Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Rừng Na Uy - Chương 11
Reiko viết cho tôi nhiều lần sau cái chết của Naoko. Chị nói đó không phải là lỗi tại tôi. Không phải lỗi của ai cả, cũng như không thể đổ lỗi cho ai vì trời đã mưa. Nhưng tôi không trả lời chị lần nào. Tôi có thể nói gì đây? Mà có được gì nữa đâu! Naoko không còn tồn tại trên đời này nữa; nàng đã chỉ còn là một nhúm tro tàn.
Người ta làm một tang lễ lặng lẽ cho Naoko ở Kobe vào cuối tháng Tám, và khi đã xong, tôi trở lại Tokyo. Tôi nói với ông chủ nhà là sẽ đi vắng một thời gian, và với ông chủ tiệm ăn Ý rằng tôi sẽ không đi làm nữa. Tôi viết cho Midori mấy chữ rằng tôi chưa thể nói gì được trong lúc này, nhưng hy vọng rằng cô sẽ chờ tôi thêm một chút nữa thôi. Ba ngày liền sau đó tôi chỉ ngồi trong các rạp chiếu phim, và sau khi đã xem hết các phim mới ở Tokyo, tôi xếp ba-lô, rút hết tiền tiết kiệm ở ngân hàng, đến ga Shinjuku và lên chuyến tàu tốc hành đầu tiên ra khỏi thành phố.
Không thể nhớ là tôi đã đi những đâu. Tôi chỉ còn nhớ được những cảnh trí, âm thanh và mùi vị, nhưng tên những nơi tôi đã đi qua thì chẳng còn dấu vết gì trong kí ức, kể cả cảm thức về thời gian trong chuyện đã đến chỗ nào trước chỗ nào sau. Tôi đã đi từ chỗ này sang chỗ kia bằng tàu hoả, xe buýt, hoặc xin ngồi nhờ trên thùng xe tải trải túi ngủ qua đêm trong những bãi đỗ xe, nhà ga, công viên, bên bờ sông hoặc bờ biển. Một lần tôi thuyết phục họ cho tôi ngủ trong góc một sở cảnh sát, lần khác thì ngủ ngay cạnh nghĩa địa. Tôi chẳng cần biết mình ngủ ở đâu, chỉ cốt sao chỗ đó thật vắng vẻ và tôi có thể nằm trong túi ngủ bao lâu tuỳ thích. Đi bộ kiệt sức rồi, tôi chỉ việc chui vào túi chăn, nốc vài ngụm whisky rẻ tiền rồi ngủ say bí tỉ. Ở những nơi tử tế thì người ta mang cho tôi đồ ăn và mùng màn, còn những nơi không được tử tế lắm thì người ta gọi cảnh sát đuổi tôi ra khỏi công viên. Với tôi thì cũng chẳng khác gì. Tôi chỉ muốn được ngủ ở những nơi hoàn toàn xa lạ.
Khi đã sắp cạn tiền, tôi xin làm lao công gì đó vài ngày. Lúc nào cũng có những việc như vậy cho tôi làm. Tôi cứ thế đi từ nơi này qua nơi khác, không có chủ đích gì. Thế giới rộng lớn và đầy rẫy những sự vật và con người quái lạ. Có một lần tôi gọi cho Midori chỉ cốt để nghe giọng nói của cô.
“Vào học đã lâu rồi, cậu biết không,” cô nói. “Có những lớp đã bắt đầu phải làm kiểm tra rồi. Cậu sẽ làm thế nào? Cậu có biết là cậu biệt vô âm tín đã ba tuần rồi không? Cậu đang ở đâu? Đang làm gì?”
“Tớ xin lỗi, nhưng tớ chưa thể quay về Tokyo được. Chưa thể được.”
“Cậu chỉ biết nói có thế với tớ thôi ư?”
“Hiện giờ tớ thật sự chẳng biết nói gì hơn. Có thể đến tháng Mười…”
Midori gác máy luôn, không một lời nào nữa.
Tôi tiếp tục đi. Lâu lâu một lần tôi vào một nhà trọ công cộng để tắm táp cạo râu. Cái mặt tôi nhìn thấy trong gương thật gớm guốc. Nắng gió đã làm da tôi khô nẻ, hai mắt trũng sâu, hai má đầy những vết bẩn vết xước lạ lâm. Trông tôi như vừa mới ở trong một cái hang nào đó bò ra, nhưng vẫn có thể nhận ra được. Đó vẫn là tôi.
Lúc bấy giờ tôi đang xuống đến bờ biển rồi, có vẻ đã rất xa Tokyo, có lẽ ở mạn Tottori hoặc ở một nơi hẻo lánh gần Hyogo. Đi dọc bờ biển là dễ nhất. Lúc nào cũng có thể tìm được một chỗ ngủ thoải mái ở trên cát. Tôi sẽ đốt một đống lửa củi rều và nướng mấy con cá khô mua của dân chài quanh đó. Rồi tôi sẽ trợn trừng trợn trạc nuốt cho xuôi chút rượu whisky trong khi lắng nghe sóng vỗ và nghĩ đến Naoko. Thật quá lạ lùng là nàng đã chết và không còn là một phần của thế giới này nữa. Tôi không thể chấp nhận được sự thật ấy. Tôi không thể tin được. Tôi đã nghe tiếng đóng đinh vào ván thiên quan tài nàng, nhưng vẫn không thể quen với sự thật rằng nàng đã trở về cõi hư vô.
Không, hình ảnh nàng vẫn còn quá sinh động trong kí ức tôi. Tôi vẫn thấy nàng ấp ngậm tôi trong miệng, mái tóc rủ xuống bụng ở dưới kia. Tôi vẫn cảm thấy cái nóng ấm của nàng, hơi thở của nàng, và cái giây phút khi tôi không thể cưỡng lại được cơn cực cảm đang bùng lên ấy.
Tôi có thể sống lại tất cả những giây phút ấy như thể chúng vừa mới diễn ra chỉ năm phút trước đây, và chắc rằng Naoko vẫn ở bên cạnh mình. Nhưng không, nàng không có ở đó; da thịt nàng không còn tồn tại trên thế gian này nữa.
Những đêm không ngủ được, hình ảnh Naoko lại hiện về với tôi. Không có cách gì ngăn lại được. Kí ức về nàng đây ứ trong tôi, và khi một trong số chúng đã tìm được kẽ hở để lọt ra, tất cả những cái khác cũng chen nhau ùa ra như nước lũ không thể ngăn lại được: Naoko trong bộ áo mưa vàng đang cọ rửa nhà nuôi chim và mang bao tải thức ăn sáng hôm trời mưa đó; chiếc bánh sinh nhật sứt sẹo và nước mắt nàng ướt súng sơ-mi tôi (đúng vậy, hôm ấy trời cũng mưa); Naoko sánh bước bên tôi trong bộ áo khoác lông lạc đà mùa đông; Naoko đưa tay len nghịch cái dải buộc tóc; Naoko nhìn xoáy vào tôi với cặp mắt trong veo không thể tưởng được của nàng; Naoko đang ngồi trên sô-pha, hai chân thu dưới bộ áo ngủ màu xanh da trời, tựa cằm lên đầu gối.
Nhưng kí ức ấy ào đến tôi như những đợt sóng triều cường, cuốn tôi đi đến một nơi xa lạ – nơi rồi sống với những người đã chết. Naoko sống ở đó, và tôi có thể nói với nàng và ôm nàng trong tay. Ở nơi ấy sự chết không phải là yếu tố quyết định làm chấm dứt sự sống. Ở đó, sự chết chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành nên sự sống. Ở đó Naoko sống với cái chết trong con người nàng. Và nàng nói với tôi, “Đừng lo, nó chỉ là cái chết thôi mà. Đừng để nó làm phiền cậu.”
Tôi không cảm thấy buồn ở nơi ấy. Chết là chết, và Naoko là Naoko. “Có chuyện gì thế?” nàng hỏi tôi vởi một nụ cười trách móc, “Mình ở đây mà, phải không nào?” Những cử chỉ nho nhỏ quen thuộc của nàng làm dịu cõi lòng tôi như một liều thuốc diệu kì. “Nếu đây là cái chết,” tôi tự nhủ, “thì chết cũng chẳng đến nỗi nào.”
“Đúng thế,” Naoko nói, “chết thì có gì lắm đâu. Chỉ là chết thôi mà. Ở đây mọi chuyện với mình đều nhẹ nhàng cả.” Naoko nói với tôi giữa những đợt sóng triều như vậy.
Nhưng cuối cùng thì thuỷ triều cũng rút đi, và chỉ còn lại một mình tôi trên bãi biển. Bất lực, tôi không đi đâu được nữa; buồn đau sẽ vây bọc tôi trong bóng tối sâu thẳm cho đến lúc nước mắt tuôn trào. Tôi thấy như không phải mình đang khóc, mà đơn giản chỉ là nước mắt tôi cứ ứa ra như toát mồ hôi vậy.
Tôi đã học được một điều từ cái chết của Kizuki, và tôi tin rằng mình đã biến nó thành một phần của con người mình dưới dạng một triết thuyết: “Sự chết tồn tại, không phải như một đối nghịch mà là một phần của sự sống.”
Bằng cách sống cuộc đời của mình, chúng ta đang nuôi dưỡng sự chết. Hiển nhiên như vậy, nhưng đó lại là một chân lí duy nhất mà chúng ta phải học mới biết được. Còn cái mà tôi học được từ cái chết của Naoko lại là thế này: không có chân lí nào có thể làm dịu được nỗi đau buồn khi chúng ta mất một người yêu dấu. Không một chân lí nào, một tấm lòng trung thực nào, một sức mạnh nào, một tấm lòng từ ái nào, có thể làm dịu được nỗi đau buồn ấy. Chúng ta chỉ có thể chịu đựng nỗi đau ấy cho đến tận cùng và cố học được một điều gì đó, nhưng bài học ấy cũng lại chẳng có ích gì nữa khi chúng ta phải đối mặt với một nỗi đau buồn mới sẽ ập đến không biết lúc nào. Nghe sóng biển ban đêm và lắng nghe tiếng gió thổi ngày này qua ngày khác, tôi chỉ chăm chú đến những ý nghĩ ấy của mình. Ba-lô trên lưng, cát vương trên tóc, tôi cứ đi mãi về phía tây, chỉ sống bằng whisky, bánh mì và nước lã.
Một chiều lộng gió, khi tôi nằm khóc cuộn tròn trong túi ngủ cạnh một vỏ tàu hoang phế, một ngư phu còn trẻ tuổi đi ngang và mời tôi một điếu thuốc lá. Tôi nhận lấy và hút điếu thuốc đầu tiên sau hơn một năm trời nhịn khỏi. Ông ta hỏi làm sao tôi khóc, và tôi đáp gần như một phản xạ tự nhiên rằng mẹ tôi vừa mới mất. Tôi nói tôi không thể chịu đựng nổi đau buồn và chỉ biết bỏ ra đi. Anh ngỏ lời chia buồn sâu sắc với tôi và về nhà đem ra một chai sakê thật lớn với hai cái cốc.
Gió thổi mạnh đọc theo bờ cát khi chúng tôi ngồi uống với nhau ở đó. Anh ta bảo tôi rằng anh đã mất mẹ lúc mười sáu tuổi. Không khỏe mạnh gì, bà mẹ đã kiệt quệ vì phải lao lực từ sáng đến đêm. Tôi lơ mơ nghe anh kể, nhấm nháp sakê và thỉnh thoảng lại ậm ừ theo câu chuyện. Tôi thấy như mình đang nghe một câu chuyện từ một thế giới nào xa lắm. Anh ta đang kể chuyện quái quỉ gì thế không biết? Tôi tự hỏi, và bỗng nổi giận đến điên cuồng. Tôi chỉ muốn bóp chết anh ta lúc đó. Ai thèm để ý cứt gì đến mẹ ông nào? Tôi vừa mất Naoko đây này! Da thịt đẹp đẽ của nàng đã biến khỏi thế giới này rồi! Việc quái gì mà ông lại kể cho tôi nghe về bà già chết tiệt của ông thế hả?
Nhưng cơn giận của tôi lụi đi ngay như một đám lửa rơm. Tôi nhắm mắt và tiếp tục lơ mơ nghe câu chuyện lê thê của tay chài. Cuối cùng anh ta hỏi tôi đã ăn gì chưa. Chưa, tôi đáp, nhưng trong ba-lô tôi có bánh mì và pho-mát, một quả cà chua và một miếng sô-cô-la. Bữa trưa anh ăn gì? Anh ta hỏi. Bánh mì và pho-mát, cà chua với sô cô la, tôi đáp. “Đợi ở đây nhé,” anh nói rồi chạy đi. Tôi định ngăn anh lại, nhưng anh đã biến vào bóng tối mà không hề ngoảnh lại.
Không biết làm gì hơn, tôi tiếp tục uống sakê. Bãi biển đầy những vụn giấy xác pháo từ những trận pháo bông đốt bên bờ biển, và những con sóng gầm rú xô lên bờ như điên dại. Một con chó hốc hác vẫy đuôi chạy đến hít ngửi quanh đống lửa trại của tôi tìm thức ăn, nhưng cuối cùng bỏ cuộc và chạy đi chỗ khác.
Nửa tiếng sau, tay chài trở lại với hai hộp sushi và một chai sakê nữa. Anh ta nói tôi nên ăn ngay cái hộp ở trên vì nó có cá trong đó, còn hộp dưới thì chỉ có toàn xôi quấn rong với đậu phụ rán giòn nên có thể để đến mai ăn cũng được. Anh ta rót đầy sakê ra hai cốc. Tôi cám ơn anh và ăn hết nhẵn hộp sushi trên, mặc dù nó đủ cho cả hai người. Đến khi chúng tôi không thể uống sakê tiếp tục được nữa, anh mời tôi về ngủ ở nhà anh, nhưng tôi nói muốn ngủ một mình ngoài bãi biển, và anh cũng không nài nữa. Khi đứng lên ra về, anh lấy một tờ 5000 Yên đã gập lại từ túi quần ra và nhét nó vào túi áo tôi. “Đây,” anh nói, “hãy ăn tử tế lấy vài bữa đi. Trông anh khiếp quá.”
Tôi nói anh đã giúp tôi quá nhiều và tôi không thể còn nhận tiền của anh như vậy được, nhưng anh không chịu cầm lại tiền. “Không phải tiền đâu,” anh bảo, “đó là tình cảm của tôi. Đừng phải nghĩ nhiều, cứ nhận đi.” Tôi chỉ còn biết cảm ơn anh.
Khi anh đi rồi, tôi bỗng nhớ đến cô bạn gái cũ của mình, người con gái đầu tiên đã ngủ với tôi vào năm cuối trung học. Tôi lạnh người khi nhận ra mình đã xử tệ với cô như thế nào. Tôi đã không để ý gì đến những ý nghĩ và tình cảm của cô, hoặc nỗi đau khổ mà tôi đã gây ra cho cô. Cô thật dịu dàng ngoan ngoãn, nhưng khi đã có cô thì tôi lại quên hết những gì mình đang có và không hề nghĩ đến cô nữa. Hiện giờ cô làm gì? Và cô có tha thứ cho tôi không?
Một cơn buồn nôn dâng lên khôn cưỡng và tôi nôn oẹ dữ dội cạnh chiếc vỏ tàu. Đầu nhức như búa bổ vì uống quá nhiều sakê, tôi giận mình đã nói dối anh thuyền chài và lấy tiền của anh ta. Đã đến lúc phải về Tokyo rồi; tôi không thể sống như thế này mãi. Tôi nhét túi ngủ vào ba-lô, luồn tay khoác nó lên vai rồi đi bộ ra ga tàu hoả địa phương. Tôi bảo người bán vé tôi muốn đến Tokyo càng nhanh càng tốt. Ông ta kiểm tra lại bảng giờ tàu rồi nói tôi có thể đến tận Osaka vào sáng mai nếu chịu khó đi tàu đêm và đổi tàu một lần ở nửa đường, rồi từ Osaka lấy tàu siêu tốc về Tokyo. Tôi cám ơn và dùng tờ 5000 Yên của anh thuyền chài để mua vé. Ngồi đợi tàu, tôi mua một tờ nhật bảo và xem ngày tháng: mồng hai tháng Mười, 1970. Vậy là tôi đã đi lang thang cả một tháng ròng. Tôi biết đã đến lúc phải trở lại với thế giới thực tại.
Một tháng lang thang ấy chẳng nâng đỡ gì cho tôi về mặt tinh thần mà cũng chẳng làm dịu được cơn choáng vì cái chết của Naoko. Tôi về đến Tokyo cũng vẫn tâm trạng gần như lúc bỏ đi. Thậm chí tôi không dám gọi cho Midori. Tôi biết nói gì với cô? Và bắt đầu thế nào đây? “Mọi chuyện đã xong rồi, bây giờ cậu và mình có thể hạnh phúc bên nhau” Không được, không thể nói vậy được. Mà dù tôi có nói thế nào đi nữa thì sự thật cũng khác gì đâu: Naoko đã chết, còn Midori thì vẫn ở đây. Naoko là một nhúm tro trăng trắng, còn Midori là một con người đang thở và đang sống.
Tôi bị đè bẹp bởi cảm thức về chính tình trạng bi đát của mình. Về đến Tokyo rồi, nhưng tôi không làm gì, chỉ đóng cửa ở tịt trong phòng nhiều ngày liền. Kí ức tôi vẫn còn gắn liền với người chết chứ không phải người sống. Những căn phòng tôi đã dành riêng cho Naoko trong kí ức đều đã cửa đóng then cài, đồ đạc phủ vải trắng, bạu cửa sổ phủ đầy bụi. Phần lớn thời gian trong ngày tôi ở tịt trong những căn phòng ấy. Và tôi nghĩ đến Kizuki. “Thế là cuối cùng cậu đã làm cho Naoko thành của cậu được rồi,” tôi thấy mình nói với Kizuki. “Dù sao, ngay từ đầu cô ấy cũng là của cậu. Bây giờ, có lẽ cô ấy đã về đúng chỗ của mình. Nhưng trong cái thế giới này, cái thế giới bất toàn này của người sống, mình đã làm hết sức mình cho Naoko. Mình đã cố thiết lập một cuộc sống mới cho hai đứa bọn mình. Nhưng thôi quên chuyện đó đi, Kizuki à. Mình trả lại cô ấy cho cậu. Gì thì gì, cậu mới là người cô ấy chọn. Cô ấy đã tự treo cổ mình trong những khu rừng tăm tối như những tầng sâu thẳm của chính cõi lòng cô ấy. Ngày xưa, cậu đã lôi tuột một phần con người mình vào thế giới của người chết, và bây giờ thì Naoko vừa lôi một phần nữa của mình vào đó. Đôi khi mình cảm thấy như mình là người phải trông nom một nhà bảo tàng – một nhà bảo tàng rộng lớn và trống rỗng không bao giờ có ai vào xem, và mình phải trông nom nó để cho chính mình xem mà thôi.”
Bốn ngày sau khi về lại Tokyo, tôi nhận được thư của Reiko. Phát chuyển đặc biệt.
Chỉ là một thông báo ngắn:
“Đã nhiều tuần lễ tôi không thể liên lạc được với cậu, và tôi đang lo lắng đây. Làm ơn gọi cho tôi. Lúc chín giờ sáng hoặc chín giờ tối. Tôi sẽ đợi máy.”
Tôi gọi chị lúc chín giờ tối hôm đó. Reiko nhấc máy ngay lập tức.
“Cậu có sao không thế?” Chị hỏi.
“Cũng không có gì,” tôi nói.
“Tôi đến thăm cậu vào ngày kia có được không?”
“Thăm tôi? Ở Tokyo này ư?”
“Đúng thế đấy. Tôi muốn được nói chuyện thật thoả thích với cậu.”
“Chị sẽ ra khỏi khu an dưỡng chứ?”
“Chỉ như thế tôi mới có thể đến thăm cậu, đúng không nào? Dù sao, cũng đã đến lúc tôi phải rời khỏi nơi này. Ở đây cũng đã tám năm rồi còn gì. Nếu họ giữ tôi nữa, tôi sẽ bắt đầu thối rữa mất.”
Tôi thấy rất khó nói. Sau một lúc im lặng, Reiko tiếp tục: “Tôi sẽ đi tàu siêu tốc chuyến ba giờ hai mươi ngày kia. Cậu đón tôi ở ga được không? Cậu còn nhớ mặt mũi tôi không đấy? Hay Naoko chết rồi thì cậu chẳng còn nghĩ gì đến tôi nữa?”
“Làm gì có chuyện ấy,” tôi nói. “Hẹn gặp chị ở ga Tokyo ngày kia lúc ba giờ hai mươi.”
“Cậu sẽ nhận ra tôi dễ thôi. Một bà già có hộp đàn ghi-ta. Chẳng có mấy người như vậy đâu.”
Và quả thực là tôi nhận ngay ra Reiko trong đám đông.
Chị mặc áo tây đàn ông vải tuýt, quần dài trắng, và giày thể thao màu đỏ. Tóc chị vẫn ngắn như thế, vẫn từng chỏm nhọn lởm chởm như thế. Chị nở một nụ cười sảng khoái đầy nếp nhăn lúc nhìn thấy tôi, và tôi thấy mình mỉm cười đáp lại. Tôi đỡ chiếc vali cho chị và đi bên cạnh chị ra của đi tàu về vùng ngoại ô phía Tây.
“Này Watanabe, cậu đeo cái vẻ mặt kinh khủng này từ hao giờ thế hả? Hay bây giờ ở Tokyo đang có mốt như vậy?”
“Tôi vừa đi đây đi kia một thời gian, ăn uống linh tinh quá,” tôi nói. “Chị thấy tàu siêu tốc thế nào?”
“Chán chết được? Chị nói. “Không mở được cửa sổ. Tôi chỉ muốn mua một suất ăn trưa trong hộp ở một nhà ga nào đó mà không được.”
“Họ có bán thức ăn trên tàu mà.”
“Có, nhưng toàn bánh kẹp trong gói nilông đắt chết người. Đến ngựa đói cũng không muốn đụng đến cái thứ đó. Tôi thường thích ăn cơm suất trong hộp ở nhà ga Gotenba.”
“Ngày xửa ngày xưa, trước khi có tàu siêu tốc.”
“Thì tôi chính là một kẻ từ ngày xửa ngày xưa trước khi có tàu siêu tốc mà!”
Ngồi trên tàu đi Kichioji, Reiko ngắm phong cảnh vùng Musashino trôi qua ngoài cửa sổ với tất cả vẻ tò mò của một khách du lịch.
“Tám năm có thay đổi nhiều không chị?” Tôi hỏi.
“Cậu không biết tôi đang cảm thấy những gì bây giờ, đúng không, Watanabe”
“Đúng, tôi không biết.”
“Tôi đang sợ,” chị nói. “Sợ đến mức tôi có thể cứ thế phát điên lên. Tôi không biết mình sẽ phải làm gì, tự nhiên lại ném mình ra ngoài như thế này.” Chị ngừng một chút. “Nhưng cái câu “Cứ thế phát điên lên nghe cũng hay đấy chứ cậu?”
Tôi mỉm cười và cầm lấy tay chị. “Đừng lo,” tôi nói. “Chị sẽ ổn mà. Chị đã đến được tận đây nhờ sức mạnh của chính mình.”
“Chẳng phải vì sức mạnh của chính mình mà tôi ra khỏi được đó đâu” Reiko nói. “Chính là vì Naoko và cậu đấy. Thiếu Naoko tôi không thể chịu đựng nổi ở đó nữa, và tôi phải đến Tokyo để nói chuyện với cậu. Có thế thôi. Nếu không có chuyện gì, có lẽ tôi sẽ ở lại đó suốt đời mất.”
Tôi gật đầu.
“Từ giờ thì chị tính sẽ làm gì?” tôi hỏi Reiko.
“Tôi sẽ đi Asahikawa,” chị nói. “Mãi tận trên Hokkaido hoang đã! Một người bạn hồi đại học có một cái trường nhạc ở đó. Cô ấy đã đề nghị tôi đến giúp một tay hai ba năm nay rồi. Tôi bảo cô ấy ở đó quá lạnh đối với tôi Mà thật thế, chẳng nhẽ mãi mới lấy lại được tự do thì tôi lại phải lên tận Asahikawa sao? Rất khó phấn chấn vì một nơi khỉ ho cò gáy như thế?”
“Không đến nỗi chán thế đâu,” tôi nói và bật cười. “Tôi đã đến đấy rồi. Thị trấn ấy làm gì đến nỗi nào. Nó có một không khí riêng rất đặc biệt.”
“Cậu chắc không?”
“Tuyệt đối chắc mà. Còn hay hơn Tokyo nhiều.”
“Ôi chao,” chị nói. “Tôi cũng chẳng biết đi đâu nữa, và cũng đã gửi hết đồ đoàn lên đấy rồi. Này Watanabe, cậu phải hứa sẽ đến thăm tôi ở Asahikawa đấy nhé.”
“Tất nhiên rồi. Nhưng chị có phải đi lên đó ngay không? Chị có ở lại Tokyo được ít ngày không?”
“Tôi cũng thích quanh quẩn ở đây vài ngày nếu có thể được. Cậu cho tôi tá túc được không? Tôi sẽ không làm phiền cậu chứ?”
“Không có vấn đề gì,” tôi nói. “Tôi có một cái khoang để đồ rộng lắm, tôi sẽ ngủ bằng chăn túi ở trong đó.”
“Tôi không thể làm thế với cậu được.”
“Có gì đâu mà, thật đấy. Cái khoang để đồ ấy rộng lắm.
Reiko gõ gõ ngón tay theo nhịp lên mặt cái hộp đàn kẹp giữa hai đầu gối. “Có lẽ tôi phải làm quen một tí trước khi lên Asahikawa. Tôi quên hết nếp sống bên ngoài rồi. Tôi thiếu thốn nhiều thứ lắm, và tôi lại lo sợ nữa. Cậu nghĩ có giúp được tôi một tí không? Tôi chỉ có mỗi cậu để hỏi thế thôi đấy.”
“Làm được gì là tôi sẽ làm hết để giúp chị,” tôi nói.
“Hy vọng là tôi không làm vướng đường cậu.”
“Tôi chẳng có đường nào để cho chị làm vướng cả.”
Chị nhìn tôi và nhếch cả hai mép lên trong một nụ cười, nhưng không nói gì cả.
Chúng tôi hầu như không nói gì nữa trong suốt quãng đường đến ga Kichijoji và từ đó về chỗ tôi bằng xe buýt. Chúng tôi chỉ trao đổi bâng quơ vài câu về những thay đổi ở Tokyo, về thời gian Reiko còn ở đại học âm nhạc, và chuyến đi của tôi đến Asahikawa, nhưng không ai đả động đến Naoko. Mười tháng đã trôi qua kể từ lần trước tôi gặp Reiko, nhưng tôi thấy bình tĩnh và thoải mái lạ lùng khi sánh bước bên chị. Đây là một cảm giác quen thuộc, tôi nghĩ thầm, và chợt nhận ra đó chính là cảm giác tôi vẫn thường có khi đi bộ khắp phố phường Tokyo cùng với Naoko. Và cũng như Naoko với tôi đã chia nhau cái chết của Kizuki, Reiko và tôi nay lại đang chia nhau cái chết của Naoko. Ý nghĩ đó khiến tôi không thể nói năng gì được nữa. Reiko tiếp tục nói một lúc, nhưng khi thấy tôi cứ nín thinh, chị cũng im lặng luôn. Chúng tôi chẳng ai mở mồm trên xe buýt.
Đó là một trong những chiều đầu thu khi mọi vật đều sáng sủa rõ ràng, hệt như một năm trước khi tôi đến Kyoto thăm Naoko. Những đám mây trắng và dài như những lóng xương, bầu trời cao thăm thẳm. Hương thơm trong gió, sắc độ của ánh sáng, những bông hoa li ti trong cỏ, âm vang tinh tế của mọi thứ tiếng động: tất cả những cái đó nhắc nhở tôi rằng một mùa thu nữa lại đã về, và mỗi kì luân chuyển của trời đất lại khiến khoảng cách giữa tôi và những người đã chết xa thêm nữa. Kizuki thì vẫn mười bảy và Naoko hai mốt. Mãi mãi như vậy.
“Ôi chao, đến được một chỗ như thế này thật nhẹ nhõm biết bao!” Reiko nói trong lúc nhìn khắp xung quanh khi vừa từ xe buýt bước xuống.
“Bởi vì ở đây chẳng có gì hết,” tôi nói.
Tôi đưa Reiko vàn qua cổng sau, đi xuyên qua vườn để vào căn nhà nhỏ của mình.
Cái gì cũng làm cho chị thích thú.
“Thật tuyệt vời!” Chị nói. “Chính cậu làm những cái giá đỡ kia với cả cái bàn này đấy à?”
“Vâng,” tôi vừa nói vừa rót trà ra cốc.
“Cậu rõ khéo tay thật đấy” Mà cậu còn giữ nhà cửa rất sạch sẽ nữa chứ!”
“Ảnh hưởng của Quốc-xã đấy,” tôi nói. “Hắn đã biến tôi thành một kẻ sạch sẽ bệnh hoạn. Chứ không phải vì chủ nhà phàn nàn gì đâu.”
“Ô còn ông chủ nhà của cậu nữa! Tôi phải tự giới thiệu mình với ông ấy. Nhà ông ấy ở phía bên kia vườn đúng không?”
“Tự giới thiệu chị với ông ấy? Để làm gì?”
“Để làm gì nghĩa là sao? Một bà già lạ lẫm tự nhiên xuất hiện ở chỗ cậu rồi bắt đầu chơi ghi-ta, ông ấy sẽ thắc mắc cho mà xem. Đi trước một bước là hơn. Tôi đã mua cả một hộp kẹo uống trà cho ông ấy đây.”
“Chị khéo thật đấy,” tôi nói.
“Già quá hoá khôn thôi. Tôi sẽ bảo ông ấy rằng tôi là bà cô về đằng mẹ của cậu, từ Kyoto đến chơi, cậu đừng có nói khác đấy nhé. Những lúc như thế này thì chênh lệch tuổi tác lại hoá hay. Sẽ không ai nghi ngờ đâu.”
Reiko lấy hộp kẹo trong túi ra rồi đi làm bổn phận chào hỏi. Tôi ngồi lại dưới hiên nhà, uống thêm một cốc trà nữa và chơi với con mèo. Hai mươi phút trôi qua, và khi Reiko trở về, chị lấy một hộp bánh qui gạo ra và bảo đấy là quà cho tôi.
“Chị nói chuyện gì với họ mà lâu thế?” tôi hỏi, miệng gặm bánh qui.
“Chuyện cậu chứ còn chuyện gì nữa,” Reiko nói, ôm nựng con mèo và cọ má vào nó. “Ông ấy nói cậu là một thanh niên rất đứng đắn, một sinh viên nghiêm túc.”
“Chị có chắc là ông ấy nói về tôi không đấy?”
“Chắc chắn rồi, và tôi không nghi ngờ một li một leo nào hết,” chị nói rồi phì cười. Sau đó, thấy cái ghi-ta của tôi, chị nhặt nó lên, chỉnh dây, và chơi bài “Desafinado” của Antonio Carlos Jobim. Bao nhiêu tháng rồi tôi mới được nghe lại tiếng ghi-ta của
Reiko, và nó khiến tôi nhớ lại cảm giác ấm áp của lần trước.
“Cậu tập ghi-ta đấy à?” Chị hỏi.
“Nó lăn lóc trong kho của ông chủ nhà nên tôi mượn và bập bùng thi thoảng thôi, tập tành gì đâu chị.”
“Rồi tôi sẽ dạy cậu một buổi. Hoàn toàn không lấy tiền.” Reiko để cái đàn xuống và cởi chiếc áo tây ra. Ngồi dựa lưng vào cột hiên nhà, chị hút một điếu thuốc lá. Chị mặc một cái sơ-mi cộc tay carô vải madras.
“Sơ mi đẹp đấy chứ, phải không cậu” Chị hỏi.
“Đẹp,” tôi nói. Mà quả thực nó đẹp thật, kiểu carô rất hay.
“Của Naoko đấy,” Reiko nói. “Tôi cuộc là cậu không biết hai đứa chúng tôi cùng một cỡ. Nhất là hồi cô ấy mới vào khu an dưỡng. Sau này cô ấy có hơi đẫy ra một chút, nhưng chúng tôi vẫn mặc chung được: áo, quần, giày, mũ. Chỉ có xu-chiêng là không chung được thôi. Tôi thì chẳng có tí ngực nào. Vậy là chúng tôi luôn mặc đổi quần áo nhau. Thật ra là gần như chung nhau vậy.”
Nghe chị nói xong tự nhiên tôi mới để ý thấy người Reiko gần giống hệt Naoko. Vì gương mặt khác, và chân tay mảnh dẻ, nên chị đã luôn gây cho tôi có cảm giác là chị nhỏ hơn và mảnh dẻ hơn Naoko, nhưng thực tế là chị rất rắn chắc.
“Cái áo tây và cái quần củng là của cô ấy,” Reiko nói. “Tất cả là của cô ấy. Cậu có phiền khi thấy tôi mặc đồ của cô ấy không?”
“Hoàn toàn không,” tôi nói. “Nhất định Naoko sẽ vui khi thấy có ai đó đang mặc quần áo của mình, nhất là chị.”
“Cũng lạ,” Reiko nói và búng nhẹ ngón tay một cái.
“Naoko không để lại di chúc hay gì cả mà chỉ nhắc đến quần áo của cô ấy thôi. Cô ấy viết vội một dòng vào tập giấy vở để trên bàn rằng “Xin hãy để hết quần áo của tôi cho Reiko.” Cô ấy lạ thế đấy, phải không cậu” Tại sao lại chỉ quan tâm đến quần áo khi mình sắp chết? Ai còn thèm để ý gì đến quần áo cơ chứ? Chắc cô ấy phải có hàng tấn những chuyện khác muốn nói chứ?”
“Chưa chắc,” tôi nói.
Ngồi rít thuốc, Reiko có vẻ chìm đắm trong dòng suy nghĩ của riêng mình. Rồi chị nói, “Cậu muốn nghe toàn bộ câu chuyện, từ đầu đến cuối, đúng không nào?”
“Vâng,” tôi nói. “Xin chị kể lại hết cho.”
“Những xét nghiệm của bệnh viện Osaka cho thấy tình trạng của Naoko có tiến triển tốt lúc ấy, nhưng cô ấy nên ở lại đó để có thể tiếp tục được điều trị thì mới có tác dụng lâu dài. Tôi đã nói với cậu chuyện này trong thư -cái thư tôi gửi cậu vào ngày mười tháng Tám gì đó.”
“Đúng thế. Tôi đọc thư ấy rồi.”
“Vậy là, ngày hai mươi tư tháng Tám tôi nhận được một cú điện thoại của mẹ Naoko, hỏi liệu Naoko có về thăm tôi ở khu an dưỡng được không. Naoko muốn thu xếp những đồ vẫn còn để ở chỗ tôi, và vì có thể cô ấy sẽ phải xa tôi một thời gian lâu nên muốn được trò chuyện cho thoả thích và có thể sẽ ngủ lại với tôi một đêm. Tôi nói việc ấy hoàn toàn không có vấn đề gì. Tôi cũng rất muốn được gặp và chuyện trò với cô ấy. Thế là hôm sau, ngày hai mươi nhăm, hai mẹ con Naoko đi taxi tới. Ba chúng tôi cùng nhau thu xếp đồ đoàn của Naoko và trò chuyện suốt ngày. Đến chiều muộn thì Naoko nói mẹ cô có thể về nhà, cô sẽ ổn cả thôi, và họ gọi một cái taxi cho bà ấy về. Không ai lo lắng gì hết vì Naoko có vẻ rất phấn chấn. Mà quả thực trước đó tôi đã rất lo lắng. Tôi đã tưởng cô ấy sẽ rất buồn chán, hốc hác và mệt mỏi. Tôi đã biết những xét nghiệm và kiểu điều trị cấp tập ở nhưng bệnh viện kia sẽ làm người ta mệt nhọc tàn hại thế nào rồi, nên đã rất ngờ vực về chuyến viếng thăm này. Nhưng chỉ vừa nhìn thấy cô ấy một cái là tôi đã bị thuyết phục rằng cô ấy sẽ ôkê. Cô ấy trông khỏe mạnh hơn tôi tưởng nhiều, và cô ấy cười nói và đùa bỡn bình thường hơn trước rất nhiều. Cô ấy đã đến tiệm làm đầu và khoe kiểu tóc mới với tôi rất vui vẻ. Cho nên tôi nghĩ chẳng có gì đáng phải lo ngay cả khi mẹ cô ấy ra về. Naoko bảo tôi rằng lần này thì cô ấy sẽ để cho mấy ông bác sĩ bệnh viện kia chữa dứt bệnh cho cô ấy một lần cho xong, và tôi nói có lẽ như thế là hay nhất. Rồi hai chúng tôi ra ngoài đi dạo, chuyện trò suốt đọc đường, chủ yếu là về tương lai. Naoko bảo tôi rằng cô ấy thích nhát là hai đứa chúng tôi cùng ra khỏi khu an dưởng và sống với nhau ở đâu đó.”
“Cùng sống với nhau? Chị với Naoko?”
“Đúng thế,” Reiko nhún vai. “Và tôi bảo chuyện ấy nghe được đấy nhưng còn Watanabe thì sao? Cô ấy bảo “Chị đừng lo, em sẽ giải quyết mọi chuyện với cậu ấy.” Chỉ vậy thôi. Rồi chúng tôi lại bàn nhau sẽ sống ở đâu và sẽ làm gì, kiểu thế. Sau đó chúng tôi về chỗ nhà nuôi chim chơi với bọn chim một lúc.”
Tôi lấy một hộp bia trong tủ lạnh ra và bật nắp. Reiko châm một điếu thuốc nữa, con mèo ngủ li bì trên lòng chị.
“Cô gái ấy đã thu xếp xong hết mọi chuyện của mình rồi. Chắc thế nên cô ấy mới phấn chấn tươi cười và trông khỏe khoắn như vậy. Chắc chắn là cô ấy phải thấy như cất hẳn đi được một gánh nặng khi đã biết rõ mình sẽ phải làm gì. Chúng tôi dọn dẹp hết những thứ của cô ấy và ném những cái không cần nữa vào cái thùng sắt ngoài vườn để đốt, kể cả cuốn vở nhật kí của cô ấy và tất cả thư từ. Kể cả thư của cậu. Tôi thấy chuyện ấy hơi lạ nên mới hỏi tại sao cô ấy lại đốt cả những thứ như thế. Nghĩa là, tôi vẫn thấy cô ấy cất thư của cậu rất cẩn thận vào một chỗ và hay đọc đi đọc lại chúng. Cô ấy nói, “Em đang dọn sạch mọi thứ của quá khứ để có thể tái sinh vào tương lai.” Có lẽ tôi đã tin lời cô ấy lúc bấy giờ. Nó có lôgic riêng của nó, đại loại thế. Tôi nhớ ra là mình đã từng mong cho cô ấy được khỏe mạnh và hạnh phúc biết bao nhiêu. Và hôm đó cô ấy chực sự đáng yêu và ngọt ngào đến thế. Giá mà cậu được thấy cô ấy lúc ấy!”
“Xong việc ấy, chúng tôi đến nhà ăn dùng bữa tối như vẫn thường làm với nhau. Sau đó chúng tôi cùng tắm rồi mở một chai vang ngon mà tôi vẫn để dành cho những dịp đặc biệt như thế. Chúng tôi uống và tôi chơi ghi-ta. Vẫn như mọi lần, lại nhạc Beatles, “Rừng Na-uy”, “Michelle”, hai bài ưa thích nhất của cô ấy. Cả hai chúng tôi đều thấy vui. Chúng tôi tắt hết đèn, cởi hết quần áo và lên giường nằm. Đó là một đêm nóng nhễ nhại. Chúng tôi mở toang hết các cửa sổ mà vẫn không thấy có tí gió nào. Bên ngoài tối đen như mực, tiếng châu chấu râm ran, và mùi cỏ mùa hè nồng nàn cả vào phòng đến mức khó thở. Rồi đột nhiên cô ấy nói đến cậu – về cái đêm cô ấy làm tình với cậu. Chi tiết không thể tưởng được Cậu cởi quần áo cô ấy thế nào, động chạm đến cô ấy ra làm sao, cô ấy thấy mình ướt thế nào, cậu luồn vào cô ấy ra sao, cảm giác tuyệt vời thế nào, cô ấy kể với tôi tất cả những chuyện ấy với những chi tiết sống động. Và tôi hỏi: tại sao tự nhiên bây giờ em lại kể cho chị nghe chuyện này? Nghĩa là, cho đến lúc ấy, cô ấy chưa bao giờ nói chuyện cởi mở với tôi về tình dục. Tất nhiên, chúng tôi có nói đến tình dục trong các buổi điều trị nhóm, nhưng cô ấy lúc nào cũng ngượng không đi vào chi tiết. Còn bấy giờ thì tôi lại không ngăn cô ấy lại được. Tôi thấy choáng thật sự.”
“Thế là cô ấy bảo “Em không biết, tự nhiên em thích nói thế thôi. Nếu chị không muốn nghe thì em sẽ thôi vậy.” “Đừng,” tôi bảo không sao đâu. “Nếu có chuyện gì em muốn nói ra thì tốt nhất là em cứ nói hết ra. Chị sẽ nghe em, bất kì là chuyện gì.”
“Thế là cô ấy kể tiếp: “Khi cậu ấy luồn vào trong em, em không thể tin được là lại đau đến thế. Nhưng mà đó cũng là lần đầu tiên của em. Em ướt đẫm cả, cậu ấy vào được ngay, thế mà đầu óc em mù mịt hết cả. Đau ghê lắm. Em tưởng cậu ấy đã vào đến hết cỡ rồi, nhưng sau đó cậu ấy lại nhấc cả hai chân em lên và dấn vào sâu hơn nữa. Cả người em bỗng lạnh cóng lên từng đợt, như thể em đang chìm ngập trong nước đá vậy. Tay chân em tê dại, và một cơn lạnh nữa rần rật xuyên qua khắp người em. Em không biết chuyện gì đang diễn ra nữa. Em tưởng mình sẽ chết ngay lúc ấy, và em cũng chẳng cần. Nhưng cậu ấy nhận ra là em đang đau, và liền ngưng lại, vẫn ở rất sâu trong em, và bắt đầu hôn em khắp nơi – tóc em, cổ em, vú em – trong một lúc lâu, thật lâu. Dần dần, từng tí một, thân thể em ấm áp trở lại, và thế là cậu ấy bắt đầu, rất chậm, cậu ấy lại bắt đầu chuyền động. Ôi, chị Reiko, thật tuyệt vời làm sao! Bấy giờ em tưởng như đầu óc mình sắp tan thành nước đến nơi. Em đã muốn cứ như thế mãi mãi, nằm trong vòng tay của cậu ấy cho đến hết đời. Nó tuyệt đến thế đấy chị ạ.”
“Rồi thì tôi hỏi, “Nếu nó tuyệt đến thế, sao em không ở với Watanabe và ngày nào cũng làm chuyện ấy?”
Nhưng cô ấy nói “Không được chị ơi, em biết nó sẽ không bao giờ được như vậy nữa. Em biết chuyện đó chỉ đến với em một lần thôi và sẽ ra đi không bao giờ trở lại. Đó phải là cái gì đó chỉ có được một lần trong đời. Trước đó em đã chưa bao giờ cảm thấy cái gì như vậy, và từ đó đến nay cũng thế. Em đã không bao giờ cảm thấy muốn làm chuyện đó nữa, và cũng không bao giờ ướt được như thế nữa.”
“Tất nhiên, tôi giải thích cho cô ấy rằng chuyện như vậy thường xảy ra với những thiếu nữ và trong hầu hết mọi trường hợp nó sẽ tự qua đi với tuổi tác. Mà dù sao thì ta cũng đã có được một lần tuyệt diệu như vậy, sao lại lo là nó sẽ không lặp lại nữa. Bản thân tôi cũng đã có đủ mọi rắc rối lúc mới lấy chồng.”
“Nhưng cô ấy nói, “Không, không phải thế, chị Reiko. Em không lo chuyện ấy tí nào. Em chỉ không muốn ai vào trong em như vậy nữa. Em chỉ không muốn bị xâm phạm như vậy nữa – với bất kì ai.”
Tôi uống chỗ bia của mình, và Reiko hút nốt điếu thuốc. Con mèo duỗi người trên lòng Reiko, tìm một tư thế mới rồi lại ngủ. Reiko có vẻ không biết tiếp tục câu chuyện ra sao cho đến khi chị châm điếu thuốc thứ ba.
“Sau đó, Naoko bắt đầu khóc thút thít. Tôi ngồi bên mép gíường và vuốt tóc cô ấy. “Đừng lo lắng nữa em,” tôi nói, “mọi chuyện rồi sẽ ổn cả mà. Một cô gái trẻ đẹp như em rồi sẽ phải có một người đàn ông ôm ấp và làm cho em được hạnh phúc.” Naoko đầm đìa cả mồ hôi và nước mắt. Tôi lấy một cái khăn tắm và lau mặt lau người cho cô ấy. Ngay cả quần lót cô ấy cũng sũng sĩnh cả, nên tôi giúp cô ấy cởi nó ra – nào nào, cậu chớ có nghĩ bậy bạ gì ở đây nhé, không có chuyện vớ vẩn ấy đâu. Chúng tôi vẫn thường tắm chung với nhau. Cô ấy như em gái của tôi mà.”
“Tôi biết, tôi biết,” tôi nói.
“Thế rồi cô ấy bảo muốn tôi ôm cô ấy. Tôi nói nóng bức thế này ôm ấp làm sao, nhưng cô ấy nói đây là lần gặp nhau cuối cùng của chúng tôi, và thế là tôi ôm lấy cô ấy. Chỉ một lúc thôi. Với cái khăn tắm ngăn cho hai tấm thân nhễ nhại khỏi dính nhớp nháp vào nhau. Và khi cô ấy đã bình tĩnh lại, tôi lau khô người cho cô ấy lần nữa, mặc bộ áo ngủ vào cho cô ấy và đặt cô ấy lên giường. Cô ấy thiếp đi và ngủ say ngay. Hoặc có thể chỉ giả vờ như vậy. Gì thì gì, đêm hôm đó trông cô ấy thật dễ thương. Cô ấy có vẻ mặt của một cô gái mười ba hoặc mười bốn tuổi chưa từng bị ai làm hại bao giờ. Tôi thấy vẻ mặt ấy của cô, và tôi biết tôi có thể yên lòng đi ngủ.”
“Khi tôi thức giấc lúc sáu giờ sáng hôm sau thì cô ấy đã đi rồi. Bộ áo ngủ còn ở đó, chỗ cô ấy tụt nó ra dưới đất, nhưng quần áo và đôi giày với cái đèn pin tôi luôn để bên cạnh giường thì không còn nữa. Tôi biết ngay là có chuyện rồi. Nguyên chuyện cô ấy lấy cái đèn pin chứng tỏ là cô ấy đã bỏ đi từ trong đêm. Tôi cứ hú hoạ kiểm tra chỗ bàn viết của cô ấy, và thấy mấy chữ: Xin hãy để tất cả quần áo của tôi cho Reiko. Tôi lập tức đánh thức mọi người và tất cả chia nhau đi tìm cô ấy. Chúng tôi không bỏ sót một phân vuông nào ở đó, từ bên trong các khu nhà ở cho đến những cánh rừng xung quanh. Năm tiếng sau chúng tôi mới tìm thấy cô ấy. Thậm chí cô ấy đã đem theo cả sợi dây thừng riêng của mình.”
Reiko thở dài và vỗ về con mèo.
“Chị uống tí trà không?” tôi hỏi.
“Có cám ơn cậu,” Reiko nói.
Tôi đun nước và mang bình trà ra ngoài hiên. Mặt trời sắp lặn. Ánh sáng ban ngày đã yếu đi, và bóng cây cối đổ dài đến tận chân chúng tôi. Tôi nhấm nháp nước trà và nhìn khu vườn ngâu hứng lạ lẫm với sự pha trộn buồn cười của những bụi hoa cầu vàng, những đám đô quyên hồng và những khóm trúc cao màu xanh.
“Rồi xe cứu thương đến đem Naoko đi và cảnh sát bắt đầu hỏi chuyện tôi. Họ cũng chẳng nghi ngờ gì nhiều. Đã có một thứ như bức thư tuyệt mệnh, và rõ ràng đó là một vụ tự tử, và họ vẫn cho rằng tự tử chỉ là một trong những việc mà các bệnh nhân tâm thần vẫn thường làm. Nên mọi việc chỉ là thủ tục mà thôi. Họ đi một cái là tôi đánh điện cho cậu ngay.”
“Buổi tang lễ mới gọi là buồn,” tôi nói. “Gia đình cô ấy rõ ràng khó chịu vì thấy tôi biết Nanko chết. Chắc họ không muốn ai biết là Naoko đã tự vẫn. Nhẽ ra tôi đã không nên đến đó. Dự rồi lại càng buồn hơn. Về đến nhà một cái là tôi lên đường ngay.”
“Này Watanabe, mình đi dạo một tí đi. Ta có thể mua cái gì đó làm cơm tối, biết đâu đấy. Tôi đói lắm rồi.”
“Nhất định rồi. Chị có muốn ăn món gì đặc biệt không?”
“Sukiyaki,” chị nói. “Tôi đã không ăn món nào như vậy hàng bao nhiêu năm rồi. Tôi thường nằm mơ thấy món sukiyaki – cứ việc tọng thật kễnh bụng thịt bò với hành hoa và mì sợi với đậu phụ nướng và đỗ xanh.”
“Rồi, mình có thể làm món đó, nhưng tôi không có loại chảo làm sukiyaki.”
“Cứ để tôi. Tôi sẽ lên mượn ông chủ nhà.”
Chị chạy ù lên nhà trên và trở về với một cái chảo lớn vừa vặn cùng với bếp ga và ống nối.
“Không tệ lắm, hả?”
“Không tệ tí nào!”
Chúng tôi mua đủ thứ nguyên liệu cần thiết ở mấy cửa hàng nhỏ trong khu phố: thịt bò, trứng gà, rau cỏ, đậu phụ. Tôi chọn được một chai vang trắng khá xịn. Tôi định trả tiền, nhưng Reiko khăng khăng đòi để chị trả hết.
“Thử nghĩ xem cả nhà sẽ cười tôi thế nào nếu họ biết tôi để cho cậu cháu phải trả tiền đi chợ!” Reiko nói. “Hơn nữa, tôi đang có khá nhiều tiền mặt. Cho nên đừng có lo. Tôi không chịu rời khu an dưỡng mà không có đồng nào đâu.”
Reiko vo gạo và đặt nồi nấu cơm trong khi tôi thu xếp các thứ để làm món ăn ở ngoài hiên. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, Reiko lấy cây ghi-ta của chị ra và có vẻ thử thách nó bằng một bài phức điệu chậm rãi của Bach. Vào những chỗ khó, chị cố tình đánh chậm lại hoặc nhanh lên hoặc làm nó lạnh lùng hay tình cảm hơn, trong khi lắng nghe với vẻ hoan hỉ rõ rệt những biến tấu âm thanh mà chị đã tạo nên được như vậy ở cây đàn. Khi chơi ghi-ta, Reiko giống như một cô gái mười bảy tuổi đang sung sướng nhìn một bộ áo mới. Mắt chị long lanh, và miệng chị hơi dẩu ra gần như một nụ cười. Khi đã chơi xong bản nhạc, chị ngả người dựa vào cột nhà và ngước nhìn lên trời như đang suy nghĩ điều gì.
“Tôi hỏi chuyện chị một tí có được không?” Tôi lên tiếng.
“Sao lại không? chị nói. “Tôi chỉ đang nghĩ xem mình đói đến mức nào thôi mà.”
“Chị có định gặp chồng chị hoặc con gái chị trong lúc ở đây không? Chắc họ cũng ở đâu đây tại Tokyo chứ?”
“Cũng gần thôi. Ở Yokohama. Nhưng không, tôi không định gặp họ đâu. Chắc là tôi đã nói với cậu trước đây rồi: tốt nhất là họ không phải dính dáng gì đến tôi nữa. Họ đã bắt đầu một cuộc sống mới. Mà gặp họ tôi sẽ thấy kinh khủng lắm. Thôi, tốt nhất là cứ kính nhi viễn chi cậu ạ?”
Chị bóp bẹp bao thuốc Seven Stars đã hết và lấy từ vali ra một bao mới. Chị xé niêm phong, lấy một điếu đưa lên môi nhưng không châm lửa.
“Con người tôi chấm hết rồi,” chị nói. “Tất cả những gì cậu đang thấy đây chỉ là lưu dấu của tôi ngày xưa. Cái phần quan trọng nhất của tôi, thường vẫn ở trong tôi, chết đã nhiều năm rồi, và tôi chỉ còn hoạt động theo chỉ đạo tự động của kí ức mà thôi.”
“Nhưng tôi thích chị bây giờ, Reiko à, cứ như bây giờ ấy, dù là lưu dấu hay cái gì cũng được. Và mặc dù tôi có nói gì thì cũng thế thôi, nhưng tôi vẫn muốn nói rằng tôi rất vui thấy chị mặc quần áo của Naoko.”
Reiko mỉm cười và lấy bật lửa châm thuốc. “Còn trẻ như cậu mà đã biết cách làm cho một người đàn bà thấy hạnh phúc rồi đấy”
Tôi cảm thấy mình đó bừng mặt. “Tôi chỉ nói những gì mình nghĩ thôi.”
“Rồi, tôi biết chứ,” Reiko mỉm cười.
Khi cơm đã chín ngay sau đó một lúc, tôi láng dầu vào chảo và xếp các nguyên liệu để làm món sukiyaki.
“Hãy nói cho tôi biết đây không phải là nằm mơ đi nào” Reiko nói, hít hít không khí.
“Không, đây là món sukiyaki hiện thực một trăm phần trăm,” tôi nói. “Nói một cách thực chứng, tất nhiên rồi.”
Đáng nhẽ nói chuyện thì chúng tôi vớ lấy đũa và tấn công món sukiyaki, uống rất nhiều bia, và kết thúc bằng cơm trắng. Con Hải âu thò mặt ra vì ngửi thấy mùi thức ăn, và chúng tôi cho nó ăn cùng. Khi đã no kễnh, chúng tôi ngồi dựa cột hàng hiên ngửa mặt nhìn trăng.
“No say chưa chị” Tôi hỏi.
“Hoàn toàn rồi,” chị rên rẩm. “Cả đời tôi chưa ăn no thế này bao giờ.”
“Bây giờ thì chị muốn làm gì nào?”
“Làm điếu thuốc rồi ra nhà tắm công cộng. Tóc tôi be bét cả rồi. Tôi cần gội đầu.”
“Không có vấn đề gì. Nhà tắm ở ngay dưới phố.”
“Nói xem, Watanabe, nếu cậu không phiền. Cậu đã ngủ với cô gái Midori đó chưa?”
“Chị muốn nói đã làm tình chưa chứ gì? Thì chưa. Hai đứa đã quyết định không làm chuyện ấy cho đến khi mọi việc ngã ngũ đã.”
“Vậy bây giờ mọi việc ngã ngũ rồi thì cậu sẽ nói sao?”
Tôi lắc đầu. “Chị muốn nói là bây giờ khi Naoko đã chết rồi ư?”
“Không, không phải thế. Cậu đã có quyết định ấy trước khi Naoko chết từ lâu – rằng cậu sẽ không thể bỏ được Midori. Dù Naoko có sống hay là chết cũng chẳng liên quan gì đến quyết định của cậu. Cậu chọn Midori. Naoko chọn cái chết. Các cậu đã trưởng thành cả rồi, nên phải có trách nhiệm với những lựa chọn của mình. Nếu không, các cậu sẽ làm hỏng hết mọi chuyện.”
“Nhưng tôi không thể quên được cô ấy,” tôi nói. “Tôi đã bảo Naoko là tôi sẽ đợi cô ấy, nhưng tôi đã không làm được việc đó. Cuối cùng tôi đã quay lưng lại với cô ấy. Tôi không nói là ai có lỗi trong chuyện này: đó chỉ là vấn đề của riêng tôi mà thôi. Tôi cũng nghĩ mọi việc sẽ vẫn diễn ra như thế nếu tôi không quay lưng lại với cô ấy. Ngay từ đầu Naoko đã chọn cái chết. Nhưng chuyện đó ngoài lề. Tôi không thể tha thứ cho mình được. Chị bảo rằng tôi không thể làm gì được khi tình cảm tự nhiên thay đổi, nhưng quan hệ của tôi với Naoko không đơn giản như vậy. Chị thử nghĩ mà xem, cô ấy với tôi đã bị ràng buộc với nhau ở lằn ranh giữa sự sống và cái chết. Ngay từ đầu đã như vậy rồi.”
“Nếu cậu cảm thấy đau đớn về cái chết của Naoko,” Reiko nói, “tôi khuyên cậu hay giữ nỗi đau ấy cho đến trọn đời. Và nếu có thể học được điều gì từ đó, cậu cũng nên học. Nhưng bên cạnh đó, cậu nên hạnh phúc với Midori. Nỗi đau kia của cậu chẳng dính dáng gì đến quan hệ của cậu với cô ấy. Nếu cậu còn làm cho cô ấy bị tổn thương hơn nữa, vết thương ấy sẽ quá sâu không thể chữa lành được đâu. Cho nên dù có khó đến mấy, cậu cũng phải mạnh mẽ lên. Cậu phải lớn thêm tí nữa đi, phải thành người lớn hẳn hoi đi. Tôi đã bỏ khu điều dưỡng và lặn lội đến tận Tokyo này chỉ để nói với cậu điều đó thôi suốt cả quãng đường trên con tàu siêu tốc như cái áo quan ấy.”
“Tôi hiểu điều chị nói,” tôi nói với Reiko, “nhưng tôi vẫn chưa sẵn sàng theo nó đến tận cùng. Nghĩ mà xem, cái đám tang ấy thật nhỏ nhoi buồn thảm! Không ai nên phải chết như vậy cả.”
Reiko với tay ra vỗ vỗ lên đầu tôi. “Tất cả chúng ta đều sẽ đến lúc phải chết như vậy cả. Cả tôi, và cả cậu nữa.”
Chúng tôi đi bộ năm phút đồng hồ đọc bờ sông đến nhà tắm công cộng và trở về với tâm trạng sảng khoái hơn.
Tôi mở một chai vang và chúng tôi cùng ngồi uống ngoài hiên.
“Watanabe này, cậu lấy thêm cái cốc nữa được không?”
“Được chứ,” tôi nói. “Nhưng để làm gì?”
“Ta sẽ làm một tang lễ nhỏ cho Naoko, chỉ tôi với cậu thôi. Một tang lễ không đến nỗi buồn, nhé.”
Khi tôi đưa cho chị cái cốc, Reiko rót rượu vang đầy đến tận mép cốc rồi để nó lên cái đèn bằng đá ở ngoài vườn. Sau đó, chị ngồi dựa cột ngoài hiên, tay ôm ghi-tay và hút một điếu thuốc lá.
“Còn giờ thì cậu mang ra đây một hộp diêm được không? Lấy cái hộp nào to nhất ấy.”
Tôi đem ra một hộp diêm nhóm bếp loại to nhất và ngồi xuống cạnh chị.
“Bây giờ thì cử mỗi lần tôi chơi một bài cậu lại xếp ra đây một que diêm nhé, cứ xếp thành một hàng ấy. Tôi sẽ chơi tất cả những cả khúc mà tôi nhớ.”
Đầu tiên, chị chơi một chuyển thể nhẹ nhàng rất đáng yêu của bài “Trái tim yêu dấu” của Henry Mancini.
“Cậu có cho Naoko một cái đĩa có bài này, đúng không?” chị hỏi.
“Vâng. Nhân dịp Giáng Sinh năm kia. Cô ấy rất thích bài ấy.”
“Tôi cũng thế,” Reiko nói. “Thật êm dịu và đẹp…”
Rồi chị lướt lại vài khuông nhạc của giai điệu bài hát một lần nữa trước khi nhấp một ngụm vang. “Không biết tôi sẽ chơi được bao nhiêu bài trước khi say. Tang lễ kiểu này của mình hay đấy chứ, phải không cậu – không đến nỗi buồn chứ?”
Reiko chuyển sang chơi những cả khúc của nhóm Beatles: “Rừng Na-uy”, “Hôm qua”, “Michelle”, và “Một điều gì đó”. Chị cất tiếng hát theo khi chơi bài “Mặt trời đã lên đây rồi”, rồi chơi tiếp bài “Chú ngốc ở trên đồi.”
Tôi xếp bay que diêm thành một hàng.
“Bảy ca khúc”, Reiko nói, uống thêm vang và hút một điếu thuốc nữa. “Quả thật tụi nó cũng hiểu thế nào là nỗi buồn của cuộc đời, và cả sự êm dịu của nó nữa.”
“Tụi nó” đây có nghĩa là John Lennon, Paul McCartney và George Harrison. Sau một hồi giải lao ngắn, Reiko dụi tắt thuốc và lại cầm lấy ghi-ta. Chị chơi “Xóm nghèo” “Chim sáo”, “Julia”, “Khi tôi sáu mươi tư tuổi, “Con người vô định”, “Và tôi yêu nàng”, rồi đến bài “Này Jude.”
“Bao nhiêu rồi!”
“Mười bốn,” tôi nói.
“Chị thở dài và hỏi tôi, “Còn cậu thì sao? Cậu chơi cái gì đi nhé – một cả khúc chẳng hạn?”
“Không được đâu chị ơi. Tôi chơi dở lắm.”
“Thì chơi dở chứ sao?”
Tôi lấy cây đàn của mình và loay hoay đánh bài “Trên mái nhà”. Reiko ngồi nghỉ, hút thuốc và uống vang. Khi tôi chơi hết bài, chị vỗ tay hoan hô.
Sau đó chị chơi một chuyển thể cho ghi-ta bài “Điệu múa dâng Nữ hoàng hấp hối” của Rayel, và một chuyển thể khúc triết đẹp đẽ của bài “Ánh trăng” của Debussy.
“Naoko chết rồi tôi mới tập được hai bài này,” Reiko nói. “Cho đến lúc lâm chung, thị hiếu âm nhạc của cô ấy cũng vẫn không thoát ra khỏi dòng bi luỵ.”
Chị tiếp tục chơi mấy cả khúc vùng Bacharach: “Gần bên em”, “Mưa vẫn rơi trên đầu tôi”, “Hãy sánh bước”, và “Nỗi buồn hồi chuông đám cưới.”
“Hai mươi,” tôi nói.
“Tôi thành cái máy nhạc bỏ xu rồi!” Reiko kêu lên.
“Các thày tôi ngày xưa mà thấy tôi thế này thì các cụ ngất xỉu mất.”
Chị tiếp tục uống vang, hút thuốc và chơi đàn: nhiều điệu nhảy, rồi đến Rogers và Hart, Gershwin, Bob Dylan, Ray Charles, Carole King, The Beach Boys, Stevie Wonder, và ba cả khúc của Kyu Sakamoto: “Bài ca Sukiyaki”, “Nhung Xanh”, “Đồng Xanh. Đôi khi chị nhắm mắt, gật gật đầu, hoặc hát theo giai điệu của bản nhạc.
Khi đã hết vang, chúng tôi chuyển sang uống whisky. Tôi đổ cốc vang ngoài vườn xuống cây đèn đá rồi rót thay vào đó rượu whisky.
“Cậu đếm được bao nhiêu rồi?” Reiko hỏi.
“Bốn mươi tám,” tôi đáp.
Sang bài bốn mươi chín, Reiko chơi bản “Eleanor Rigby”, và đến bài thứ năm mươi thì chị chơi lại “Rừng Na-uy”. Sau đó chị nghỉ tay và uống thêm chút whisky nữa. “Có lẽ thế là đủ rồi,” chị nói.
“Vâng,” tôi nói. “Tuyệt vời thật.”
Reiko nhìn vào mắt tôi và nói, “Bây giờ cậu nghe đây, Watanabe. Tôi muốn cậu hãy quên hết cái đám ma buồn thảm kia đi, và chỉ nhớ đến đêm tang lễ kì diệu này của chúng ta thôi.”
Tôi gật đầu.
“Còn đây là thêm để thưởng cậu đã đếm đúng hôm nay,” chị nói, và cái bài thứ năm mươi mốt ấy là bản phức điệu của Bach mà chị ưa thích nhất. Khi đã xong, chị nói bằng một giọng chỉ hơn tiếng thầm thì một chút xíu, “Cậu làm chuyện ấy với tôi được không, Watanabe?”
“Lạ thật,” tôi nói. “Tôi cũng đang nghĩ thế?”
Chúng tôi vào nhà và kéo kín màn cửa. Rồi trong gian phòng tối om ấy, Reiko và tôi tìm đến thân xác nhau như thể đó là một việc tự nhiên nhất trên đời. Tôi cởi áo quần chị, rồi đến đồ lót.
“Tôi đã sống một cuộc đời kì lạ,” Reiko nói, “nhưng cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ được một người đàn ông trẻ hơn mình những mười chín tuổi cởi đồ lót cho mình.”
“Chị có muốn tự cởi không?”
“Không, cậu cởi cho tôi đi. Nhưng đừng có choáng quá vì những nếp nhăn của tôi nhé.”
“Tôi thích những nếp nhăn của chị.”
“Cậu làm tôi phát khóc lên đấy,” chị thì thầm.
Tôi hôn lên khắp người chị, cẩn thận lần theo những nếp nhăn cảm thấy ở đầu lưỡi. Chị có đôi vú như của một bé gái. Tôi vuốt ve chúng và ngậm chặt hai đầu vú, rồi luồn một ngón tay vào cửa mình chị và bắt đầu đưa đẩy.
“Nhầm chỗ rồi, Watanabe,” Reiko thì thầm vào tai tôi “Đó là chỉ là một nếp nhăn thôi.”
“Lúc này mà chị còn nói đùa được ư?”
“Xin lỗi,” chị nói. “Tôi thấy sợ. Tôi không làm chuyện này bao nhiêu năm nay rồi. Tôi cảm thấy như mình mới mười bảy tuổi: tôi đến thăm một anh chàng và vào phòng anh ta, thế rồi đùng một cái đã trần truồng hết ra rồi.”
“Nói thật với chị, tôi thấy như mình đang xâm phạm một cô bé mười bầy tuổi thật.”
Vẫn để ngón tay kia trong cái “nếp nhăn” ấy, tôi lướt môi lên cổ và tai chị và bóp chặt một đầu vú trong mấy ngón tay. Khi hơi thở chị dồn dập mãi lên và cổ họng chị bắt đầu run rẩy, tôi mở đôi chân thon dài của chị ra và nhẹ nhàng luồn vào chị.
“Cậu không làm tôi có mang đấy chứ? Cậu lo chuyện ấy đấy nhé, đúng không?”
Reiko thì thầm vào tai tôi “Tuổi này mà có mang thì tôi xấu hố lắm đấy.”
“Chị đừng lo,” tôi nói. “Cứ yên trí mà.”
Khi tôi đã vào sâu hết cỡ, chị run người lên và thở ra một tiếng thật dài. Vừa vuốt ve lưng chị tôi vừa dịch chuyển qua lại sâu trong chị rồi bỗng nhiên tới đích với một chuỗi liên tiếp những đợt phóng dữ dội không thể kìm lại được. Tôi ghì chặt lấy chị khi tinh khí mình từng đợt trào sang miền nồng ấm của chị như không bao giờ dứt.
“Xin lỗi chị,” tôi nói. “Tôi không thể ghìm mình được”
“Đừng ngốc thế,” Reiko nói và vỗ một cái lên mông tôi “Cậu không phải lo chuyện ấy. Cậu chỉ nghĩ mỗi chuyện ấy khi chơi với bọn con gái à?”
“Vâng, cũng gần như vậy.”
“Này, cậu không phải thế với tôi đâu nhé. Quên nó đi. Cứ thả lỏng và ra càng nhiều càng tốt. Cậu có thấy thích không?”
“Tuyệt diệu. Chính thế mà tôi không thể ghìm lại được”
“Đây không phải là lúc cậu phải ghìm mình lại. Phải thế mới thích. Và tôi cũng thích nữa.”
“Reiko này,” tôi nói.
“Gì cơ?”
“Chị phải có bạn tình mới được. Chị tuyệt lắm. Phí quá.”
“Ái chà, tôi sẽ tính chuyện đó?” chị nói. “Nhưng không biết người ta có bạn tình bạn tiếc gì được không ở cái xó Asahikawa kia.”
Cứng lên sau ít phút, tôi lại luồn vào chị. Reiko nhịn thở và oằn oại bên dưới tôi. Tôi ôm chị bằng cả hai tay, chuyển dịch thật chậm, thật im, và chúng tôi nói chuyện. Nói chuyện kiều ấy thật tuyệt vời. Nếu tôi nói cái gì buồn cười và làm chị cười phá lên, những rung động của chị truyền hết sang tôi qua ngả ấy. Chúng tôi ôm ấp nhau như thế thật lâu.
“Ôi chao, thế này mới thật là kì diệu!” Reiko nói.
“Mà động đậy cũng hay chẳng kém,” tôi nói.
“Nào, thế thì cậu làm đi.”
Tôi nhấc hẳn hông chị lên và dấn vào sâu hết mức, rồi chậm rãi thưởng thức cảm giác của động tác xoay tròn như cối xay cho đến lúc, khi đã lên đến cực lạc, tôi lại thả cho mình phun trào một lần nữa.
Đêm ấy chúng tôi hoà quyện thân xác nhau như vậy tất cả là bốn lần. Sau mỗi lần như thế, Reiko lại nằm run rẩy nhẹ nhàng trong tay tôi, mắt nhắm nghiền, và thở ra một tiếng thật dài.
“Tôi không còn bao giờ phải làm chuyện này nữa,” Reiko nói, “cho đến tận cuối đời. Ôi chao, Watanabe, cậu hãy nói rằng đó là sự thật đi. Hãy nói rằng từ nay tôi có thể yên trí vì tôi đã làm đủ hết cho cả đời rồi.”
“Không ai có thể nói với chị như vậy,” tôi nói. “Mình không thể biết được chuyện ấy.”
Tôi cố thuyết phục Reiko đi máy bay cho nhanh và tiện lợi hơn, nhưng chị vẫn nhất định đi Asahikawa bằng tàu hoả.
“Tôi thích đi phà sang Hokkaido. Và tôi chẳng muốn bay lên không trung bao giờ,” chị nói.
Tôi đưa chị đến ga Ueno. Chị cầm hộp đàn còn tôi xách vali. Chúng tôi ngồi trên ghế băng trong ke đợi tàu. Reiko vẫn mặc cái áo tây vai tuýt và quần trắng như lúc mới đến Tokyo.
“Có thực cậu nghĩ Asahikawa là một nơi không đến nỗi nào không? Chị hỏi.
“Thị trấn ấy hay lắm. Tôi sẽ sớm đến thăm chị ở đó.”
“Thật chứ?”
Tôi gật đầu. “Và tôi sẽ viết thư cho chị.”
“Tôi rất thích những bức thư của cậu. Naoko đã đốt hết cả. Những bức thư hay đến thế!”
“Thư chỉ là giấy thôi mà chị,” tôi nói. “Cử đốt chúng đi, và những gì còn lại trong lòng mình thì vẫn còn mãi; mà có giữ chúng thì những gì sẽ phai nhạt rồi cũng sẽ cứ nhạt phai.”
“Cậu biết không, Watanabe, sự thật là tôi thấy sợ phải đi Asahikawa một mình như thế này. Nên cậu nhớ viết cho tôi nhé. Hễ được đọc thư cậu, tôi sẽ thấy như cậu đang ở ngay cạnh mình.”
“Nếu chị muốn thế, tôi sẽ viết cho chị suốt. Nhưng chị đừng lo. Tôi biết chứ, đi đâu thì chị cũng ổn thôi mà.”
“Còn một việc nữa. Tôi cứ cảm thấy có cái gì vẫn còn mắc kẹt ở trong mình. Có phải đó chỉ là tưởng tượng không?”
“Là ký ức còn lại thôi mà,” tôi nói và mỉm cười.
Reiko cũng mỉm cười theo.
“Đừng quên tôi,” chị nói.
“Tôi sẽ không quên chị,” tôi nói. “Không bao giờ.”
“Chúng ta có thể sẽ không bao giờ gặp lại, nhưng dù có đi đâu về đâu, tôi cũng sẽ không bao giờ quên cậu và Naoko.”
Tôi thấy chị đang khóc. Và chưa kịp nghĩ gì thì tôi đã đang hôn chị rồi. Mọi người trên ke nhìn chúng tôi chằm chằm, nhưng tôi không còn bận tâm gì đến những chuyện như vậy nữa. Chúng tôi còn sống, chị và tôi. Và chúng tôi chỉ muốn nghĩ đến chuyện tiếp tục sống.
“Hạnh phúc nhé,” Reiko nói với tôi khi bước lên tàu “Tôi biết gì thì đã khuyên cậu rồi. Chẳng còn gì để nói nữa đâu. Hãy hạnh phúc nhé. Cứ lấy phần của tôi và của Naoko mà gộp vào cho cậu.”
Chúng tôi cầm tay nhau một lúc, rồi giã biệt.
Tôi gọi cho Midori.
“Tớ phải nói chuyện với cậu,” tôi nói. “Tớ có hàng ti tỉ thứ phải nói với cậu. Trên đời này tớ chỉ muốn có cậu. Tớ muốn gặp cậu và nói chuyện. Tớ muốn hai chúng mình bắt đầu mọi chuyện từ đầu.”
Midori đáp lại bằng một hồi im lặng dài, thật dài – cái im lặng của tất cả những làn mưa bụi trên khắp thế gian đang rơi xuống tất cả những sân cỏ mới xén trên khắp thế gian. Trán tựa vào vách kính, tôi nhắm nghiền mắt và chờ đợi. Cuối cùng, giọng nói âm thầm của Midori phá vỡ cái im lặng ấy: “Cậu đang ở đâu?”
Tôi đang ở đâu ư?
Nắm chặt ống nghe trong tay, tôi ngẩng lên và nhìn quanh xem có những gì bên ngoài trạm điện thoại. Tôi đang ở đâu? Tôi không biết. Không biết một tí gì hết. Đây là nơi nào? Tất cả những gì đang lướt nhanh qua mắt tôi chỉ là vô số những hình nhân đang bước đi về nơi vô định nào chẳng biết. Tôi gọi Midori, gọi mãi, từ giữa ổ lòng lặng ngắt của chốn vô định ấy.
Hết
[1] Tạm biệt – tiếng Đức
[2] Một loài cây thay lá, lá dài mép răng cưa và hoa nhỏ màu xanh, thuỷ tổ ở Trung Quốc, Nhật Bản và vùng núi Caucasus ở Nga – (ND)
[3] Tên một bộ phim nổi tiếng của Mỹ trong đó tình yêu của hai nhân vật chính cũng gắn liền với một bài hát mà sau này hễ nghe đến là họ thấy đau buồn.
[4] Deus ex machina: trong kịch Hy Lạp cổ, một tình huống kịch tính không có tháo gỡ thường được giải quyết bởi một vị thần, được một thiết bị phức tạp làm cho xuất hiện trên sân khấu. “Vị thần từ máy móc mà ra” này trong văn học gọi là “deus ex machina”
Người ta làm một tang lễ lặng lẽ cho Naoko ở Kobe vào cuối tháng Tám, và khi đã xong, tôi trở lại Tokyo. Tôi nói với ông chủ nhà là sẽ đi vắng một thời gian, và với ông chủ tiệm ăn Ý rằng tôi sẽ không đi làm nữa. Tôi viết cho Midori mấy chữ rằng tôi chưa thể nói gì được trong lúc này, nhưng hy vọng rằng cô sẽ chờ tôi thêm một chút nữa thôi. Ba ngày liền sau đó tôi chỉ ngồi trong các rạp chiếu phim, và sau khi đã xem hết các phim mới ở Tokyo, tôi xếp ba-lô, rút hết tiền tiết kiệm ở ngân hàng, đến ga Shinjuku và lên chuyến tàu tốc hành đầu tiên ra khỏi thành phố.
Không thể nhớ là tôi đã đi những đâu. Tôi chỉ còn nhớ được những cảnh trí, âm thanh và mùi vị, nhưng tên những nơi tôi đã đi qua thì chẳng còn dấu vết gì trong kí ức, kể cả cảm thức về thời gian trong chuyện đã đến chỗ nào trước chỗ nào sau. Tôi đã đi từ chỗ này sang chỗ kia bằng tàu hoả, xe buýt, hoặc xin ngồi nhờ trên thùng xe tải trải túi ngủ qua đêm trong những bãi đỗ xe, nhà ga, công viên, bên bờ sông hoặc bờ biển. Một lần tôi thuyết phục họ cho tôi ngủ trong góc một sở cảnh sát, lần khác thì ngủ ngay cạnh nghĩa địa. Tôi chẳng cần biết mình ngủ ở đâu, chỉ cốt sao chỗ đó thật vắng vẻ và tôi có thể nằm trong túi ngủ bao lâu tuỳ thích. Đi bộ kiệt sức rồi, tôi chỉ việc chui vào túi chăn, nốc vài ngụm whisky rẻ tiền rồi ngủ say bí tỉ. Ở những nơi tử tế thì người ta mang cho tôi đồ ăn và mùng màn, còn những nơi không được tử tế lắm thì người ta gọi cảnh sát đuổi tôi ra khỏi công viên. Với tôi thì cũng chẳng khác gì. Tôi chỉ muốn được ngủ ở những nơi hoàn toàn xa lạ.
Khi đã sắp cạn tiền, tôi xin làm lao công gì đó vài ngày. Lúc nào cũng có những việc như vậy cho tôi làm. Tôi cứ thế đi từ nơi này qua nơi khác, không có chủ đích gì. Thế giới rộng lớn và đầy rẫy những sự vật và con người quái lạ. Có một lần tôi gọi cho Midori chỉ cốt để nghe giọng nói của cô.
“Vào học đã lâu rồi, cậu biết không,” cô nói. “Có những lớp đã bắt đầu phải làm kiểm tra rồi. Cậu sẽ làm thế nào? Cậu có biết là cậu biệt vô âm tín đã ba tuần rồi không? Cậu đang ở đâu? Đang làm gì?”
“Tớ xin lỗi, nhưng tớ chưa thể quay về Tokyo được. Chưa thể được.”
“Cậu chỉ biết nói có thế với tớ thôi ư?”
“Hiện giờ tớ thật sự chẳng biết nói gì hơn. Có thể đến tháng Mười…”
Midori gác máy luôn, không một lời nào nữa.
Tôi tiếp tục đi. Lâu lâu một lần tôi vào một nhà trọ công cộng để tắm táp cạo râu. Cái mặt tôi nhìn thấy trong gương thật gớm guốc. Nắng gió đã làm da tôi khô nẻ, hai mắt trũng sâu, hai má đầy những vết bẩn vết xước lạ lâm. Trông tôi như vừa mới ở trong một cái hang nào đó bò ra, nhưng vẫn có thể nhận ra được. Đó vẫn là tôi.
Lúc bấy giờ tôi đang xuống đến bờ biển rồi, có vẻ đã rất xa Tokyo, có lẽ ở mạn Tottori hoặc ở một nơi hẻo lánh gần Hyogo. Đi dọc bờ biển là dễ nhất. Lúc nào cũng có thể tìm được một chỗ ngủ thoải mái ở trên cát. Tôi sẽ đốt một đống lửa củi rều và nướng mấy con cá khô mua của dân chài quanh đó. Rồi tôi sẽ trợn trừng trợn trạc nuốt cho xuôi chút rượu whisky trong khi lắng nghe sóng vỗ và nghĩ đến Naoko. Thật quá lạ lùng là nàng đã chết và không còn là một phần của thế giới này nữa. Tôi không thể chấp nhận được sự thật ấy. Tôi không thể tin được. Tôi đã nghe tiếng đóng đinh vào ván thiên quan tài nàng, nhưng vẫn không thể quen với sự thật rằng nàng đã trở về cõi hư vô.
Không, hình ảnh nàng vẫn còn quá sinh động trong kí ức tôi. Tôi vẫn thấy nàng ấp ngậm tôi trong miệng, mái tóc rủ xuống bụng ở dưới kia. Tôi vẫn cảm thấy cái nóng ấm của nàng, hơi thở của nàng, và cái giây phút khi tôi không thể cưỡng lại được cơn cực cảm đang bùng lên ấy.
Tôi có thể sống lại tất cả những giây phút ấy như thể chúng vừa mới diễn ra chỉ năm phút trước đây, và chắc rằng Naoko vẫn ở bên cạnh mình. Nhưng không, nàng không có ở đó; da thịt nàng không còn tồn tại trên thế gian này nữa.
Những đêm không ngủ được, hình ảnh Naoko lại hiện về với tôi. Không có cách gì ngăn lại được. Kí ức về nàng đây ứ trong tôi, và khi một trong số chúng đã tìm được kẽ hở để lọt ra, tất cả những cái khác cũng chen nhau ùa ra như nước lũ không thể ngăn lại được: Naoko trong bộ áo mưa vàng đang cọ rửa nhà nuôi chim và mang bao tải thức ăn sáng hôm trời mưa đó; chiếc bánh sinh nhật sứt sẹo và nước mắt nàng ướt súng sơ-mi tôi (đúng vậy, hôm ấy trời cũng mưa); Naoko sánh bước bên tôi trong bộ áo khoác lông lạc đà mùa đông; Naoko đưa tay len nghịch cái dải buộc tóc; Naoko nhìn xoáy vào tôi với cặp mắt trong veo không thể tưởng được của nàng; Naoko đang ngồi trên sô-pha, hai chân thu dưới bộ áo ngủ màu xanh da trời, tựa cằm lên đầu gối.
Nhưng kí ức ấy ào đến tôi như những đợt sóng triều cường, cuốn tôi đi đến một nơi xa lạ – nơi rồi sống với những người đã chết. Naoko sống ở đó, và tôi có thể nói với nàng và ôm nàng trong tay. Ở nơi ấy sự chết không phải là yếu tố quyết định làm chấm dứt sự sống. Ở đó, sự chết chỉ là một trong nhiều yếu tố cấu thành nên sự sống. Ở đó Naoko sống với cái chết trong con người nàng. Và nàng nói với tôi, “Đừng lo, nó chỉ là cái chết thôi mà. Đừng để nó làm phiền cậu.”
Tôi không cảm thấy buồn ở nơi ấy. Chết là chết, và Naoko là Naoko. “Có chuyện gì thế?” nàng hỏi tôi vởi một nụ cười trách móc, “Mình ở đây mà, phải không nào?” Những cử chỉ nho nhỏ quen thuộc của nàng làm dịu cõi lòng tôi như một liều thuốc diệu kì. “Nếu đây là cái chết,” tôi tự nhủ, “thì chết cũng chẳng đến nỗi nào.”
“Đúng thế,” Naoko nói, “chết thì có gì lắm đâu. Chỉ là chết thôi mà. Ở đây mọi chuyện với mình đều nhẹ nhàng cả.” Naoko nói với tôi giữa những đợt sóng triều như vậy.
Nhưng cuối cùng thì thuỷ triều cũng rút đi, và chỉ còn lại một mình tôi trên bãi biển. Bất lực, tôi không đi đâu được nữa; buồn đau sẽ vây bọc tôi trong bóng tối sâu thẳm cho đến lúc nước mắt tuôn trào. Tôi thấy như không phải mình đang khóc, mà đơn giản chỉ là nước mắt tôi cứ ứa ra như toát mồ hôi vậy.
Tôi đã học được một điều từ cái chết của Kizuki, và tôi tin rằng mình đã biến nó thành một phần của con người mình dưới dạng một triết thuyết: “Sự chết tồn tại, không phải như một đối nghịch mà là một phần của sự sống.”
Bằng cách sống cuộc đời của mình, chúng ta đang nuôi dưỡng sự chết. Hiển nhiên như vậy, nhưng đó lại là một chân lí duy nhất mà chúng ta phải học mới biết được. Còn cái mà tôi học được từ cái chết của Naoko lại là thế này: không có chân lí nào có thể làm dịu được nỗi đau buồn khi chúng ta mất một người yêu dấu. Không một chân lí nào, một tấm lòng trung thực nào, một sức mạnh nào, một tấm lòng từ ái nào, có thể làm dịu được nỗi đau buồn ấy. Chúng ta chỉ có thể chịu đựng nỗi đau ấy cho đến tận cùng và cố học được một điều gì đó, nhưng bài học ấy cũng lại chẳng có ích gì nữa khi chúng ta phải đối mặt với một nỗi đau buồn mới sẽ ập đến không biết lúc nào. Nghe sóng biển ban đêm và lắng nghe tiếng gió thổi ngày này qua ngày khác, tôi chỉ chăm chú đến những ý nghĩ ấy của mình. Ba-lô trên lưng, cát vương trên tóc, tôi cứ đi mãi về phía tây, chỉ sống bằng whisky, bánh mì và nước lã.
Một chiều lộng gió, khi tôi nằm khóc cuộn tròn trong túi ngủ cạnh một vỏ tàu hoang phế, một ngư phu còn trẻ tuổi đi ngang và mời tôi một điếu thuốc lá. Tôi nhận lấy và hút điếu thuốc đầu tiên sau hơn một năm trời nhịn khỏi. Ông ta hỏi làm sao tôi khóc, và tôi đáp gần như một phản xạ tự nhiên rằng mẹ tôi vừa mới mất. Tôi nói tôi không thể chịu đựng nổi đau buồn và chỉ biết bỏ ra đi. Anh ngỏ lời chia buồn sâu sắc với tôi và về nhà đem ra một chai sakê thật lớn với hai cái cốc.
Gió thổi mạnh đọc theo bờ cát khi chúng tôi ngồi uống với nhau ở đó. Anh ta bảo tôi rằng anh đã mất mẹ lúc mười sáu tuổi. Không khỏe mạnh gì, bà mẹ đã kiệt quệ vì phải lao lực từ sáng đến đêm. Tôi lơ mơ nghe anh kể, nhấm nháp sakê và thỉnh thoảng lại ậm ừ theo câu chuyện. Tôi thấy như mình đang nghe một câu chuyện từ một thế giới nào xa lắm. Anh ta đang kể chuyện quái quỉ gì thế không biết? Tôi tự hỏi, và bỗng nổi giận đến điên cuồng. Tôi chỉ muốn bóp chết anh ta lúc đó. Ai thèm để ý cứt gì đến mẹ ông nào? Tôi vừa mất Naoko đây này! Da thịt đẹp đẽ của nàng đã biến khỏi thế giới này rồi! Việc quái gì mà ông lại kể cho tôi nghe về bà già chết tiệt của ông thế hả?
Nhưng cơn giận của tôi lụi đi ngay như một đám lửa rơm. Tôi nhắm mắt và tiếp tục lơ mơ nghe câu chuyện lê thê của tay chài. Cuối cùng anh ta hỏi tôi đã ăn gì chưa. Chưa, tôi đáp, nhưng trong ba-lô tôi có bánh mì và pho-mát, một quả cà chua và một miếng sô-cô-la. Bữa trưa anh ăn gì? Anh ta hỏi. Bánh mì và pho-mát, cà chua với sô cô la, tôi đáp. “Đợi ở đây nhé,” anh nói rồi chạy đi. Tôi định ngăn anh lại, nhưng anh đã biến vào bóng tối mà không hề ngoảnh lại.
Không biết làm gì hơn, tôi tiếp tục uống sakê. Bãi biển đầy những vụn giấy xác pháo từ những trận pháo bông đốt bên bờ biển, và những con sóng gầm rú xô lên bờ như điên dại. Một con chó hốc hác vẫy đuôi chạy đến hít ngửi quanh đống lửa trại của tôi tìm thức ăn, nhưng cuối cùng bỏ cuộc và chạy đi chỗ khác.
Nửa tiếng sau, tay chài trở lại với hai hộp sushi và một chai sakê nữa. Anh ta nói tôi nên ăn ngay cái hộp ở trên vì nó có cá trong đó, còn hộp dưới thì chỉ có toàn xôi quấn rong với đậu phụ rán giòn nên có thể để đến mai ăn cũng được. Anh ta rót đầy sakê ra hai cốc. Tôi cám ơn anh và ăn hết nhẵn hộp sushi trên, mặc dù nó đủ cho cả hai người. Đến khi chúng tôi không thể uống sakê tiếp tục được nữa, anh mời tôi về ngủ ở nhà anh, nhưng tôi nói muốn ngủ một mình ngoài bãi biển, và anh cũng không nài nữa. Khi đứng lên ra về, anh lấy một tờ 5000 Yên đã gập lại từ túi quần ra và nhét nó vào túi áo tôi. “Đây,” anh nói, “hãy ăn tử tế lấy vài bữa đi. Trông anh khiếp quá.”
Tôi nói anh đã giúp tôi quá nhiều và tôi không thể còn nhận tiền của anh như vậy được, nhưng anh không chịu cầm lại tiền. “Không phải tiền đâu,” anh bảo, “đó là tình cảm của tôi. Đừng phải nghĩ nhiều, cứ nhận đi.” Tôi chỉ còn biết cảm ơn anh.
Khi anh đi rồi, tôi bỗng nhớ đến cô bạn gái cũ của mình, người con gái đầu tiên đã ngủ với tôi vào năm cuối trung học. Tôi lạnh người khi nhận ra mình đã xử tệ với cô như thế nào. Tôi đã không để ý gì đến những ý nghĩ và tình cảm của cô, hoặc nỗi đau khổ mà tôi đã gây ra cho cô. Cô thật dịu dàng ngoan ngoãn, nhưng khi đã có cô thì tôi lại quên hết những gì mình đang có và không hề nghĩ đến cô nữa. Hiện giờ cô làm gì? Và cô có tha thứ cho tôi không?
Một cơn buồn nôn dâng lên khôn cưỡng và tôi nôn oẹ dữ dội cạnh chiếc vỏ tàu. Đầu nhức như búa bổ vì uống quá nhiều sakê, tôi giận mình đã nói dối anh thuyền chài và lấy tiền của anh ta. Đã đến lúc phải về Tokyo rồi; tôi không thể sống như thế này mãi. Tôi nhét túi ngủ vào ba-lô, luồn tay khoác nó lên vai rồi đi bộ ra ga tàu hoả địa phương. Tôi bảo người bán vé tôi muốn đến Tokyo càng nhanh càng tốt. Ông ta kiểm tra lại bảng giờ tàu rồi nói tôi có thể đến tận Osaka vào sáng mai nếu chịu khó đi tàu đêm và đổi tàu một lần ở nửa đường, rồi từ Osaka lấy tàu siêu tốc về Tokyo. Tôi cám ơn và dùng tờ 5000 Yên của anh thuyền chài để mua vé. Ngồi đợi tàu, tôi mua một tờ nhật bảo và xem ngày tháng: mồng hai tháng Mười, 1970. Vậy là tôi đã đi lang thang cả một tháng ròng. Tôi biết đã đến lúc phải trở lại với thế giới thực tại.
Một tháng lang thang ấy chẳng nâng đỡ gì cho tôi về mặt tinh thần mà cũng chẳng làm dịu được cơn choáng vì cái chết của Naoko. Tôi về đến Tokyo cũng vẫn tâm trạng gần như lúc bỏ đi. Thậm chí tôi không dám gọi cho Midori. Tôi biết nói gì với cô? Và bắt đầu thế nào đây? “Mọi chuyện đã xong rồi, bây giờ cậu và mình có thể hạnh phúc bên nhau” Không được, không thể nói vậy được. Mà dù tôi có nói thế nào đi nữa thì sự thật cũng khác gì đâu: Naoko đã chết, còn Midori thì vẫn ở đây. Naoko là một nhúm tro trăng trắng, còn Midori là một con người đang thở và đang sống.
Tôi bị đè bẹp bởi cảm thức về chính tình trạng bi đát của mình. Về đến Tokyo rồi, nhưng tôi không làm gì, chỉ đóng cửa ở tịt trong phòng nhiều ngày liền. Kí ức tôi vẫn còn gắn liền với người chết chứ không phải người sống. Những căn phòng tôi đã dành riêng cho Naoko trong kí ức đều đã cửa đóng then cài, đồ đạc phủ vải trắng, bạu cửa sổ phủ đầy bụi. Phần lớn thời gian trong ngày tôi ở tịt trong những căn phòng ấy. Và tôi nghĩ đến Kizuki. “Thế là cuối cùng cậu đã làm cho Naoko thành của cậu được rồi,” tôi thấy mình nói với Kizuki. “Dù sao, ngay từ đầu cô ấy cũng là của cậu. Bây giờ, có lẽ cô ấy đã về đúng chỗ của mình. Nhưng trong cái thế giới này, cái thế giới bất toàn này của người sống, mình đã làm hết sức mình cho Naoko. Mình đã cố thiết lập một cuộc sống mới cho hai đứa bọn mình. Nhưng thôi quên chuyện đó đi, Kizuki à. Mình trả lại cô ấy cho cậu. Gì thì gì, cậu mới là người cô ấy chọn. Cô ấy đã tự treo cổ mình trong những khu rừng tăm tối như những tầng sâu thẳm của chính cõi lòng cô ấy. Ngày xưa, cậu đã lôi tuột một phần con người mình vào thế giới của người chết, và bây giờ thì Naoko vừa lôi một phần nữa của mình vào đó. Đôi khi mình cảm thấy như mình là người phải trông nom một nhà bảo tàng – một nhà bảo tàng rộng lớn và trống rỗng không bao giờ có ai vào xem, và mình phải trông nom nó để cho chính mình xem mà thôi.”
Bốn ngày sau khi về lại Tokyo, tôi nhận được thư của Reiko. Phát chuyển đặc biệt.
Chỉ là một thông báo ngắn:
“Đã nhiều tuần lễ tôi không thể liên lạc được với cậu, và tôi đang lo lắng đây. Làm ơn gọi cho tôi. Lúc chín giờ sáng hoặc chín giờ tối. Tôi sẽ đợi máy.”
Tôi gọi chị lúc chín giờ tối hôm đó. Reiko nhấc máy ngay lập tức.
“Cậu có sao không thế?” Chị hỏi.
“Cũng không có gì,” tôi nói.
“Tôi đến thăm cậu vào ngày kia có được không?”
“Thăm tôi? Ở Tokyo này ư?”
“Đúng thế đấy. Tôi muốn được nói chuyện thật thoả thích với cậu.”
“Chị sẽ ra khỏi khu an dưỡng chứ?”
“Chỉ như thế tôi mới có thể đến thăm cậu, đúng không nào? Dù sao, cũng đã đến lúc tôi phải rời khỏi nơi này. Ở đây cũng đã tám năm rồi còn gì. Nếu họ giữ tôi nữa, tôi sẽ bắt đầu thối rữa mất.”
Tôi thấy rất khó nói. Sau một lúc im lặng, Reiko tiếp tục: “Tôi sẽ đi tàu siêu tốc chuyến ba giờ hai mươi ngày kia. Cậu đón tôi ở ga được không? Cậu còn nhớ mặt mũi tôi không đấy? Hay Naoko chết rồi thì cậu chẳng còn nghĩ gì đến tôi nữa?”
“Làm gì có chuyện ấy,” tôi nói. “Hẹn gặp chị ở ga Tokyo ngày kia lúc ba giờ hai mươi.”
“Cậu sẽ nhận ra tôi dễ thôi. Một bà già có hộp đàn ghi-ta. Chẳng có mấy người như vậy đâu.”
Và quả thực là tôi nhận ngay ra Reiko trong đám đông.
Chị mặc áo tây đàn ông vải tuýt, quần dài trắng, và giày thể thao màu đỏ. Tóc chị vẫn ngắn như thế, vẫn từng chỏm nhọn lởm chởm như thế. Chị nở một nụ cười sảng khoái đầy nếp nhăn lúc nhìn thấy tôi, và tôi thấy mình mỉm cười đáp lại. Tôi đỡ chiếc vali cho chị và đi bên cạnh chị ra của đi tàu về vùng ngoại ô phía Tây.
“Này Watanabe, cậu đeo cái vẻ mặt kinh khủng này từ hao giờ thế hả? Hay bây giờ ở Tokyo đang có mốt như vậy?”
“Tôi vừa đi đây đi kia một thời gian, ăn uống linh tinh quá,” tôi nói. “Chị thấy tàu siêu tốc thế nào?”
“Chán chết được? Chị nói. “Không mở được cửa sổ. Tôi chỉ muốn mua một suất ăn trưa trong hộp ở một nhà ga nào đó mà không được.”
“Họ có bán thức ăn trên tàu mà.”
“Có, nhưng toàn bánh kẹp trong gói nilông đắt chết người. Đến ngựa đói cũng không muốn đụng đến cái thứ đó. Tôi thường thích ăn cơm suất trong hộp ở nhà ga Gotenba.”
“Ngày xửa ngày xưa, trước khi có tàu siêu tốc.”
“Thì tôi chính là một kẻ từ ngày xửa ngày xưa trước khi có tàu siêu tốc mà!”
Ngồi trên tàu đi Kichioji, Reiko ngắm phong cảnh vùng Musashino trôi qua ngoài cửa sổ với tất cả vẻ tò mò của một khách du lịch.
“Tám năm có thay đổi nhiều không chị?” Tôi hỏi.
“Cậu không biết tôi đang cảm thấy những gì bây giờ, đúng không, Watanabe”
“Đúng, tôi không biết.”
“Tôi đang sợ,” chị nói. “Sợ đến mức tôi có thể cứ thế phát điên lên. Tôi không biết mình sẽ phải làm gì, tự nhiên lại ném mình ra ngoài như thế này.” Chị ngừng một chút. “Nhưng cái câu “Cứ thế phát điên lên nghe cũng hay đấy chứ cậu?”
Tôi mỉm cười và cầm lấy tay chị. “Đừng lo,” tôi nói. “Chị sẽ ổn mà. Chị đã đến được tận đây nhờ sức mạnh của chính mình.”
“Chẳng phải vì sức mạnh của chính mình mà tôi ra khỏi được đó đâu” Reiko nói. “Chính là vì Naoko và cậu đấy. Thiếu Naoko tôi không thể chịu đựng nổi ở đó nữa, và tôi phải đến Tokyo để nói chuyện với cậu. Có thế thôi. Nếu không có chuyện gì, có lẽ tôi sẽ ở lại đó suốt đời mất.”
Tôi gật đầu.
“Từ giờ thì chị tính sẽ làm gì?” tôi hỏi Reiko.
“Tôi sẽ đi Asahikawa,” chị nói. “Mãi tận trên Hokkaido hoang đã! Một người bạn hồi đại học có một cái trường nhạc ở đó. Cô ấy đã đề nghị tôi đến giúp một tay hai ba năm nay rồi. Tôi bảo cô ấy ở đó quá lạnh đối với tôi Mà thật thế, chẳng nhẽ mãi mới lấy lại được tự do thì tôi lại phải lên tận Asahikawa sao? Rất khó phấn chấn vì một nơi khỉ ho cò gáy như thế?”
“Không đến nỗi chán thế đâu,” tôi nói và bật cười. “Tôi đã đến đấy rồi. Thị trấn ấy làm gì đến nỗi nào. Nó có một không khí riêng rất đặc biệt.”
“Cậu chắc không?”
“Tuyệt đối chắc mà. Còn hay hơn Tokyo nhiều.”
“Ôi chao,” chị nói. “Tôi cũng chẳng biết đi đâu nữa, và cũng đã gửi hết đồ đoàn lên đấy rồi. Này Watanabe, cậu phải hứa sẽ đến thăm tôi ở Asahikawa đấy nhé.”
“Tất nhiên rồi. Nhưng chị có phải đi lên đó ngay không? Chị có ở lại Tokyo được ít ngày không?”
“Tôi cũng thích quanh quẩn ở đây vài ngày nếu có thể được. Cậu cho tôi tá túc được không? Tôi sẽ không làm phiền cậu chứ?”
“Không có vấn đề gì,” tôi nói. “Tôi có một cái khoang để đồ rộng lắm, tôi sẽ ngủ bằng chăn túi ở trong đó.”
“Tôi không thể làm thế với cậu được.”
“Có gì đâu mà, thật đấy. Cái khoang để đồ ấy rộng lắm.
Reiko gõ gõ ngón tay theo nhịp lên mặt cái hộp đàn kẹp giữa hai đầu gối. “Có lẽ tôi phải làm quen một tí trước khi lên Asahikawa. Tôi quên hết nếp sống bên ngoài rồi. Tôi thiếu thốn nhiều thứ lắm, và tôi lại lo sợ nữa. Cậu nghĩ có giúp được tôi một tí không? Tôi chỉ có mỗi cậu để hỏi thế thôi đấy.”
“Làm được gì là tôi sẽ làm hết để giúp chị,” tôi nói.
“Hy vọng là tôi không làm vướng đường cậu.”
“Tôi chẳng có đường nào để cho chị làm vướng cả.”
Chị nhìn tôi và nhếch cả hai mép lên trong một nụ cười, nhưng không nói gì cả.
Chúng tôi hầu như không nói gì nữa trong suốt quãng đường đến ga Kichijoji và từ đó về chỗ tôi bằng xe buýt. Chúng tôi chỉ trao đổi bâng quơ vài câu về những thay đổi ở Tokyo, về thời gian Reiko còn ở đại học âm nhạc, và chuyến đi của tôi đến Asahikawa, nhưng không ai đả động đến Naoko. Mười tháng đã trôi qua kể từ lần trước tôi gặp Reiko, nhưng tôi thấy bình tĩnh và thoải mái lạ lùng khi sánh bước bên chị. Đây là một cảm giác quen thuộc, tôi nghĩ thầm, và chợt nhận ra đó chính là cảm giác tôi vẫn thường có khi đi bộ khắp phố phường Tokyo cùng với Naoko. Và cũng như Naoko với tôi đã chia nhau cái chết của Kizuki, Reiko và tôi nay lại đang chia nhau cái chết của Naoko. Ý nghĩ đó khiến tôi không thể nói năng gì được nữa. Reiko tiếp tục nói một lúc, nhưng khi thấy tôi cứ nín thinh, chị cũng im lặng luôn. Chúng tôi chẳng ai mở mồm trên xe buýt.
Đó là một trong những chiều đầu thu khi mọi vật đều sáng sủa rõ ràng, hệt như một năm trước khi tôi đến Kyoto thăm Naoko. Những đám mây trắng và dài như những lóng xương, bầu trời cao thăm thẳm. Hương thơm trong gió, sắc độ của ánh sáng, những bông hoa li ti trong cỏ, âm vang tinh tế của mọi thứ tiếng động: tất cả những cái đó nhắc nhở tôi rằng một mùa thu nữa lại đã về, và mỗi kì luân chuyển của trời đất lại khiến khoảng cách giữa tôi và những người đã chết xa thêm nữa. Kizuki thì vẫn mười bảy và Naoko hai mốt. Mãi mãi như vậy.
“Ôi chao, đến được một chỗ như thế này thật nhẹ nhõm biết bao!” Reiko nói trong lúc nhìn khắp xung quanh khi vừa từ xe buýt bước xuống.
“Bởi vì ở đây chẳng có gì hết,” tôi nói.
Tôi đưa Reiko vàn qua cổng sau, đi xuyên qua vườn để vào căn nhà nhỏ của mình.
Cái gì cũng làm cho chị thích thú.
“Thật tuyệt vời!” Chị nói. “Chính cậu làm những cái giá đỡ kia với cả cái bàn này đấy à?”
“Vâng,” tôi vừa nói vừa rót trà ra cốc.
“Cậu rõ khéo tay thật đấy” Mà cậu còn giữ nhà cửa rất sạch sẽ nữa chứ!”
“Ảnh hưởng của Quốc-xã đấy,” tôi nói. “Hắn đã biến tôi thành một kẻ sạch sẽ bệnh hoạn. Chứ không phải vì chủ nhà phàn nàn gì đâu.”
“Ô còn ông chủ nhà của cậu nữa! Tôi phải tự giới thiệu mình với ông ấy. Nhà ông ấy ở phía bên kia vườn đúng không?”
“Tự giới thiệu chị với ông ấy? Để làm gì?”
“Để làm gì nghĩa là sao? Một bà già lạ lẫm tự nhiên xuất hiện ở chỗ cậu rồi bắt đầu chơi ghi-ta, ông ấy sẽ thắc mắc cho mà xem. Đi trước một bước là hơn. Tôi đã mua cả một hộp kẹo uống trà cho ông ấy đây.”
“Chị khéo thật đấy,” tôi nói.
“Già quá hoá khôn thôi. Tôi sẽ bảo ông ấy rằng tôi là bà cô về đằng mẹ của cậu, từ Kyoto đến chơi, cậu đừng có nói khác đấy nhé. Những lúc như thế này thì chênh lệch tuổi tác lại hoá hay. Sẽ không ai nghi ngờ đâu.”
Reiko lấy hộp kẹo trong túi ra rồi đi làm bổn phận chào hỏi. Tôi ngồi lại dưới hiên nhà, uống thêm một cốc trà nữa và chơi với con mèo. Hai mươi phút trôi qua, và khi Reiko trở về, chị lấy một hộp bánh qui gạo ra và bảo đấy là quà cho tôi.
“Chị nói chuyện gì với họ mà lâu thế?” tôi hỏi, miệng gặm bánh qui.
“Chuyện cậu chứ còn chuyện gì nữa,” Reiko nói, ôm nựng con mèo và cọ má vào nó. “Ông ấy nói cậu là một thanh niên rất đứng đắn, một sinh viên nghiêm túc.”
“Chị có chắc là ông ấy nói về tôi không đấy?”
“Chắc chắn rồi, và tôi không nghi ngờ một li một leo nào hết,” chị nói rồi phì cười. Sau đó, thấy cái ghi-ta của tôi, chị nhặt nó lên, chỉnh dây, và chơi bài “Desafinado” của Antonio Carlos Jobim. Bao nhiêu tháng rồi tôi mới được nghe lại tiếng ghi-ta của
Reiko, và nó khiến tôi nhớ lại cảm giác ấm áp của lần trước.
“Cậu tập ghi-ta đấy à?” Chị hỏi.
“Nó lăn lóc trong kho của ông chủ nhà nên tôi mượn và bập bùng thi thoảng thôi, tập tành gì đâu chị.”
“Rồi tôi sẽ dạy cậu một buổi. Hoàn toàn không lấy tiền.” Reiko để cái đàn xuống và cởi chiếc áo tây ra. Ngồi dựa lưng vào cột hiên nhà, chị hút một điếu thuốc lá. Chị mặc một cái sơ-mi cộc tay carô vải madras.
“Sơ mi đẹp đấy chứ, phải không cậu” Chị hỏi.
“Đẹp,” tôi nói. Mà quả thực nó đẹp thật, kiểu carô rất hay.
“Của Naoko đấy,” Reiko nói. “Tôi cuộc là cậu không biết hai đứa chúng tôi cùng một cỡ. Nhất là hồi cô ấy mới vào khu an dưỡng. Sau này cô ấy có hơi đẫy ra một chút, nhưng chúng tôi vẫn mặc chung được: áo, quần, giày, mũ. Chỉ có xu-chiêng là không chung được thôi. Tôi thì chẳng có tí ngực nào. Vậy là chúng tôi luôn mặc đổi quần áo nhau. Thật ra là gần như chung nhau vậy.”
Nghe chị nói xong tự nhiên tôi mới để ý thấy người Reiko gần giống hệt Naoko. Vì gương mặt khác, và chân tay mảnh dẻ, nên chị đã luôn gây cho tôi có cảm giác là chị nhỏ hơn và mảnh dẻ hơn Naoko, nhưng thực tế là chị rất rắn chắc.
“Cái áo tây và cái quần củng là của cô ấy,” Reiko nói. “Tất cả là của cô ấy. Cậu có phiền khi thấy tôi mặc đồ của cô ấy không?”
“Hoàn toàn không,” tôi nói. “Nhất định Naoko sẽ vui khi thấy có ai đó đang mặc quần áo của mình, nhất là chị.”
“Cũng lạ,” Reiko nói và búng nhẹ ngón tay một cái.
“Naoko không để lại di chúc hay gì cả mà chỉ nhắc đến quần áo của cô ấy thôi. Cô ấy viết vội một dòng vào tập giấy vở để trên bàn rằng “Xin hãy để hết quần áo của tôi cho Reiko.” Cô ấy lạ thế đấy, phải không cậu” Tại sao lại chỉ quan tâm đến quần áo khi mình sắp chết? Ai còn thèm để ý gì đến quần áo cơ chứ? Chắc cô ấy phải có hàng tấn những chuyện khác muốn nói chứ?”
“Chưa chắc,” tôi nói.
Ngồi rít thuốc, Reiko có vẻ chìm đắm trong dòng suy nghĩ của riêng mình. Rồi chị nói, “Cậu muốn nghe toàn bộ câu chuyện, từ đầu đến cuối, đúng không nào?”
“Vâng,” tôi nói. “Xin chị kể lại hết cho.”
“Những xét nghiệm của bệnh viện Osaka cho thấy tình trạng của Naoko có tiến triển tốt lúc ấy, nhưng cô ấy nên ở lại đó để có thể tiếp tục được điều trị thì mới có tác dụng lâu dài. Tôi đã nói với cậu chuyện này trong thư -cái thư tôi gửi cậu vào ngày mười tháng Tám gì đó.”
“Đúng thế. Tôi đọc thư ấy rồi.”
“Vậy là, ngày hai mươi tư tháng Tám tôi nhận được một cú điện thoại của mẹ Naoko, hỏi liệu Naoko có về thăm tôi ở khu an dưỡng được không. Naoko muốn thu xếp những đồ vẫn còn để ở chỗ tôi, và vì có thể cô ấy sẽ phải xa tôi một thời gian lâu nên muốn được trò chuyện cho thoả thích và có thể sẽ ngủ lại với tôi một đêm. Tôi nói việc ấy hoàn toàn không có vấn đề gì. Tôi cũng rất muốn được gặp và chuyện trò với cô ấy. Thế là hôm sau, ngày hai mươi nhăm, hai mẹ con Naoko đi taxi tới. Ba chúng tôi cùng nhau thu xếp đồ đoàn của Naoko và trò chuyện suốt ngày. Đến chiều muộn thì Naoko nói mẹ cô có thể về nhà, cô sẽ ổn cả thôi, và họ gọi một cái taxi cho bà ấy về. Không ai lo lắng gì hết vì Naoko có vẻ rất phấn chấn. Mà quả thực trước đó tôi đã rất lo lắng. Tôi đã tưởng cô ấy sẽ rất buồn chán, hốc hác và mệt mỏi. Tôi đã biết những xét nghiệm và kiểu điều trị cấp tập ở nhưng bệnh viện kia sẽ làm người ta mệt nhọc tàn hại thế nào rồi, nên đã rất ngờ vực về chuyến viếng thăm này. Nhưng chỉ vừa nhìn thấy cô ấy một cái là tôi đã bị thuyết phục rằng cô ấy sẽ ôkê. Cô ấy trông khỏe mạnh hơn tôi tưởng nhiều, và cô ấy cười nói và đùa bỡn bình thường hơn trước rất nhiều. Cô ấy đã đến tiệm làm đầu và khoe kiểu tóc mới với tôi rất vui vẻ. Cho nên tôi nghĩ chẳng có gì đáng phải lo ngay cả khi mẹ cô ấy ra về. Naoko bảo tôi rằng lần này thì cô ấy sẽ để cho mấy ông bác sĩ bệnh viện kia chữa dứt bệnh cho cô ấy một lần cho xong, và tôi nói có lẽ như thế là hay nhất. Rồi hai chúng tôi ra ngoài đi dạo, chuyện trò suốt đọc đường, chủ yếu là về tương lai. Naoko bảo tôi rằng cô ấy thích nhát là hai đứa chúng tôi cùng ra khỏi khu an dưởng và sống với nhau ở đâu đó.”
“Cùng sống với nhau? Chị với Naoko?”
“Đúng thế,” Reiko nhún vai. “Và tôi bảo chuyện ấy nghe được đấy nhưng còn Watanabe thì sao? Cô ấy bảo “Chị đừng lo, em sẽ giải quyết mọi chuyện với cậu ấy.” Chỉ vậy thôi. Rồi chúng tôi lại bàn nhau sẽ sống ở đâu và sẽ làm gì, kiểu thế. Sau đó chúng tôi về chỗ nhà nuôi chim chơi với bọn chim một lúc.”
Tôi lấy một hộp bia trong tủ lạnh ra và bật nắp. Reiko châm một điếu thuốc nữa, con mèo ngủ li bì trên lòng chị.
“Cô gái ấy đã thu xếp xong hết mọi chuyện của mình rồi. Chắc thế nên cô ấy mới phấn chấn tươi cười và trông khỏe khoắn như vậy. Chắc chắn là cô ấy phải thấy như cất hẳn đi được một gánh nặng khi đã biết rõ mình sẽ phải làm gì. Chúng tôi dọn dẹp hết những thứ của cô ấy và ném những cái không cần nữa vào cái thùng sắt ngoài vườn để đốt, kể cả cuốn vở nhật kí của cô ấy và tất cả thư từ. Kể cả thư của cậu. Tôi thấy chuyện ấy hơi lạ nên mới hỏi tại sao cô ấy lại đốt cả những thứ như thế. Nghĩa là, tôi vẫn thấy cô ấy cất thư của cậu rất cẩn thận vào một chỗ và hay đọc đi đọc lại chúng. Cô ấy nói, “Em đang dọn sạch mọi thứ của quá khứ để có thể tái sinh vào tương lai.” Có lẽ tôi đã tin lời cô ấy lúc bấy giờ. Nó có lôgic riêng của nó, đại loại thế. Tôi nhớ ra là mình đã từng mong cho cô ấy được khỏe mạnh và hạnh phúc biết bao nhiêu. Và hôm đó cô ấy chực sự đáng yêu và ngọt ngào đến thế. Giá mà cậu được thấy cô ấy lúc ấy!”
“Xong việc ấy, chúng tôi đến nhà ăn dùng bữa tối như vẫn thường làm với nhau. Sau đó chúng tôi cùng tắm rồi mở một chai vang ngon mà tôi vẫn để dành cho những dịp đặc biệt như thế. Chúng tôi uống và tôi chơi ghi-ta. Vẫn như mọi lần, lại nhạc Beatles, “Rừng Na-uy”, “Michelle”, hai bài ưa thích nhất của cô ấy. Cả hai chúng tôi đều thấy vui. Chúng tôi tắt hết đèn, cởi hết quần áo và lên giường nằm. Đó là một đêm nóng nhễ nhại. Chúng tôi mở toang hết các cửa sổ mà vẫn không thấy có tí gió nào. Bên ngoài tối đen như mực, tiếng châu chấu râm ran, và mùi cỏ mùa hè nồng nàn cả vào phòng đến mức khó thở. Rồi đột nhiên cô ấy nói đến cậu – về cái đêm cô ấy làm tình với cậu. Chi tiết không thể tưởng được Cậu cởi quần áo cô ấy thế nào, động chạm đến cô ấy ra làm sao, cô ấy thấy mình ướt thế nào, cậu luồn vào cô ấy ra sao, cảm giác tuyệt vời thế nào, cô ấy kể với tôi tất cả những chuyện ấy với những chi tiết sống động. Và tôi hỏi: tại sao tự nhiên bây giờ em lại kể cho chị nghe chuyện này? Nghĩa là, cho đến lúc ấy, cô ấy chưa bao giờ nói chuyện cởi mở với tôi về tình dục. Tất nhiên, chúng tôi có nói đến tình dục trong các buổi điều trị nhóm, nhưng cô ấy lúc nào cũng ngượng không đi vào chi tiết. Còn bấy giờ thì tôi lại không ngăn cô ấy lại được. Tôi thấy choáng thật sự.”
“Thế là cô ấy bảo “Em không biết, tự nhiên em thích nói thế thôi. Nếu chị không muốn nghe thì em sẽ thôi vậy.” “Đừng,” tôi bảo không sao đâu. “Nếu có chuyện gì em muốn nói ra thì tốt nhất là em cứ nói hết ra. Chị sẽ nghe em, bất kì là chuyện gì.”
“Thế là cô ấy kể tiếp: “Khi cậu ấy luồn vào trong em, em không thể tin được là lại đau đến thế. Nhưng mà đó cũng là lần đầu tiên của em. Em ướt đẫm cả, cậu ấy vào được ngay, thế mà đầu óc em mù mịt hết cả. Đau ghê lắm. Em tưởng cậu ấy đã vào đến hết cỡ rồi, nhưng sau đó cậu ấy lại nhấc cả hai chân em lên và dấn vào sâu hơn nữa. Cả người em bỗng lạnh cóng lên từng đợt, như thể em đang chìm ngập trong nước đá vậy. Tay chân em tê dại, và một cơn lạnh nữa rần rật xuyên qua khắp người em. Em không biết chuyện gì đang diễn ra nữa. Em tưởng mình sẽ chết ngay lúc ấy, và em cũng chẳng cần. Nhưng cậu ấy nhận ra là em đang đau, và liền ngưng lại, vẫn ở rất sâu trong em, và bắt đầu hôn em khắp nơi – tóc em, cổ em, vú em – trong một lúc lâu, thật lâu. Dần dần, từng tí một, thân thể em ấm áp trở lại, và thế là cậu ấy bắt đầu, rất chậm, cậu ấy lại bắt đầu chuyền động. Ôi, chị Reiko, thật tuyệt vời làm sao! Bấy giờ em tưởng như đầu óc mình sắp tan thành nước đến nơi. Em đã muốn cứ như thế mãi mãi, nằm trong vòng tay của cậu ấy cho đến hết đời. Nó tuyệt đến thế đấy chị ạ.”
“Rồi thì tôi hỏi, “Nếu nó tuyệt đến thế, sao em không ở với Watanabe và ngày nào cũng làm chuyện ấy?”
Nhưng cô ấy nói “Không được chị ơi, em biết nó sẽ không bao giờ được như vậy nữa. Em biết chuyện đó chỉ đến với em một lần thôi và sẽ ra đi không bao giờ trở lại. Đó phải là cái gì đó chỉ có được một lần trong đời. Trước đó em đã chưa bao giờ cảm thấy cái gì như vậy, và từ đó đến nay cũng thế. Em đã không bao giờ cảm thấy muốn làm chuyện đó nữa, và cũng không bao giờ ướt được như thế nữa.”
“Tất nhiên, tôi giải thích cho cô ấy rằng chuyện như vậy thường xảy ra với những thiếu nữ và trong hầu hết mọi trường hợp nó sẽ tự qua đi với tuổi tác. Mà dù sao thì ta cũng đã có được một lần tuyệt diệu như vậy, sao lại lo là nó sẽ không lặp lại nữa. Bản thân tôi cũng đã có đủ mọi rắc rối lúc mới lấy chồng.”
“Nhưng cô ấy nói, “Không, không phải thế, chị Reiko. Em không lo chuyện ấy tí nào. Em chỉ không muốn ai vào trong em như vậy nữa. Em chỉ không muốn bị xâm phạm như vậy nữa – với bất kì ai.”
Tôi uống chỗ bia của mình, và Reiko hút nốt điếu thuốc. Con mèo duỗi người trên lòng Reiko, tìm một tư thế mới rồi lại ngủ. Reiko có vẻ không biết tiếp tục câu chuyện ra sao cho đến khi chị châm điếu thuốc thứ ba.
“Sau đó, Naoko bắt đầu khóc thút thít. Tôi ngồi bên mép gíường và vuốt tóc cô ấy. “Đừng lo lắng nữa em,” tôi nói, “mọi chuyện rồi sẽ ổn cả mà. Một cô gái trẻ đẹp như em rồi sẽ phải có một người đàn ông ôm ấp và làm cho em được hạnh phúc.” Naoko đầm đìa cả mồ hôi và nước mắt. Tôi lấy một cái khăn tắm và lau mặt lau người cho cô ấy. Ngay cả quần lót cô ấy cũng sũng sĩnh cả, nên tôi giúp cô ấy cởi nó ra – nào nào, cậu chớ có nghĩ bậy bạ gì ở đây nhé, không có chuyện vớ vẩn ấy đâu. Chúng tôi vẫn thường tắm chung với nhau. Cô ấy như em gái của tôi mà.”
“Tôi biết, tôi biết,” tôi nói.
“Thế rồi cô ấy bảo muốn tôi ôm cô ấy. Tôi nói nóng bức thế này ôm ấp làm sao, nhưng cô ấy nói đây là lần gặp nhau cuối cùng của chúng tôi, và thế là tôi ôm lấy cô ấy. Chỉ một lúc thôi. Với cái khăn tắm ngăn cho hai tấm thân nhễ nhại khỏi dính nhớp nháp vào nhau. Và khi cô ấy đã bình tĩnh lại, tôi lau khô người cho cô ấy lần nữa, mặc bộ áo ngủ vào cho cô ấy và đặt cô ấy lên giường. Cô ấy thiếp đi và ngủ say ngay. Hoặc có thể chỉ giả vờ như vậy. Gì thì gì, đêm hôm đó trông cô ấy thật dễ thương. Cô ấy có vẻ mặt của một cô gái mười ba hoặc mười bốn tuổi chưa từng bị ai làm hại bao giờ. Tôi thấy vẻ mặt ấy của cô, và tôi biết tôi có thể yên lòng đi ngủ.”
“Khi tôi thức giấc lúc sáu giờ sáng hôm sau thì cô ấy đã đi rồi. Bộ áo ngủ còn ở đó, chỗ cô ấy tụt nó ra dưới đất, nhưng quần áo và đôi giày với cái đèn pin tôi luôn để bên cạnh giường thì không còn nữa. Tôi biết ngay là có chuyện rồi. Nguyên chuyện cô ấy lấy cái đèn pin chứng tỏ là cô ấy đã bỏ đi từ trong đêm. Tôi cứ hú hoạ kiểm tra chỗ bàn viết của cô ấy, và thấy mấy chữ: Xin hãy để tất cả quần áo của tôi cho Reiko. Tôi lập tức đánh thức mọi người và tất cả chia nhau đi tìm cô ấy. Chúng tôi không bỏ sót một phân vuông nào ở đó, từ bên trong các khu nhà ở cho đến những cánh rừng xung quanh. Năm tiếng sau chúng tôi mới tìm thấy cô ấy. Thậm chí cô ấy đã đem theo cả sợi dây thừng riêng của mình.”
Reiko thở dài và vỗ về con mèo.
“Chị uống tí trà không?” tôi hỏi.
“Có cám ơn cậu,” Reiko nói.
Tôi đun nước và mang bình trà ra ngoài hiên. Mặt trời sắp lặn. Ánh sáng ban ngày đã yếu đi, và bóng cây cối đổ dài đến tận chân chúng tôi. Tôi nhấm nháp nước trà và nhìn khu vườn ngâu hứng lạ lẫm với sự pha trộn buồn cười của những bụi hoa cầu vàng, những đám đô quyên hồng và những khóm trúc cao màu xanh.
“Rồi xe cứu thương đến đem Naoko đi và cảnh sát bắt đầu hỏi chuyện tôi. Họ cũng chẳng nghi ngờ gì nhiều. Đã có một thứ như bức thư tuyệt mệnh, và rõ ràng đó là một vụ tự tử, và họ vẫn cho rằng tự tử chỉ là một trong những việc mà các bệnh nhân tâm thần vẫn thường làm. Nên mọi việc chỉ là thủ tục mà thôi. Họ đi một cái là tôi đánh điện cho cậu ngay.”
“Buổi tang lễ mới gọi là buồn,” tôi nói. “Gia đình cô ấy rõ ràng khó chịu vì thấy tôi biết Nanko chết. Chắc họ không muốn ai biết là Naoko đã tự vẫn. Nhẽ ra tôi đã không nên đến đó. Dự rồi lại càng buồn hơn. Về đến nhà một cái là tôi lên đường ngay.”
“Này Watanabe, mình đi dạo một tí đi. Ta có thể mua cái gì đó làm cơm tối, biết đâu đấy. Tôi đói lắm rồi.”
“Nhất định rồi. Chị có muốn ăn món gì đặc biệt không?”
“Sukiyaki,” chị nói. “Tôi đã không ăn món nào như vậy hàng bao nhiêu năm rồi. Tôi thường nằm mơ thấy món sukiyaki – cứ việc tọng thật kễnh bụng thịt bò với hành hoa và mì sợi với đậu phụ nướng và đỗ xanh.”
“Rồi, mình có thể làm món đó, nhưng tôi không có loại chảo làm sukiyaki.”
“Cứ để tôi. Tôi sẽ lên mượn ông chủ nhà.”
Chị chạy ù lên nhà trên và trở về với một cái chảo lớn vừa vặn cùng với bếp ga và ống nối.
“Không tệ lắm, hả?”
“Không tệ tí nào!”
Chúng tôi mua đủ thứ nguyên liệu cần thiết ở mấy cửa hàng nhỏ trong khu phố: thịt bò, trứng gà, rau cỏ, đậu phụ. Tôi chọn được một chai vang trắng khá xịn. Tôi định trả tiền, nhưng Reiko khăng khăng đòi để chị trả hết.
“Thử nghĩ xem cả nhà sẽ cười tôi thế nào nếu họ biết tôi để cho cậu cháu phải trả tiền đi chợ!” Reiko nói. “Hơn nữa, tôi đang có khá nhiều tiền mặt. Cho nên đừng có lo. Tôi không chịu rời khu an dưỡng mà không có đồng nào đâu.”
Reiko vo gạo và đặt nồi nấu cơm trong khi tôi thu xếp các thứ để làm món ăn ở ngoài hiên. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, Reiko lấy cây ghi-ta của chị ra và có vẻ thử thách nó bằng một bài phức điệu chậm rãi của Bach. Vào những chỗ khó, chị cố tình đánh chậm lại hoặc nhanh lên hoặc làm nó lạnh lùng hay tình cảm hơn, trong khi lắng nghe với vẻ hoan hỉ rõ rệt những biến tấu âm thanh mà chị đã tạo nên được như vậy ở cây đàn. Khi chơi ghi-ta, Reiko giống như một cô gái mười bảy tuổi đang sung sướng nhìn một bộ áo mới. Mắt chị long lanh, và miệng chị hơi dẩu ra gần như một nụ cười. Khi đã chơi xong bản nhạc, chị ngả người dựa vào cột nhà và ngước nhìn lên trời như đang suy nghĩ điều gì.
“Tôi hỏi chuyện chị một tí có được không?” Tôi lên tiếng.
“Sao lại không? chị nói. “Tôi chỉ đang nghĩ xem mình đói đến mức nào thôi mà.”
“Chị có định gặp chồng chị hoặc con gái chị trong lúc ở đây không? Chắc họ cũng ở đâu đây tại Tokyo chứ?”
“Cũng gần thôi. Ở Yokohama. Nhưng không, tôi không định gặp họ đâu. Chắc là tôi đã nói với cậu trước đây rồi: tốt nhất là họ không phải dính dáng gì đến tôi nữa. Họ đã bắt đầu một cuộc sống mới. Mà gặp họ tôi sẽ thấy kinh khủng lắm. Thôi, tốt nhất là cứ kính nhi viễn chi cậu ạ?”
Chị bóp bẹp bao thuốc Seven Stars đã hết và lấy từ vali ra một bao mới. Chị xé niêm phong, lấy một điếu đưa lên môi nhưng không châm lửa.
“Con người tôi chấm hết rồi,” chị nói. “Tất cả những gì cậu đang thấy đây chỉ là lưu dấu của tôi ngày xưa. Cái phần quan trọng nhất của tôi, thường vẫn ở trong tôi, chết đã nhiều năm rồi, và tôi chỉ còn hoạt động theo chỉ đạo tự động của kí ức mà thôi.”
“Nhưng tôi thích chị bây giờ, Reiko à, cứ như bây giờ ấy, dù là lưu dấu hay cái gì cũng được. Và mặc dù tôi có nói gì thì cũng thế thôi, nhưng tôi vẫn muốn nói rằng tôi rất vui thấy chị mặc quần áo của Naoko.”
Reiko mỉm cười và lấy bật lửa châm thuốc. “Còn trẻ như cậu mà đã biết cách làm cho một người đàn bà thấy hạnh phúc rồi đấy”
Tôi cảm thấy mình đó bừng mặt. “Tôi chỉ nói những gì mình nghĩ thôi.”
“Rồi, tôi biết chứ,” Reiko mỉm cười.
Khi cơm đã chín ngay sau đó một lúc, tôi láng dầu vào chảo và xếp các nguyên liệu để làm món sukiyaki.
“Hãy nói cho tôi biết đây không phải là nằm mơ đi nào” Reiko nói, hít hít không khí.
“Không, đây là món sukiyaki hiện thực một trăm phần trăm,” tôi nói. “Nói một cách thực chứng, tất nhiên rồi.”
Đáng nhẽ nói chuyện thì chúng tôi vớ lấy đũa và tấn công món sukiyaki, uống rất nhiều bia, và kết thúc bằng cơm trắng. Con Hải âu thò mặt ra vì ngửi thấy mùi thức ăn, và chúng tôi cho nó ăn cùng. Khi đã no kễnh, chúng tôi ngồi dựa cột hàng hiên ngửa mặt nhìn trăng.
“No say chưa chị” Tôi hỏi.
“Hoàn toàn rồi,” chị rên rẩm. “Cả đời tôi chưa ăn no thế này bao giờ.”
“Bây giờ thì chị muốn làm gì nào?”
“Làm điếu thuốc rồi ra nhà tắm công cộng. Tóc tôi be bét cả rồi. Tôi cần gội đầu.”
“Không có vấn đề gì. Nhà tắm ở ngay dưới phố.”
“Nói xem, Watanabe, nếu cậu không phiền. Cậu đã ngủ với cô gái Midori đó chưa?”
“Chị muốn nói đã làm tình chưa chứ gì? Thì chưa. Hai đứa đã quyết định không làm chuyện ấy cho đến khi mọi việc ngã ngũ đã.”
“Vậy bây giờ mọi việc ngã ngũ rồi thì cậu sẽ nói sao?”
Tôi lắc đầu. “Chị muốn nói là bây giờ khi Naoko đã chết rồi ư?”
“Không, không phải thế. Cậu đã có quyết định ấy trước khi Naoko chết từ lâu – rằng cậu sẽ không thể bỏ được Midori. Dù Naoko có sống hay là chết cũng chẳng liên quan gì đến quyết định của cậu. Cậu chọn Midori. Naoko chọn cái chết. Các cậu đã trưởng thành cả rồi, nên phải có trách nhiệm với những lựa chọn của mình. Nếu không, các cậu sẽ làm hỏng hết mọi chuyện.”
“Nhưng tôi không thể quên được cô ấy,” tôi nói. “Tôi đã bảo Naoko là tôi sẽ đợi cô ấy, nhưng tôi đã không làm được việc đó. Cuối cùng tôi đã quay lưng lại với cô ấy. Tôi không nói là ai có lỗi trong chuyện này: đó chỉ là vấn đề của riêng tôi mà thôi. Tôi cũng nghĩ mọi việc sẽ vẫn diễn ra như thế nếu tôi không quay lưng lại với cô ấy. Ngay từ đầu Naoko đã chọn cái chết. Nhưng chuyện đó ngoài lề. Tôi không thể tha thứ cho mình được. Chị bảo rằng tôi không thể làm gì được khi tình cảm tự nhiên thay đổi, nhưng quan hệ của tôi với Naoko không đơn giản như vậy. Chị thử nghĩ mà xem, cô ấy với tôi đã bị ràng buộc với nhau ở lằn ranh giữa sự sống và cái chết. Ngay từ đầu đã như vậy rồi.”
“Nếu cậu cảm thấy đau đớn về cái chết của Naoko,” Reiko nói, “tôi khuyên cậu hay giữ nỗi đau ấy cho đến trọn đời. Và nếu có thể học được điều gì từ đó, cậu cũng nên học. Nhưng bên cạnh đó, cậu nên hạnh phúc với Midori. Nỗi đau kia của cậu chẳng dính dáng gì đến quan hệ của cậu với cô ấy. Nếu cậu còn làm cho cô ấy bị tổn thương hơn nữa, vết thương ấy sẽ quá sâu không thể chữa lành được đâu. Cho nên dù có khó đến mấy, cậu cũng phải mạnh mẽ lên. Cậu phải lớn thêm tí nữa đi, phải thành người lớn hẳn hoi đi. Tôi đã bỏ khu điều dưỡng và lặn lội đến tận Tokyo này chỉ để nói với cậu điều đó thôi suốt cả quãng đường trên con tàu siêu tốc như cái áo quan ấy.”
“Tôi hiểu điều chị nói,” tôi nói với Reiko, “nhưng tôi vẫn chưa sẵn sàng theo nó đến tận cùng. Nghĩ mà xem, cái đám tang ấy thật nhỏ nhoi buồn thảm! Không ai nên phải chết như vậy cả.”
Reiko với tay ra vỗ vỗ lên đầu tôi. “Tất cả chúng ta đều sẽ đến lúc phải chết như vậy cả. Cả tôi, và cả cậu nữa.”
Chúng tôi đi bộ năm phút đồng hồ đọc bờ sông đến nhà tắm công cộng và trở về với tâm trạng sảng khoái hơn.
Tôi mở một chai vang và chúng tôi cùng ngồi uống ngoài hiên.
“Watanabe này, cậu lấy thêm cái cốc nữa được không?”
“Được chứ,” tôi nói. “Nhưng để làm gì?”
“Ta sẽ làm một tang lễ nhỏ cho Naoko, chỉ tôi với cậu thôi. Một tang lễ không đến nỗi buồn, nhé.”
Khi tôi đưa cho chị cái cốc, Reiko rót rượu vang đầy đến tận mép cốc rồi để nó lên cái đèn bằng đá ở ngoài vườn. Sau đó, chị ngồi dựa cột ngoài hiên, tay ôm ghi-tay và hút một điếu thuốc lá.
“Còn giờ thì cậu mang ra đây một hộp diêm được không? Lấy cái hộp nào to nhất ấy.”
Tôi đem ra một hộp diêm nhóm bếp loại to nhất và ngồi xuống cạnh chị.
“Bây giờ thì cử mỗi lần tôi chơi một bài cậu lại xếp ra đây một que diêm nhé, cứ xếp thành một hàng ấy. Tôi sẽ chơi tất cả những cả khúc mà tôi nhớ.”
Đầu tiên, chị chơi một chuyển thể nhẹ nhàng rất đáng yêu của bài “Trái tim yêu dấu” của Henry Mancini.
“Cậu có cho Naoko một cái đĩa có bài này, đúng không?” chị hỏi.
“Vâng. Nhân dịp Giáng Sinh năm kia. Cô ấy rất thích bài ấy.”
“Tôi cũng thế,” Reiko nói. “Thật êm dịu và đẹp…”
Rồi chị lướt lại vài khuông nhạc của giai điệu bài hát một lần nữa trước khi nhấp một ngụm vang. “Không biết tôi sẽ chơi được bao nhiêu bài trước khi say. Tang lễ kiểu này của mình hay đấy chứ, phải không cậu – không đến nỗi buồn chứ?”
Reiko chuyển sang chơi những cả khúc của nhóm Beatles: “Rừng Na-uy”, “Hôm qua”, “Michelle”, và “Một điều gì đó”. Chị cất tiếng hát theo khi chơi bài “Mặt trời đã lên đây rồi”, rồi chơi tiếp bài “Chú ngốc ở trên đồi.”
Tôi xếp bay que diêm thành một hàng.
“Bảy ca khúc”, Reiko nói, uống thêm vang và hút một điếu thuốc nữa. “Quả thật tụi nó cũng hiểu thế nào là nỗi buồn của cuộc đời, và cả sự êm dịu của nó nữa.”
“Tụi nó” đây có nghĩa là John Lennon, Paul McCartney và George Harrison. Sau một hồi giải lao ngắn, Reiko dụi tắt thuốc và lại cầm lấy ghi-ta. Chị chơi “Xóm nghèo” “Chim sáo”, “Julia”, “Khi tôi sáu mươi tư tuổi, “Con người vô định”, “Và tôi yêu nàng”, rồi đến bài “Này Jude.”
“Bao nhiêu rồi!”
“Mười bốn,” tôi nói.
“Chị thở dài và hỏi tôi, “Còn cậu thì sao? Cậu chơi cái gì đi nhé – một cả khúc chẳng hạn?”
“Không được đâu chị ơi. Tôi chơi dở lắm.”
“Thì chơi dở chứ sao?”
Tôi lấy cây đàn của mình và loay hoay đánh bài “Trên mái nhà”. Reiko ngồi nghỉ, hút thuốc và uống vang. Khi tôi chơi hết bài, chị vỗ tay hoan hô.
Sau đó chị chơi một chuyển thể cho ghi-ta bài “Điệu múa dâng Nữ hoàng hấp hối” của Rayel, và một chuyển thể khúc triết đẹp đẽ của bài “Ánh trăng” của Debussy.
“Naoko chết rồi tôi mới tập được hai bài này,” Reiko nói. “Cho đến lúc lâm chung, thị hiếu âm nhạc của cô ấy cũng vẫn không thoát ra khỏi dòng bi luỵ.”
Chị tiếp tục chơi mấy cả khúc vùng Bacharach: “Gần bên em”, “Mưa vẫn rơi trên đầu tôi”, “Hãy sánh bước”, và “Nỗi buồn hồi chuông đám cưới.”
“Hai mươi,” tôi nói.
“Tôi thành cái máy nhạc bỏ xu rồi!” Reiko kêu lên.
“Các thày tôi ngày xưa mà thấy tôi thế này thì các cụ ngất xỉu mất.”
Chị tiếp tục uống vang, hút thuốc và chơi đàn: nhiều điệu nhảy, rồi đến Rogers và Hart, Gershwin, Bob Dylan, Ray Charles, Carole King, The Beach Boys, Stevie Wonder, và ba cả khúc của Kyu Sakamoto: “Bài ca Sukiyaki”, “Nhung Xanh”, “Đồng Xanh. Đôi khi chị nhắm mắt, gật gật đầu, hoặc hát theo giai điệu của bản nhạc.
Khi đã hết vang, chúng tôi chuyển sang uống whisky. Tôi đổ cốc vang ngoài vườn xuống cây đèn đá rồi rót thay vào đó rượu whisky.
“Cậu đếm được bao nhiêu rồi?” Reiko hỏi.
“Bốn mươi tám,” tôi đáp.
Sang bài bốn mươi chín, Reiko chơi bản “Eleanor Rigby”, và đến bài thứ năm mươi thì chị chơi lại “Rừng Na-uy”. Sau đó chị nghỉ tay và uống thêm chút whisky nữa. “Có lẽ thế là đủ rồi,” chị nói.
“Vâng,” tôi nói. “Tuyệt vời thật.”
Reiko nhìn vào mắt tôi và nói, “Bây giờ cậu nghe đây, Watanabe. Tôi muốn cậu hãy quên hết cái đám ma buồn thảm kia đi, và chỉ nhớ đến đêm tang lễ kì diệu này của chúng ta thôi.”
Tôi gật đầu.
“Còn đây là thêm để thưởng cậu đã đếm đúng hôm nay,” chị nói, và cái bài thứ năm mươi mốt ấy là bản phức điệu của Bach mà chị ưa thích nhất. Khi đã xong, chị nói bằng một giọng chỉ hơn tiếng thầm thì một chút xíu, “Cậu làm chuyện ấy với tôi được không, Watanabe?”
“Lạ thật,” tôi nói. “Tôi cũng đang nghĩ thế?”
Chúng tôi vào nhà và kéo kín màn cửa. Rồi trong gian phòng tối om ấy, Reiko và tôi tìm đến thân xác nhau như thể đó là một việc tự nhiên nhất trên đời. Tôi cởi áo quần chị, rồi đến đồ lót.
“Tôi đã sống một cuộc đời kì lạ,” Reiko nói, “nhưng cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ được một người đàn ông trẻ hơn mình những mười chín tuổi cởi đồ lót cho mình.”
“Chị có muốn tự cởi không?”
“Không, cậu cởi cho tôi đi. Nhưng đừng có choáng quá vì những nếp nhăn của tôi nhé.”
“Tôi thích những nếp nhăn của chị.”
“Cậu làm tôi phát khóc lên đấy,” chị thì thầm.
Tôi hôn lên khắp người chị, cẩn thận lần theo những nếp nhăn cảm thấy ở đầu lưỡi. Chị có đôi vú như của một bé gái. Tôi vuốt ve chúng và ngậm chặt hai đầu vú, rồi luồn một ngón tay vào cửa mình chị và bắt đầu đưa đẩy.
“Nhầm chỗ rồi, Watanabe,” Reiko thì thầm vào tai tôi “Đó là chỉ là một nếp nhăn thôi.”
“Lúc này mà chị còn nói đùa được ư?”
“Xin lỗi,” chị nói. “Tôi thấy sợ. Tôi không làm chuyện này bao nhiêu năm nay rồi. Tôi cảm thấy như mình mới mười bảy tuổi: tôi đến thăm một anh chàng và vào phòng anh ta, thế rồi đùng một cái đã trần truồng hết ra rồi.”
“Nói thật với chị, tôi thấy như mình đang xâm phạm một cô bé mười bầy tuổi thật.”
Vẫn để ngón tay kia trong cái “nếp nhăn” ấy, tôi lướt môi lên cổ và tai chị và bóp chặt một đầu vú trong mấy ngón tay. Khi hơi thở chị dồn dập mãi lên và cổ họng chị bắt đầu run rẩy, tôi mở đôi chân thon dài của chị ra và nhẹ nhàng luồn vào chị.
“Cậu không làm tôi có mang đấy chứ? Cậu lo chuyện ấy đấy nhé, đúng không?”
Reiko thì thầm vào tai tôi “Tuổi này mà có mang thì tôi xấu hố lắm đấy.”
“Chị đừng lo,” tôi nói. “Cứ yên trí mà.”
Khi tôi đã vào sâu hết cỡ, chị run người lên và thở ra một tiếng thật dài. Vừa vuốt ve lưng chị tôi vừa dịch chuyển qua lại sâu trong chị rồi bỗng nhiên tới đích với một chuỗi liên tiếp những đợt phóng dữ dội không thể kìm lại được. Tôi ghì chặt lấy chị khi tinh khí mình từng đợt trào sang miền nồng ấm của chị như không bao giờ dứt.
“Xin lỗi chị,” tôi nói. “Tôi không thể ghìm mình được”
“Đừng ngốc thế,” Reiko nói và vỗ một cái lên mông tôi “Cậu không phải lo chuyện ấy. Cậu chỉ nghĩ mỗi chuyện ấy khi chơi với bọn con gái à?”
“Vâng, cũng gần như vậy.”
“Này, cậu không phải thế với tôi đâu nhé. Quên nó đi. Cứ thả lỏng và ra càng nhiều càng tốt. Cậu có thấy thích không?”
“Tuyệt diệu. Chính thế mà tôi không thể ghìm lại được”
“Đây không phải là lúc cậu phải ghìm mình lại. Phải thế mới thích. Và tôi cũng thích nữa.”
“Reiko này,” tôi nói.
“Gì cơ?”
“Chị phải có bạn tình mới được. Chị tuyệt lắm. Phí quá.”
“Ái chà, tôi sẽ tính chuyện đó?” chị nói. “Nhưng không biết người ta có bạn tình bạn tiếc gì được không ở cái xó Asahikawa kia.”
Cứng lên sau ít phút, tôi lại luồn vào chị. Reiko nhịn thở và oằn oại bên dưới tôi. Tôi ôm chị bằng cả hai tay, chuyển dịch thật chậm, thật im, và chúng tôi nói chuyện. Nói chuyện kiều ấy thật tuyệt vời. Nếu tôi nói cái gì buồn cười và làm chị cười phá lên, những rung động của chị truyền hết sang tôi qua ngả ấy. Chúng tôi ôm ấp nhau như thế thật lâu.
“Ôi chao, thế này mới thật là kì diệu!” Reiko nói.
“Mà động đậy cũng hay chẳng kém,” tôi nói.
“Nào, thế thì cậu làm đi.”
Tôi nhấc hẳn hông chị lên và dấn vào sâu hết mức, rồi chậm rãi thưởng thức cảm giác của động tác xoay tròn như cối xay cho đến lúc, khi đã lên đến cực lạc, tôi lại thả cho mình phun trào một lần nữa.
Đêm ấy chúng tôi hoà quyện thân xác nhau như vậy tất cả là bốn lần. Sau mỗi lần như thế, Reiko lại nằm run rẩy nhẹ nhàng trong tay tôi, mắt nhắm nghiền, và thở ra một tiếng thật dài.
“Tôi không còn bao giờ phải làm chuyện này nữa,” Reiko nói, “cho đến tận cuối đời. Ôi chao, Watanabe, cậu hãy nói rằng đó là sự thật đi. Hãy nói rằng từ nay tôi có thể yên trí vì tôi đã làm đủ hết cho cả đời rồi.”
“Không ai có thể nói với chị như vậy,” tôi nói. “Mình không thể biết được chuyện ấy.”
Tôi cố thuyết phục Reiko đi máy bay cho nhanh và tiện lợi hơn, nhưng chị vẫn nhất định đi Asahikawa bằng tàu hoả.
“Tôi thích đi phà sang Hokkaido. Và tôi chẳng muốn bay lên không trung bao giờ,” chị nói.
Tôi đưa chị đến ga Ueno. Chị cầm hộp đàn còn tôi xách vali. Chúng tôi ngồi trên ghế băng trong ke đợi tàu. Reiko vẫn mặc cái áo tây vai tuýt và quần trắng như lúc mới đến Tokyo.
“Có thực cậu nghĩ Asahikawa là một nơi không đến nỗi nào không? Chị hỏi.
“Thị trấn ấy hay lắm. Tôi sẽ sớm đến thăm chị ở đó.”
“Thật chứ?”
Tôi gật đầu. “Và tôi sẽ viết thư cho chị.”
“Tôi rất thích những bức thư của cậu. Naoko đã đốt hết cả. Những bức thư hay đến thế!”
“Thư chỉ là giấy thôi mà chị,” tôi nói. “Cử đốt chúng đi, và những gì còn lại trong lòng mình thì vẫn còn mãi; mà có giữ chúng thì những gì sẽ phai nhạt rồi cũng sẽ cứ nhạt phai.”
“Cậu biết không, Watanabe, sự thật là tôi thấy sợ phải đi Asahikawa một mình như thế này. Nên cậu nhớ viết cho tôi nhé. Hễ được đọc thư cậu, tôi sẽ thấy như cậu đang ở ngay cạnh mình.”
“Nếu chị muốn thế, tôi sẽ viết cho chị suốt. Nhưng chị đừng lo. Tôi biết chứ, đi đâu thì chị cũng ổn thôi mà.”
“Còn một việc nữa. Tôi cứ cảm thấy có cái gì vẫn còn mắc kẹt ở trong mình. Có phải đó chỉ là tưởng tượng không?”
“Là ký ức còn lại thôi mà,” tôi nói và mỉm cười.
Reiko cũng mỉm cười theo.
“Đừng quên tôi,” chị nói.
“Tôi sẽ không quên chị,” tôi nói. “Không bao giờ.”
“Chúng ta có thể sẽ không bao giờ gặp lại, nhưng dù có đi đâu về đâu, tôi cũng sẽ không bao giờ quên cậu và Naoko.”
Tôi thấy chị đang khóc. Và chưa kịp nghĩ gì thì tôi đã đang hôn chị rồi. Mọi người trên ke nhìn chúng tôi chằm chằm, nhưng tôi không còn bận tâm gì đến những chuyện như vậy nữa. Chúng tôi còn sống, chị và tôi. Và chúng tôi chỉ muốn nghĩ đến chuyện tiếp tục sống.
“Hạnh phúc nhé,” Reiko nói với tôi khi bước lên tàu “Tôi biết gì thì đã khuyên cậu rồi. Chẳng còn gì để nói nữa đâu. Hãy hạnh phúc nhé. Cứ lấy phần của tôi và của Naoko mà gộp vào cho cậu.”
Chúng tôi cầm tay nhau một lúc, rồi giã biệt.
Tôi gọi cho Midori.
“Tớ phải nói chuyện với cậu,” tôi nói. “Tớ có hàng ti tỉ thứ phải nói với cậu. Trên đời này tớ chỉ muốn có cậu. Tớ muốn gặp cậu và nói chuyện. Tớ muốn hai chúng mình bắt đầu mọi chuyện từ đầu.”
Midori đáp lại bằng một hồi im lặng dài, thật dài – cái im lặng của tất cả những làn mưa bụi trên khắp thế gian đang rơi xuống tất cả những sân cỏ mới xén trên khắp thế gian. Trán tựa vào vách kính, tôi nhắm nghiền mắt và chờ đợi. Cuối cùng, giọng nói âm thầm của Midori phá vỡ cái im lặng ấy: “Cậu đang ở đâu?”
Tôi đang ở đâu ư?
Nắm chặt ống nghe trong tay, tôi ngẩng lên và nhìn quanh xem có những gì bên ngoài trạm điện thoại. Tôi đang ở đâu? Tôi không biết. Không biết một tí gì hết. Đây là nơi nào? Tất cả những gì đang lướt nhanh qua mắt tôi chỉ là vô số những hình nhân đang bước đi về nơi vô định nào chẳng biết. Tôi gọi Midori, gọi mãi, từ giữa ổ lòng lặng ngắt của chốn vô định ấy.
Hết
[1] Tạm biệt – tiếng Đức
[2] Một loài cây thay lá, lá dài mép răng cưa và hoa nhỏ màu xanh, thuỷ tổ ở Trung Quốc, Nhật Bản và vùng núi Caucasus ở Nga – (ND)
[3] Tên một bộ phim nổi tiếng của Mỹ trong đó tình yêu của hai nhân vật chính cũng gắn liền với một bài hát mà sau này hễ nghe đến là họ thấy đau buồn.
[4] Deus ex machina: trong kịch Hy Lạp cổ, một tình huống kịch tính không có tháo gỡ thường được giải quyết bởi một vị thần, được một thiết bị phức tạp làm cho xuất hiện trên sân khấu. “Vị thần từ máy móc mà ra” này trong văn học gọi là “deus ex machina”
Bình luận facebook