Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 2
Vòng qua ngưỡng cửa bày nhiều đồ trang trí, xuất hiện trong tầm mắt Sở Ngọc là một thiếu nữ khoảng mười lăm mười sáu tuổi, diện mạo thanh tú nhưng thần sắc khiếp đảm, chính là người tự xưng Ấu Lam. Thiếu nữ tên Ấu Lam mặc áo xanh nhạt, tay bê chậu đồng. Phía sau nàng ta còn có hai thiếu nữ, trên tay mỗi nàng mang khăn lau mặt.
Ấu Lam đi tới phía sau, trước là cẩn thận dè dặt liếc qua Sở Ngọc, sau đặt chậu lên bồn rửa trong góc tường.
Sở Ngọc ngăn nàng tiếp nhận khăn cho vào chậu thấm ướt, nói: “Hai người các người lui ra…Ấu, Ấu Lam ngươi ở lại” Cố gắng dùng giọng điệu thông thạo để gọi Ấu Lam, Sở Ngọc cảm thấy rất khó chịu.
Hai thiếu nữ không dám có ý kiến, cúi người chào rồi chậm rãi lui ra ngoài cừa. Sở Ngọc lãnh đạm gọi Ấu Lam: “Ngươi tới gần đây, gần hơn chút nữa”.
Thần sắc Ấu Lam thoáng hiện nét bất an, nàng chậm rãi đi đến bên giường, đoan đoan chính chính quỳ xuống, thật như chọc tức Sở Ngọc.
Thái độ sợ hãi của thiếu nữ phần nào an ủi nội tâm hoảng loạn của Sở Ngọc. Mới đây đối với thiếu niên tên Dung Chỉ, hắn không tự ti cũng không hống hách, nhưng Sở Ngọc cũng không khống chế được hắn. Nàng muốn biết mình hiện giờ là ai, nơi này là nơi nào mới có biện pháp đối phó. Nàng muốn hỏi người bên cạnh, nhưng với tính cách cẩn thận kín đáo, nàng biết nếu không cẩn thận sẽ rước lấy sự hoài nghi. Mà xem ra bộ dạng Dung Chỉ không phải là kẻ dễ gạt gẫm. So ra, nàng hầu Ấu Lam đang run sợ này mới là đối tượng tốt để hỏi thăm.
Sở Ngọc trước giờ không nghĩ tới trong lúc mình đang hoảng loạn như này lại có thể làm người khác khiếp đảm sợ hãi, bỗng nhiên như được tiếp thêm tự tin và dũng khí.
Nàng cần dũng khí để có thể đối mặt với hết thảy.
Ổn định lại tinh thần, Sở Ngọc khe khẽ mỉm cười: “Ấu Lam, ta hỏi ngươi một chút, ngươi năm nay bao nhiêu tuổi?”
Ấu Lam có vẻ kinh sợ, nhút nhát nói: “Dạ bẩm công chúa, em mười sáu tuổi”
Sở Ngọc trầm ngâm trong khoảnh khắc: “Ngươi đến chỗ ta được bao lâu rồi?"
“Dạ bẩm, được ba tháng”
Xảo diệu dẫn dắt, hỏi câu được câu chăng, một lát sau Sở Ngọc chuyển hướng chủ đề: “Ta hỏi ngươi một vài điều, trả lời được thì tốt, ta sẽ không bạc đãi ngươi. Nếu ngươi có nửa câu dám nói dối hoặc lừa gạt, thì hãy cẩn thận!...Ngẩng mặt lên nghe ta hỏi rồi đáp lời!” Nói đến câu sau, nàng đột nhiên nâng âm điệu, ngữ khí lạnh lùng uy hiếp.
Đối xử với người khác, nhất là với một thiếu nữ nhỏ tuổi mà lại dùng biện pháp quát nạt thật có chỗ không phúc hậu, nhưng Sở Ngọc chẳng quan tâm nhiều như vậy.
Nghe nàng quát, Ấu Lam khiếp đảm co rúm lại. Nàng không dám chống lệnh, sợ hãi ngửa mặt lên hướng về phía Sở Ngọc: “Dạ xin công chúa cứ hỏi”
Hiệu quả đã đạt được, ngữ khí Sở Ngọc hòa hoãn lại, liền trực tiếp đi vào vấn đề: “Ta là ai?”
Ấu Lam ngẩn người, rất không lý giải được Sở Ngọc vì cái gì lại hỏi điều này: “Người là công chúa a”
Sở Ngọc thầm nghĩ trong lòng: các ngươi vẫn gọi ta là công chúa, không hỏi cũng biết rõ. Nàng nêu ra trọng điểm: “Ta hỏi là, tên của ta, muốn ngươi nói ra”
Ấu Lam nhanh chóng hướng đất sụp lạy: “Ấu Lam không dám gọi thẳng tên của công chúa”
Sở Ngọc thản nhiên nói: “Ta kêu ngươi nói thì ngươi nói, ta không trách ngươi” Trong lòng nàng vội vã muốn biết rõ đáp án, ngoài mặt lại không thể không duy trì vẻ tùy ý hờ hững.
“Công chúa…” thanh âm thoát ra khó khăn.
Ấu Lam chần chờ, đến hơi thở cũng ngập ngừng e dè khiến Sở Ngọc hết cả kiên nhẫn: “Nói”
Sở Ngọc quát khẽ một tiếng, quyết đoán lạnh lùng nghiêm nghị dọa cho Ấu Lam nhất thời run rẩy toàn thân, quỳ trên mặt đất nhanh chóng đáp: “Công chúa họ Lưu tên Sở Ngọc, tước hiệu Sơn Âm”
Sơn Âm công chúa Sở Ngọc?!
Một giây đồng hồ
Chỉ trong một giây đồng hồ, trong trí óc Sở Ngọc, là trống rỗng, ngay cả trước mặt, cũng hình như nháy mắt mất đi thị giác.
Trong lịch sử, có người này. Sở Ngọc biết rõ Lưu Sở Ngọc là ai.
Thời đại này có Phan An bị ném quả đầy xe, có Vệ Giới đẹp như ngọc như ngà, có Mộ Dung Xung ở A Phòng, Độc Cô Tín phong lưu, Lan Lăng Vương có giọng nói và dáng điệu đều hấp dẫn, có Kê Khang với khúc Quảng Lăng thất truyền, lan đỉnh tập tự Vương Hi Chi (*), cũng có … Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc
Lịch sử đại bộ phận các cô công chúa, thường chỉ có tước hiệu được phong mà không lưu truyền lại tên. Nhưng Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc sống ở Nam triều nước Tống, lại lưu danh đến hơn một ngàn năm sau đó. Đây chẳng phải thanh danh tốt đẹp gì, tên tuổi Lưu Sở Ngọc hơn một nghìn năm trước chỉ gắn với sự sỉ nhục, bị liệt vào hàng đại dâm đãng.
Chuyện lừng lẫy nhất của nàng công chúa này là, sau khi em trai của nàng Lưu Tử Nghiệp nối ngôi làm hoàng đế, nàng nói với Lưu Tử Nghiệp: “Ta với bệ hạ tuy là nam nữ khác nhau nhưng lại cùng một cha sinh ra. Vì sao bệ hạ ngày ngày được hưởng thụ nhiều nữ nhân như vậy, còn ta lại chỉ có mỗi một phò mã? Thật là không công bằng”.
Tuy rằng bên trong cung đình hoang dâm vô độ, số nữ nhân lén lút tầm hoan tác nhạc không tính là ít nhưng có một công chúa Sơn Âm quang minh chính đại yêu cầu hoàng đế cung cấp đàn ông như vậy thật là tự cổ chí kim chưa từng có. Quả thực có thể nói là nhanh nhẹn dũng mãnh! Không phải bình thường nhanh nhẹn dũng mãnh! ^_^
Con gái tổng thống Mỹ ngày nay cũng đố dám làm như vậy, nhưng hơn một nghìn năm trước công chúa Sơn Âm đã làm, không chỉ làm, còn làm được với lời lẽ thẳng thắn, khí thế oai hùng!
Mà thân là hoàng đế đệ đệ Lưu Tử Nghiệp, sau khi nghe lời chị nói như vậy, thế nhưng lại não tàn cho rằng rất có đạo lý, thấy sai liền sửa, tỉ mỉ lựa chọn ba mươi thiếu niên tuấn mỹ tiến cung cho nàng hưởng dụng.
Lại nói tới Sở Ngọc, thân phận nay là Sơn Âm công chúa, nàng thậm chí cơ hồ quên mất mình vừa mới cảm thấy nhục nhã biết bao, từ miệng người khác xác định được mình là người của hậu thế hơn một ngàn năm, cảm thấy thế giới xung quanh như đảo lộn suy sụp.
Hơn một ngàn năm!
Quãng thời gian nghe thật khủng bố!
Thân thể không phải là của mình, hoàn cảnh cũng thay đổi không thể nào tưởng tượng.
Dù sao nàng cũng còn được an ủi. Đáng lẽ nàng phải chết đi, nhưng nhờ phương thức này mà lấy lại được sinh mệnh.
Chỉ là…
Nàng và người thân bạn bè cách trở xa xôi như vậy, xa đến nỗi cho dù Sở Ngọc có níu với thế nào cũng không có khả năng chạm tới hơn một ngàn năm sau, thế kỷ hai mươi mốt.
Giọng nói của cha trầm thấp uy nghiêm nhưng lại ẩn chứa hỏi han thân tình, mẹ có chút nói dông dài nhưng quan tâm tha thiết, anh chị em trao đổi đôi lời, ánh mắt bạn bè cười vui…Tất cả không còn nữa!
Bao nhiêu quyến luyến ràng buộc, bị ngọn đao thời gian hung hăng chặt đứt.
Nàng đau đớn quá!
(*) 1. Phan An
Phan An (tên khác là Phan Nhạc), là người Hà Nam, sống vào thời Tây Tấn, được xem như một kỳ nhân của lịch sử Trung Quốc cổ đại. Phan An dung mạo rất đẹp, tinh thần và bản lĩnh cũng được ca ngợi, trong dân gian có câu “mặt tựa Phan An” để miêu tả những người đàn ông đẹp.
Có rất nhiều giai thoại xung quanh vẻ đẹp của người đàn ông này. Phan An ở thành Lạc Dương, mỗi lần cưỡi xe ra ngoài chơi đều bị phụ nữ từ trẻ đến già chạy theo xem mặt, nhiều đến nỗi chàng không dám bước ra khỏi xe. Nhiều thiếu nữ quá si mê đã ném đầy hoa quả vào xe của chàng nên cứ mỗi lần trở về thì xe đầy những quả chín. Từ đó mà trong dân gian có câu nói “ném quả đầy xe”, được áp dụng cả trong văn chương để chỉ sự hâm mộ cái đẹp.
2. Vệ Giới
Vệ Giới hay còn có tên khác là Vệ Vương Giới, Thúc Bảo, được miêu tả trong Tấn thư bằng những từ như “minh châu”, “ngọc nhuận”. Từ thời thơ ấu, chàng đã có khí chất kỳ lạ, khi ngồi trên xe cho dê kéo đi trên đường Lạc Dương thì luôn dõi mắt nhìn xa, trông giống như một bức tượng được chạm từ bạch ngọc, người dân thường đổ xô ra xem và gọi chàng là “bích nhân” (người ngọc bích).
Trong một lần chàng di cư về thành Kiến Nghiệp, quan quân, nhân sĩ, dân thường trong vùng lâu nay đã nghe tiếng đồn về vẻ đẹp của Vệ Giới nên đổ xô ra đường chào đón, vây lấy chàng để ngắm nhìn hết lớp này đến lớp nọ, khiến xe của Vệ Giới không di chuyển được suốt mấy ngày. Vốn thể chất yếu đuối, chàng mệt đến ngất xỉu, ốm một trận thập tử nhất sinh rồi chết. Đây có lẽ là cái chết tức cười nhất trong các mỹ nam Trung Quốc, sau này trở thành điển cố “khán sát Vệ Giới”, nghĩa là “nhìn giết Vệ Giới” để nói về bi kịch bắt nguồn từ cái đẹp.
3. Mộ Dung Xung
Mộ Dung Xung, tên chữ là Phượng Hoàng, người cũng như tên, xinh đẹp khiến người hâm mộ và có tính tình sôi nổi, dũng cảm, là con trai của hoàng đế nước Yến - Mộ Dung Tuyển; là đệ nhất mỹ nam của thời kì Ngũ Hồ Thập Lục Quốc lúc bấy giờ.
Mặc dù thân là hoàng tử, nhưng trước khi kịp kế thừa ngôi vị thì Yến quốc đã bị nước Tần tiêu diệt, Mộ Dung Xung khi đó chỉ mới 12 tuổi đã cùng chị ruột là công chúa Thanh Hà trở thành chiến lợi phẩm của vua Tần - Phù Kiên, và bị đưa vào trong cung. Rủi thay, vua Tần Phù Kiên là một kẻ biến thái thích cả nam lẫn nữ, hắn đùa giỡn hai chị em Mộ Dung Xung trong tay như một món đồ chơi. Rốt cuộc cũng có một ngày, Phù Kiên cảm thấy cứ "cưng chiều" cùng lúc hai chị em như thế này sẽ mang lại tiếng xấu cho hắn, vì thế hắn đã thả Mộ Dung Xung ra.
Rời khỏi lao ngục, chỉ trong mấy năm, Mộ Dung Xung đã tập hợp kêu gọi được người trong tộc khởi nghĩa, Nam chinh Bắc chiến, thừa dịp loạn lạc mà lên, cho đến khi cưỡi ngựa quang minh chính đại vào kinh thành, Phù Kiên hi vọng chàng có thể niệm tình xưa mà tha cho hắn một con đường sống, nhưng Mộ Dung Xung cự tuyệt, thẳng tay tiêu diệt Tiền Tần, trở thành hoàng đế Yến quốc. Đáng tiếc ko bao lâu sau, trong một cuộc xung đột, chàng đã bị một tướng lĩnh cấp dưới giết chết
4. Độc Cô Tín
Độc Cô Tín vốn có tên là Độc Cô Như Nguyện, tên Tiên Ti là Kỳ Di Đầu. Ông là quý tộc Tiên Ti, tướng lĩnh, khai quốc công thần, 1 trong “Bát Trụ Quốc” nhà Tây Ngụy; người trấn Vũ Xuyên, nguyên quán Vân Trung. Độc Cô Tín có 3 con gái được phong (hoặc truy phong) làm Hoàng hậu (hoặc Thái hậu) của 3 triều đại Bắc Chu, Tùy, Đường, nên được sử sách gọi là “tam đại ngoại thích” hay “tam triều quốc cữu”, một thời vinh quý không ai bì kịp, là trường hợp hiếm có trong lịch sử Trung Quốc.
5. Lan Lăng Vương
Lan Lăng Vương - mỹ nam sau chiếc mặt nạ sắt, còn có tên là Cao Trường Cung, Cao Hiếu Quán, người đời Bắc Triều. Xuất thân trong một gia đình truyền thống quan võ, Lan Lăng vương rất kiêu dũng, thiện chiến, có ý chí chiến đấu mãnh liệt. Lan Lăng vương được gọi là tuyệt thế mỹ nam vì có gương mặt xinh xắn, dịu dàng, da trắng như con gái, một nét đẹp đầy nữ tính khác hẳn vẻ đẹp mạnh mẽ của các võ tướng. Vẻ đẹp yếu đuối này thực không hợp với chốn binh đao, dễ bị mang ra chế giễu, xem thường. Bởi thế, Lan Lăng vương khi ra trận luôn phải đeo chiếc mặt nạ dữ dằn bằng sắt.
Dân gian thường truyền tụng một câu chuyện nổi tiếng về vẻ đẹp khác thường khiến chàng không cần đánh cũng thắng giặc như sau: Một lần đi cứu viện Lạc Dương, chàng cùng năm trăm kỵ sĩ, xông qua vòng vây của quân Chu, đột nhập vào thành Lạc Dương. Các binh lính trên thành không nhận ra là ai, cứ chần chừ vì hoài nghi đó là mưu kế của quân địch. Lan Lăng vương bèn cởi bỏ mặt nạ để cho binh lính nhìn thấy rõ diện mạo của mình. Binh lính trên thành lòng bỗng rúng động vì trông thấy dung mạo đẹp ngời sáng, hơn trăm cung thủ bước đến nghênh đón. Thế là quân Chu nhanh chóng bị đuổi chạy.
Về sau, Lan Lăng vương bị hoàng đế Cao Vỹ giết chết vì hiểu lầm chàng có ý đồ làm phản, lúc ấy chàng khoảng ba mươi tuổi. Chàng mất đi để lại Trịnh vương phi góa bụa, sớm hôm sống trong đau khổ cùng cực. Nàng bèn quy y nơi cửa Phật và sống hết đời tại đấy.
6. Kê Khang
Kê Khang (233-262): tên Thúc Dạ, người đời Tấn, ở đất Trất (nay thuộc huyện Túc, tỉnh An Huy). Dòng họ Hề, lánh nạn đến Kê Sơn, do đó tự đặt hiệu là Kê Khang. Ông là một trong "Trúc Lâm thất hiền". Sau bị Tư Mã Chiêu giết. Khi chuẩn bị hành hình ông vẫn ung dung gảy khúc Quảng Lăng tán. Ðàn xong nói: "Có kẻ xin học bài này, ta không dạy, thế là từ đây không ai còn đàn bài Quảng Lăng này nữa". Truyện Kiều có câu: "Kê Khang này khúc Quảng Lăng, Một rằng Lưu thủy hai rằng Hành Vân".
7. Vương Hi Chi
Vương Hi Chi tự Dật Thiếu, hiệu Đạm Trai, là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông được nhìn nhận không chỉ là danh nhân thời Đông Tấn mà trong cả lịch sử Trung Quốc. Vương Hi Chi người Lang Nha, cùng quê với Gia Cát Lượng. Sau di cư tới Sơn Âm.
Vương Hi Chi sinh ra trong gia đình có truyền thống thư pháp. Cha ông là Vương Khoáng, bác ông là Vương Đạo, Vương Dực đều làm quan cao trong triều đình và giỏi thư pháp.
Vương Hi Chi sinh ra cuối thời Tây Tấn. Ông lớn lên thời loạn Ngũ Hồ thập lục quốc, gia đình chuyển xuống Giang Nam và làm quan nhà Đông Tấn.
Năm 323, bác họ Vương Hi Chi là Vương Đôn nổi loạn chống triều đình nên gia đình ông bị liên lụy và bị bắt giam. Sau này loạn Vương Đôn chấm dứt, gia đình ông được tha tội nhưng vụ việc tác động lớn đến tâm lý ông khiến ông không tha thiết với quan trường.
Năm 326, Vương Hi Chi bắt đầu làm quan, trải qua các chức vụ: Mật thư lang, Tham quân, Trưởng sử, Thứ sử Giang châu, Ninh viễn tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hữu quân tướng quân (vì vậy ông còn được gọi là Vương Hữu quân), Nội sử Cối Kê. Do không nhiều chí tiến thủ để thăng tiến, ông từng được tiến cử làm chức Thị trung - một chức vụ gần vua - nhưng Vương Hi Chi đã từ chối. Vì không thích ganh đua trên quan trường, sau khi làm Thứ sử Giang Châu 1 năm, ông xin từ chức để chuyên tâm nghiên cứu thư pháp.
Trên lĩnh vực chính trị và quân sự thời loạn, Vương Hi Chi không có đóng góp lớn nhưng ông được người đời và hậu thế biết tới là một nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc và được mệnh danh là Thư thánh.
Vương Hi Chi mất năm 361 thời Tấn Mục Đế, thọ 59 tuổi. Ông được triều đình truy tặng là Kim tử quang lộc đại phu, nhưng con cháu ông làm theo di chúc của ông đã kiên quyết từ chối, không nhận.
Ấu Lam đi tới phía sau, trước là cẩn thận dè dặt liếc qua Sở Ngọc, sau đặt chậu lên bồn rửa trong góc tường.
Sở Ngọc ngăn nàng tiếp nhận khăn cho vào chậu thấm ướt, nói: “Hai người các người lui ra…Ấu, Ấu Lam ngươi ở lại” Cố gắng dùng giọng điệu thông thạo để gọi Ấu Lam, Sở Ngọc cảm thấy rất khó chịu.
Hai thiếu nữ không dám có ý kiến, cúi người chào rồi chậm rãi lui ra ngoài cừa. Sở Ngọc lãnh đạm gọi Ấu Lam: “Ngươi tới gần đây, gần hơn chút nữa”.
Thần sắc Ấu Lam thoáng hiện nét bất an, nàng chậm rãi đi đến bên giường, đoan đoan chính chính quỳ xuống, thật như chọc tức Sở Ngọc.
Thái độ sợ hãi của thiếu nữ phần nào an ủi nội tâm hoảng loạn của Sở Ngọc. Mới đây đối với thiếu niên tên Dung Chỉ, hắn không tự ti cũng không hống hách, nhưng Sở Ngọc cũng không khống chế được hắn. Nàng muốn biết mình hiện giờ là ai, nơi này là nơi nào mới có biện pháp đối phó. Nàng muốn hỏi người bên cạnh, nhưng với tính cách cẩn thận kín đáo, nàng biết nếu không cẩn thận sẽ rước lấy sự hoài nghi. Mà xem ra bộ dạng Dung Chỉ không phải là kẻ dễ gạt gẫm. So ra, nàng hầu Ấu Lam đang run sợ này mới là đối tượng tốt để hỏi thăm.
Sở Ngọc trước giờ không nghĩ tới trong lúc mình đang hoảng loạn như này lại có thể làm người khác khiếp đảm sợ hãi, bỗng nhiên như được tiếp thêm tự tin và dũng khí.
Nàng cần dũng khí để có thể đối mặt với hết thảy.
Ổn định lại tinh thần, Sở Ngọc khe khẽ mỉm cười: “Ấu Lam, ta hỏi ngươi một chút, ngươi năm nay bao nhiêu tuổi?”
Ấu Lam có vẻ kinh sợ, nhút nhát nói: “Dạ bẩm công chúa, em mười sáu tuổi”
Sở Ngọc trầm ngâm trong khoảnh khắc: “Ngươi đến chỗ ta được bao lâu rồi?"
“Dạ bẩm, được ba tháng”
Xảo diệu dẫn dắt, hỏi câu được câu chăng, một lát sau Sở Ngọc chuyển hướng chủ đề: “Ta hỏi ngươi một vài điều, trả lời được thì tốt, ta sẽ không bạc đãi ngươi. Nếu ngươi có nửa câu dám nói dối hoặc lừa gạt, thì hãy cẩn thận!...Ngẩng mặt lên nghe ta hỏi rồi đáp lời!” Nói đến câu sau, nàng đột nhiên nâng âm điệu, ngữ khí lạnh lùng uy hiếp.
Đối xử với người khác, nhất là với một thiếu nữ nhỏ tuổi mà lại dùng biện pháp quát nạt thật có chỗ không phúc hậu, nhưng Sở Ngọc chẳng quan tâm nhiều như vậy.
Nghe nàng quát, Ấu Lam khiếp đảm co rúm lại. Nàng không dám chống lệnh, sợ hãi ngửa mặt lên hướng về phía Sở Ngọc: “Dạ xin công chúa cứ hỏi”
Hiệu quả đã đạt được, ngữ khí Sở Ngọc hòa hoãn lại, liền trực tiếp đi vào vấn đề: “Ta là ai?”
Ấu Lam ngẩn người, rất không lý giải được Sở Ngọc vì cái gì lại hỏi điều này: “Người là công chúa a”
Sở Ngọc thầm nghĩ trong lòng: các ngươi vẫn gọi ta là công chúa, không hỏi cũng biết rõ. Nàng nêu ra trọng điểm: “Ta hỏi là, tên của ta, muốn ngươi nói ra”
Ấu Lam nhanh chóng hướng đất sụp lạy: “Ấu Lam không dám gọi thẳng tên của công chúa”
Sở Ngọc thản nhiên nói: “Ta kêu ngươi nói thì ngươi nói, ta không trách ngươi” Trong lòng nàng vội vã muốn biết rõ đáp án, ngoài mặt lại không thể không duy trì vẻ tùy ý hờ hững.
“Công chúa…” thanh âm thoát ra khó khăn.
Ấu Lam chần chờ, đến hơi thở cũng ngập ngừng e dè khiến Sở Ngọc hết cả kiên nhẫn: “Nói”
Sở Ngọc quát khẽ một tiếng, quyết đoán lạnh lùng nghiêm nghị dọa cho Ấu Lam nhất thời run rẩy toàn thân, quỳ trên mặt đất nhanh chóng đáp: “Công chúa họ Lưu tên Sở Ngọc, tước hiệu Sơn Âm”
Sơn Âm công chúa Sở Ngọc?!
Một giây đồng hồ
Chỉ trong một giây đồng hồ, trong trí óc Sở Ngọc, là trống rỗng, ngay cả trước mặt, cũng hình như nháy mắt mất đi thị giác.
Trong lịch sử, có người này. Sở Ngọc biết rõ Lưu Sở Ngọc là ai.
Thời đại này có Phan An bị ném quả đầy xe, có Vệ Giới đẹp như ngọc như ngà, có Mộ Dung Xung ở A Phòng, Độc Cô Tín phong lưu, Lan Lăng Vương có giọng nói và dáng điệu đều hấp dẫn, có Kê Khang với khúc Quảng Lăng thất truyền, lan đỉnh tập tự Vương Hi Chi (*), cũng có … Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc
Lịch sử đại bộ phận các cô công chúa, thường chỉ có tước hiệu được phong mà không lưu truyền lại tên. Nhưng Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc sống ở Nam triều nước Tống, lại lưu danh đến hơn một ngàn năm sau đó. Đây chẳng phải thanh danh tốt đẹp gì, tên tuổi Lưu Sở Ngọc hơn một nghìn năm trước chỉ gắn với sự sỉ nhục, bị liệt vào hàng đại dâm đãng.
Chuyện lừng lẫy nhất của nàng công chúa này là, sau khi em trai của nàng Lưu Tử Nghiệp nối ngôi làm hoàng đế, nàng nói với Lưu Tử Nghiệp: “Ta với bệ hạ tuy là nam nữ khác nhau nhưng lại cùng một cha sinh ra. Vì sao bệ hạ ngày ngày được hưởng thụ nhiều nữ nhân như vậy, còn ta lại chỉ có mỗi một phò mã? Thật là không công bằng”.
Tuy rằng bên trong cung đình hoang dâm vô độ, số nữ nhân lén lút tầm hoan tác nhạc không tính là ít nhưng có một công chúa Sơn Âm quang minh chính đại yêu cầu hoàng đế cung cấp đàn ông như vậy thật là tự cổ chí kim chưa từng có. Quả thực có thể nói là nhanh nhẹn dũng mãnh! Không phải bình thường nhanh nhẹn dũng mãnh! ^_^
Con gái tổng thống Mỹ ngày nay cũng đố dám làm như vậy, nhưng hơn một nghìn năm trước công chúa Sơn Âm đã làm, không chỉ làm, còn làm được với lời lẽ thẳng thắn, khí thế oai hùng!
Mà thân là hoàng đế đệ đệ Lưu Tử Nghiệp, sau khi nghe lời chị nói như vậy, thế nhưng lại não tàn cho rằng rất có đạo lý, thấy sai liền sửa, tỉ mỉ lựa chọn ba mươi thiếu niên tuấn mỹ tiến cung cho nàng hưởng dụng.
Lại nói tới Sở Ngọc, thân phận nay là Sơn Âm công chúa, nàng thậm chí cơ hồ quên mất mình vừa mới cảm thấy nhục nhã biết bao, từ miệng người khác xác định được mình là người của hậu thế hơn một ngàn năm, cảm thấy thế giới xung quanh như đảo lộn suy sụp.
Hơn một ngàn năm!
Quãng thời gian nghe thật khủng bố!
Thân thể không phải là của mình, hoàn cảnh cũng thay đổi không thể nào tưởng tượng.
Dù sao nàng cũng còn được an ủi. Đáng lẽ nàng phải chết đi, nhưng nhờ phương thức này mà lấy lại được sinh mệnh.
Chỉ là…
Nàng và người thân bạn bè cách trở xa xôi như vậy, xa đến nỗi cho dù Sở Ngọc có níu với thế nào cũng không có khả năng chạm tới hơn một ngàn năm sau, thế kỷ hai mươi mốt.
Giọng nói của cha trầm thấp uy nghiêm nhưng lại ẩn chứa hỏi han thân tình, mẹ có chút nói dông dài nhưng quan tâm tha thiết, anh chị em trao đổi đôi lời, ánh mắt bạn bè cười vui…Tất cả không còn nữa!
Bao nhiêu quyến luyến ràng buộc, bị ngọn đao thời gian hung hăng chặt đứt.
Nàng đau đớn quá!
(*) 1. Phan An
Phan An (tên khác là Phan Nhạc), là người Hà Nam, sống vào thời Tây Tấn, được xem như một kỳ nhân của lịch sử Trung Quốc cổ đại. Phan An dung mạo rất đẹp, tinh thần và bản lĩnh cũng được ca ngợi, trong dân gian có câu “mặt tựa Phan An” để miêu tả những người đàn ông đẹp.
Có rất nhiều giai thoại xung quanh vẻ đẹp của người đàn ông này. Phan An ở thành Lạc Dương, mỗi lần cưỡi xe ra ngoài chơi đều bị phụ nữ từ trẻ đến già chạy theo xem mặt, nhiều đến nỗi chàng không dám bước ra khỏi xe. Nhiều thiếu nữ quá si mê đã ném đầy hoa quả vào xe của chàng nên cứ mỗi lần trở về thì xe đầy những quả chín. Từ đó mà trong dân gian có câu nói “ném quả đầy xe”, được áp dụng cả trong văn chương để chỉ sự hâm mộ cái đẹp.
2. Vệ Giới
Vệ Giới hay còn có tên khác là Vệ Vương Giới, Thúc Bảo, được miêu tả trong Tấn thư bằng những từ như “minh châu”, “ngọc nhuận”. Từ thời thơ ấu, chàng đã có khí chất kỳ lạ, khi ngồi trên xe cho dê kéo đi trên đường Lạc Dương thì luôn dõi mắt nhìn xa, trông giống như một bức tượng được chạm từ bạch ngọc, người dân thường đổ xô ra xem và gọi chàng là “bích nhân” (người ngọc bích).
Trong một lần chàng di cư về thành Kiến Nghiệp, quan quân, nhân sĩ, dân thường trong vùng lâu nay đã nghe tiếng đồn về vẻ đẹp của Vệ Giới nên đổ xô ra đường chào đón, vây lấy chàng để ngắm nhìn hết lớp này đến lớp nọ, khiến xe của Vệ Giới không di chuyển được suốt mấy ngày. Vốn thể chất yếu đuối, chàng mệt đến ngất xỉu, ốm một trận thập tử nhất sinh rồi chết. Đây có lẽ là cái chết tức cười nhất trong các mỹ nam Trung Quốc, sau này trở thành điển cố “khán sát Vệ Giới”, nghĩa là “nhìn giết Vệ Giới” để nói về bi kịch bắt nguồn từ cái đẹp.
3. Mộ Dung Xung
Mộ Dung Xung, tên chữ là Phượng Hoàng, người cũng như tên, xinh đẹp khiến người hâm mộ và có tính tình sôi nổi, dũng cảm, là con trai của hoàng đế nước Yến - Mộ Dung Tuyển; là đệ nhất mỹ nam của thời kì Ngũ Hồ Thập Lục Quốc lúc bấy giờ.
Mặc dù thân là hoàng tử, nhưng trước khi kịp kế thừa ngôi vị thì Yến quốc đã bị nước Tần tiêu diệt, Mộ Dung Xung khi đó chỉ mới 12 tuổi đã cùng chị ruột là công chúa Thanh Hà trở thành chiến lợi phẩm của vua Tần - Phù Kiên, và bị đưa vào trong cung. Rủi thay, vua Tần Phù Kiên là một kẻ biến thái thích cả nam lẫn nữ, hắn đùa giỡn hai chị em Mộ Dung Xung trong tay như một món đồ chơi. Rốt cuộc cũng có một ngày, Phù Kiên cảm thấy cứ "cưng chiều" cùng lúc hai chị em như thế này sẽ mang lại tiếng xấu cho hắn, vì thế hắn đã thả Mộ Dung Xung ra.
Rời khỏi lao ngục, chỉ trong mấy năm, Mộ Dung Xung đã tập hợp kêu gọi được người trong tộc khởi nghĩa, Nam chinh Bắc chiến, thừa dịp loạn lạc mà lên, cho đến khi cưỡi ngựa quang minh chính đại vào kinh thành, Phù Kiên hi vọng chàng có thể niệm tình xưa mà tha cho hắn một con đường sống, nhưng Mộ Dung Xung cự tuyệt, thẳng tay tiêu diệt Tiền Tần, trở thành hoàng đế Yến quốc. Đáng tiếc ko bao lâu sau, trong một cuộc xung đột, chàng đã bị một tướng lĩnh cấp dưới giết chết
4. Độc Cô Tín
Độc Cô Tín vốn có tên là Độc Cô Như Nguyện, tên Tiên Ti là Kỳ Di Đầu. Ông là quý tộc Tiên Ti, tướng lĩnh, khai quốc công thần, 1 trong “Bát Trụ Quốc” nhà Tây Ngụy; người trấn Vũ Xuyên, nguyên quán Vân Trung. Độc Cô Tín có 3 con gái được phong (hoặc truy phong) làm Hoàng hậu (hoặc Thái hậu) của 3 triều đại Bắc Chu, Tùy, Đường, nên được sử sách gọi là “tam đại ngoại thích” hay “tam triều quốc cữu”, một thời vinh quý không ai bì kịp, là trường hợp hiếm có trong lịch sử Trung Quốc.
5. Lan Lăng Vương
Lan Lăng Vương - mỹ nam sau chiếc mặt nạ sắt, còn có tên là Cao Trường Cung, Cao Hiếu Quán, người đời Bắc Triều. Xuất thân trong một gia đình truyền thống quan võ, Lan Lăng vương rất kiêu dũng, thiện chiến, có ý chí chiến đấu mãnh liệt. Lan Lăng vương được gọi là tuyệt thế mỹ nam vì có gương mặt xinh xắn, dịu dàng, da trắng như con gái, một nét đẹp đầy nữ tính khác hẳn vẻ đẹp mạnh mẽ của các võ tướng. Vẻ đẹp yếu đuối này thực không hợp với chốn binh đao, dễ bị mang ra chế giễu, xem thường. Bởi thế, Lan Lăng vương khi ra trận luôn phải đeo chiếc mặt nạ dữ dằn bằng sắt.
Dân gian thường truyền tụng một câu chuyện nổi tiếng về vẻ đẹp khác thường khiến chàng không cần đánh cũng thắng giặc như sau: Một lần đi cứu viện Lạc Dương, chàng cùng năm trăm kỵ sĩ, xông qua vòng vây của quân Chu, đột nhập vào thành Lạc Dương. Các binh lính trên thành không nhận ra là ai, cứ chần chừ vì hoài nghi đó là mưu kế của quân địch. Lan Lăng vương bèn cởi bỏ mặt nạ để cho binh lính nhìn thấy rõ diện mạo của mình. Binh lính trên thành lòng bỗng rúng động vì trông thấy dung mạo đẹp ngời sáng, hơn trăm cung thủ bước đến nghênh đón. Thế là quân Chu nhanh chóng bị đuổi chạy.
Về sau, Lan Lăng vương bị hoàng đế Cao Vỹ giết chết vì hiểu lầm chàng có ý đồ làm phản, lúc ấy chàng khoảng ba mươi tuổi. Chàng mất đi để lại Trịnh vương phi góa bụa, sớm hôm sống trong đau khổ cùng cực. Nàng bèn quy y nơi cửa Phật và sống hết đời tại đấy.
6. Kê Khang
Kê Khang (233-262): tên Thúc Dạ, người đời Tấn, ở đất Trất (nay thuộc huyện Túc, tỉnh An Huy). Dòng họ Hề, lánh nạn đến Kê Sơn, do đó tự đặt hiệu là Kê Khang. Ông là một trong "Trúc Lâm thất hiền". Sau bị Tư Mã Chiêu giết. Khi chuẩn bị hành hình ông vẫn ung dung gảy khúc Quảng Lăng tán. Ðàn xong nói: "Có kẻ xin học bài này, ta không dạy, thế là từ đây không ai còn đàn bài Quảng Lăng này nữa". Truyện Kiều có câu: "Kê Khang này khúc Quảng Lăng, Một rằng Lưu thủy hai rằng Hành Vân".
7. Vương Hi Chi
Vương Hi Chi tự Dật Thiếu, hiệu Đạm Trai, là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông được nhìn nhận không chỉ là danh nhân thời Đông Tấn mà trong cả lịch sử Trung Quốc. Vương Hi Chi người Lang Nha, cùng quê với Gia Cát Lượng. Sau di cư tới Sơn Âm.
Vương Hi Chi sinh ra trong gia đình có truyền thống thư pháp. Cha ông là Vương Khoáng, bác ông là Vương Đạo, Vương Dực đều làm quan cao trong triều đình và giỏi thư pháp.
Vương Hi Chi sinh ra cuối thời Tây Tấn. Ông lớn lên thời loạn Ngũ Hồ thập lục quốc, gia đình chuyển xuống Giang Nam và làm quan nhà Đông Tấn.
Năm 323, bác họ Vương Hi Chi là Vương Đôn nổi loạn chống triều đình nên gia đình ông bị liên lụy và bị bắt giam. Sau này loạn Vương Đôn chấm dứt, gia đình ông được tha tội nhưng vụ việc tác động lớn đến tâm lý ông khiến ông không tha thiết với quan trường.
Năm 326, Vương Hi Chi bắt đầu làm quan, trải qua các chức vụ: Mật thư lang, Tham quân, Trưởng sử, Thứ sử Giang châu, Ninh viễn tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hữu quân tướng quân (vì vậy ông còn được gọi là Vương Hữu quân), Nội sử Cối Kê. Do không nhiều chí tiến thủ để thăng tiến, ông từng được tiến cử làm chức Thị trung - một chức vụ gần vua - nhưng Vương Hi Chi đã từ chối. Vì không thích ganh đua trên quan trường, sau khi làm Thứ sử Giang Châu 1 năm, ông xin từ chức để chuyên tâm nghiên cứu thư pháp.
Trên lĩnh vực chính trị và quân sự thời loạn, Vương Hi Chi không có đóng góp lớn nhưng ông được người đời và hậu thế biết tới là một nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc và được mệnh danh là Thư thánh.
Vương Hi Chi mất năm 361 thời Tấn Mục Đế, thọ 59 tuổi. Ông được triều đình truy tặng là Kim tử quang lộc đại phu, nhưng con cháu ông làm theo di chúc của ông đã kiên quyết từ chối, không nhận.