• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Quẳng gánh lo đi và vui sống (2 Viewers)

  • Quẳng gánh lo đi và vui sống - Chương 14

Nếu bạn làm đúng theo đây thì sẽ không bao giờ buồn vì lòng bạc bẽo của người đời






Mới rồi tôi gặp mọt thương gia ở Texas, đang ngùn ngụt lòng uất hận. Có người cho hay rằng 15 phút sau khi ông gặp ta, tôi sẽ được ông ta kể lể đàu đuôi cho nghe. Quả như vậy. Câu chuyện làm cho ông giận dữ đã xảy ra 11 tháng trước, nhưng mỗi khi nhắc lại ông còn bừng bừng lên. ÔNg không thể quên nó được. Ngày lễ Giáng Sinh ông đã thưởng 34 người giúp việc một số tiền là mười ngàn Mỹ kim - mỗi người khoảng 300 mỹ kim- mà không một người nào cảm ơn ông hết. Ông chua chát phàn nàn: "Tôi ân hận đã thưởng họ. Thiệt một xu cũng không đáng".

Khổng Tử nói: "Một người giận luôn luôn đầu những chất độc". Vị thương gia kia đầy những chất độc đến nỗi tôi thành thự thương hại ông. Ôngkhoảng lục tuần mà các hãng bảo hiểm nhân mạng tính rằng trung bình chúng ta còn được sống khoảng 2/3 thời gian từ bây giờ cho đến khi ta còn 80 tuổi. Vậy ông ta có may mắn thì sống dược khoảng 14 năm nữa thôi. Thế mà chỉ do một chuyện đã qua, ông đã làm phí gần hế một năm vì những oán giận mỉa mai. Thật đáng thương hại!

Đáng lẽ oán hận và thương thân trách phận như vậy, ông nên tự hỏi tại sao ông không được các người làm công cảm ơn. Có thể vì ông trả lương họ quá ít và bắt họ làm nhiều quá. Có thể họ nghĩ rằng tiền thường trong ngày lễ giáng sinh không thiệt phải là tièn thưởng mà chính là một thứ tiền công. Có thể rằng ông hay bắt bẻ quá không ai dám lại gần, nên không ai dám nghĩ tới sự cảm ơn chủ. Cũng có thể họ cho rừng sở dĩ ông thưởng họ vì nếu không thưởng thì số lời cũng phải đem đóng thuế gầ hết thôi.

Về phương diện khác, các người làm công có thể là ích kỷ ti tiểu và thiếu giáo dục. Có thể như thế kia, có thể như thế nọ. Về đièu ấy tôi cũng không biết gì hơn bạn. Nhưng tôi biết rằng bác sĩ Samuel Jonhson nói: "Lòng biết ơn là kết quả của một giáo dục cao đẹp. Hạng thô lỗ không có đức ấy".

Tôi muốn nói: Ông già ấy đã có một lỗi lầm lớn chúng cho cả nhân loại là quá tin ở lòng biết ơn của người khác. Ông thực sự không biết rõ bản tính con người.

Nếu bạn cứu được một mạng người, bạn có mong người đó tỏ lòng mang ơn bạn không? Chắc có. Kìa, Samuel Leibowitz, trước làm luật sư, sau làm toà, đã cứu được 78 người khỏi lên máy điện. Vậy bạn thử đoán có bao nhiêu kẻ thoát chết ấy đã cảm ơn ông ta hoặc chịu khỏ gởi cho ông ta một bức thiệp chúc năm mới? Bao nhiêu? bạn đoán đi... Đúng, đúng như vậy - Không có một người nào hết.

Về vấn đề tiền bạc cũng vậy, đừng hy vọng gì hơn. Charles Schwab nói với tôi có lần ông đã cứu một người giữ tiền ở ngân hàng. Người này thụt két lấy tiền đầu cơ. Ông phải bỏ tiền riêng trả ngân hàng đó để y khỏi ngồi tù. Y có mang ơn ông không? Có, nhưng không lâu. Rồi y trở lại phản ông, tố cáo ông, nói xấu ông, người đã cứu y khỏi khám.

Nếu như cho một người bà con một triệu mỹ kim, bạn có mong người ấy mang ơn bạn không? Chính Andrew Carnegie đã làm việc ấy. Nhưng nếu Andrew sống lại sau khi chết ít lâu, ông sẽ bất bình thấy người bà con đó thoá mạ ông. Tại sao? Tại "lão Andrew sông lại sau khi chết ít lây, ông sẽ bất bình thây người đã cho những hội thiện 365 triệu mỹ kim mà chỉ thí cho bà con được mỗi một triệu bần tiện đó thôi" như lời y nói vậy.

Như vậy đó. Bản tính con ngời thời nào cũng là bản tính con người và trong ời bạn, bạn đừng mong gì nó thay đổi hết. Vậy thì sao không cứ nhận nó đi? Tại sao không có óc thực tế của ông già Marc Aurele, mọt vị anh quân hiền triết nhất của đế quốc La mã. Một hôm ông ấy vào việt nhật ký như vậy: "Hôm nay tôi sắp gặp những kẻ đa ngôn, những kẻ ích kỷ, tự phụ và vô ơn bạc nghĩa. Nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên hoặc bất bình vì tôi không tưởng tượng được một thế giới vắng mặt những hạng ấy".

Lờ đó khôn, phải chăng bạn? Bạn và tôi cứ cằn nhằn về lòng bạc bẽo của loài người, nhưng lỗi về ai? Lỗi của bản tính con người hay lõi ở ta ngu muội, không hiểu biết bản tính đó/ Thôi, đừng mong gì người ta báo ơn mình hết. Như vậy, nếu may mà gặp người nào biết ơn mình thì phải vui thích biết bao không? Còn nếu chẳng may thfi cũng không đến nỗi thất vọng.

Vậy là cái thứ nhất tôi muốn diễn trong chương này: Loài người vong ân là điều rất tự nhiên; vậy chúng ta cứ mong có người đáp ơn ta thì chúng ta sẽ tự rước lấy nhiều nỗi đau lòng.

Tôi quen một người đàn bà ở Nũu ước lúc nào cùng phản nàn về cảnh cô độc. Không một thân thích nào muốn lại gần bà. Điều đó cũng không lạ. Vì nếu bạn lại thăm thì bà ta sẽ kể lể hàng giờ cho bạn nghe đã nuôi nấng gây dựng các cháu mình ra sao, khi họ còn nhỏ. Nào là hầu hạ chúng khi chúng bị bệnh ban, bị quai bị, hoặc ho gà; nào là nuôi nấng chúng hàng năm, nào là giúp cho một đứa học trường thương mại, nào là gã chồng cho một đứa khác.

Mà các cháu có lại thăm bà không? Có, lâu lâu một lần vì bổn phận mà! Nhưng họ sợ giáp mặt bà lắm. Họ biết rằng tới đấy thì phải mất hàng giờ những lời trách phiền bóng gió, nhưng lời phàn nàn chua xót, và hàng chuỗi những tiếng than thở dài vì số phận. Và khi thấy không thể trách móc hay doạ dẫm, đay nghiến để họ thường hại thăm mình thì bà "lên cơn"đau tim.

Bà đau tim thiệt không? Thiệt. Bác sĩ nói bà đau tim vì thần kinh bị chứng hồi hộp và vô phương chữa cái bệnh do xúc động mà ra đó.

Bà ta cần được các cháu yêu và săn sóc, cho như vậy là "lòng biết ơn" , và nghĩ cơ quyền được nhận lòng biết ơn của họ. Nhưng bà lại đoi rhoir lòng biét ơn ấy nên không bao giờ các chúa biết ơn và yêu mến hết.

Có cả ngàn người đàn bà như bà, có cả ngàn người đau ốm vì "lòng bạc bẽo" của kẻ khác. vì kẻ khcs không săn sóc để họ sống cô độc. Họ muốn được yêu mến, song cách độc nhất để được yêu mến lại là chớ đòi hỏi tình yêu mà phải nói vung nó ra, đừng mong báo đáp.

Bạn cho là lý tưởng quá, là ảo mộng quá không thi hành được sao? Không đâu. Điều này chí lý lắm. Muốn tìm được hạnh phúc thì chúng ta phải theo cách hiệu nghiệm đó. Tôi không biết chắc vậy vì tôi đã kinh nghiệm trong gia đình tôi. Song thân tôi lấy sự giúp đõ kẻ khác làm vui. chúng tôi nghèo, lúc nào cũng đeo nợ. Nhưng mặc dầu cùng túng, song thân tôi luôn luôn dành một số tiền để mỗi năm gởi giúp một cô nhi viện ở Iowa. Không bao giờ các người lại thăm viện. và có lẽ không một trẻ em mồ côi nào cảm ơn hai ân nhân đó ả, trừ một vài hàng trong thư. Nhưng các người được đền đáp lại rất nhiều vì đã hưởng cái vui giúp trẻ nhỏ mà không cầu mong được đền đáp lại.

Khi lớn lên tôi không làm ăn ở xa, mỗi năm gần tới lễ Giáng Sinh tôi luôn luôn gởi về ba má tôi một tấm ngân phiếu và năn nỉ hai người ăn tiêu cho sung sướng một chút. Nhưng ít khi hai người chịu nghe tôi. Lần nào về thăm nhà vài ngày trước lễ Giáng Sinh thì tôi cũng được ba tôi kể cho nghe đã mua than và thức ăn một người "Đàn bà goá", đông con mà nghèo khổ nào ở trong tỉnh. Các người bố thí như vậy để được cái gì? Được cái vui đã cho mà không báo đáp một mảy may gì hết.

vậy đây là cái ý thứ nhì cỉa tôi trong chương này: Nếu chúng ta muốn tìm hạnh phúc, thì đừng nghĩ tới sự người khác ơn hay quên ơn ta, mà cứ giúp đỡ để được cái vui trong thâm tâm là đã giúp đỡ.

Có lẽ từ 10.000 năm rồi, các bực cha mẹ đều bứt đầu bứt tóc vì nỗi con cái ăn ở bạc bẽo.

Cả vua Lear trong kịch của Shakespeare cũng la hét: "Có đứa con bạc bẽo thật đau đớn hơn bị gắn độc cắn!".

Nhưng con cái ta làm sao biết mang ơn được, nếu ta không tập cho chúng như vậy? Lòng bạc bẽo mọc tự nhiên như cỏ dại. Lòng biết ơn thì như bông hồng, phải trồng trọt, tưới bón, nâng niu, nắng che gió chống.

Nếu con ta bạc bẽo thì lỗi về ai? Có lẽ về ta. ta không bao giờ dạy chúng tỏ lòng biết ơn với người khác thì sao ta lại mong chúng biết ơn ta?

Tôi quen một người ở Chicago có nhiều lẽ để phàn nàn về sự vô ơn của con riêng vợ. Anh ta làm trong một xưởng đóng thùng, công việc vất vả và ít khi kiếm được trên 40 mỹ kim mỗi tuần. Khi cưới một người đàn bà goá, anh ta nể vợ, đi vay mượn để cho mấy đứa con riêng của chị này vào trường Trung Học. Có 40 mỹ kim mỗi tuần mà phải lo ăn mặc, củi lửa lại lo trả vốn lời nữa. Bốn năm ròng như vậy, cực như trâu, song anh ta không hề than thở.

Mà mấy đứa con ấy có cảm ơn anh ta không? Không. Người vợ cho như vậy là tự nhiên mà mấy đứa con riêng cũng vậy. Không bao giờ chúng tưởng tượng được rằng chúng mang nợ bố ghẻ chúng. Và cũng không bao giờ chúng mở miệng cảm ơn nữa.

Ai đáng trách trong đó? Mấy đứa con ư? Đã đành; nhưng người mẹ chúng còn đáng trách hơn. Chị ta nghĩ bắt bọn đầu xanh ấy nhận thấy mang ơn người khác là tủi nhục cho chúng. Chị ta không muốn chúng "vào đời với một món nợ ở trên đầu". Cho nên không bao giờ chị ta nói: "Dượng các con cho các con đi học, thiệt là lòng rộng như biển cả". Trái lại chị lại có vẻ như nói: "ồ! ít nhất thì thẳng cha già đó cũng phải làm vậy chớ".

Chị tưởng như thế là thương con, nhưng sự thiệt chị làm hư chúng, đẩy chúng vào đời với cái ý nghĩ nguy hiểm rằng người đời phải nuôi chúng. Mà ý nghĩ nguy hiểm rằng người đời phải nuôi chúng. Mà ý nghĩ đó quả đã nguy hiểm, vì một trong những đứa ấy đã thử "mượn" tiền chủ để rồi bắt khám đường phải nuôi.

Chúng ta nên nhớ rẳng chúng ta dạy con ra sao thì cin ta thành người như vậy. chẳng hạn đời bà gi dì tôi là Viola Alexder đã chứng minh lời đó một cách kiêu ngạo. Không bao giờ bà phàn nàn về sự bạc bẽo của con cái. Khi tôi còn nhỏ, dì Viola đưa bà ngoại tôi về nhà săn sóc, chiều chuộng cùng với bà mẹ chồng tôi. Tôi có thể nhắm mắt lại mà vẫn thấy hai bà ngồi làm phiền không? Tôi tưởng nhiều khi cũng có. Nhưng không bao giờ dì tỏ vẻ khó chịu ra nét mặt. Dì yêu cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng, nâng niu, phụng dưỡng làm cho hai bà ở nhà con mà tưởng như ở nhà mình. Dì phải nuôi tới sáu ngừơi con, lại phụng dưỡng thêm hai bà, mà cứ coi như việc thường, Theo dì, chẳng có chi là cao thượng đặc biệt hoặc đang khen hết, chỉa là việc phải, tự nhiên, nên dì mà như vậy thôi.

Dì Viola bây giờ ra sao? Dì đã goá chồng trền 20 năm và có năm người con đã trưởng thành ra ở riêng. Cả năm người tranh nhau rước dì về để đển ơn cúc dục! Họ cùng kính mến mẹ, cùng phàn nàn rừng mẹ không bao giờ ở lâu với họ.

Đó là lòng "biết ơn" ư? Vô lý! Đó là tình yêu, tình yêu trong sạch. Những người đó trong tuổi thơ đã được thở một không khí ấm áp và chói lọi tình ây yếm, nên bây giờ đáp lại lòng thương ấy. Còn gì là lạ?

Vậy chúng ta hãy nhớ rằng muốn cho con cái đừng quên ơn, ta phải biết nhớ ơn. ta hãy nhớ rằng "chúng tuy nhỏ mà tai không nhỏ" và rất để ý tới những lời nói của bậc mẹ cha đó. Chẳng hạn như lần sau ta có muôn chê lòng tốt của ai trước mặt chúng ta, thì ta hãy ngừng ngay lại. Đừng bai giờ nói: "Ngó cái khăn kỳ cục mà chị Sue gởi mừng năm mới chúng ta? Chị ấy đan lấy để khỏi mất một xu nào hết đây mà". Lời chê đó, đối với chúng ta có thể là rất bình thường, như trẻ con nhớ rất kỹ. Vậy nên nói như vầy: "Thử nghĩ xem, chị Sue đã mất bao công để đan cái khăn này mằng chúng ta! Thiệt tốt bụng quá! Phải viết thơ cảm ơn chị ngay mới được". Như vậy con cái chúng ta sẽ tập nhiễm lần lần, mà không hay, cái tánh tốt biết khen và tỏ lòng mang ơn.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom