Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ruồi trâu - Chương 10
Chương 10
Ruồi trâu thuê một ngôi nhà ở ngoài cửa La mã, cách nhà Di-ta không xa. Anh ta hẳn là một người hào hoa. Thật ra căn phòng của anh ta cũng không có gì là quá xa xỉ nhưng trong mọi chi tiết đều thấy nổi bật lên một khuynh hướng thích lộng lẫy, môt khiếu thẩm mỹ tế nhị làm cho Ga-li và Ri-cac-đô rất đỗi ngạc nhiên. Họ tưởng con người đã sống lâu năm ở vùng Amadôn hoang dại ấy chắc sẽ có những sở thích đơn giản lắm vì thế khi nhìn thấy những chiếc cavat sạch bong và những giày dép đủ kiểu của Ruồi trâu, trên bàn viết lại luôn luôn cắm nhiều hoa tươi thì họ càng thêm ngơ ngác. Nói chung, sự tiếp xúc của họ với Ruồi trâu là rất tốt đẹp. Đối với ai, Ruồi trâu cũng đều tỏ ra niềm nở và thân mật, nhất là đối với những đảng viên đảng bộ địa phương của đảng Mat-di-ni. Tuy vậy, hình như Giêma lại bị gạt ra ngoài quy luật đó; từ lần gặp đầu tiên Ruồi trâu đã có vẻ không ưa chị, cố tránh mặt chị và đã hai ba lần tỏ thái độ cục cằn đối với chị làm cho Mac-ti-ni hết sức phản đối. Ngay từ lúc đầu Ruồi trâu và Mac-ti-ni đã không ưa nhau vì tính tình của họ khác hẳn nhau đến mức độ không thông cảm được với nhau một chút nào. Nhưng ở Mac-ti-ni thì chẳng bao lâu sự không ưa đó biến thành thù ghét ra mặt.
Một hôm, Mac-ti-ni cáu kỉnh nói với Giêma :
- Ông ta không ưa tôi thế nào điều đó tôi không quan tâm lắm. Chính thôi cũng không thích ông ta, nên chẳng ai mếch lòng cả. Nhưng thái độ của ông ta đối với chị thì tôi thật không thể chịu được. Tôi đã định cùng ông ta tính món nợ đó, buộc ông ta phải giải thích việc này nhưng lại sợ thành to chuyện, mang tiếng rằng tự mình mời người ta rồi lại cãi cọ với người ta.
- Xê-da, kệ ông ta . Chẳng có gì quan trọng cả đâu. Hơn nữa chính tôi cũng có lỗi không kém ông ta.
- Chị có lỗi gì ?
- Tôi có lỗi ở chỗ làm ông ta không ưa tôi đến thế. Khi tôi gặp ông ta lần đầu tại nhà Grat-xi-ni tối hôm đó, tôi đã trót nặng lời với ông ta.
- Chị nặng lời à ! Tôi không tin.
- Chuyện đó xảy ra cũng là vô tình thôi và lúc đó tôi đã lấy làm hối hận. Lúc đó tôi có nói rằng chế nhakp người tàn tật là không tốt và ông ta tưởng tôi ám chỉ ông ta. Thật tôi không hề có ý nghĩ cho ông ta là người tàn tật, ông ta cũng chẳng đến nỗi đui què mẻ sứt.
- Dĩ nhiên là không đến nỗi. Chỉ có vai bên nọ cao hơn vai bên kia, tay trái bị tật nặng thôi chứ còn ông ta không gù mà cũng không què. Ông ta hơi khập khiễng nhưng điều đó cũng không có gì đáng nói.
- Tôi còn nhớ lúc ấy ông ta run bắn người và tái mặt đi. Tất nhiên lúc ấy tôi nói một câu rất hớ, nhưng cũng rất lạ là tại sao ông ta nhạy cảm đến thế. Có lẽ ông ta đã nhiều lần đau khổ vì những lời nhạo báng độc địa như vậy.
- Nhưng rất có thể bản thân ông ta cũng đã từng chế nhạo người khác độc ác như vậy. Ông ta có những cử chỉ lịch thiệp, nhưng bản chất thì lại tàn nhẫn thành thử càng làm cho tôi hết sức khó chịu.
- Xê-da, anh nói như thế không hay đâu. Tôi cũng không ưa Rivarét đâu nhưng thổi phồng khuyết điểm của ông ta để làm gì. Đã đành ông ta có thói kênh kiệu làm cho người khác bực mình. Điều đó có thể là do được người ta tán tụng quá gây nên. Và thói châm chọc ấy quả thật hết sức khó chịu. Nhưng tôi vẫn không cho rằng ông ta không có ý định xấu đâu.
- Tôi chẳng biết ông ta có ý định gì nhưng một con người cái gì cũng nhạo báng thì tâm địa cũng chẳng trong sạch gì. Một lần trong cuộc họp ở nhà Pha-bơ-ri-xi tôi đã chối tai về những lời nhạo báng của ông ta đối với những sự cải cách vừa qua tại La mã. Cái gì ông ta cũng cố tìm cho ra những động cơ xấu xa, đê tiện.
Giêma thở dài :
- Tôi e rằng về điểm này tôi lại đồng ý với Rivaret hơn là đồng ý với anh. Là những người tốt bụng, đầu óc các anh lúc nào cũng chứa chan những hy vọng và chờ đón êm đẹp. Lúc nào các anh cũng sẵn sàng cho rằng nếu một vị nào trạc trung tuần lòng đầy thiện ý mà lên ngôi Giáo hoàng thì mọi việc đều ổn cả, vị đó sẽ mở cửa nhà tù ban phước lành cho mọi người chung quanh, và độ vài ba tháng sau là thời đại hoàng kim của chúa Giê-su đến. Hình như các anh không hiểu rằng dù Giáo hoàng kia có muốn hết sức đi nữa, ông ta cũng không thể lập nên chính nghĩa trên trần gian này được. Vấn đề là nguyên tắc sai chứ không phải là ở thái độ của một cá nhân này hay một cá nhân khác.
- Cái gì là nguyên tắc sai ? Quyền lực của giáo hoàng đối với cuộc sống thế tục của các tín đồ là nguyên tắc sai à ?
- Đâu phải chỉ có thế ? Đó chỉ là một phần trong sai lầm chung mà thôi. Chủ yếu là ở chỗ để cho một người có quyền sinh sát đối với tính mạng con người . Trên cơ sở sai lầm đó không thể xây dựng được những quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
Mac-ti-ni giơ hai tay lên. Anh vừa cười vừa nói :
- Thôi, xin chị tha cho, cái thuyết "đạo đức ngoại trừ" (một thuyết tôn giáo chủ trương chỉ cần tin vào Phúc âm là đủ, không cần nói gì tới đạo đức luân lý nữa) ấy tôi không sao kham nổi. Tôi chắc rằng các cụ nhà ta xưa hẳn là những người theo chủ nghĩa bình đẳng xã hội ( một thuyết của phái cấp tiến trong thời kỳ cách mạng tư sản Anh ) ở Anh trong thế kỷ 17. Hơn nữa tôi đến đây không phải để tranh luận, mà để đưa chị xem bản thảo này.
Mac-ti-ni rút trong túi ra mấy tờ giấy.
- Lại một bài văn châm biếm mới nữa à ?
- Vâng, lại một chuyện dại dột nữa mà Rivaret mới đưa ra phiên họp ban chấp hành hôm qua. Tôi cảm thấy rằng chẳng bao lâu chúng ta sẽ đi tới đến chỗ đánh nhau với hắn ta mất.
- Chuyện gì thế ? Xê-da, anh thành kiến với người ta rồi. Rivaret có thể là một người khó gần nhưng ông ta không dại dột gì đâu.
- Tôi cũng không hề phủ nhận rằng bài này viết khá, nhưng chị cứ đọc qua thì đủ rõ.
Bài văn đả kích sự hân hoan rầm rộ do vị Giáo hoàng mới lên ngôi hiện còn tiếp diễn ở Ý. Cũng như mọi tác phẩm khác của Ruồi trâu, bài này viết bằng giọng văn hằn thù cay độc. Nhưng mặc dù lối văn của Ruồi trâu làm cho Giêma khó chịu đến thế nào chăng nữa, tự trong thâm tâm, chị vẫn không thể không nhận rằng sự phê phán của Ruồi trâu là xác đáng.
Chị đặt bản thảo lên bàn và nói :
- Tôi rất đồng ý với anh rằng lời văn bài báo cáo này cay độc một cách đáng ghét. Nhưng, khốn thay, nội dung lại đều là đúng sự thật cả.
- Giêma !
- Phải, đúng như thế đấy. Anh có thể gọi Rivaret một con lươn máu lạnh hay là gì gì đi nữa tuỳ thích, nhưng sự thật vẫn ở phía ông ta. Cố chứng minh rằng bài văn này không đánh trúng đích là vô ích, nó đánh rất trúng đích.
- Vậy chắc ý kiến của chị là nên in bài ấy ?
- Đấy lại là vấn đề khác. Tôi không cho rằng cứ đem in ngay nguyên văn như thế. Để thế thì nhất định nó sẽ làm mất lòng người đẩy mọi người xa rời chúng ta chứ chẳng đem lại lợi ích gì cả. Nhưng nếu Rivaret sửa lại một chút, vứt bỏ những lời đả kích cá nhân thì bài báo sẽ là một tác phẩm có giá trị thật sự. Còn về phần phê phán chính trị thì bài văn viết rất hay. Tôi không ngờ Rivaret viết giỏi đến thế. Ông ta nói đúng những điều cần nói và nói những điều chúng ta chưa ai dám nói. Chẳng hạn, Rivaret ví nước Ý như một người say rượu khóc lóc van xin một thằng ăn cắp, để cho hắn tha hồ nắn túi. Chỗ ấy thật là hay tuyệt.
- Giê-ma ! Nhưng chính chỗ ấy lại là chỗ dở nhất trong toàn bài văn ! Tôi không sao chịu nổi thái độ cắn càn tất cả mọi người và tất cả mọi việc như thế !
- Tôi cũng vậy. Nhưng vấn đề không phải ở đó. Lối văn của Rivaret rất khó chịu và bản thân ông ta củng rất khó gần. Nhưng khi Rivaret bảo rằng chúng ta quá say sưa với những đám rước tôn giáo với những cử chỉ trìu mến với những lời kêu gọi về tình yêu và hoà giải để cho phái Giê duýt và phái Xan phê đích tha hồ lợi dụng thì ông ta đã một ngàn lần đúng. Tiếc rằng tôi không dự buổi họp mặt ban chấp hành hôm qua. Thế cuối cùng các anh quyết định ra sao ?
- Chính vì thế nên hôm nay tôi đến gặp chị, Ban chấp hành yêu cầu chị đến gặp Rivaret để thuyết phục ông ta sửa lại lời văn cho nhẹ bớt.
- Tôi đến ư ? Nhưng tôi gần như hoàn toàn không quen biết gì ông ta. Hơn nữa hiện nay ông ta lại đang ghét tôi. Tại sao cứ phải tôi đi, người khác đi không được hay sao ?
- Chỉ vì hôm nay ai cũng bận cả. Hơn nữa, trong bọn chúng ta chỉ có chị là người ăn nói có lý lẽ hơn cả : chị biết tránh những lập luận không cần thiết và sẽ không mất thời giờ cãi vã với ông ta như chúng tôi.
- Tất nhiên tôi chẳng cãi vã với ông ấy làm gì. Thôi được, nếu các anh muốn thì tôi sẽ đi. Nhưng tôi nói trước là ít hy vọng lắm đấy !
- Tôi tin rằng nếu chị cố gắng thì nhất định sẽ trị được ông ta. Và chị nên nói cho Rivaret biết rằng , đứng về quan điểm văn học, ban chấp hành rất hoan nghênh bài văn châm biếm của ông ấy. Chắc nói thế ông ta rất thích, mà điều đó cũng hoàn toàn đúng thôi.
Ruồi trâu ngồi cạnh bàn viết cắm đầy hoa và cỏ phượng vĩ, lơ đãng nhìn xuống sân. Trên lòng anh là một bức thư ngỏ. Một con chó thuộc giống chó chăn cừu Scot-len xù lông nằm cuộn tròn trên thảm, cạnh chân anh. Khi Giêma gõ vào cánh cửa còn bỏ ngỏ thì nó cất đầu lên sủa. Ruồi trâu vội vã đứng dậy, nghiêng mình chào khách một cách cứng nhắc và trang trọng. Gương mặt bỗng nhiên sắt lại và phớt tỉnh như không, anh hết sức lạnh lùng nói :
- Bà rất có nhã ý. Nếu bà cho biết trước là muốn nói chuyện gì với tôi thì tôi xin lại nhà ngay.
Ruồi trâu lại nghiêng mình và đẩy chiếc ghế lại. Thấy Ruồi trâu tỏ ý đuổi mình một cách tế nhị như thế Giêma liền đi ngay vào câu chuyện :
- Tôi đến đây theo sự uỷ thác của ban chấp hành. Trong ban chấp hành có những ý kiến khác nhau về bài văn châm biếm của ông.
- Tôi cũng nghĩ thế.
Ruồi trâu mỉm cười ngồi xuống trước mặt Giêma và đẩy lọ hoa cúc lớn trên bàn che cho ánh sáng khổ chiếu vào mặt
- Phải nói rằng đứng về quan điểm văn học đa số uỷ viên trong ban chấp hành rất hoan nghênh bài ấy, nhưng mọi ngưòi đều nhận thấy nếu cứ để nguyên như thế mà in thì không lợi. Giọng văn quá kịch liệt có thể làm mất lòng và đẩy xa những người mà lúc nàu sự giúp đỡ và ủng hộ của họ đối với đảng rất quan trọng.
Ruồi trâu rút một bông cúc ra khỏi lọ, ngắt dần từng cánh hoa trắng. Đôi mắt Giêma ngẫu nhiên dừng lại trên bàn tay phải nhỏ nhắn của Ruồi trâu đang bứt từng cánh hoa một. Chị thấy rạo rực. Hình như ngày xưa chị đã nhìn thấy những cử chỉ ấy ở đâu rồi.
Ruồi trâu lại nói, giọng khẽ khàng và lạnh lùng :
- Đứng về mặt văn học thì bài văn của tôi chẳng có giá trị gì. Chỉ những người không hiểu gì về văn học thì mới hoan nghênh nó về phương diện ấy. Còn nói là làm mất lòng người thì chính là tôi muốn như thế.
- Điều đó tôi rất hiểu. Nhưng vấn đề là ở chỗ ông đả kích không trúng những kẻ mà chúng ta cần đả kích.
Ruồi trâu nhún vai nhấm nháp cánh hoa vừa bứt khỏi đài .
- Theo tôi thì bà lầm rồi. Vấn đề là thế này : Ban chấp hành của các ông các bà mời tôi đến đây làm gì ? Tôi hiểu là để lột mặt nạ và phản kích Giê duýt. Tôi hiện đang dốc hết khả năng để chấp hành nhiệm vụ đó.
- Tôi có thể cam đoan với ông rằng không một ai nghi ngờ về tài năng và thiện ý của ông. Nhưng ban chấp hành e rằng bài văn sẽ làm mất lòng đảng Tự do và làm cho chúng ta mất sự ủng hộ về tinh thần của công nhân viên chức trong thành phố này. Bài văn của ông nhằm chống phá Xan phê đích, nhưng nhiều bạn đọc có thể sẽ cho rằng ông muốn đả kích cả giáo hội lẫn giáo hoàng mới. Điều đó về mặt sách lược thì ban chấp hành cho là không nên.
- Bây giờ tôi mới hơi hiểu. Khi tôi công kích các giáo sĩ có quan hệ xấu với đảng thì người ta cho phép tôi tha hồ nói thẳng thừng. Nhưng khi tôi vừa chạm vào các giáo sĩ mà ban chấp hành vì nể thì hoá ra là "chân lý giống như một con chó, nó nhất định phải bị nhốt vào cũi. Nhưng nó có thể bị roi quất đuổi ra ngoài nếu như Đức thánh cha đứng bên cạnh lửa và..."(lời vai hề trong bi kịch của Shakespeare " Vua Lia" - King Lear màn 1 cảnh 4). Phải, vai hề nói thế mà đúng. Nhưng thà làm cái gì còn hơn làm vai hề. Tất nhiên tôi phải phục tùng quyết định của ban chấp hành, nhưng tôi vẫn cho rằng ban chấp hành chỉ chú ý đến những tên lính hầu mà bỏ qua vao chủ yếu nhất trong đó là đức...đức...giám...giám ...mục Mông...Mông-ta-ne-li.
Giê-ma nhắc lại :
- Mông-ta-ne-li ư ? Tôi không hiểu ý ông thế nào cả....Ông muốn nói tới giám mục địa phận Bơ-ri-xi-ghê-la ấy ư ?
- Phải, vị tân giáo hoàng vừa mới cử ông ta làm Hồng y giáo chủ. Đây là một bức thư nói về ông ta. Thư của một anh bạn ở vùng bên kia biên giới viết cho tôi. Bà có muốn nghe không ?
- Biên giới lãnh địa của giáo hoàng ấy ư ?
- Phải. Anh ta viết như sau .
Ruồi trâu với lấy bức thư mà anh cầm trong tay lúc Giêma bước vào nhà và cất tiếng đọc to, líu cả lưỡi :
- " Anh....anh sắp...sắp được hân hạnh đương ...đương đầu với một trong những kẻ thù độc ác nhất của chúng ta là Hồng ...Hồng y giáo chủ Lô...Lô-ren-xô Mông-ta-ne-li , tức là giám mục địa phận Bờ-ri-xi-ghê-la. Hắn..."
Rivaret ngừng bặt và im lặng trong giây lát. Rồi anh lại đọc tiếp, rất chậm chạp và hết sức kéo dài, nhưng không líu giọng nữa :
- " Hắn định tới kinh lý Tô-scan trong tháng sau với một sứ mệnh đặc biệt quan trọng là "hoà giải". Trước tiên, hắn sẽ giảng đạo tại Phơ-lô-răng-xơ, ở đó độ ba tuần rồi đi Xi-ê-na, Phi-dơ, và cuối cùng qua Pi-stôi-a để trở về Rô-ma-nha. Bề ngoài hắn thuộc phái Tự do trong giáo hội, nhưng hắn ta là bạn thân của giáo hoàng và Hồng y giáo chủ Phê-rét-ti. Trong thời giáo hoàng Gơ-rê-goa hắn là kẻ thất sủng nên bị đổi đến một vùng hẻo lánh nào đó tại A-pe-nanh. Hiện nay Mông-ta-ne-li đột nhiên thăng chức rất mau. Về thực chất, tất nhiên hắn cũng bị phái Giê duýt giật dây như mọi tên Xan phê đích khác. Sứ mệnh mà hắn đang chấp hành là do ý kiến của các cha cố Giê duýt xúi giục. Hắn là một trong những tay truyền giáo xuất sắc nhất của Giáo hội và thủ đoạn cũng thâm độc không kém gì Lam-bơ-ru-tri-ni. Nhiệm vụ hiện nay của hắn là duy trì càng lâu càng tốt lòng hân hoan của mọi người đối với giáo hoàng mới, dùng cách đó để đánh lạc hướng dư luận cho đến khi đại công tước kí tên vào một đạo dụ do bè lũ tay sai của pháo Giê duýt thảo ra. Tôi chưa tìm được cách gì để dò biết nội dung của đạo dụ đó". Rồi bức thư viết tiếp : " Hiện nay tôi cũng chưa rõ Mông-ta-ne-li có biết lý do vì sao hắn được phái đến Tô-scan không hay hắn chỉ là công cụ trong tay bọn Giê duýt. Hắn có thể là một tên vô cùng giảo hoạt hoặc là một con lừa ngu xuẩn nhất. Nhưng có một điều hết sức kỳ lạ là theo chỗ tôi biết thì Mông-ta-ne-li không ăn hối lộ và không có tình nhân. Thật là một trường hợp hiếm có ! "
Ruồi trâu đặt bức thư xuống mắt lim dim, ngồi nhìn Giêma đợi xem chị nói gì :
Sau một lát im lặng, Giêma hỏi :
- Ông tin chắc rằng người bạn viết thư cho ông nói đúng sự thật chứ ?
- Nói về đời tư trong sạch của ngài Mông-ta-ne-li ấy ư ? Không, chính anh ta cũng không tin chắc điều đó. Bà còn nhớ là anh ta đã viết một cách dè dặt " Theo chỗ tôi biết " chứ ?
Giêma lạnh lùng ngắt lời :
- Không phải vấn đề đời tư. Điều tôi muốn biết là vấn đề sứ mệnh của Mông-ta-ne-li .
- Vấn đề đó thì tôi có thể hoàn toàn tin cậy anh ta. Anh ta là bạn cũ của tôi, một trong những đồng chí năm 1843. Hiện nay công tác mà anh ta phụ trách có nhiều thuận lợi đặc biệt cho phép anh ta tìm hiểu những vấn đề đó.
Giê-ma sực nghĩ " Chắc là một viên quan lại nào ở Va-ti-căng đây", và chị nói :
- Ông có nhiều đầu mối liên lạc bí mật như thế ư ? Tôi cũng đã đoán chừng là như vậy.
Ruồi trâu nói tiếp :
- Tất nhiên bức thư đó chỉ có tính chất riêng mà thôi. Chắc bà cũng hiểu rằng không nên cho một người nào biết nội dung của nó ngoài các ủy viên trong ban chấp hành của bà
- Điều đó khỏi phải nói. Nhưng chúng ta hãy trở lại vấn đề bài văn. Liệu tôi có thể nói với các đồng chí trong ban chấp hành rằng ông đã vui lòng sửa đổi đôi chút, làm cho lời lẽ được dịu nhẹ hơn, hay là...
- Thế bà không thấy rằng nếu sửa thì không những sẽ có thể làm yếu sức châm biếm đi mà còn có thể làm mất cả cái đẹp của "tác phẩm văn học" hay sao ?
- Đấy là ông hỏi ý kiến riêng tôi. Còn tôi đến đây nói chuyện với ông là nhân danh ban chấp hành.
- Như vậy có nên kết luận rằng cá...cá nhân bà không đồng ý với ý...ý kiến của ban chấp hành không ?
Ruồi trâu nhét bức thư vào túi, hơi cúi mình và nhìn Giê-ma với đôi mắt chăm chú, khẩn thiết làm cho nét mặt anh bỗng dưng đổi khác.
- Bà cho rằng...
- Nếu ông muốn biết ý kiến cá nhân tôi, thì tôi cũng xin vâng : tôi không đồng ý với số đông về cả hai điểm. Tôi hoàn toàn không hoan nghênh bài văn về quan điểm văn học, nhưng tôi thấy bài văn ấy chân thực về trình bày sự việc và khôn khéo về thể hiện sách lược.
- Thế nghĩa là...
- Tôi hoàn toàn đồng ý rằng nước Ý đang bị lóa mắt bởi những ánh sáng huyễn hoặc và tất cả những niềm hân hoan vui sướng hiện nay sẽ dẫn nó tới một vũng lầy ghê gớm. Tôi sẽ rất sung sướng nếu điều đó được nói ra một cách công khai và mạnh dạn dù cho như thế có làm mất lòng hoặc đẩy xa một vài bạn hiện đang ủng hộ chúng ta đi nữa. Nhưng là một thành viên của đoàn thể tôi không thể kiên trì ý kiến cá nhân của mình trong khi số đông đang có ý kiến đối lập. Và, lẽ dĩ nhiên, tôi cũng cho rằng nếu đã nói, thì phải nói cho ôn hòa và bình tĩnh chứ không nên nói như giọng bài văn này.
- Xin bà chờ một phút cho tôi xem lại bản thảo.
Ruồi trâu cầm lấy bài văn đọc lướt từ đầu đến cuối, rồi cau mày tỏ vẻ không vừa ý :
- Phải, thật vậy, bà hoàn toàn đúng. Thật là một bài đoản văn kêu mà rẻ tiền, chứ không phải là một bài văn châm biếm chính trị. Nhưng làm thế nào được ? Nếu không viết cho tao nhã thì công chúng sẽ không hiểu được. Nếu không viết cho cay độc thì bài văn sẽ tẻ ngán.
- Thế ông không thấy rằng nếu cay độc quá mức thì cũng làm cho bài văn tẻ ngán hay sao ?
Ruồi trâu nhìn chị một cách sắc bén và lanh lợi rồi phá lên cười :
- Thưa bà, có lẽ bà thuộc về một hạng người rất đáng sợ là lúc nào nói cũng đúng. Nhưng nếu tôi không đứng vững trước sự quyến rũ, không nói cho thâm độc thì có lẽ tôi cũng sẽ thành một người buồn tẻ như bà Grat-xi-ni mất. Trời ! Nếu số kiếp đưa mình đến bước ấy thì khổ biết bao nhiêu ! Không, xin bà chớ cau mày ! Tôi biết rằng bà không ưa tôi nên tôi xin trở lại vấn đề. Tình hình hiện nay như sau : Nếu tôi vứt bỏ mọi chỗ đả kích cá nhân mà giữ nguyên phần chủ yếu của bài văn thì ban chấp hành sẽ tỏ ý tiếc rằng không thể chịu trách nhiệm in bài văn được; nhưng nếu tôi hy sinh chân lý chính trị và dốc toàn lực công kích một vài kẻ cá biệt của đảng, thì ban chấp hành sẽ tâng bốc bài văn lên tận mây xanh, còn tôi với bà thì sẽ lại thấy rằng bài văn đó không đáng in. Vấn đề thật hoàn toàn siêu hình. In mà không cần biết tới giá trị hay là giữ nguyên giá trị mà không in, đằng nào hơn ? Thưa bà Bô-la ?
- Theo tôi thì vấn đề không nhất thiết phải đặt như vậy. Nếu ông bỏ những đọan nói về cá nhân thì ban chấp hành sẽ đồng ý in dù sẽ có nhiều người phản đối. Và tôi tưởng như vậy sẽ rất có ích. Nhưng ông phải làm dịu lời văn đi mới được. Nếu đã muốn cho người đọc uống một liều thuốc nặng như thế thì ngay lúc đầu không nên dùng hình thức quyết liệt làm người ta sợ không dám uống.
Ruồi trâu nhún vai và thở dài khuất phục :
- Thưa bà, tôi xin phục tùng ý kiến của bà, nhưng phục tùng với một điều kiện. Hiện nay bà có thể tước quyền cười của tôi, nhưng trong tương lai gần đây phải để cho tôi sử dụng quyền đó. Khi nào đức ngài Hồng y giáo chủ trong sạch ấy ló mặt ra ở Phơ-lo-răng-xơ thì cả bà lẫn ban chấp hành không được ngăn tôi, tôi muốn nói cay độc bao nhiêu thì nói ! Đó là quyền của tôi !
Anh buông thõng với một giọng hết sức lạnh lùng, chốc chốc lại rút những bông cúc ra khỏi bình, giơ lên cao để ngắm nhìn ánh sáng xuyên qua những cánh hoa trắng muốt. Thấy những bông hoa rung rinh xiêu vẹo, Giê-ma nghĩ : - Sao ông ta run rẩy thế ? Chắc không phải là ông ta say rượu !"
Chị vừa đứng dậy vừa nói :
- Vấn đề ấy ông nên bàn với các ủy viên khác trong ban chấp hành. Tôi không thể đoán trước được ý kiến của họ.
Ruồi trâu cũng đứng dậy, tì tay lên bàn và áp những đóa hoa vào mặt :
- Còn bà, ý kiến của bà thế nào ?
Giê-ma ngập ngừng. Vấn đề ấy làm cho chị đau khổ và gợi lên những kỷ niệm cay đắng xưa kia.
Cuối cùng chị nói :
- Thật tôi cũng không rõ. Cách đây nhiều năm tôi có được biết phần nào về ông Mông-ta-ne-li. Lúc ấy ông ta là cố đạo và là giám đốc trường dòng trong tỉnh mà tôi sống thủa nhỏ. Một người rất gần Mông-ta-ne-li kể cho tôi nghe nhiều chuyện về ông ta. Tôi chưa hề nghe nói điều gì xấu về ông ta cả và tôi tin rằng ít nhất là lúc bấy giờ ông ta thực sự là một nhân vật rất đáng tôn kính. Nhưng đã lâu lắm rồi và từ đó đến nay ông ta có thể thay đổi. Quyền hành vô tội vạ đã làm hỏng biết bao con người !
Ruồi trâu ngẩng đầu, nét mặt kiên quyết, nhìn thẳng vào mắt chị và nói :
- Dù sao đi nữa, nếu bản thân ông Mông-ta-ne-li không phải là một kẻ khốn nạn thì ông ta cũng là một công cụ trong tay bè lũ khốn nạn. Nhưng đối với tôi và các bạn hữu của tôi ở bên kia biên giới thì khốn nạn hay công cụ của kẻ khốn nạn cũng chỉ là một. Tảng đá nằm trên đường có thể có những ý định hết sức tốt đẹp nhưng thế nào người ta cũng phải hất nó đi... Thưa bà, xin bà cho phép...
Anh bấm chuông rồi khập khiễng bước ra mở cửa cho Giê-ma.
- Thưa bà, bà đã rất có nhã ý đến thăm tôi. Xin bà để cho người đi gọi xe ngựa nhé?...Bà không cần ư? Vậy xin chào bà...Bi-an-ca, chị làm ơn mở giùm cửa ngoài.
Giê-ma bước ra đường phố với bao nhiêu ý nghĩ xao xuyến.
" Các bạn hữu của tôi ở bên kia biên giới". Họ là những người nào? Và ông ấy định hất tảng đá ra khỏi đường bằng cách nào ? Nếu có phải chỉ bằng châm biếm không thôi, thì tại sao mắt ông ta lại lóe lên một cách dữ dội như vậy ?
Ruồi trâu thuê một ngôi nhà ở ngoài cửa La mã, cách nhà Di-ta không xa. Anh ta hẳn là một người hào hoa. Thật ra căn phòng của anh ta cũng không có gì là quá xa xỉ nhưng trong mọi chi tiết đều thấy nổi bật lên một khuynh hướng thích lộng lẫy, môt khiếu thẩm mỹ tế nhị làm cho Ga-li và Ri-cac-đô rất đỗi ngạc nhiên. Họ tưởng con người đã sống lâu năm ở vùng Amadôn hoang dại ấy chắc sẽ có những sở thích đơn giản lắm vì thế khi nhìn thấy những chiếc cavat sạch bong và những giày dép đủ kiểu của Ruồi trâu, trên bàn viết lại luôn luôn cắm nhiều hoa tươi thì họ càng thêm ngơ ngác. Nói chung, sự tiếp xúc của họ với Ruồi trâu là rất tốt đẹp. Đối với ai, Ruồi trâu cũng đều tỏ ra niềm nở và thân mật, nhất là đối với những đảng viên đảng bộ địa phương của đảng Mat-di-ni. Tuy vậy, hình như Giêma lại bị gạt ra ngoài quy luật đó; từ lần gặp đầu tiên Ruồi trâu đã có vẻ không ưa chị, cố tránh mặt chị và đã hai ba lần tỏ thái độ cục cằn đối với chị làm cho Mac-ti-ni hết sức phản đối. Ngay từ lúc đầu Ruồi trâu và Mac-ti-ni đã không ưa nhau vì tính tình của họ khác hẳn nhau đến mức độ không thông cảm được với nhau một chút nào. Nhưng ở Mac-ti-ni thì chẳng bao lâu sự không ưa đó biến thành thù ghét ra mặt.
Một hôm, Mac-ti-ni cáu kỉnh nói với Giêma :
- Ông ta không ưa tôi thế nào điều đó tôi không quan tâm lắm. Chính thôi cũng không thích ông ta, nên chẳng ai mếch lòng cả. Nhưng thái độ của ông ta đối với chị thì tôi thật không thể chịu được. Tôi đã định cùng ông ta tính món nợ đó, buộc ông ta phải giải thích việc này nhưng lại sợ thành to chuyện, mang tiếng rằng tự mình mời người ta rồi lại cãi cọ với người ta.
- Xê-da, kệ ông ta . Chẳng có gì quan trọng cả đâu. Hơn nữa chính tôi cũng có lỗi không kém ông ta.
- Chị có lỗi gì ?
- Tôi có lỗi ở chỗ làm ông ta không ưa tôi đến thế. Khi tôi gặp ông ta lần đầu tại nhà Grat-xi-ni tối hôm đó, tôi đã trót nặng lời với ông ta.
- Chị nặng lời à ! Tôi không tin.
- Chuyện đó xảy ra cũng là vô tình thôi và lúc đó tôi đã lấy làm hối hận. Lúc đó tôi có nói rằng chế nhakp người tàn tật là không tốt và ông ta tưởng tôi ám chỉ ông ta. Thật tôi không hề có ý nghĩ cho ông ta là người tàn tật, ông ta cũng chẳng đến nỗi đui què mẻ sứt.
- Dĩ nhiên là không đến nỗi. Chỉ có vai bên nọ cao hơn vai bên kia, tay trái bị tật nặng thôi chứ còn ông ta không gù mà cũng không què. Ông ta hơi khập khiễng nhưng điều đó cũng không có gì đáng nói.
- Tôi còn nhớ lúc ấy ông ta run bắn người và tái mặt đi. Tất nhiên lúc ấy tôi nói một câu rất hớ, nhưng cũng rất lạ là tại sao ông ta nhạy cảm đến thế. Có lẽ ông ta đã nhiều lần đau khổ vì những lời nhạo báng độc địa như vậy.
- Nhưng rất có thể bản thân ông ta cũng đã từng chế nhạo người khác độc ác như vậy. Ông ta có những cử chỉ lịch thiệp, nhưng bản chất thì lại tàn nhẫn thành thử càng làm cho tôi hết sức khó chịu.
- Xê-da, anh nói như thế không hay đâu. Tôi cũng không ưa Rivarét đâu nhưng thổi phồng khuyết điểm của ông ta để làm gì. Đã đành ông ta có thói kênh kiệu làm cho người khác bực mình. Điều đó có thể là do được người ta tán tụng quá gây nên. Và thói châm chọc ấy quả thật hết sức khó chịu. Nhưng tôi vẫn không cho rằng ông ta không có ý định xấu đâu.
- Tôi chẳng biết ông ta có ý định gì nhưng một con người cái gì cũng nhạo báng thì tâm địa cũng chẳng trong sạch gì. Một lần trong cuộc họp ở nhà Pha-bơ-ri-xi tôi đã chối tai về những lời nhạo báng của ông ta đối với những sự cải cách vừa qua tại La mã. Cái gì ông ta cũng cố tìm cho ra những động cơ xấu xa, đê tiện.
Giêma thở dài :
- Tôi e rằng về điểm này tôi lại đồng ý với Rivaret hơn là đồng ý với anh. Là những người tốt bụng, đầu óc các anh lúc nào cũng chứa chan những hy vọng và chờ đón êm đẹp. Lúc nào các anh cũng sẵn sàng cho rằng nếu một vị nào trạc trung tuần lòng đầy thiện ý mà lên ngôi Giáo hoàng thì mọi việc đều ổn cả, vị đó sẽ mở cửa nhà tù ban phước lành cho mọi người chung quanh, và độ vài ba tháng sau là thời đại hoàng kim của chúa Giê-su đến. Hình như các anh không hiểu rằng dù Giáo hoàng kia có muốn hết sức đi nữa, ông ta cũng không thể lập nên chính nghĩa trên trần gian này được. Vấn đề là nguyên tắc sai chứ không phải là ở thái độ của một cá nhân này hay một cá nhân khác.
- Cái gì là nguyên tắc sai ? Quyền lực của giáo hoàng đối với cuộc sống thế tục của các tín đồ là nguyên tắc sai à ?
- Đâu phải chỉ có thế ? Đó chỉ là một phần trong sai lầm chung mà thôi. Chủ yếu là ở chỗ để cho một người có quyền sinh sát đối với tính mạng con người . Trên cơ sở sai lầm đó không thể xây dựng được những quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
Mac-ti-ni giơ hai tay lên. Anh vừa cười vừa nói :
- Thôi, xin chị tha cho, cái thuyết "đạo đức ngoại trừ" (một thuyết tôn giáo chủ trương chỉ cần tin vào Phúc âm là đủ, không cần nói gì tới đạo đức luân lý nữa) ấy tôi không sao kham nổi. Tôi chắc rằng các cụ nhà ta xưa hẳn là những người theo chủ nghĩa bình đẳng xã hội ( một thuyết của phái cấp tiến trong thời kỳ cách mạng tư sản Anh ) ở Anh trong thế kỷ 17. Hơn nữa tôi đến đây không phải để tranh luận, mà để đưa chị xem bản thảo này.
Mac-ti-ni rút trong túi ra mấy tờ giấy.
- Lại một bài văn châm biếm mới nữa à ?
- Vâng, lại một chuyện dại dột nữa mà Rivaret mới đưa ra phiên họp ban chấp hành hôm qua. Tôi cảm thấy rằng chẳng bao lâu chúng ta sẽ đi tới đến chỗ đánh nhau với hắn ta mất.
- Chuyện gì thế ? Xê-da, anh thành kiến với người ta rồi. Rivaret có thể là một người khó gần nhưng ông ta không dại dột gì đâu.
- Tôi cũng không hề phủ nhận rằng bài này viết khá, nhưng chị cứ đọc qua thì đủ rõ.
Bài văn đả kích sự hân hoan rầm rộ do vị Giáo hoàng mới lên ngôi hiện còn tiếp diễn ở Ý. Cũng như mọi tác phẩm khác của Ruồi trâu, bài này viết bằng giọng văn hằn thù cay độc. Nhưng mặc dù lối văn của Ruồi trâu làm cho Giêma khó chịu đến thế nào chăng nữa, tự trong thâm tâm, chị vẫn không thể không nhận rằng sự phê phán của Ruồi trâu là xác đáng.
Chị đặt bản thảo lên bàn và nói :
- Tôi rất đồng ý với anh rằng lời văn bài báo cáo này cay độc một cách đáng ghét. Nhưng, khốn thay, nội dung lại đều là đúng sự thật cả.
- Giêma !
- Phải, đúng như thế đấy. Anh có thể gọi Rivaret một con lươn máu lạnh hay là gì gì đi nữa tuỳ thích, nhưng sự thật vẫn ở phía ông ta. Cố chứng minh rằng bài văn này không đánh trúng đích là vô ích, nó đánh rất trúng đích.
- Vậy chắc ý kiến của chị là nên in bài ấy ?
- Đấy lại là vấn đề khác. Tôi không cho rằng cứ đem in ngay nguyên văn như thế. Để thế thì nhất định nó sẽ làm mất lòng người đẩy mọi người xa rời chúng ta chứ chẳng đem lại lợi ích gì cả. Nhưng nếu Rivaret sửa lại một chút, vứt bỏ những lời đả kích cá nhân thì bài báo sẽ là một tác phẩm có giá trị thật sự. Còn về phần phê phán chính trị thì bài văn viết rất hay. Tôi không ngờ Rivaret viết giỏi đến thế. Ông ta nói đúng những điều cần nói và nói những điều chúng ta chưa ai dám nói. Chẳng hạn, Rivaret ví nước Ý như một người say rượu khóc lóc van xin một thằng ăn cắp, để cho hắn tha hồ nắn túi. Chỗ ấy thật là hay tuyệt.
- Giê-ma ! Nhưng chính chỗ ấy lại là chỗ dở nhất trong toàn bài văn ! Tôi không sao chịu nổi thái độ cắn càn tất cả mọi người và tất cả mọi việc như thế !
- Tôi cũng vậy. Nhưng vấn đề không phải ở đó. Lối văn của Rivaret rất khó chịu và bản thân ông ta củng rất khó gần. Nhưng khi Rivaret bảo rằng chúng ta quá say sưa với những đám rước tôn giáo với những cử chỉ trìu mến với những lời kêu gọi về tình yêu và hoà giải để cho phái Giê duýt và phái Xan phê đích tha hồ lợi dụng thì ông ta đã một ngàn lần đúng. Tiếc rằng tôi không dự buổi họp mặt ban chấp hành hôm qua. Thế cuối cùng các anh quyết định ra sao ?
- Chính vì thế nên hôm nay tôi đến gặp chị, Ban chấp hành yêu cầu chị đến gặp Rivaret để thuyết phục ông ta sửa lại lời văn cho nhẹ bớt.
- Tôi đến ư ? Nhưng tôi gần như hoàn toàn không quen biết gì ông ta. Hơn nữa hiện nay ông ta lại đang ghét tôi. Tại sao cứ phải tôi đi, người khác đi không được hay sao ?
- Chỉ vì hôm nay ai cũng bận cả. Hơn nữa, trong bọn chúng ta chỉ có chị là người ăn nói có lý lẽ hơn cả : chị biết tránh những lập luận không cần thiết và sẽ không mất thời giờ cãi vã với ông ta như chúng tôi.
- Tất nhiên tôi chẳng cãi vã với ông ấy làm gì. Thôi được, nếu các anh muốn thì tôi sẽ đi. Nhưng tôi nói trước là ít hy vọng lắm đấy !
- Tôi tin rằng nếu chị cố gắng thì nhất định sẽ trị được ông ta. Và chị nên nói cho Rivaret biết rằng , đứng về quan điểm văn học, ban chấp hành rất hoan nghênh bài văn châm biếm của ông ấy. Chắc nói thế ông ta rất thích, mà điều đó cũng hoàn toàn đúng thôi.
Ruồi trâu ngồi cạnh bàn viết cắm đầy hoa và cỏ phượng vĩ, lơ đãng nhìn xuống sân. Trên lòng anh là một bức thư ngỏ. Một con chó thuộc giống chó chăn cừu Scot-len xù lông nằm cuộn tròn trên thảm, cạnh chân anh. Khi Giêma gõ vào cánh cửa còn bỏ ngỏ thì nó cất đầu lên sủa. Ruồi trâu vội vã đứng dậy, nghiêng mình chào khách một cách cứng nhắc và trang trọng. Gương mặt bỗng nhiên sắt lại và phớt tỉnh như không, anh hết sức lạnh lùng nói :
- Bà rất có nhã ý. Nếu bà cho biết trước là muốn nói chuyện gì với tôi thì tôi xin lại nhà ngay.
Ruồi trâu lại nghiêng mình và đẩy chiếc ghế lại. Thấy Ruồi trâu tỏ ý đuổi mình một cách tế nhị như thế Giêma liền đi ngay vào câu chuyện :
- Tôi đến đây theo sự uỷ thác của ban chấp hành. Trong ban chấp hành có những ý kiến khác nhau về bài văn châm biếm của ông.
- Tôi cũng nghĩ thế.
Ruồi trâu mỉm cười ngồi xuống trước mặt Giêma và đẩy lọ hoa cúc lớn trên bàn che cho ánh sáng khổ chiếu vào mặt
- Phải nói rằng đứng về quan điểm văn học đa số uỷ viên trong ban chấp hành rất hoan nghênh bài ấy, nhưng mọi ngưòi đều nhận thấy nếu cứ để nguyên như thế mà in thì không lợi. Giọng văn quá kịch liệt có thể làm mất lòng và đẩy xa những người mà lúc nàu sự giúp đỡ và ủng hộ của họ đối với đảng rất quan trọng.
Ruồi trâu rút một bông cúc ra khỏi lọ, ngắt dần từng cánh hoa trắng. Đôi mắt Giêma ngẫu nhiên dừng lại trên bàn tay phải nhỏ nhắn của Ruồi trâu đang bứt từng cánh hoa một. Chị thấy rạo rực. Hình như ngày xưa chị đã nhìn thấy những cử chỉ ấy ở đâu rồi.
Ruồi trâu lại nói, giọng khẽ khàng và lạnh lùng :
- Đứng về mặt văn học thì bài văn của tôi chẳng có giá trị gì. Chỉ những người không hiểu gì về văn học thì mới hoan nghênh nó về phương diện ấy. Còn nói là làm mất lòng người thì chính là tôi muốn như thế.
- Điều đó tôi rất hiểu. Nhưng vấn đề là ở chỗ ông đả kích không trúng những kẻ mà chúng ta cần đả kích.
Ruồi trâu nhún vai nhấm nháp cánh hoa vừa bứt khỏi đài .
- Theo tôi thì bà lầm rồi. Vấn đề là thế này : Ban chấp hành của các ông các bà mời tôi đến đây làm gì ? Tôi hiểu là để lột mặt nạ và phản kích Giê duýt. Tôi hiện đang dốc hết khả năng để chấp hành nhiệm vụ đó.
- Tôi có thể cam đoan với ông rằng không một ai nghi ngờ về tài năng và thiện ý của ông. Nhưng ban chấp hành e rằng bài văn sẽ làm mất lòng đảng Tự do và làm cho chúng ta mất sự ủng hộ về tinh thần của công nhân viên chức trong thành phố này. Bài văn của ông nhằm chống phá Xan phê đích, nhưng nhiều bạn đọc có thể sẽ cho rằng ông muốn đả kích cả giáo hội lẫn giáo hoàng mới. Điều đó về mặt sách lược thì ban chấp hành cho là không nên.
- Bây giờ tôi mới hơi hiểu. Khi tôi công kích các giáo sĩ có quan hệ xấu với đảng thì người ta cho phép tôi tha hồ nói thẳng thừng. Nhưng khi tôi vừa chạm vào các giáo sĩ mà ban chấp hành vì nể thì hoá ra là "chân lý giống như một con chó, nó nhất định phải bị nhốt vào cũi. Nhưng nó có thể bị roi quất đuổi ra ngoài nếu như Đức thánh cha đứng bên cạnh lửa và..."(lời vai hề trong bi kịch của Shakespeare " Vua Lia" - King Lear màn 1 cảnh 4). Phải, vai hề nói thế mà đúng. Nhưng thà làm cái gì còn hơn làm vai hề. Tất nhiên tôi phải phục tùng quyết định của ban chấp hành, nhưng tôi vẫn cho rằng ban chấp hành chỉ chú ý đến những tên lính hầu mà bỏ qua vao chủ yếu nhất trong đó là đức...đức...giám...giám ...mục Mông...Mông-ta-ne-li.
Giê-ma nhắc lại :
- Mông-ta-ne-li ư ? Tôi không hiểu ý ông thế nào cả....Ông muốn nói tới giám mục địa phận Bơ-ri-xi-ghê-la ấy ư ?
- Phải, vị tân giáo hoàng vừa mới cử ông ta làm Hồng y giáo chủ. Đây là một bức thư nói về ông ta. Thư của một anh bạn ở vùng bên kia biên giới viết cho tôi. Bà có muốn nghe không ?
- Biên giới lãnh địa của giáo hoàng ấy ư ?
- Phải. Anh ta viết như sau .
Ruồi trâu với lấy bức thư mà anh cầm trong tay lúc Giêma bước vào nhà và cất tiếng đọc to, líu cả lưỡi :
- " Anh....anh sắp...sắp được hân hạnh đương ...đương đầu với một trong những kẻ thù độc ác nhất của chúng ta là Hồng ...Hồng y giáo chủ Lô...Lô-ren-xô Mông-ta-ne-li , tức là giám mục địa phận Bờ-ri-xi-ghê-la. Hắn..."
Rivaret ngừng bặt và im lặng trong giây lát. Rồi anh lại đọc tiếp, rất chậm chạp và hết sức kéo dài, nhưng không líu giọng nữa :
- " Hắn định tới kinh lý Tô-scan trong tháng sau với một sứ mệnh đặc biệt quan trọng là "hoà giải". Trước tiên, hắn sẽ giảng đạo tại Phơ-lô-răng-xơ, ở đó độ ba tuần rồi đi Xi-ê-na, Phi-dơ, và cuối cùng qua Pi-stôi-a để trở về Rô-ma-nha. Bề ngoài hắn thuộc phái Tự do trong giáo hội, nhưng hắn ta là bạn thân của giáo hoàng và Hồng y giáo chủ Phê-rét-ti. Trong thời giáo hoàng Gơ-rê-goa hắn là kẻ thất sủng nên bị đổi đến một vùng hẻo lánh nào đó tại A-pe-nanh. Hiện nay Mông-ta-ne-li đột nhiên thăng chức rất mau. Về thực chất, tất nhiên hắn cũng bị phái Giê duýt giật dây như mọi tên Xan phê đích khác. Sứ mệnh mà hắn đang chấp hành là do ý kiến của các cha cố Giê duýt xúi giục. Hắn là một trong những tay truyền giáo xuất sắc nhất của Giáo hội và thủ đoạn cũng thâm độc không kém gì Lam-bơ-ru-tri-ni. Nhiệm vụ hiện nay của hắn là duy trì càng lâu càng tốt lòng hân hoan của mọi người đối với giáo hoàng mới, dùng cách đó để đánh lạc hướng dư luận cho đến khi đại công tước kí tên vào một đạo dụ do bè lũ tay sai của pháo Giê duýt thảo ra. Tôi chưa tìm được cách gì để dò biết nội dung của đạo dụ đó". Rồi bức thư viết tiếp : " Hiện nay tôi cũng chưa rõ Mông-ta-ne-li có biết lý do vì sao hắn được phái đến Tô-scan không hay hắn chỉ là công cụ trong tay bọn Giê duýt. Hắn có thể là một tên vô cùng giảo hoạt hoặc là một con lừa ngu xuẩn nhất. Nhưng có một điều hết sức kỳ lạ là theo chỗ tôi biết thì Mông-ta-ne-li không ăn hối lộ và không có tình nhân. Thật là một trường hợp hiếm có ! "
Ruồi trâu đặt bức thư xuống mắt lim dim, ngồi nhìn Giêma đợi xem chị nói gì :
Sau một lát im lặng, Giêma hỏi :
- Ông tin chắc rằng người bạn viết thư cho ông nói đúng sự thật chứ ?
- Nói về đời tư trong sạch của ngài Mông-ta-ne-li ấy ư ? Không, chính anh ta cũng không tin chắc điều đó. Bà còn nhớ là anh ta đã viết một cách dè dặt " Theo chỗ tôi biết " chứ ?
Giêma lạnh lùng ngắt lời :
- Không phải vấn đề đời tư. Điều tôi muốn biết là vấn đề sứ mệnh của Mông-ta-ne-li .
- Vấn đề đó thì tôi có thể hoàn toàn tin cậy anh ta. Anh ta là bạn cũ của tôi, một trong những đồng chí năm 1843. Hiện nay công tác mà anh ta phụ trách có nhiều thuận lợi đặc biệt cho phép anh ta tìm hiểu những vấn đề đó.
Giê-ma sực nghĩ " Chắc là một viên quan lại nào ở Va-ti-căng đây", và chị nói :
- Ông có nhiều đầu mối liên lạc bí mật như thế ư ? Tôi cũng đã đoán chừng là như vậy.
Ruồi trâu nói tiếp :
- Tất nhiên bức thư đó chỉ có tính chất riêng mà thôi. Chắc bà cũng hiểu rằng không nên cho một người nào biết nội dung của nó ngoài các ủy viên trong ban chấp hành của bà
- Điều đó khỏi phải nói. Nhưng chúng ta hãy trở lại vấn đề bài văn. Liệu tôi có thể nói với các đồng chí trong ban chấp hành rằng ông đã vui lòng sửa đổi đôi chút, làm cho lời lẽ được dịu nhẹ hơn, hay là...
- Thế bà không thấy rằng nếu sửa thì không những sẽ có thể làm yếu sức châm biếm đi mà còn có thể làm mất cả cái đẹp của "tác phẩm văn học" hay sao ?
- Đấy là ông hỏi ý kiến riêng tôi. Còn tôi đến đây nói chuyện với ông là nhân danh ban chấp hành.
- Như vậy có nên kết luận rằng cá...cá nhân bà không đồng ý với ý...ý kiến của ban chấp hành không ?
Ruồi trâu nhét bức thư vào túi, hơi cúi mình và nhìn Giê-ma với đôi mắt chăm chú, khẩn thiết làm cho nét mặt anh bỗng dưng đổi khác.
- Bà cho rằng...
- Nếu ông muốn biết ý kiến cá nhân tôi, thì tôi cũng xin vâng : tôi không đồng ý với số đông về cả hai điểm. Tôi hoàn toàn không hoan nghênh bài văn về quan điểm văn học, nhưng tôi thấy bài văn ấy chân thực về trình bày sự việc và khôn khéo về thể hiện sách lược.
- Thế nghĩa là...
- Tôi hoàn toàn đồng ý rằng nước Ý đang bị lóa mắt bởi những ánh sáng huyễn hoặc và tất cả những niềm hân hoan vui sướng hiện nay sẽ dẫn nó tới một vũng lầy ghê gớm. Tôi sẽ rất sung sướng nếu điều đó được nói ra một cách công khai và mạnh dạn dù cho như thế có làm mất lòng hoặc đẩy xa một vài bạn hiện đang ủng hộ chúng ta đi nữa. Nhưng là một thành viên của đoàn thể tôi không thể kiên trì ý kiến cá nhân của mình trong khi số đông đang có ý kiến đối lập. Và, lẽ dĩ nhiên, tôi cũng cho rằng nếu đã nói, thì phải nói cho ôn hòa và bình tĩnh chứ không nên nói như giọng bài văn này.
- Xin bà chờ một phút cho tôi xem lại bản thảo.
Ruồi trâu cầm lấy bài văn đọc lướt từ đầu đến cuối, rồi cau mày tỏ vẻ không vừa ý :
- Phải, thật vậy, bà hoàn toàn đúng. Thật là một bài đoản văn kêu mà rẻ tiền, chứ không phải là một bài văn châm biếm chính trị. Nhưng làm thế nào được ? Nếu không viết cho tao nhã thì công chúng sẽ không hiểu được. Nếu không viết cho cay độc thì bài văn sẽ tẻ ngán.
- Thế ông không thấy rằng nếu cay độc quá mức thì cũng làm cho bài văn tẻ ngán hay sao ?
Ruồi trâu nhìn chị một cách sắc bén và lanh lợi rồi phá lên cười :
- Thưa bà, có lẽ bà thuộc về một hạng người rất đáng sợ là lúc nào nói cũng đúng. Nhưng nếu tôi không đứng vững trước sự quyến rũ, không nói cho thâm độc thì có lẽ tôi cũng sẽ thành một người buồn tẻ như bà Grat-xi-ni mất. Trời ! Nếu số kiếp đưa mình đến bước ấy thì khổ biết bao nhiêu ! Không, xin bà chớ cau mày ! Tôi biết rằng bà không ưa tôi nên tôi xin trở lại vấn đề. Tình hình hiện nay như sau : Nếu tôi vứt bỏ mọi chỗ đả kích cá nhân mà giữ nguyên phần chủ yếu của bài văn thì ban chấp hành sẽ tỏ ý tiếc rằng không thể chịu trách nhiệm in bài văn được; nhưng nếu tôi hy sinh chân lý chính trị và dốc toàn lực công kích một vài kẻ cá biệt của đảng, thì ban chấp hành sẽ tâng bốc bài văn lên tận mây xanh, còn tôi với bà thì sẽ lại thấy rằng bài văn đó không đáng in. Vấn đề thật hoàn toàn siêu hình. In mà không cần biết tới giá trị hay là giữ nguyên giá trị mà không in, đằng nào hơn ? Thưa bà Bô-la ?
- Theo tôi thì vấn đề không nhất thiết phải đặt như vậy. Nếu ông bỏ những đọan nói về cá nhân thì ban chấp hành sẽ đồng ý in dù sẽ có nhiều người phản đối. Và tôi tưởng như vậy sẽ rất có ích. Nhưng ông phải làm dịu lời văn đi mới được. Nếu đã muốn cho người đọc uống một liều thuốc nặng như thế thì ngay lúc đầu không nên dùng hình thức quyết liệt làm người ta sợ không dám uống.
Ruồi trâu nhún vai và thở dài khuất phục :
- Thưa bà, tôi xin phục tùng ý kiến của bà, nhưng phục tùng với một điều kiện. Hiện nay bà có thể tước quyền cười của tôi, nhưng trong tương lai gần đây phải để cho tôi sử dụng quyền đó. Khi nào đức ngài Hồng y giáo chủ trong sạch ấy ló mặt ra ở Phơ-lo-răng-xơ thì cả bà lẫn ban chấp hành không được ngăn tôi, tôi muốn nói cay độc bao nhiêu thì nói ! Đó là quyền của tôi !
Anh buông thõng với một giọng hết sức lạnh lùng, chốc chốc lại rút những bông cúc ra khỏi bình, giơ lên cao để ngắm nhìn ánh sáng xuyên qua những cánh hoa trắng muốt. Thấy những bông hoa rung rinh xiêu vẹo, Giê-ma nghĩ : - Sao ông ta run rẩy thế ? Chắc không phải là ông ta say rượu !"
Chị vừa đứng dậy vừa nói :
- Vấn đề ấy ông nên bàn với các ủy viên khác trong ban chấp hành. Tôi không thể đoán trước được ý kiến của họ.
Ruồi trâu cũng đứng dậy, tì tay lên bàn và áp những đóa hoa vào mặt :
- Còn bà, ý kiến của bà thế nào ?
Giê-ma ngập ngừng. Vấn đề ấy làm cho chị đau khổ và gợi lên những kỷ niệm cay đắng xưa kia.
Cuối cùng chị nói :
- Thật tôi cũng không rõ. Cách đây nhiều năm tôi có được biết phần nào về ông Mông-ta-ne-li. Lúc ấy ông ta là cố đạo và là giám đốc trường dòng trong tỉnh mà tôi sống thủa nhỏ. Một người rất gần Mông-ta-ne-li kể cho tôi nghe nhiều chuyện về ông ta. Tôi chưa hề nghe nói điều gì xấu về ông ta cả và tôi tin rằng ít nhất là lúc bấy giờ ông ta thực sự là một nhân vật rất đáng tôn kính. Nhưng đã lâu lắm rồi và từ đó đến nay ông ta có thể thay đổi. Quyền hành vô tội vạ đã làm hỏng biết bao con người !
Ruồi trâu ngẩng đầu, nét mặt kiên quyết, nhìn thẳng vào mắt chị và nói :
- Dù sao đi nữa, nếu bản thân ông Mông-ta-ne-li không phải là một kẻ khốn nạn thì ông ta cũng là một công cụ trong tay bè lũ khốn nạn. Nhưng đối với tôi và các bạn hữu của tôi ở bên kia biên giới thì khốn nạn hay công cụ của kẻ khốn nạn cũng chỉ là một. Tảng đá nằm trên đường có thể có những ý định hết sức tốt đẹp nhưng thế nào người ta cũng phải hất nó đi... Thưa bà, xin bà cho phép...
Anh bấm chuông rồi khập khiễng bước ra mở cửa cho Giê-ma.
- Thưa bà, bà đã rất có nhã ý đến thăm tôi. Xin bà để cho người đi gọi xe ngựa nhé?...Bà không cần ư? Vậy xin chào bà...Bi-an-ca, chị làm ơn mở giùm cửa ngoài.
Giê-ma bước ra đường phố với bao nhiêu ý nghĩ xao xuyến.
" Các bạn hữu của tôi ở bên kia biên giới". Họ là những người nào? Và ông ấy định hất tảng đá ra khỏi đường bằng cách nào ? Nếu có phải chỉ bằng châm biếm không thôi, thì tại sao mắt ông ta lại lóe lên một cách dữ dội như vậy ?
Bình luận facebook