, chúng dành dụm tiền đi làm thêm hồi sinh viên, mua vé máy bay sang Pháp, năm đứa thuê chung một căn hộ ở khu trượt tuyết nổi tiếng thế giới, rồi xin việc làm ở đây, đứa thì làm ở siêu thị, đứa làm bar, bồi bàn, đứa làm việc cho ski store (cửa hàng cho thuê đồ trượt tuyết)… thời gian còn lại thì đi trượt tuyết – môn thể thao mà chúng đều đam mê, rồi chơi bời, tiệc tùng, nhảy nhót.


Đối với tôi, cuộc sống đó mới đúng là tuổi trẻ, phong phú và thú vị. Chúng có thể làm những gì chúng thích, không ràng buộc bởi bất kỳ quy định hay lề thói nào ngoài lương tâm. Chúng tự học cách sống có trách nhiệm với bản thân. Nếu không đi làm thì không có tiền thuê nhà, không có tiền ăn. Còn nếu muốn có tiền để chơi bời nhiều hơn thì phải làm việc cật lực hơn, có thể là làm hai nơi cùng lúc. Nếu sa vào nghiện ngập, hút hít sẽ chẳng làm được việc gì, có thể bị đuổi việc, không chơi thể thao được. Nói chung, chúng luôn biết dùng cái đầu tỉnh táo để suy nghĩ, chứ không phải nhắm mắt làm bừa.


Ở Việt Nam, tôi thấy có hai bộ phận thanh niên được phân chia rõ rệt: hoặc chơi bời mà ngu ngốc, hoặc tỉnh táo thì không chơi bời, chứ không có kiểu chơi bời mà lại có đầu óc như thanh niên phương Tây.


Có một điều mà nhiều thanh niên Việt Nam hiểu sai và làm theo cái sai, đó là: cuộc sống phương Tây thật thác loạn, muốn chơi bời sành điệu phải thác loạn như thế.


Sai hoàn toàn!!!


Chúng chơi cho tuổi trẻ thật ý nghĩa và vui, nghĩa là thả phanh nhưng bao giờ cũng có cái đầu điều khiển theo đạo đức lương tâm. Cái này có lẽ thanh niên Việt Nam phải nhiều năm sau mới học được.


Bọn Tây có thể ngủ với nhau ngay lần gặp đầu tiên nhưng đó hoàn toàn chỉ là sex, là sự tự nguyện trao đổi, tôi sướng – anh sướng, không ai phải mất tiền, chấm hết. Chả tình cảm, chả bạn bè, thậm chí chả cần biết tên.


Việc này có lẽ vi phạm đạo đức theo quan điểm của người Việt nhưng với phương Tây nó chỉ là vấn đề sinh lý bình thường, ai cũng cần sex, vậy thì thay vì bỏ tiền mua gái điếm/trai điếm, sao chúng ta không trao đổi sex giữa những người có kiến thức với nhau? Như thế lành mạnh hơn nhiều, và dĩ nhiên bao cao su là một trăm phần trăm.


Trong khi đạo đức Việt Nam không chấp nhận việc ngủ với người lạ, cho đó là “thác loạn” thì có người lại coi việc đi nhà thổ, bỏ tiền mua dâm là bình thường và phổ biến? Tôi thật không hiểu!


Trên đây tôi chỉ nói đến những người độc thân thôi nhé, còn đối với những người đã có người yêu hay vợ/chồng thì vấn đề đạo đức khác.


Có lần, anh bạn đẹp trai người Thụy Điển của tôi tâm sự việc hắn bị cưỡng hiếp trong lúc say xỉn. Vấn đề là lúc ấy hắn đang có người yêu ở Na Uy. Hắn cảm thấy tội lỗi vô cùng vì đã không chung thủy với người yêu. Hắn dằn vặt bản thân vì đã để xảy ra chuyện quan hệ tình dục với người con gái khác mà hắn không yêu. Hắn cứ thổn thức mãi rằng, chỉ cần nghĩ đến việc người yêu hắn cũng làm thế thì hắn chết mất. Tôi đã phải an ủi hắn rất nhiều sau vụ đó. Phải nói thêm rằng, trước khi có người yêu, mỗi tối hắn ngủ với một đứa con gái. Thế mới thấy cái chuẩn mực đạo đức của phương Tây rất cao: Khi độc thân, chúng ta có thể ngủ với ai tùy thích, không ràng buộc tình cảm, chỉ cần có trách nhiệm với bản thân. Khi có người yêu, chung thủy lại là yếu tố hàng đầu, trong khi bạn bè vẫn vui chơi thoải mái.


Còn giữa bạn bè với nhau thì không bao giờ có chuyện sex. Tình bạn là thiêng liêng và không ai muốn làm vẩn đục tình bạn bằng chuyện tán tỉnh nhau hay yêu nhau. Thời gian vừa rồi, tôi sống với tụi bạn Canada ở Pháp, bốn trai ba gái chung một nhà, mỗi đứa một giường đơn rất thoải mái. Bọn con trai vẫn tự nhiên cởi quần, thay đồ trước mặt bọn con gái, chả vấn đề gì, chả có gì là gợi dục ở đây, toàn bạn bè chơi với nhau hơn chục năm nay. Rồi một thằng ngồi buôn chuyện với đám con gái về việc hắn đã làm thế nào khiến người yêu hắn được thăng hoa khi quan hệ. Tức là khi chúng tôi đã là bạn bè thì không có sự khác biệt giới tính, có thể nói chuyện trên trời dưới bể. Tuy nhiên, những chuyện này lại không thể nói với người yêu được.


Hồi ở Úc, trong nhóm bạn của tôi có hai đứa chơi rất thân với nhau, chúng nó tâm đầu ý hợp về mọi mặt, nhưng rồi một ngày đứa con gái cảm thấy rằng nó yêu cậu bạn thân đó, mỗi khi hơi ngà ngà là nó lại có biểu hiện đong đưa tán tỉnh anh bạn. Nhiều người hỏi tại sao hai người không yêu nhau đi thì cậu kia nói: vì tình bạn quá đẹp, nếu hắn yêu cô bạn thận thì hắn sẽ mất đi tình bạn mà có lẽ không bao giờ có được với một người nào khác.


Có lẽ bạn sẽ cảm thấy khó hiểu về điều này nên tôi sẽ giải thích:


Tình yêu bao gồm sex, ích kỉ, sự sở hữu (người ấy thuộc về mình), sự giận dỗi, mong muốn được đáp lại mỗi khi cho đi tình cảm.


Tình bạn không bao gồm những điều trên đây mà là sự bình đẳng, sự đồng cảm, thấu hiểu, tôn trọng sự riêng tư của nhau.


Chính vì vậy để có được một người bạn tâm đầu ý hợp là điều khó vô cùng. Khi đã có được một người bạn tuyệt vời như thế thì bạn sẽ không bao giờ muốn nó mất đi hay giết chết tình bạn bằng tình yêu.


GVA 5/3/2008











Khi còn là sinh viên, tôi mơ mộng nhiều lắm, tôi có một người bạn trai tuyệt vời, anh ấy hết mực yêu thương, chiều chuộng tôi và tôi cũng yêu anh ấy. Suốt bốn năm đại học, tôi tự hào vì có một tình yêu đẹp và tôi luôn nghĩ rằng anh ấy sẽ là chồng tôi và là cha của các con tôi sau này. Tôi tâm niệm cuộc sống của tôi là phải có anh, vì anh và cho anh.


Năm thứ hai đại học, tôi đã vượt qua hàng trăm thí sinh, giành được học bổng toàn phần cho khóa học cử nhân Marketing ở Úc. Tôi đã vô cùng sung sướng và hãnh diện nhưng khi đối diện với sự thật rằng tôi sẽ phải xa anh và có thể mất anh, tôi lại lưỡng lự với quyết định đi Úc. Tôi nghĩ tôi đã yêu anh và tôi sẽ không thê yêu ai khác. Được học bổng của Úc, giấc mơ du học của tôi đã nằm trong tầm tay, tôi sẽ được mở rộng tầm mắt ra thế giới, nhưng tôi sẽ không có anh bên cạnh. Tôi nghĩ giá trị của tôi nằm ở anh chứ không phải là học bổng, và tôi có nghĩa vụ phải làm cho anh hạnh phúc. Cuối cùng tôi đã từ chối học bổng để được ở bên anh.


Một năm sau, tôi lại trúng học bổng toàn phần khóa học Quản trị Kinh doanh ở Mỹ. Tôi không hiểu sao tôi cứ đeo đuổi giấc mơ du học và giấc mơ đó cứ liên tiếp đậu vào tay tôi. Nhưng khi thực tế bắt tôi phải lựa chọn giữa anh và giấc mơ cho riêng mình thì tôi lại về bên anh. Tôi nghĩ tôi thật ích kỳ nếu tôi đeo đuổi giấc mơ của mình mà bỏ anh. Tôi đã luôn tâm niệm tôi sẽ làm vợ anh và tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì anh muốn để anh được vui lòng.


Anh sinh ra trong một gia đình trí thức, cha mẹ và chị gái anh đều là giảng viên đại học. Mặc dù anh không định nối nghiệp cha mẹ nhưng anh hy vọng tôi cũng sẽ làm nghề giáo viên. Tôi - một cô gái nhiều ước mơ hoài bão, tôi muốn làm đạo diễn điện ảnh, tôi muốn làm giám đốc một công ty của riêng tôi, tôi muốn làm việc gì đó thật lớn, thật sôi động và đầy quyền lực.


Kỳ diệu thay, tình yêu của anh đã biến tôi thành một người con gái hoàn toàn khác. Dẹp bỏ những ước mơ, tham vọng đó, tôi đi dạy tiếng Anh, tôi học lấy chứng chi Giáo học pháp [1] để sau này có thể làm cô giáo. Tôi như một con hổ con được nuôi trong nhà và được huấn luyện để trở thành một con mèo vậy. Với tình yêu của mình, anh đã thành công trong việc thuần hóa tôi, và tôi cũng đã rất nỗ lực để trở thành một con mèo như anh mong muốn.


[1]. Môn học nghiên cứu phương pháp giảng dạy từng bộ môn.


Cho đến khi tôi tốt nghiệp ra trường, đối diện với sự lựa chọn nghề nghiệp nghiêm túc thì trái tim của một con hổ đã mách bảo tôi rằng nơi chốn của tôi phải là rừng già, chứ không phải giữa bốn bức tường như một vật nuôi trong nhà. Tôi đã quyết định bỏ lại anh ở Hà Nội, một thân một mình với hai bàn tay trắng vào Sài Gòn lập nghiệp. Một năm sau, tôi trở thành chuyên gia phân tích thị trường cho một hãng tin kinh tế của Anh với mức lương một nghìn đô la Mỹ một tháng (năm 2002) và hạnh phúc với một người đàn ông khác.


Người này yêu tôi vì tôi là một "con hổ” chứ không phải vì anh hy vọng có thể huấn luyện tôi thành một "con mèo" như người trước. Anh nói với tôi rằng: '"Chừng nào em còn hạnh phúc được là chính mình thì chừng đó anh còn yêu em."


Người đàn ông đó giờ là chồng tôi và là cha của con gái tôi.


Với người yêu thời sinh viên, tôi đã hoàn toàn quên mất bản thân mình mà chỉ lo làm sao cho anh được hài lòng, được hạnh phúc. Nhưng khi bàn thân tôi không hạnh phủc thì sớm muộn gì cũng dẫn đến tan vỡ. Đó là điều tất yếu!


Sau bài học cuộc đời đó, tôi đã rút ra một câu nói cho riêng minh: "Muốn làm người khác hạnh phúc, ta phải làm cho bân thân mình hạnh phúc trước.”


Bài viết được đăng trên tạp chí


Cosmopokitan số tháng 12/2011








Tôi yêu nhiều, yêu đi yêu lại, yêu tái yêu hồi... chỉ với một mục đích "tìm bạn đời". Nhưng rốt cuộc, vẫn chưa hiểu hết về kháí niệm "bạn đời”.


Từ năm mười bảy đến hai mươi lăm tuổi, yêu và thích... nếu xòe cả hai bàn tay thì cũng không đủ để đếm. Giơ cả hai bàn chân lên... vẫn chưa đủ. Nhưng bước sang tuổi hai mươi lăm, bắt đầu thận trọng hơn với chính mình. nghiêm túc hơn với khái niệm yêu và quên dần câu cửa miệng "giai nhiều như cỏ dại”.


Năm năm - hai mối tình dài. Hai kỷ niệm khó quên và kết thúc - thất bại.


Tôi là kẻ vô cùng nghiêm khắc với ban thân.


Tôi rạch ròi, sòng phẳng với lương tâm. nhưng lại rất chiều chuộng tâm hồn, vuốt nhẹ lên những cơm đau, dịu dàng lắng nghe những con sóng ngâm trong lòng.


Mẹ tôi bảo: "Đàn bà rồi ai cũng có chồng và con, ai cũng muôh có một bến đỗ."


Chị tôi bảo: "Đi đâu cũng thích về nhà, vì ở khách sạn nhiều sao cũng không thích bằng nằm dài ở phòng khách của mình."


Một bạn gái bảo: "Ôi, lấy chồng đi và khi có con thì con là nhất. Chỉ sống vì con."


Đứa khác nói: "Mày thế thì cả đời mày chẳng có hạnh phúc đâu. Ai rồi cũng thế thôi, thằng nào cũng có cái dớp...”


Đến giờ, số phận và tôi chơi đùa với nhau, không có sự lựa chọn cả hai cùng thắng, mà chỉ có option duy nhất: cả hai cùng thua. Mặc dù tôi là người nắm bắt quy luật trò chơi khá tốt và nghiêm chỉnh chấp hành.


Thực tế quanh tôi cho thấy một điều đáng buồn là có đến chín mươi phần trăm không hài lòng với hạnh phúc lứa đôi. Nhưng mỗi người có đủ lý do để kéo dài mối quan hệ vợ chồng.


Tôi không biết bạn thuộc nhóm nào dưới đây:


Nhóm cổ điển: Sống bảo thủ, luôn thích sự chắc chắn, ngại ngùng trước những điều mới, thích cuộc sống đơn giản, êm ấm, đương nhiên người bạn đời của họ sẽ là người đàn ông gia trưởng, thích trong nhà mọi thứ đều phải trật tự, nề nếp. Và chỉ có người đàn bà kiểu này mới đáp ứng được lệnh của đấng ông chồng.


Họ thường đặt cái “chúng ta" trên cái "tôi" và thường QUÊN mất mình muốn gì.


Nhóm cổ điển pha hiện đại: là người thích làm việc, nhưng vừa phải. Phần lớn thời gian dành cho chồng con. Có nhu cầu của riêng mình, nhưng gia đình vẫn là ưu tiên số một.


Bên họ, người đàn ông thấy yên ổn, bình thản.


Nhóm hiện đại: thuộc loại mê công việc, thích tìm hiểu bản thân và thích những thử thách mới. Đàn bà ở nhóm này thường tự tin và đôi lúc sự tự tin thái quá làm đàn ông (thuộc típ của phụ nữ hai nhóm trên) ngại ngùng.


Thường đàn ông rất thích quen phụ nữ thuộc típ này,vì họ luôn có niềm tin, luôn có những điều mới mẻ. Đàn ông thích họ, nhưng chịu đựng được hay không, lại là chuyện khác.


Tôi là ai trong số họ? Có lẽ là cân bằng giữa nhóm hai và ba.


Biết rõ điểm yếu của mình, nhưng để thay đổi là điều khó vô cùng.


Mỗi đứa trẻ được sinh ra, những tính cách của nó cũng ra đời. Tôi không thể quyết định mình sống thuộc tip cổ điển, như mẹ tôi để tôi có cái hạnh phúc giản đơn.


Tôi cố gắng hiểu người đàn ông của mình, cố sống chung với những cái vô cùng khó chịu mà ai cũng có. Nhưng người đàn ông của tôi lại chưa học cách để chung sống cùng tôi.


Qua rồi cái thuở cảm thấy thích thú khi đàn ông phát điên về mình. Những cuộc rượt đuổi bằng ô tô trên đường, những lần chờ đợi đêm hôm, những giọt nước mắt, những lần quỳ gối... Giờ nghĩ lại, thấy đó cũng là tình yêu, nhưng... là tình yêu mù quáng.


Tôi không còn ghen tuông điên cuồng như trước. Biết nén lòng khi nhìn thấy người đàn của mình rung động trước người đẹp khác.


Tôi tập thói quen để người đàn ông của mình có tự do. Vì tôi đã từng bức bách khi bị kiểm soát từng email, từng tin nhắn...


Có điều nghịch lý: tôi tin vào tôi, nhưng người đàn ông tôi yêu lại ít tin vào mình.


Đàn ông nói với tôi rất nhiều câu: “Anh yêu em..." nhưng giống như với một cô em.


Tôi nói: “Ngoài câu anh yêu em, anh làm được gì cho cái tình yêu ấy?"


Đàn ông thường để cái TÔI, sự ÍCH KỶ của mình giết chết những ngày nắng đẹp. Nếu tôi bảo: "Hãy sống như ngày mai không còn. Hãy cho đi, như mình là tỉ phú tình yêu... Và đừng bao giờ đặt câu hỏi TẠI SAO?"


Họ sợ khi nghe tôi nói như vậy. Họ nghĩ rằng tôi là người thích sống ngắn và sẵn sàng vuột khỏi tôi bất cứ lúc nào.


Cuộc sống hiện đại nuông chiều con người thái quá và cái sự lười biếng của đàn ông ngày càng phát triển. Tôi khó giải thích được tại sao có người hằng ngày mải mê chơi điện tử, có người lại ngủ nướng đến mười một giờ?


Tôi chỉ muốn hét lên với họ, với mình rằng: "Cuộc đời ngắn lắm, bừng tỉnh đi!"


Không ai thích nghe tôi nói. Họ bảo, tôi quá quắt, tôi chỉ biết đòi hỏi. Tôi quá nghiêm khắc, tôi...


Thế thì thôi nhé, mình chia tay.


Họ cuống cuồng. Họ vội vã nói lời yêu. Họ khóc, họ luống cuống... Khổ nhỉ!


Tình yêu, đúng là trò cút bắt.


Chỉ cần một cái gật đầu, có ngay một ông chồng. Lắc đầu, đồng nghĩa với việc rước thêm một cái " KHÔNG" về mình: không nhà, không nghề, không chồng...


Tôi nhớ, một người từng yêu tôi đã nói với tôi câu nàỵ: "Hãy coi vợ/chồng mình là một người khách quý. Đã là khách quý, mình sẽ đem tất cả những cái mả mình có ra đãi khách. Chỉ lúc ấy, hai người mới có thể sống với nhau lâu dài."


Không biết ai trong các bạn đã làm được điều ấy?


(Trích bài của Đỗ Thanh Hương)


Tôi có thể khẳng định câu nói này luôn luôn đúng.


Hiện tại, vợ chồng tôi sống rất hạnh phúc và nghiệm ra chúng tôi đã cư xử tôn trọng và yêu thương nhau như "khách quý".


"Khách quý" không phải là dùng những lời sáo rỗng như: "Ôi cái áo anh đang mặc đẹp quá!" Trong khi chính tay mình mua cái áo đấy. Nó thật sự rất giả tạo. " Khách quý" ở đây là những lời lẽ bình dị hằng ngày mà rằng ta phải nói theo phép lịch sự tối thiểu, từ những chi tiết rất nhỏ như: "Cảm ơn anh đã nấu bữa tối.", "Cảm ơn anh đã đi chợ trong khi em bận họp", v.v...


Tôi học những điều này không phải từ sách vở mà từ cuộc sống. Tôi đã có một thời gian sống với bố mẹ chồng và chứng kiến hai ông bà sống hạnh phúc như thế nào. Đó là cả một nghệ thuật. Hai ông bà yêu nhau đã bốn mươi lăm năm, hiện nay đều đã ở tuổi sáu mươi tám, bảy mươi, nhưng bạn có tin là suốt bốn mươi lăm năm nay, thứ Bảy tuần nào ông cũng đưa bà đi ăn tối, một bữa tối lãng mạn mà bà luôn mong đợi, mặc bộ váy áo đẹp nhất, trang điểm đẹp như cho một cuộc hẹn hò. Ông cũng ăn mặc lịch lãm, đặt chỗ tại một nhà hàng Ý và luôn mang theo một chai rượu vang. Xin nhắc lại, thứ Bảy hằng tuần trong suốt bốn mươi lăm năm nay. Hằng ngày, bà đi chợ, nấu cơm, giặt ủi quần áo cho ông đi làm. Sau bữa ăn, ông luôn nói: "Thank you love. It’s delicious!" (Cảm ơn tình yêu. Bữa ăn ngon lắm!) Tôi chắc chắn rằng trong suốt bốn mươi lăm năm ấy, bà chưa bao giờ chán nghe một lời cảm ơn từ ông. Chưa bao giờ tôi thấy ông bà "lời qua tiếng lại". Riêng điều này chồng tôi (con trai họ) phải công nhận: "Suốt đời anh chưa bao giờ thấy cha mẹ cãi nhau, họ luôn sống hạnh phúc như vậy, luôn hẹn hò vào tối thứ Bảy (có hoặc không có con cái)" Con trai cả của họ giờ đã bốn mươi lăm tuổi.


Vợ chồng tôi không phải tự nhiên mà có được hạnh phúc như ngày hôm nay. Chúng tôi đã trải qua bảy năm trời học cách sống với nhau và đã có nhiều đổ vỡ. Tôi phải cảm ơn thời gian sống với hai cụ đã dạy tôi rất nhiều trong cách cư xử với chồng tôi và cũng là con trai của họ. Nhờ đó mà tôi mới có được hạnh phúc của ngày hôm nay. Nên nhớ, cuộc sống vợ chồng là cả một nghệ thuật mà hai người cùng phải vun đắp. Nó không phải tự nhiên cứ hai người hợp tính nhau mà thành.


Chúc bạn sớm tìm được hạnh phúc!


Tâm Phan 9/2008
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom